Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Mô hình và giải pháp phát triển du lịch cộng đồng ở cô tô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 109 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

CHU ĐỨC TÙNG

MÔ HÌNH VÀ GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở CÔ TÔ

Chuyên ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHẠM TRUNG LƢƠNG

Hà Nội - 2016


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1. Lí do chọn đề tài...................................................................................................... 1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................... 2
4. Lịch sử nghiên cứu .................................................................................................. 3
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 5
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................ 6
7. Bố cục của luận văn ................................................................................................ 6
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG .................... 7
1.1. Khái niệm ............................................................................................. 7
1.1.1. Sản phẩm và các loại hình du lịch ..................................................................... 7
1.1.2. Cộng đồng ......................................................................................................... 8


1.1.3. Du lịch cộng đồng ............................................................................................. 9
1.2. Mục tiêu và nguyên tắc phát triển của du lịch cộng đồng ......................... 10
1.3. Các điều kiện cơ bản để phát triển du lịch cộng đồng .................................. 12
1.4. Vai trò của du lịch cộng đồng ....................................................................... 13
1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển du lịch cộng đồng ........................... 14
1.6. Mô hình du lịch cộng đồng .............................................................................. 15
1.6.1. Các thành phần tham gia vào mô hình ............................................................ 15
1.6.2. Các điều kiện để phát triển mô hình ............................................................... 20
1.7. Bài học kinh nghiệm hoạt động du lịch cộng đồng ....................................... 24
1.7.1. Trên thế giới .................................................................................................... 24
1.7.2. Một số địa phương ở Việt Nam....................................................................... 30
1.7.3. Những bài học cho phát triển du lịch cộng đồng ở Cô Tô .............................. 38
Tiểu kết chương 1 ......................................................................................... 40


CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở
CÔ TÔ ......................................................................................................... 41
2.1. Khái quát chung về Cô Tô ............................................................................... 41
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ...................................................................... 41
2.1.2. Khái quát về đặc điểm tự nhiên – kinh tế- xã hội của Cô Tô.......................... 43
2.1.3. Tiềm năng du lịch Cô Tô ................................................................................ 45
2.1.4. Thực trạng phát triển du lịch ở huyện đảo Cô Tô ........................................... 48
2.2. Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng ở Cô Tô ........................................ 52
2.2.1. Các đặc trưng của cộng đồng biển đảo Cô Tô ................................................ 52
2.2.2. Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng ở Cô Tô ........................................... 55
2.2.2.2. Tổng hợp kết quả điều tra ............................................................................ 56
2.3. Những vấn đề đặt ra với sự phát triển du lịch cộng đồng ở Cô Tô ............. 67
Tiểu kết chương 2...................................................................................................... 70
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG SỰ THAM GIA CỦA CỘNG
ĐỒNG VÀO HOẠT ĐỘNG DU LỊCH Ở CÔ TÔ ...................................... 71

3.1. Xây dựng mô hình du lịch cộng đồng ở Cô Tô .............................................. 71
3.2. Các nhóm giải pháp cho việc phát triển du lịch cộng đồng ......................... 77
3.2.1. Nhóm giải pháp tới cộng đồng địa phương .................................................... 77
3.2.2. Nhóm giải pháp tới chính quyền địa phương .................................................. 78
3.2.3. Nhóm giải pháp tới các công ty du lịch .......................................................... 80
3.2.4. Nhóm giải pháp tới khách du lịch ................................................................... 80
3.3. Kiến nghị ........................................................................................................... 80
3.3.1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước .................................................................. 80
3.3.2. Đối với các doanh nghiệp lữ hành, các cơ sở cung ứng dịch vụ du lịch......... 81
3.3.3. Đối với cộng đồng dân cư vùng ven biển và hải đảo: ..................................... 82
KẾT LUẬN ................................................................................................. 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 85
PHỤ LỤC .................................................................................................... 90


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Tiếng Việt

DLCĐ

Du lịch cộng đồng

CĐĐP

Cộng đồng địa phương

CSVCKT


Cơ sở vật chất kỹ thuật

CSHT

Cơ sở hạ tầng

KT-XH

Kinh tế - xã hội

HTX

Hợp tác xã

QLNN

Quản lý nhà nước

TNDL

Tài nguyên du lịch

UNWTO

United National World Tourist Organization
(Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên hợp Quốc)


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU- SƠ ĐỒ VÀ HÌNH VẼ
Bảng biểu:


Bảng 2.1: Diện tích bãi biển ................................................................................................ 46
Bảng 2.2: Thống kê cơ sở lưu trú, ăn uống, mua sắm ......................................................... 48
Bảng 2.3. Số lượng phương tiện kết nối đảo với đất liền .................................................... 49
Bảng 2.4. Số lượng phương tiện kết nối kết nối Cô Tô với các đảo lân cận ....................... 49
Bảng 2.5. Số lượng phương tiện đường bộ trên các Cô Tô ................................................. 50
Bảng 2.6 Khách du lịch đến Cô Tô giai đoạn 2010 – 2015 ................................................ 51
Bảng 2.7 Doanh thu du lịch Cô Tô giai đoạn 2010 – 2015 ................................................ 51
Bảng 2.8. Các hình thức tham gia dịch vụ du lịch của cộng đồng địa phương ................... 58
Bảng 2.9. Mức thu nhập thêm hàng tháng từ du lịch của các hộ dân trên đảo Cô Tô và đảo
Thanh Lân ............................................................................................................................ 59
Bảng 2.10 Những vấn đề được cộng đồng dân cư quan tâm khi tham gia hoạt động du lịch
trên đảo (%) ......................................................................................................................... 60
Bảng 2.11 Mức độ hài lòng của du khách tại các điểm DLCĐ ven biển-hải đảo................ 61
Bảng 2.12 Mức chi tiêu của du khách tại các điểm DLCĐ ................................................ 63

Biểu đồ:
Biểu đồ 2.1 Mức thu nhập thêm hàng tháng của người dân từ hoạt động du lịch .... 59
Biểu đồ 2.2 Mức chi tiêu của KDL khi đến các điểm DLCĐ tại Cô Tô ................... 63
Biểu đồ 2.3 Những khó khăn của công ty lữ hành khi thiết kế sản phẩm DLCĐ..... 64
Sơ đồ:
Sơ đồ 3.1 Mô hình du lịch cộng đồng tại Cô Tô ...................................................... 72


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Hiện nay du lịch đang trở thành một hoạt động không thể thiếu của con người, kể
cả du lịch trong nước và quốc tế. Nhiều nước trên thế giới đã coi du lịch như một ngành
kinh tế mũi nhọn để phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có Việt Nam. Hoạt động phát
triển du lịch được thực hiện trên cơ sở khai thác những giá trị của TNDL tự nhiên,

văn hóa, lịch sử cùng với các CSHT và những dịch vụ kèm theo. Kết quả của quá
trình khai thác đó là việc hình thành những sản phẩm du lịch đem lại nhiều lợi ích
cho xã hội. Trước tiên đó là những lợi ích về kinh tế - xã hội, tạo ra nhiều cơ hội
tìm kiếm việc làm, nâng cao đời sống kinh tế cho cộng đồng địa phương thông qua
các dịch vụ du lịch, tạo điều kiện cho việc bảo tồn các giá trị văn hoá, lịch sử và sự
đa dạng của thiên nhiên nơi có những hoạt động phát triển du lịch. Sau nữa là
những lợi ích đem lại cho khách du lịch trong việc hưởng thụ các cảnh quan thiên
nhiên lạ, các truyền thống văn hoá lịch sử, mà trước đó họ chưa biết tới. Mô ̣t cuô ̣c
điề u tra nghiên cứu thi ̣trường khách du lich
̣ sinh thái , cô ̣ng đồ ng quy mô lớn của
Hiê ̣p hô ̣i du lich
̣ sinh thái thế giới trong 3 năm từ 2012 đến 2014 đã cho thấ y khách
du lịch có nhu cầu ngày càng cao trong việc tìm kiếm thông tin và học hỏi , tìm hiểu
khi đi du lich
̣ . Khách du lịch muố n tim
̀ hiể u các vấ n đề về văn hóa xã hô ̣i như : văn
hóa bản địa , sự kiê ̣n nghê ̣ thuâ ̣ t, tiế p xúc với người dân điạ phương , ẩm thực địa
phương hay nghỉ ta ̣i các cơ sở lưu trú quy mô nhỏ của người dân bản điạ .
Cô Tô - nằm giữa một vùng biển rộng lớn phía Đông Bắc của Tổ quốc, được
thiên nhiên ưu đãi ban tặng nhiều bãi biển đẹp, khí hậu trong lành, không ồn ào náo
nhiệt mà thay vào đó là một không gian yên tĩnh, thanh bình. Người dân Cô Tô hiền
lành, thân thiện mến khách luôn để lại ấn tượng sâu sắc đối với mỗi khách du lịch.
Nhờ đó, Cô Tô ngày càng thu hút nhiều khách du lịch, doanh thu từ du lịch đã đóng
góp đáng kể vào phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách địa phương, đời sống dân
cư ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, trong mấy năm qua hoạt động du lịch tại
Cô Tô đã và đang phát triển một cách nhanh chóng, tự phát và thiếu tính bền vững.
Cộng đồng địa phương là cốt lõi của việc phát triển du lịch đặc biệt là loại hình
DLCĐ, tuy nhiên trên thực tế cộng đồng ở Cô Tô mới chỉ tham gia một cách tự phát
1



vào các hoạt động phục vụ khách du lịch. Hiện tại CĐĐP tại Cô Tô đã có những
hoạt động để phục vụ khách du lịch về lưu trú, ăn uống và đã thu được lợi ích kinh
tế từ du lịch, tuy nhiên lợi ích chưa được phân chia đều trong cộng đồng mà chỉ tập
trung vào một số hộ gia đình. Nhiều hộ gia đình khác cũng có tiềm năng tham gia
vào hoạt động du lịch nhưng còn gặp nhiều khó khăn do chưa có kiến thức nên chưa
biết bắt đầu như thế nào.
Chính vì những lý do trên tác giả lựa chọn đề tài: “Mô hình và giải pháp phát
triển du lịch cộng đồng ở Cô Tô” làm đề tài luận văn nghiên cứu của mình.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là các nguồn lực và khả năng, cũng
như thực tế việc phát triển DLCĐ, sự tham gia của CĐĐP vào du lịch tại huyện đảo
Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh.
Phạm vi nghiên cứu về nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu về nguồn lực phát
triển DLCĐ, những hiểu biết, nhận thức và khả năng cũng như thực tế tham gia của
cộng đồng vào du lịch ở Cô Tô, không đi sâu nghiên cứu các khía cạnh khác của
DLCĐ như sản phẩm, xúc tiến hay các ảnh hưởng của du lịch đối với các mặt kinh
tế, văn hóa, an ninh, môi trường… ở Cô Tô.
Phạm vi không gian: đề tài nghiên cứu hiểu biết, nhận thức và khả năng cũng
như thực tế tham gia của cộng đồng huyện đảo Cô Tô,tỉnh Quảng Ninh.
Phạm vi thời gian: các số liệu, thông tin phục vụ nghiên cứu đề tài này được
giới hạn từ năm 2010 đến năm 2015.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận văn là góp phần phát triển DLCĐ ở Cô Tô. Để đạt được
mục đích trên, đề tài đặt ra những nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu về DLCĐ như: khái niệm về DLCĐ, các tiêu chí, điều kiện để phát
triển DLCĐ. Đồng thời tìm hiểu về DLCĐ của một số nước trên thế giới, trong khu
vực và phát triển du lịch có sự tham gia của cộng đồng dân cư tại một số địa
phương trong nước.
- Đánh giá hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội của Cô Tô thông qua thu thập

nghiên cứu các dữ liệu thứ cấp, dữ liệu sơ cấp về điều kiện phát triển DLCĐ ở Cô
2


Tô và thực trạng phát triển du lịch và DLCĐ ở huyện đảo Cô Tô. Qua đó phân tích,
đánh giá thực trạng sự hiểu biết, nhận thức và sự tham gia của cộng đồng vào hoạt
động du lịch, vai trò của cộng đồng địa phương tại Cô Tô đối với phát triển du lịch.
- Đề xuất giải pháp nhằm thu hút hơn nữa cộng đồng tham gia vào hoạt động du
lịch ở Cô Tô. Xây dựng mô hình về phát triển DLCĐ tại Cô Tô với tiêu chí, cơ chế
vận hành và các giải pháp thực hiện.
4. Lịch sử nghiên cứu
Trên thế giới du lich
̣ cô ̣ng đồ ng đã đươ ̣c hin
̀ h thành

, lan rô ̣ng và ta ̣o ra sự

phong phú , đa da ̣ng cho các l oại hình du lịch từ thâ ̣p kỷ 80 và 90 của thế kỷ trước
tại các nướ c trong khu vực châu Phi , châu Ú c, châu Mỹ La Tinh , DLCĐ đươ ̣c phát
triể n thông qua các tổ chức phi chính phủ , Hô ̣i thiên nhiên Thế giới . Du lich
̣ dựa
vào cộng đồng bắt đầu phát triển mạnh ở các nước châu Á

, trong đó có các nướ c

trong khu vực ASEAN : Indonesia, Philipin, Thái Lan; các nước khu vực khác : Ấn
Độ, Nepal, Đài Loan.
Nhà nghiên cứu Nicole Hausle và Wollfgang Strasdas đã nhấn mạnh đến vai trò
chính của người dân địa phương trong vấn đề phát triển du lịch ngay trên địa bàn
họ quản lý với khái niê ̣m : “Du li ̣ch cộng đồ ng là một hình thái du li ̣ch trong đó chủ

yế u là người dân đi ̣a phương đứng ra phát triể n và quản lý . Lợi ích kinh tế có được
từ du li ̣ch sẽ đọng lại nề n kinh tế đi ̣a phương”.
Năm 2002, Ủy ban Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc họp Hội nghị thượng
đỉnh về phát triển bền vững tại Johannesburg, đã kêu gọi “Phát triển bền vững để
mang lại nhiều lợi ích hơn cho cộng đồng dân cư tại các điểm du lịch, đồng thời
đảm bảo duy trì sự phát triển bền vững của các yếu tố văn hóa và môi trường nơi
họ sinh sống”. Bên cạnh đó, hội nghị cũng đưa ra sáng kiến phát triển bền vững
gắn với xóa đói giảm nghèo hay gọi là sáng kiến STEP nhằm tài trợ cho một số dự
án phát triển du lịch giảm nghèo tại một số quốc gia. Trong cuốn “Community
Development Through Tourism”, tác giả Sue Beeton đã tiếp cận “Từ lý thuyết đến
thực hành trong đó có đưa ra các trường hợp minh họa cụ thể giúp người đọc có
điều kiện so sánh và áp dụng”. Cuốn sách cũng đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về

3


DLCĐ, lập kế hoạch chiến lược cho DLCĐ, cách tiếp thị DLCĐ cũng như đối phó
với khủng hoảng DLCĐ.[54]
Về mă ̣t lý luâ ̣n về DLCĐ: Các nước ASEAN như Indonesia, Philipin, Thái Lan
đã tổ chức rấ t nhiề u cuô ̣c hô ̣i thảo

về xây dựng mô hình và tâ ̣p huấ n , đào ta ̣o kỹ

năng phát triể n du lich
̣ dựa vào cô ̣ng đồ ng.
Ở Việt Nam, khái niệm DLCĐ đã xuất hiện từ năm 1997, có rất nhiều công
trình nghiên cứu về DLCĐ trong đó cũng có những công trình nghiên cứu về du lịch
dựa vào cộng đồng thực hiện chủ yếu với loại hình du lịch sinh thái từ cuối thập
niên 90 của thế kỷ XX đến nay, với thể loại các bài báo, các báo cáo khoa học trong
các hội thảo. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam phải kể đến như:

- Tuyển tập Hội thảo “Xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển du lịch sinh thái
tại Việt Nam” năm 1999.
- Vấn đề phát triển du lịch dựa vào cộng đồng lần đầu tiên được đưa ra tại hội thảo
chia sẻ bài học kinh nghiệm phát triển DLCĐ Việt Nam – 2003 tổ chức tại Hà Nội
đã xác định: “Phát triển du lịch có sự tham gia của cộng đồng nhằm đảm bảo văn
hoá, thiên nhiên bền vững, nâng cao nhận thức và tăng quyền lực cho cộng đồng.
Cộng đồng được chia sẻ lợi ích từ hoạt động du lịch, nhận được sự hợp tác, hỗ trợ
của chính phủ và các tổ chức quốc tế”. Sau đó đã được nhiều tỉnh thành nghiên cứu
áp dụng thành công như: loại hình du lịch ở nhà dân (homestay) ở bản Lác (Mai
Châu, Hòa Bình), Sapa (Lào Cai), DLCĐ ở đảo Cát Bà (Hải Phòng). Ở miền Trung,
đã có Thừa Thiên Huế với loại hình “homestay” ở làng cổ Phước Tích; du lịch Làng
bản tại thôn Dõi- huyện Nam Đông.
- Năm 2007, Chi Cục Kiểm lâm Hòa Bình, Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên
Ngọc Sơn đã xây dựng và thực hiện dự án “Hỗ trợ phát triển DLCĐ trong khu bảo
tồn thiên nhiên Ngọc Sơn – Ngổ Luông và khu vực lân cận”.
- Trong 2 tài liệu có liên quan là “Xây dựng mô hình bảo vệ môi trường du lịch
với sự tham gia của cộng đồng, góp phần phát triển du lịch bền vững trên đảo Cát
Bà - Hải Phòng” và “Du lịch sinh thái những vấn đề về lý luận và thực tiễn ở Việt
Nam” do PGS.TS Phạm Trung Lương (chủ biên) đã khẳng định cần thu hút

4


CĐĐP vào các hoạt động du lịch và chia sẻ những lợi ích từ hoạt động du lịch với
CĐĐP trong một số nguyên tắc phát triển du lịch bền vững nói chung.[20],[21]
- TS. Võ Quế trong cuốn “Du lịch cộng đồng - Lý thuyết và vận dụng”, đã hệ
thống cơ sở lý luận cho DLCĐ và nghiên cứu các mô hình phát triển DLCĐ một số
quốc gia trên thế giới.[26]
- Tác giả Bùi Thị Hải Yến - chủ biên trong cuốn “Du lịch cộng đồng - 2012” đã hệ
thống cơ sở lý luận DLCĐ, đưa ra các mô hình kinh nghiệm về phát triển DLCĐ tại

các quốc gia trên thế giới và Việt Nam, bên cạnh đó tác giả cũng đã hoàn thiện cơ
sở lý thuyết cho việc lập kế hoạch phát triển DLCĐ.[44]
Trên địa bàn huyện đảo Cô Tô, tác giả Nguyễn Đức Thành đã nghiên cứu về
du lịch với đề tài: “Xây dựng và phát triển chuỗi giá trị ngành du lịch theo hướng
phát triển du lịch bền vững tại huyện đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam”
(2014). Tuy vậy, đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào về phát triển DLCĐ tại
Cô Tô, cũng như chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về mô hình và giải
pháp phát triển du lịch cộng đồng ở Cô Tô.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nhiệm vụ đặt ra, các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đã
được sử dụng:
- Phương pháp nghiên cứu thông tin thứ cấp. Các thông tin này được thu thập từ
các công trình nghiên cứu, giảng dạy như giáo trình, bài báo của các tác giả trong và
ngoài nước. Những thông tin thực tế liên quan đến cộng đồng khu vực nghiên cứu
được thu thập thông qua niên giám thống kê, từ Sở VHTT & DL Quảng Ninh,
UBND huyện Cô Tô.
- Phương pháp khảo sát thực địa: Phương pháp này đã giúp cho tác giả có trải
nghiệm thực tế về vấn đề nghiên cứu. Chọn các ngày đi thực tế, các ngày được lựa
chọn gồm 1 ngày vào mùa đông khách, khi đó cộng đồng tham gia vào hoạt động
du lịch nhiều hơn, 1 ngày hè khi đó có sự tham gia của trẻ em.
- Phương pháp phỏng vấn: Để có được những nhận định khách quan, tác giả đã sử
dụng phương pháp phỏng vấn. Các đối tượng được phỏng vấn là các cán bộ quản lý
về du lịch của Sở Văn hóa Thể thao Du lịch, ở phòng văn hóa – thông tin của huyện
5


đảo Cô Tô, cán bộ quản lý và một số nhân viên, đặc biệt là điều tra phỏng vấn các
hộ dân đã tham gia vào hoạt động du lịch và một số du khách.
- Phương pháp bảng hỏi là phương pháp thứ ba được sử dụng để thu thập thông
tin.

- Phương pháp phân tích định lượng: Là việc xử lý các số liệu sơ cấp thu thập và
thông qua phần mềm Microsoft Excel 2010 để tính toán tỉ lệ phần trăm, phân tích
định lượng làm cơ sở cho việc phân tích thực trạng trong chương 2 và đề ra giải
pháp ở chương 3.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài góp phần củng cố những lý luận về DLCĐ cho việc phát triển du lịch
các vùng ven biển – hải đảo.
Luận văn cũng góp phần cung cấp nguồn thông tin tư liệu về cơ sở lý luận,
nguồn lực, thực tiễn, giải pháp phát triển du lịch cộng đồng ở huyện đảo Cô Tô cho
sinh viên, học sinh, học viên cao học, các cán bộ quản lý, kinh doanh du lịch và
những ai quan tâm đến nội dung nghiên cứu.
Về mặt thực tiễn, ứng dụng kết quả nghiên cứu của đề tài vào nghiên cứu và
triển khai các hoạt động du lịch cộng đồng ở Cô Tô cũng như có giá trị tham khảo
các địa phương khác có điều kiện tương đồng.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung
chính của luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận về du lịch cộng đồng
Chương 2. Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng ở Cô Tô
Chương 3. Giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch
ở Cô Tô

6


CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
1.1. Khái niệm
1.1.1. Sản phẩm và các loại hình du lịch
Du lịch phát triển dựa vào việc khai thác các giá trị TNDL với việc hình thành
các loại hình du lịch“Loại hình du lịch là các hình thức du lịch được tổ chức

nhằm thoả mãn mục đích đi du lịch của khách du lịch”.
Hoạt động du lịch được thực hiện thông qua việc tổ chức các loại hình du lịch
cụ thể trên cơ sở khai thác các giá trị TNDL. Phụ thuộc vào đặc điểm TNDL, các
loại hình du lịch được phát triển nhằm thoả mãn nhu cầu, mục đích đi du lịch của
du khách.
Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên hợp Quốc đã phân loại các loại hình du
lịch chính theo các mục đích cơ bản của thị trường khách: tham quan, nghỉ mát,
chữa bệnh, tiêu khiển giải trí; thăm người thân, bạn bè; thương mại, công vụ;
tín ngưỡng và các mục đích khác. Tất cả những mục đích này đều hoặc là đi du
lịch theo sở thích, ý muốn (tham quan, nghỉ dưỡng, tiêu khiển giải trí, ...) hoặc là đi
du lịch theo nghĩa vụ, trách nhiệm (thương mại, công vụ, chữa bệnh,...).
Khái niệm về sản phẩm du lịch đã được đưa ra trong Luật Du lịch (2005), theo
đó “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của
khách du lịch”.
Một số tài liệu khác cho rằng “Sản phẩm du lịch là một loại sản phẩm đặc biệt
có tính dịch vụ cao và được tạo thành bởi nhiều yếu tố nhằm đáp ứng nhu cầu của
du khách” và như vậy sản phẩm du lịch chỉ bao gồm dịch vụ tổng thể của nhà cung
cấp dựa vào các yếu tố thu hút du lịch khác như kết cấu hạ tầng du lịch, TNDL,
CSVCKT du lịch, lao động (con người) và các yếu tố “tiền” du lịch như nghiên cứu
thị trường du lịch, chiến lược kinh doanh du lịch, chiến lược marketing du lịch, xây
dựng sản phẩm và cung cấp (bán) sản phẩm cho du khách để thỏa mãn nhu cầu của
du khách.
Theo U N WTO “Sản phẩm du lịch là sự tổng hợp của 3 yếu tố cấu thành: (i)
kết cấu hạ tầng và CSVCKT du lịch; (ii) tài nguyên du lịch; và (iii) dịch vụ du

7


lịch”. Thực tế cho thấy khái niệm này của UNWTO là “bao trùm” và thể hiện đầy
đủ những gì chứa đựng trong một sản phẩm du lịch.

1.1.2. Cộng đồng
Cộng đồng – một khái niệm lý thuyết cũng như thực hành xuất hiện vào những
năm 1940 tại các nước thuộc địa của Anh. Năm 1950, Liên hiệp quốc công nhận
khái niệm phát triển cộng đồng và khuyến khích các quốc gia sử dụng khái niệm
này như một công cụ để thực hiện các chương trình viện trợ quy mô lớn về kĩ thuật,
phương pháp và tài chính vào tập kỷ 50 – 60.
Khái niệm c ộng đồng (community) là một trong những khái niệm xã hội học .
Trong đời số ng xã hô ̣i , khái niệm cộng đồng được sử dụng một c ách tương đối rộng
rãi, để chỉ nhiều đối tượng có những đặc điểm tương đối khác nhau về quy mô , đă ̣c
tính xã hội . Từ những khố i tâ ̣p hơ ̣p người , các liên minh rộng lớn như cộng đồng
châu Âu, cô ̣ng đồ ng các nước Ả Râ ̣p ,... đến mô ̣t ha ̣ng /kiể u xã hô ̣i , căn cứ vào đă ̣c
tính tương đồng về sắc tộc , chủng tộc hay tôn giáo ,... như cô ̣ng đồ ng người Do
Thái, cô ̣ng đồ ng người da đen ta ̣i Chicago . Nhỏ hơn nữa , danh từ cô ̣ng đồ ng đươ ̣c
sử du ̣ng cho các đơn vi ̣xã hô ̣i cơ bản là gia đình , làng hay một nhóm xã hội nào đó
có những đặc tính xã hội chung về lứa tuổi , giới tin
́ h, nghề nghiê ̣p, thân phâ ̣n xã hô ̣i
như nhóm những người lái xe taxi, nhóm người khiếm thị,…vv
Tại Việt Nam, lầ n đầ u tiên khái niê ̣m phát triể n cô ̣ng đồ ng đươ ̣c giới thiê ̣u vào
giữa những năm 1950 thông qua mô ̣t số hoa ̣t đô ̣ng phát triể n cô ̣ng đồ ng ta ̣i các tin
̉ h
phía Nam, trong liñ h vực giáo du ̣c. Từ ngành giáo du ̣c, phát triển cộng đồng chuyể n
sang liñ h vực công tác xã hô ̣i . Đế n những năm 1960, 1970, hoạt động phát triển
cô ̣ng đồ ng đươ ̣c đẩ y ma ̣nh thông qua các chương trin
̀ h phát triể n nông thôn của sinh
viên hay của phong trào Phâ ̣t giáo .
Từ thâ ̣p kỷ 80 của thế kỷ trước cho đế n nay , phát triển cộng đồng được biết
đến một cách rộng rãi hơn thông qua các chương trình viện trợ phát triển của nước
ngoài tại Việt Nam , có sự tham gia của người dân tại cộng đồng như một

nhân tố


quyế t đi ̣nh để chương trình đạt được hiệu quả bền vững . Các đường lối và phương
pháp cơ bản về phát triển cộng đồng đã được triển khai trên thực tiễn ở Việt Nam
bằ ng các nhân sự trong nước với cả những thành công và thấ t ba ̣i.
8

,


Cộng đồng thường xem các nguồn tài nguyên thiên nhiên như rừng, đất đai,
nguồn nước…là “ngân hàng” của họ, nơi mà họ có thể dựa vào để sinh sống. Cộng
đồng sử dụng các nguồn tài nguyên nơi mình sinh sống cùng với việc phát triển
các tập quán quản lý riêng. Họ khai thác tài nguyên theo nhiều phương thức và
chia sẻ lợi ích từ việc khai thác cho những thành viên khác trong cộng đồng của
mình. Việc “chia sẻ nguồn lợi” luôn đi liền với “chia sẻ trách nhiệm bảo tồn” được xem là
triết lý sống của các cộng đồng được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
Khái niệm cộng đồng bao gồm các thực thể xã hội có cơ cấu tổ chức chặt chẽ
cho đến các tổ chức ít có cấu trúc chặt chẽ, là một nhóm xã hội có lúc khá phân
tán, được liên kết bằng lợi ích chung trong một không gian tạm thời, dài hay ngắn
như phong trào quần chúng, công chúng khán giả, đám đông…Đây là một tuyến nghĩa rất
hay được sử dụng trong khoa học xã hội, gắn với các thực thể xã hội nhất định.
Nhìn chung cộng đồng được phân loại thành một số loại hình chủ yếu như sau:
a) Loại hình cộng đồng thuần khiết với loại hình cộng đồng không thuần khiết do
đã bị biến dạng hoặc pha tạp với cơ cấu, tổ chức, thiết chế xã hội hiệp hội tính.
b) Loại hình cộng đồng theo tính trội nào đó như: cộng đồng lãnh thổ, cộng đồng
huyết thống, cộng đồng thân tộc, cộng đồng tộc người, cộng đồng nghề nghiệp,
cộng đồng tôn giáo. Nhóm cộng đồng có tính trội này được phân ra làm hai loại:
cộng đồng địa dư và cộng đồng chức năng.
c) Loại hình cộng đồng lịch sử theo các thuyết tiến hoá xã hội.
1.1.3. Du lịch cộng đồng

Khái niệm DLCĐ xuất hiện vào những năm đầu thế kỷ 20, tuy nhiên đến
nay vẫn chưa có một quan điểm thống nhất cho khái niệm này, do vậy vẫn tồn tại
nhiều cách gọi khác nhau như:
- Community - Based Tourism (Du lịch dựa vào cộng đồng)
- Community - Development in Tourism (Phát triển cộng đồng dựa vào Du lịch)
- Community - Based Ecotourism (Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng)
- Community - Participation in Tourism (Phát triển du lịch có sự tham gia của cộng đồng)
- Community - Based MountainTourism (Phát triển du lịch núi dựa vào cộng đồng)

9


Do có những quan điểm nghiên cứu, góc nhìn khác nhau những khái niệm
này được sử dụng khá linh hoạt và được thay đổi tuỳ thuộc vào tác giả, địa điểm và
các dự án cụ thể, song các vấn đề về bền vững và cộng đồng địa phương (điển hình
ở khu vực nông thôn, những người nghèo, và ở vùng sâu vùng xa) là những nội
dung chính được đề cập, xem xét.
Du lịch cộng đồng phải duy trì tính bền vững cả về văn hoá và môi trường
với ý nghĩa các nguồn lực phải được sử dụng, duy trì và xây dựng cho mục đích sử
dụng của các thế hệ tương lai. Điều này không có nghĩa là du lịch cộng đồng có thể
tạo ra nhiều thay đổi. Song trong chừng mực nào đó nó luôn phải quan tâm tới các
lợi ích cũng như hậu quả trước mắt và lâu dài của sự thay đổi đó. Vì vậy, sự bền
vững không chỉ là thái độ mà nó nhất định phải thể hiện sự đánh giá cao các giá trị
tự nhiên và văn hoá của địa phương.
Theo Phạm Trung Lương thì: “DLCĐ là loại hình du lịch mang lại cho du
khách những trải nghiệm về bản sắc cộng đồng địa phương, trong đó cộng đồng
địa phương tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch, được hưởng lợi ích kinh tế xã hội từ hoạt động du lịch và có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên, môi trường, bản
sắc văn hóa của cộng đồng”.
1.2. Mục tiêu và nguyên tắc phát triển của du lịch cộng đồng
Từ những khái niê ̣m cũng như những hiể u biế t chung nhấ t về du lịch cộng

đồng, Theo Viê ̣n nghiên cứu Phát triể n Miề n núi , để phát triển du lịch cộng đồng thì
mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng phải bao gồ m những điể m như sau:
- Là công cu ̣ cho hoa ̣t đô ̣ng bảo tồ n .
- Là công cụ cho phát triể n chấ t lươ ̣ng cuô ̣c số ng.
- Là công cụ để nâng cao nhận thức , kiế n thức và sự hiể u biế t của mo ̣i người bên
ngoài cộng đồng về những vấ n đề như rừng trong cô ̣ng đồ ng , con người số ng trong
khu vực rừng, nông nghiê ̣p hữu cơ, quyề n công dân cho người trong bô ̣ la ̣c.
- Là công cụ cho cộng đồng cùng tham gia , thảo luận các vấn đề , cùng làm việc và
giải quyế t các vấ n đề cộng đồng.
- Mở rô ̣ng các cơ hô ̣i trao đổ i kiế n thức và văn hóa giữa khách du lich
̣ và cô ̣ng
đồ ng.
10


- Cung cấ p khoản thu nhâ ̣p thêm cho cá nhân thành viên trong cộng đồng , mang la ̣i
thu nhâ ̣p cho quỹ phát triể n cô ̣ng đồ ng.
- Du lịch cộng đồng phải góp phầ n bảo vê ̣ tài nguyên thiên nhiên và văn hóa

, bao

gồ m cả sự đa da ̣ng về sinh ho ̣c, tài nguyên nước, rừng, bản sắc văn hóa,...
- Du lịch cộng đồng phải đóng góp vào phát triể n kinh tế điạ phương thông qua vi ệc
tăng doanh thu về du lich
̣ và những lơ ̣i ích khác cho cô ̣ng đồ ng điạ phương .
- Du lịch cộng đồng phải có sự tham gia ngày càng tăng của cô ̣ng đồ ng điạ phương .
- Du lịch cộng đồng phải mang đế n cho khách mô ̣t sản phẩ m có trách nhiê ̣ m đố i với
môi trường và xã hô ̣i.
Một số nguyên tắc chủ yếu đối với phát triển DLCĐ được xác định dựa trên
bản chất của DLCĐ bao gồm:

- Công bằng về mặt xã hội: Các thành viên của cộng đồng sẽ tham gia vào việc lên
kế hoạch, triển khai, kiểm soát các hoạt động du lịch tại cộng đồng, ở đây cần nhấn
mạnh sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương vào quá trình tổ chức và
thực hiện các hoạt dộng du lịch. Từ đó lợi ích kinh tế sẽ được chia sẻ công bằng và
rộng khắp, không chỉ riêng cho các công ty du lịch mà còn dành cho các thành viên
của cộng đồng .
- Tôn trọng các giá trị văn hoá của cộng đồng: Thực tế cho thấy chương trình du
lịch nào cũng ảnh hưởng ít nhiều đến cộng đồng địa phương. Điều quan trọng là
các giá trị văn hoá của cộng đồng phải được bảo vệ và giữ gìn với sự đóng góp tích
cực của tất cả các thành phần tham gia vào hoạt động du lịch, đặc biệt là cư dân địa
phương bởi không đối tượng nào có khả năng bảo vệ và duy trì các giá trị văn hoá
tốt hơn chính họ. Cộng đồng địa phương phải nhận thức được vai trò và vị trí của
mình cũng như những lợi, hại mà việc phát triển du lịch mang đến.
- Chia sẻ lợi ích từ du lịch cho cộng đồng: Theo nguyên tắc này cộng đồng cùng
được hưởng lợi như các thành phần khác tham gia vào các hoạt động kinh doanh
cung cấp các sản phẩm cho khách du lịch. Nguồn thu từ hoạt động du lịch được
phân chia công bằng cho mọi thành viên tham gia hoạt động, đồng thời lợi ích đó
cũng được trích một phần thông qua “Quỹ cộng đồng” để sử dụng cho lợi ích

11


chung của cộng đồng: tái đầu tư cho cộng đồng xây dựng đường sá, cầu cống, điện
và chăm sóc sức khoẻ, giáo dục v.v..
- Xác lập quyền sở hữu và tham gia của cộng đồng đối với việc bảo vệ tài nguyên
thiên nhiên và văn hoá hướng tới sự phát triển bền vững.
1.3. Các điều kiện cơ bản để phát triển du lịch cộng đồng
Với tư cách là một loại hình du lịch, việc phát triển DLCĐ cũng cần một số
điều kiện cơ bản bên cạnh một số điều kiện đặc thù liên quan đến cộng đồng.
Những điều kiện cụ thể để phát triển loại hình du lịch này bao gồm:

- Cần có nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn hấp dẫn có khả năng thu hút
khách du lịch. Đây là điều kiện cơ bản vì TNDL chính là tiền đề hay cơ sở để tổ
chức các hoạt động du lịch. Tuy nhiên mức độ thu hút khách của một điểm đến
phụ thuộc rất nhiều vào số lượng, chủng loại, tính độc đáo ... của nguồn tài nguyên.
Đồng thời khả năng duy trì và phát triển nguồn khách phụ thuộc vào vai trò của
cộng đồng dân cư ở địa phương trong việc bảo tồn, tôn tạo những giá trị của tài
nguyên tại điểm đến.
- Cần có khả năng tiếp cận điểm đến DLCĐ: Cũng tương tự như đối với việc phát
triển các loại hình du lịch khác, hoạt động phát triển du lịch không thể thực hiện
được nếu không có hạ tầng tiếp cận điểm tài nguyên. Đây là đặc điểm rất đặc trưng
của du lịch khi sản phẩm du lịch được xây dựng và tiêu thụ tại chỗ. Điều này khác
với hoạt động sản xuất kinh doanh khác khi sản phẩm thương mại có thể được sản
xuất ở một nơi rồi vận chuyển đến thị trường tiêu thụ ở nơi khác.
- Cần có sự hiện diện của cộng đồng dân cư sinh sống tại điểm đến hoặc tại khu vực
liền kề phát triển du lịch. Phong tục tập quán, lối sống, trình độ học vấn, quy mô
cộng đồng, cơ cấu nghề nghiệp ... là những yếu tố cần được xác định và đánh giá rõ
ràng trước khi quyết định xây dựng điểm đến DLCĐ.
- Cần có sự tự nguyện của cộng đồng đối với đề xuất phát triển DLCĐ. Đây là
điều kiện đặc thù rất quan trọng để có thể phát triển DLCĐ bởi loại hình du lịch
này chỉ có thể phát triển cùng với sự nhận thức sâu sắc của cộng đồng về trách
nhiệm và quyền lợi của họ khi tham gia vào hoạt động du lịch.

12


- Cần có nhu cầu đối với sản phẩm DLCĐ: Phát triển du lịch nói chung và DLCĐ
nói riêng phải phù hợp với quy luật “Cung - Cầu”. Thị truờng khách đủ lớn về số
lượng và đảm bảo chất lượng (khả năng chi trả), ổn định cho vùng, từ đó đảm bảo
khối lượng công ăn việc làm cho cộng đồng, thu nhập đều đặn cho họ.
- Điểm đến DLCĐ cần được quy hoạch và đưa vào hệ thống tuyến điểm du lịch của

lãnh thổ. Đây là điều kiện chung để phát triển bất kỳ một điểm đến du lịch nào,
trong đó có điểm đếsưn DLCĐ. Tuy nhiên trong trường hợp DLCĐ, điều kiện này
trở nên quan trọng hơn bởi bản than cộng đồng thường không có khả năng tự tổ
chức quy hoạch và kết nối với hệ thống tuyến điểm du lịch của lãnh thổ.
[24,tr20].
1.4. Vai trò của du lịch cộng đồng
Với bản chất của DLCĐ, việc phát triển DLCĐ sẽ có những tác động tích cực
bao gồm:
- Góp phần tăng thu nhập cho cộng đồng địa phương, đặc biệt ở vùng nông thôn
nơi tỷ lệ đói nghèo còn cao. Đây sẽ là yếu tố tích cực góp phần làm giảm tác động
của cộng đồng đến các giá trị cảnh quan, tự nhiên và qua đó sẽ góp phần bảo tồn tài
nguyên, môi trường đảm bảo cho phát triển du lịch bền vững.
- Góp phần để cộng đồng, đặc biệt là những người dân chưa có điều kiện trực tiếp
tham gia vào các dịch vụ du lịch, được hưởng lợi từ việc phát triển hạ tầng du lịch
(giao thông, điện, nước, bưu chính viễn thông, v.v.). Đây cũng sẽ là yếu tố tích cực
để đảm bảo sự công bằng trong phát triển du lịch, một trong những nội dung quan
trọng của phát triển du lịch bền vững.
- Góp phần tạo cơ hội việc làm cho cộng đồng và qua đó sẽ góp phần làm thay
đổi cơ cấu, nâng cao trình độ lao động khu vực này. Đây sẽ là yếu tố quan trọng
góp phần hạn chế được dòng di cư của cộng đồng từ khu vực nông thôn ra khu vực
thành thị, ổn định xã hội đảm bảo cho phát triển bền vững chung.
- Phát triển DLCĐ sẽ góp phần tích cực trọng việc phục hồi và phát huy các giá
trị văn hóa truyền thống, nghề truyền thống, vì vậy có đóng góp cho phát triển
du lịch bền vững từ góc độ tài nguyên, môi trường du lịch.

13


- Phát triển DLCĐ sẽ tạo điều kiện đẩy mạnh giao lưu văn hóa và kế đến là giao
lưu kinh tế giữa các vùng miền, giữa Việt Nam với các dân tộc trên thế giới. Đây

cũng sẽ là yếu tố quan trọng trong bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền
thống Việt Nam đồng thời tạo cơ hội để phát triển kinh tế ở những vùng còn khó
khăn, đảm bảo sự phát triển bền vững nói chung, du lịch nói riêng.
Với những tác động tích cực trên, việc đẩy mạnh phát triển du lịch nói chung,
DLCĐ nói riêng sẽ có vai trò rất quan trọng trong phát triển bền vững ở Việt Nam,
đặc biệt trong bối cảnh tỷ lệ người dân sống ở vùng nông thôn ở Việt Nam còn cao,
chiếm tới hơn 70% dân số cả nước, và tỷ lệ hộ đói nghèo cũng còn khá cao.
1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển du lịch cộng đồng
- Tính hiệu quả của hệ thống cơ chế chính sách và các biện pháp khuyến khích hợp
lý từ các cơ quan quản lý, các ngành liên quan để tạo ra một môi trường thuận lợi
cho DLCĐ phát triển. Các cơ chế, chính sách này liên quan đến việc:
- Hỗ trợ hạ tầng du lịch tại các điểm DLCĐ.
-Tăng khả năng tiếp cận của cộng đồng đối với các nguồn vốn tín dụng với lãi suất
ưu đãi như một phần của chính sách xóa đói giảm nghèo.
- Quảng bá DLCĐ và xúc tiến hình ảnh điểm đến DLCĐ.
- Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực du lịch cho cộng đồng.
-Ưu đãi và giá thuê đất lập dự án, thuế kinh doanh dịch vụ DLCĐ, vv...
- Hỗ trợ các doanh nghiệp lữ hành có hợp tác đưa khách đến các điểm DLCĐ.
- Tính hấp dẫn và hình ảnh điểm đến: Có nguồn tài nguyên tại điểm đến DLCĐ là
điều kiện tiên quyết để phát triển DLCĐ, tuy nhiên điểm đến đó có thu hút được
nhiều khách không hay nói cách khác mức độ phát triển của điểm đến DLCĐ sẽ
phụ thuộc nhiều vào mức độ hấp dẫn và hình ảnh điểm đến.
- Năng lực của cộng đồng: Bao gồm năng lực về tổ chức quản lý hoạt động du lịch; kỹ
năng cung cấp các dịch vụ du lịch cơ bản (dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ
hướng dẫn), khả năng về tài chính để phát triển các sản phẩm du lịch tại điểm đến.
- Mức độ hỗ trợ của cơ quan QLNN về du lịch đối với thực hiện quy hoạch điểm
đến DLCĐ, đầu tư nâng cấp hạ tầng du lịch tại điểm đến, đào tạo kỹ năng tổ chức
quản lý và cung cấp dịch vụ, xúc tiến hình ảnh điểm đến.
14



- Mức độ hợp tác của các công ty du lịch, đặc biệt là các công ty lữ hành trong việc
quảng bá sản phẩm DLCĐ và đảm bảo nguồn khách.
- Mức độ hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ về kinh nghiệm
tổ chức DLCĐ cũng như tăng cường năng lực cho cộng đồng tổ chức quản lý và
tham gia hoạt động du lịch. [24,tr22]
1.6. Mô hình du lịch cộng đồng
1.6.1. Các thành phần tham gia vào mô hình
a, Cộng đồng địa phương
Mục tiêu của DLCĐ nhằm phát huy những thế mạnh của cộng đồng phục vụ
cho việc phát triển du lịch, bên cạnh đó nó còn hướng tới việc đem lại lợi ích tích
cực nhất cho cộng đồng, cả về mặt kinh tế, văn hóa xã hội và môi trường. Do đó,
cộng đồng địa phương có quan hệ chặt chẽ và đóng vai trò quan trọng quyết định sự
thành công của mô hình du lịch được triển khai trên địa bàn.
Mức độ tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch khác nhau tùy thuộc vào vai
trò của cộng đồng:
- Mức độ thụ động: Theo đó cộng đồng chỉ được xem là đối tượng du lịch (tài
nguyên) và hầu như không có vai trò gì đối với hoạt động phát triển du lịch. Trong
trường hợp này các công ty du lịch sẽ đưa điểm quần cư cộng đồng với những yếu
tố chính là con người, lối sống cộng đồng, văn hóa, tín ngưỡng, kiến trúc quần cư,
v.v.) vào chương trình du lịch và coi đó là một điểm đến để đưa khách đến tham
quan, tìm hiểu, trải nghiệm về con người, văn hóa, lối sống của cộng đồng. Cộng
đồng không có vai trò gì (tham gia thụ động) đối với kế hoạch phát triển du lịch và
hầu như không được hưởng lợi ích từ hoạt động du lịch. Hoạt động du lịch trong
trường hợp cộng đồng tham gia một cách thụ động thường được gọi là “Du lịch
tham quan cộng đồng”.
- Mức độ tham gia: Theo đó cộng đồng tham gia cung cấp một số dịch vụ (bán
hàng lưu niệm, dịch vụ ăn uống, v.v.) tại điểm du lịch nơi cộng đồng sinh sống và
qua đó được hưởng một số lợi ích về vật chất. Trong trường hợp này, ngoài vai
trò là “tài nguyên” như trên, cộng đồng đã có vai trò nhất định trong hoạt động du

15


lịch và được hưởng một phần lợi ích trong chuỗi giá trị du lịch. Hoạt động du lịch
trong trường hợp này thường được gọi là “Du lịch có sự tham gia của cộng đồng”.
- Mức độ chủ động: Theo đó cộng đồng là chủ thể tổ chức và cung cấp dịch vụ và
qua đó sẽ đêm đến cho du khách những trải nghiệm tốt về cộng đồng, về những giá
trị tự nhiên và văn hóa nơi cộng đồng sinh sống. Trong trường hợp này các công ty
du lịch sẽ chỉ đóng vai trò là đối tác của cộng đồng. Cộng đồng vừa có vai trò là “tài
nguyên” vừa đóng vai trò là người tổ chức khai thác chính các giá trị “tài nguyên”
đó. Trong trường hợp này hoạt động du lịch thường được gọi là “Du lịch dựa vào
cộng đồng” hay “Du lịch cộng đồng”. DLCĐ chính là hình thức nơi đảm bảo mức
độ tham gia cao nhất của cộng đồng vào hoạt động du lịch.
Ngoài ra, sự tham gia của cộng đồng còn có thể được nhìn dưới một góc độ khác:
- Tham gia vào việc xác định những cơ hội và điểm mạnh cho phát triển. Cộng
đồng địa phương hiểu rõ về thế mạnh, về nhu cầu của họ hơn bất kỳ người nào
khác, do đó họ có thể đưa ra những ý tưởng tốt nhất đề lập ra các chiến lược phù
hợp với các hoạt động phát triển của mô hình.
- Tham gia vào quá trình quy hoạch. Cộng đồng địa phương nắm được những
thuận lợi, hạn chế và cả những tiềm năng nổi bật của tài nguyên mà họ đang sử
dụng, do đó họ có thể tham gia vào quá trình quy hoạch để đạt được những mục
đích và mục tiêu mà họ đã xác định.
- Tham gia vào quá trình thực hiện: Mặc dù bị hạn chế về tài chính nhưng cộng
đồng địa phương có thể đóng góp bằng việc đưa ra những gợi ý, chia sẻ kinh
nghiệm và các hình thức giúp đỡ khác và trở thành một phần của chương trình.
- Tham gia vào việc chia sẻ lợi ích: những lợi ích đạt được từ các hoạt động DLCĐ
cần được phân phối tới những nhóm người có liên quan trong cộng đồng, nếu
không sẽ không khuyến khích được sự tham gia của họ.
- Tham gia vào quá trình giám sát và đánh giá: cộng đồng địa phương là những
người bảo vệ các tài nguyên quanh mình và họ có thể theo dõi những thay đổi và

sửa đổi các sản phẩm du lịch theo nhu cầu và những gì mà họ cho là tốt nhất theo
kiến thức bản địa của họ. Họ có thể đánh giá những can thiệp bên ngoài hay nhu
cầu sửa đổi.
16


b, Chính quyền địa phương
Chính quyền địa phương là những người do cộng đồng địa phương tín nhiệm,
bầu ra và đại diện để bảo vệ quyền lợi cho cộng đồng, là cầu nối giữa cộng đồng với
thế giới bên ngoài. Chính quyền địa phương quản lý cộng đồng theo chủ trương,
đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước và Chính phủ cũng như theo các quy
hoạch phát triển kinh tế - xã hội nói chung và du lịch nói riêng. Họ là những người
lãnh đạo, có vai trò tổ chức quản lý, tăng cường sức mạnh đoàn kết của cộng đồng,
đặc biệt là họ thường biết phát huy thế mạnh của cộng đồng trong các hoạt động
kinh tế - xã hội và văn hóa.
Nếu những người lãnh đạo chính quyền địa phương là những người có năng
lực, phẩm chất tốt, trong sạch, họ sẽ là nhân tố quan trọng thúc đẩy hoạt động du
lịch dựa vào cộng đồng thành công, đạt được hiệu quả cao về nhiều mặt. Ngược lại,
nếu họ là những người có trình độ nhận thức nói chung kém, đặc biệt là nhận thức
về du lịch thấp, năng lực và phẩm chất không tốt, không trong sạch thì sẽ là rào cản,
là nhân tố nguy hại hàng đầu tác động tiêu cực đến sự thành công của các dự án
phát triển du lịch dựa vào cộng đồng.
Chính quyền địa phương có thẩm quyền ban hành các quy chế, tạo môi trường
pháp lý cho việc kêu gọi tài trợ để thực hiện các kế hoạch, chiến lược phát triển và
có trách nhiệm bảo đảm duy trì an ninh trật tự, vệ sinh, phát triển các dịch vụ giáo
dục, cấp nước sạch, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, quản lí các nguồn lực.
Chính quyền địa phương cung cấp các dịch vụ hỗ trợ về bảo vệ môi trường và
hỗ trợ kinh doanh như cung cấp thông tin, ban hành các hướng dẫn, cung cấp các
lớp đào tạo,…để tăng cường năng lực cho cộng đồng có đủ khả năng triển khai các
dự án DLCĐ.

Chính quyền địa phương huy động sự tham gia của cộng đồng vào công tác lập
kế hoạch, quản lý, đồng thời cung cấp các kĩ năng đối thoại, trao đổi với cộng đồng
để họ có thể đóng góp ý kiến vào các hoạt động của cộng đồng.
Chính quyền địa phương duy trì và phát triển kiến trúc hạ tầng (thông tin liên
lạc, đường sá, điện nước,…) để đảm bảo cho các hoạt động du lịch được diễn ra
thuận lợi trên địa bàn.
17


c, Các đơn vị hỗ trợ du lịch (các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức cá nhân,…)
Các đơn vị hỗ trợ du lịch là các tổ chức gắn chặt với sự phát triển ở cấp cộng
đồng và họ có thể giúp đỡ, hỗ trợ cho dự án DLCĐ về mặt kỹ thuật đồng thời nâng
cao năng lực và hạn chế sự phụ thuộc của cộng đồng vào chính quyền địa phương.
Một số các hoạt động do các đơn vị hỗ trợ du lịch thực hiện có thể khá tốn
kém và cũng có những hoạt động không đòi hỏi chi phí. Một số chương trình hỗ trợ
của tổ chức này được thực hiện như:
 Thực hiện điều tra: điều tra các cơ sở sản xuất, khả năng khai thác TNDL,…
giúp cho việc nhận dạng các khó khăn trước mắt, xác định được cách thức hình
thành dự án DLCĐ, chỉ ra các nguồn lực, các kết quả, khả năng mở rộng dự án,…
 Hỗ trợ kỹ thuật cho các nhà sản xuất và người dân địa phương: cách thức hỗ trợ
có thể được thực hiện bằng cách tổ chức các chương trình đào tạo về quản lý,
marketing, tiêu chuẩn về chất lượng, môi trường. Sự trợ giúp kỹ thuật cũng có thể
là các hoạt động tư vấn.
 Tư vấn và trợ giúp về mặt tài chính: một trong những vấn đề khó khăn nhất của
các nhà sản xuất là việc tiếp cận với nguồn vốn. Một chương trình hỗ trợ tài chính
phù hợp có thể mang lại cho họ lời khuyên và các khóa đào tạo về quản lý tài
chính, tiếp cận các nguồn vốn và các khoản tín dụng.
d, Các doanh nghiệp du lịch
Các doanh nghiệp du lịch gồm: các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, kinh
doanh lưu trú, ăn uống, kinh doanh các dịch vụ vui chơi, giải trí, kinh doanh hàng

hóa, kinh doanh vận chuyển,…
Các doanh nghiệp du lịch là cầu nối giữa khách du lịch với cộng đồng, là
người giữ vai trò môi giới trung gian để bán các sản phẩm du lịch cho cộng đồng,
và họ cũng là những người đầu tư để tạo một số sản phẩm du lịch (lưu trú, ăn uống,
vui chơi giải trí,…) mà cộng đồng chưa cung ứng đủ, để đảm bảo cho sự đa dạng và
chất lượng các sản phẩm du lịch cho du khách.
Các doanh nghiệp du lịch thường sử dụng lao động địa phường trong các công
việc lao động nghiệp vụ như dọn vệ sinh, bảo vệ, dọn phòng, nấu ăn, chạy bàn, bán
hàng, vận chuyển phương tiện giao thông và các thiết bị kỹ thuật,… góp phần tạo
18


công ăn việc làm và thu nhập cho cộng đồng địa phương. Bên cạnh đó, họ còn đóng
góp vào sự phát triển kinh tế của cộng đồng địa phương thông qua việc mua nông
phẩm, hàng hóa của để phương để bán cho du khách, đóng thuế, phí môi trường, lệ
phí tham quan,…
e, Khách du lịch
Đây là yếu tố cầu du lịch. Khách mua các sản phẩm DLCĐ thường là các nhà
nghiên cứu, khách sinh viên, học sinh, những người thích khám phá, tìm hiểu những
điều mới lạ. Họ là những khách du lịch có trình độ nhận thức cao, yêu thiên nhiên
cũng như các giá trị văn hóa bản địa, nhận thức được vai trò của mình trong việc
bảo tồn và sẵn sàng trả tiền cho việc bảo vệ tài nguyên môi trường.
Họ cũng là những người có trách nhiệm với môi trường và xóa đói, giảm
nghèo ở những vùng nghèo và những quốc gia nghèo. Những du khách này phần
nhiều sẽ sẵn sang bỏ qua sự xa xỉ, thuận tiện và đắt tiền của du lịch phổ thông để
được thưởng thức những giá trị của phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, đặc sắc và
văn hóa bản địa đang trở nên khan hiếm. Du khách sử dụng sản phẩm DLCĐ
thường cần cung cấp thông tin hơn là giải trí, được giáo dục hơn là tiêu khiển.
f, Mối quan hệ giữa các thành phần tham gia
Chính quyền địa phương và các cơ quan, tổ chức phát triển du lịch phải phối

hợp chặt chẽ với nhau trong việc triển khai các hoạt động marketing, hỗ trợ các
doanh nghiệp du lịch trong việc mở rộng kinh doanh hoặc phát triển các cơ sở mới,
giải quyết các vướng mắc để dự án được triển khai nhanh và an toàn.
Việc phối hợp giữa các đối tác với các cơ quan có thẩm quyền rất quan trọng.
Các cơ quan này có thể thực hiện được sự gắn kết có tính pháp lý giữa các cơ quan
của chính phủ để giúp cho cộng đồng nghèo được nâng cao năng lực và được hỗ trợ
về mặt kỹ thuật. Các quan hệ pháp lý dài hạn cung cấp một khung hoạt động nhằm
tác động đến các chủ thể của DLCĐ địa phương để có những thay đổi phù hợp về
mặt tổ chức.
Thông qua cơ cấu phối hợp giữa lĩnh vực công và tư, các cơ quan có thẩm
quyền của địa phương làm việc với các tổ chức phi chính phủ, cộng đồng địa
phương và nhiều cơ quan liên quan khác, thông qua đó, các đối tác liên quan cập
19


nhật tình hình phát triển của cộng đồng và tham gia vào các hoạt động kinh doanh
DLCĐ. Bên cạnh đó, các đối tác cũng có khả năng xây dựng các kế hoạch phát triển
trong tương lai cho tổ chức mình.
1.6.2. Các điều kiện để phát triển mô hình
a, Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử
văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có
thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các
khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch và đô thị du lịch.
DLCĐ được phát triển tại những nơi có TNDL, bao gồm TNDL tự nhiên và
nhân văn. Nhóm tài TNDL nhân văn thông thường là các bản làng hoặc cụm dân cư
còn lưu giữ những nét đặc trưng về văn hóa truyền thống như kiến trúc nhà cửa,
phong tục tập quán, ẩm thực,… hoặc đời sống sản xuất, sinh hoạt của người
dân…Nhóm TNDL tự nhiên được khai thác phát triển DLCĐ thường gắn với các hệ
sinh thái đặc sắc như các vườn quốc gia, các khu rừng nguyên sinh có hệ động thực

vật phong phú, độc đáo, có khí hậu dễ chịu,….
Như vậy, để phát triển mô hình DLCĐ cần phải có tài nguyên. Tuy nhiên có
tài nguyên vẫn chưa đủ, địa điểm tổ chức DLCĐ phải là nơi tồn tại một cộng đồng
có tính gắn kết cao, có truyền thống, tập quán sinh hoạt, sản xuất độc đáo, hấp dẫn
du lịch, có lòng hiếu khách và mong muốn tham gia chuỗi cung cấp dịch vụ du lịch.
b, Khả năng tiếp cận
Khả năng tiếp cận là một trong những điều kiện quan trọng cần được xem xét
trước tiên vì nếu điều kiện tiếp cận của địa phương quá khó khăn, tốn kém và tại đó
không có đủ điện, nước, thông tin liên lạc,… thì khả năng thu hút khách hạn chế và
ít nhà đầu tư nào sẵn sàng bỏ vốn để phát triển du lịch tại địa phương này.
Việc đầu tư về CSHT như hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện,
nước,…sẽ giúp cho khả năng tiếp cận của địa phương triển khai mô hình DLCĐ
được dễ dàng hơn. Trước đây, từ năm 2000 trở về trước, việc đầu tư cho CSHT của
các địa phương còn rất hạn chế do ngân sách nhà nước chưa bố trí cho hạng mục
này, nhưng từ năm 2001 đến nay, thực hiện chủ trương tập trung cho phát triển du
20


×