ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------
TRỊNH THỊ THÙY DUNG
SỰ THAM GIA CỦA NGƢỜI NHẬP CƢ
VÀO HOẠT ĐỘNG ĐOÀN THỂ
(Nghiên cứu trường hợp tại phường Phúc Đồng, quận Long Biên,
thành phố Hà Nội)
LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC
Hà Nội - 2016
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------
TRỊNH THỊ THÙY DUNG
SỰ THAM GIA CỦA NGƢỜI NHẬP CƢ
VÀO HOẠT ĐỘNG ĐOÀN THỂ
(Nghiên cứu trường hợp tại phường Phúc Đồng, quận Long Biên,
thành phố Hà Nội)
Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 60 31 03 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Văn Quyết
Hà Nội - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Luận văn “Sự tham gia của người nhập cư vào hoạt động đoàn thể
(Nghiên cứu trường hợp tại địa bàn phường Phúc Đồng, quận Long biên,
thành phố Hà Nội)” là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi, dưới sự hướng
dẫn của PGS.TS. Phạm Văn Quyết, trường Khoa học xã hội và Nhân văn. Các
tài liệu sử dụng tham khảo, trích dẫn trong Luận văn đều đảm bảo rõ nguồn,
trung thực. Các kết quả nghiên cứu được công bố trong Luận văn là hồn tồn
chính xác, khơng trùng lặp với các cơng trình khoa học đã cơng bố trong và
ngồi nước.
Tơi xin cam đoan điều này là đúng sự thật. Nếu sai, tơi hồn tồn chịu
trách nhiệm trước pháp luật.
Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2015
Tác giả
TRỊNH THỊ THÙY DUNG
LỜI CẢM ƠN
Tác giả luận văn xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo Khoa Xã Hội
Học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội
đã tận tình dạy dỗ, chỉ bảo, cung cấp nhiều kiến thức bổ ích cho tác giả trong
suốt hai năm học vừa qua.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Phạm Văn Quyết, trường Khoa
học xã hội và Nhân văn đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo để tác giả thực hiện và
hoàn thành luận văn.
Mặc dù tác giả đã cố gắng để hoàn thiện luận văn, nhưng do hạn chế về
thời gian nghiên cứu nên luận văn sẽ khơng tránh khỏi những sai sót. Tác giả
mong muốn nhận được sự góp ý của các nhà khoa học, các thầy cô giáo và
đồng nghiệp để luận văn hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2015
Tác giả
TRỊNH THỊ THÙY DUNG
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƢỜNG ĐH KHXH&NV
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
GIẤY XÁC NHẬN
Về việc đồng ý cho học viên sử dụng dữ liệu nghiên cứu
PGS.TS Phạm Văn Quyết - Chủ nhiệm đề tài “Hoà nhập xã hội của người
nhập cư”, đề tài khoa học cấp Đại học Quốc gia năm 2014 - 2015, xác nhận:
Học viên Trịnh Thị Thùy Dung là học viên cao học khoa XHH khoá 2013 2015 được sử dụng dữ liệu sơ cấp của đề tài để thực hiện luận văn cao học với đề
tài: “Sự tham gia của người nhập cư vào hoạt động đoàn thể (Qua nghiên cứu
trường hợp tại phường Phúc Đồng – quận Long Biên – thành phố Hà Nội)
Hà Nội, ngày 5 tháng 6 năm 2015
Chủ nhiệm đề tài
PGS. TS Phạm Văn Quyết
MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ...............................................................................................1
2. Ý nghĩa của đề tài ..............................................................................................2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................3
4. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu .....................................................4
5. Câu hỏi nghiên cứu ...........................................................................................4
6. Giả thuyết nghiên cứu .......................................................................................5
7. Phƣơng pháp nghiên cứu..................................................................................5
8. Mẫu nghiên cứu .................................................................................................7
9. Khung lý thuyết .................................................................................................9
NỘI DUNG CHÍNH ................................................................................................10
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .....................10
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .....................................................................10
1.2. Cơ sở lý thuyết ..............................................................................................15
1.2.1. Lý thuyết Hòa nhập xã hội ....................................................................15
1.2.2. Lý thuyết sự lựa chọn hợp lý .................................................................18
1.2.3. Lý thuyết vốn xã hội co cụm ..................................................................19
1.3.4. Lý thuyết về di dân .................................................................................22
1.3. Các khái niệm cơng cụ .................................................................................23
1.3.1. Khái niệm “Hịa nhập xã hội”...............................................................23
1.3.2.Khái niệm “Cộng đồng” .........................................................................24
1.3.3. Khái niệm “Sự tham gia xã hội” ...........................................................24
1.3.4. Khái niệm “Lao động nhập cư” ............................................................26
1.3.5. Khái niệm “Hoạt động đoàn thể” ..........................................................27
1.4. Tổng quan địa bàn nghiên cứu ...................................................................28
CHƢƠNG 2. MỨC ĐỘ THAM GIA HOẠT ĐỘNG ĐOÀN THỂ CỦA NGƢỜI
LAO ĐỘNG NHẬP CƢ TẠI ĐỊA PHƢƠNG CƢ TRÚ ......................................30
2.1. Hoạt động mang tính chất cộng đồng chung .............................................33
2.2. Hoạt động mang tính chất hƣớng riêng đến nhóm cộng đồng nhất định .....41
CHƢƠNG 3. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN MỨC ĐỘ THAM GIA HOẠT
ĐỘNG ĐOÀN THỂ CỦA NGƢỜI NHẬP CƢ TẠI ĐỊA PHƢƠNG CƢ TRÚ ....44
3.1. Các yếu tố từ ngƣời nhập cƣ. ......................................................................44
3.2. Yếu tố xuất phát từ chính quyền địa phƣơng ............................................66
3.3. Yếu tố xuất phát từ ngƣời dân sở tại ..........................................................73
PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.........................................................79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................82
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Mức độ tham gia vào các hoạt động đoàn thể tại địa phương cư trú
của người nhập cư ........................................................................................... 32
Bảng 3.1 Nghề nghiệp ảnh hưởng mức độ tham gia hoạt động quyên góp, từ thiện 55
Bảng 3.2. Số lượng bạn bè có thể tin tưởng được của người nhập cư ............ 65
Bảng 3.3. Mức độ thăm hỏi của chính quyền đại phương sở tại ảnh hưởng tới
mức độ tham gia hoạt động bầu cử của người nhập cư .................................. 68
Bảng 3.4. Mức độ thăm hỏi của chính quyền địa phương ảnh hưởng mức độ tham
gia hoạt động bầu cử tại đị phương nơi đnag sinh sống của người nhập cư........... 70
Bảng 3.5 Mức độ đến thăm của người dân sở tại ảnh hưởng mức độ tham gia của
người dân nhập cư vào các hoạt động lễ hội tại địa phương nơi đang sinh sống.... 74
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Mức độ được mời tham gia hoạt động đoàn thể của người nhập
cư tại địa phương cư trú .................................................................................. 31
Biểu đồ 2.2. Mức độ tham gia hoạt động từ thiện của người dân nhập cư ..... 34
Biểu đồ 2.3. Mức độ tham gia vào hoạt động lễ hội của người dân nhập cư tại
địa phương cư trú ............................................................................................ 36
Biểu đồ 2.4. Mức độ tham gia hoạt động họp tổ dân phố/xóm và hoạt động
bầu cử tại địa phương cư trú của người nhập cư............................................. 39
Biểu đồ 2.5. Mức độ tham gia vào các hoạt động hội đồng hương thành phố,
tổ/nhóm/câu lạc bộ người nhập cư, tổ chức đoàn thể bất kỳ ở địa phương .... 41
Biểu đồ 3.1. Giới tính của người dân nhập cư ảnh hưởng tới mức độ tham gia
các lễ hội của địa phương nơi đang sinh sống ................................................ 49
Biểu đồ 3.2. Giới tính của người dân nhập cư ảnh hưởng tới mức độ tham gia
các hoạt động văn hóa, du lịch, thể thao của địa phương nơi sinh sống......... 51
Biểu đồ 3.3. Giới tính của người dân nhập cư ảnh hưởng tới mức độ tham gia
các hoạt động văn hóa, du lịch, thể thao của công ty...................................... 53
Biểu đồ 3.4. Việc làm khi rảnh rỗi .................................................................. 59
Biểu 3.5. Mức độ thăm hỏi của người nhập cư đối với người dân sở tại, chính
quyền sở tại và đồn thể địa phương............................................................... 61
Biểu đồ 3.6. Cách giải quyết khi gặp khó khăn của người nhập cư ............... 63
Biều đồ 3.7. Mức độ khó khăn khi tiếp xúc với chính quyền sở tại ............... 71
Biểu đồ 3.8. Thái độ và ứng xử xã hội mà người dân nhập cư gặp phải trong
đời sống hàng ngày ......................................................................................... 76
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một nước đang phát triển với tốc độ công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, đơ thị hóa nhanh. Đi kèm với đó là hiện tượng đất nơng nghiệp bị thu
hẹp, lao động tại nơng thơng dư thừa, thêm vào đó là sự chênh lệch mức thu
nhập giữa thành thị và nông thơn gia tăng khoảng cách giàu nghèo. Chính vì
vậy mà rất nhiều người trong độ tuổi lao động đã di cư từ nơng thơn ra thành
thị với mong muốn tìm kiếm cơ họi việc làm, gia tăng mức thu nhập bản thân
và giảm mức chênh lệch giàu nghèo.
Hà Nội là một trong những đơ thị có mật độ dân cư đông đúc nhất trong
nước (2087 người/km2) nhưng hàng năm vẫn có một lượng lớn người lao
động từ ngoại tỉnh nhập cư đến đây. Sở dĩ người dân thường đổ về Hà Nội vì
những ngun nhân sau: Thứ nhất, do nơng nghiệp nước ta có những bước
phát triển vượt bậc trong việc tăng năng suất và sản lượng, dẫn tới “dư thừa”
lao động. Đặc biệt là vùng đồng bằng sông Hồng “đất chật người đông”, thời
gian lao động dư thừa nhiều, đồng thời mặt độ dân số đơng, diện tích canh tác
thì có hạn. Điều đó tất yếu dẫn đến việc một bộ phận người lao động phải ra
đi tìm việc ở các thành phố lớn nhằm tăng thêm thu nhập. Sự khác biệt về tiền
lương và thu nhập giữa các vùng, đặc biêt giữa nông thôn và thành thị là yếu
tố thúc đẩy q trình di dân tới đơ thị. Họ chấp nhận những công việc nặng
nhọc, vất vả để mưu sinh và để có tiền gửi về cho gia đình. Thứ hai, Hà Nội
(cũng như thành phố Hồ Chí Minh và các đô thị lớn khác) là miền đất hứa của
nhiều người về môi trường giáo dục và đào tạo, có điều kiện y tế và chăm sóc
sức khỏe, có đời sống văn hóa tinh thần cao hơn, có các phương tiện thông tin
đại chúng và các dịch vụ tiện ích khác…
Một lực lượng lớn lao động từ các vùng miền đổ đến các đô thị để làm
việc đem đến những thuận lợi và khó khăn nhất định. Về mặt thuận lợi có thể
1
kể đến như lực lượng lao động dồi dào, luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu lao
động, gia tăng vốn văn hóa, đa dạng đời sống tinh thần… Nhưng kèm theo đó
cũng là rất nhiều khó khăn như dư thừa lực lượng lao động, tệ nạn xã hội, khó
quản lý nhân khẩu… Trong đó có một vấn đề nổi bật đó là vấn đề hịa nhập
cộng đồng của nhóm người lao động nhập cư. Người lao động từ nhiều nơi
đến thành thị để làm việc nhưng vì nhiều nguyên do họ chưa thể hòa nhập với
cộng đồng mà họ đang sinh sống và làm việc. Điều này là một bài tốn cho xã
hội bởi cộng đồng khơng gắn kết ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống cũng
như sự phát triển của nền kinh tế chung. Trong vấn đề này các đồn thể địa
phương nơi người nhập cư đến đóng góp vai trị khơng nhỏ khi bản thân nó là
nơi tạo cho cá nhân môi trường gây dựng mạng lưới xã hội, gắn kết cá nhân
với cộng đồng, tăng, tăng tính bền vững của cộng đồng. Xuất phát từ nguyên
nhân trên tôi nghiên cứu đề tài “Sự tham gia của người lao động nhập cư
vào hoạt động đoàn thể (Nghiên cứu trường hợp tại phường Phúc Đồng –
quận Long Biên – thành phố Hà Nội)” từ đó đưa ra góc nhìn về vấn đề hịa
nhập cộng đồng tại đơ thị đối với người lao động nhập cư.
2. Ý nghĩa của đề tài
2.1. Ý nghĩa lý luận
Đề tài góp phần mang đến góc nhìn thực nghiệm cho các lý thuyết xã
hội hóa, lý thuyết vốn xã hội, lý thuyết di dân, lý thuyết sự lựa chọn hợp lý.
Đóng góp những lý luận giải thích những vấn đề liên qua đến việc hịa
nhập cộng đồng của nhóm lao động nhập cư vào thành phố Hà Nội, những nguyên
nhân và lý do của khó khăn, thách thức, thuận lợi dưới góc nhìn khoa học.
Mở ra những hướng nghiên cứu mới trong vấn đề liên quan đến đời
sống tinh thần của người lao động nhập cư nói chung, những tác động của sự
hịa nhập cộng đồng của nhóm người này đến sự phát triển của nơi mà họ đến.
2
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của đề tài cung cấp cho chúng ta phần nào trong bức tranh toàn
cảnh về sự hòa nhập trong đời sống tinh thần của cộng đồng người lao động
nhập cư đến các thành phố thơng qua sự tham gia vào các hoạt động đồn thể
địa phương nơi nhập cư nói chung và đến thành phố Hà Nội nói riêng (xét ở
địa bàn phường Phúc Đồng, Long Biên). Trong đó ta thấy được những khó
khăn, trở ngại họ phải vượt qua, cũng như những điều mà họ làm được để tạo
dựng trong môi trường cuộc sống mới. Đồng thời, kết quả của đề tài góp phần
làm giàu cơ sở thực tiễn giúp cho các nhà hoạch định chính sách và quản lý
kinh tế, xã hội có cái nhìn xác thực hơn, từ đó có thể đưa ra chính sách và
biện pháp quản lý hữu hiệu hơn.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài đi sâu vào nghiên cứu sự tham gia của người lao động nhập cư
vào hoạt động đoàn thể tại phường Phúc Đồng – quận Long Biên – thành phố
Hà Nội hiện nay từ đó có cái nhìn tổng quan về sự hòa nhập cộng đồng người
nhập cư. Trên cơ sở đó, đề tài đi vào những mục tiêu cụ thể như sau:
Tìm hiểu mức độ tham gia của người lao động nhập cư vào các hoạt
động đoàn thể được tổ chức tại địa bàn mà họ đang sinh sống và làm việc.
Tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tham gia của người lao
động nhập cư vào hoạt động đoàn thể. Những yếu tố bắt nguồn từ bản thân
người nhập cư, chính quyền địa phương và cư dân bản địa.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Xây dựng cơ sở lý thuyết cho việc nghiên cứu sự tham gia của lao động
nhập cư vào các hoạt động đoàn thể tại địa phương cư trú
3
Làm rõ mức độ tham gia vào các hoạt động đoàn thể của người dân tại
địa bàn đang sinh sống từ đó tìm hiểu những khó khăn của người nhập cư khi
hòa nhập vào cộng đồng mới.
Chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của lao động nhập cư vào
các hoạt động đoàn thể tại nơi cư trú.
Đưa ra các khuyến nghị, giải pháp nhằm thúc đẩy sự tham gia tích cực
của lao động nhập cư tại địa phương cư trú.
4. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Sự hòa nhập cộng đồng của người lao động nhập cư tại địa phương cư
trú thơng qua sự tham gia hoạt động đồn thể.
4.2. Khách thể
Người lao động nhập cư vào phường Phúc Đồng – quận Long Biên thành phố Hà Nội chưa có hộ khẩu.
Người lao động nhập cư vào phường Phúc Đồng – quân Long Biên thành phố Hà Nội thành phố Hà Nội có hộ khẩu từ 5 năm trở xuống.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
4.3.1. Phạm vi không gian nghiên cứu
Phường Phúc Đồng – quận Long Biên - thành phố Hà Nội
4.3.2. Phạm vi thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu triển khai từ tháng 11/2014 đến tháng 7/2015.
5. Câu hỏi nghiên cứu
Mức độ tham gia vào hoạt động đoàn thể của người nhập cư tại địa
phương cư trú?
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự tham gia các hoạt động đoàn
thể của lao động di cư ?
4
6. Giả thuyết nghiên cứu
Tại địa phương nơi người lao động nhập cư đến (cụ thể là phường
Phúc Đồng- quận Long Biên – tp Hà Nội) có rất nhiều các hoạt động đoàn thể
được tổ chức để nâng cao đời sống văn hóa và tăng mức gắn kết giữa các cư
dân của cộng đồng. Tuy nhiên, người lao động nhập cư chưa thực sự tích cực
tham gia vào các hoạt động đoàn thể tại địa phương nơi cư trú.
Có ba yếu tố chính tác động đến sự tham gia của người dân nhập cư
vào hoạt động đoàn thể tại địa phương nơi cư trú:
+ Yếu tố xuất phát từ người dân nhập cư: tuổi, nghề nghiệp, giới tính,
kinh tế chi phối thời gian tham gia các hoạt động đồn thể, trở ngại văn hóa
vùng miền…
+ Yếu tố xuất phát từ chính quyền sở tại: chính quyền sở tại chưa tích
cực trong việc mời gọi người nhập cư tham gia vào các hoạt động đoàn thể tại
địa phương
+ Yếu tố đến từ người dân sở tại: sự kỳ thị người nhập cư của người
dân sở tại dẫn đến người lao động nhập cư cảm thấy thiếu sự liên kết với đời
sống tại địa phương nơi cư trú
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1.
Phương pháp quan sát
Phương pháp quan sát là phương pháp thực nghiệm được tác giả sử
dụng trong quá trình sử dụng thu thập kết quả cho phương pháp phỏng vấn
trưng càu ý kiến và phỏng vấn sau. Qua phương pháp này tác giả muốn thu
nhận hình ảnh trực quan về đời sống của người lao động nhập cư tại phường
Phúc Đồng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội cũng như quan sát được
thái độ của họ khi nhắc đến việc tham gia hoạt động tập thể từ đó có cái
nhìn tổng quan, khách quan về các hoạt động tập thể ở đây và mức độ
mong muốn tham gia.
5
7.2. Phương pháp phân tích tài liệu
Phương pháp phân tích tài liệu trong đề tài nghiên cứu này sẽ sử dụng để
tìm hiểu về người lao động nhập cư và khó khăn của người nhập cư khi đến
sống và làm việc trong mơi trường mới cũng như các chính sách mới của chính
quyền của đơ thị dành cho người nhập cư. Việc đọc tài liệu và sử dụng các
nguồn tài liệu này làm cơ sở, nền tảng cho việc định hướng nghiên cứu. Các tài
liệu sẽ giúp cho người viết có cái nhìn phong phú hơn, vừa khái qt vừa cụ thể
về những người lao động di cư từ nơi khác đến để từ đó có những nhận định,
đánh giá và kinh nghiệm về lĩnh vực này, phục vụ cho việc nghiên cứu. Song
song với đó, tác giả sẽ sử dụng chính những nguồn tài liệu đã đọc được là các
thông tư, báo in, báo mạng, diễn đàn, trang web… để dẫn chứng vào từng mục
có liên quan cụ thể trong bài.
Đặc biệt luận văn sử dụng các dữ liệu định lượng thu được từ cuộc khảo
sát với 200 người dân nhập cư tại phường Phúc Đồng – quận Long Biên –
thành phố Hà Nội thuộc đề tài “Hòa nhập xã hội của người nhập cư” do
PGS.TS Phạm Văn Quyết chủ trì.
7.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Là phương pháp định tính, nghiên cứu này sẽ tiến hành phỏng vấn sâu
15 khách thể là lao động nhập cư và người dân sở tại trên địa bàn phường
Phúc Đồng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội với nội dung về những yếu tố
ảnh hưởng đến sự tham gia của người nhập cư trong hoạt động đoàn thể tại
địa phương cư trú. Sử dụng phương pháp này trong bài nhằm mục đích mong
muốn hiểu rõ hơn về mức độ tham gia của người lao động nhập cư vào hoạt
động tập thể bị hưởng hưởng bởi yếu tố nào.
Tên của người tham gia phỏng vấn sẽ được đảm bảo tính khuyết danh
và bảo mật thông tin trong nghiên cứu.
6
8. Mẫu nghiên cứu
8.1. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu
Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản căn cứ trên danh sách quản lý nhân
khẩu chính thức của Ủy ban nhân dân phường Phúc Đồng, quận Long Biên,
thành phố Hà Nội. Tổng số đơn vị mẫu lựa chọn là 200 đơn vị. Nhóm này rất
đa dạng bao gồm rất nhiều các cá nhân đến từ các vùng khác nhau, học vấn,
trình độ tay nghề, cơng việc… có thể đã từng tham gia hoặc chưa từng tham
gia các hoạt động đoàn thể tại địa phương cư trú. Việc tiếp cận các đối tượng
được thực hiện dưới sự giúp đỡ của cán bộ UBND phường và các đồng chí
phụ trách khu dân cư trên địa bàn phường, đảm bảo đúng đối tượng và đủ số
lượng mẫu khảo sát.
8.2. Giới thiệu mẫu nghiên cứu
Đặc diểm mẫu khảo sát
Số lƣợng
Tỷ lệ
Nam
111
55,5%
Nữ
89
44,5%
114
57%
Lao động trong các cơ sở sản
22
11%
Lao động giúp việc nhà
3
1,5%
Bán hàng rong
13
6,5%
Lao động tự do
31
15,5%
Khác
17
8,5%
* Về giới tính:
* Về nghề nghiệp
Cơng nhân trong các công ty, các
khu công nghiệp
xuất nhỏ
7
* Quê quán
Bắc Giang
9
4,5%
Bắc Ninh
13
6,5%
Hà Nam
11
5,5%
Hà Nội
6
3%
Hà Tĩnh
12
6%
Hải Dƣơng
6
3%
Nam Định
24
12%
Hải Phịng
5
2,5%
Hịa Bình
1
0,5%
Huế
1
0,5%
Hƣng n
19
9,5%
Lạng Sơn
1
0,5%
Quảng Ninh
4
0,2%
Nghệ An
22
11%
Ninh Bình
3
1,5%
Phú Thọ
7
3,5%
Thái Bình
29
14,5%
Thanh Hóa
39
19,5%
* Độ tuổi trung bình mẫu khảo sát
8
33,69
9. Khung lý thuyết
Mức độ tham gia vào hoạt động đoàn thể của
người nhập cư tại địa phương cư trú
Yếu tố ảnh hưởng đến sự tham vào hoạt động
tập thể của người nhập cư tại địa phương cư trú
Đặc điểm lao
động nhập cư
Sự tiếp nhận
của chính quyền sở
tại
Sự hợp tác của
cư dân bản địa
ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - VĂN HÓA – XÃ HỘI
9
NỘI DUNG CHÍNH
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Hai tác giả Lê Ngọc Lân, Phùng Thị Kim Anh, khi phân tích về “Chính
sách việc làm cho lao động nữ nơng thơn trong thời kỳ đổi mới” – Tạp chí Xã
hội học cho rằng, tình trạng thiếu việc làm và thu nhập thấp cũng tạo nên
dòng chảy lao động từ nơng thơn ra thành thị, trong đó có nhiều phụ nữ. Họ
làm đủ các ngành nghề từ giúp việc gia đình, bn bán phế liệu đến bán hàng
rong, thậm chí cịn có một số chị em tham gia vào các hoạt động bị xã hội
ngăn cấm… Tuy nhiên, việc di chuyển lao động tự do từ các vùng nông thôn
ra thành thị, đặc biệt là các đô thị lớn đang là vấn đề nổi cộm, nảy sinh nhiều
vấn đề phức tạp, nhất là các tệ nạn xã hội.
Trong bài viết “Di dân, phát triển và bất bình đẳng ở Việt Nam trên
đường đổi mới và hội nhập”, tác giả Nguyễn Thanh Liêm đã chỉ ra mối quan
hệ giữa di dân, phát triển và bất bình đẳng có mối quan hệ tương hỗ, phức tạp
và đa dạng với nhiều chiều cạnh. Di dân lao động gắn với dịch chuyển và
phân phối lại lao động có thể góp phần giải quyết những mâu thuẫn trong
quan hệ cung cầu lao động. Vì vậy, di dân lao động góp phần giải quyết thất
nghiệp cho vùng đi và đồng thời đáp ứng nhu cầu lao động cho vùng đến. Bài
viết đề cập đến sự tác động qua lại, tính hai mặt của đổi mới, phát triển, bất
bình đẳng đến di dân.
Trong bài viết “Đời sống xã hội của thanh niên nhập cư lao động phổ
thông tại các cơ sở sản xuất nhỏ tại thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả
Phạm Thanh Thơi (trường Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia
Hồ Chí Minh) trên tạp chí Khoa học trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí
Mình, đã đưa một số kết quả nghiên cứu về các khía cạnh đời sống xã hội của
thanh niên nhập cư lao động phổ thông tại các cơ sở sản xuất nhỏ ở TP. Hồ
10
Chí Minh. Các khía cạnh của đời sống xã hội như mạng lưới xã hội, quan hệ
xã hội, các điều kiện sống, làm việc, thu nhập và tiếp cận các dịch vụ xã hội
đô thị được mô tả và phân tích trong nghiên cứu này. Đời sống xã hội của
thanh niên nhập cư xét trên quan hệ với chủ cơ sở, với các đồng nghiệp tại nơi
sống và làm việc được xây dựng chủ yếu trên nền tảng các quan hệ “tình
cảm”, “thân thuộc”, “đồng tộc”, “đồng hương”. Theo đó, các cơ sở sản xuất
nhỏ như là các “hộ gia đình hoạt động kinh tế cơng nghiệp” và cũng là các
“tiểu văn hóa” đa dạng trong q trình đơ thị hóa ở TP. Hồ Chí Minh. Theo
bài viết, thanh niên khi đến thành phố tìm kiếm việc làm, họ đã tận dụng khá
tốt các mối quan hệ để tìm kiểm chỗ ở ban đầu. Được sự trợ giúp của người
thân, bạn bè, họ khơng gặp khó khăn về ăn, đi lại trong thời gian tìm việc ở
thành phố. Cả nam lẫn nữ, phần nhiều đến với công việc ban đầu nơi thành
phố là do người thân quen, họ hàng hoặc người đồng hương giới thiệu. Tại
các cơ sở sản xuất nhỏ, đặc điểm lao động mang tính địa phương và cộng
đồng rất cao. Vì rằng, họ đã dựa vào “quan hệ thân quen” để giới thiệu cộng
việc cho người mới. Có những tỉnh thành, thanh niên về thành phố làm thợ hồ
(thợ xây dựng) rất nhiều, có tỉnh thì thanh niên nam cũng như nữ về thành phố
làm nghề may, có tỉnh thanh niên về thành phố bán quán ăn, quán cà phê hay
làm ở các cơ sở… Xét ở nhiều khía cạnh, việc phân nhóm này có những khía
cạnh tích cực là tính cộng đồng, sự tương trợ nhau nhiều. Những mặt khác,
khi những người cùng địa phương đến thành phố làm cùng ngành nghề, khiến
họ có tâm lý chấp nhận công việc, môi trường làm việc bằng mọi giá… Đời
sống xã hội của thanh niên nhập cư xét trên điều kiện quan hệ với chủ cơ sở,
với các đồng nghiệp cịn nặng về “tình cảm”, “cảm tính”, “quan hệ thân
thuộc”, đồng tộc, đồng hương. Với những đặc tính này, trong mơi trường đơ
thị có những hạn chế nhất định. Thanh niên khơng có sự năng động, họ dễ
dàng “ngủ qn” trong cộng đồng của mình. Khi đó, nếu các “tiểu văn hoá”
11
này có lối sống tiêu cực, thì ngồi cộng đồng của họ ra, ít có nhân tố hay lực
lượng xã hội nào kiểm soát được. Đời sống của thanh niên công nhân chịu sự
ràng buộc, tác động nhiều từ trách nhiệm “cảm tính” của các chủ cơ sở sản
xuất nhỏ. Họ không dễ dàng độc lập, không dễ dàng “thăng tiến’ khi suốt 24
giờ làm việc, ăn uống và ngủ nghỉ tại nhà của chủ cơ sở sản xuất. Có thể nói,
họ có được việc làm nơi thành phố, nhưng lại không thể tổ chức được đời
sống xã hội cho mình. Xét khía cạnh đời sống văn hóa, giải trí và khả năng
tiếp cận các dịch vụ y tế còn nghèo nàn. Các cơ sở sản xuất chưa có chính
sách hay kế hoạch gì để cải thiện vấn đề này trong chiến lược đầu tư, phát
triển kinh tế của họ. Một khi người lao động tai nạn lao động hay bệnh tật, tất
cả họ phải chịu trách nhiệm, chủ cơ sở có giúp chăng cũng mang tính hỗ trợ
một phần. Quá trình nghiên cứu thực trạng đời sống xã hội của thanh niên
nhập cư lao động phổ thông tại các cơ sở sản xuất nhỏ ở tp. Hồ Chí Minh,
nhóm nghiên cứu cũng dần nhận diện rõ hớn bức tranh về sự phân tầng trong
lĩnh vực kinh tế giữa người sử dụng lao động và người “bán” sức lao động
ngày càng lớn. Theo kết quả khảo sát, hiện có trên 61% cho rằng họ muốn
chuyển đổi việc do thu nhập thấp. Sự phân tầng cịn thể hiện dưới góc độ
quyền lực, chủ cơ sở có thể “đuổi” người lao động ra bên ngồi cơ sở bất cứ
lúc nào mà khơng cần đắn đo xét trách nhiệm pháp lý.
Theo bài viết “Sự hòa nhập xã hội của người di cư tại Việt Nam –
Hướng đến một mơ hình trợ giúp xã hội” của Phạm Văn Quyết và Trần Văn
Kham, trường Khoa học xã hội và Nhân văn, đại học Quốc gia Hà Nội đưa ra
số liệu bám sát thực tế về người dân nhập cư tại hai đô thị lớn nhất nước ta là
Hà Nội và Hồ Chí Minh. Bài viết hướng đến phân tích khía cạnh cụ thể trong
trải nghiệm cuộc sống tại đô thị của người di cư và gợi ý một số nội dung cho
các mơ hình trợ giúp người lao động di cư trong q trình đơ thị hoá ở Việt
Nam hiện nay: quan hệ bạn bè, cách thức giải quyết khó khăn, mức độ tham
12
gia các hoạt động tại cộng đồng, nơi ở, những trải nghiệm, xúc cảm, thái độ
về các vấn đề liên quan đến sự tham gia, thực hiện các mối quan hệ-tương tác
tại cộng đồng. Theo bài viết cũng chỉ ra rằng, tuy có rất nhiều điểm tương
đồng, mang tính phổ quát, song do đặc trưng vùng, miền với những đặc điểm
riêng về mơi trường văn hóa, lối sống, địa lý nên sự tham gia xã hội của người
di cư tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh mang những sắc thái riêng nhất
định. Ở một vài biến số được phân tích người di cư ở thành phố Hồ Chí Minh
thể hiện sự tham gia xã hội ở mức cao hơn so với ở Hà Nội, nhưng đồng thời
cũng thể hiện mơi trường xã hội cho hịa nhập ở thành phố Hồ Chí Minh
thuận lợi hơn so với ở Hà Nội. Hai tác giả cũng đưa ra nhận định về nội dung
các mơ hình trợ giúp người lao động di cư ở Việt Nam hiện nay bên cạnh việc
quan tâm giải quyết các vấn đề liên quan đến các chiều cạnh kinh tế như việc
làm, thu nhập, đào tạo nghề…, cũng rất cần quan tâm đến giải quyết những
vấn đề về sự tham gia của người di cư vào đời sống văn hóa, xã hội tại cộng
đồng nơi cư trú; thúc đẩy hơn nữa vai trò, trách nhiệm của cộng đồng, chính
quyền, đồn thể các địa phương trong việc tạo dựng mơi trường xã hội cho
hịa nhập cộng đồng. Mặt khác, cũng rất cần tạo điều kiện cần thiết để người
di cư ý thức được môi trường sống là nguồn lực quan trọng cho việc khắc
phục những khó khắn vướng mắc trong đời sống của họ; làm tăng hơn nữa
niềm tin xã hội ở họ. Trong các mơ hình cũng rất cần quan tâm đến những đặc
trưng mang màu sắc vùng miền.
Trong bài viết “Social Inclusion of the Poor Migrants in the
Contemporary Vietnamese Urban Life: A Quantitative Analysis” (tạm dịch
Hòa nhập xã hội của những người di cư nghèo hiện nay - Cuộc sống đơ thị
Việt: Một phân tích định lượng) của hai tác giả Phạm Văn Quyết và Trần Văn
Kham là bài viết về các chính sách dành cho người di cư trong thởi điểm hiện
tại, các xu hướng di cư cũng như tác động của dòng chảy di cư tới đời sống xã
13
hội nói chung. Bài viết mơ tả đời sống của người di cư trong đô thị hiện đại
tại hai đô thị lớn là thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, trong đó
nhấn mạnh tới vấn đề chính sách xã hội, các dịch vụ xã hội mà người di cư
nghèo tại đơ thị có thể được hưởng lợi, từ đó đưa ra thuận lợi và khó khăn của
người di cư nghèo gặp phải khi hòa nhập với đời sống đô thị.
Tác giả Douglas S.Massey trong bài viết “Các nguồn gốc xã hội và
kinh tế của nhập cư” (1994), đã chỉ ra rằng, di cư là một vấn đề của mọi xã
hội, quốc gia, di cư là một vấn đề cần được quan tâm, nghiên cứu để có những
chính sách phù hợp với yêu cầu của nguồn nhân lực tại nơi xuất cư và nơi
nhập cư. Tác gỉa cho rằng, các mơ hình nhập cư đương thời biểu thị cho một
sự đoạn tuyệt với quá khứ. Di cư có nguồn gốc là do những yếu tố kinh tế, xã
hội, chính sách của mỗi cá nhân, gia đình hay quốc gia. Bài viết sử dụng lý
thuyết mạng lưới xã hội, lý thuyết kinh tế Marco, lý thuyết kinh tế vi mơ, luật
nhập cư để phân tích nguồn gốc của nhập cư. Qua bài viết, chúng ta có thể có
một cách vận dụng lý thuyết trong cách phân tích các vấn đề di dân và nhập cư.
Phân tích các cơng trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước
về làn sóng người lao động nhập cư vào thành thị cho thấy rằng, vấn đề này
được tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên các nghiên cứu trước đây
cũng chưa làm rõ vấn đề này dưới góc độ hịa nhập cũng như trở ngại, khó
khăn của chính vốn xã hội, của tiểu văn hóa của người lao động nhập cư cũng
như cộng đồng mà người lao động nhập cư hiện tại đang sinh sống và làm
việc. Đây cũng chính là điểm mới trong đề tài “Tham gia của người lao động
nhập cư vào hoạt động đoàn thể ở địa phương (Nghiên cứu tại phường Phúc
Đồng – quận Long Biên – thành phố Hà Nội)”. Qua đây chúng tôi cũng mang
đến một góc nhìn mới về thực trạng hịa nhập cộng đồng đối với người lao
động nhập cư tại đô thị hiện nay.
14
1.2. Cơ sở lý thuyết
1.2.1. Lý thuyết Hòa nhập xã hội
Theo mục tiêu và nội dung, khái niệm hòa nhập xã hội và hội nhập xã
hội (Social integration) trong nhiều trường hợp được sử dụng với sự phân biệt
không đáng kể hoặc không rõ ràng. Trong khoa học xã hội, vấn đề hội nhập
xã hội được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và trở thành vấn đề được nghiên
cứu rất phổ biến. Người đầu tiên đặt dấu ấn đậm nét trong nghiên cứu về hội
nhập xã hội, đồng thời cũng là người đặt nền móng cho Chủ nghĩa chức năng
là nhà xã hội học người Pháp Emile Durkheim (1789 - 1857). Quan điểm về
hội nhập xã hội của ông được trình bày trong sự gắn kết chặt chẽ với khái
niệm đồn kết xã hội (social solidarity). Ơng sử dụng khái niệm đoàn kết xã
hội để chỉ các mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, giữa các cá nhân với nhau,
giữa cá nhân với nhóm xã hội. Nếu như khơng có sự đồn kết xã hội thì các cá
nhân riêng lẻ, biệt lập không thể tạo thành xã hội với tư cách là một chỉnh thể
(Lê Ngọc Hùng, 2002). [9;3]
Về hội nhập xã hội, Durkheim cho rằng, xã hội dường như đã sử dụng
một sức mạnh bắt buộc đối với mỗi cá nhân. Chuẩn mực, niềm tin và các giá
trị mà ông gọi là ý thức tập thể được coi như cơ sở đạo đức của xã hội. Ý thức
tập thể liên kết các cá nhân với nhau tạo ra hội nhập xã hội. Ý thức tập thể là
chìa khóa quan trọng cho việc giải thích sự tồn tại của xã hội: Nó tạo ra và
duy trì xã hội. Trong khi đó, ý thức tập thể là sản phẩm của các cá nhân thông
qua hành động và tương tác của họ. Như vậy, xã hội là một sản phẩm có tính
xã hội được tạo ra bởi các hành động của cá nhân sau đó tác động trở lại bởi
một sức mạnh xã hội mang tính bắt buộc đối với mỗi cá nhân. Thông qua ý
thức tập thể của họ con người trở nên hiểu biết nhau như sinh vật xã hội, chứ
không phải như động vật (dẫn theo Kenneth D. Allan, 2005). [9;4]
15
Từ quan điểm của Durkheim, vấn đề hội nhập xã hội tiếp tục được
nghiên cứu và mở rộng trong quan điểm của các nhà chức năng luận. Theo đó
hội nhập xã hội gắn với những nguyên tắc mà qua đó các cá nhân hay các chủ
thể hành động được liên kết với nhau. Bên cạnh đó, các nhà chức năng luận
còn nhấn mạnh đến vấn đề hội nhập hệ thống xã hội. Nó được xem như
phương thức quan hệ của những yếu tố trong hệ thống xã hội, mà vì hệ thống
đó chúng hành động một cách tập thể để tránh phá vỡ hệ thống, đồng thời
chúng luôn hợp tác để thúc đẩy sự hoạt động của hệ thống xã hội như một
chỉnh thể. Ở góc độ lý luận, hội nhập xã hội chỉ ra những nguyên tắc mà qua
đó các cá nhân theo vị thế xã hội gắn kết với nhau trong không gian xã hội và
đề cập đến các mối quan hệ giữa các chủ thể: các chủ thể chấp nhận các
nguyên tắc xã hội như thế nào. Hội nhập của một hệ thống xã hội có nghĩa là
các tương tác trao đổi qua lại giữa các thành tố của một cấu trúc xã hội cụ thể
(Marshall G., 1998). [9;6]
Hòa nhập xã hội giúp thúc đẩy xã hội phát triển đi lên. Sự tồn tại của xã
hội giữa trên mối liên kết giữa các cá nhân, mối liên kết – quan hệ xã hội càng
rộng lớn giữa các cá nhân thì xã hội càng phát triển càng mạnh mẽ, mức độ
liên kết càng bền chặt, xã hội càng bền vững.
Mỗi cá nhân khi tham gia một cộng đồng đều mong muốn được hịa
nhập vào cộng đồng đó. Hịa nhập ở đây chính là sự thừa nhận của các thành
viên khác rằng cá nhân đó là thành viên của cộng đồng, cá nhân có vị thế
trong cộng đồng, được hưởng lợi ích từ cộng đồng mang lại, có tiếng nói
trong cộng đồng, có nghĩa vụ xây dựng cộng đồng phát triển. Hơn tất cả, khi
cá nhân hòa nhập tốt, họ trở thành thành viên trong cộng đồng thì họ có thể
nâng cao vị thế của mình so với các cá nhân còn lại, giúp họ thụ hưởng quyền
lợi mong muốn.
16