ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
**********
VŨ MINH QUANG
"NGÀY CỦA KIẾN"
CỦA BERNARD WERBER
TỪ GĨC NHÌN PHÊ BÌNH SINH THÁI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học nƣớc ngoài
Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2017
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
**********
VŨ MINH QUANG
"NGÀY CỦA KIẾN"
CỦA BERNARD WERBER
TỪ GĨC NHÌN PHÊ BÌNH SINH THÁI
Chun ngành: Văn học nƣớc ngoài
Mã số: 60220245
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH VĂN HỌC NƢỚC NGOÀI
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS Huỳnh Nhƣ Phƣơng
Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2017
XÁC NHẬN
Tôi xác nhận học viên Vũ Minh Quang đã sửa chữa và bổ sung luận văn “Ngày
của kiến” của Bernard Werber từ góc nhìn phê bình sinh thái theo góp ý của Hội
đồng chấm luận văn Cao học Văn học Nước ngồi khóa 2013 - 2015 tiến hành ngày
27-11-2017.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm …
Chủ tịch hội đồng
Người hướng dẫn
LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố
trong bất kì cơng trình nào khác.
Tác giả Luận văn
LỜI CẢM ƠN
Tơi hồn thành được luận văn này của cũng là nhờ rất nhiều sự hỗ trợ từ gia đình,
nhà trường, giáo viên và bạn bè thương mến. Đồng thời, tôi xin gửi lời tri ân đến tất cả
thầy cô Khoa Văn học đã không chỉ truyền thụ kiến thức mà cịn chắp cánh thêm cho
tơi niềm đam mê văn học.
Tôi xin trân trọng cảm ơn GS.TS Huỳnh Như Phương, người thầy hướng dẫn
đáng kính đã ln tận tình chỉ bảo tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Cảm ơn thầy Phan Nhật Chiêu vì những tài liệu quý báu, những gợi ý đáng giá và
nhất là nguồn cảm hứng khoáng đạt mang tinh thần sinh thái mà thầy đã khơi gợi cho
tôi.
Xin cảm ơn tất cả những bạn bè cùng khóa, cùng ngành, và cả những bạn bè
thuộc các khối ngành tự nhiên đã đóng góp những tư liệu bổ ích, hỗ trợ tơi về một số
vấn đề tiếng Pháp và ngoại ngữ khác.
Và giống như Bernard Werber đã cảm ơn những cái cây đóng góp bột giấy để
ơng hồn thành tác phẩm, tơi cũng nên gửi lời cảm ơn đến một khoảng rừng nhỏ, nơi
có một tổ kiến cho tôi quan sát trong lúc đọc tác phẩm này, tiếc là chúng không tồn tại
đủ lâu cho đến lúc tơi hồn thiện bài viết.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 11 năm 2017
VŨ MINH QUANG
1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................3
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề..................................................................................4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................9
4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................9
5. Đóng góp của luận văn .....................................................................................10
6. Cấu trúc của luận văn .......................................................................................11
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU NGÀY CỦA KIẾN CỦA BERNARD WERBER
VÀ LÝ THUYẾT PHÊ BÌNH SINH THÁI ..........................................................13
1.1. Bernard Werber và tiểu thuyết Ngày của kiến ...........................................13
1.1.1. Về tác giả Bernard Werber ..................................................................13
1.1.2. Về tiểu thuyết Ngày của kiến ..............................................................15
1.2. Phê bình sinh thái và những góc nhìn mới trong văn học..........................18
1.2.1. Lược sử phê bình sinh thái ..................................................................18
1.2.2. Thi pháp sinh thái trong phê bình tác phẩm văn học ..........................23
Tiểu kết .....................................................................................................................28
CHƢƠNG 2: KIẾN VÀ NGƢỜI TRONG CHỈNH THỂ SINH THÁI ............29
2.1. Thế giới côn trùng trong Ngày của kiến ....................................................29
2.1.1. Những vương quốc côn trùng..............................................................30
2.1.2. Thế giới quan của nhân vật kiến .........................................................37
2.2. Loài người trong Ngày của kiến ................................................................52
2.2.1. Lồi người trong điểm nhìn của các sinh vật khác .............................52
2.2.2. Lồi người trong điểm nhìn của đồng loại ..........................................66
2.3. Thế giới song hành của kiến và người .......................................................79
2.3.1. Thế giới song hành và đa thực tại .......................................................79
2.3.2. Cấu trúc đa thực tại trong Ngày của kiến ............................................82
Tiểu kết .....................................................................................................................94
2
CHƢƠNG 3: SINH THÁI TRUNG TÂM LUẬN TRONG NGÀY CỦA KIẾN
...................................................................................................................................96
3.1. Từ “Nhân loại trung tâm luận”...................................................................96
3.1.1. Câu chuyện tiến hóa và những ngộ nhận ............................................96
3.1.2. Tiến vào những ảo vọng trung tâm ...................................................100
3.1.3. Giải trung tâm - Mọi thứ đều là sinh thái ..........................................110
3.2. Đến “Sinh thái trung tâm luận” ................................................................120
3.2.1. Dẫn đường vào sinh thái ...................................................................120
3.2.2. Điều bình và dung nhập như là nguyên tắc sinh thái ........................129
3.2.3. Lắng nghe và đối thoại như là giải pháp sinh thái ............................142
Tiểu kết ...................................................................................................................155
KẾT LUẬN ............................................................................................................156
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................159
PHỤ LỤC ...............................................................................................................166
3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Khi tôi bắt đầu viết những dịng này thì bên ngồi trời vẫn đang mưa, ảnh
hưởng từ một đợt áp thấp nhiệt đới. Những cơn bão đến từ biển vốn không mấy xa
lạ với một quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, nhưng hiện tượng khí hậu cực
đoan trong hai thập kỷ trở lại đây dường như tăng lên về cường độ, tần suất, diễn
biến thiên tai cũng ngày càng phức tạp, không theo quy luật như trước. Đó là những
gì mà chương trình dự báo thời tiết thường đề cập, cịn lúc này, tơi chợt nhớ ra rằng
đã lâu tơi khơng cịn được nghe tiếng dế kêu ở ngồi kia. Có thể vì đêm nay mưa to
át đi tiếng thổn thức của những lồi cơn trùng nhỏ bé, nhưng có lẽ, khi sắt thép và
bê tông của phố thị mọc lên đã mang đi những đồng cỏ và bụi cây rồi.
Có thể nói rằng sự phát triển của nền văn minh nhân loại đã làm biến đổi
nhanh chóng mơi trường sinh thái. So với giữa thế kỷ 18, dân số thế giới đã tăng 4
lần, sản lượng công nghiệp gia tăng 100 lần, tạo ra những thay đổi rõ rệt ở quy mơ
tồn thế giới. Và nền văn minh của chúng ta được biểu hiện rõ rệt trên khắp bề mặt
địa cầu, nhất là từ sau thế kỷ 20. Đi cùng với đó là cảnh quan khắp nơi bị hủy hoại,
các nguồn hải sản cạn kiệt, các vùng đất cằn cỗi do bị khai thác kiệt quệ bởi cả công
nghiệp và nông nghiệp. Khí thải từ những hoạt động của con người gây nên lỗ
thủng tầng Ozone và hiệu ứng nhà kính, thậm chí là cả những đám mây mang bụi
phóng xạ của những vụ nổ hạt nhân… Thế kỷ 20 qua đi để lại những món nợ mơi
sinh mà hậu thế cần giải quyết.
Nhưng trong những bi quan về tương lai vẫn cịn hy vọng, có những lớp người
trong thế kỷ 20 vẫn dành cho môi trường những mối quan tâm sâu sắc về các
phương diện văn hóa xã hội, kinh tế và công nghiệp. Nhân loại cần phải thừa nhận
rằng vấn đề bảo tồn sinh thái giờ đây đã không cịn là một câu chuyện viển vơng.
Mà nó gắn liền với cuộc sống hàng ngày của mỗi người và tương lai của con em
chúng ta. Nhân loại cần thiết phải phát triển bền vững, mà điều đó tất yếu sẽ dẫn
đến những lựa chọn văn hóa và những lựa chọn về giá trị mà xã hội buộc phải quyết
định.
4
Phê bình sinh thái (Ecocriticism) chính là một hướng đi nảy sinh và phát triển
từ xu thế này. Khởi phát từ Anh - Mỹ và lan rộng khắp Phương Tây, phê bình sinh
thái ngày càng mở rộng và thu hút được nhiều sự quan tâm trên khắp thế giới, trong
đó có cả những quốc gia Phương Đơng đang chịu những tác động tiêu cực từ q
trình biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường. Việt Nam cũng không phải là một ngoại
lệ. Những sự cố môi trường cùng những di họa của nó trong thời gian gần đây, xảy
ra trên khắp thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng, là lời cảnh báo đến mọi cá
nhân, tổ chức, mọi lĩnh vực về sự nguy cấp mà sinh thái đang hứng chịu. Văn học
cũng khơng thể đặt mình bên ngồi cơng cuộc thay đổi nhận thức của cộng đồng.
Trước hết nó kêu gọi việc xóa bỏ tình trạng bất bình đẳng về các phương diện kinh
tế, văn hóa và sinh thái cần phải được tiến hành. Qua đó thúc đẩy những hành động
tiến bộ trong việc xây dựng mối quan hệ của con người với môi trường sinh thái, để
bảo vệ sinh thái và phát triển bền vững cùng với nó. Như thế, phê bình sinh thái đã
gợi ý một sự truy xét đến cùng về trách nhiệm của nghệ thuật cũng như vấn đề bản
thể của văn học.
Tuy nhiên, việc đánh giá những tác phẩm văn học dưới góc nhìn phê bình sinh
thái ở Việt Nam chưa thực sự được phổ biến và quan tâm đúng mức, đủ để tạo nên
một sức ảnh hưởng nhất định trong xu thế chung của văn học thế giới. Do đó, cùng
với những hy vọng và lạc quan, người viết muốn đưa đến một cách tiếp cận thú vị
về tác phẩm Ngày của kiến của Bernard Werber từ góc nhìn phê bình sinh thái. Biết
đâu, đây sẽ là một thể nghiệm, một gợi ý nào đó cho những người đồng chí, đồng ý,
đồng tình hay bất cứ ai quan tâm đến tác phẩm Ngày của kiến nói riêng và vấn đề
sinh thái nói chung.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Luận văn này liên quan đến hai mảng chính, đó là tiểu thuyết Ngày của kiến
và phê bình sinh thái. Thơng qua góc nhìn của phê bình sinh thái, người viết sẽ diễn
giải, phân tích, đánh giá tác phẩm trên của Bernard Werber.
Về phê bình sinh thái, ở phương diện lịch sử nghiên cứu, trong bài viết: “Văn
học sinh thái và lí luận phê bình sinh thái” do Đỗ Văn Hiểu sơ dịch từ cuốn Đương
5
đại Tây phương tối tân văn luận giáo trình của Vương Nhạc Xuyên (2008) [65];
cùng với luận án Con người và tự nhiên trong văn xuôi Việt Nam sau 1975 từ góc
nhìn phê bình sinh thái [29] của tác giả Trần Thị Ánh Nguyệt; các nghiên cứu đều
cho rằng là phê bình sinh thái một phong trào khởi phát từ những năm 70 của thế kỷ
20 khi những dấu hiệu khủng hoảng môi trường ngày càng rõ rệt; nhưng cội rễ phê
bình sinh thái đã có từ rất lâu trước đó trong tư tưởng lý luận và những nghiên cứu
của Darwin, Rousseau, Heidegger … Xuất phát từ nền tảng tư tưởng triết học về sự
tồn tại hài hòa và bền vững giữa con người và môi trường, từ cuối thế kỷ 20, những
phong trào bảo vệ sinh thái đã nảy nở từ Phương Tây và lan rộng ra toàn thế giới,
trên nhiều phương diện và nhiều lĩnh vực. Trong xu thế đó, văn học, dù cịn chút
chậm chạm, nhưng cũng đã kịp hướng mối bận tâm của mình đến với vấn đề sinh
thái.
Từ những nghiên cứu trước tác về tự nhiên còn khá rời rạc của một số học giả
Phương Tây, phê bình sinh thái đã tập trung được sự chú ý nhất định, thu hút giới
nghiên cứu trên toàn thế giới. Mà kết quả là sự xuất hiện của nó trong cuốn giáo
trình giới thiệu các trường phái lý thuyết văn học. Giáo trình Nhập mơn lý thuyết:
dẫn luận lí luận văn học và lý luận văn hóa (Beginning Theory: An Introduction to
Literary and Cultural Theory, Manchester University press) tái bản năm 2002 do
Peter Barry soạn thêm một chương mới là “Phê Bình sinh thái”.[29, tr. 14] Từ đó,
những học giả như Peter Barry, Kate Rigby, Cheryll Glotfelty, Gifford Terry,
Jonathan Bate, Grey Garrard, Lawrence Buell, Karen Thornber… đã không ngừng
xây dựng, hệ thống hóa lý thuyết cũng như mở rộng ứng dụng phê bình sinh thái
trong văn học và phê bình văn học.
Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, vấn đề bảo vệ môi sinh và phát triển
bền vững đang ngày càng được dư luận quan tâm, thế nhưng phê bình sinh thái vẫn
cịn là một lý thuyết khá mới mẻ, kể cả đối với phần lớn những người có chút quan
tâm đến văn học. Ngay từ cái tên, nhiều người có thể sẽ có cảm tưởng rằng trường
phái này có vẻ thiên về khoa học tự nhiên hơn là khoa học xã hội, nhưng một phần
nguyên nhân quan trọng hơn đó là do mức độ phổ biến và số lượng của những tài
6
liệu phê bình sinh thái cịn tương đối hạn chế. Nếu chỉ tính những tài liệu tiếng Việt
về Phê bình sinh thái, ta thấy có sự góp sức rất lớn của những dịch giả, nhà nghiên
cứu như Đỗ Văn Hiểu, Nguyễn Tiến Văn, Trần Đình Sử, Hải Ngọc, Bùi Quang
Thắng… trong việc chuyển ngữ những nghiên cứu của Frederick Turner,
KarenThornber, Kate Rigby… Đây là nền tảng quan trọng để hệ thống hóa và ứng
dụng phê bình sinh thái vào văn học ở nước ta. Thông qua danh sách một số bài viết
về phê bình sinh thái được liệt kê dưới đây, ta sẽ thấy được phần nào quá trình du
nhập và phát triển đó của Phê bình sinh thái:
-
Bùi Quang Thắng (2008), 30 thuật ng nghiên c u văn hóa, NXB Khoa
học xã hội.
-
Bùi Quang Thắng (2009), Nhân học sinh thái, đăng trên vanhoahoc.vn
-
Frederick Turner (2012), “Thi pháp sinh thái”, Nguyễn Tiến Văn dịch từ
tiếng Anh, theo Bài nói chuyện tại cuộc họp vùng Cleveland, Hội xã Philadelphia
ngày 21/9/2002, Nguồn:
-
Đỗ Văn Hiểu (2012), “Phê bình sinh thái – Khuynh hướng nghiên c u
văn học mang tính cách tân”, Tạp chí Sơng Hương, số SH285/11-12.
-
Đỗ Văn Hiểu (2012), “Phê bình sinh thái – cội nguồn và sự phát triển”
(phần 1, 2), dịch từ tiếng Trung; Ngơ Hương Giang hiệu đính thuật ngữ từ tiếng
Anh; Tạp chí Nhà văn, số 11.
-
Đỗ Văn Hiểu (2015), “Văn học sinh thái và lí luận phê bình sinh thái”,
Đỗ Văn Hiểu sơ dịch từ cuốn “Đương đại Tây phương tối tân văn luận giáo trình”
của Vương Nhạc Xuyên, Nxb Đại học Phúc Đán, Thượng Hải, 2008. Nguồn:
-
Karen Thornber (2013), Nh ng tương lai của phê bình sinh thái và văn
học, Hải Ngọc dịch, đăng trên khoavanhoc-ngonngu.edu.vn
-
Karen Thornber (2013), “Ecocritical and Literary Futures”, trong sách
Simon C. Estok, Won-Chung Kim (ed) (2013), East Asian Ecocriticisms. A Critical
Reade, Palgrave Macmillan, New York, US.
7
-
Ngô Thị Thu Giang (2014), Cảm quan sinh thái trong truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp, Luận văn thạc sĩ ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam, ĐH Thái
Ngun, Việt Nam.
-
Trần Đình Sử (2015), “Phê bình sinh thái tinh thần trong nghiên c u văn
học hiện nay”, đăng trên trandinhsu.wordpress.com
-
Đặng Thị Thái Hà (2014), “Bước đầu tìm hiểu truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp từ điểm nhìn phê bình sinh thái”, đăng trên vietvan.vn
-
Đặng Thị Thái Hà (2015), “Vấn đề sinh thái - đô thị trong văn xi Việt
Nam thời Đổi mới”, Tạp chí Văn nghệ quân đội, đăng ngày 03/08/2015, trên
vannghequandoi.com.vn
-
Trần Thị Ánh Nguyệt (2015). Con người và tự nhiên trong văn xuôi Việt
Nam sau 1975 từ góc nhìn phê bình sinh thái. Luận án tiến sĩ Ngữ Văn; ĐH Sư
Phạm Hà Nội, Việt Nam.
-
Nguyễn Thị Quế Vân và Lâm Hoàng Phúc (2017), Sinh thái mơi trường
trong văn xi Đồn Giỏi, Trường Đại học Văn Hiến.
-
Nguyễn Thị Tịnh Thy (2014), “Sáng tác và phê bình văn học sinh thái –
tiềm năng cần khai thác của văn học Việt Nam”, Tạp chí Văn nghệ quân đội, 2014,
Số: 10/2014.
-
Nguyễn Thị Tịnh Thy (2013), Phê bình sinh thái – nhìn từ lí thuyết giải
cấu trúc, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia Văn học hậu hiện đại – Lí thuyết và
thực tiễn, Khoa Ngữ văn, ĐH Sư phạm Hà Nội.
-
Nguyễn Thị Tịnh Thy (2017), “Phê bình từ chủ nghĩa n quyền sinh
thái: Sự kết hợp gi a “cách mạng giới” và “cách mạng xanh” trong nghiên c u
văn học”, Tạp chí sơng Hương, đăng trên khoavanhoc-ngonngu.edu.vn
Tất nhiên, những bài viết trên không phải là một danh mục hoàn chỉnh và bao
gồm tất cả những nghiên cứu về phê bình sinh thái tại Việt Nam. Nhưng từ đó ta
cũng thấy rằng, từ khoảng năm 2015 đổ về trước, phê bình sinh thái là một lý thuyết
cịn khá xa lạ trong nền văn học nước ta, có rất ít những bài viết chuyển ngữ về lý
thuyết chứ chưa kể đến những nghiên cứu ứng dụng của nó trong phê bình văn học.
8
Bản thân người viết trước đó cũng rất bối rối khi bắt đầu theo đuổi hướng đi mới mẻ
này. Vì một lý do ngẫu nhiên nào đó, rất gần với thời điểm luận văn này được chấp
bút, dường như phê bình sinh thái đã gây được một sự chú ý nhất định, thông qua
việc một số người làm nghiên cứu đã chọn vấn đề môi trường tự nhiên làm điểm tựa
cho những nghiên cứu văn học khác nhau của mình. Tuy nhiên, hầu hết các bài viết
mới chỉ dừng lại ở dạng ấn phẩm số hóa trên internet và một vài bài nghiên cứu
trong các trường đại học, chứ chưa có một cuốn sách chun mơn nào dành cho phê
bình sinh thái. Điều đó cho thấy xu hướng nghiên cứu phê bình sinh thái tuy đã
manh nha và bắt đầu phát triển ở Việt Nam nhưng vẫn còn rời rạc ở một mức độ
nhất định. Trong lúc ấy, sự tình cờ về chủ đề đang tìm hiểu đã đưa tơi đến gần một
luận án công bố năm 2015 của tác giả Trần Thị Ánh Nguyệt, viết về con người và tự
nhiên trong văn xi Việt Nam sau 1975 từ góc nhìn phê bình sinh thái. Nghiên cứu
này đã trở thành một nguồn tham khảo quý giá, cũng như một lời cổ vũ cho bản
thân người viết mạnh dạn hơn trong việc thể nghiệm hướng đi ứng dụng phê bình
sinh thái cho một tác phẩm văn học nước ngoài.
Về tác phẩm Ngày của kiến của Bernard Werber, mặc dù cuốn tiểu thuyết này
đã được xuất bản tại Pháp năm 1992, nhưng đến tận năm 2012 người viết mới được
tiếp cận bản dịch tiếng Việt của dịch giả Phùng Hồng Minh, thông qua ấn phẩm của
nhà xuất bản Nhã Nam và nhà xuất bản Văn Học. Ngoài những giới thiệu, đánh giá
ngắn gọn về cuốn sách này trên mạng xã hội hay tạp chí, người viết chưa tìm thấy
những nghiên cứu sâu hơn về tác phẩm, nhất là dưới góc nhìn phê bình sinh thái.
Ngày của kiến là cuốn sách thứ hai trong bộ ba tiểu thuyết về kiến của Bernard
Werber. So với cuốn sách đầu tiên là Kiến, cuốn sách thứ hai đem lại cho cá nhân
người làm luận văn một ấn tượng đặc biệt về sự đụng độ của hai nền văn minh kiến
- người, mà qua đó, những vấn đề liên đới phát sinh thuận lợi cho hướng đi Phê
bình sinh thái. Bản dịch cuốn sách thứ ba trong bộ tam tiểu thuyết có tên Cách
mạng kiến xuất hiện hơi muộn màng, nhưng may thay nó khơng gây ảnh hưởng
nhiều đến quyết định lựa chọn đề tài cũng như quá trình thực hiện Ngày của kiến,
bởi mỗi cuốn sách trong bộ ba là một tiểu thuyết hoàn chỉnh, độc lập tương đối với
9
nhau. Hy vọng rằng hai phần còn lại sẽ trở thành những nguyên liệu tốt cho những
nghiên cứu mới trong tương lai, dưới những điểm nhìn khác nữa ngồi sinh thái.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài của luận văn là Ngày của kiến của Bernard Werber từ góc nhìn phê bình
sinh thái. Do đó, đối tượng chính của nghiên cứu sẽ khơng gì khác hơn là cuốn tiểu
thuyết về kiến của nhà văn Bernard Werber, được dịch giả Phùng Hồng Minh dịch
và do nhà xuất bản Văn Học kết hợp với nhà xuất bản Nhã Nam giới thiệu năm
2011. Theo đó, luận văn sẽ tập trung vào những yếu tố sinh thái và những vấn đề
liên quan đến phê bình sinh thái xuất hiện trong tác phẩm Ngày của kiến.
Ở luận văn này, chúng tôi đề xuất những phương diện chính cần xem xét trong
tác phẩm Ngày của kiến, đó là: hình ảnh thế giới tự nhiên được mơ tả trong tác
phẩm; hình ảnh con người và nhân loại dưới góc độ tự nhiên; cách xây dựng cấu
trúc tương quan, tương tác giữa thế giới côn trùng và nhân loại; giải huyền thoại về
nhân loại trung tâm luận, đồng thời, dịch chuyển từ nhân loại trung tâm luận sang
sinh thái trung tâm luận. Thông qua những mối quan hệ giữa con người và những
yếu tố tự nhiên được phản ánh trong văn bản, chúng ta sẽ nhận diện những hướng đi
sinh thái của con người, hòa giải và chung sống bền vững cùng sinh thái trong
tương lai.
Trong phạm vi của nghiên cứu, chúng tôi chủ yếu tập trung vào tác phẩm của
Ngày của kiến của Bernard Werber dựa trên hướng tiếp cận phê bình sinh thái AnhMỹ. Khơng chỉ là phê bình sinh thái theo chiều sâu trong nội hàm văn bản, những
phân tích về tác phẩm còn được mở rộng theo hướng sinh thái xã hội, kết hợp với
những kiến thức đa lĩnh vực như xã hội học, nhân chủng học, sinh vật học, ký hiệu
học… Từ đó thấy được quan điểm cũng như cách phản ứng của tác giả về những
vấn đề sinh thái hiện diện trong tác phẩm.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trên cơ sở những phương pháp thông dụng trong nghiên cứu văn học như
thống kê, phân loại, phân tích, tổng hợp, so sánh… đề tài sẽ kết hợp chúng thành
10
những nhóm phương pháp để vận dụng vào phân tích và làm rõ một số vấn đề sinh
thái như sau:
- Phương pháp lịch sử, xã hội: Phê bình sinh thái là một hướng đi tất yếu trong
quá trình vận động và tương tác giữa xã hội con người với môi trường tự nhiên. Do
đó nó khơng tách rời hay nằm ngoài những vấn đề xã hội. Phương pháp này giúp đề
tài tìm hiểu tác phẩm dưới góc độ văn hóa xã hội và những tác động của nó lên các
vấn đề sinh thái có trong văn bản.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu, liên văn bản: Những yếu tố liên quan đến
sinh thái trong văn bản sẽ được so sánh, đối chiếu với những tác phẩm tương ứng
đồng đại hoặc đồng chủ đề. Đề tài cũng dùng thao tác so sánh để tìm kiếm mối liên
hệ giữa những vấn đề, hiện tượng sinh thái có trong tác phẩm với thực tiễn xã hội,
đặc biệt với những tri thức khoa học đa lĩnh vực như sinh học, xã hội học, ký hiệu
học… Những dấu hiệu cần đến phương pháp liên văn bản cũng sẽ được vận dụng để
mở rộng những mạch ngầm cốt truyện, phân tích những ẩn dụ trong văn bản.
- Phương pháp cấu trúc và giải cấu trúc: Sử dụng phương pháp này, đề tài sẽ
nối kết các thành phần của tiểu thuyết trong mối quan hệ chung với các vấn đề sinh
thái. Bởi tính phức tạp của hệ thống cấu trúc câu chuyện mà mỗi phân đoạn của tác
phẩm cũng cần được khám phá như một chỉnh thể thực sự. Sự tái cấu trúc sau khi
phân mảnh văn bản, để cài đặt những “mã” sinh thái, tạo nên những hàm ý nghệ
thuật mới, cũng rất đáng lưu ý.
Ngoài ra, đề tài sử dụng thêm một số phương pháp hỗ trợ cho việc nghiên cứu
như: tự sự học, thi pháp học, ký hiệu học…, từ hướng nghiên cứu này, chúng ta sẽ
khám phá Ngày của kiến ở một góc nhìn phê bình sinh thái trong thời đại khủng
hoảng mơi sinh.
5. Đóng góp của luận văn
Xu hướng nghiên cứu văn học dưới góc nhìn phê bình sinh thái có thể sẽ là
một trong những hướng đi đáng chú ý trong thời gian tới. Do đó, khi chọn đề tài
này, người viết mong muốn có những đóng góp nhất định trong việc áp dụng phê
bình sinh thái vào phân tích tác phẩm văn học, cụ thể là cuốn sách Ngày của kiến
11
của Bernard Werber. Cùng với đó là việc chỉ ra thủ pháp sáng tạo, những kỹ thuật
viết đặc biệt trong thi pháp sinh thái ẩn giấu trong văn bản.
Hơn nữa, việc khám phá Ngày của kiến ở một góc nhìn phê bình sinh thái đầy
mới mẻ và hấp dẫn có thể sẽ tạo nên cảm hứng cho bất kỳ ai yêu thích những tiểu
thuyết của Bernard Werber - một tác giả đặc biệt khéo léo trong lối viết kết hợp
giữa tri thức khoa học tự nhiên với khoa học xã hội, giữa khoa học giả tưởng với
phiêu lưu hành động. Bằng một niềm yêu thích về chủ đề cũng như giọng văn vừa
mạch lạc, khoa học, vừa dí dỏm trong tiểu thuyết, người viết luận văn sẽ cố gắng
phần nào truyền tải được điều đó thơng qua việc dẫn dắt những khám phá về tác
phẩm bằng những ngôn từ thật nhẹ nhàng và thân thiện. Cũng như tinh thần của
Bernard Werber. Những tri thức khoa học, những thông điệp sinh thái, những triết
lý nhân sinh, dù phức tạp thế nào thì cũng nên được truyền một cách lơi cuốn, dễ
hiểu và gieo đầy cảm hứng.
Tính đến thời điểm luận văn này được tiến hành thì chưa có một cơng trình
nghiên cứu hoàn chỉnh nào về đề tài này ra đời. Hy vọng rằng những vấn đề môi
trường, tự nhiên và xã hội trong phạm vi nghiên cứu tiểu thuyết Ngày của kiến sẽ là
một nguồn tham khảo hữu ích cho bất kỳ ai muốn tìm hiểu, nghiên cứu, lẫn sáng tác
văn học dưới góc nhìn phê bình sinh thái trong thời gian tới.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung luận văn gồm có ba chương
chính:
- Chương 1: Giới thiệu Ngày của kiến của Bernard Werber và lý thuyết phê
bình sinh thái.
Chương này giới thiệu tác giả Bernard Werber và tiểu thuyết Ngày của kiến và
trình bày sơ lược về lý thuyết phê bình sinh thái, tóm tắt lịch sử hình thành, phát
triển cùng những vấn đề chính trong thi pháp của nó.
- Chương 2: Kiến và Người trong chỉnh thể sinh thái.
Luận văn chọn phân tích so sánh hình ảnh thế giới côn trùng và con người một
cách đa chiều, thông qua điểm nhìn đa dạng trong tác phẩm. Từ đó thấy được thế
12
giới tự nhiên phức tạp hơn những gì ta từng biết, và hình ảnh nhân loại dưới con
mắt sinh thái cũng khơng hồn tồn tốt đẹp như ta tưởng. Thú vị hơn, ta sẽ cùng
khám phá những thế giới song hành của kiến và người được tác giả thể hiện một
cách đặc biệt trong cấu trúc đa thực tại của tác phẩm.
- Chương 3: Sinh thái trung tâm luận trong Ngày của kiến.
Có thể đây sẽ là chương tạo nên nhiều cảm xúc trái chiều, bởi nó sẽ làm lung
lay những niềm tin cố hữu về một nhân loại trung tâm luận. Trong đó, vạn vật bị đo
lường và đánh giá qua những tiêu chuẩn vô lý của con người. Những ngộ nhận,
những ảo vọng của nhân loại về sinh thái trong tác phẩm sẽ được vạch ra và bị phủ
nhận. Hành trình khám phá những kỹ thuật tự sự trong văn bản sẽ đưa đến những
hiệu ứng giải cấu trúc, giải huyền thoại và giải trung tâm, đồng thời hình thành nên
một trung tâm luận mới mà bản thân nó vốn dĩ đã khơng phải là một trung tâm: sinh
thái trung tâm luận. Từ đó, tác phẩm gợi ý về những nguyên tắc sinh thái, giải pháp
sinh thái như là những phái sinh tất yêu nảy sinh từ cuộc dịch chuyển trung tâm này.
13
CHƢƠNG 1:
GIỚI THIỆU NGÀY CỦA KIẾN CỦA BERNARD WERBER
VÀ LÝ THUYẾT PHÊ BÌNH SINH THÁI
Bernard Werber nổi danh với bộ ba tác phẩm viết về kiến của mình, nhưng
khơng chỉ là một nhà văn nổi tiếng, ơng cịn là một nhà nghiên cứu tự nhiên đầy tài
năng. Dù hoạt động ở bất kỳ lĩnh vực nào, từ viết văn, viết báo, nghiên cứu khoa
học, làm đạo diễn, hay tham gia hội họa… thì Bernard Werber cũng ln nỗ lực thể
hiện khả năng và tâm huyết của mình. Chương này sẽ cung cấp cho chúng ta những
thông tin cơ bản về tác giả, tác phẩm, tóm lược lịch sử phê bình sinh thái và những
vấn đề về thi pháp sinh thái nói chung trong việc vận dụng vào phê bình văn bản.
Thơng qua những lý thuyết của phê bình sinh thái, chúng ta sẽ bắt tay vào tìm hiểu
tác phẩm Ngày của kiến – một trong bộ ba tiểu thuyết trứ danh về kiến của Bernard
Werber.
1.1. Bernard Werber và tiểu thuyết Ngày của kiến
1.1.1. Về tác giả Bernard Werber
Bernard Werber sinh ngày 18 tháng 9 năm 1961 tại Toulouse, là một nhà văn
người Pháp. Nhắc đến ông, người ta không thể không nhắc đến bộ ba tác phẩm trứ
danh viết về kiến. Chi tiết tiểu sử của mình cũng đã được Bernard Werber đăng tải
trên trang web của ơng: bernardwerber.com, vì vậy, người viết xin được giới thiệu
ngắn một vài dấu mốc quan trọng trong cuộc đời và sự nghiệp tác giả như sau.
Thuở nhỏ, Bernard Werber rất thích vẽ và mơ ước trở thành một nhà thiết kế
chuyên nghiệp. Đến năm 8 tuổi, cậu bé Werber cho ra đời tác phẩm đầu tay của
mình, đó là một câu chuyện về một con bọ chét đi dạo khắp cơ thể con người. Cũng
từ đây, giấc mơ hội họa ban đầu của cậu bé rẽ sang một hướng khác. Năm 13 tuổi,
Bernard Werber tham gia biên tập, viết bài, cũng như sáng tác truyện khoa học viễn
tưởng cho tờ báo trường trung học của mình.
Sau khi tốt nghiệp Đại học, năm 1978, ông bắt đầu viết một kịch bản hoạt hình
dài bảy trang có tên là “Fourmis” (Nh ng con kiến), sự thành cơng của nó là động
lực để ơng xây dựng một tác phẩm lớn hơn về kiến. Bernard Werber đã trở thành
14
một nhà văn tự do của nhiều tờ báo (L'Événement, Le Point, VSD, v.v.) sau khi
hoàn thành nghiên cứu về tội phạm học tại Toulouse và báo chí tại ESJ ở Paris. Từ
năm 1983 đến 1990 ông trở thành một nhà báo chuyên viết về đề tài khoa học tại
Nouvel Observateur.
Bernard Werber đã thực hiện một phóng sự lớn tại Côte d'Ivoire ở Châu Phi,
cùng với giáo sư Leroux. Theo dấu những “thuộc địa” kỳ lạ của một giống loài bé
nhỏ trên hành tinh: những con kiến Châu Phi, họ theo dõi loài kiến Magnans cùng
những cuộc di cư vĩ đại của chúng. Những quan sát và nghiên cứu thú vị này đã
đem đến cho ông giải thưởng từ Quỹ dành cho phóng viên trẻ tuổi xuất sắc nhất về
phóng sự ở Châu Phi, tại Trung tâm Ecotrope ở Lamt. Ông cũng tham gia viết
những bài ghi chú hài hước trong tạp chí Eureka. Tình u khoa học hịa quyện với
tâm hồn nghệ sĩ đã hướng Bernard Werber viết lên những tác phẩm đặc sắc về
những chủ đề đa dạng mà ơng u thích, về lồi kiến, về cái chết, và về nguồn gốc
của loài người.
Tháng 3 năm 1991, Bernard Werber xuất bản cuốn tiểu thuyết đầu tiên của
ơng có nhan đề “Les Fourmis” (Kiến). Ngoài sáng tác tiểu thuyết, Werber còn tham
gia một số lĩnh vực khác như biên tập, đạo diễn, hội họa… Trong sáng tác nghê
thuật, dù là hình thức nào ơng cũng thể hiện rất tốt năng lực của mình. Trên nền
tảng là một nhà báo chuyên viết mảng khoa học cho tờ Nouvel Observateur,
Bernard Werber rất khéo léo khi kết hợp giữa khoa học viễn tưởng với phong cách
thần thoại và hành động phiêu lưu, giữa tri thức khoa học liên ngành phức tạp với
triết lý cuộc sống nhẹ nhàng, giữa cái bé nhỏ và giản đơn của thế giới côn trùng với
cái rộng lớn và phức tạp của văn minh nhân loại. Cùng với sự thành công của bộ ba
tiểu thuyết về kiến, nhà văn người Pháp này được xem như là người đã khai sinh ra
phong cách văn chương khoa học giả tưởng kết hợp cùng truyện kể triết học.
Trong hầu hết các tiểu thuyết của mình, Bernard Werber sử dụng thuần thục
kỹ thuật đan xen, liên kết mạch truyện chính với những chi chú ngắn, những bài
báo, trích đoạn từ bách khoa toàn thư tương ứng với chủ đề đang tường thuật.
Những phần kết nối, giao cắt từng giai đoạn này đem đến những gợi ý bổ sung, mở
15
rộng chủ đề cho câu chuyện, kết nối các phần rời rạc về không gian hay thời gian,
hoặc làm một bước đệm để chuyển cảnh sang một câu chuyện khác. Ta sẽ được
quan sát lối viết đặc sắc này một cách cụ thể hơn trong tác phẩm Ngày của kiến một trong bộ ba tiểu thuyết đặc sắc về loài kiến của Bernard Werber.
1.1.2. Về tiểu thuyết Ngày của kiến
Tiểu thuyết Ngày của kiến được xuất bản tại Pháp năm 1992 dưới nhan đề
tiếng Pháp là Le Jour des fourmis. Đây là cuốn sách thứ hai trong bộ ba tác phẩm
viết về kiến của Bernard Werber, tiếp nối sự thành cơng của tập đầu tiên có tên là
Les Fourmis (Kiến).
Ở phần đầu, Kiến là câu chuyện kể về việc phát hiện sự tồn tại của những “kẻ
khác” đến từ bên ngồi vương quốc kiến, cùng với đó là những cuộc tiếp xúc đầu
tiên giữa hai nền văn minh kiến và Ngón Tay – con người theo cách gọi của kiến.
Tiếp nối những tiếp xúc ban đầu này là những tương tác, xung đột giữa hai thế giới,
mà đỉnh điểm là cuộc thập tự chinh của liên quân côn trùng chống lại những Ngón
Tay trong phần thứ hai Ngày của kiến. Đúng như lời của hoàng tử kiến số 24 về ba
giai đoạn logic của q trình thơng hiểu giữa hai thế giới khác biệt, đó là tiếp xúc,
đối đầu và hợp tác. Sau khi những cao trào tranh đấu và hủy diệt qua đi, cả hai nền
văn minh kiến và người đều không thể hủy hoại lẫn nhau, mà cả hai đều cần đến
nhau để tồn tại bền vững trong mối ràng buộc về quan hệ sinh thái. Tập cuối Cách
mạng kiến là một câu chuyện chứa đựng ý tưởng hợp tác giữa hai loài, và cũng
đồng thời khép lại bộ ba câu chuyện về kiến của Bernard Werber.
Có lẽ, phần thứ hai Ngày của kiến trong bộ ba tác phẩm của Bernard Werber
chứa đựng một sức hấp dẫn khá đặc biệt, bởi những mâu thuẫn và xung đột giữa hai
loài được đẩy lên cao trào. Đồng thời, cấu trúc và ý nghĩa câu chuyện được tác giả
thiết kế đa tầng, liên văn bản, đan xen cả những hệ thống ký hiệu và biểu tượng
mang tinh thần sinh thái luận. Chỉ trong một tác phẩm này, cùng lúc ta có thể trải
nghiệm nó qua nhiều thể loại, Ngày của kiến vừa là một bản hùng ca bi tráng huyền
thoại về cuộc trường chinh vĩ đại loài kiến, một truyện phiêu lưu trinh thám của
những nhân vật người, một tập hợp trích đoạn của những nghiên cứu trong cuốn
16
bách khoa tồn thư bí ẩn… Những câu chuyện ấy hòa quyện trong rất nhiều tri thức
khoa học đa ngành, đa lĩnh vực, nhất là kiến thức về chủ đề sinh vật học, sinh thái
học mà Bernard Werber cung cấp. Tất cả đã tạo nên một phong vị rất riêng của
Bernard Werber và cũng phù hợp để chúng ta có thể quan sát tác phẩm dưới góc
nhìn phê bình sinh thái.
Bởi sự đặc biệt trong lối viết phân mảnh câu chuyện, đan xen không thời gian,
kết hợp cả những ghi chú, trích dẫn gián tiếp… cũng như việc tác giả không chia
Ngày của kiến theo chương mục theo cách thông thường, nên câu chuyện có thể
được tóm tắt bằng nhiều cách: theo chuỗi sự kiện gắn với hai thế giới kiến – người;
hoặc theo diễn biến trong từng nhóm nhân vật (nhóm cơn trùng thập tự chinh, nhóm
người điều tra phá án, nhóm kiến hữu thần và nhiệm vụ Sao Thủy, nhóm người mắc
kẹt dưới lịng đất…). Nhưng để tiện theo dõi và nhìn nhận tác phẩm dưới góc nhìn
phê bình sinh thái, Ngày của kiến sẽ được tóm tắt theo lối đơn giản và ngắn gọn
nhất như sau:
Tóm tắt sơ lược Ngày của kiến 1
Thành phố Fontainebleau xảy ra hàng loạt án mạng một cách bí ẩn gần như
khơng để lại dấu vết. Đội trưởng Jacques Méliès và cô phóng viên Laetitia Wells
cùng tham gia phá án. Các manh mối về vụ án đều liên quan đến “KIẾN”.
Sâu trong khu rừng Fontainebleau là nền văn minh kiến Myrmécéen với đơ thị
trung tâm Bel-o-kan do kiến chúa Chli-pou-ni trị vì. Kiến và nhiều lồi cơn trùng
nhận thấy những Ngón Tay quá nguy hiểm và tàn ác. Chúng cùng nhau lập qn
đồn thập tự chinh để quyết sạch các Ngón Tay khỏi mặt đất, do kiến 103 683 (gọi
tắt là 103) chỉ huy, đi cùng nó có kiến lính số 9, 23 và 24. Trong lúc đó, giữa lịng
đơ thị tồn tại đám kiến nổi loạn hữu thần cuồng tín tơn thờ các Ngón Tay.
1
Tham khảo thêm tóm tắt chi tiết Ngày của kiến theo “Sáu bí quyết” của Bernard Werber được
dẫn trong Phụ lục.
17
Xen kẽ câu chuyện là những trích đoạn của cuốn Bách khoa toàn thư kiến th c
tương đối và tuyệt đối II, do Edmond Wells viết. Các chương đôi lúc xuất hiện
những đoạn quảng cáo, chương trình thời sự, “game show” đố vui Bẫy Suy Tưởng.
Dưới chân tổ kiến Bel-o-kan là căn hầm của một ngơi đền bí mật mà bà
Augusta Wells cùng mười bảy người khác tìm kiếm ơng Edmond Wells và lạc vào.
Trong đó có cỗ máy Đá Hoa Thị, do ông Edmond Wells chế tạo, giúp con người
giao tiếp được với kiến. Trong khi mọi người tìm cách sống sót và thích nghi với
cuộc sống cơ lập, cậu bé Nicolas dùng cỗ máy này để tuyên truyền cho lũ kiến rằng
các Ngón Tay là Chúa Trời và bắt chúng cung cấp thức ăn. Vì trị nghịch ngợm của
Nicolas, những con kiến hữu xuất hiện, thậm chí chúng cuồng tín chống lại bầy đàn.
Kiến 103 tiếp xúc với chúng và được giao thêm “nhiệm vụ Sao Thủy”: liên lạc với
những Ngón Tay tử tế và trao cho họ cái vỏ kén bướm đặc biệt, trong quá trình tiến
hành thập tự chinh.
Jacques Méliès và Laetitia Wells lần theo dấu vết của một bầy kiến lạ và phát
hiện ra vợ chồng nhà Arthur, chính họ đã tạo ra bản sao của cỗ máy Đá Hoa Thị và
chế tạo ra những con rô bốt kiến siêu nhỏ. Những con kiến máy này tự tư duy và
tìm giết những nhà nghiên cứu thuốc diệt kiến.
Đoàn quân kiến viễn chinh qua nhiều vùng đất, đánh bại vô số kẻ thù, kết nạp
nhiều đồng minh. Kiến 103 khôn ngoan già dặn chiến trường, số 9 dũng cảm, số 23
cuồng tín và nham hiểm, số 24 ngây thơ dễ lạc đường… Đoàn quân đi qua một hịn
đảo xinh đẹp, số 24 xin tách đồn ở lại để xây dựng một xã hội lý tưởng. Đoàn quân
tiếp tục đi đến rìa bên kia thế giới. Cuộc thập tự chinh của cơn trùng vơ tình bị đánh
bại thảm hại bởi một chiếc xe bồn rửa đường. Riêng kiến 103 còn sống và tiếp tục
“nhiệm vụ Sao Thủy”. Nó tiếp xúc và giao tiếp thành cơng với “Ngón Tay” Jacques
Méliès và Laetitia Wells. 103 tìm hiểu về ghi chép cảm quan của mình về thế giới
các Ngón Tay, sau đó dẫn họ về đơ thị Bel-o-kan để giải cứu những người sống sót
trong căn hầm bí mật. Truyện kết thúc trong khung cảnh thanh bình của lễ hội Phục
Sinh tại Bel-o-kan.
18
1.2. Phê bình sinh thái và những góc nhìn mới trong văn học
1.2.1. Lược sử phê bình sinh thái
Ngay từ tên gọi của mình, phê bình sinh thái gợi cho người ta ý niệm về một
sự kết hợp giữa sinh thái học và văn học. Sự kết hợp này được cho là đã bắt đầu
hình thành ở Mĩ vào giữa những năm 90 của thế kỉ XX với tư cách là một khuynh
hướng phê bình văn hóa và văn học. Khuynh hướng này tiếp tục được tiếp thu và
lan rộng ra nhiều nước trên thế giới. Nhưng cội nguồn của nó đã được manh nha từ
trước đó khá lâu rồi.
Trên cơ sở những nghiên cứu về lịch sử phê bình sinh thái của Trần Thị Ánh
Nguyệt trong luận án về “Con người và tự nhiên trong văn xuôi Việt Nam sau 1975
từ góc nhìn phê bình sinh thái” [29], kết hợp với phần cứ liệu viết về quá trình phát
sinh và phát triển của lí luận sinh thái trong bài viết: “Văn học sinh thái và lí luận
phê bình sinh thái” do Đỗ Văn Hiểu sơ dịch từ cuốn “Đương đại tây phương tối tân
văn luận giáo trình” của Vương Nhạc Xuyên (2008) [65]; trong phạm vi ứng dụng
của đề tài, người viết xin được tóm lược lại lịch sử của phê bình sinh thái như sau:
Thuật ngữ “Sinh thái học” (Ecology) bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp: Oikos và
logos. Trong đó, logos là khoa học hay học thuật. Các oikos là đơn vị cơ bản của xã
hội ở hầu hết các thành bang Hy Lạp, nó có nghĩa là nhà hay nơi ở. Trong một
nghĩa hẹp, sinh thái học là khoa học nghiên cứu về “nhà”, “nơi ở” của sinh vật.
Rộng hơn, ta có thể xem sinh thái học là khoa học nghiên cứu mối quan hệ giữa
sinh vật hoặc một nhóm hay nhiều nhóm sinh vật với mơi trường xung quanh. Khái
niệm sơ lược về sinh thái đã được nhà khoa học Hy Lạp, Phrastus, đề cập vào thế kỷ
thứ 3 trước công nguyên, thông qua những ý niệm về mối quan hệ giữa vật chất
sống và không sống.
Cho đến khi Charles Darwin công bố cuốn sách “Nguồn gốc các lồi” của
mình, những nghiên cứu sinh vật học đã đưa ra các bằng chứng khoa học không thể
phủ nhận về nguồn gốc sinh vật của nhân loại. Theo đó, khơng có lồi nào sinh ra
để đứng ở vị trí cao hơn những lồi khác, con người cần được thức tỉnh khỏi những
ảo vọng thống trị thế giới tự nhiên. Do vậy, chúng ta cần thiết phải tôn trọng sự tồn
19
tại của mọi tạo vật. Thuyết tiến hóa của Darwin có vai trị thúc đẩy khơng nhỏ đối
với sự phát triển của tư tưởng triết học sinh thái. Cùng với những tư tưởng sinh thái
của Rousseau, Heidegger, hệ thống tư tưởng con người là kiểu mẫu của mn lồi
dần bị lung lay. Tuy nhiên, thuật ngữ “sinh thái học” chỉ thật sự ra đời vào năm
1869 do nhà sinh vật học người Đức Ernst Haeckel đưa ra. Ông là người đầu tiên
đặt nền móng cho một ngành khoa học chuyên nghiên cứu về mối tương quan giữa
thế giới động vật (thành phần môi trường hữu sinh) với các điều kiện và thành phần
môi trường vô sinh.
Cuối thế kỷ 20, cùng với sự phát triển của công nghiệp là những dấu hiệu rõ
rệt cho thấy ngôi nhà chung của nhân loại đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi sự hủy
hoại môi sinh của con người. Nhà nhân học văn hóa Mỹ, Margaret Mead, từng nói
"Chúng ta sẽ khơng có xã hội nếu chúng ta hủy diệt môi trường"1. Những phong
trào bảo vệ sinh thái cũng vì thế mà khởi phát. Đứng trước những nguy cơ thảm họa
môi trường, nhiều ngành khoa học tự nhiên và nhân văn đã hưởng ứng tinh thần
sinh thái này, văn học cũng chung tay bảo vệ, phát đi những thơng điệp cảnh báo
mang tính tồn cầu.
Năm 1972, thuật ngữ “phê bình sinh thái” (Ecocriticism) lần đầu tiên được
dụng ý đề xuất bởi William Rueckert trong bài viết “Văn học và sinh thái học: Một
phác thảo thử nghiệm phê bình sinh thái” (Literature and Ecology: An Experiment
in Ecocriticism), đăng trên tạp chí Bình luận Iowa số mùa đơng. Ơng nhấn mạnh
ngun lý: mọi thứ đều liên kết với những thứ khác (“Everything is connected to
everything else”), không có thứ gì tồn tại độc lập tuyệt đối. Ơng cũng kêu gọi kết
hợp văn học với sinh thái học để tạo nên văn chương sinh thái, từ đó khơi gợi được
“lương tâm sinh thái” (Eco Ethic) của mỗi người, đồng thời nhà phê bình cũng cần
phải có cái nhìn sinh thái học trong nghiên cứu. Vì vậy, nhà thơ Walt Withman (thế
kỷ XIX) có thể xem là đại biểu của nền văn chương sinh thái Âu Mỹ thời kỳ này.
1
Nguyên văn: We won‟t have a society if we destroy the environment, Margaret Mead
20
Trên cơ sở đó, phê bình sinh thái được hình thành và phát triển theo hai
hướng: Phê bình sinh thái xã hội (Social Ecology) và Phê bình sinh thái chiều sâu
(Deep Ecology). Trong giới hạn của luận văn này, phê bình sinh thái chiều sâu sẽ
được chú ý như là một hướng đi quan trọng trong việc định hướng phê bình các tác
phẩm văn học. Thuật ngữ “Sinh thái học chiều sâu” (Deep Ecology) được triết gia
Na Uy, Erne Naess, đề xuất năm 1978. Ông nhấn mạnh sự cực đoan của tính hiện
đại khiến con người tự tách mình ra khỏi sinh thái và lao vào cuồng vọng bóc lột tự
nhiên bất chấp hậu quả. Sinh thái học chiều sâu một lần nữa khẳng định tính bình
đẳng của vạn vật, cho rằng mỗi sinh vật đều có giá trị tự thân để tồn tại, không phụ
thuộc vào giá trị, quan điểm thực dụng của con người. Vì thế chúng ta cần tơn trọng
tính đa dạng phong phú của tự nhiên, đồng thời thay thế chủ nghĩa nhân loại trung
tâm bằng chủ nghĩa sinh thái trung tâm, giá trị của toàn bộ hệ thống thế giới nên
được đánh giá lại. Từ đó con người điều chỉnh lại vị trí của bản thân trên trái đất.
Trong xu thế chung của thế giới hướng đến một mơi trường bền vững, phê
bình sinh thái (Ecocriticism) sau khi khởi phát tại Hoa Kỳ đã tiếp tục tạo nên những
dấu mốc lịch sử khởi đầu đáng chú ý: Năm 1989, thay vì một con người nổi tiếng
nào đó được đề cử như thường lệ, tạp chí Time đã đưa chủ đề “trái đất lâm nguy”
trở thành nhân vật tiêu biểu của năm; năm 1990, Đại học Nevada đã thành lập Khoa
Văn học và Môi trường; năm 1991, một hội thảo về Phê bình sinh thái đã được tiến
hành. Đến năm 1996, tuyển tập Văn bản phê bình sinh thái do Cheryll Glotfelty và
Harold Fromm chủ biên được xuất bản. Cuốn sách này được công nhận là tài liệu
nhập mơn của phê bình sinh thái.
Khơng chỉ dừng lại ở nghiên cứu trước tác về tự nhiên còn khá rời rạc của một
số học giả Phương Tây trong những thập kỷ trước, phê bình sinh thái đã thu hút
được sự chú ý nhất định của giới nghiên cứu ở nhiều quốc gia. Tại Luân Đôn, tuyển
tập Viết về mơi trường: phê bình sinh thái và văn học do nhà phê bình người Anh
R.Kerridge và N.Sammells chủ biên được xuất bản năm 1998. Đây được xem là bộ
tuyển tập phê bình sinh thái đầu tiên ở Anh.