Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

các trường hợp giới hạn quyền sở hữu công nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.33 KB, 14 trang )

I. KHÁI QUÁT CHUNG

Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế,
kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên
thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu
và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
Quyền sở hữu công nghiệp là một loại quyền sở hữu trí tuệ. Do đó, trước
hết, nó chịu những giới hạn chung đối với quyền sở hữu trí tuệ. Đó là:
- Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp chỉ được thực hiện quyền của mình
trong phạm vi và thời hạn bảo hộ theo quy định của pháp luật.
- Việc thực hiện quyền sở hữu công nghiệp không được xâm phạm lợi ích
của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân
khác và không được vi phạm các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Pháp luật về sở hữu trí tuệ ở nước ta chưa đưa ra được khái niệm về giới
hạn quyền sở hữu công nghiệp. Điều này sẽ gây không ít khó khăn việc thiết kế
các quy định về giới hạn quyền sở hữu công nghiệp. Theo tôi, Giới hạn quyền sở
hữu công nghiệp nên được hiểu là “Quyền của chủ sở hữu đối tượng sở hữu
công nghiệp mặc dù được pháp luật công nhận và bảo hộ nhưng sẽ bị hạn chế
trong những điều kiện nhất định. Đó là sự thực thi quyền sở hữu công nghiệp
trong một giới hạn nào đó”.
Pháp luật cũng quy định các yếu tố hạn chế quyền sở hữu công nghiệp.
Theo đó, các yếu tố hạn chế quyền sở hữu công nghiệp, bao gồm:
- Quyền của người sử dụng trước đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp.
- Các nghĩa vụ của chủ sở hữu, bao gồm: Trả thù lao cho tác giả sáng chế,
kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí. Sử dụng sáng chế, nhãn hiệu.
- Chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo quyết định của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền.
Với từng yếu tố trên, pháp luật đã quy định chi tiết từng trường hợp cụ thể
hạn chế quyền sở hữu công nghiệp.



II. CÁC TRƯỜNG HỢP HẠN CHẾ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

1. Quyền sử dụng sáng chế nhân danh Nhà nước
Bộ, cơ quan ngang Bộ có quyền nhân danh Nhà nước sử dụng hoặc cho
phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng sáng chế thuộc lĩnh vực quản lý của mình
nhằm mục đích công cộng, phi thương mại, phục vụ quốc phòng, an ninh, phòng
bệnh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho nhân dân và đáp ứng các nhu cầu cấp thiết
khác của xã hội mà không cần sự đồng ý của chủ sở hữu sáng chế hoặc người
được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo hợp đồng độc quyền.
Quyền này được xác định trên cơ sở yếu tố: Chuyển giao quyền sử dụng
sáng chế theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
1.1. Về thẩm quyền: Thẩm quyền xác định căn cứ và quyết định chuyển
giao bắt buộc quyền sử dụng sáng chế thuộc về các Bộ, cơ quan ngang Bộ.
1.2. Về phạm vi: Các Bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền bắt buộc
chuyển giao Quyền sử dụng sáng chế đối với các sáng chế thuộc phạm vi lĩnh
vực các Bộ, cơ quang ngang Bộ quản lý.
- Quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao theo quyết định của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền phải phù hợp với các điều kiện sau đây:
+ Quyền sử dụng được chuyển giao thuộc dạng không độc quyền;
+ Người được chuyển giao quyền sử dụng không được chuyển nhượng
quyền đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển nhượng cùng với cơ sở kinh
doanh của mình và không được chuyển giao quyền sử dụng thứ cấp cho người
khác. Người được chuyển giao quyền sử dụng phải trả cho người nắm độc quyền
sử dụng sáng chế một khoản tiền đền bù thoả đáng tuỳ thuộc vào giá trị kinh tế
của quyền sử dụng đó trong từng trường hợp cụ thể phù hợp với khung giá đền
bù do Chính phủ quy định.
1.3. Căn cứ bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế:
- Việc sử dụng sáng chế nhằm mục đích công cộng, phi thương mại, phục
vụ quốc phòng, an ninh, phòng bệnh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho nhân dân hoặc
đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của xã hội.



Ví dụ 1: Ông Nguyễn Văn A được cấp bằng sáng chế về vaccine phòng
bệnh cúm H5N1. Dịch cúm H5N1 đang bùng phát. Bệnh viện C có nhu cầu sử
dụng sáng chế của ông A để phòng bệnh cho nhân dân nhưng ông A không đồng
ý. Lúc này, Bộ Y tế có quyền ban hành quyết định buộc ông A chuyển giao
quyền sử dụng sáng chế cho Bệnh viện C.
Ví dụ 2: Nếu kỹ sư A sáng chế ra tấm nền màn hình cho điện thoại di động
có khả năng hiện thị tốt hơn các sản phẩm trước, công ty điện tử S muốn mua
lại sáng chế này để sản xuất các dòng điện thoại thông minh. A có thể bán cho
công ty S hoặc công ty khác. Và cơ quan nhà nước không có quyền buộc A phải
chuyển giao quyền sử dụng sáng chế cho công ty S.
Ví dụ: Giáo sư A có thể sử dụng phát minh, sáng chế về máy hơi nước
trong giảng dạy, nghiên cứu mà không cần xin phép chủ sở hữu sáng chế.
- Người nắm độc quyền sử dụng sáng chế không thực hiện nghĩa vụ sử
dụng sáng chế quy định tại khoản 1 Điều 136 và khoản 5 Điều 142 của Luật Sở
hữu trí tuệ sau khi kết thúc bốn năm kể từ ngày nộp đơn đăng ký sáng chế và kết
thúc ba năm kể từ ngày cấp Bằng độc quyền sáng chế.
Ví dụ 3: Ông A sáng chế ra thiết bị định vị máy bay khi mất tích, nhưng kết
thúc bốn năm kể từ ngày nộp đơn đăng ký sáng chế và kết thúc ba năm kể từ
ngày cấp Bằng độc quyền sáng chế, ông A vẫn chưa tiến hành sản xuất thiết bị
định vị máy bay khi mất tích. Trong khi nạn không tặc và thời tiết xấu liên tục
uy hiếp an toàn hàng không. Lúc này, ông A bị buộc phải chuyển giao quyền sử
dụng sáng chế nói trên cho tổ chức có khả năng sản xuất đại trà các thiết bị
trên.
- Người có nhu cầu sử dụng sáng chế không đạt được thoả thuận với người
nắm độc quyền sử dụng sáng chế về việc ký kết hợp đồng sử dụng sáng chế mặc
dù trong một thời gian hợp lý đã cố gắng thương lượng với mức giá và các điều
kiện thương mại thoả đáng.
Trong ví dụ 1: Bệnh viện C đã thỏa thuận sẽ trả ông A một khoản thù lao

hợp lý bù đắp phần trí tuệ, công sức ông A bỏ ra để nghiên cứu, phát mình và


một khoản tiền hợp lý khác để ông A chuyển giao quyền sử dụng sáng chế
nhưng ông A quyết không chuyển giao. Lúc này ông A bị buộc phải chuyển giao.
Tuy nhiên thế nào là thỏa đáng, thế nào là thời gian hợp lý thì không có
quy định cụ thể. Thực tế, rất khó có thể bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng
trong trường hợp này. Việc chứng mình thời gian hợp lý, mức giá và các điều
kiện thương mại thỏa đáng là khó khăn. Ở Việt Nam cũng chưa có thông lệ hay
quy tắc xử sự chung liên quan đến việc xác định tính hợp lý và thỏa đáng.
- Người nắm độc quyền sử dụng sáng chế bị coi là thực hiện hành vi hạn
chế cạnh tranh bị cấm theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
Ví dụ 4: Hai nhà mạng A và B đồng sở hữu sáng chế cách thức một thiết bị
nhận được quyền ưu tiên truy cập mạng viễn thông trong trường hợp khẩn cấp,
ngay cả khi mạng đang bị nghẽn hoặc chậm. Hai nhà mạng này đã tiến hành áp
dụng công nghệ này cho các cuộc gọi nội mạng và giữa hai mạng với nhau,
điều chỉnh giá cước tăng 20%. Hai nhà mạng này chiếm 45% thị phần viễn
thông. Như vậy, hai nhà mạng có dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh và hạn
chế cạnh tranh.
1.4. Căn cứ chấm dứt việc chuyển giao bắt buộc
Người nắm độc quyền sử dụng sáng chế có quyền yêu cầu chấm dứt quyền
sử dụng khi căn cứ bắt buộc chuyển giao không còn tồn tại và không có khả
năng tái xuất hiện với điều kiện việc chấm dứt quyền sử dụng đó không gây thiệt
hại cho người được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế.
- Pháp luật quy định giới hạn quyền sở hữu công nghiệp nhưng việc chuyển
giao quyền sử dụng bắt buộc không phải là vĩnh viễn. Tuy nhiên, xác định thiệt
hại ở đây như thế nào. Thế nào thì được coi là chấm dứt quyền sử dụng gây thiệt
hại cho người được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế.
2. Quyền sử dụng trước đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp
Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ: Trường hợp trước ngày đơn đăng

ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp được công bố mà có người đã sử dụng hoặc
chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp


đồng nhất với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp trong đơn đăng ký nhưng được
tạo ra một cách độc lập (sau đây gọi là người có quyền sử dụng trước) thì sau
khi văn bằng bảo hộ được cấp, người đó có quyền tiếp tục sử dụng sáng chế,
kiểu dáng công nghiệp trong phạm vi và khối lượng đã sử dụng hoặc đã chuẩn bị
để sử dụng mà không phải xin phép hoặc trả tiền đền bù cho chủ sở hữu sáng
chế, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ. Việc thực hiện quyền của người sử
dụng trước sáng chế, kiểu dáng công nghiệp không bị coi là xâm phạm quyền
của chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp.
Người có quyền sử dụng trước sáng chế, kiểu dáng công nghiệp không
được phép chuyển giao quyền đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển giao
quyền đó kèm theo việc chuyển giao cơ sở sản xuất, kinh doanh nơi sử dụng
hoặc chuẩn bị sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp. Người có quyền sử
dụng trước không được mở rộng phạm vi, khối lượng sử dụng nếu không được
chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp cho phép.
2.1. Hiểu về “Quyền sử dụng trước”
- Thế nào là “Quyền của người sử dụng trước”: Quyền của người sử dụng
trước có thể hiểu là quyền của bên thứ 3 tiếp tục sử dụng sáng chế, kiểu dáng
công nghiệp tại nơi mà việc sử dụng đã bắt đầu hoặc chuẩn bị đầy đủ các điều
kiện cần thiết để thực hiện trước khi một đơn bảo hộ sáng chế được công bố cho
một sáng chế, kiểu dáng công nghiệp tương tự.
- Vấn đề đặt ra ở đây, thế nào được coi là “sử dụng trước”. Sử dụng trước
được hiểu là sáng chế, kiểu dáng công nghiệp đã được khai thác hoặc chuẩn bị
các điều kiện cần thiết để khai thác một cách thực tế, hiện hữu trước khi một
đơn đăng ký bảo hộ được công bố. Nó không yêu cầu người sử dụng trước phải
tiếp tục sử dụng sau khi đơn cấp bằng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp được
nộp để duy trì quyền của người sử dụng trước. Sự khai thác có thể đã chấm dứt

hoặc đã được bắt đầu lại. Có thể bao gồm tất cả các cách sử dụng tạo nên việc sử
dụng một sáng chế, kiểu dáng công nghiệp (sản xuất, mua bán, phân phối…).
Ví dụ: Người nông dân A đã tự nghiên cứu và thiết kế ra chiếc máy gặt đập
liên hợp để canh tác trên cánh đồng của xã. Đồng thời, trong thời gian này,


Công ty thiết bị B cũng nghiên cứu ra chiếc máy có nguyên lý hoạt động tương
tự. Hai bên không sao chép của nhau. Công ty B đã nộp đơn và được cấp văn
bằng bảo hộ. Lúc này, ông A vẫn có quyền sử dụng chiếc máy do mình chế tạo
ra nhưng chỉ trong phạm vi của xã mình mà không cần xin phép công ty B.
- Ngoài ra quyền của người sử dụng trước có thể được áp dụng trong
trường hợp, một người sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp độc lập với chủ
sở hữu bằng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp do người đó học từ người phát
minh ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp đó.
Ví dụ: Giáo sư A phát minh ra vaccine phòng bệnh đậu mùa. Công ty dược
phẩm B là chủ sở hữu đối với sáng chế này và đã được cấp bằng sáng chế độc
quyền. Học viên C là học viên do Giáo sư A trực tiếp giảng dạy. Trước khi công
ty B xin cấp văn bằng bảo hộ, anh ta đã học được phát minh trên từ Giáo sư A.
Anh ta sử dụng sáng chế của Giáo sư A trong nghiên cứu, thí nghiệm và chữa
bệnh mà không cần được sự đồng ý của công ty B.
2.2. Thời điểm để xác định việc “sử dụng trước”:
- Thời điểm để xác định việc “sử dụng trước” là: Ngày đơn đăng ký sáng
chế, kiểu dáng công nghiệp được công bố.
Ví dụ: Ngày 22/11/2014 Cục Sở hữu trí tuệ công bố đơn đăng ký sáng chế,
kiểu dáng công nghiệp của Công ty B đối với sáng chế tấm nền màn hình điện
thoại. Công ty C cũng đã phát minh và sử dụng tầm nền màn hình điện thoại
tương tự như Công ty từ năm 2013. Như vậy, Công ty C có quyền của “người sử
dụng trước” đối với sáng chế nói trên.
2.3. Điều kiện áp dụng:
- Muốn thực thi được quyền của người sử dụng trước, người sử dụng trước

phải chứng minh được “trước ngày đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công
nghiệp được công bố mình đã sử dụng hoặc chuẩn bị các điều kiện cần thiết để
sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp đồng nhất với sáng chế, kiểu dáng
công nghiệp trong đơn đăng ký nhưng được tạo ra một cách độc lập”. Như vậy,
người sử dụng trước còn phải chứng minh được tính độc lập của sáng chế, kiểu
dáng công nghiệp do mình phát minh ra.


Ví dụ: Công ty lương thực A nghiên cứu và phát mình ra giống lúa LMB1
đồng thời đã chuẩn bị đầy đủ về nguồn nhân lực, máy móc và phân bón để tiến
hành sản xuất đại trà giống lúa trên tại huyện C. Tuy nhiên, sau đó, có Viện
nghiên cứu B cũng nghiên cứu ra giống lúa tương tự như vậy, độc lập với công
ty A và công ty B đã nộp đơn xin đăng ký sáng chế đối với phát mình này. Lúc
này, Công ty lương thực A có quyền của “người sử dụng trước” và vẫn tiếp tục
được sản xuất giống lúa trên.
Độc lập ở đây là không copy, sao chép kết quả nghiên cứu của nhau. Hai
bên nghiên cứu một cách khách quan nhưng đều cho ra một sáng chế giống
nhau. Đảm bảo là kết quả nghiên cứu của một bên không bị bên kia sao chép.
Người có quyền sử dụng trước khi chứng minh được điều kiện nghiên cứu của
mình là độc lập với bên kia. Hoặc hai bên cùng đồng thời nghiên cứu nhưng
không biết về sự nghiên cứu của nhau.
2.4. Nội dung của Quyền của người sử dụng trước:
- Người sử dụng trước có quyền tiếp tục sử dụng sáng chế, kiểu dáng công
nghiệp trong phạm vi và khối lượng đã sử dụng hoặc đã chuẩn bị để sử dụng mà
không phải xin phép hoặc trả tiền đền bù cho chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng
công nghiệp được bảo hộ. Việc thực hiện quyền của người sử dụng trước sáng
chế, kiểu dáng công nghiệp không bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu
sáng chế, kiểu dáng công nghiệp.
Ví dụ: Trong trường hợp sản xuất giống lúa LLMB1, công ty A chỉ có
quyền sản xuất lúa trong phạm vi huyện C và số lượng đã chuẩn bị. Khi muốn

mở rộng quy mô sản xuất thì phải được sự đồng ý của công ty B.
2.5. Hạn chế đối với người sử dụng trước:
Người có quyền sử dụng trước sáng chế, kiểu dáng công nghiệp không
được phép chuyển giao quyền đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển giao
quyền đó kèm theo việc chuyển giao cơ sở sản xuất, kinh doanh nơi sử dụng
hoặc chuẩn bị sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp. Người có quyền sử
dụng trước không được mở rộng phạm vi, khối lượng sử dụng nếu không được
chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp cho phép.


Ví dụ: Công ty lương thực A không thể chuyển sang quyền sử dụng trước
cho tập đoàn G trừ phi, tập đoàn G mua lại công ty A. Lúc đó đương nhiên,
công ty A phải chuyển giao quyền sử dụng trước cho tập đoàn G.
2.6. Giá trị nhận thức của quy định trên
Từ các quy định trên, chúng ta có thể đi sâu làm rõ một số vấn đề thực tiễn
sau: Việc sử dụng quyền này trong công nghiệp như thế nào? Làm thế nào để
thực thi quyền này hiệu quả? Giá trị của quyền này như thế nào?
3. Nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp,
thiết kế bố trí
3.1. Nội dung quy định:
Chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí có nghĩa vụ trả
thù lao cho tác giả, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác. Vấn đề này được
quy định tại Điều 135 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009.
Theo tôi, quy định trên không nên được coi như là một giới hạn của quyền
sở hữu công nghiệp. Đây là một nghĩa vụ của chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng
công nghiệp, thiết kế bố trí. Quy định này có phần hơi gượng ép khi đưa vào
phần giới hạn quyền sở hữu công nghiệp.
3.2. Mức thù lao:
Mức thù lao tối thiểu mà chủ sở hữu phải trả cho tác giả được quy định như
sau: 10% số tiền làm lợi mà chủ sở hữu thu được do sử dụng sáng chế, kiểu

dáng công nghiệp, thiết kế bố trí; 15% tổng số tiền mà chủ sở hữu nhận được
trong mỗi lần nhận tiền thanh toán do chuyển giao quyền sử dụng sáng chế, kiểu
dáng công nghiệp, thiết kế bố trí.
Ví dụ: Công ty A sử dụng sáng chế do ông B phát minh về thuốc phòng trừ
bệnh Đạo ôn trên lúa mùa. Làm giảm chi phí trừ bệnh Đạo ôn A 1 tỷ đồng/01
vụ so với khi áp dụng loại thuốc khác. Lúc này, số tiền thù lao ông B được
hưởng là 10% số tiền lợi thêm đó tức là 100 triệu đồng. Công ty A chuyển giao
2 lần cho các Công ty B và Công ty C, mỗi lần chuyển giao công ty A được nhận


300 và 200 triệu đồng. Như vậy, số tiền thù lao ông B được hưởng là 15% x
300tr + 15% x 200tr = 75 triệu.
Vấn đề đặt ra ở đây, “số tiền làm lợi” được hiểu như thế nào. Theo tôi, số
tiền làm lợi được hiểu là số tiền tiết kiệm được so với việc áp dụng sáng chế
khác cùng loại hoặc số tiền lợi nhuận tăng thêm so với việc áp dụng sáng chế
khác cùng loại. Số tiền làm lợi được tính như thế nào? Số tiền làm lợi có được
tính nhiều lần hay chỉ tính một lần? Pháp luật chưa có quy định cụ thể về cách
hiểu đối với “số tiền làm lợi” sẽ gây khó khăn cho hoạt động thực thi pháp luật
về sở hữu công nghiệp.
Trong trường hợp sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được
nhiều tác giả tạo ra, mức thù lao là mức dành cho tất cả các đồng tác giả; các
đồng tác giả tự thoả thuận việc phân chia số tiền thù lao do chủ sở hữu chi trả.
- Nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế
bố trí tồn tại trong suốt thời hạn bảo hộ của sáng chế, kiểu dáng công nghiệp,
thiết kế bố trí.
Ví dụ: Thời hạn bảo hộ sáng chế A là 10 năm thì nghĩa vụ trả thù lao cho
tác giả sáng chế đó cũng tồn tại trong 10 năm. Đó không phải là nghĩa vụ một
lần sau đó chấm dứt mà được tính trên bất kỳ khoản lợi thêm hoặc số tiền nhận
được do chuyển giao quyền sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp.
Nghĩa vụ này gắn liền với thời hạn bảo hộ. Điều này có đồng nghĩa với

việc khi hết thời hạn bảo hộ thì tác giả không được nhận thù lao nữa?
* Nhấn mạnh: Điều 135 Luật Sở hữu trí tuệ chỉ quy định nghĩa vụ mà
chưa làm nổi bật được “tính chất giới hạn” quyền sở hữu công nghiệp.
Theo đó, tên Điều luật nên được sửa lại thành “ Vi phạm nghĩa vụ về trả
thù lao cho tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí”. Và quy
định theo hướng, nếu trong thời hạn bảo hộ mà vi phạm các nghĩa vụ này
thì sẽ bị hạn chế quyền sở hữu ở một mức độ nhất định. Cách diễn đạt như
Luật chỉ nên hiểu là một quy định về nghĩa vụ đơn thuần.
4. Nghĩa vụ sử dụng sáng chế, nhãn hiệu


- Chủ sở hữu sáng chế có nghĩa vụ sản xuất sản phẩm được bảo hộ hoặc áp
dụng quy trình được bảo hộ để đáp ứng nhu cầu quốc phòng, an ninh, phòng
bệnh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho nhân dân hoặc các nhu cầu cấp thiết khác của
xã hội. Khi có các nhu cầu quy định tại khoản này mà chủ sở hữu sáng chế
không thực hiện nghĩa vụ đó thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể chuyển
giao quyền sử dụng sáng chế cho người khác mà không cần được phép của chủ
sở hữu sáng chế.
Ví dụ: Ông A sáng chế ra tàu ngầm có khả năng phóng ngư lôi, nhưng kết
thúc bốn năm kể từ ngày nộp đơn đăng ký sáng chế và kết thúc ba năm kể từ
ngày cấp Bằng độc quyền sáng chế, ông A vẫn chưa tiến hành sản xuất thiết bị
trên. Trong vấn đề bảo vệ chủ quyền trên biển của Quốc gia đang cấp bách. Lúc
này, ông A bị buộc phải chuyển giao quyền sử dụng sáng chế nói trên cho tổ
chức có khả năng sản xuất đại trà các thiết bị trên.
Quy định này nên được tách ra và quy định trong một khoản riêng bởi lẽ nó
khác về bản chất so với quy định được phân tích ở đoạn phía dưới. Quy đinh này
nên đưa vào trường hợp chuyển giao bắt buộc theo quyết định của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền. Bởi lẽ, căn cứ áp dụng của trường hợp này về cơ bản là
giống với căn cứ để cơ quan nhà nhước ra quyết định chuyển giao bắt buộc.
Việc thiết kế vị trí các điều khoản liên quan đến vấn đề này có vẻ như chưa được

hợp lý và chưa thật sự khoa học.
- Trong trường hợp các nhu cầu quốc phòng, an ninh, phòng bệnh, chữa
bệnh, dinh dưỡng cho nhân dân hoặc các nhu cầu cấp thiết khác của xã hội được
đáp ứng bởi sản phẩm nhập khẩu, sản phẩm do bên nhận chuyển quyền sử dụng
sáng chế theo hợp đồng sản xuất thì người nắm độc quyền sử dụng sáng chế
không phải thực hiện nghĩa vụ sản xuất sản phẩm được bảo hộ hoặc áp dụng quy
trình được bảo hộ.
- Chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu đó. Nhãn
hiệu không được chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng
trong thời hạn năm năm liên tục trước ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực mà
không có lý do chính đáng thì sẽ chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ, quyền sở


hữu nhãn hiệu đó chấm dứt hiệu lực, trừ trường hợp việc sử dụng được bắt đầu
hoặc bắt đầu lại trước ít nhất ba tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực.
Ví dụ: Nhãn hiệu VÌ DÂN là tên một loại bột giặt. Tuy nhiên, nếu sau năm
năm liên tục loại bột giặt này không còn được sản xuất và lưu thông trên thị
trường thì Vico Group sẽ không còn quyền sở hữu nhãn hiệu này.
Tuy nhiên, hiểu thế nào là sử dụng liên tục? Sử dụng liên tục theo năm hay
là theo chu kỳ sản xuất sản phẩm. Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn
thi hành chưa có quy định cụ thể về vấn đề này.
Cũng với quan điểm tương tự, nếu diễn đạt quy định này như trong Luật
Sở hữu trí tuệ thi đây chỉ nên được coi là quy định về nghĩa vụ của chủ sở hữu
sáng chế, nhãn hiệu hoặc người được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế, nhãn
hiệu như quy định tại Khoản 1 Điều 124 Luật Sở hữu trí tuệ. Rõ ràng nó không
mang tính chất giới hạn quyền sở hữu công nghiệp. Có thể việc không thực hiện
quy định này sẽ chấm dứt sự bảo hộ nhưng nó cũng đơn giản là việc không thực
hiện đúng nghĩa vụ của chủ sở hữu và cũng là một căn cứ chấm dứt bảo hộ. Nếu
quy định như vậy thì mọi căn cứ chấm dứt bảo hộ đều là giới hạn quyền sở hữu
công nghiệp. Điều này không hợp lý cho lắm, bởi vì “giới hạn” khác với “chấm

dứt”. Theo tôi kết cấu luật nên quy định về quyền sở hữu công nghiệp theo
hướng. Đối tượng sở hữu công nghiệp, chủ sở hữu đối tượng sở hữu công
nghiệp, căn cứ xác lập, quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu, giới hạn của quyền
của chủ sở hữu.
*Nhấn mạnh: Điều 136 Luật Sở hữu trí tuệ nên được đổi tên thành “Vi
phạm nghĩa vụ sử dụng sáng chế, nhãn hiệu” và diễn đạt theo hướng “nếu
vi phạm thì quyền sở hữu công nghiệp sẽ bị hạn chế mặc dù trong thời gian
bảo hộ”. Cách diễn đạt như Luật chỉ nên hiểu là một quy định về nghĩa vụ
của Chủ sở hữu sáng chế, nhãn hiệu.
5. Nghĩa vụ cho phép sử dụng sáng chế cơ bản nhằm sử dụng sáng chế
phụ thuộc
5.1. Về sáng chế phụ thuộc và sáng chế cơ bản


Sáng chế phụ thuộc là sáng chế được tạo ra trên cơ sở một sáng chế khác
(sau đây gọi là sáng chế cơ bản) và chỉ có thể sử dụng được với điều kiện phải
sử dụng sáng chế cơ bản.
Ví dụ: Sáng chế hệ điều hành Linux là sáng chế cơ bản. Sáng chế hệ điều
hành Android là sáng chế phụ thuộc. Vì Hệ điều hành Android có một hạt nhân
dựa trên nhân Linux.
Ví dụ: Sáng chế thiết kế công nghiệp đối với dòng điện thoại Sony Xperia Z
theo ngôn ngữ OmniBalance. Công ty BKAV nếu muốn sáng chế ra một dòng
điện thoại có thiết kế bên ngoài như Sony Xperia Z phải sử dụng sáng chế thiết
kế công nghiệp của Sony.
5.2. Nội dung, điều kiện áp dụng
- Trong trường hợp chứng minh được sáng chế phụ thuộc tạo ra một bước
tiến quan trọng về kỹ thuật so với sáng chế cơ bản và có ý nghĩa kinh tế lớn, chủ
sở hữu sáng chế phụ thuộc có quyền yêu cầu chủ sở hữu sáng chế cơ bản chuyển
giao quyền sử dụng sáng chế cơ bản với giá cả và điều kiện thương mại hợp lý.
- Điều kiện áp dụng:

Không phải chủ sở hữu sáng chế phụ thuộc nào cũng có quyền yêu cầu chủ
sở hữu sáng chế cơ bản chuyển giao quyền sử dụng sáng chế cơ bản. Mà chỉ
trong trường hợp sáng chế phụ thuộc tạo ra một bước tiến quan trọng về kỹ thuật
so với sáng chế cơ bản và có ý nghĩa kinh tế lớn.
Như vậy về mặt kỹ thuật phải có bước tiến lớn. Nhưng thế nào là bước tiến
lớn thì pháp luật không quy định rõ. Do đó, có thể áp dụng tập quán quốc tế
hoặc theo đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực có liên quan.
Có ý nghĩa kinh tế lớn ở đây được hiểu là có tác động đến lợi ích chung của
toàn xã hội, là nhu cầu thiết yếu của xã hội. Chứ không phải sáng chế nào cứ
đem lại lợi nhuận lớn là áp dụng quy định này. Lợi ích là lợi ích của toàn xã hội
chứ không phải lợi ích riêng của tổ chức, hay bất kỳ cá nhân nào. Chính phủ
cũng nên có các quy định hướng dẫn cụ thể việc áp dụng.


Trong trường hợp chủ sở hữu sáng chế cơ bản không đáp ứng yêu cầu của
chủ sở hữu sáng chế phụ thuộc mà không có lý do chính đáng thì cơ quan nhà
nước có thẩm quyền có thể chuyển giao quyền sử dụng sáng chế đó cho chủ sở
hữu sáng chế phụ thuộc mà không cần được phép của chủ sở hữu sáng chế cơ
bản. Trong chừng mực nào đó, trường hợp này cũng giống nhau về bản chất với
trường hợp chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng theo quyết định của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền.
Ví dụ: Ông C phát minh ra sáng chế vaccine X, sáng chế này được tạo ra
trên cơ sở sáng chế Vaccine Y của ông A. Vaccine X có khả năng dập tắt dịch
cúm trên phạm vi toàn cầu. Lúc này, ông C có quyền yêu cầu A chuyển giao
quyển sử dụng sáng chế Vaccine Y.
Ngoài ra, sử dựng sáng chế cơ bản phải nhằm sử dụng sáng chế phụ
thuộc. Nếu mục đích không phải là sử dụng sáng chế phụ thuộc thì chủ sở
hữu sáng chế cơ bản không có nghĩa vụ phải chuyển giao quyền sử dụng
sáng chế cơ bản.
- Người nắm độc quyền sử dụng sáng chế cơ bản cũng được chuyển giao

quyền sử dụng sáng chế phụ thuộc với những điều kiện hợp lý.
Ví dụ: Ông A có thể yêu cầu ông C chuyển giao quyền sử dụng Vaccine Y
với những điều kiện hợp lý.
+ Vấn đề ở đây là tính chất không bắt buộc ở chiều ngược lại. Người sở
hữu sáng chế phụ thuộc không bắt buộc phải chuyển giao quyền sử dụng sáng
chế phụ thuộc cho người sở hữu sáng chế cơ bản. Cơ quan nhà nước sẽ không
thể ra quyết định bắt buộc chuyển giao trong trường hợp này.
+ Điều kiện hợp lý là gì? Thế nào là điều kiện hợp lý? Điều kiện hợp lý tức
là điều kiện về giả cả chuyển nhượng, phạm vi về không gian và thời gian áp
dụng sáng chế và các lợi ích khác đối với chủ sở hữu sáng chế phụ thuộc. Các
điều kiện này phải được người sở hữu sáng chế phụ thuộc chấp nhận hay không?
Hay là chỉ cần thỏa mãn giá cả thị trường.
5.3. Hạn chế đối với người được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế cơ bản:


Người được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế cơ bản không được
chuyển nhượng quyền đó, trừ trường hợp chuyển nhượng cùng với toàn bộ
quyền đối với sáng chế phụ thuộc.
Điều này là hiển nhiên, vì người được chuyển giao sử dụng sáng chế cơ
bản chỉ được quyền sử dụng chứ không được quyền chuyển nhượng. Hơn nữa,
mục đích của quy định này là việc chuyển giao phải gắn với mục đích sử dụng
sáng chế phụ thuộc. Nếu người được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế cơ
bản chỉ chuyển giao lại quyền sử dụng sáng chế cơ bản cho bên thứ 3 thì là
không thỏa mãn điều kiện đủ của quy định này. Nên, khi người này chuyển
nhượng toàn bộ quyền với sáng chế phụ thuộc thì có thể chuyển giao quyền sử
dụng sáng chế cơ bản do sáng chế cơ bản.
Ví dụ: Khi ông C chuyển giao quyền sử dụng sáng chế Vaccine X thì ông C
phải chuyển giao luôn cả quyền sử dụng sáng chế cơ bản Vaccine Y.
Trên đây là một số phân tích và kiến nghị của tôi về “Các trường hợp giới
hạn quyền sở hữu công nghiệp”. Trong văn bản này, có sử dụng các quy định

của Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn thi hành.



×