Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Tổ chức quản trị và hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng lúa tại An Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.99 MB, 28 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP – TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

BÀI TIỂU LUẬN

TỔ CHỨC QUẢN TRỊ VÀ HIỆU QUẢ KINH
TẾ CỦA NÔNG HỘ TRỒNG LÚA TẠI CHÂU
PHÚ – AN GIANG

MÔN QUẢN TRỊ NÔNG TRẠI
NGÀNH BẢO VỆ THỰC VẬT

AN GIANG, THÁNG 4 NĂM 2015

1

MÔN ĐỘNG VẬT HẠI NÔNG NGHIỆP
NGÀNH BẢO VỆ THỰC VẬT


LỜI CẢM ƠN
Trong thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít
hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của tất cả mọi người.
Đầu tiên chúng tôi xin cảm ơn sâu sắc đến ba mẹ đã nuôi dưỡng dạy giỗ, tạo mọi điều kiện
cho chúng tôi ăn học để được như ngày hôm nay.
Ban giám hiệu trường Đại học An Giang và ban chủ nhiệm khoa NN – TNTN đã tạo một
điều kiện thuận lợi học tập cho nhóm.
Nhóm cũng xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Văn Minh đã hướng dẫn cho chúng tôi về
việc điều tra phỏng vấn, để chúng tôi có một bài báo cáo hoàn thiện.
Trong quá trình làm bài báo cáo này chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ của gia đình chú
Võ Hồng Em và gia đình bạn Hồng Huy. Với lòng biết ơn sâu sắc chúng tôi xin đến quý


gia đình đã hộ trợ chúng tôi hoàn thành bài phỏng vấn.
Lần đầu tiên thực hiện một bài báo cáo phỏng vấn thực tế. Không ai không có hạn chế và
bở ngỡ. Do vậy không tránh khỏi những thiếu sót là điều chắc chắn, chúng tôi rất mong
nhận được sự nhận xét và đóng góp ý kiến của thầy và các bạn để chúng tôi sẽ hoàn thiện
tốt hơn cho những bài báo cáo lần sau.
Sau cùng, chúng tôi xin kính chúc quý gia đình cùng thầy và các bạn dồi dào sức khỏe, và
thành công trong công việc.
Nhóm tác giả

2


MỤC LỤC
Lời cảm ơn..............................................................................................................................i
Mục lục...................................................................................................................................ii
Danh sách hình......................................................................................................................iii
Danh sách bảng.....................................................................................................................iv
Chương 1: MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề...........................................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................................1
3. Lý do nghiên cứu................................................................................................................1
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1. Đất......................................................................................................................................2
2. Địa hình..............................................................................................................................2
3. Khí hậu...............................................................................................................................3
4. Cơ sở địa hình.....................................................................................................................3
5. Nước tưới............................................................................................................................4
6. Thông tin nông hộ trồng lúa...............................................................................................5
Chương 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương tiện nghiên cứu......................................................................................................9

2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................................9
3. Hình ảnh cuộc phỏng vấn.................................................................................................10
Chương 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN
1. Kế hoạch sản xuất.............................................................................................................11
1.1 Sản lượng doanh thu..................................................................................................11
1.2 Đánh giá tình hình sản xuất.......................................................................................11
2. Chi phí sản xuất hàng năm...............................................................................................12
2.1 Làm đất......................................................................................................................12
2.2 Gieo sạ hạt giống.......................................................................................................13
2.3 Phân bón và công thức phân bón...............................................................................13
2.4 Phòng trừ sâu bệnh, cỏ dại.........................................................................................14
2.5 Chi phí tưới tiêu.........................................................................................................15
2.6 Phí thu hoạch và giá trị ngày công............................................................................16
3. Quản lý lỹ thuật................................................................................................................17
4. Tình hình tài chính của nông hộ trong năm......................................................................19
5. Hiệu quả kinh tế toàn nông hộ..........................................................................................19
6. Thuận lợi và khó khăn của nông hộ.................................................................................20
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Tài liệu tham khảo

DANH SÁCH HÌNH
Hình số
Hình 1
Hình 2
Hình 3
Hình 4
Hình 5
Hình 6
Hình 7


Tên hình
Trang
Đất nông hộ canh tác..................................................................................2
Bảng đồ đất sản xuất..................................................................................3
Đường giao thông đến đất canh tác............................................................4
Cống 17 tại đất chủ nông hộ......................................................................4
Máy gặt đập liên hợp của chủ nông hộ......................................................6
Máy cày của chủ nông hộ..........................................................................6
Xe gắn máy của chủ nông hộ.....................................................................7
3


Hình 8
Hình 9
Hình 10
Hình 11
Hình 12
Hình 13
Hình 14
Hình 15
Hình 16

Tủ của chủ nông hộ....................................................................................8
Các vật dụng hằng ngày của nông hộ........................................................8
Nhà của chủ nông hộ..................................................................................9
Phỏng vấn chủ nông hộ tại nhà................................................................10
Phỏng vấn chủ nông hộ ngoài ruộng........................................................10
Quá trình làm đất cho vụ hè thu...............................................................12
Quá trình bón phân cho lúa......................................................................13
Hệ thống dẫn nước đến ruộng..................................................................16

Một số loại thuốc nông hộ sử dụng.........................................................18

4


DANH SÁCH BẢNG
Bảng số
Bảng 1
Bảng 2
Bảng 3
Bảng 4
Bảng 5
Bảng 6
Bảng 7
Bảng 8
Bảng 9
Bảng 10
Bảng 11
Bảng 12
Bảng 13

Tên bảng
Trang
Đặc điểm của nông hộ ...............................................................................5
Quản lý tài sản cố định...............................................................................5
Các loại đất sử dụng...................................................................................6
Đồ dụng và giá trị sử dụng.........................................................................7
Doanh thu từ trồng lúa năm 2014............................................................11
Chi phí cho chuẩn bị đất..........................................................................12
Chi phí cho gieo sạ...................................................................................13

Chi phí cho phân bón...............................................................................14
Chi phí cho trừ cỏ dại và sâu bệnh...........................................................15
Chi phí cho tưới tiêu................................................................................15
Chi phí cho thu hoạch lúa........................................................................17
Các loại thuốc thường dùng.....................................................................17
Nguồn tài chính khác của nông hộ...........................................................19

5


CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Trong sản xuất nông nghiệp, ngành trồng trọt vẫn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu, trong
đó lúa là cây trồng chính.
Cây lúa (Oryza sativa L.) là cây ngũ cốc quan trong nhất thế giới. Tại Việt Nam diện
tích trồng lúa có khoảng 7,9 triệu ha (2013), lúa cung cấp bình quân 80% cacbohyrat và 40
% lượng protein cho khẩu phần ăn người Việt Nam. Với việc áp dụng những tiến bộ khoa
học công nghệ vào sản xuất, hàng năm sản lượng lúa vẫn không ngừng tăng góp phần đưa
Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới.
An Giang là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, với tổng diện tích canh tác
hàng năm khoảng 625 ngàn ha (2012). Năng suất cả năm 2012 đạt 6,33 tấn/ha, giảm 0,018
tấn/ha, sản lượng đạt gần 3,957 triệu tấn, tăng 2,6% (tăng 100 ngàn tấn so năm 2011), chủ
yếu do tăng diện tích và tăng nhiều ở vụ Thu đông. Cơ cấu giống lúa tiếp tục được chuyển
đổi mạnh, trong năm có gần 80% diện tích đều sử dụng các loại giống xác nhận, có chất
lượng cao một số loại giống có diện tích chiếm tỷ trọng cao như: OM6976 với diện tích
63,8 ngàn ha, chiếm 20,08% diện tích, tăng 96,6% so cùng kỳ; OM4218 diện tích 46,5
ngàn ha; các loại giống đặc sản cũng có diện tích tăng đáng kể là nếp hơn 122 ngàn ha,
chiếm 19,52% diện tích, tăng 38.925 ha, Jasmine gần 16 ngàn ha chiếm 2,55%. Riêng loại
giống IR50404, tuy được các ngành chức năng khuyến cáo hạn chế sử dụng song do năng
suất cao, thời gian chăm sóc ngắn, ít sâu bệnh, đặc biệt thị trường trong thời gian qua vẫn

tiêu thụ mạnh nên diện tích sử dụng vẫn còn chiếm tỷ trọng cao, tăng hơn 18,5 ngàn ha so
cùng kỳ. Ngoài việc sử dụng giống lúa mới, kỹ thuật thâm canh cao thì công tác Bảo vệ
thực vật cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao sản lượng lúa.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xuất phát từ mục tiêu sản xuất nông sản hàng hóa có quy mô lớn, chất lượng cao. Vì
vậy, việc quản lí hoạt động kinh doanh của nông hộ trên thực tế có ý nghĩa rất quan trọng,
cũng có thể coi là quản lí một doanh nghiệp. Điều tra thông tin về quá trình sản xuất lúa
cũng như hiệu quả kinh tế của nông hộ.
Hiểu được lợi ích của việc lập kế hoạch tổ chức hiệu quả kinh tế, phân công lao động
hợp lý sẽ năng cao hiệu quả việc làm. Khái quát sơ bộ về quy cách trồng lúa, sử dụng phân
bón thuốc trừ sâu và cơ cấu quản lý nhân công lao động. Tìm hiểu được lợi ích kinh tế từ
việc trồng lúa mang lại từ đó đánh giá khả năng phát triển của một nông hộ trồng lúa.
Biết được đặc điểm địa lý, khí hậu, tình hình sâu bệnh vùng cần nghiên cứu và biết
cách lấy số liệu thực tế từ người nông dân từ đó tính toán được các số liệu sẽ cho chúng ta
biết được thu nhập của của nông hộ.
3. Lý do nghiên cứu
Những năm trước đây, kỹ thuật sản xuất của nông dân còn lạc hậu, sản xuất với
phương thức cá thể, nhỏ lẻ, tự sản xuất, tự tiêu thụ. Nhưng quan trọng nhất là không lập kế
hoạch tổ chức nông trại nên dẫn đến nhiều hệ lụy: năng suất không ổn định, gặp nhiều rủi
ro trong quá trình chuẩn bị, sản xuất. Hiểu được tính cấp thiết đó mà chúng tôi lựa chọn đề
tài này “Tổ chức quản trị và hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng lúa” để mỗi nông trại cần
có kế hoạch tổ chức quản trị của nông hộ mình tạo hiệu quả kinh tế cao, thuận lợi trong
quá trình xản xuất, hạn chế được rủi ro, tận dụng được tối đa nguồn tài nguyên và mọi
nguồn lực một cách hợp lý.

6


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1. Đất


Đất thuộc nhóm đất phèn một loại đất chứa nhiều gốc sunphat (SO 4)2- có độ
PH rất thấp chỉ khoảng 2-3. Loại đất phân bố nhiều ở vùng tiếp giáp với Kiên
Giang, thuộc địa phận Tri Tôn, Tịnh Biên, và Châu Phú, với tổng diện tích khoảng
30.136 ha, trong đó Tri Tôn chiếm 67%. Nhóm đất này được hình do quá trình biển
tiến cách đây 6.000 năm để lại, đặc biệt trong môi trường vũng vịnh biển nông, trên
đó rừng ngập mặn phát triển mạnh mẽ như đước, sú, mắm…Các loại thực vật này
thường tích lũy chất lưu huỳnh trong thân và rễ dưới dạng các hợp chất hữu cơ. Khi
những khu rừng này bị vùi lấp, xác của chúng được các vi sinh vật yếm khí phân
hủy và thải lưu huỳnh ra môi trường dưới dạng sunfit. Chúng kết hợp với các ion
kim loại sắt, nhôm vừa được dòng nước mang đến từ lục địa tạo thành những lớp
đất chứa nhiều pyrite. Pyrite chứa trong tầng trầm tích đầm lầy còn gọi là tầng phèn

tiềm tàng, nhưng chúng lại dễ bị oxy hóa trong điều kiện tiếp xúc với không khí.
Hình 1: Đất nông hộ canh tác
(Nguồn: Phan Triệu Anh, 2015)
Dựa trên nguồn gốc hình thành và mức độ nhiễm phèn trong đất, có thể chia đất phèn ở An
Giang thành các loại tầng đất sinh phèn (phèn tiềm tàng), tầng đất than bùn chứa phèn, đất
nhiều phèn và đất bị nhiễm phèn. Tuy nhiên mỗi năm người dân luôn cãi tạo đất nên độ phì
nhiêu của đất cũng tăng cao năng suất cũng tăng lên khá rõ rệt thêm phần nữa 5 năm đê
bao sẽ xả lũ một lần lượng đất phù xa bồi đấp rất cao nên lượng phèn của đất cũng giảm rất
mạnh.
2. Địa hình
Thuộc vùng tứ giác long xuyên địa hình thấp tương đối bằng phẳng thuận tiện cho
việc canh tác với hệ thống kênh ngồi chằn chịt. Mặt nước ngầm cao có trữ lượng lớn. Nằm
giáp ranh với xã Tân Lập (Tịnh Biên) nên nó dược gọi là con kểnh ranh chảy thẳng lên
kênh Trà sư huyện Tịnh Biên, vùng này được đánh giá có địa hình khá thuận lợi mặc dù
đất vẫn còn nhiễm phèn nhẹ.

7



Hình 2: Bản đồ nhà đất sản xuất
(Nguồn: Internet)
3. Khí hậu
Chịu tác động của 2 mùa gió: gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc. Gió
mùa tây Nam mát và ẩm, đem lại mùa mưa nơi đây. Gió mùa Đông Bắc độ ẩm cao,
khô và khá nóng. Nhiệt độ của vùng rất cao có thể coi là kỷ lục do cường độ chiếu
sáng của mặt trời rất cao. Theo thống kê số giờ chiếu sáng vào mùa khô lên đến 10
giờ/ngày vào mùa mưa giảm còn 7 giờ/ ngày. Tổng số giờ chiếu sáng trên năm là
2400 giờ.
Mùa mưa hàng năm bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 11. Tổng lượng
mưa trong mùa mưa chiếm 90% lượng mưa cả năm. Do lượng mưa trong mùa mưa
lớn và mùa mưa trùng với mùa lũ sông Mekong (nước sông chảy xuống các khu
vực hạ nguồn), ngập lụt thường xuyên xảy ra và tác động vô cùng lớn tới năng suất
cũng như các hoạt động hàng ngày.
4. Cơ sở hạ tầng
Cách đây năm khi chưa có chính sách đê bao của nhà nước cơ sở hạ tầng giao
thông đường bộ đi lại gặp nhiều khó khăn cho người dân, muốn vận chuyển phân
thuốc thì cần đến phương tiện đường thủy. Nhưng con kênh cũng khá hẹp các
phương tiện đường thủy đi vào rất khó lưu thông nhiều sự cố cũng thường xuyên
xảy ra. Cho đến nay vấn đề này đã được giải quyết nhà nước đã áp dụng chính sách
đê bao nên phần đê được nâng cao và bằng phẳng người dân có thể lưu thông bằng
xe, có thể chạy xe đến ruộng mình làm chuyên chở phân đến nơi, nên rất thuận lợi.
Kênh cũng là con đường quyết mạch giúp người dân có thể rút ngắn thời gian di
chuyển lên châu đốc không còn chạy khoản thời gian dài như lúc trước nữa, hơn thế
nữa kênh cũng rộng rất nhiều so với ban đầu các tai nạn cũng không còn nữa, ngoài
ra kênh cũng khá sâu ghe tàu tấn lớn cũng có thể vào tận nơi dễ trao đổi mua bán
giữa thương lái và nông dân. Hệ thống tưới tiêu cũng được nâng cao rất rõ rệt.


8


Hình 3: Đường giao thông đến đất canh tác
(Nguồn: Phan Triệu Anh, 2015)
5. Nước tưới

Đất được cung cấp nước hằng năm nhờ con kênh ranh bắt nguồn từ sông Hậu
hạ nguồn sông MeKong. Con kênh nằm trong vùng đê bao nên được nạo vét khá
xâu để đấp đê nên lượng nước thừa để cung cấp cho cây trồng, ngay cả khi vào mùa
khô vẫn không thiếu nước tưới thêm vào đó là hệ thống tưới tiêu tiên tiến của nhà
nước, hệ thống máy bơm công xuất cao được lắp đặt khá quy mô nên người dân
không còn lo lắng về nước tưới như lúc trước. Cũng không lo lắng về tình trạng vỡ
đê như lúc trước.

9


Hình 4: Cống 17 tại đất chủ hộ
(Nguồn: Phan Triệu Anh, 2015)
6. Thông tin nông hộ trồng lúa
10


Tên chủ nông hộ:
Võ Hồng Em
Tuổi: 60
Giới tính: Nam
Trình độ văn hóa:
Trung học

Dân tộc: Kinh
Địa chỉ: ấp Hưng Lợi xã: Đào Hữu Cảnh
huyện: Châu Phú
tỉnh: An Giang
Loại nông hộ: Khá
Bảng 1: Đặc điểm nông hộ
TT

Quan hệ
gia đình,
thân tộc

Nam/
Nữ

Trình độ
văn hóa

Năm sinh

Nghề
nghiệp

Thời gian
phục vụ nông
nghiệp

Làm
35 năm
ruộng

2
Vợ
Nữ
1955
10/12
Nội trợ
Cán bộ
3
Con trai
Nam
1985
12/12
6 năm
nhà nước
4
Con dâu
Nữ
1986
12/12
Nội trợ
5
Cháu gái
Nữ
2005
5/12
Học sinh
Hộ gia đình có 4 người trưởng thành và một cháu gái trong độ tuổi đi học.
Hộ nông trại không tổ chức quản lý theo phòng ban mà do chủ hộ tự quản lý, tự tổ chức
sản xuất. Lao động thuê mướn là thuê theo ngày với 10 người lao động, chi phí chả cho
một lao động là 150.000 đồng/ngày.

Bảng 2: Quản lý tài sản cố định
1

Chủ hộ

Loại
1. Máy cày
2. Máy xới
3. Máy gặt đập
4. Máy bơm
5. Nhà kho
6. Nhà xưởng
7. Chuồng trại
8. Lò sấy

Nam

Số
lượn
g
1
1
1

1955

10/12

Đơn giá


Thành
tiền

Năm
mua

Thời gian
đã sử dụng

300 triệu
500 triệu
50 triệu

300 triệu
500 triệu
-

2005
2010
-

10 năm
5 năm
12 năm

Giá trị còn
lại

150 triệu
300 triệu

50 triệu 2000
Không còn
sử dụng
9. Xe Honda
2
27 triệu
62 triệu 2000
15 năm
46 triệu
Chủ nông hộ có đầy đủ các điều kiện để sản xuất như các loại máy nông nghiệp: máy cày,
máy gặt đập liên hợp hay lò sấy dù không còn sử dụng nữa. Tổng sài sản cố định của chủ
nông hộ hiện tại cũng vào khoảng 500 triệu đồng.

11


Hình 5: Máy gặt đập liên hợp của chủ nông hộ
(Nguồn: Phan Triệu Anh, 2015)

Hình 6: Máy cày của chủ nông hộ
(Nguồn: Phan Triệu Anh, 2015)
Bảng: Các loại đất sử dụng
Đất sử dụng Diện tích (ha)
Cự ly (m)
Phân hạng
Đặc tính
1. Vườn
2. Ruộng
13
3

2
3
3. Thổ cư
0.05
2
3
4. Ao mương
Ghi chú:
1. Cự ly đến nhà ở: (1) gần: 200m; (2) trung bình: 200-500m; (3) xa: trên 500m
2. Phân hạng: loại 1; loại 2; loại 3; loại 4
3. Đặc tính: 1: bạc màu; 2: giàu dinh dưỡng 3.trung bình

Bảng 4: Đồ dùng và giá trị sử dụng
Danh mục
Tổng giá trị

Số lượng

Đvt: 1.000đ

Năm mua

12

Giá trị
250.500.000

Giá hiện hành
156.100.000



1. Nhà ở
2. Đồ dùng gia đình
Máy lạnh
Giường ngủ
Bàn ghế
Tủ
Xe gắn máy
Tivi
Tủ lạnh
Quạt điện
3.Tư liệu sản xuất
Trâu bò cày kéo
Trâu bò sinh sản
Bình xịt

1

1998

155.000.000

90.000.000

4
1
1
1
1
1

1
1
1
4

1998
1998
2013
1998
2009
1997
2011
1998
2009
2009

8.000.000
5.400.000
2.000.000
2.600.000
3.500.000
27.000.000
35.000.000
2.300.000
4.200.000
1.000.000

5.000.000
2.000.000
1.500.000

1.500.000
2.500.000
16.000.000
30.000.000
1.500.000
2.500.000
600.000

1

2011

4.500.000

3.000.000

Do nhà của chủ nông hộ nên xây dựng vào năm 1998 nên các vật dùng cũng được
mua vào 1998, năm này chủ nông hộ đã mua gần như đầy đủ các vật dụng cần thiết
sau khi xây dựng nhà xong. Nững năm sau đó thì nông hộ cũng mua sắm thêm các
vật dụng cần thiết trong quá trình sinh sống đề đa ứng đầy đủ nhu cầu của cuộc
sống.
Sau đây là các vật dụng cảu chủ nông hộ:

Hình 7 : Xe gắn máy của chủ hộ
(Nguồn: Phan Triệu Anh, 2015)

13


Hình 8: Tủ của chủ nông hộ

(Nguồn: Phan Triệu Anh, 2015)

Hình 9: Các vật dụng sử dụng hằng ngày của nông hộ
(Nguồn: Phan Triệu Anh, 2015)

14


CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

1. Phương tiện nghiên cứu
Địa điểm thực hiện: Tại gia đình chú Võ Hồng Em (Ấp Hưng Lợi - Xã Đào Hữu Cảnh Huyện Châu Phú - Tỉnh An Giang)

Hình 10: Nhà của chủ nông hộ
(Nguồn: Phan Triệu Anh, 2015)
Thời gian thực hiện: 14/03/2015 - 12/04/2015
Các phương tiện để thực hiện chuyến đi khảo sát: Xe honda
Giấy, viết, thước để ghi nhận các chỉ tiêu và các dụng cụ khác như: điện thoại, máy ảnh để
chụp hình, ghi âm, quay phim.
2. Phương pháp nghiên cứu
Số liệu sơ cấp: Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp và đi khảo sát.
Số liệu thứ cấp: Sử dụng các nguồn thông tin về gia đình, diện tích canh tác, các phương
tiện và trang thiết bị phục vụ cho việc sản xuất của chủ nông hộ cung cấp.
Phương pháp phân tích số liệu:
Sử dụng công cụ trợ giúp để xử lý số liệu.
Dùng thống kê tả để mô tả và trình bày số liệu.

3. Hình ảnh cuộc phỏng vấn


15


Hình 11: Phỏng vấn chủ nông hộ tại nhà
(Nguồn: Phan Triệu Anh, 2015)

Hình 12: Phỏng vấn chủ nông hộ ngoài ruộng
(Nguồn: Phan Triệu Anh, 2015)

16


CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN
1. Kế hoạch sản xuất
1.1 Sản lượng, doanh thu

Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐB.SCL), từ sau 1975 đến nay, việc sản xuất lúa
đã vươn lên mạnh mẽ, cùng với sự phát triển của hệ thống thủy lợi và thủy nông nội
đồng, cùng những tiến bộ kỹ thuật được áp dụng rộng rãi trên đồng ruộng, trở thành
vùng trọng điểm sản xuất lúa xứng đáng của cả nước. Từ vùng lúa nổi mênh mông,
An Giang, Đồng Tháp, vùng trũng phèn Đồng Tháp Mười, Tứ Giác long Xuyên, với
chỉ một vụ lúa mùa, năng suất thấp và bấp bênh… nay đã chuyển dần thành vùng
lúa 2-3 vụ ngắn ngày năng suất cao, ổn định; cộng với những hệ thống canh tác đa
dạng đã góp phần rất đáng kể vào sản lượng lương thực và lượng nông sản hàng hóa
xuất khẩu hàng năm của cả nước.
Bảng 5: Doang thu của nông hộ trồng lúa năm 2014
Loại cây
trồng

Diện tích

(ha)

Năng suất

Sản lượng

Đvt: 1.000đ
Đơn giá

Doanh thu

4.350
395.850.000
đồng/kg
4.500
Lúa vụ HT
13
5.5 tấn/ha
71.5 tấn
321.750.000
đồng/kg
Lúa vụ TĐ
Vụ Thu Đông cho thuê với giá 10.000.000/ha
130.000.000
Nông hộ sản xuất với diện tích là 13 ha nâng suất đạt được là 7 tấn/ha của giống lúa
IR50404, nâng suất có thể thấp hơn một số vùng trong tỉnh do đây là vùng đất vẫn còn
phèn mặn nên nâng suất chưa đạt nhưng vẫn không thua kém so với mặt bằng chung của
ĐB.SCL. Với diện tích 13 ha thì sản lượng thu được trong vụ đông xuân vừa qua thì hộ
được 91 tấn bán với giá 4.350 đồng/kg thì tổng số tiền có được thu về từ bán lúa là hơn
390 triệu.

Còn đối với vụ hè thu thì nâng suất đạt được là 5.5 tấn/ha, do điều kiện thời tiết cũng như
sâu bệnh nên nâng suất vụ hè thu thấp hơn khá nhiều so với vu đông xuân. Cùng sản xuất
với diện tích như trên thì nâng suất thu được là 71.5 tấn nhưng nhờ bán với giá cao hơn là
4.500 đồng/kg nên số tiền thu được của vụ hè thu là vào khoảng 320 triệu đồng.
Do vụ thu đông sản xuất thu lợi nhuận không nhiều lợi nhuận và tình hình diễn biến thời
tiết cũng như sâu bệnh rất khó đoán nên nông hộ đã không tiến hàng sản xuất mà đem cho
người khác thuê với giá 10 triệu/ha. Vậy vụ thu đông không sản xuất nhưng hộ vẫn thu về
với số tiền 130 triệu từ việc cho thuê đất, đây là cách làm an toàn mà hiệu quả của hộ.
1.2 Đánh giá tình hình sàn xuất
Do đất vùng Đào Hửu Cảnh là xã vùng sâu vùng xa của huyện Châu Phú và giáp với huyện
tịnh Biên nên vùng đất đây còn khá phèn, vùng đất đang trong quá trình tháo phèn nên
nâng suất lúa không đạt cao như những vùng đất phù sa khác nhưng với nâng suất 7 tấn/ha
thì có thể nói nông dân đây sản xuất vẫn có lợi nhuận. Cách thức canh tác 2 vụ cho thuê
một vụ của chủ nông hộ cũng là cách làm khá hợp lý khi vùng đất này chỉ mới lên đê bao
vài năm trở lại đây nó vừa mang lại thu nhập cho nông hộ mà không tốn công lao động.
Lúa vụ ĐX

13

7 tấn/ha

91 tấn

2. Chi phí sản xuất hàng năm
2.1 Làm đất

Đất trồng lúa cần giàu dinh dưỡng, nhiều hữu cơ, tơi xốp, thoáng khí, khả
năng giữ nước, giữ phân tốt, tầng canh tác dầy để bộ rễ ăn sâu, bám chặt vào đất và
17



huy động nhiều dinh dưỡng nuôi cây. Loại đất thịt hay đất thịt pha sét, ít chua hoặc
trung tính (pH = 5,5-7,5) là thích hợp đối với cây lúa. Tuy nhiên, muốn trồng lúa đạt
năng suất cao, đất ruộng cần bằng phẳng và chủ động nước. Trong thực tế, có
những giống lúa có thể thích nghi được trong những điều kiện đất đai khắc nghiệt
(như: phèn, mặn, khô hạn, ngập úng) rất tốt. Nên muốn đạt được nâng suất cao thì
chúng ta phải tiến hành làm đất kỹ lưỡng chuẩn bị đất tốt giảm bớt phèn mặn, khâu
chuẩn bị đất cũng hết sức quan trọng trong việc chuẩn bị xuống giống.
Bảng 6: Chi phí cho chuẩn bị đất của nông hộ
Loại cây trồng
Lúa vụ ĐX
Lúa vụ HT
............

Diện tích
(ha)
13
13

Đơn giá
130.000
130.000

Ghi chú: (*) Công gia đinh hoặc thuê mướn

Đvt: 1.000đ

Thành tiền
16.900.000
16.900.000


Ngày công
(*)
6 ngày
6 ngày

Tổng chi
17.800.000
17.800.000

Giá trị ngày công: 150.000 đ/ ngày

Với diện tích là 13 ha thì chi phí làm đất cho một vụ là 17,8 triệu đồng, nó bao gồm việc
phát gạ cho đến cày xới. Công việc này được tính với giá 130.000 đồng cho một công
1000m2 cùng với đó là 6 ngày công lao động cho việc làm các việc phụ khác như đấp sửa
ganh, vét mương do đất cày xới rớt xuống. Đấy là chi phí cho một vụ đông xuân, còn vụ hè
thu sau đó thì các công việc đó thực hiện gần như nhau với giá cả cũng tương đương nhau.
Vậy chi phí làm đất cho cả năm với hai mùa vụ là vào khoảng 35,6 triệu đồng, với số tiền
này cũng khá hợp lý đề bỏ ra cho mảnh đất của nông hộ.

Hình 13: Quá trình làm đất cho vụ hè thu
(Nguồn: Phan Triệu Anh, 2015)
2.2 Gieo sạ, hạt giống
Đối với mỗi vùng đất thì sẽ có một loại lúa giống phù hợp với vùng đất đó chính vì
thế nếu chọn loại lúa giống cũng như quá trình gieo sạ không hợp lý cụng sẽ ảnh hưởng
đến nâng suất mà mỗi giống lúa lại cho một nâng suất khác nhau nên người nông dân sẽ
chọn loại lúa giống có nâng suất cao, dễ canh tác phù hợp với khí hậu của vùng đất Đào
Hữu Cảnh.
Bảng 7: Chi phí cho gieo sạ
Đvt:

1.000đ

18


Loại cây Diện tích
Số lượng
Đơn giá
Ngày
Thành tiền
Tổng chi
trồng
(ha)
(kg/ha)
(đ/kg)
công
Lúa vụ
13
300
10.000
39.000.000
20
42.000.000
ĐX
Lúa vụ
13
300
10.000
39.000.000
20

42.000.000
HT
.........
Vụ đông xuân giống sử dụng là giống IR50404 loại giống xác nhận với giá là 10.000
đồng/kg, công 1000m2 được sạ với 30kg lúa giống tương đương 1,5 giạ. Tổng tiền giống
cho 13 ha là 39 triệu đồng cùng với đó công việc sạ được hoàn thành trong hai ngày với số
ngày công là 20, như vậy mỗi ngày là có 10 nhân công lao động. Vậy tổng chi cho công
việc gieo sạ là 42 triệu đồng cho một vụ.
2.3 Phân bón và công bón phân

“Nhìn trời, nhìn đất, nhìn cây”, đúng vậy, bón phân là một trong những nghệ
thuật chăm sóc cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng, mặc dù trong thực tế trồng
lúa đã có những loại phân bón, công thức phân bón cho lúa. Tuy nhiên lúc áp dụng
để chọn phân bón, chọn thời điểm bón và cách bón phân... thì lại là cả một vấn đề
cần phải quan tâm để bón phân cho lúa sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Trong quá
trình sinh trưởng và phát triển cây lúa cần nhiều nhất 3 nguyên tố dinh dưỡng là
đạm (N), lân (P) và kali (K) và chúng được gọi là nguyên tố đa lượng.

Hình 14: Quá trình bón phân cho lúa
(Nguồn: />Mỗi người dân luôn có cho mình cách bón phân khác nhau, nó còn tuỳ thuộc vào
điều kiện thời tiết và cũng như kinh nghiệm sản xuất của mỗi người nông dân, nông
hộ thường bón 4 lần cho một vụ.
Bảng 8: Chi phí cho phân bón
Đvt: 1.000đ
Loại
cây

Diện tích
(ha)


Lúa ĐX

13

Loại
phâ
n
Ure
DAP

Đơn
giá

Số lượng
(kg)
2500
1500

7.800
12.00
0
19

Thành tiền
19.500.000
18.000.000

Ngày
công


Tổng chi

40

52.700.000


Kali
Ure

1200
2900

8.000
9.200.000
Lúa HT
13
7.800 22.620.000
12.00
DAP
1900
22.800.000
40
54.460.000
0
Kali
1200
8.000
9.200.000
Vụ Đông xuân: Vụ lúa đông xuân với 13 ha đất trồng để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho

cây chú tư đã sử dụng 3 loại phân là Ure, DAP, Kali bằng những liều lượng khác nhau tùy
theo độ phì nhiêu của đất. Chú đã phải sử dụng hết 50 bao phân Ure tương đương 2500kg
giá của 1kg phân là 7.500 đồng quy ra tiền cho loại phân này thì chú phải tốn 19,5 triệu,
mặt khác đối với phân DAP chú đã sử dụng hết 30 bao tương đương 1500kg giá một 1kg
phân DAP là 12.000 đồng quy ra tiền cho một vụ đông xuân chú phải chi là 18 triệu, về
phân Kaki chú sử dụng 24 bao phân tương đương 1200kg cùng với giá 1kg phân là 8000
đồng quy ra tiền cho loại phân này thì chú phải tốn 9,2 triệu và tổng chi cho cả ba loại phân
này của một vụ Đông xuân là 52,7 triệu. Cùng với lượng phân lớn như thế chú tư đã phải
thuê 10 dân công cho một lần xạ và số lần xạ cho một vụ là 4 lần quy ra sẽ là 40 ngày
công.
Vụ Hè thu: Vụ hè thu do độ phì nhiêu của đất giảm nên lượng phân Ure và DAP chú tư
dùng cho vụ này sẽ nhiều hơn so với vụ đông xuân cụ thể như phân Ure chú tư sử dụng 58
bao phân Ure tương ứng với 2900kg nhiều hơn vụ đông xuân là 400kg cùng mức giá cho
mỗi kg và chi phí cho phân Ure vụ hè thu là 22,62 triệu nhiều hươn so với vụ đông xuân là
3,120 triệu , đối với phân DAP chú tư đã sử dụng 1.900kg tương đương với 38 bao nhiều
hơn vụ đông xuân là 8 bao cùng với mức giá cho một kg phân DAP và chi phí để mua phân
DAP là 22,8 triệu nhiều hơn so với vụ đông xuân là 4,8 triệu. Và tổng chi phí mua phân
cho vụ hè thu là 54,46 triệu. Tuy lượng phân có tăng nhưng số ngày công của mỗi vụ là
như nhau vẫn là 40 ngày công.
2.4 Phòng trừ sâu bệnh, cỏ dại
Trừ cỏ dại, lúa chét trước khi làm đất gieo sạ:
Nên diệt trừ cỏ dại, lúa chét trước khi làm đất gieo sạ từ 15-20 ngày bằng một trong các
loại thuốc cỏ có hoạt chất Glyphosate như các loại thuốc: Roundup 480SC, Bravo 480SC,
Dream 480SC, Niphosate 480DD...vừa tiêu diệt cỏ dại vừa tiết kiệm nhân công trong quá
trình làm đất.
Trừ cỏ sau khi gieo sạ: Sau khi gieo sạ phải trừ cỏ kịp thời để cỏ dại không tranh chấp dinh
dưỡng với cây lúa. Có thể sử dụng một trong các loại thuốc như:
+ Thuốc trừ cỏ tiền nẩy mầm: Khi điều kiện thời tiết thuận lợi, sau sạ từ 1-3 ngày phải
dùng các thuốc cỏ có hoạt chất như: Pretilachlor; Butachlor. Các loại thuốc phổ biến hiện
nay như: Sofit 300ND; Sonic 300ND; Echo 60EC, Map-Famix 300ND, Tomtit 360EC...

+ Thuốc trừ cỏ hậu nẩy mầm sớm: Phun thuốc sau khi sạ 10-15 ngày, gồm các hoạt
chất Pyrazosulfuron Ethyl, Penoxsulam, Quinclorac có các loại thuốc như: Sirius 10WP,
Fasi 50WP, Sifa 50WP, Flacet 25WP, Quinix 32WP…
+ Thuốc trừ cỏ lồng vực: Phun thuốc sau khi sạ từ 20-25 ngày gồm có các hoạt
chất Quinclorac, Bisbyribac,.. gồm có các loại thuốc như: Nominee 10SC, Vicet 25SC...
Ngoài việc phòng trừ các loại cỏ dại trước và sau khi gieo sạ thì tronh quá trình canh tác sẽ
xuất hiện nhiều loại cỏ dại khác, khi đó tuỳ vào loại cỏ mà chủ nông hộ có các loại thuốc
khác nhau đề phù hợp với các loại cỏ và còn phù hợp với từng giai đoạn của lúa để khi
phun thuốc mà không ảnh hưởng đến quá trình phát triền của cây lúa.
Ngoài những loài cỏ dạy thì còn có các loại sâu bệnh dịch hại khác như rầy nâu, muỗi
hành, chuột, uốc bưu vàng, sâu cuốn lá lúa hay các bệnh đạo ôn lá, cổ bông, lem lép hạt…
những loại sâu, bệnh hại này thì tuỳ theo mức độ gây hại mà có mức phòng trừ và lựa chọn
loại thuốc hiệu quả nhất để phun xịt một cách hợp lý nhất.
20


Bảng 9: Chi phí phun thuốc cỏ dại, sâu bệnh
Loại cây

Diện
tích (ha)

Lúa ĐX

13

Lúa HT

13


Chi phí
thuốc
8.000.000/h
a
8.000.000/h
a

Đvt: 1.000đ

Số
bình
2000
2000

Thành tiền
104.000.00
0
104.000.00
0

Công xịt

Tổng chi

7.000đ/bình

118.000.000

7.000đ/bình


118.000.000

Nhìn chung tình hình lúa ở hai cụ Đông xuân và Hè thu thì không có sự khác biệt lắm, vì ở
diện tích 13ha nhưng chi phí thuốc, số lượng bình, thành tiền và tiền công trả khi xịt gần
bằng nhau với chi phí mỗi ha là vào khoảng 8 triệu đồng. Nhưng với thổ nhưỡng và điều
kiện khí hậu nên chi phí phân thuốc hơi cao do dich bệnh xuất hiện nhiều….với điều kiện
bình thường thì 13 ha thì tiền thuốc dao động từ từ khoảng 110 – 120 triệu cho mỗi vụ. Chi
phí nào bao gồm cả chi phí thuê công phun thuốc với giá 7.000 đồng/bình và mỗi một mùa
vụ thì nông hộ thuê phun thuốc khoảng 2000 bình.
2.5 Chi phí tưới tiêu
“Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, điều này nói lên vai trò quan trọng của nước đối
với cây trồng nói chung và đối với cây lúa nói riêng mà đặc biệt là cây lúa lại sống trong
môi trường nước. Mặc dù sống trong môi trường nước nhưng mỗi giai đoạn sinh trưởng,
phát triển khác nhau thì cây lúa có nhu cầu nước khác nhau, nếu thiếu hay thừa nước thì
đều ảnh hưởng không tốt đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lúa. Chính vậy những
người làm nghề trồng lúa năng suất cao cần điều chỉnh nước cho lúa sao cho vừa tiết kiệm
nước vừa đảm bảo cho cây lúa phát triển tốt, năng suất cao…Đối với mỗi giai đoạn lúa cần
cho lượng nước thích hợp và giữ nước một cách hợp lý để lúa không thừa hoặc thiếu nước.
Bảng 10: Chi phí tưới tiêu
Đvt: 1.000đ
Thành
Ngày
Tổng chi
tiền
công
16.900.00
Lúa ĐX
13
1.300.000
16.900.000

0
16.900.00
Lùa HT
13
1.300.000
16.900.000
0
Do vùng đất này đã được lên đê bao nên mọi công việc bom nước tưới tiêu đều do nhà
nước quản lý với giá là 1.3 triệu/ha, vậy tổng chi phí bom nước cho 13 ha là 16,9 triệu
đồng. Đây là giá tưới tiêu cố định cho tất cả các mùa vụ đều như nhau, chi phí tưới tiêu
được ban quản lý thu sau khi.
Loại cây

Diện tích
(ha)

Đơn giá
tưới/ha

Số lượng

21


Hình 15: Hệ thống dẫn nước tới ruộng
(Nguồn: Phan Triệu Anh, 2015)
2.6 Phí thu hoạch và giá trị ngày công

Thời điểm thu hoạch thích hợp nhất là lúc 80 % số hạt trên bông của các đại
đa số các bụi lúa đã chín vàng. Thu hoạch sớm hơn hạt lúa xanh còn nhiều, sự tích

lũy chất dinh dưỡng vào hạt chưa đầy đủ, trọng lượng hạt sẽ giảm làm chất lượng
hạt giống không tốt. Ngược lại, nếu thu hoạch trễ quá, một số giống lúa ít miên
trạng, hạt có thể nẩy mầm trên bông, rạ khô mềm yếu dễ bị ngã rạp, các nhánh gié
bị gãy từng đoạn, hạt rơi rớt nhiều làm giảm năng suất phẩm chất hạt. Thu hoạch trễ
làm gia tăng tỉ lệ hạt bị gãy khi xay xát. Thiệt hại sẽ trở nên trầm trọng hơn khi mưa
nhiều, ẩm độ cao hoặc chân ruộng có nước. Nếu có điều kiện thì khoảng 10 ngày
trước khi thu hoạch nên rút nước cho khô ruộng, để lúa chín sớm, tập trung và dễ
thu hoạch, hạt lúa cũng sáng và hạt gạo tốt hơn.
Chủ hộ có máy gặt đập liên hợp nên việc thu hoạch cũng diễn ra khá thuận tiện.
Máy gặt đập liên hợp mới được giới thiệu vào đồng bằng sông Cửu Long trong
những năm gần đây, sau một thời gian dài thử nghiệm và cải tiến để có thể đủ nhẹ
và vận hành thuận lợi trong điều kiện đất mềm và lúa thường bị ngã đổ khi thu
hoạch. Hiện nay, đã có một số kiểu máy gặt đập liên hợp tỏ ra thích nghi khá tốt.
Tuy nhiên, giá cả của máy gặt đập liên hợp vẫn còn cao so với thu nhập của nông
dân. Đây hiện là trở ngại lớn trong việc cơ giới hoá khâu thu hoạch để giải quyết
nạn thiếu lao động nghiêm trọng tại thời điểm thu hoạch lúa khi mà việc sắp xếp lại
cơ cấu mùa vụ và xuống giống đồng loạt đang là chủ trương chung để hạn chế thiệt
hại của sâu bệnh, nhất là rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá đang là mối đe dọa
thường xuyên và nghiêm trọng trong sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long.
Do những năm gần đây thương lái lại tận ruộng thu mua lúa tươi nên chủ nông hộ
không cần phơi sấy mặc dù chủ hộ có một lò sấy và nó đã ngưng hoạt động vào
năm 2007.
Bảng 11: Chi phí cho thu hoạch của nông hộ

22

Đvt: 1.000đ


Loại

cây
Lúa ĐX
Lúa HT

Diện
Số
Ngày
Đơn giá
Thành tiền
Tổng chi
tích (ha)
lượng
công
13
200.000đ/công 26.000.000đ
26.000.000đ
13
200.000đ/công 26.000.000đ
26.000.000đ
Các chi phí khác phát sinh trong quá trình canh tác
20.000.000
Với diện tích canh tác là 13 ha thì chi phí cho thu hoạch được tính như sau: ta có diện tích
là 13 ha với đơn giá là 200.000đ/công thì ta sẽ được là 26 triệu. Thì tổng chi phí như vậy
được tính ở cả 2 vụ Đông xuân và Hè thu. Các chi phí khác phát sinh trong quá trình canh
tác như là phí sữa chữa máy móc khi bị hư, ngày công dặm lúa… là 20 triệu.
3. Quản lý kỹ thuật
3.1 Kỹ thuật canh tác
Tưới nước:
Cách tưới:
Bơm điện

Số lần tưới:
7 lần/vụ
Bón phân:
Công thức bón:
Phân đơn
Loại phân:
Đạm + DAP + Kali
Cách bón:
Xạ tay
Số lần bón:
4 lần/vụ

Bón lót: Là bón phân trước cho ruộng khi gieo, cấy. Có thể bón lót cùng với quá
trình làm đất, sau khi bón lót xong, tiến hành bừa đất
Bón thúc: Là bón phân cho lúa vào các thời kỳ sinh trưởng nhất định để cung cấp
dinh dưỡng cho cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao. Bón thúc
được bón 2 lần: lần 1 sau sạ 7- 10 ngày và bón lần 2 là sau khi sạ 20-25 ngày.
Bón đón đòng: Sau sạ 45-50. Lúc này quan sát ruộng lúa và so màu lá lúa với bảng
so màu lá, bón nốt chỗ phân urea. Nếu ruộng lúa không thiếu đạm, không cần bón
thêm nữa.
3.2 Phòng trừ sâu bệnh
Bảng 12: Các loại thuốc thường dùng cho các loại sâu bệnh phổ biến
Loại sâu bệnh

Loại thuốc
Số lần phun
Ghi chú
Regent 800 WP
Kết hợp nhiều loại
Sâu lá

2 lần
Angun 5 WG
thuốc đề trừ sâu
Amistar Top 325 SC
Đạo ôn
3 lần
Tilt Super 300 EC
Chess 50 WG
Phun ở hai giai đoạn
Rầy nâu
2 lần
Actara 25 WG
lúa khác nhau
Lem lép hạt
Picoraz 490 EC
1 lần
Sâu cuốn là nhỏ là loại gây hại phổ biến trên đồng ruộng, loài này gây thiệt hại đáng kể
cho cây lúa. Sâu cuốn lá này gây hại từ giai đoạn mạ đến giai đoạn lúa trổ, nặng nhất là
giai đoạn đồng – trổ nên giai đoạn này dùng thuốc Angun 5WG đề diệt được hết sâu vì đây
là giai đoạn quan trọng khi lúa đang trổ. Những giai đoạn lúa khác cũng nhiễm nhẹ sâu
cuốn lá nhỏ nên phun kết hợp với các loại thuốc khác đề diệt những loài sâu phá hoại khác.
Một loài gây hại không kém sâu cuốn lá đó chính là rầy nâu, loài này cũng gây hại
khá nặng mỗi vụ lúa có 3 – 4 đợt rầy nổ rộ. Giai đoạn đồng – trổ sẽ bị ảnh hưởng nặng đến
nâng suất nếu không phòng trừ lúc đúng lúc kịp thời thì có thể dẫn đến mất trắng nên dùng
thuốc đặc trị rầy đó là Chess 50WG của công ty BVTV An Giang, mặc dù đây là loại thuốc
có giá thành cao hơn những loài kia nhưng hiệu quả nó đêm lại là khá tốt. Những đợt rầy

23



khác thì nên phun kết hợp các loại thuốc diệt rầy và sâu có khả năng lưu dẫn để hiệu lực
kéo dài.
Tình hình đạo ôn cũng hết sức quan trọng mà người nông dân cần phải chú tâm đến,
có cả đạo ôn lá đạo ôn cổ bông nên phải chọn thuốc sử dụng phù hợp có chất lượng đề đạt
được hiệu quả cao nhất như là Amistar Top 325SC hay Tilt Super 300EC…vào những thời
điểm thích hợp đề vừa phòng trừ được bệnh đạo ôn mà còn nuôi dưỡng hạt sáng chắc, gạo
đạt chất lượng cao nhất. Cùng với đó là bệnh lem lép hạt cũng lưu tâm nếu, thì nông hộ đã
sử dụng thuốc Picoraz 490EC đề phòng trừ bệnh hại này vì đây là giai đoạn quyết định
nâng suất lúa.

Hình 16: Một số loại thuốc sử dụng của nông hộ
(Nguồn: Internet)

24


4. Tình hình tài chính của nông hộ trong năm
Bảng 13: Tài chính khác cảu nông hộ
Ăn uống
54.000.000

Giáo dục
7.000.000

Chi tiêu gia đình
Y tế
10.000.000

Đvt: 1.000đ


Giao tế
20.000.000

Khác
15.000.000

Nguồn thu khác
Từ thành
viên khác
Máy cày làm
mướn
Máy cắt làm
mướn

3.200.000/tháng

12 tháng

38.400.000

1.300.000/ha

55 ha

71.500.000

2.000.000/ha

55 ha


110.000.000

Chi phí cho việc sinh hoạt ăn uống hàng ngày là 150.000 đồng/ngày từ đó thấy
được tổng chi cho một năm của việc này là 54 triệu đồng. chi phí cho giáo dục là
chi phí cho đứa cháu nội của chủ hộ, chi phí đi tập huấn các lớp kỹ thuật nông
nghiệp…là 7 triệu đồng. Chi phí cho y tế trong năm vừa qua của chủ hộ là 10 triệu
đồng bao gồm việc chữa các bệnh cho các thành viên trong gia đình hay là việc tiêm
các loại thuốc phòng ngừa các bệnh thường gặp. Giao tế của gia đình là chi phí cho
việc đi đám tiệc trong năm, các tiệc trong nhà tổ chức hay là các chi phí giao lưu
với những người hàng sớm, tổng chi tiêu cho công việc này là 20 triệu đồng. Còn số
tiền 15 triệu đồng là chủ hộ chi tiêu cho các công việc khác, những chi phí phát sinh
trong cuộc sống. Vậy tổng chi tiêu cho việc cuộc sống hằng ngày của nông hộ này
là 106 triệu đồng.
Ngoài nguồn thu nhập từ việc trồng lúa thì nông hộ còn thu từ một số nguồn khác
như từ con trai của chủ nông hộ với lương hàng tháng là 3,2 triệu đồng, vậy tổng
lương trong một năm của 38,4 triệu đồng. do Do chủ hộ có máy cày, máy gặt đập
liên hợp nên sau khi công việc của cày hay cắt của đất chủ nông hộ xong thì chủ
nông hộ sẽ dùng hai loại máy đi làm cho những mảnh đất lân cận khác. Hai loại
máy này thu về hằng năm vào khoảng số tiền gần 200 triệu, đây là con số không lốn
do chủ hộ chỉ làm mướn với số lượng đất ít và chỉ làm những mảnh đất gần nhà và
gần nơi mảnh đất của chủ hộ canh tác, một nguyên nhân nữa là do muốn hạn chế sự
hư hỏng của máy móc. Nếu cho máy hoạt động hết công sức thì máy móc sẽ mau
hao mòn dẫn đến tình trạng hư hỏng nặng từ đó ảnh hưởng đến việc sử dụng máy
móc cho đất chủ nông hộ vì mục đích đầu tiên của chủ nông hộ là để phục vụ cho
đất nhà chứ không phải là làm mướn.
5. Hiệu quả kinh tế toàn nông hộ
Tổng doanh thu:
1.067.500.000
Tổng chi phí:
568.560.000

Lợi nhuận:
498.940.000
Phần dư (Lợi nhuận - chi tiêu gia đình): 498.940.000 – 106.000.000 = 392.940.000
Bình quân thu nhập/tháng của 4 thành viên gia đình nông hộ: 8.186.250 đồng.
Tổng danh thu bao gồm tiền thu từ thu hoạch lúa, tiền cho thuê đất vụ thu đông, tiền lương
từ người con chủ hộ và tiền thu từ việc cày xới, cắt mướn. Tổng chi phí gồm các chi phí
phân bón, làm đất, giống, thuốc trừ sâu… Phần lợi nhuận là tổng doanh thu trừ đi tổng chi
phí, lợi nhuận thu về từ việc sản xuất lúa và các nguồn thu khác là gần đạt 500 triệu cho
một năm.
25


×