Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Nâng cao hiệu quả học tập môn vật lí của học sinh lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (392.04 KB, 10 trang )

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC TẬP MÔN VẬT LÍ CỦA HỌC
SINH LỚP 12A3 - TRƯỜNG THPT SỐ 4 VĂN BÀN QUA
PHƯƠNG PHÁP HOẠT ĐỘNG NHÓM, SAU KHI HỌC
XONG CHƯƠNG SÓNG ÁNH SÁNG


Trường THPT số 4 Văn Bàn

NCKHSPUD 2011 - 2012

TÓM TẮT
Trong những năm gần đây, Đảng và Chính phủ cũng như toàn thể xã hội đã rất quan
tâm và đầu tư cho giáo dục, xác định ‘Đầu tư cho giáo dục là sự đầu tư bền vững và hiệu
quả nhất’. Nền giáo dục nước nhà cũng đã có nhiều cố gắng trong việc tự hoàn thiện mình
bằng những giải pháp như tiến hành cải cách giáo dục (GD), đổi mới chương trình GD
toàn diện. Một trong những đổi mới quan trọng đó là đổi mới về phương pháp giảng dạy.
BGD đã xác định “Khuyến khích tự học”, phải “Áp dụng những phương pháp dạy học tích
cực để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, khắc
phục lối truyền thụ một chiều như trước đây”. Phương pháp và các kĩ thuật dạy học tích
cực thì có nhiều: kĩ thuật mảnh ghép, kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật đắp bông tuyết,
phương pháp hoạt động nhóm, phương pháp hợp đồng, ... phương pháp hay kĩ thuật mới
nào cũng có những cái hay riêng của nó mà bản thân tôi đã thử nghiệm. Vấn đề là vận
dụng ở đâu, vận dụng như thế nào và phương pháp nào thích hợp nhất với đối tượng lại là
cả một vấn đề cần bàn.
Với đặc thù vùng miền, hơn nữa trường THPT số 4 Văn Bàn là một trường được thành
lập chưa lâu, phong trào học tập của học sinh còn kém, năng lực học sinh đa phần là trung
bình yếu, việc lựa chọn phương pháp hay cách dạy như thế nào để mỗi học sinh tích cực
thì mỗi người có một cách suy nghĩ khác nhau. Vậy phương pháp dạy học nào là phù hợp
nhất với điều kiện hiện tại của trường và phối hợp tốt cùng với các phương pháp truyền
thống khác đã có từ trước, đáp ứng được các yêu cầu
mang lại hiệu quả cao nhất cho tiết học, theo hướng đổi mới ?


Trong quá trình dạy và thử nghiệm, tôi thấy thuyết phục nhất hiện nay là cách dạy: tổ
chức hoạt động nhóm với sự trợ giúp tích cực từ thầy cô. Bởi vì bản thân nó, vốn có khả
năng đáp ứng các tiêu chí xây dựng thành công con người năng động, sáng tạo. Từ thực
nghiệm đổi mới PPDH, đã chứng tỏ qua hoạt động sẽ làm cho mỗi thành viên bộc lộ được
suy nghĩ, hiểu biết, thái độ của mình, qua đó được tập thể uốn nắn, điều chỉnh, phát triển
tình bạn, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tương trợ, ý thức cộng đồng... Hoạt động trong
tập thể quen dần với sự phân công hợp tác trong lao động xã hội, hiệu quả học tập sẽ tăng

GV. Vũ Xuân Quế

2


NCKHSPUD 2011 - 2012

Trường THPT số 4 Văn Bàn

lên nhất là phải giải quyết vấn đề gay cấn, lúc xuất hiện nhu cầu phối hợp giữa các cá nhân
để hoàn thành một nhiệm vụ học tập xác định. Xét về mặt thời lượng 45 phút/ tiết học ở
Việt Nam, nó cũng phù hợp hơn so với nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học khác. Tuy
nhiên, để đánh giá một cách khách quan hơn về phương pháp hoạt động nhóm (HĐN), tôi
đã tiến hành nghiên cứu tác động của phương pháp này qua một chương của Vật lí 12Sóng ánh sáng
Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương là hai lớp 12A3, 12A4
trường THPT số 4 Văn bàn. Lớp thực nghiệm là lớp 12A3 được áp dụng thường xuyên
phương pháp HĐN khi dạy các bài của chương Sóng ánh sáng- (Thuộc chương V chương
trình chuẩn Vật lí 12). Lớp đối chứng là lớp 12A4 giảng dạy theo phương pháp truyền
thống là chủ yếu.
Việc áp dụng phương pháp Hoạt động nhóm đã có ảnh hưởng rất rõ rệt đến kết quả
học tập của học sinh. Lớp thực nghiệm thông qua bài kiểm tra đánh giá đạt kết quả cao
hơn lớp đối chứng. Điểm số trung bình bài kiểm tra sau tác động của lớp thực nghiệm là

5,9 lớp đối chứng là 5,0 Kết quả phép kiểm chứng t-test p = 0,02 < 0,05 có ý nghĩa, có sự
khác biệt lớn giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Kết quả cho
thấy sự chênh lệch giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, không phải
do ngẫu nhiên. Điều đó chứng minh rằng, việc áp dụng phương pháp Hoạt động nhóm đã
nâng cao kết quả học tập môn vật lí của học sinh lớp 12A3 trường THPT số 4 Văn Bàn khi
học xong chương “Sóng ánh sáng” .

GIỚI THIỆU
Trong sách giáo khoa vật lý 12 chương trình cơ bản, chương Sóng ánh sáng được
đánh giá là một chương hay, có nhiều thí nghiệm hỗ trợ có sẵn hoặc khai thác được bằng
thí nghiệm ảo. Xong qua các năm giảng dạy cho thấy một số vấn đề chung như sau: Còn
nhiều học sinh khả năng tư duy kém, rỗng kiến thức từ lớp dưới. Có không ít học sinh khả

GV. Vũ Xuân Quế

3


Trường THPT số 4 Văn Bàn

NCKHSPUD 2011 - 2012

năng tính toán rất kém, kể cả việc sử dụng máy tính cầm tay. Đồng thời nhiều học sinh còn
có tư tưởng không đầu tư sâu vào môn vật lí. Với trường THPT số 4 Văn Bàn chúng tôi,
phần lớn giáo viên là trẻ, kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều, việc khơi gợi hứng thú môn
học và đầu tư các phương pháp giảng dạy tích cực chưa được chú trọng nhiều.
Giải pháp thay thế:
Để khắc phục phần nào các nhược điểm trên, qua một vài năm công tác tôi rút ra:
Nên sử dụng phương pháp hoạt động nhóm là hợp lí nhất. Phương pháp này vừa đảm bảo
tính tập thể, tính hợp tác, tính tích cực và chủ động của học sinh. Tạo cho học sinh có một

nền tảng kiến thức thực sự trong mình nhờ chủ động và sự hỗ trợ kịp thời từ bạn bè, thầy
cô.
Tham khảo: trong quá trình lập đề cương và nghiên cứu tôi đã đọc và tìm hiểu một
số tài liệu về phương pháp giảng dạy liên quan: Phương pháp giảng dạy- Giáo trình
ĐHSP Thái Nguyên; Các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực- Nguồn internet;
Cách vận dụng phương pháp hoạt động nhóm trong giảng dạy phổ thông- nguồn
internet và tham khảo ý kiến của bạn bè, đồng nghiệp về cách thức tổ chức hợp lý.
Vấn đề nghiên cứu:
Việc vận dụng phương pháp hoạt động nhóm có làm tăng hiệu quả học tập của học sinh
lớp 12A3- trường THPT số 4 Văn Bàn sau khi học xong chương Sóng ánh sáng hay không
?
Giả thuyết nghiên cứu:
Việc vận dụng phương pháp hoạt động nhóm làm tăng hiệu quả học tập của học sinh lớp
12A3- trường THPT số 4 Văn Bàn sau khi học xong chương Sóng ánh sáng.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
I. Khách thể nghiên cứu
Khách thể được sử dụng để thực hiện nghiên cứu đề tài là học sinh lớp 12ª3 và 12ª4
trường THPT số 4 Văn Bàn vì các đối tượng này có nhiều thuận lợi

GV. Vũ Xuân Quế

4


NCKHSPUD 2011 - 2012

Trường THPT số 4 Văn Bàn

Chọn 2 lớp: lớp 12ª3 và lớp 12ª4, là hai lớp có nhiều điểm tương đồng: Dân tộc, ý
thức học tập, tính kỉ luật, đặc biệt là học lực

* Bảng 1: Gới tính và thành phần dân tộc của hai lớp 12ª3 và 12ª4 của trường
THPT số 4 Văn Bàn.
Học sinh các nhóm
Nhóm

Tổng
số

Dân tộc

Nam

Nữ

Kinh

Tày

HMông

Dao

Thái

Giáy

12A3

38


22

16

04

31

0

02

0

01

12A4

39

13

26

03

36

01


0

0

0

Ý thức học tập của học sinh hai lớp: đa số học sinh đều ngoan, dễ tác động và điều
khiển theo ý muốn. Bên cạnh đó cả hai lớp vẫn còn nhiều học sinh năng lực tư duy hạn
chế, trầm, ít tham gia các hoạt động chung của lớp.
* Bảng 2: Kết quả học học tập kì I năm học 2011 – 2012 môn Vật lí của hai lớp
12A3 và 12A4:
Lớp

Tổng số HS HK I

Điểm trung bình môn học kì I

12A3

38

5,01

12A4

40

5,38

II. Thiết kế nghiên cứu:

Chọn hai lớp: Lớp 12A3 làm nhóm thực nghiệm, lớp 12A4 làm nhóm đối chứng.
Dùng kết quả môn vật lí học kì I và kết quả khảo sát sau khi học xong chương Sóng ánh
sáng làm cơ sở nghiên cứu, đánh giá.
Kết quả:
Bảng 3: Kiểm chứng để xác định nhóm tương đương ( trước tác động)

TBC
p=

Thực nghiệm

Đối chứng

5,01

5,38
0,18

p = 0,18 > 0,05 từ đó rút ra kết luận sự chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm
thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương.

GV. Vũ Xuân Quế

5


NCKHSPUD 2011 - 2012

Trường THPT số 4 Văn Bàn


Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động với nhóm tương đương.
Bảng 4: Thiết kế nghiên cứu
Nhóm

Kiểm tra

Tác động

trước tác động

Kiểm tra
sau tác động

Sử dụng phương pháp hoạt động
Thực
nghiệm

nhóm tích cực và linh hoạt trong
O1

chương Sóng ánh sáng.

O3

Sử dụng phương pháp truyền

Đối chứng

O2


thống là chính trong chương Sóng
ánh sáng.

O4

Ở thiết kế này tôi sử dụng phép kiểm chứng t-test độc lập với 38HS lớp 12A3 và 38
HS lớp 12A4 ( Lớp 12A4- 01 HS bỏ học từ đầu kì 2 ).
III- Quy trình nghiên cứu
1. Chuẩn bị của giáo viên.
- Nghiên cứu kĩ về phương pháp hoạt động nhóm như thế nào để hiệu quả cao nhất.
- Nghiên cứu các bài dạy và chuẩn bị giáo án, các thí nghiệm, hình ảnh liên quan và
phiếu học tập phù hợp nhất
- Tham khảo ý kiến đồng nghiệp cùng chuyên môn về giáo án, các dạng bài tập và
dự định triển khai nhóm.
Lớp thực nghiệm: Sử dụng phương pháp hoạt động nhóm tích cực, phối hợp các thí
nghiệm, tranh ảnh với từng bài học trong chương Sóng ánh sáng.
Lớp đối chứng: Không sử dụng phương pháp hoạt động nhóm trong quá trình giảng
dạy
2. Tiến trình dạy thực nghiệm.

GV. Vũ Xuân Quế

6


NCKHSPUD 2011 - 2012

Trường THPT số 4 Văn Bàn

Thời gian tiến hành thực nghiệm tuân theo kế hoạch và thời khóa biểu chính khóa

để đảm bảo tính khách quan. Cụ thể:
Bảng 5: Thời gian thực hiện
Thứ

Môn/Lớp

Thứ 3

Vật lí

3/01/2012

12A3

Thứ 4

Vật lí

04/01/2012

12A3

Thứ 3

Vật lí

10/01/2012

12A3


Thứ 4

Vật lí

11/01/2012

12A3

Thứ 3

Vật lí

31/01/2012

12A3

Thứ 4

Vật lí

01/02/2012

12A3

Thứ 5

Vật lí

02/02/2012


12A3

Thứ 3

Vật lí

7/02/2012

12A3

Thứ 4

Vật lí

8/02/2012

12A3

Tiết

Tên bài

PPCT
41

Tán sắc ánh sáng

42

Giao thoa ánh sáng


43

Bài tập

TC 20

Bài tập giao thoa ánh sáng

TC 21

Bài tập giao thoa ánh sáng

44

Các loại quang phổ

45

Tia hồng ngoại và tử ngoại

46

Tia X

47

Bài tập

IV- Đo lường và thu thập dữ liệu

Kiểm tra trước tác động: Dùng điểm tổng kết HK I năm học 2011 – 2012 làm cơ sở
so sánh trước tác động.

GV. Vũ Xuân Quế

7


NCKHSPUD 2011 - 2012

Trường THPT số 4 Văn Bàn

Kiểm tra sau tác động: Bài kiểm tra được thiết kế gồm 30 câu hỏi câu trắc nghiệm
khách quan.
*Tiến trình kiểm tra:
Ra đề kiểm tra: Ra đề kiểm tra và đáp án sau đó lấy ý kiến đóng góp của giáo viên
trong nhóm Vật lí để bổ sung, chỉnh sửa cho phù hợp.
Tổ chức kiểm tra hai lớp cùng một thời điểm, cùng đề.

PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
I. Phân tích dữ liệu
Bảng 6: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động
Thực nghiệm

Đối chứng

Điểm trung bình

5,9


5,0

Độ lệch chuẩn

1,5

1,6

Giá tri p của t-test

0,02

Chênh lệch giá trị TB chuẩn(
SMD)

0,56

Điểm

10
9
8
7

Trước
tác động

6
5
GV. Vũ

4 Xuân Quế
3

8


NCKHSPUD 2011 - 2012

Trường THPT số 4 Văn Bàn

Sau tác
động

12A3

12A4

Biểu đồ so sánh điểm trung bình kiểm tra trước và sau tác động.

Tổng hợp phần trăm kết quả theo thang bậc: Kém, yếu, TB, khá, giỏi kết quả của
lớp thực nghiệm 12A3 và đối chứng 12A4:

Bảng 7: Thang bậc điểm trước và sau tác động ( Khảo sát cùng số lượng HS ).
Lớp
Trước TĐ
12A3
Sau TĐ
Trước TĐ
12A4
Sau TĐ


Kém
1
5,2%
2
5,2%
1
5,2%
3
8%

Yếu
23
55.4%
7
18.4%
16
42%
14
36.8%

Thang bậc điểm
TB
Khá
10
3
26.3%
7.9%
19
3

50%
7.9%
13
7
34.2%
13.4%
15
4
39.6%
10.5%

Giỏi
1
5,2%
7
18.5%
1
5,2%
2
5.2%

Tổng
38
100%
38
100%
38
100%
38
100%


Biểu đồ so sánh kết quả xếp loại trước và sau tác động.
Số học
sinh

35
30
25
GV. Vũ Xuân Quế

20

12A3 trước TĐ
12A3 Sau TĐ
12A4 trước TĐ

9


NCKHSPUD 2011 - 2012

Trường THPT số 4 Văn Bàn

Trước tác động ta đã kiểm tra kết quả của 2 nhóm là tương đương. Sau tác động
kiểm chứng kiểm chứng độ chênh lệch điểm trung bình bằng t- test kết quả p = 0,02 cho
thấy: Sự chênh lệch điểm trung bình giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng có ý
nghĩa, tức là chênh lệch điểm trung bình nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung bình
nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả tác động. Đồng thời qua đồ thị, thấy
rõ nhất và ý nghĩa nhất là tỉ lệ học sinh yếu sau tác động của lớp 12A3 giảm rất nhiều so
với trước tác động và giảm nhiều hơn so với lớp đối chứng.

Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD =

5,9  5,0
 0,56
1,6

Theo bảng tiêu chí Cohen, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0,56 cho thấy
sau tác động kết quả học tập môn vật lý của học sinh lớp 12A3 trường THPT số 4 Văn
Bàn tăng khi học xong chương “Sóng ánh sáng” là khả quan.
Giả thuyết của đề tài đã được kiểm chứng !
II. Bàn luận
Kết quả kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là điểm trung bình là: 5,9, kết
quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng điểm trung bình là: 5,0 đã có sự khác biệt
rất rõ về tác động của phương pháp đến kết quả học tập ; Tỉ lệ học sinh có điểm số từ trung
bình trở lên đã tăng rõ rệt ở lớp thực nghiệm. Điều đó cho thấy điểm giữa nhóm thực
nghiệm và nhóm đối chứng đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có tỉ lệ điểm trên
trung bình và điểm trung bình cộng cao hơn lớp đối chứng.

GV. Vũ Xuân Quế

10



×