Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Một số biện pháp dạy học làm văn thể loại tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.09 KB, 10 trang )

MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC LÀM VĂN THỂ LOẠI
“TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM”
I. ĐẶT VẤN ĐỀ :
1.BỐI CẢNH ĐỀ TÀI :
Trong những năm gần đây ngành giáo dục đã có nhiều biện pháp để nâng
cao chất lượng. Nhà trường có vai trò quan trọng việc đào tạo con người phát
triển toàn diện. Đặc biệt giáo viên dạy môn ngữ văn là người có cơ hội nhiều
nhất để truyền cho học sinh mình những cái hay, cái đẹp, cái thi vị của cuộc đời,
của lẽ sống, của ngôn từ, của vẻ đẹp thiên nhiên cả trong quá khứ và hiện tại…
Giáo viên dạy văn cũng chính là người dẫn đường, hướng đạo giúp học sinh
khám phá thế giới nghệ thuật muôn màu, muôn vẻ của văn học.
Học văn là để làm người, để hiểu biết, suy ngẫm; để tỏ thế thái nhân tình,
tường sự đời hay dỡ. Học văn còn để khám phá các giá trị thẩm mỹ, giá trị nghệ
thuật của ngôn từ. Văn học cũng là nơi để các tác giả bày tỏ thế giới quan và
nhân sinh quan của mình; nơi bộc lộ tư tưởng, tình cảm, những nghĩ suy trăn trở
về lẽ sống, thái độ đối với cuộc đời, với con người. Học văn, nói cách khác là
quá trình giải mã ngôn ngữ của các tác phẩm để tìm thấy những thông điệp mà
các tác giả đã ký thác. Đặc biệt, mục tiêu quan trọng của chương trình ngữ văn
là hình thành cho học sinh kỹ năng làm văn, kĩ năng sản sinh văn bản. Nên để
dạy và học văn thành công, cần có nhiều sự cố gắng.

Làm văn là một phân môn đòi hỏi các kỹ năng tổng hợp của nhiều môn
học khác nhau. Để làm văn tốt, học sinh phải có kiến thức, có vốn sống; có kỹ
năng hành văn, vận dụng tốt kiến thức ngữ pháp, từ ngữ; hiểu rõ đặc điểm loại
thể; hiểu rõ quy trình hoàn thành một văn bản... Vậy nên, dạy cho học sinh làm
văn tốt được coi như là một mục tiêu tối quan trọng của môn ngữ văn ở trường
phổ thông và đây cũng là một mục tiêu khá khó khăn.


Phân môn tập làm văn lớp 8,10 tập trung đi sâu vào ba thể loại gồm: Văn
bản thuyết minh, văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm và văn nghị luận.


Trong đó, thể loại tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm vừa quen vừa lạ đối với
học sinh. Quen là bởi xét từng phương thức đơn lẽ như tự sự, biểu cảm, miêu tả
thì các em đã được học từ vòng trước. Còn lạ là bởi sự kết hợp của các phương
thức trên lại thành một thể loại chung. Đây cũng là một quan điểm mới trong
chương trình thay sách giáo khoa ngữ văn 8,10 cũng khá mới đối với giáo viên
giảng dạy. Phạm Hổ từng nói: “Muốn chia văn miêu tả riêng, văn kể chuyện
riêng, nhưng không thể làm được. Vì chỉ có một đôi đoạn văn thuần là miêu tả,
hoặc thuần là kể chuyện, còn phần lớn, cả hai thể loại điều xen lẫn vào nhau”.
Do vậy việc hình thành một thể loại làm văn bao gồm nhiều phương thức kể, tả
và cảm như trên cũng là một vấn đề dễ hiểu.
Thế nhưng làm thế nào để giúp học sinh học tốt kiểu bài này? Đó là một
câu hỏi mà tất cả các giáo viên dạy ngữ văn 8,10 đều trăn trở, suy nghĩ. Bản thân
tôi cũng đã cố gắng nghiên cứu, tìm hiểu và xin trình bày “ Một số biện pháp
dạy học làm văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm ở lớp6,8,10 ” với mong
muốn được trao đổi thêm kinh nghiệm với quý anh chị em đồng nghiệp.
2. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Môn Ngữ văn trong nhà trường THPT nói chung và lớp 8,10 nói riêng
chiếm một số lượng tiết đáng kể:
Lớp 6: 35 tuần x 4 tiết / tuần = 140 tiết.
Lớp 7: 35 tuần x 4 tiết / tuần = 140 tiết.
Lớp 8: 35 tuần x 4 tiết / tuần = 140 tiết.
Lớp 9: 35 tuần x 5 tiết / tuần = 175 tiết.
Lớp 10 : 35 tuần x 3 tiết / tuần = 105 tiết.
Lớp 11 : 35 tuần x 3.5 tiết / tuần = 122.5 tiết.
Lớp 12 : 35 tuần x 3 tiết / tuần = 105 tiết.
Đối với học sinh, có thể nói phân môn tập làm văn là phân môn khó
nhất trong môn Ngữ văn, theo kết quả điều tra của bản thân tôi vào đầu năm học
bằng phiếu an-két sau đây:

2



Học phân môn tập làm văn:

Thích 

Không thích: 

Năng lực học tập làm văn:

Giỏi 

Yếu:



Làm tập làm văn:

Khó 

Dễ



Theo bản thân em, thể loại văn bản nào sau đây đối với em là khó tạo lập
nhất?
Tự sự




Nghị luận 

Miêu tả



Thuyết minh 

Biểu cảm



Hành chính

Kết quả khảo sát cho thấy, trong tổng số 80 phiếu điều tra, trong đó có
đến hơn 2/3 ý kiến các em không thích môn tập làm văn, các em cho đây là môn
học khó và học rất yếu môn này, đặc biệt là đối với thể loại văn tự sự kết hợp
với miêu tả và biểu cảm.
Vậy nguyên nhân nào khiến các em rơi vào tình trạng như vậy? Cũng có
thể do giáo viên chỉ chú trọng vào dạy lí thuyết mà xem nhẹ khâu thực hành tại
lớp? Hoặc sách những bài văn mẫu tràn ngập thị trường các em không cần phải
động não suy nghĩ nhưng vẫn có được bài tương đối văn hay? … Nhưng chủ yếu
là do các em chưa nắm được phương pháp, từ đó không hình thành được cho
mình kĩ năng làm văn. Vậy làm thế nào để giúp các em có kĩ năng làm văn nhất
là văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm ? Giải quyết vấn đề này nhiều nhà
khoa học đã nghiên cứu nhưng chỉ đưa ra những kết luận chung, áp dụng cho
mọi đối tượng học sinh mà chưa có những giải pháp cụ thể cho từng đối tượng
học sinh . Đây chính là lí do mà bản thân tôi chọn đề tài: “VÀI BIỆN PHÁP
DẠY HỌC LÀM VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM”


3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG CỦA ĐỀ TÀI :
ĐỀ TÀI :“ Biện pháp hướng dẫn học sinh làm văn tự sự kết hợp với miêu
tả và biểu cảm” ứng dụng trong việc dạy ngữ văn khối 6,8,10.
Phân môn tập làm văn lớp 8,10 tập trung đi sâu vào ba thể loại :văn bản
thuyết minh, văn tự sự kết hợp với miêu tả, văn nghị luận.

3


Thế nhưng làm thế nào để giúp học sinh làm tốt kiểu bài văn tự sự kết hợp
với miêu tả và biểu cảm ? Đó là câu hỏi mà tất cả giáo viên dạy ngữ văn đều
trăn trở, suy nghĩ. Bản thân tôi cũng cố gắng tìm hiểu và xin trình bày “Vài
biện pháp dạy học làm văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm ”. Với mong
muốn được trao đổi thêm kinh nghiệm với quý anh, chị, em đồng nghiệp.
Có thể nói trong các môn học trong nhà trường THPT, môn ngữ văn
đóng vai trò hết sức quan trọng, không những tạo tiền đề cho học sinh có kĩ
năng nghe, nói, đọc, viết tiếng việt khá thành thạo theo các kiểu văn bản và có
kĩ năng sơ giản về phân tích tác phẩm văn học, tự sự bước đầu viết được văn
tự sự. Đồng thời còn giúp cho các em tiếp nhận các môn khoa học khác một
cách tốt hơn.
4. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI :
Thực hiện đề tài này tôi không có tham vọng gì hơn ngoài mục đích cung
cấp cho học sinh những kĩ năng làm văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
để các em cải thiện được kĩ năng viết văn của mình nói riêng và để học tốt bộ
môn Ngữ văn nói chung.
II.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: (NỘI DUNG )
1.CƠ SỞ LÍ LUẬN::
Dựa vào các sách tham khảo có liên quan đến đề tài, tôi đưa ra một số
kinh nghiệm, kĩ năng về làm văn tự sự để giúp các em tháo gỡ những khó khăn,
vướng mắc trong việc viết văn tự sự

2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Tôi tiến hành khảo sát trên bài kiểm tra của học sinh để phát hiện những
lỗi, những hạn chế của các em trong viết văn và xin ý kiến các thành viên trong
tổ về kinh nghiệm và những kĩ năng cần thiết để nâng cao hiệu quả viết văn của
các em.
Dựa trên cơ sở lí luận và thực tiễn tôi đặt ra nhiệm vụ của đề tài là tiến
hành thực nghiệm, kiểm tra, đánh giá kết quả thực nghiệm chuyển tải những kĩ

4


năng mà tôi đã tích lũy được trong quá trình giảng dạy để giúp học sinh lớp 8,10
viết văn tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm tốt hơn.
Phương pháp thực nghiệm.
Sau khi đưa ra được một số kinh nghiệm, kĩ năng tôi tiến hành chọn 2 lớp
để thử nghiệm và làm đối chứng ( những lớp này có sức học ngang nhau). Sau
đó thống kê, rồi đem ra so sánh, đối chiếu nhau để đi đến kết luận: lớp có áp
dụng kinh nghiệm có kết quả như thế nào so với lớp không áp dụng kinh
nghiệm.
3.THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ :
Qua thực tế, chúng ta thấy năng lực cảm thụ văn chương, đưa văn chương
vào cuộc sống và đặc biệt là cách hành văn của các em nhất là văn tự sự của
đại đa số các em còn rất yếu. Có những học sinh lớp 8,10 viết những đoạn văn,
bài văn hết sức ngây ngô, khiến người đọc nhất là đội ngũ giáo viên bộ môn
Ngữ văn phải cười ra nước mắt. Dường như các em bất lực trước ngòi bút của
mình. Các em chỉ có thể làm văn bằng cách sao chép bài mẫu hoặc ghi tất cả
những lời giảng của giáo viên chứ không thể viết ra những điều mình nghĩ.
Chính điều đó làm cho các em lo sợ và ít hào hứng khi học bộ môn Ngữ văn
nhất là phân môn tập làm văn.
a.THUẬN LỢI:

- Để làm được đề tài này, tôi đã dựa trên những điều kiện thuận lợi có thể phát
huy được. Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã được các cấp lãnh đạo nhà trường
quan tâm giúp đỡ, chỉ đạo sâu sát của Ban Giám Hiệu trường. các anh chị đồng
nghiệp cho ý kiến tham khảo, bản thân được phân công giảng dạy nhiều năm
liền môn ngữ văn nên đã tích lũy được một số kinh nghiệm trong công tác giảng
dạy và bản thân tôi xét thấy năng lực cũng có thể làm được điều đó.
- Cơ sở vật chất tương đối đầy đủ đáp ứng cơ bản cho việc dạy học.
Tuy nhiên, do thời gian không cho phép đề tài tôi chỉ nghiên cứu trong
giới hạn phạm vi trường THPT Bàn Tân Định với khối 6,8,10.

5


Tôi chân thành cảm ơn quý cấp lãnh đạo, quý đồng nghiệp đã giúp đỡ,
góp ý xây dựng những khiếm khuyết mà tôi chưa thấy hết. Xin chân thành cảm
ơn.
b.KHÓ KHĂN:
- Trường THPT Bàn Tân Định, thuộc vùng sâu, vừa mới thoát nghèo của Huyện
Giồng Riềng, đa phần học sinh là con em nông dân. Học sinh ý thức học tập
chưa cao. Các phương tiện giúp học sinh có thể tham khảo, tìm tòi học tập môn
ngữ văn còn hạn chế, từ đó học sinh gặp không ít khó khăn trong việc học tốt
môn ngữ văn.
- Học sinh học yếu từ tiểu học , lên lớp 6 học sinh còn viết chậm, đọc chậm.
- Còn một số ít học sinh không động não soạn bài, chỉ học theo cách đối phó,
phụ thuộc vào tài liệu, sách giải.
- Đa số học sinh không yêu thích môn ngữ văn, rất lười đọc sách. Mặt khác
cách lưa chọn nghề của môn học này cũng không phong phú như các môn học tự
nhiên. Do vậy tỉ lệ học sinh yêu thích và đầu tư vào môn học Ngữ văn chỉ chiếm
tỉ lệ rất thấp. Vì vậy các em chỉ học mang tính chất đối phó.
4.NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:

Như đã nói ở phần trên, để làm văn tốt, đòi hỏi học sinh phải có nhiều
kiến thức, kĩ năng tổng hợp. Bài viết không có tham vọng đi sâu phân tích tất cả
các biện pháp cần thiết để góp phần nâng chất lượng dạy làm văn cho học sinh;
mà chỉ giới hạn ở việc trao đổi những vấn đề xung quanh việc dạy làm văn thể
loại văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. Cụ thể như sau:
1. Hướng dẫn học sinh phân tích đề và xây dựng kết cấu câu chuyện:
Đề văn tự sự lớp 8 chú trọng tính thực tiễn. Phần lớn các đề bài đều
hướng đến việc khơi gợi ký ức, khơi gợi xúc cảm về những việc đã từng diễn ra
trong cuộc sống, gần gũi với học sinh như kể lại kỷ niệm đối vật nuôi, về một lần
phạm lỗi, một việc làm khiến bố mẹ vui lòng hoặc hóa thân thành một nhân vật
nào đó trong các câu chuyện đã được học để kể lại... Như vậy là đề bài yêu cầu
học sinh phải sống, phải nghĩ trong bối cảnh của các câu chuyện và rồi dùng

6


ngôn ngữ để diễn đạt. Muốn vậy các em phải hồi tưởng, liên tưởng lại trong quá
khứ, lựa chọn những tình tiết, những nội dung cần thiết để xây dựng kết cấu của
câu chuyện, sau đó phát triển hoàn chỉnh câu chuyện. Do vậy việc phân tích đề
và xây dựng kết cấu câu chuyện cho đúng hướng, phù hợp là kỹ năng đầu tiên
rất quan trọng giúp cho việc làm văn.
Ví dụ: Hãy kể lại những kỷ niệm của em về một người bạn thân.
Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh xây dựng kết cấu câu chuyện như:
Em có một người bạn thân, học giỏi, vui vẻ. Em và bạn ấy có những kỷ niệm tuổi
thơ rất đẹp (thả diều, chơi đùa, tắm mưa, học chung, bơi xuồng, câu cá...). Vì
một lý do nào đó em và bạn xa nhau. Nhớ bạn lắm, càng nhớ em càng phải phấn
đấu học tập, rèn luyện tốt hơn và học tập ở bạn sự cởi mở vui vẻ với mọi người
xung quanh.
Kết cấu câu chuyện là cơ sở để xây dựng dàn ý và triển khai bài văn. Nếu
thiếu kết cấu, các ý sẽ rời rạc, khó phát triển, khó sáng tạo nhất là rất khó tìm ý

để xây dựng dàn ý.
Mới tập viết văn, yêu cầu tối thiểu là các em phải viết được kết cấu hoặc
tóm tắt câu chuyện. Chưa qua được bước khởi đầu này, những bước sau sẽ
muôn vàn khó khăn. Ngược lại, nếu giáo viên làm được bước này, kể như đã
giúp các em thành công một phần, truyền được nguồn cảm hứng và sự tự tin để
các em có thể thực hiện các bước sau. Do vậy, sau khi các em tóm tắt kết cấu
câu chuyện, giáo viên có thể giúp các em hoàn chỉnh và bắt đầu cho các em triển
khai bài văn. Chưa qua được bước này mà yêu cầu các em viết hẳn một bài văn
hoàn chỉnh thì quả thật, không hiểu các em sẽ viết gì ngoài việc sẽ lại bắt chước
đâu đó.
2. Lưu ý khi lập dàn ý:
Lập dàn ý tức tìm ý cho các phần của bài văn sẽ viết. Nội dung chính ở
các phần mở bài, thân bài và kết luận các em đã được học. Nhưng để tìm đủ ý
cho bài văn phải có kỹ thuật. Cần hướng dẫn các em xác định các ý chính (ý chủ
đề của các đoạn), sau đó từ các ý chính này mà triển khai các ý chi tiết. Để có ý

7


chính phải dựa trên kết câu câu chuyện định viết để xây dựng. Đây là một kỹ
thuật quan trọng trong việc viết văn. Rất đáng tiếc là nhiều giáo viên không
hướng dẫn học sinh kỹ bước này do vậy nhiều học sinh không thể lập nổi dàn ý
trước khi viết bài văn. Hậu quả là văn rất khó đọc.
Ngoài ra cần phải lồng ghép các ý miêu tả và biểu cảm vào dàn ý của bài
tự sự sao cho hợp lý, vừa mức. Việc xây dựng được một dàn ý hoàn chỉnh là rất
khó, bởi nếu có dàn ý tốt thì việc viết bài văn sẽ rất thuận lợi.
Ví dụ với đề bài trên, sau khi lập xong dàn ý cơ bản dựa trên kết cấu câu
chuyện và dàn bài đã được xây dựng, giáo viên cần hướng dẫn học sinh những
điểm có thể lồng ghép các ý miêu tả và biểu cảm trong bài viết như:
- Tả gương mặt, mái tóc của bạn; cách ăn mặc; giọng cười, tiếng nói... dẫn

đến biểu cảm: Em rất thích, rất mến bạn.
- Tả một vài cảnh quê hương đặc sắc, dòng sông nước dâng, bông điên
điển vàng lay; cánh đồng xanh ngút ngàn, bơi xuồng câu cá... dẫn đến biểu cảm:
Tình cảm thân thiết, gắn bó...
- Tả những món quà trao nhau dẫn đến biểu cảm: Tình bạn thân với
những kỷ niệm đẹp...
Như vậy, việc lựa chọn các ý miêu tả là phải nhằm hướng đến việc bày tỏ
cảm xúc, suy nghĩ; phục vụ cho nội dung bài viết. Đây cũng là căn cứ quan
trọng để lựa chọn hay bỏ bớt các tình tiết thừa trong câu chuyện.
Mỗi câu văn, mỗi ý văn trong bài phải có một ý nghĩa nào đó, các câu văn
được xây dựng theo nguyên tắc thành lập đoạn. Các đoạn kết hợp với nhau tạo
thành văn bản. Những kiến thức này các em đã được học, vấn đề là giáo viên
cần thường xuyên quan tâm giúp các em có ý thức luyện xây dựng đoạn ý, đoạn
lời tiến tới hoàn thiện kĩ năng hoàn thành văn bản.
3. Những lưu ý khi xây dựng dàn bài:
Văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm cơ bản dựa trên dàn bài của
văn tự sự. Dàn bài văn tự sự thường gồm ba phần: mở bài, thân bài và kết luận.
Mỗi phần có nhiệm vụ riêng. Tuy nhiên các ý trong mỗi phần thường rất đa

8


dạng, không ai viết giống ai (Bởi nếu viết giống nhau thì không còn là làm văn
nữa). Vì vậy việc phải xây dựng kết cấu câu chuyện đã nêu ở trên sẽ giúp định
hướng dàn bài một cách sáng tạo, dễ viết.
Ví dụ cũng với đề bài trên, ta có thể xây dựng một kết cấu theo hướng
khác. “Hồi đi luyện thi học sinh giỏi tiểu học, em tình cờ quen một người bạn.
Từ trước đến giờ chưa hề đến thị trấn nên em vô cùng bở ngỡ. May mà gặp một
người bạn tốt bụng. Bạn ấy giúp em vượt qua nhiều khó khăn (Như đọc sách ở
thư viện, làm quen với máy tính...), chúng em có thật nhiều kỷ niệm sâu sắc với

nhau. Tình bạn chân tình, gắn bó; chia tay nhau nhưng bọn em hẹn có ngày sẽ
gặp lại nhau. Tình bạn quý giúp mỗi người thấy cuộc đời vui hơn, có ý nghĩa
hơn.”
Kết cấu khác nhau nên cách viết mở bài cũng phải khác nhau, thân bài và
kết luận cần xây dựng theo các hướng khác nhau. Vậy nên vấn đề ở chỗ là
người viết cần phải nắm vững dàn bài thể loại. Phải nắm vững nhiệm vụ của các
phần trong một bài làm văn, từ đó khai triển các ý sao cho phù hợp.
Phần lý thuyết các em đã học từ vòng trước, nay được ôn lại nên đỡ vất vả
nhưng phần thực hành luyện tập thì giáo viên cần phá vỡ lối mòn suy nghĩ của
các em. Không phải cứ nhất nhất làm văn theo các gợi ý của sách. Đây là một
hiện tượng phổ biến trong các bài làm văn của học sinh.
Ví dụ sách giáo khoa ghi:
Mở bài: Giới thiệu sự việc, nhân vật và tình huống xảy ra câu chuyện.
Theo đó học sinh cứ thế mà làm văn như: Em có nhiều kỷ niệm đẹp với
một người bạn thân (Giới thiệu sự việc). Em tên Hoàng còn bạn ấy tên Mai
(nhân vật). Em quen bạn ấy hồi còn ở tiểu học (Tình huống...).
Lối viết này khá phổ biến hiện nay và thường là không hiệu quả. Bài viết
của các em thường theo các lối mòn một cách khó hiểu, khó chỉnh sửa nên rất
khó tiến bộ. Do vậy, giáo viên cần khuyến khích các em cần xấy dựng kết cấu,
dàn bài và đặt vấn đề một cách sáng tạo. Ví dụ như:
“Chuyến xe tốc hành chuyển mình như một cơn lốc. Vậy là Mai đã theo
gia đình đi xa. Chia tay với một người bạn thân suốt thời tiểu học không ngờ lại

9


xúc động đến vậy. Đã nhủ là phải bình tĩnh nhưng sao khóe mắt vẫn cứ cay.
Những kỷ niệm đẹp về bạn không bao giờ mình quên được...”
Rõ ràng cách mở bài này hoàn toàn dựa vào kết cấu câu chuyện mới có
được, từ kết cấu mà sáng tạo, hành văn. Từ kết cấu mà có được bối cảnh không

gian, thời gian sáng tạo. Do vậy có thể nói, để có được một dàn bài hay, hợp lý,
đặc sắc nhất thiết phải nắm vững nhiệm vụ của từng phần, mà nhất là phải định
hướng, xây dựng kết cấu bài viết một cách hoàn chỉnh rồi từ trên trên cơ sở đó
mà sáng tạo, phát triển. Đây là một nguyên tắc mà các nhà văn, các nhà biên
kịch, đạo diễn vẫn phải thường làm trước khi sáng tác.
4./ Những lưu ý cần hướng dẫn học sinh khi viết văn tự sự:
Để viết văn tự sự, cần lưu ý các nội dung quan trọng như cốt truyện, ngôi
kể, các tình tiết chính, nhân vật, bối cảnh, hoàn cảnh của câu chuyện... Ở mỗi
phần, cần phát triển, gài kết các ý văn miêu tả và biểu cảm làm cho câu chuyện
sinh động, có sức hấp dẫn thu hút.
- Ngôi kể độc thoại: Thường dùng “tôi”. Trong trường hợp câu chuyện là
của nhiều người, có liên quan đến một nhóm bạn thì có thể dùng “chúng tôi”.
Tuy nhiên nhân vật độc thoại vẫn phải giữ vai chính nên dùng ngôi kể “tôi” là
hợp lý nhất. Ngôi kể hội thoại, đối thoại có thể dùng “mình-bạn”, “tên-tên”.
Hoặc tùy câu chuyện cụ thể mà xưng hô cho phù hợp.
- Cốt chuyện chính là phần tóm tắt, phần kết cấu câu chuyện. Qua phân
tích đề, phân tích nhân vật tham gia vào câu chuyện, mục đích, ý nghĩa mà câu
chuyện cần hướng tới, người viết cần xây dựng kết cấu cho phù hợp.
- Trong văn tự sự, các tình tiết có ý nghĩa rất quan trọng. Lựa chọn tình
tiết phải nhằm mục đích hỗ trợ, tạo thế cho câu chuyện phát triển. Ví dụ để nói
về tình bạn thân thì các tình tiết cần lựa chọn phải nhằm chứng minh tình bạn
ấy. Ví dụ tình tiết tặng quà qua lại, (chiếc kẹp, cái nơ, cây thước kẻ...), tình tiết
giận nhau rồi lại thân nhau hơn... Thiếu những tình tiết như vậy thì thật khó làm
cho người đọc hình dung ra tình bạn thân như thế nào... Hiểu như vậy thì chẳng
giúp các em trong việc viết văn tiến bộ mà ngay cả trong học văn cũng rất ích

10




×