Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau đến tăng trưởng, thời gian biến thái và tỷ lệ sống của ếch thái lan (rana rugulosa) giai đoạn ấu trùng đến 30 ngày tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 69 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUÊ

Khoa Thủy sản

KHÓA LUẬN

TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI :
Ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau đến tăng trưởng,
thời gian tỷ lệ biến thái và tỷ lệ sống của ếch Thái Lan (Rana
rugulosa) giai đoạn ấu trùng đến 30 ngày tuổi

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Liền
Lớp: Nuôi trồng thủy sản 46A
Thời gian thực tập: Từ 01/2016 đến 05/2016
Địa điểm thực tập: Phường Hương Xuân,
thị xã Hương, tỉnh T.T.Huế
Thời gian thực tập: tháng 01/2016-04/2016
Giáo viên hướng dẫn: TS. Mạc Như Bình
Bộ môn: Nguồn lợi thủy sản

1


Nm 2016

Lời Cảm Ơn

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi nhận
đợc sự giúp đỡ của nhiều Thầy Cô giáo. Tôi xin chân thành cảm ơn đến trờng Đại
Học Nông Lâm Huế, Ban chủ nhiệm khoa thủy sản, Bộ môn Nuôi Trồng Thủy


Sản đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành chơng trình thực tập.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đặc biệt đến Thầy giáo T.S Mạc Nh Bình ngời
đã tận tình hớng dẫn, giúp đỡ, động viên và đóng góp nhiều ý kiến để tôi hoàn
thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn các bạn sinh viên trong nhóm thực tập đã nhiệt tình
động viên giúp đỡ trong quá trình học tập và trong thời gian thực hiện khóa luận
tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn các bạn sinh viên lớp Nuôi Trồng Thủy Sản 46B
đã nhiệt tình động viên giúp đỡ trong quá trình học tập và trong thời gian thực
hiện khóa luận này.
Cảm ơn gia đình, bạn bè và ngời thân đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian học tập và thực hiện luận văn này.
Trong thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp, mặc dù đã có rất nhiều cố gắng,
tuy nhiên do thời gian có hạn nên không thể tránh đợc những sai sót. Rất mong đợc sự quan tâm, góp ý của thầy cô để khóa luận hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

2


3


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 4.1. Biến động các yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm............28
Bảng 4.2. Kết quả tăng trọng trung bình (g/con) của nòng nọc từ ấu trùng đến
30 ngày tuổi.........................................................................................................32
Bảng 4.3. Kết quả tăng trọng tương đối DWG (g/con/ngày) của nòng nọc ếch
Thái Lan từ ấu trùng đến 30 ngày tuổi...............................................................34
Bảng 4.4. So sánh thời gian biến thái của nòng nọc khi cho ăn ba loại thức ăn
khác nhau............................................................................................................35


4


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
VÀ ĐỒ THỊ
Hình 2.1. Êch gai (Rana spinosa) Hình 2.2. Êch vạch (Rana microlineata)........5
Hình 2.3. Êch xanh (Rana andersoni) Hình 2.4. Êch Thái Lan (Rana ugulosa)..5
Hình 2.5. Bộ xương của ếch [22]...........................................................................7
Hình 2.6. Đầu ếch với miệng há............................................................................8
Hình 2.7. Vai trò của lưỡi ếch trong động tác bắt mồi.........................................8
Hình 2.8. Vòng đời của ếch [23]..........................................................................12
Hình2.9. Nuôi trong bể xi măng và bể xi măng lót bạt [19]................................13
Hình 2.10. Nuôi trong lồng lưới [20]...................................................................13
Hình 2.11. Bệnh đỏ chân [15]..............................................................................15
Hình 2.11. Bệnh lở loét [ơ15]..............................................................................16
Hình 2.12. Bệnh sình bụng [15]...........................................................................17
Hình 2.13. Bệnh quẹo cổ [15]..............................................................................18

5


DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ

Đồ thị 4.1: Biến động nhiệt độ trong quá trình nuôi..........................................29
Đồ thị 4.2. Biến động oxy trong quá trình nuôi..................................................30
Đồ thị 4.3. Biến động pH trong quá trình thí nghiệm........................................31
Đồ thị 4.4. Kết quả tăng trưởng trung bình(g/con) của nòng nọc ở các công thức
thí nghiệm...........................................................................................................33
Đồ thị 4.5. kết quả tăng trọng tương đối DWG (g/con/ngày) của nòng nọc ở các

công thức thí nghiệm...........................................................................................35
Đồ thị 4.6. TTỷ lệ biến thái (mọc chi sau) của nòng nọc qua các giai đoạn........37
Từ đồ thị 4.6 cho thấy, sau 9 ngày ương ở 3 nghiệm thức đều có nòng nọc xuất
hiện chi sau. Tuy nhiên tỷ lệ nòng nọc xuất hiện chi sau ở 3 nghiệm thức là khác
nhau. Nghiệm thức 1 tỷ lệ nòng nọc có chi sau là 50,56% (cao nhất) trong khi
đó nòng nọc ở nghiệm thức 2 và nghiệm thức 3 có tỷ lệ biến thái thấp hơn với
các giá trị tương ứng là 40,57% và 20,79%. Từ 10-15 ngày tỷ lệ mọc chi sau của
nòng nọc ở nghiệm thức 1 là 100%, nhưng nghiệm thức 2 và 3 chỉ mới 90,25%
và 70,11%. Sau 20 ngày tuổi ở 2 nghiệm thức 1 và 2 mới đạt 100% nòng nọc
hoàn chỉnh chi sau...............................................................................................37
Đồ thị 4.7. Tỷ lệ biến thái (mọc chi trước) của nòng nọc qua các giai đoạn.......38
Đồ thị 4.8. Tỷ lệ biến thái của nòng nọc thành ếch con sau 30 ngày ương.........39
.............................................................................................................................39
Kết thúc thí nghiệm sau 30 ngày ương thì số nòng nọc đã hoàn thành biến thái
chiếm tỉ lệ cao ở nghiệm thức 1 và 2 là 100% và nhỏ nhất vẫn là nghiệm thức 3
là 70%. Đặc biệt ở nghiệm thức 1 sau 24 ngày nòng nọc đã hoàn thành biến
thái. Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau về thời gian biến thái, tỉ lệ biến thái
của nòng nọc có thể do thức ăn khác nhau. Nghiệm thức cho ăn trứng kết hợp
thức ăn công nghiệp và nghiệm thức cho ăn 100% thức ăn công nghiệp xuất
hiện nòng nọc biến thái (mọc chi sau) sau 9 ngày ương sớm hơn so với thức ăn
là tép . Ngoài ra, trong quá trình ương thì yếu tố môi trường rất thuận lợi cho
sinh trưởng và phát triển của nòng nọc, nhất là yếu tố nhiệt độ nên giai đoạn
này nòng nọc có thời gian bắt đầu và hoàn thành biến thái nhanh khi sử dụng
thức ăn thích hợp................................................................................................39
6


Đồ thị 4.9. Tỷ lệ sống của ếch con khi ương với ba loại thức ăn khác nhau.......40

7



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIÊT TẮT

8

DWG

: tốc độ tăng trọng tương đối (g/con/ngày)

CT1

: Công thức 1

CT2

: Công thức 2

CT3

: Công thức 3

G

: gram

Min

: Giá trị nhỏ nhất


Max

: Giá trị lớn nhất

X

: Giá trị trung bình

δ

: Độ lệch chuẩn


MỤC LỤC
TÊN ĐỀ TÀI :.......................................................................................................1
Ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau đến tăng trưởng, thời gian tỷ lệ biến
thái và tỷ lệ sống của ếch Thái Lan (Rana rugulosa) giai đoạn ấu trùng đến 30
ngày tuổi................................................................................................................1
...............................................................................................................................1
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................1
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.....................................................................4
2.1. Đặc điểm sinh học của ếch.........................................................................4
2.1.1. Đặc điểm phân loại, hình thái, cấu tạo của ếch.......................................4
2.1.1.1. Phân loại...............................................................................................4
2.1.1.2. Hình thái...............................................................................................5
2.1.1.3. Cấu tạo..................................................................................................6
2.1.2. Tập tính sống của ếch..............................................................................9
2.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng..............................................................................9
2.1.5. Đặc điểm sinh trưởng..............................................................................9
2.1.6. Đặc điểm sinh học sinh sản...................................................................10

2.2. Các mô hình nuôi ếch Thái Lan...............................................................12
2.3. Tình hình dịch bệnh..................................................................................13
2.3.1. Bệnh đỏ chân.........................................................................................15
2.3.2.Bệnh do nhiễm khuẩn, bệnh lở loét (bệnh ghẻ).....................................16
2.3.3. Bệnh sình bụng, ăn không tiêu và viêm ruột.........................................17
2.3.4. Một số hiện tượng bệnh mắt mù, cổ quẹo và quay cuồng.....................18
2.3.5. Bệnh giun sán........................................................................................20
2.3.6. Bệnh viêm gan, gan có mủ....................................................................20
2.4. Tình hình nuôi ếch trên thế giới và ở Việt Nam.......................................21
2.4.1. Tình hình nuôi ếch trên thế giới............................................................21
2.4.2. Tình hình nuôi ếch ở Việt Nam.............................................................21
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM,..........................................24
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................24
9


3.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................24
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................................24
3.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................24
3.4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................24
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu................................................................25
3.4.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm..............................................................25
3.4.3. Phương pháp cho ăn và quản lý chăm sóc.............................................26
3.4.4. Phương pháp xác định tốc độ tăng trưởng của ếch nuôi.......................27
3.4.5. Phương pháp xác định tỷ lệ sống...........................................................27
3.4.6. Phương pháp xử lý số liệu.....................................................................27
PHẦN 4. KÊT QUẢ THẢO LUẬN...................................................................28
4.1. Kết quả khảo sát yếu tố môi trường:........................................................28
4.1.1. Biến động nhiệt độ ( oC).......................................................................29
4.1.2 Oxy hòa tan (DO)...................................................................................30

4.1.3. pH..........................................................................................................31
4.2 Ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau đến sự tăng trưởng, thời gian
biến thái và tỉ lệ sống của nòng nọc ếch Thái Lan (Rana Rugulosa) sau 30
ngày ương:.......................................................................................................32
4.2.1 Tốc độ tăng trưởng trung bình(g/con) về trọng lượng của nòng nọc.....32
4.2.2. Tốc độ tăng trưởng về trọng lượng(g/con/ngày) của nòng nọc.............34
4.2.3. Thời gian biến thái.................................................................................35
4.2.3 Tỷ lệ sống...............................................................................................39
PHẦN 5. KÊT LUẬN –ĐỀ XUẤT.....................................................................42
5.1 Kết luận.....................................................................................................42
5.2 Đề xuất.......................................................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................44
[4] Nguyễn Chung ( 2005). Kỹ thuật nuôi ếch thịt và sinh sản ếch giống, Nhà
xuất bản Nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh.................................................44
[5] Nguyễn Chung (2007). Kỹ thuật nuôi ếch thịt và sinh sản ếch giống, NXB
nông nghiệp, 86 trang..........................................................................................44
10


[1] Nguyễn Thị Phương Anh (2006). Nghiên cứu kỹ thuật ương ếch Thái Lan.
Luận văn tốt nghiệp đại học - Khoa Thuỷ Sản - Trường Đại học Cần Thơ, 40
trang.[2] Nguyễn Chung, Kỹ thuật nuôi ếch thịt và sinh sản ếch giống, Nhà xuất
bản Nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, 2005...............................................45
TÊN ĐỀ TÀI :.......................................................................................................1
Ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau đến tăng trưởng, thời gian tỷ lệ biến
thái và tỷ lệ sống của ếch Thái Lan (Rana rugulosa) giai đoạn ấu trùng đến 30
ngày tuổi................................................................................................................1
...............................................................................................................................1
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................1
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.....................................................................4

2.1. Đặc điểm sinh học của ếch.........................................................................4
2.1.1. Đặc điểm phân loại, hình thái, cấu tạo của ếch.......................................4
2.1.1.1. Phân loại...............................................................................................4
2.1.1.2. Hình thái...............................................................................................5
2.1.1.3. Cấu tạo..................................................................................................6
2.1.2. Tập tính sống của ếch..............................................................................9
2.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng..............................................................................9
2.1.5. Đặc điểm sinh trưởng..............................................................................9
2.1.6. Đặc điểm sinh học sinh sản...................................................................10
2.2. Các mô hình nuôi ếch Thái Lan...............................................................12
2.3. Tình hình dịch bệnh..................................................................................13
2.3.1. Bệnh đỏ chân.........................................................................................15
2.3.2.Bệnh do nhiễm khuẩn, bệnh lở loét (bệnh ghẻ).....................................16
2.3.3. Bệnh sình bụng, ăn không tiêu và viêm ruột.........................................17
2.3.4. Một số hiện tượng bệnh mắt mù, cổ quẹo và quay cuồng.....................18
2.3.5. Bệnh giun sán........................................................................................20
2.3.6. Bệnh viêm gan, gan có mủ....................................................................20
2.4. Tình hình nuôi ếch trên thế giới và ở Việt Nam.......................................21
11


2.4.1. Tình hình nuôi ếch trên thế giới............................................................21
2.4.2. Tình hình nuôi ếch ở Việt Nam.............................................................21
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM,..........................................24
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................24
3.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................24
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................................24
3.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................24
3.4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................24
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu................................................................25

3.4.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm..............................................................25
3.4.3. Phương pháp cho ăn và quản lý chăm sóc.............................................26
3.4.4. Phương pháp xác định tốc độ tăng trưởng của ếch nuôi.......................27
3.4.5. Phương pháp xác định tỷ lệ sống...........................................................27
3.4.6. Phương pháp xử lý số liệu.....................................................................27
PHẦN 4. KÊT QUẢ THẢO LUẬN...................................................................28
4.1. Kết quả khảo sát yếu tố môi trường:........................................................28
4.1.1. Biến động nhiệt độ ( oC).......................................................................29
4.1.2 Oxy hòa tan (DO)...................................................................................30
4.1.3. pH..........................................................................................................31
4.2 Ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau đến sự tăng trưởng, thời gian
biến thái và tỉ lệ sống của nòng nọc ếch Thái Lan (Rana Rugulosa) sau 30
ngày ương:.......................................................................................................32
4.2.1 Tốc độ tăng trưởng trung bình(g/con) về trọng lượng của nòng nọc.....32
4.2.2. Tốc độ tăng trưởng về trọng lượng(g/con/ngày) của nòng nọc.............34
4.2.3. Thời gian biến thái.................................................................................35
4.2.3 Tỷ lệ sống...............................................................................................39
PHẦN 5. KÊT LUẬN –ĐỀ XUẤT.....................................................................42
5.1 Kết luận.....................................................................................................42
5.2 Đề xuất.......................................................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................44
12


[4] Nguyễn Chung ( 2005). Kỹ thuật nuôi ếch thịt và sinh sản ếch giống, Nhà
xuất bản Nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh.................................................44
[5] Nguyễn Chung (2007). Kỹ thuật nuôi ếch thịt và sinh sản ếch giống, NXB
nông nghiệp, 86 trang..........................................................................................44
[1] Nguyễn Thị Phương Anh (2006). Nghiên cứu kỹ thuật ương ếch Thái Lan.
Luận văn tốt nghiệp đại học - Khoa Thuỷ Sản - Trường Đại học Cần Thơ, 40

trang.[2] Nguyễn Chung, Kỹ thuật nuôi ếch thịt và sinh sản ếch giống, Nhà xuất
bản Nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, 2005...............................................45

13


14


PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nuôi trồng thủy sản là một trong những ngành phát triển và rất quan trọng ở
Việt Nam hiện nay. Nó góp phần rất lớn cho sự phát triển nền kinh tế đất nước.
Tuy nhiên trong những năm qua ngành nuôi trồng thủy sản đã gặp không ít khó
khăn do tình hình dịch bệnh thường xuyên xảy ra và vấn đề ô nhiễm nguồn nước
ngày càng trầm trọng khiến cho tôm cá chết hàng loạt, không đảm bảo đủ mặt hàng
tiêu dùng cũng như xuất khẩu . Để góp phần đa dạng hóa hơn về mặt hàng thủy sản
thì ngoài một số đối tượng nuôi phổ biến hiện nay là tôm, cua, cá... thì ngành thủy
sản cần nghiên cứu và phát triển thêm một số đối tượng nuôi mới, có giá trị kinh tế
cao. Một trong những đối tượng đang được quan tâm đầu tư hiện nay là ếch. Thịt
ếch có hương vị thơm ngon, giàu dinh dưỡng và còn có giá trị kinh tế cao. Tuy
nhiên chúng ta chỉ thường thấy món ăn này ở trong các nhà hàng, quán nhậu còn
tại các khu chợ hay bữa cơm hằng ngày của người dân thì rất hiếm gặp. Điều này
cho thấy số lượng ếch sản xuất ra vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của
người dân.
Cùng với cơ chế mở cửa, chúng ta tiếp cận được kỹ thuật nuôi ếch công
nghiệp của các nước trên thế giới như Thái Lan, Ấn Độ, Nhật Bản....Tạo cơ hội tốt
để nghề nuôi ếch nước ta phát triển. Năm 2003, Việt Nam du nhập giống ếch ở
Thái Lan về nuôi, đây là đối tượng mới di nhập nhưng đã cho nhiều kết quả tốt , có
thể phát triển rộng rãi và có thể nuôi với quy mô công nghiêp [18]. Ếch Thái Lan
dễ nuôi và phù hợp với điều kiện thời tiết khí hậu Việt Nam và có thể sử dụng thức

ăn viên. Tuy nhiên, hiệu quả của mô hình nuôi ếch hiện nay vẫn chưa cao vì chưa
chủ động được nguồn giống, tỷ lệ sống khi ương nuôi nòng nọc ếch không cao do
kinh nghiệm cho đẻ và kỹ thuật ương nuôi nòng nọc của người dân lại còn rất hạn
chế. Do hạn chế về mặt kĩ thuật nên khi ương nuôi nòng nọc, con giống bị nhiễm
bệnh, chậm phát triển, chất lượng con giống không được đảm bảo sẽ ảnh hưởng rất
lớn đến giai đoạn nuôi thương phẩm. Điều này làm cho nhiều nơi vẫn chưa cho nuôi
được đại trà, chỉ có vài hộ dân nuôi với quy mô nhỏ.
Xuất phát từ thực tiễn trên và được sự cho phép của khoa Thuỷ sản,cùng với
sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo hướng dẫn, tôi tiến hành đề tài:
“Ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau đến tăng trưởng, thời gian tỷ
lệ biến thái và tỷ lệ sống của ếch Thái Lan (Rana rugulosa) giai đoạn ấu trùng
1


đến 30 ngày tuổi.”

2


Thực hiện đề tài này nhằm mục đích :
 Tìm ra loại thức ăn thích hợp trong quá trình ương ếch Thái Lan nhằm đạt
hiệu quả cao,giảm chi phí trong quá trình ương nuôi.
 Tìm hiểu về các biện pháp kỹ thuật chăm sóc và quản lý lồng ương
 Biết được sự biến động của các yếu tố môi trường ở khu vực đặt giai nuôi.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Đặc điểm sinh học của ếch

2.1.1. Đặc điểm phân loại, hình thái, cấu tạo của ếch
2.1.1.1. Phân loại
Hệ thống phân loại:
Ngành: Chordata
Ngành phụ: Cranidae
Bộ: Anura
Bộ phụ: Phaneroglossa
Họ: Ranidae
Giống: Rana
Loài: Rana rugulosa
Theo tác giả Nguyễn Chung ếch Thái Lan có tên khoa học là Rana rugulosa [53].
Ếch hay lớp lưỡng thê nói chung là lớp động vật có xương sống đầu tiên sống
trên cạn mặc dù chúng còn giữ nhiều đặc điểm sống ở nước.
Hiện nay có khoảng 2500 loài ếch nhái thuộc lớp lưỡng thê(Amphibia) và
được phân thành 3 bộ: bộ lưỡng thê có đuôi (280 loài), bộ lưỡng thê không chân
(60 loài) và bộ lưỡng thê không đuôi (2100 loài). Ếch là loài lưỡng thê không đuôi,
sống được trên cạn và cả trong môi trường nước, thuộc họ ếch (Ranidae) [53]. Một
số loài ếch thuộc giống Rana: [2525]

4


Hình 2.1. Ếch gai (Rana spinosa)

Hình 2.2. Ếch vạch (Rana microlineata)

Hình 2.3. Ếch xanh (Rana andersoni) Hình 2.4. Ếch Thái Lan (Rana ugulosa)
2.1.1.2. Hình thái
Ếch có mình ngắn không phân cách với đầu chiều dài thân trung bình từ 7 –
13cm và nặng 100 – 300g. Ếch có 4 chân, 2 chân sau dài hơn chân trước, chân ếch

to khỏe. nhìn chung cơ thể của ếch chia làm 3 phần:
Phần đầu: tương đối dẹp, miệng ếch rộng, miệng kéo dài đến mang tai nên
ếch có thể đớp và giữ mồi 1 cách dễ dàng. Trước đầu mõm ở mặt lưng có 1 đôi lỗ
mũi ngoài, mắt lớn và lồi ra gồm có 3 mí trong đó mí trên phát triển nhất có thể cử
động được, mí ở dưới không cử động được, mí thứ 3 là một màng nhầyở góc mắt,
rất linh hoạt có thể phủ kín ca mắt, sau mắt là màng nhỏ tròn, sau mắt là màng nhỏ
tròn.
Phần thân: toàn thân ếch phủ da trần thường xuyên ẩm ước, da ếch dinh liền
với khớp cơ, da chỉ gắn với lớp cơ bên dưới theo 1 vài đường nên tạo thành những
xoan chứa đầy bạch huyết gớp phần làm cho da ếch ẩm ước, thích ứng với vận
chuyển và hô hấp. Phần lưng có màu đất xám nâu nhạt, phần bụng có màu trắng
bạc.
Phần chi: chi trước có 4 ngón, chi sau có 5 ngón, góc ngón thứ nhất của chi
trước có 1 mấu lồi ra, hơi nhám được gọi là chai sinh dục, chai sinh dục phát triển
to trong mùa sinh sản, giúp con đực bám chắc vào con cái khi thực hiện giao phối,
các ngon chi sau được nối với nhau bởi 1 màng bơi, giúp ếch bơi lội trong nước.
[911].
5


2.1.1.3. Cấu tạo
* Da ếch: mềm, ẩm ướt và được cấu tạo bởi nhiều lớp, lớp thượng bì có nhiều
lớp tế bào và có nhiều tuyến nhờn, lớp hạ bì bị tiêu giảm và chỉ dính với cơ bên
dưới làm thành những vách ngăn giữa các túi bạch huyết, vì thế da ếch chỉ dính với
cơ thể theo một số đường nhất định.
Da của nòng nọc có cấu tạo giống với da cá. Khi ếch trưởng thành, da có biến
đổi. Da của ếch có nhiều mạch máu hơn, đảm bảo khả năng hô hấp của da. Ngoài
ra, bề mặt của da có phân bố các tế bào sắc tố nên ếch có khả năng thay đổi màu
sắc để phù hợp với môi trường sống, cũng là cách ngụy trang trốn tránh kẻ thù và
rình bắt mồi [911].

* Hệ hô hấp: phổi ếch vẫn chưa đảm nhận hoàn toàn chức năng hô hấp, vì thế
da ếch có vai trò rất lớn trong hô hấp. Có khoảng 51% oxy được lấy từ không khí
và 86% cacbonic được thải qua da, còn lại là chức năng qua phổi.
Phổi có dạng túi đơn giản với những phế nang hình thành khắp trong phổi. Do
thiếu lồng ngực nên tác động hô hấp được thực hiện bằng cử động nuốt khí của
miệng. Ngoài việc trao đổi khí chủ yếu thực hiện qua da, phổi, ếch còn có bộ máy
hô hấp riêng là thanh quản. Việc trao đổi nước giữa cơ thể và môi trường cũng
được thực hiện chủ yếu qua da. Đối với ếch, mất khoảng 15-30% nước sẽ gây chết.
Để có thể thực hiện được những chức năng trên, da ếch phải luôn giữ được
ẩm ướt, vì thế tuy ếch sống trên cạn nhưng vẫn phải gắn liền với nước hay không
khí ẩm [3].
* Hệ xương: tuy ếch sống trên cạn nhưng sự thích nghi chưa thật hoàn chỉnh.
Chi đã có 5 kiểu ngón như động vật có xương sống ở cạn, nhưng còn yếu chưa đủ
sức nâng cơ thể khỏi mặt đất. Sọ có hai khớp nối với đốt sống cổ đầu tiên, song cử
động của đầu vẫn còn hạn chế [911].

6


Hình 2.5. Bộ xương của ếch [22]
* Hệ cơ: hệ cơ của ếch có những biến đổi quan trọng, thích nghi với đời sống
vận chuyển trên cạn, đã hình thành những bó cơ riêng biệt và khoẻ. Nhiều cơ nằm
trực tiếp trên chi giúp cho quá trình bơi lội và nhảy của ếch. Ngoài ra, tính phân đốt của
cơ thể cũng giảm đi rõ rệt, chỉ còn vài cơ ngực và cơ lưng [911].
* Hệ tiêu hoá: khe miệng của ếch rất rộng và khoang miệng lớn, vì thế chúng
có thể đớp mồi có kích cỡ lớn. Lưỡi có hệ cơ riêng làm cho chúng có thể cử động.
Phần trước của lưỡi dính vào thềm miệng và phần sau dính vào trong họng, do đó
chúng có thể dễ dàng phóng lưỡi để bắt mồi. Các tuyến nhờn trong xoang miệng có
tác dụng làm trơn thức ăn. Răng ếch nhỏ, hình nón, đính trên xương hàm trước,
xương hàm trên, xương lá mía và có tác dụng giữ mồi [911].

Thực quản ngắn, không phân biệt với dạ dày. Thành thực quản có nhiều tuyến
nhờn và tuyến vị tiết acid và men pepsin. Dạ dày ếch có hệ cơ khoẻ, có các tuyến
tiêu hoá. Ruột cuộn lại thành nhiều vòng, không phân biệt rõ ruột trước và giữa,
nhưng ruột sau (trực tràng) phân biệt rõ hơn và là nơi chứa phân.

7


1. Lưỡi; 2. Lỗ khoang1; 3. Ống eustachi; 4. Khe họng; 5. Răng lá mía;
6. Màng nhĩ; 7. Mắt
Hình 2.6. Đầu ếch với miệng há

Hình 2.7. Vai trò của lưỡi ếch trong động tác bắt mồi
* Hệ tuần hoàn: hệ tuần hoàn của ếch gồm hai vùng tuần hoàn và tim 3 ngăn:
2 tâm nhĩ và 1 tâm thất, do đó chưa phân biệt máu động mạch và tĩnh mạch, máu
nuôi cơ thể là máu pha [911].
* Hệ bài tiết: ếch có hai thận nằm sát xương sống ở về phía lưng, trong có nhiều
ống thận (2000 ống). Thận thiếu khả năng tái hấp thu nước từ nước tiểu [98].
* Hệ thần kinh: bán cầu não ếch đã có những tế bào thần kinh, có tác dụng
phân tích, tổng hợp thông tin đi qua thị giác, thính giác và khứu giác. Tiểu não nhỏ,
vì thế cử động của ếch đơn giản, hoạt động chậm chạp [911].
* Thị giác: mắt ếch kém phát triển, chỉ phân biệt được các vật di động, chúng
không cảm nhận được các vật bất động hay di chuyển chậm chạp. Mắt ếch chỉ có
thể phân biệt được 2 màu đỏ và xanh da trời hoặc sự phối hợp giữa hai màu này
[911].
* Thính giác, khứu giác: ếch đã có tai giữa. Ống dẫn âm thanh có màng nhĩ
tiếp xúc với không khí và nằm hai bên thái dương. Nhiệt độ càng thấp, khả năng
8



nghe của ếch càng giảm.
Khứu giác của ếch là hai lỗ mũi, trong có nhiều tuyến nhờn, mũi giúp ếch
đánh hơi tìm mồi, phát hiện những mùi quen thuộc của ao hồ nơi sinh sống. Ở
nòng nọc, có cơ quan đường bên giúp nhận biết sự thay đổi về nhiệt độ trong phạm
vi 2-30C [911].
* Hệ sinh dục: ếch đực có một đôi tinh hoàn và hai ống Wolf. Tinh dịch được
đổ vào ống Wolf rồi đổ vào xoang huyệt. Ếch không có cơ quan giao cấu. Buồng
trứng ếch cái có hai nhánh và phần cuối của hai ống dẫn trứng gặp nhau và đổ
chung vào xoang huyệt. Trứng rụng theo ống dẫn trứng rồi đổ vào xoang huyệt sau
đó mới đẻ ra ngoài lỗ huyệt. [911].
2.1.2. Tập tính sống của ếch
Vòng đời của ếch chia làm 4 giai đoạn: Trứng – nòng nọc - ếch con - ếch
trưởng thành. Đến mùa sinh sản, ếch đực, cái thành thục và bắt cặp đẻ trứng trong
môi trường nước. Trứng dính với nhau thành từng mảng nhờ màng nhầy của trứng.
Sau khi nở, nòng nọc sống hoàn toàn trong nước và thở bằng mang. Khi nòng nọc
biến thái thành ếch con thì thở bằng da, phổi và vừa sống trên cạn, vừa sống dưới
nước . [88].
Ếch có thể bơi nhanh, nhảy liên tục và nhảy cao khoảng 1m. Ếch thường đào hang
để ẩn nấp tránh kẻ thù như chuột, rắn đồng thời cũng để giữ ấm cho da. [68].
2.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng
Ếch ăn chủ yếu là động vật. Chế độ ăn của ếch phụ thuộc vào tuổi, giai đoạn
phát triển và nơi ở.
Sau khi nở, 3 ngày đầu nòng nọc sống bằng noãn hoàng. Sau đó ăn các mùn
bã động thực vật, trùn chỉ, ấu trùng của côn trùng dưới nước,…
Ếch trưởng thành có thức ăn chủ yếu là các loài côn trùng di động như ruồi,
muỗi, và giun, ốc, hến,…
Trong điều kiện nuôi, ếch có thể ăn các loại cám gạo, bột ngô, bột ngũ cốc
trộn với cá, tôm, tép… hay ăn thức ăn công nghiệp. Khi còn nhỏ ếch rất thích ăn
cám gạo (có canxi giúp cho xương phát triển). [42].
2.1.5. Đặc điểm sinh trưởng

9


Đối với ếch nuôi cỡ ếch giống từ 3-5 g/con, sau 1 tháng có thể đạt 25-30
g/con, nuôi tiếp 3-4 tháng thành ếch thương phẩm cỡ 200-250 g/con.
Ếch sống được 16 năm, trong tự nhiên do bị nhiều địch hại nên đời sống ngắn
chỉ 2-3 năm, không như những động vật khác, ếch còn sống là còn tăng trưởng nên
ở Việt Nam cũng thường thấy có những con ếch đồng nặng gần cả kilogam gọi là
"ếch bà". [7].
2.1.6. Đặc điểm sinh học sinh sản
* Phân biệt ếch đực, cái:
+ Ếch đực: Có 2 màng kêu (2 chấm đen) ở hàm dưới, hai bên hầu, gọi là túi
âm thanh. Bàn chân trước nhám hơn, ngón chân trước có mấu thịt hoá sừng (chai
sinh dục), da màu xám, không trơn bóng như ếch cái, cùng tuổi ếch đực thường
nhỏ hơn ếch cái, ếch càng già, màng kêu càng to, tiếng kêu càng dõng dạc vang xa.
+ Ếch cái: Không có đặc điểm như ếch đực, đến mùa sinh sản thì ếch cái
bụng to, mềm hơn ếch đực.
Tuổi và kích thước sinh sản: ếch 1 tuổi có trọng lượng 80-100g/con đã tham
gia sinh sản lần đầu, ếch 2-3 tuổi sẽ cho chất lượng đẻ trứng tốt nhất .[7].
Mùa vụ sinh sản: Mùa vụ chính là mùa mưa, ếch có thể đẻ 1-2 lứa trong mùa
sinh sản. Ở miền Nam là từ tháng 4-9, miền Bắc từ tháng 2-7 âm lịch. Ếch thường
đẻ vào ban đêm sau những cơn mưa rào. Nuôi theo mô hình công nghiệp ếch có
thể đẻ 3-4 lần trong năm.
Sức sinh sản: Tùy từng loài, đối với những loài trong họ Ranidae, ếch cái đẻ ở
năm thứ nhất khoảng 2500-3000 trứng, ếch 3-4 tuổi đẻ 4000-5000 trứng/năm. Ếch
đẻ theo từng cặp 1 đực:1 cái . [7].

Trứng ếch thuộc loại trứng dính, có hình tròn, đường kính 1-3mm, khi trứng
gặp tinh trùng thụ tinh, rơi xuống nước trứng trương to lên dính vào nhau tạo thành
màng trứng nổi lên mặt nước. Trứng có hai phần trắng đen rõ rệt, một nửa hình cầu

màu đen hướng lên trên gọi là cực động vật, một nửa sau màu trắng nằm phía dưới
gọi là cực thực vật. [7].
* Sự biến thái của nòng nọc được chia làm hai thời kỳ:
10


+ Thời kỳ 1: Nòng nọc mới chỉ có đầu, thân và đuôi. Khi mới nở, nòng nọc
chưa có đuôi, đuôi đơn giản nằm trong khối chất nhầy. Sau 3-4 ngày, nòng nọc
xuất hiện mang ngoài. Có đường bên chưa có miệng mà chỉ có các giác bám hình
chữ V. Chúng bám vào cây cỏ thuỷ sinh.
Sau khi nở 4-6 ngày, mang ngoài tiêu biến và mang trong hình thành. Cơ
quan bám tiêu biến và xuất hiện miệng hình phễu có răng môi, lỗ thở xuất hiện.
Đuôi kéo dài, lỗ hậu môn và mắt xuất hiện. Nòng nọc bơi lội dễ dàng trong nước,
thức ăn chủ yếu là động vật thuỷ sinh cỡ nhỏ [7].
+ Thời kỳ 2: Xuất hiện các chi. Chi trước xuất hiện trước và ẩn dưới da, tiếp
theo là chi sau. Đuôi và mang tiêu biến đồng thời xuất hiện mi mắt, lưỡi, phổi và
cơ. Hệ tuần hoàn, hệ tiêu hoá, da cũng được biến đổi, sau đó nòng nọc trở thành
ếch con.
Khi tới thời kỳ biến thái, các tuyến nội tiết hoạt động rất mạnh. Kích thích tố
giáp trạng có tác dụng quyết định đến sự biến thái của ếch. Ngoài ra, nhiệt độ cũng
ảnh hưởng đến quá trình này. Nhiệt độ thấp hơn 220C nòng nọc biến thái rất chậm.
Ở nhiệt độ 28 -300C, sau 3 tuần nòng nọc sẽ biến thái thành ếch con. Sau khi
một tháng nuôi ếch đạt ếch giống 25-30g/con. Sau 3-4 tháng nuôi ếch đạt 200250g/con. [7].

11


×