Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

Ảnh hưởng của chế phẩm có chứa mật bò và tỏi đến khả năng sinh trưởng của gà ri thuần nuôi tại thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302.34 KB, 48 trang )

MỤC LỤC

1


DANH MỤC CÁC BẢNG

2


DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ

3


PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Chăn nuôi gia cầm là nghề truyền thống lâu đời của các hộ gia đình ở
vùng nông thôn Việt Nam. Chăn nuôi gia cầm đóng vai trò quan trọng trong nền
kinh tế quốc gia nói chung và kinh tế của các hộ gia đình nói riêng. Nghành
chăn nuôi gia cầm đóng góp 1,5% tổng giá trị quốc nội (GDP) thu từ chăn nuôi
nói chung và chiếm 28,58% tổng thu thập. Trong đó thu từ chăn nuôi gia cầm
chiếm 35,54% tổng thu từ chăn nuôi. Tỷ lệ các hộ chỉ chăn nuôi gà chiếm phần
lớn 63,7% .
Tổng số gia cầm của cả nước có 347 triệu con, tăng khoảng 2% trong đó
số lượng gà tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2015. Sản lượng thịt gia cầm hơi Quí
I ước tăng 4,6% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng trứng gia cầm ước tăng
7,2% so với cùng kỳ năm 2015.
Trong bối cảnh chăn nuôi gia cầm hiện nay ở Việt Nam, ngành chăn nuôi
nước ta muốn tồn tại và phát triển bền vững phải tăng sức cạnh tranh đối với các


sản phẩm thịt nhập khẩu ngay trên thị trường nội địa. Để tăng tính cạnh tranh
cần thiết phải nâng cao chất lượng thịt nội địa, hạ giá thành chăn nuôi, tạo ra giá
bán cạnh tranh trên thị trường.
Gà Ri Thuần là giống gà bản địa rất dễ nuôi, nhanh được thu hoạch (180
ngày), chất lượng thịt thơm ngon và phù hợp với chăn nuôi ở các vùng nông
thôn. Theo ông Hồ Xuân Tùng Giống gà Ri Thuần đang được người tiêu dùng
của người Việt Nam và đang được nhiều hộ chăn nuôi lựa chọn [19] .
Muốn bán được sản phẩm và thu được lợi nhuận thì ngoài việc giảm tối
đa chi phí thức ăn, sản phẩm của chúng ta phải sạch và có chất lượng cao. Nhận
thấy rằng khi sử dụng chế phẩm bổ sung vào nguyên liệu phối trộn trong khẩu
phần ăn cho gia cầm, giúp ta giảm được chi phí thức ăn và tạo ra sản phẩm sạch
không bị tồn dư hoá chất, chất kích thích tăng trọng và kháng sinh trong thịt. Vì
thế việc sử dụng chế phẩm sinh học bổ sung vào nguyên thức ăn cho gà nhằm
nâng cao sức đề kháng đang được nhiều người quan tâm.
Tỏỉ và mật bò là nguồn nguyên liệu dễ thu mua. Tỏi có tác dụng trong
việc phòng chống một số bệnh, trong khi mật bò có chứa các axit hữu cơ giúp
tiêu hóa các chất béo ở ruột non.
4


5


Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ảnh
hưởng của chế phẩm có chứa mật bò và tỏi đến khả năng sinh trưởng của gà
Ri Thuần nuôi tại Thừa Thiên Huế’’.
1.2. Mục tiêu đề tài
Nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm có chứa mật bò và tỏi
đến khả năng sinh trưởng, thành tích thịt và chất lượng thịt của gà Ri Thuần.


6


PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tình hình chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam và Thừa Thiên Huế
2.1.1. Tình hình chăn nuôi gia cầm trong nước
Chăn nuôi gia cầm là nghề sản xuất truyền thống lâu đời và chiếm vị trí
quan trọng thứ hai (sau chăn nuôi lợn) trong toàn nghành chăn nuôi của Việt
Nam. Hằng năm gia cầm cung cấp khoảng 350 – 450 ngàn tấn thịt và hơn 2,5 –
3,5 quả trứng. Tuy nhiên, chăn nuôi gà ở nước ta vẫn đang trong tình trạng sản
xuất nhỏ, lẻ và phân tán, lạc hậu, năng suất thấp, dịch bệnh nhiều, sản phẩm
hàng hoá còn nhỏ bé. Bình quân năng lượng thịt xẻ chỉ đạt 4,5 – 5,4 kg/
người/năm và bình quân sản lượng trứng đạt 3,5kg/người/năm. Sản xuất chưa
tương xứng với tiềm năng, sản phẩm chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội. Một
lượng sản phẩm chăn nuôi gà nhập khẩu từ nước ngoài về dù thuế suất nhất định
nhưng các sản phẩm nhập khẩu vẫn từng bước chiếm lĩnh một phần thị trường
Việt Nam .
Bảng 2.1.1. Số lượng gia cầm theo khu vực từ năm 2011-2015
(Đơn vị: Nghìn con)
Khu vực

2011

2012

2013

2014


2015

Cả nước

293,72
2

310,74
5

314,75
5

327,69
6

341,90
6

ĐB Sông Hồng

76,075

60,258

87,885

88,928

90,948


Trung Du và miền núi Phía Bắc

60,268

61,702

63,229

57,718

70,567

BTB và Duyên Hải Miền Trung

65,493

68,414

65,484

48,620

71,135

Tây Nguyên

12,890

13,695


14,374

13,882

16,490

Đông Nam Bộ

22,481

24,599

25,081

22,151

34,306

ĐB Sông Cửu Long

56,514

60,683

58,703

23,468

58,459


Chăn nuôi gia súc, gia cầm chuyển dịch theo hướng tích cực, từ chăn nuôi
nhỏ lẻ, phân tán sang chăn nuôi tập trung theo mô hình trang trại, gia trại, ứng
dụng công nghệ khoa học kỹ thuật, tăng hiệu quả kinh tế. Theo kết quả điều tra
chăn nuôi tại thời điểm 01/10/2015, đàn trâu cả nước có 2,5 triệu con, tăng 0,1%
7


so với cùng thời điểm năm trước; đàn bò có 5,4 triệu con, tăng 2,5%, riêng đàn bò
sữa đạt 275,3 nghìn con, tăng 21%. Đàn lợn có 27,7 triệu con, tăng 3,7%; đàn gia
cầm có 341,9 triệu con, tăng 4,3%. Sản lượng thịt hơi các loại năm nay ước tính
đạt khá, trong đó sản lượng thịt trâu đạt 85,8 nghìn tấn, tăng 0,1%; sản lượng thịt
bò đạt 299,3 nghìn tấn, tăng 2,2%; sản lượng thịt lợn đạt 3,5 triệu tấn, tăng 4,2%;
sản lượng thịt gia cầm đạt 908,1 nghìn tấn, tăng 3,8%.Tổng cục thống kê.
Bảng 2.1.2. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng của Việt Nam từ năm 2011-2015
(Đơn vị: Nghìn tấn)
Khu vực

2011

2012

2013

2014

Cả nước

28023,9


52596,2

33228,5

67702,9 70087,4

ĐB Sông Hồng

8820,7

18247,5

10794,5

21664,5 22433,6

Trung Du và miền núi Phía Bắc

5174,6

90237,9

59611,2

11453,3 11697,8

BTB và Duyên Hải Miền Trung

4170,8


5024

5415,4

11412

11701,2

Tây Nguyên

12254

18102

14853,4

3087,5

37325

Đông Nam Bộ

41132

45826

50517,4

11455,6 11898,3


ĐB Sông Cửu Long

42191

47172

45203,4

86307

2015

55589,4

Qua bảng số lượng gia cầm phân bố theo khu vực cho thấy, năm 2011 đần
gia cầm phân bố nhiều nhất ở khu vực Sông Hồng với 76,075 nghìn con, đứng
thứ hai là khu vực Trung Du và miền núi Phía Bắc với 60,268 nghìn con, số
lượng gia cầm thấp nhất qua các năm vẫn là khu vực Tây Nguyên. Số lượng đàn
gia cầm ở khu vực tăng, giảm nhẹ qua từng năm đặc biệt từ năm 2013 đàn gia
cầm ở hầu hết các khu vực đều tăng mạnh. Tổng đàn từ 293,722 triệu con năm
2011 tăng lên 341,906 triệu con năm 2015, tăng bình quân 85,9% /năm. Vùng có
đàn gia cầm lớn nhất là Đồng Bằng Sông Hồng 90,948 triệu con, chiếm 26,6%
tổng đàn gia cầm cả nước; tiếp đến Trung Du và Miền Núi Phía Bắc 70,567 triệu
con, chiếm 20,6%; Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Miền Trung 71,135 triệu con,
chiếm 20,8%; Đồng Bằng Sông Cửu Long 58,459 triệu con, chiếm 17%; Đông
Nam Bộ 34,306 triệu con, chiếm 10%; Tây Nguyên 16,490 triệu con, chiếm
4,8%.

8



Bảng 2.1.3. Sản lượng trứng của Việt Nam từ 2011-2015
(Đơn vị: Nghìn quả)
Khu vực

2011

2012

2013

2014

2015

Cả nước

21522,4

393295,6

2345175,6

4540629,1

516902,3

ĐB Sông Hồng

69429,7


1566266,7

876626,7

1785724,5

1697555,6

Trung Du và miền
núi Phía Bắc

25572,1

578972,3

306728,9

616224,5

652789,1

BTB và Duyên
Hải Miền Trung

31111,9

320381,2

354389,1


687484,5

811374,5

Tây Nguyên

18295,6

154953,4

178435,6

283964,5

319972,3

Đông Nam Bộ

29986,7

345684,5

363352,3

666991,2

799316,5

ĐB Sông Cửu

Long

40828,9

248687,8

265625,6

500242,3

86242,3

]Về sản lượng sản phẩm chăn nuôi gia cầm gần đây được quan tâm và đầu
tư khá đồng bộ cả về giống, kỹ thuật và phương thức chăn nuôi, nên sản lượng
thịt và trứng gia cầm năm sau luôn cao hơn năm trước với tỷ lệ tăng rất cao, cụ
thể là sản lượng thịt gia cầm sản xuất trong nước từ 28.023,9 ngàn tấn năm 2011
tăng lên 70.087,4 ngàn tấn năm 2015, tăng bình quân 39,9%/năm. Năm 2015,
vùng có sản lượng thịt gia cầm cao nhất là Đồng Bằng Sông Cửu Long là
55.589,4 ngàn tấn, chiếm 79,3% tổng sản lượng của cả nước, tiếp đến là vùng
Đồng Bằng Sông Hồng là 22.433,6 ngàn tấn, chiếm 32%; vùng Đồng Nam Bộ là
11.898,3 ngàn tấn, chiếm 16,9%; Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Miền Trung là
11.701,2 ngàn tấn, chiếm 16,6%,; Miền Núi và Trung Du là 11697,4 ngàn tấn,
chiếm 16,6%; Tây Nguyên 3.732,5 ngàn tấn , chiếm 5,3% .
Tổng sản lượng trứng gia cầm từ 21522,4 tỷ quả năm 2011 tăng lên
51690,3 tỷ quả năm 2015, tăng bình quân 41,6% /năm. Vùng có sản lượng trứng
gia cầm cao nhất là Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Miền Trung là 81137,5 triệu
quả, chiếm 156,9%. Tổng sản lượng trứng gia cầm cả nước; tiếp đến là vùng
Đông Nam Bộ 79931,7 triệu quả, chiếm 154,5%; Miền Núi và Trung Du là
65278,10 triệu quả, chiếm 126,2%; Tây Nguyên là 31997,3 triệu quả, chiếm
61,9%; Đồng Bằng Sông Hồng là 16975,6 triệu quả, chiếm 32,8%; Đồng Bằng

Sông Cửu Long 8624,3 triệu quả, chiếm 16,6%.
9


Chăn nuôi gia cầm phát triển tương đối tốt do dịch cúm gia cầm đã được
khống chế và thời gian quay vòng ngắn nên việc khôi phục, phát triển khá thuận
lợi, Tuy nhiên hiện tại thời tiết nắng nóng cũng làm ảnh hưởng đến sự sinh
trưởng, phát triển của đàn gia cầm là nguy cơ tiềm ẩn gây bùng phát dịch bệnh.
2.1.2. Tình hình chăn nuôi gia cầm ở Thừa Thiên Huế
Thừa Thiên Huế là một tỉnh có nhiều phong tục như cúng giỗ, lễ hội, phong
tục cưới hỏi và các món ăn được chế biến từ gà, vịt thường mọi người yêu thích,
điều này đã góp phần thúc đẩy chăn nuôi gia cầm ở địa phương phát triển.
* Mục tiêu đạt ra của tỉnh trong năm 2015 về chăn nuôi gia cầm như sau:
Phấn đấu đạt chỉ tiêu về số lượng đàn gia cầm gần 4 triệu con. Tổng sản
lượng thịt hơi gia cầm: 9.100 tấn, sản lượng trứng: 50 triệu quả.
Bảng 2.1.2 Mục tiêu của tỉnh chăn nuôi gia cầm đến năm 2015
Chỉ tiêu

Số lượng đến năm 2015

Tăng hàng năm

Gia cầm (nghìn con)

4.000

10,8

SL Trứng (triệu quả)


54

12,5

Qui hoạch chăn nuôi trang trại gia cầm tập trung: các trại gà được bố trí ở
32 xã thuộc 8 huyện với diện tích 60 ha (trong đó 5 xã huyện A Lưới gia trại);
trang trại vịt bố trí ở 30 xã thuộc 6 huyện với diện tích 167 ha.
Giải pháp về giống vật nuôi: Phát triển các cơ sở sản xuất giống gia cầm
có qui mô vừa và lớn trong cùng qui hoạch trang trại, gắn với đổi mới hệ thống
chăn nuôi gia cầm.
Phát triển chăn nuôi gia cầm theo phương thức thâm canh công nghiệp; sử
dụng các giống gia cầm chuyên dụng như gà, vịt chuyên trứng, gà kiêm dụng
trứng thịt, gà thả vườn nhập nội. Chuyển dần từ hình thức chăn nuôi gia cầm
phân tán theo phương thức chăn nuôi công nghiệp.
Tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm trong tháng Một năm 2016 tương
đối ổn định và phát triển. Tính đến thời điểm 01/01/2016 tổng đàn trâu toàn tỉnh
đạt 21.614 con, xấp xỉ tháng trước và tăng 0,13% so với cùng kỳ năm trước; đàn
bò 25.437 con, tương ứng tăng 0,16% và tăng 13,31%; đàn lợn đạt 202.358 con,
tăng 0,15% và tăng 2,29%. Đàn gia cầm thời điểm 01/01/2016 đạt 2.214 nghìn
con, xấp xỉ tháng trước và tăng 1,19% so với cùng kỳ năm trước; trong đó đàn
gà 1.538 nghìn con, xấp xỉ tháng trước và tăng 0,2% so cùng kỳ năm trước.
10


Chăn nuôi lợn và gia cầm tương đối ổn định và phát triển do thời tiết thuận lợi
cho việc phát triển đàn, công tác vệ sinh môi trường chăn nuôi được cải thiện
tích cực, hầu hết các cơ sở chăn nuôi đều có ý thức trong việc phòng bệnh cho
gia súc, gia cầm.Tính đến 15/01/2016 trên địa bàn tỉnh không xảy ra dịch bệnh ở
đàn gia súc, gia cầm. Công tác tiêm phòng gia súc, gia cầm vụ Xuân 2016 đã
được các địa phương triển khai, tính đến 15/01/2016 đã tiêm dịch tả tam liên lợn

được 10.540 liều vaccine, đạt 9% so với kế hoạch; tụ huyết trùng trâu bò 300
liều, đạt 1% kế hoạch; dịch tả vịt 20.000 liều, đạt 4% kế hoạch; 5.800 liều đậu
gà, đạt 4% kế hoạch.
2.2. Đặc điểm một số giống gà thả vườn ở Việt Nam
Xu thế gần đây khá nhiều hộ chăn nuôi gà thịt lựa chọn phương thức chăn
nuôi gà theo hướng thả vườn, bởi thực tế cách chăn nuôi trên có nhiều ưu điểm và
mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi. Chăn nuôi gà thả vườn có
những đặc trưng cụ thể sau: Có thể nuôi theo hướng công nghiệp hoặc bán công
nghiệp; khả năng chống chịu bệnh tốt và tăng trọng khá; nhu cầu tiêu thụ loại gà
này trên thị trường ngày càng tăng và đặc biệt là phù hợp với điều kiện đầu tư hạn
chế. Gà thả vườn có nhiều ưu điểm. Cụ thể: Gà có sức đề kháng cao, ít bệnh tật,
đặc biệt có khả năng chịu được thời tiết nóng. Gà có tốc độ tăng trưởng vừa phải.
Ngoại trừ 3 tuần đầu, thức ăn nuôi gà không đòi hỏi dinh dưỡng cao. Sau
3-4 tuần nuôi dạng công nghiệp, gà có thể thả ra vườn mà sức khỏe của gà vẫn
tốt, ít bệnh, chi phí đầu tư thấp. Trên thị trường có nhiều giống gà để người chăn
nuôi lựa chọn gà. Và dưới đây là đặc điểm của một số giống gà thả vườn như: gà
Lương Phượng, gà Ri, gà Tam Hoàng, gà Mía, gà Tre, gà Minh Dư, nhóm gà lai.
2.2.1. Đặc điểm giống gà Lương phượng
Gà Lương Phượng có nguồn gốc từ Quảng Tây, Trung Quốc. Chúng sở
hữu màu lông hoa mơ sọc đen, mào và yếm, tích tai màu đỏ, da vàng. Thời gian
nuôi giống gà này khoảng 150-155 ngày, chúng sẽ đẻ quả trứng đầu tiên, sản
lượng đạt từ 160-170 quả/mái/năm. Lúc 70 ngày tuổi, lượng kg trung bình của
gà đạt trên 2kg/con gà trống và 1,8kg/con gà mái, mức tiêu tốn thức ăn khoảng
từ 2,4 – 2,6kg thức ăn/kg tăng trọng. Gà Lương Phượng là giống gà khá dễ nuôi,
tăng trọng nhanh và thịt thơm ngon. Về sức đề kháng bệnh tật cũng rất tốt và có
thể thích nghi ở nhiều phương thức nuôi khác nhau, không nhất thiết là phải
nuôi thả vườn.
11



12


2.2.2. Đặc điểm giống gà Tam Hoàng
Nguồn gốc: xuất xứ từ tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.
Đặc điểm ngoại hình: Gà có đặc điểm lông, da, chân màu vàng. Cơ thể
hình tam giác, thân ngắn, lưng phẵng, ngực nở, thịt ức nhiều, hai đuồi phát triển.
Chỉ tiêu kinh tế: Gà nuôi đến 70 – 80 ngày tổi đã có thể đạt trọng lượng
1,5 – 1,75 kg tiêu tốn thức ăn cho một kg tăng trong là 2,5 – 3 kg. Gà mái bắt
đầu đẻ vào khoảng 125 ngày tuổi. Sản lượng trứng đạt 135 quả/năm, trọng
lượng gà mái trưởng thành 1,8 – 2,0 kg, gà giống là 2,2 – 2,8 kg. Gà có những
đặc điểm rất giống với gà Ri ở nước ta, phẩm chất thịt thơm ngon, phù hợp với
điều kiện chăn thả ở Việt Nam cũng như nuôi công nghiệp và bán công nghiệp.
Tuy nhiên gà Tam Hoàng được nhập vào nước ta theo nhiều nguồn,
thường ít khi được thuần nhất và đạt tiêu chuẩn giống. Do đó người nuôi phải
hiểu biết và mua đúng giống thì nuôi mới đảm bảo.
2.2.3. Đặc điểm giống gà Mía
Gà Mía có màu lông đặc trưng cho giống: đó là màu lá mía khô đối với
con mái, màu lông đen xen kẽ cườm đỏ xẫm ở cánh và đuôi đối với con trống.
Tốc độ mọc lông chậm, đến 15 tuần tuổi gà mới phủ kín lông ở gà trống và
100% số gà là mào đơn.
Thể trọng gà Mía nuôi sinh sản lúc 19 tuần tuổi ở con trống đạt 2,0kg, con
mái đạt 1,4 kg và lúc 36 tuần tuổi ở con trống đạt 3,15 kg và con mái đạt 2,05
kg. Tiêu tốn TA nuôi gà giống ở giai đoạn gà con và hậu bị (0-22tuần tuổi) là
8,26kg/1 gà, ở giai đoạn đẻ trứng tiêu tốn TA cho 10 trứng (bình quân cho 33
tuần đẻ) là 3,2kg.
Gà Mía đẻ quả trứng đầu lúc 133 ngày tuổi và đạt tỷ lệ đẻ 5% lúc 165
ngày tuổi. Tỷ lệ đẻ cao nhất là 42% và tỷ lệ đẻ bình quân cho cả giai đoạn (33
tuần lễ) là 32,75%, SL trứng đến 55 tuần tuổi là 75,65 quả/mái, tỷ lệ trứng có
phôi là 89,9%, tỷ lệ ấp nở là 71,9%.

Tỷ lệ nuôi sống của gà Mía thương phẩm thịt đến 12 tuần tuổi đạt 96%.
Chi phí TA cho 1 kg TT là 2,99kg, thể trọng lúc 12 tuần tuổi ở con trống1,4kg;
ở con mái 1,06kg. Tỷ lệ thân thịt ở con trống 84,2%, ở con mái 78,5%; tỷ lệ thịt
đùi ở con trống 29,9%, ở con mái 27,8%; tỷ lệ thịt lườn ở con trống 22,5%, ở
con mái 24,8%; tỷ lệ mỡ bụng ở con trống 1,7%, ở con mái 3,2% (Thông tin
khoa hoc kỹ thuật CN số 5-2003).

13


2.2.4. Đặc điểm giống gà Tre
Có thể nói đây là giống gà nhỏ nhất Việt Nam nếu không tính đến các
giống gà cảnh ngoại nhập. Gà mái có trọng lượng từ 800 gam đến 900 gam,
gà trống nặng từ 1200 gam đến 1300 gram. Màu lông của gà tre hiện nay rất
đa dạng về màu sắc nhưng có thể đó là sản phẩm của sự lai tạo với các giống
gà khác.
Gà có thể trưởng thành sau sáu tháng nuôi tuy nhiên để thật sự thành thục
thì phải sau tám tháng với gà mái và một năm đối với gà trống. Khả năng đẻ
trứng của gà mái có sự thay đổi tùy theo cá thể. Nếu để sinh sản tự nhiên gà đẻ
khoảng năm đến bảy lứa một năm. Nếu ta lấy trứng không cho gà ấp thì mỗi lứa
trứng sẽ cách nhau từ hai mơi đến ba mươi ngày. Số lượng trứng mỗi lúa thường
trên dưới mười quả, một số cá thể có thể đẻ liên tục hai mươi quả trên một lứa.
Tuy nhiên đây là giống gà ít được nuôi phổ biến nên một số trường hợp bị thoái
hóa do cận huyết sốtrứng mỗi lứa có khi chỉ là năm sáu quả mà thôi, thậm
chí gà đẻ không liên tục (Ts. Đinh Công Tiến).
Gà tre thuần chủng có sức đề kháng khá tốt đối với dịch bệnh, tuy
nhiên gà con thường yếu trong giai đoạn tháng đầu tiên sau khi nở.
2.2.5. Đặc điểm giống gà Minh Dư
Gà Minh Dư có nguồn gốc từ gà Bình Định do ông Lê Văn Dư, Giám đốc
Công ty giống gia cầm Minh Dư ở thôn Quỳnh Mai, xã Phước Nghĩa, huyện

Tuy Phước, tỉnh Bình Ðịnh thành lập.
Công ty giống gia cầm Minh Dư được thành lập từ cuối năm 2006 trên cơ
sở một trại gà giống gia đình. Hiện tại công ty có hơn 40 nghìn con giống ônhg
bà, bố mẹ. Mỗi tháng sản xuất hơn 400 nghìn con giống cung cấp cho người
chăn nuôi.
Giống gà này được nuôi và chọn lọc từ gà địa phương Bình Định. Gà
được chọn là những con mái không biết ấp và qua nhiều thế hệ chọn lọc cho nên
giống gà Minh Dư hiện tại.
Gà có đăc điểm da vàng, chân vàng, lông có nhiều màu sắc khác nhau
nghiêng về màu khói xẫm pha một ít long nâu đỏ cánh gián. Sản lượng trứng
150 trứng/mái/năm. Gà dễ nuôi sức đề kháng tốt, tiêu tốn thức ăn ít (2,8kg thức
ăn cho một kg tăng trọng). Gà nuôi thịt đạt trọng lượng là 1,6 đến 1,8 kg tuỳ
theo con mái hay con trống chỉ sau ba tháng nuôi.
14


2.2.6. Đặc điểm của giống gà Ri
Gà Ri là giống gà địa phương có từ lâu đời trên đất nước ta và được nuôi
phổ biến khắp mọi miền đất nước ta. Gà Ri phổ biến nhất ở miền Bắc nước ta và
ở miền Trung, còn ở miền Nam ít hơn.
Đặc điểm ngoại hình: Qua nhiều năm, gà Ri bị pha tạp nhiều sắc lông
không đồng nhất, gà mái không đồng nhất, vàng rơm, vàng đất, có đốm đen ở
cổ, đuôi và đầu cánh. Bộ lông của gà trống màu đỏ tía, đuôi đen có ánh xanh,
mào sớm phát triển, ba tháng đã biết gáy. Đầu thanh đa số mào đơn (95%). Da
chân vàng, chân có hai hàng vẩy, thịt vàng, vẩy chân có khi màu đen gọi là chân
chì. Gà Ri mọc lông sớm chỉ hơn một tháng gà con đã mọc lông như gà trưởng
thành.
Khối lượng cơ thể lúc mới nở là 28g (Theo sử An Ninh và đồng nghiệp2003), lúc 4 tháng tuổi gà trống đạt trung bình 1,7kg, gà mái 1,2kg. Thời gian
đạt trọng lượng thịt khoảng 4-5 tháng, sản lượng trứng 120-150 quả/mái/năm.
Nếu nuôi tốt, thực hiện chế độ cai ấp thì có thể cho sản lượng 164-182

quả/mái /năm (Theo kết quả viện nghiên cứu chăn nuôi-1970). Khối lượng trứng
40-45g, tỷ lệ trứng có phôi đạt 89-90%,tỷ lệ nở trứng ấp: 94%, tỷ lệ nuôi con
đến hai tuần tuổi là 98%.
Ưu điểm nổi bật nhất của gà Ri là mọc lông, phát dục sớm, thịt trứng
thơm ngon, thích nghi với khí hậu nhiệt đới, Á nhiệt đới, ít mẫn cảm với bệnh
cầu trùng, bạch lỵ, đường hô hấp.
Gà Ri có tuổi đẻ quả trứng đầu tiên sớm khoảng 135-140 ngày. Sản
lượng trứng một năm đạt từ 80-120 quả/mái. Trứng có khối lượng bé 42-45
gam, vỏ trứng màu nâu nhạt; tỷ lệ trứng có phôi 89-90%, tỷ lệ ấp nở 80-85%.
Lúc mới nở gà Ri đạt 25-28 gam. Lúc bắt đầu đẻ, khối lượng gà mái khoảng
1200- 1300 gam; lúc trưởng thành đạt 1700- 1800 gam và gà trống đạt 22002300 gam. Chất lượng thịt gà Ri thơm ngon và đậm đà. Gà Ri có ưu điểm nổi
bật là cần cù, chịu khó kiếm ăn, sức chống chịu với thời tiết và bệnh tật cao,
gà ấp và nuôi con khéo.
Một ưu điểm nữa của gà Ri so với các giống gà lông màu nhập nội là có
thể khai thác gà mái ở năm đẻ thứ hai thậm chí năm đẻ thứ ba. Với khẩu phần
15


thức ăn nghèo dinh dưỡng (13 -14% đạm) vẫn nuôi được gà Ri đẻ trứng. Với
những ưu điểm nêu trên, bao đời nay gà Ri là giống vật nuôi phổ biến ở nông
thôn nước ta (Nhà xuất bản Nông Nghiệp, 2001).
2.3. Nhu cầu dinh dưỡng của gia cầm
2.3.1. Nhu cầu năng lượng
Để cung cấp đầy đủ, cân đối và chính xác khẩu phần ăn cho gà thì yếu tố
đầu tiên là mức năng lượng thích hợp trong khẩu phần. Năng lượng cần thiết cho
việc duy trì các hoạt động, sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Lượng năng
lượng thừa so với nhu cầu sẽ được sử dụng không có hiệu quả và tích lũy thành
mỡ. Muốn đạt hiệu quả trong việc sử dụng các vật chất dinh dưỡng trong khẩu
phần thức ăn, thì việc xác định tỷ lệ giữa năng lượng với các vật chất dinh
dưỡng đúng và phù hợp cho sinh lý pháy triển, sản xuất là hết sức quan trọng.

Chi phí năng lượng trong khẩu phần gia cầm khoảng 45-50% tổng chi phí
(Nowland, 1978).
Gia cầm nhận năng lượng cần thiết từ thức ăn. Tất cả năng lượng trong thức
ăn đó không được gà sử dụng hoàn toàn mà nó bị mất đi cùng với phân, nước tiểu
và thải nhiệt. Vì vậy giá trị năng lượng thực của khẩu phần thức ăn chỉ chiếm
70-90% từ giá trị năng lượng toàn phần. Sự oxy hóa hydratcacbon và mỡ thường
được thực hiện hoàn toàn ở cơ thể động vật và vì thế số lượng nhiệt sinh ra tương
tự như bombe đo năng lượng, tuy thế protein không được oxy hóa hoàn toàn ở cơ
thể gia cầm và sự trao đổi chất của chúng cho sản phẩm cuối cùng là axit uric chứa
năng lượng. Vì vậy sự oxy hóa của chúng trong cơ thể sản sinh ra 4,2 kcal/g thấp
hơn 25% so với giá trị năng lượng toàn phần (Bùi Đức Lũng, 2001).
2.3.2. Nhu cầu protein
Trong cơ thể động vật nói chung và cơ thể gia cầm nói riêng, protein
không thể tổng hợp từ lipit hay gluxit mà phải lấy từ thức ăn đưa vào hằng ngày
với số lượng đầy đủ và theo một tỷ lệ thích hợp theo nhu cầu của cơ thể
(McDonald, 1988; Singh, 1988; Vũ Duy Giảng và cs, 1995).
Đối với gia cầm, protein có rất nhiều chức năng và là thành phần chính
của xương, dây chằng, da, lông, các cơ quan và cơ. Do protein được sử dụng cho
duy trì, sinh trưởng và sản xuất nên nó được thường xuyên đưa vào cơ thể.

16


Bảng 2.3.2 Nhu cầu protein và năng lượng đối với gà (NRC, 1981)
Loại gia cầm

Protein (%)

ME (Kcal)


Xơ tối đa (%)

Gà con 0-6 tuần

18-20

2800-2900

4

Gà sinh trưởng 7-14 tuần

16-18

2700-2800

6

Gà sinh trưởng 15-20 tuần

14-16

2700-2800

6

Gà thịt 0-5 tuần

20-22


2900-3000

4

Gà thịt 6-9 tuần

18-20

3000

4

Gà đẻ thương phẩm + giống

15-18

2600-2800

5

Gà (1981)

Nguồn trích: Nguyễn Đức Hưng (2009)[14]
Trong khẩu phần ăn của gia cầm, nhu cầu protein thường được biểu thị
bằng tỷ lệ phần trăm protein thô trong thức ăn (protein thô là số gam protein
chứa trong 100g thức ăn). Mặt khác nhu cầu về protein liên quan chặt chẽ với
mức năng lượng trong khẩu phần. Vì vậy để đánh giá mức cân bằng giữa năng
lượng và protein người ta còn dùng tỷ lệ giữa năng lượng trao đổi và % protein
thô của khẩu phần.
3.3.3. Nhu cầu vitamin

Vitamin rất cần thiết cho sức khoẻ, duy trì, sinh trưởng và sinh sản của gia
cầm và các loài động vật khác. Một số vitamin có liên quan trực tiếp với sức
khoẻ và bảo vệ tổ chức, nhiều vitamin khác lại rất cần thiết cho trao đổi chất.
Các vitamin luôn có mặt trong các mô bào của cây trồng và vật nuôi và thông
thường nhu cầu rất nhỏ để bổ sung vào trong khẩu phần. Tuy nhiên, nhu cầu về
một loại vitamin nào đó phụ thuộc vào điều kiện môi trường, loại thức ăn và giai
đoạn sinh trưởng hay sản xuất của gia cầm. Loại trừ vitamin tan trong dầu mỡ
(A, D, K, E), các vitamin dự trữ trong cơ thể rất ít, đặc biệt vitamin nhóm B và
C, cho nên cần phải cung cấp đầy đủ vitamin trong khẩu phần ăn hàng ngày
nhằm thỏa mãn nhu cầu của gia cầm (Nowland, 1978).
Mọi sự thiếu hụt vitamin đều dẫn đến rối loạn trao đổi chất, gây thiệt hại
cho cơ thể động vật. Tùy vào sự thiếu nhiều hay ít mà triệu chứng bệnh nặng
hay nhẹ. Đối với gia cầm triệu chứng dễ phát hiện nhất khi thiếu vitamin thường
thấy là gà mổ lông nhau. Trong thời gian ngắn nếu không bổ sung vitamin cũng
có thể ảnh hưởng đến sức sống của gà thịt (Glavits và ctv, 1994). Gia cầm ăn
khẩu phần thiếu các vitamin, chỉ bổ sung vi khoáng thì có triệu trứng gầy yếu.
17


Stress nhiệt và thiếu vitamin trong khẩu phần ảnh hưởng xấu đến sức sống và
tính miễn dịch của gà thịt (Deyhim và ctv, 1994).
2.3.4. Nhu cầu xơ của gà
Chất xơ là một hỗn hợp carbohydrates nằm trong màng tế bào của thực
vật. Có 2 loại chất xơ: Loại không hòa tan trong nước có trong các loại hạt
nguyên trạng, vỏ các loại hạt, rau. Và Loại hòa tan trong nước có trong rau trái,
gạo đỏ, yến mạch oats, lúa mạch (barley).
Các chất này đều không được tiêu hóa và có rất ít giá trị dinh dưỡng. Tuy
nhiên khi ăn vào thì chất xơ có một số tác dụng tốt được nhiều người tin theo và
khoa học thực nghiệm cũng phần nào đồng ý.
Vì không hòa tan trong nước và khi được ăn với nhiều nước, chất xơ có

thể là môn thuốc an toàn và hữu hiệu để phòng tránh bệnh về đường ruột. Nó
làm mềm và tăng lượng phân để bộ tiêu hóa dễ dàng thải ra khỏi cơ thể. Ngoài
ra, khi vào đến ruột già, nó được vi sinh vật tranh nhau ăn, tạo ra nhiều hóa chất
có hơi (gas). Các hơi này kích thích ruột già làm gà đẩy phân ra ngoài. Một nhận
xét cụ thể là trâu bò ăn cỏ, rơm rất nhiều chất xơ nên phẩn rất to và mềm
Vì không hòa tan trong nước, chất xơ có thể ngăn ngừa sự thành hình các
túi nhỏ ở vách ruột già bằng cách giảm thiểu sự táo bón và giảm sự căng phồng
của ruột già trong việc tống khứ chất phế thải.
2.3.5. Nhu cầu khoáng
Theo Bùi Đức Lũng (2001) thì chất khoáng chiếm trên dưới 3% khối
lượng cơ thể gia cầm, trong đó chứa 40 nguyên tố khoáng. Các nguyên tố
khoáng tham gia cấu tạo nên toàn bộ bộ xương. Trong các dịch thể nó ở trạng
thái hòa tan và ion đảm bảo cân bằng nội môi. Nó còn là thành phần của emzym
và vitamin là những yếu tố xúc tác sinh học trong cơ thể.
Khoáng rất cần thiết đối với gia cầm và tuỳ theo nhu cầu đối với cơ thể
mà khoáng được chia làm hai loại là các nguyên tố đa lượng và các nguyên tố vi
lượng. Gia cầm cần khoáng cho các hoạt động sống vì vậy thiếu khoáng thì gia
cầm giảm sinh trưởng, và trong trường hợp thiếu nghiêm trọng gia cầm sẽ giảm
sức khoẻ và sức kháng bệnh (Nowland, 1978). Khẩu phần thiếu các nguyên tố
đa lượng hoặc vi lượng đều làm giảm khả năng tăng trọng, lượng thức ăn ăn vào
và hệ số chuyển đổi thức ăn của gia cầm. Chúng đồng thời làm giảm lượng
canxi xương, khoáng tổng số của xương nhưng làm tăng lượng phốt pho xương
(Southern và CTV, 1994).
18


Việc thiếu canxi và phốt pho sẽ được khắc phục nếu bổ sung một lượng
thức ăn bột thịt và xương vào khẩu phần. Tuy nhiên, mức canxi trong khẩu phần
cao sẽ làm giảm khả năng sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn (Shafey and
McDonald, 1991) và mức phốt pho trong khẩu phần cao sẽ làm tăng hiện tượng

yếu xương (Nelson và CTV, 1990). Nhu cầu về khoáng tính trong hỗn hợp thức
ăn của gia cầm có tỷ lệ rất thấp, điếu đó cho thấy vai trò đặc biệt của khoáng
trong dinh dưỡng gia cầm.
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển và chuyển hoá
thức ăn ở gia cầm
Sinh trưởng là quá trình tích lũy hữu cơ do đồng hóa và dị hóa, là sự tăng
chiều cao, chiều dài, bề ngang, khối lượng của các bộ phận và toàn bộ cơ thể
con vật trên cơ sở tính chất di truyền của đời trước. Sinh trưởng chính là sự tích
lũy dần dần của các chất, tốc độ và sự tổng hợp protein chính cũng là tốc độ hoạt
động của các gen điều khiển sự sinh trưởng của cơ thể .
Khi nghiên cứu về sinh trưởng, không thể không nói đến phát dục. Phát
dục là quá trình thay đổi về chất, tức là tăng them và hoàn chỉnh các tính chất,
chức năng và bộ phận trong cơ thể. Phát dục diễn ra từ khi trứng được thụ tinh,
qua các giai đoạn phát triển khác nhau cho đến khi cơ thể trưởng thành. Để xác
định chính xác toàn bộ quá trình sinh trưởng không phải là dễ dàng.
2.4.1. Ảnh hưởng của giống
Các giống gà khác nhau có phản ứng với mức protein và acid amine trong
khẩu phần, có tốc độ sinh trưởng, khối lượng khác nhau. Các giống hướng thịt
cao sản sinh trưởng nhanh hơn các giống kiêm dụng, và thấp nhất là các giống
đẻ trứng năng suất cao. Các dòng khác nhau trong một giống cũng có tốc độ
sinh trưởng khác nhau. Ngày nay công tác chọn giống càng hiện đại, tốc độ sinh
trưởng trong một giống càng đồng đều và mức cao. Thể trọng là tính trạng số
lượng được quy định bởi các yếu tố di truyền. Hệ số di truyền của khối lượng cơ
thể cao: 0,3-0,64 Nguyễn Đức Hưng, (2006).
Kết quả nghiên cứu Nguyễn Huy Đạt và đồng tác giả (1996) trên gà
broiler của 4 giống AA, Lohmann, Isavedette và Avian cũng cho thấy gà broiler,
Lohmann và Isavedette có tốc độ sinh trưởng cao hơn so với gà broiler AA và
Avian từ 6,58-9,75%. Letner và Asmundsen (1983) đã so sánh tốc độ sinh
19



trưởng của các giống gà Plymounth Rock có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn gà
Leghorn trắng từ 2-6 tuần tuổi và sau đó không có sự sai khác. Nguyễn Mạnh
Hùng và đồng tác giả (1994) cũng cho biết sự khác nhau về khối lượng giữa các
giống gia cầm là rất lớn, giống gà kiêm dụng nặng hơn hướng trứng khoảng
500-700gam (13-30%).
Kết quả nghiên cứu trên các dòng của bộ giống gà thịt thuần chủng
Plymonth Rock của Lê Hồng Mận và đồng tác giả (1985) cho thấy sự khác nhau
về số lượng cơ thể ở thời điểm 56 ngày tuổi trên 3 dòng ĐT3, ĐT8 và ĐT9.
Nghiên cứu trên 3 dòng thuần (V1,V2,V3) của 3 bộ giống gà Hybro HV85 cũng
cho thấy tốc dộ sinh trưởng của 3 dòng hoàn toàn khác nhau ở thời điểm 42
ngày tuổi.
2.4.2. Ảnh hưởng tính biệt
Quá trình trao đổi chất của gà mái và gà trống là khác nhau. Con trống
luôn có hệ số trao đổi chất cao hơn con mái (Singh 1988). Hệ số tích lũy năng
lượng so với mức ăn vào của gà Plymouth Rock lúc 1 ngày tuổi của con trống là
46,71% còn con mái là 40,60%. Kết quả nghiên cứu trên 2 dòng BVx và BVy
của giống gà chuyên dụng trứng Leghorn cũng cho thấy có sự chênh lệch về
khối lượng cơ thể giữa gà trống và mái ở thời điểm 63 ngày tuổi. North (1990)
đã rút ra kết luận: lúc mới sinh gà trống nặng hơn gà mái 1%, tuổi càng tăng sự
khác nhau càng lớn , ở 2 tuần tuổi: hơn 5%,3 tuần tuổi: hơn 11%,5 tuần tuổi:
hơn 17%,6 tuần tuổi: hơn 20% ,7 tuần tuổi: hơn 23%,8 tuần tuổi: hơn 27%.
Theo Summer và Leeson (1984), mức năng lượng trong khẩu phần ăn ảnh
hưởng rất lớn đến tăng trọng của gà mái, trong khi đó ít ảnh hưởng đến tăng
trọng của gà trống. Nhu cầu mức protein trong khẩu phần của gà mái luôn thấp
hơn so với gà trống khi khẩu phần đó có cùng mức năng lượng. Hàm lượng
protein trong khẩu phần nuôi gà trống phải trên 20% khi năng lượng trao đổi là
3220 kcal/kg, trong khi đó mức protein để nuôi gà mái chỉ cần 16% (Bùi Đức
Lũng cs…)
Trong cùng một giống, cùng giới tính, ở gà có tốc độ mọc lông nhanh, có

tốc độ sinh trưởng, phát triển tốt hơn. Tốc độ mọc lông có quan hệ chặt chẽ đến
tốc độ sinh trưởng, nếu gà lớn nhanh thì mọc lông nhanh và đều hơn gà chậm
lớn. Hayer và đồng tác giả (1970) đã xác định trong cùng một giống thì gà mái
mọc lông đều hơn gà trống và tác giả cho rằng ảnh hưởng của hoocmon có tác
20


dụng ngược chiều với gen liên kết với giới tính quy định tốc độ mọc lông.
2.4.3. Ảnh hưởng của lứa tuổi
Nhu cầu năng lượng càng ngày càng tăng trong khi nhu cầu các chất dinh
dưỡng khác thì giảm dần theo lứa tuổi. Vì có sự thay đổi về cấu trúc cơ thể, gà
càng lớn nhu cầu năng lượng cho tăng trọng càng cao, trong khi đó nhu cầu
protein cho tăng trọng càng giảm. Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của gia cầm theo
thời gian có dạng hình parabol.
2.4.4. Ảnh hưởng môi trường nuôi dưỡng
Sinh trưởng là tổng số của sự phát triển các thành phần của cơ thể như:
thịt, xương, da. Tỷ lệ sinh trưởng của các phần này phụ thuộc vào độ tuổi , tốc
độ sinh trưởng và phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng. Trong cùng một dòng
giống tốc độ chế độ dinh dưỡng khác nhau cũng cho khả năng sinh trưởng khác
nhau. Theo nghiên cứu của Đồng Thị Tính và đồng tác giả (1993) trên gà AA
giai đoạn hậu bị cho thấy với mức năng lượng và protein khác nhau thì khối
lượng cơ thể giai đoạn ăn tự do 1-3 tuần tuổi thí nghiệm có sự khác nhau giữa
các lô thí nghiệm. Kết quả nghiên cứu trên gà trống ISA-30 MPK giai đoạn sau
25 tuần tuổi cũng cho kết quả tương tự, khối lượng của gà trống ở thời điểm 2160 tuần tuổi của các lô thí nghiệm khác nhau về thành phần dinh dưỡng cũng
khác nhau.
+Nhiệt đô: Ở gia cầm, các giai đoạn khác nhau chịu ảnh hưởng của nhiệt
độ khác nhau. Gia cầm là động vật đẳng nhiệt, thân nhiệt luôn ổn định mặc dù
nhiệt độ môi trường có thể thay đổi lên xuống. Thân nhiệt bình quân của gà
trưởng thành dao động 41,2-42,20C, cao hơn các loài động vật có vú (36-390C)
(Lê Văn Thọ cs…). Ở gia cầm non, yêu cầu nhiệt độ cao để sưởi ấm cơ thể, khi

chúng lớn thì yêu cầu nhiệt độ giảm. Nếu điều kiện chăn nuôi không khống chế
được nhiệt độ, đặc biệt như ở trại hở thì việc nhiệt độ môi trường tăng cao, vào
mùa hè rất nguy hiểm, gà dễ stress, giảm sinh trưởng hoặc có thể chết. Do đó
tùy điều kiện nuôi mà chọn giống gà và áp dụng quy trình phù hợp, đảm bảo
nhiệt độ thích hợp cho gà sinh trưởng phát triển tốt.
+ Ánh sáng: Trong chăn nuôi gia cầm, vấn dề chiều sáng có ảnh hưởng
lớn đến sự sinh trưởng của gia cầm. Chế độ chiếu sáng phù hợp giúp các phản
ứng sinh lý diễn ra bình thường, kích thích các hoocmon điều hòa sinh trưởng
21


thúc đẩy cơ thể phát triển bình thường, đảm bảo tốc độ sinh trưởng của giống.
Gia cầm nếu nuôi trong điều kiện thiếu ánh sáng sẽ còi cọc, chậm lớn, kéo dài sẽ
gây ảnh hưởng xấu cho gia cầm, chúng dễ bị stress, giảm khả năng ăn vào, dễ
cắn mổ lẫn nhau.
+ Đô thông thoáng: Thông thoáng tốt giúp nó cung cấp đầy đủ lượng oxy
cho gà, thải khí độc (NH3, H2S,…) ra khỏi chuồng nuôi, kiểm soát được độ ẩm
và nhiệt độ trong chuồng nuôi, đồng thời còn giúp kiểm soát được dịch bệnh.
Tuy nhiên ở gà con trong một tuần đầu nó rất cần được giữ ấm cho nên cần che
chắn chuồng nuôi để khỏi mất nhiệt khu vực úm. Trong trường hợp điện bị cắt
(cúp điện) nên mở rèm che chuồng nuôi ra ngay để gà khỏi bị ngộp và giẫm đạp
lẫn nhau, rồi tiếp theo chúng ta mới tìm cách xử lý mất điện. Sau khi úm được
một tuần có thể chúng ta tháo rèm che để chuồng nuôi được thông gió với tốc độ
khoảng 0,2m/giây là được, để chuồng nuôi không bị ẩm thấp làm cho gà chậm
lớn và dễ bị bệnh.
2.4.5. Các yếu tố khác
Trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng, các yếu tố khác từ môi trường có
ảnh hưởng đến sinh trưởng của gia cầm đó là mật độ nuôi dưỡng, vệ sinh, dịch
bệnh,… Cần đảm bảo quy trình và đúng yêu cầu kỹ thuật nhằm tạo điều kiện
cho vật nuôi sinh trưởng phát triển tốt nhất.

2.5. Đặc điểm một số loại nguyên liệu thức ăn sử dụng trong nghiên cứu
Dinh dưỡng thức ăn là một trong những yếu tố quyết định tới năng suất
chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng. Muốn thức ăn có chất
lượng tốt thì cần phải có các nguyên liệu đảm bảo cho các chỉ tiêu dinh dưỡng
theo qui định. Trong phạm vi của đề tài này chúng tôi chỉ đề cập tới một số
nguyên liệu chính thường dùng trong chăn nuôi gia cầm.
Chế phẩm có tác dụng giữ cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, khống chế
sự sinh trưởng của các vi sinh vật có hại, phòng chống tiêu chảy, khử mùi hôi
của phân. Nhờ các loại vitamin và axit amin được tao ra trong quá trình lên men,
chế phẩm có tác dụng kích thích tiêu hóa, nâng cao tỉ lệ chuyển hóa thức ăn,
tăng sức đề kháng.
2.5.1. Nhóm thức ăn giàu năng lượng
Tất cả các loại thức ăn có hàm lượng giàu protein dưới 20% và xơ thô
22


dưới 18% được xếp vào thức ăn giàu năng lượng. Nhóm thức ăn giàu năng
lượng bao gồm các loại hạt ngũ cốc như ngô, lúa mỳ, cao lương… các phụ
phẩm của ngành xay xát như: tấm ,cám, gạo… các loại thức ăn củ như sắn
,khoai lang , khoai tây… và các chất dầu mỡ. Dưới đây là một số nguyên liệu
chính sau.
2.5.1.1. Ngô
Ngô là loại hạt quan trọng nhất dùng trong thức ăn trong chăn nuôi cho
gia cầm do các nguyên nhân lien quan đến đặc điểm thực vật và giá trị dinh
dưỡng nó thường 45 – 70% trong khẩu phần ăn hàng ngày của gia cầm. So với
các loại thức ăn ngũ cốc khác thì ngô là loại thức ăn giàu năng lượng (1kg hạt
ngô có từ 3200 – 3300 kcal ME). Ngô chứa 65% tinh bột hàm lượng xơ thấp 2 6%, protein thô dao động từ 8 – 13% tính theo vật chất khô.
Axit anin hạn chế nhất trong ngô là Lysin. Gần đây người ta đã tạo ra được
một số giống ngô mới giàu axit amin hơn, giống như Oparque-2 có hàm lượng
Lysin cao hơn nhiều so với ngô bình thường, song vẫn nghèo Meniotin. Một

giống ngô mới nữa là Floury-2 có hàm lượng Lysin và Metionin cao hơn giống
ngô Oparque-2 . Nếu dùng loại ngô này thì không cần bổ sung thêm Metionin.
Hàm lượng Lipit của ngô có từ 3 – 6% chủ yếu là các loại axit béo chưa
no, ngoài ra ngô còn chứa một hàm lượng đáng kể carotene (tiền vitamin A) và
sắc tố giàu xantophyll (C40H56O2) đây là những dẫn xuất có chứa oxy của
carotene. Các xantophyll đều là các cấu tử chủ yếu của các sắc tố vàng của hoa,
lá, nụ, quả. Trong ngô vàng thì thành tố này tồn tại dưới dạng cryptoxanthin và
zeaxanthin. Vì vậy, khi cho gia cầm ăn ngô vàng hoặc ngô đỏ thì màu sắc của
long đỏ trứng sẽ đậm hơn bình thường, da gà sẽ vàng đẹp hơn. Điều này làm gia
tăng giá trị sản phẩm.
Nhược điểm chính khi dùng ngô là nguy cơ nhiễm aflatoxin từ nấm mốc
Aspergillus flavus, Aspergillus parasiticus, nhất là với ngô tại các vùng được thu
hoạch trong mùa mưa không đủ điều kiện phơi hoặc sấy khô đúng mức. Theo
nhiều nghiên cứu của Nguyễn Chí Hanh và đồng tác giả (1996) thì khi bắt đầu
đưa ngô vào bảo quản, ngô đã bị nhiễm nấm mốc (100.103 khuẩn lac/gam)
nhưng chưa xuát hiện Aflatoxin. Sau 2 tháng bảo quản chưa xuất hiện aflatoxin
ở mức thấp (40µg/kg). Mức độ nhiễm nấm mốc, độc tố tăng dần và đạt mức cao
sau 5 tháng bảo quản (200.103 khuẩn lạc/gam và 553,2µg aflatoxin/1kg hạt).
Trong vụ hè thu khi bảo quản ngũ hat thì sự biến đổi thành phần hoá học và sự
sinh sản aflatoxin thấp hơn khi bảo quản vụ đông xuân. Bên cạnh đó, trong ngô
còn chứa hàm lượng bột đường và mỡ cao nên rất dễ bị mọt phá hoại. Mọt xuất
23


hiện nhiều nhất trong ngô ở giai đoạn chuyển từ khô hanh sang nóng ẩm. Trong
10 – 15 ngày, mọt có thể ăn hỏng toàn bộ kho ngô hàng chục tấn.
2.5.1.2. Tấm
Tấm là nguyên liệu giàu năng lượng, được sử dụng trong khẩu phần củ
nhiều loại vật nuôi đặc biệt là trong khẩu phần của gà thịt, năng lượng cao và
hàm lượng xơ thấp. Thành phần ding dưỡng của một mâu tốt tương đương với

gạo. Hàm lượng đạm thô của tấm là 8,7% và 9,56%. Năm 2010 toàn vùng ĐB
Sông Cửu Long đã đưa trên 4,1 triệu lượt ha đất vào trồng lúa đạt 2,46 triệu tấn
tấm gạo hàng năm nếu tính 10 kg lúa nguyên liệu cho 1 kg tấm gạo.
2.5.1.3. Cám gạo
Cám gạo là nguồn thực phẩm của nghành xay xát gạo. Lượng cám thu
được bình quân là 10% khối lượng lúa. Việt Nam hiện có sản lượng gạo đứng
thứ 2 thế giới nên nguồn cám gạo rất dồi dào. Cám gạo là sản phẩm có giá trị
dinh dưỡng cao. Trong cám gạo có chứa khoảng 10 – 13% protein thô, 10 – 15%
lipit thô, 8 – 9% xơ thô và 9 – 10% khoáng tổng số, ngoài ra trong cám gạo còn
rất giàu vitamin nhóm B, đặc biệt là vitamin nhóm B1. Trong 1kg cám gạo có
22,2 mg vitamin B1, 13,1 mg B6 và 0,43 mg Biotin. Cám gạo chứa khoảng 14 –
18% là dầu, vì vậy, cám gạo có mùi thơm ngon và gia cầm rất thích ăn .
Nhưng đây cũng chính là nhược điểm của cám gạo, bởi vì trong dầu cám
có menlipaza làm phân giải các axit béo không no nên dễ làm cho mỡ dễ bị ôi
thiu, giảm chất lượng của cám, khi có cám sẽ trở nên đắng và khét. Trong cám
gạo hàm lượng photpho cao hơn hàm lượng canxi gấp 10 lần nhưng lại có tới
70% photpho ở dạng phitin không hấp thu được.
2.5.2. Nhóm thức ăn giàu protein
Theo Irma (1983), Kellems và Church (1998), thức ăn giàu protein là tất
cả các loại thức ăn có hàm lượng protein trên 20%, xơ thô dưới 18%. Thức ăn
giàu protein gồm 2 loại thức ăn giàu protein có nguồn gốc từ động vật như: bột
cá, bột thịt xương, bột máu…. Và thức ăn giàu protein có nguồn gốc từ thực vật
như: hạt đỗ tương, hạt lạc, hạt vừng, hạt đậu xanh, khô dầu đỗ tương, khô dầu
lạc, khô dầu dừa, khô dầu hướng dương.
Thức ăn protein sau khi được tiêu hóa, hấp thu dưới dạng các acid amin.
Các acid amin sẽ theo máu về gan tuần hoàn tới các mô bào. Ngoài các acid
amin có nguồn gốc từ thức ăn, máu còn tiếp nhận các acid amin là sản phẩm của
quá trình phân giải protein trong các tổ chức.
24



Các acid amin tham gia vào quá trình chuyển hóa trong cơ thể .
Cơ thể động vật khác với cơ thể thực vật là nó không tự tổng hợp được
toàn bộ các acid amin. Những acid amin cơ thể không tự tổng hợp được mà phải
lấy từ nguồn thức ăn bên ngoài vào gọi là các acid amin không thay thế (cần
thiết, thiết yếu). Tùy theo loại gia súc, gia cầm mà giai đoạn sinh trưởng, phát
dục và mối quan hệ chuyển hóa lẫn nhau mà số lượng các acid amin không thay
thế ở các loại gia súc, gia cầm có khác nhau.

25


×