Tải bản đầy đủ (.doc) (108 trang)

Đánh giá kết quả thực hiện tiêu chí tổ chức sản xuất và phát triển sản xuất trong xây dựng nông thôn mới tại xã vĩnh thạch, huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.34 MB, 108 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ

Khoa Khuyến nông và Phát triển nông thôn

KHÓA LUẬN

TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
Đánh giá kết quả thực hiện tiêu chí tổ chức sản xuất và phát
triển sản xuất trong xây dựng nông thôn mới tại xã Vĩnh Thạch,
huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị

Sinh viên thực hiện: Phùng Thị Thanh Quý
Lớp: Phát triển nông thôn 46B
Giáo viên hướng dẫn: Trần Thị Ánh Nguyệt
Thời gian thực tập: 29/12/2015 đến 27/04/2016
Địa điểm thực tập: UBND xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh,
tỉnh Quảng Trị
Bộ môn: Phát triển nông thôn

Huế, 05/2016


Lời Cảm Ơn
Đợc sự phân công của khoa Khuyến nông và Phát triển nông thôn, trờng
Đại học Nông Lâm Huế và sự đồng ý của cô giáo Trần Thị ánh Nguyệt
tôi thực hiện đề tài: Đánh giá kết quả thực hiện tiêu chí tổ chức sản xuất và
phát triển sản xuất trong xây dựng nông thôn mới tại xã Vĩnh Thạch, huyện
Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.
Để hoàn thành khóa luận này, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi còn nhận
đợc sự quan tâm, giúp đỡ của các cá nhân và tổ chức. Tôi đã đợc các quý thầy, cô


giáo và tập thể cán bộ trờng Đại học nông lâm Huế giúp đỡ tận tình, đặc biệt
là giảng viên trực tiếp hớng dẫn tôi, cô Trần Thị ánh Nguyệt. Tôi cũng nhận
đợc sự giúp đỡ, chỉ dạy từ phía tập thể cán bộ UBND xã Vĩnh Thạch,
huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.
Trớc tiên tôi xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu trờng Đại học nông
lâm Huế đã tạo điều kiện cho tôi đợc học tập tại đây.
Xin chân thành cảm ơn cô Trần Thị ánh Nguyệt đã tận tình hớng dẫn
tôi trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Tôi vô cùng biết ơn các thầy cô Khoa Khuyến nông và Phát triển nông
thôn đã truyền đạt cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt
khóa học.
Xin cảm ơn các chú, các bác, các anh, chị trong UBND xã Vĩnh
Thạch, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị và toàn thể bà con nhân dân đã tạo
điều kiện cho tôi đợc thực tập và hoàn thành khóa luận trong thời gian cho phép.
Khóa luận đợc hoàn thành trong thời gian cha dài và kinh nghiệm của bản
thân còn hạn chế nên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận đợc sự góp ý của quý thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp để khóa luận đợc hoàn
chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Hu, thỏng 5 nm 2016
Sinh viờn
Phựng Th Thanh Quý


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Các tiêu chí xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015..........4
Bảng 4.1. Tình hình sử dụng đất đai xã Vĩnh Thạch qua các năm.............36
Bảng 4.2. Dân số và lao động xã Vĩnh Thạch năm 2015..............................37
Bảng 4.3. Kết quả thực hiện các tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 20102015...................................................................................................................43
Bảng 4.4. Đặc điểm của hộ sản xuất nông nghiệp 2015................................45
Bảng 4.5. Sự tham gia của người dân trong các hoạt động tổ chức sản

xuất và phát triển sản xuất tại địa bàn 2 thôn Khe Ba và Sơn Hạ năm
2015...................................................................................................................48
Bảng 4.6. Thu nhập bình quân của các hộ dân năm 2015...........................50
Bảng 4.7. Tình hình sản xuất của các hộ dân ở 2 thôn Khe Ba và Sơn Hạ
qua các năm......................................................................................................52
Bảng 4.8. Tình hình chăn nuôi của các hộ dân ở 2 thôn Sơn Hạ và Khe Ba
qua các năm......................................................................................................54
Bảng 4.9. Mức đầu tư sản xuất của người dân thôn Khe Ba và Sơn Hạ
trong tổ chức sản xuất và phát triển sản xuất năm 2015.............................56
Bảng 4.10. Tình hình sử dụng một số tiện nghi sinh hoạt của hộ dân ở hai
thôn Khe Ba và Sơn Hạ qua các năm............................................................57
Bảng 4.11. Đánh giá mức độ hài lòng của người dân về tình hình sản xuất
thôn Khe Ba năm 2015....................................................................................59
Bảng 4.12. Đánh giá mức độ hài lòng của người dân về tình hình sản xuất
thôn Sơn Hạ năm 2015....................................................................................60
Bảng 4.13. Khả năng tiếp cận với các loại dịch vụ của hộ năm 2015..........61
Bảng 4.14. Đánh giá mức độ hài lòng của các hộ dân về khả năng tiếp cận
các dịch vụ thôn Khe Ba năm 2015................................................................62
Bảng 4.15. Đánh giá mức độ hài lòng của các hộ dân về khả năng tiếp cận
các dịch vụ thôn Sơn Hạ năm 2015................................................................63
Bảng 4.16. Những hạn chế trong tổ chức sản xuất và phát triển sản xuất
thôn Khe Ba năm 2015....................................................................................66
Bảng 4.17. Mức độ ưu tiên giải quyết những hạn chế thôn Khe Ba năm
2015...................................................................................................................67


Bảng 4.18. Những hạn chế trong tổ chức sản xuất và phát triển sản xuất
thôn Sơn Hạ năm 2015....................................................................................68
Bảng 4.19. Mức độ ưu tiên giải quyết những hạn chế thôn Sơn Hạ năm
2015...................................................................................................................69

Bảng 4.20. Cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ sản xuất của 2 thôn Khe Ba và
Sơn Hạ năm 2015.............................................................................................73
Bảng 4.21. Quan điểm muốn mở rộng quy mô sản xuất của người dân thôn
Khe Ba và Sơn Hạ năm 2015..........................................................................73
Bảng 4.22. Lý do hộ muốn mở rộng quy mô sản xuất năm 2015................74
Bảng 4.23. So sánh cặp đôi các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sản xuất
những loại cây trồng, vật nuôi của người dân năm 2015.............................75
Bảng 4.24.Yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến tổ chức sản xuất và phát triển
sản xuất của các hộ dân thôn Khe Ba và Sơn Hạ năm 2015........................76


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 4.1. Địa giới hành chính xã Vĩnh Thạch huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng
Trị......................................................................................................................32

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 4.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành quản lý chương trình nông
thôn mới xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị giai đoạn
2011-2015..........................................................................................................39
Biểu đồ 4.1. Thay đổi diện tích cây trồng thôn Khe Ba qua các năm.........64
Biểu đồ 4.2. Thay đổi diện tích cây trồng thôn Sơn Hạ qua các năm.........65
Biểu đồ 4.3. Nguồn lực đất đai của các hộ dân thôn Khe Ba năm 2015.....71
Biểu đồ 4.4. Nguồn lực đất đai của các hộ dân thôn Sơn Hạ năm 2015.....72


NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT

BCH

Ban chấp hành


BQL

Ban quản lý

BTV

Ban thường vụ

HTX

Hợp tác xã

KT-XH

Kinh tế - xã hội

NTM

Nông thôn mới

UBND

Ủy ban nhân dân


MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU............................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài..................................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài...........................................................................2


PHẦN II: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..............................3
2.1. Cơ sở lý luận........................................................................................................3
2.1.1. Những vấn đề chung về tổ chức sản xuất và phát triển sản xuất.....................3
2.1.1.1. Tiêu chí tổ chức sản xuất và phát triển sản xuất trong xây dựng nông thôn
mới...................................................................................................................................3
2.1.1.2. Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội trong việc tổ chức sản xuất và phát
triển sản xuất...................................................................................................................7
2.1.2. Những vấn đề chung về nông thôn và xây dựng nông thôn mới.....................8
2.1.2.1. Khái niệm nông thôn.....................................................................................8
2.1.2.2. Khái niệm nông thôn mới............................................................................10
2.1.2.3. Nguyên tắc xây dựng nông thôn mới..........................................................11
2.1.2.4. Mục tiêu xây dựng nông thôn mới..............................................................11
2.1.2.5. Kế hoạch xây dựng nông thôn mới.............................................................12
2.1.2.6. Khái quát về chương trình nông thôn mới ở Việt Nam..............................14
2.1.2.7. Sự cần thiết phải xây dựng nông thôn mới.................................................15
2.1.2.8. Vai trò của xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế-xã hội.........17
2.1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển sản xuất và tổ chức sản
xuất................................................................................................................................17
2.1.3.1. Những nhân tố về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên....................17
2.1.3.2. Các nhân tố thuộc về kinh tế - xã hội..........................................................18
2.1.3.3.Các nhân tố thuộc về chính sách..................................................................19
2.2.

Cơ sở thực tiễn....................................................................................................19

2.2.1. Kinh nghiệm của một số nước xây dựng nông thôn mới trên thế giới..........19
2.2.2. Triển khai thực hiện nông thôn mới ở Việt Nam...........................................21
2.2.


Quá trình triển khai xây dựng nông thôn mới ở Quảng Trị...............................23

2.2.4. Quá trình triển khai xây dựng nông thôn mới ở xã Vĩnh Thạch...................24
2.2.5. Các công trình nghiên cứu có liên quan:........................................................25


PHẦN 3: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU, NỘI
DUNG NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................27
3.1. Mục tiêu.............................................................................................................27
3.1.1. Tìm hiểu quá trình quản lý và xây dựng nông thôn mới tại xã Vĩnh Thạch,
huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.................................................................................27
3.1.2. Đánh giá các kết quả trong quá trình thực hiện tiêu chí tổ chức sản xuất và
phát triển sản xuất tại xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị...................27
3.1.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tổ chức sản xuất và phát triển
sản xuất tại xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị...................................27
3.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................27
3.2.1. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................27
3.2.2. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................27
3.2.2.1. Về nội dung..................................................................................................27
3.2.2.2. Về không gian..............................................................................................27
3.2.2.3. Về thời gian.................................................................................................27
3.3. Nội dung nghiên cứu.........................................................................................28
3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh,
tỉnh Quảng Trị...............................................................................................................28
3.3.1.1. Điều kiện tự nhiên.......................................................................................28
3.3.1.2. Điều kiện kinh tế..........................................................................................28
3.3.1.3. Điều kiện văn hoá - xã hội...........................................................................28
3.3.2. Tình hình quản lý và xây dựng nông thôn mới tại xã Vĩnh Thạch, huyện
Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị............................................................................................28
3.3.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành quản lý chương trình nông thôn

mới tại xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị..........................................28
3.3.2.2. Thực trạng triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM tại xã Vĩnh
Thạch.............................................................................................................................28
3.2.2.3. Những hoạt động tổ chức sản xuất và phát triển sản xuất tại xãVĩnh Thạch
.......................................................................................................................................28
3.3.2.4. Vai trò của hợp tác xã..................................................................................28
3.3.3. Đánh giá các kết quả trong quá trình thực hiện tiêu chí tổ chức sản xuất và
phát triển sản xuất tại xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị...................28
3.3.3.1. Đánh giá sự phát triển kinh tế.....................................................................28


3.3.3.2. Đánh giá sự phát triển xã hội.......................................................................28
3.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tổ chức sản xuất và phát triển sản
xuất tại xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị..........................................29
3.3.4.1. Các yếu tố về nguồn lực của hộ..................................................................29
3.3.4.2. Quản lý sản xuất của các hộ dân.................................................................29
3.3.4.3. Điều kiện tự nhiên.......................................................................................29
3.4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................29
3.4.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu..............................................................29
3.4.2. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu...............................................................29
3.4.3. Phương pháp thu thập thông tin.....................................................................30
3.4.3.1. Thu thập số liệu thứ cấp..............................................................................30
3.4.3.2. Thu thập số liệu sơ cấp................................................................................30
3.4.3.3. Phương pháp phân tích số liệu....................................................................31

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.............................32
4.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh, tỉnh
Quảng Trị......................................................................................................................32
4.1.1. Điều kiện tự nhiên..........................................................................................32
4.1.1.1. Vị trí địa lý...................................................................................................32

4.1.1.2. Địa hình........................................................................................................33
4.1.1.3. Khí hậu.........................................................................................................33
4.1.1.4. Tài nguyên...................................................................................................33
4.1.2. Điều kiện kinh tế.............................................................................................37
4.1.2.1. Sản xuất nông nghiệp..................................................................................37
4.1.2.2. Các hoạt động phi nông nghiệp...................................................................37
4.1.3. Điều kiện văn hóa- xã hội...............................................................................37
4.1.3.1. Dân số và lao động......................................................................................37
4.1.3.2. Các tổ chức hội đoàn thể trong tham gia vào quá trình phát triển sản xuất.
.......................................................................................................................................38
4.2. Tình hình quản lý và xây dựng nông thôn mới tại xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh
Linh, tỉnh Quảng Trị.....................................................................................................39
4.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành quản lý chương trình nông thôn mới
xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.......................................................39


4.2.2. Thực trạng triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM tại xã Vĩnh
Thạch.............................................................................................................................41
4.2.2.1. Thực trạng xây dựng nông thôn mới qua từng năm...................................41
4.2.2.2. Kết quả đạt được qua các năm....................................................................43
4.2.2.3. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện chương trình xây
dựng nông thôn mới......................................................................................................44
4.2.3. Các hoạt động tổ chức sản xuất và phát triển sản xuất tại xã Vĩnh Thạch....44
4.2.3.1. Đặc điểm cơ bản của các hộ điều tra...........................................................44
4.2.3.2. Các hoạt động tổ chức sản xuất và phát triển sản xuất...............................45
4.2.4. Vai trò của hợp tác xã trong tổ chức sản xuất và phát triển sản xuất trên địa
bàn xã Vĩnh Thạch........................................................................................................49
4.3. Đánh giá kết quả trong quá trình thực hiện tiêu chí tổ chức sản xuất và phát
triển sản xuất tại xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị...........................50
4.3.1. Đánh giá sự phát triển kinh tế.........................................................................50

4.3.1.1. Thu nhập của các hộ dân.............................................................................50
4.3.1.2. Tình hình sản xuất của các hộ dân..............................................................51
4.3.1.3. Mức đầu tư sản xuất cho tổ chức sản xuất và phát triển sản xuất..............55
4.3.2. Đánh giá sự phát triển xã hội..........................................................................56
4.3.2.1. Đánh giá về mức sống và sử dụng các loại tiện nghi sinh hoạt..................57
4.3.2.2. Đánh giá mức độ hài lòng của người dân về tình hình sản xuất................57
4.3.2.3. Đánh giá khả năng tiếp cận và mức độ hài lòng đối với các loại dịch vụ..60
4.3.3. Những thành tựu đạt được trong quá trình triển khai tiêu chí tổ chức sản xuất
và phát triển sản xuất....................................................................................................64
Tình hình sản xuất của người dân luôn có sự thay đổi trong đó thay đổi diện
tích các loại cây trồng là nổi bật, được thể hiện rõ thông qua các sơ dồ dưới đây:
64
4.3.4. Những hạn chế và giải pháp trong quá trình thực hiện tiêu chí tổ chức sản
xuất và phát triển sản xuất............................................................................................66
4.3.4.1. Hạn chế........................................................................................................66
4.3.4.2. Giải pháp......................................................................................................69
4.4. Các yếu tổ ảnh hưởng đến quá trình tổ chức sản xuất và phát triển sản xuất tại
xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.......................................................70
4.4.1. Các yếu tố về nguồn lực.................................................................................70


4.4.1.1. Đất đai..........................................................................................................70
4.4.1.2. Cơ sở hạ tầng...............................................................................................72
4.4.2. Quản lý sản xuất của hộ..................................................................................73
4.4.2.1. Quan điểm mở rộng quy mô sản xuất của hộ.............................................73
4.4.2.2. Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định phát triển sản xuất của người dân........74
4.4.3. Điều kiện tự nhiên..........................................................................................75

PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................76
5.1. Kết luận..............................................................................................................77

5.2. Kiến nghị............................................................................................................78

PHẦN 6: TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................79
[17] Lê Nguyễn(2016), Xây dựng nông thôn mới – những bài học kinh
nghiệm giai đoạn 2010-2015, Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam.........80
BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN HỘ.............................................................81
Code phiếu: …………….................................................................................81
PHỤ LỤC


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Tiêu chí tổ chức sản xuất và phát triển sản xuất trong xây dựng NTM hiện
nay đang còn gặp phải không ít khó khăn. Hầu hết các địa phương ít chú trọng
vào sản xuất mà chỉ tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, kèm theo đó tình hình
biến đổi giá cả thị trường, thiên tai, dịch bệnh làm ảnh hưởng lớn đến cuộc
sống của người dân. Do đó cần thiết phải chú trọng công tác tổ chức sản xuất
và phát triển sản xuất.
Xã Vĩnh Thạch là một trong ba xã thuộc huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị
đã hoàn thành 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới vào cuối năm 2014. Cùng
với nhiều nguồn vốn đầu tư và đóng góp của người dân nên tiêu chí tổ chức sản
xuất và phát triển sản xuất được xã hoàn thành tốt. Vì vậy cần tìm hiểu thực
trạng triển khai và cách thức tổ chức sản xuất, phát triển sản xuất của nhân dân
xã Vĩnh Thạch để có thể nhân rộng các thành tựu nổi bật cho những xã lân cận
đồng thời khắc phục những hạn chế để quá trình tổ chức sản xuất và phát triển
sản xuất của nhân dân toàn xã ngày càng phát triển hơn. Chính vì những lý do
trên, tôi chọn đề tài "Đánh giá kết quả thực hiện tiêu chí tổ chức sản xuất
và phát triển sản xuất trong xây dựng nông thôn mới tại xã Vĩnh Thạch,
huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị” để nghiên cứu.
• Mục tiêu nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu ba mục tiêu sau: (1)
Tìm hiểu quá trình triển khai thực hiện nông thôn mới tại xã Vĩnh Thạch,

huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. (2) Đánh giá các kết quả trong quá trình thực
hiện tiêu chí tổ chức sản xuất và phát triển sản xuất tại xã Vĩnh Thạch, huyện
Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. (3) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tổ
chức sản xuất và phát triển sản xuất tại xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh, tỉnh
Quảng Trị.
• Dữ liệu phục vụ
- Thông tin thứ cấp được thu thập qua các báo cáo đánh nông thôn mới,
báo cáo tình hình dân số hay kinh tế xã hội của xã.
- Thông tin sơ cấp: Trực tiếp phỏng vấn 60 hộ sản xuất nông nghiệp trên
địa bàn xã Vĩnh Thạch. Phỏng vấn người am hiểu (chủ nhiệm HTX, Trưởng
ban chỉ đạo xây dựng NTM, chi hội trưởng hội nông dân, phụ nữ, cựu chiến
binh các thôn)
• Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê kinh tế
- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp, đánh giá các hiệu quả


• Các kết quả chính
Thực trạng xây dựng NTM xã Vĩnh Thạch qua các năm có sự thay đổi và
tiến bộ vượt bậc, mặc dù còn gặp phải một số khó khăn nhưng xã đã nhanh
chóng hoàn thành 19/19 tiêu chí năm 2014. Kết quả điều tra 60 hộ dân thôn
Khe Ba và Sơn Hạ đánh giá hiệu quả kinh tế cho thấy thu nhập của các hộ dân
thôn Khe Ba là 61,46 triệu đồng/năm, thôn Sơn Hạ là 37,96 triệu đồng/năm.
Hai thôn đã tổ chức nhiều hoạt động đa dạng nhằm góp phần thực hiện tốt tiêu
chí tổ chức sản xuất và phát triển sản xuất như: tu bổ đường sản xuất, cải tạo
canh mương, lấy lịch thời vụ,... Bên cạnh những loại cây trồng vật nuôi đa
dạng thì tình hình sản xuất của người dân ngày càng cải thiện, năm 2011 với
tổng diện tích sản xuất nông nghiệp của hai thôn là 1808 sào, đến 2015 tăng lên
1815,5 sào. Đánh giá hiệu quả xã hội cho thấy mức sống người dân tăng lên
thông qua việc sử dụng tiện nghi sinh hoạt và tiếp cận các loại dịch vụ. Từ

những kết quả đạt được trong tổ chức sản xuất và phát triển sản xuất người dân
được nêu lên ý kiến đánh giá của mình đối với những hoạt động cũng như khả
năng tiếp cận dịch vụ, tạo nên sự minh bạch trong nghiên cứu. Quá trình tổ
chức sản xuất và phát triển sản xuất còn chịu sự chi phối từ những yếu tố ảnh
hưởng khác nhau như đất đai, điều kiện tự nhiên hay các công trình phục vụ
sản xuất. Do đó người dân có những quan điểm và định hướng riêng đối với
phát triển sản xuất của họ trong những năm tới.

Giáo viên hướng dẫn

Trần Thị Ánh Nguyệt

Sinh viên thực hiện

Phùng Thị Thanh Quý


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một nước có nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghệp
là chính. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm phát
triển nền nông nghiệp nông thôn trong giai đoạn hội nhập, đặc biệt là Nghị quyết
26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Nghị quyết đã xác định mục
tiêu xây dựng NTM đến năm 2020. Để có cơ sở thực tiễn cho chỉ đạo xây dựng
NTM, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã chỉ đạo 11 xã đại diện cho các vùng kinh
tế - văn hoá trên cả nước xây dựng thí điểm mô hình NTM. Thực hiện các Nghị
quyết của Đảng, Chính phủ có Quyết định 491/QĐ-TTg ngày 26/4/2009 ban
hành Bộ tiêu chí quốc gia về NTM, Quyết định số 800/QĐ- TTg ngày 04/6/2010
phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2010 - 2012.

Tổ chức sản xuất và phát triển sản xuất là một tiêu chí quan trọng trong bộ
tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới mà chính phủ đã ban hành. Quá
trình tổ chức sản xuất và phát triển sản xuất trong xây dựng nông thôn mới đã
góp phần to lớn giúp các địa phương thay đổi quy hoạch trong sản xuất nông
nghiệp, tổ chức lại các hình thức sản xuất khác nhau phù hợp với điều kiện của
từng địa phương, với việc hình thành nhiều hợp tác xã, tổ hợp tác, cùng với sự
tham gia của các tổ chức chính trị xã hội khác nhau trong việc thực hiện nhiều
mô hình đã thay đổi diện mạo cho nhiều vùng nông thôn trong cả nước.
Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được thì trên thực tế hiện
nay ở nhiều địa phương việc tổ chức sản xuất và phát triển sản xuất vẫn chưa
được chú trọng đúng mức, hầu hết quá trình xây dựng nông thôn mới vẫn tập
trung nhiều cho xây dựng cơ sở hạ tầng. Ngoài ra ảnh hưởng chung của tình
hình biến đổi giá cả thị trường, vật tư phân bón tăng cao trong lúc đó giá cả các
hàng hóa nông sản thấp, làm cho đời sống của người dân vô cùng bấp bênh.
Năm 2014 thu nhập bình quân tháng của lao động nhóm ngành “nông, lâm
nghiệp và thủy sản” chỉ đạt 2,85 triệu đồng/tháng, so với ngành “công nghiệpxây dựng” ở mức 4,24 triệu đồng/ tháng và nhóm ngành “dịch vụ” là 4,9 triệu
đồng/tháng [30]. Bên cạnh đó một bộ phận cán bộ phụ trách NTM năng lực còn
chưa cao, chưa thể sâu sát được hết các hoạt động trong thực hiện xây dựng
nông thôn mới.
Xây dựng nông thôn mới bên cạnh đầu tư phát triển kinh tế xã hội, chú
trọng đến môi trường, đảm bảo an ninh thì cần phải đẩy mạnh tổ chức sản xuất

1


và phát triển sản xuất làm tiền đề đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp và dịch vụ. Mặt khác tổ
chức sản xuất và phát triển sản xuất hiệu quả còn giúp bà con tận dụng lợi thế
đất đai, lao động của địa phương để phát triển kinh tế. Vì vậy việc lựa chọn tiêu
chí tổ chức sản xuất và phát triển sản xuất trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn

mới để nghiên cứu là điều cần thiết.
Xã Vĩnh Thạch là một trong ba xã thuộc huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị
đã xuất sắc hoàn thành 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới vào cuối năm 2014.
Đến tháng 4 năm 2015 sau những nổ lực trong công cuộc xây dựng nông thôn
mới, xã Vĩnh Thạch chính thức được trao Bằng công nhận xã đạt chuẩn nông
thôn mới. Đặc biệt hơn Vĩnh Thạch là một trong ba xã của cả nước được Chủ
tịch nước chọn bảo trợ để xây dựng nông thôn mới. Cùng với nguồn vốn đầu tư
trực tiếp từ chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, sự quan
tâm của Chủ tịch nước, sự hỗ trợ của các cấp ngành, doanh nghiệp và đóng góp
của người dân toàn xã tiêu chí tổ chức sản xuất và phát triển sản xuất được xã
hoàn thành tốt. Do đó việc tìm hiểu thực trạng triển khai và cách thức tổ chức
sản xuất, phát triển sản xuất của nhân dân xã Vĩnh Thạch là điều cần thiết. Để có
thể nhân rộng được các thành tựu nổi bật cho những xã lân cận học tập và làm
theo, đồng thời khắc phục những hạn chế để quá trình tổ chức sản xuất và phát
triển sản xuất của nhân dân trong toàn xã ngày càng phát triển hơn.
Chính vì những lý do trên, tôi chọn đề tài "Đánh giá kết quả thực hiện
tiêu chí tổ chức sản xuất và phát triển sản xuất trong xây dựng nông thôn
mới tại xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị” để nghiên cứu.
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đánh giá kết quả và đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện tốt tiêu chí tổ
chức sản xuất và phát triển sản xuất trong xây dựng nông thôn mới tại xã Vĩnh
Thạch, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.

2


PHẦN II: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Những vấn đề chung về tổ chức sản xuất và phát triển sản xuất
2.1.1.1. Tiêu chí tổ chức sản xuất và phát triển sản xuất trong xây dựng nông

thôn mới
- Khái niệm sản xuất
Chủ nghĩa Mác Lê nin khẳng định: “Sản xuất là một loại hình hoạt động
đặc trưng của con người và xã hội loài người, bao gồm: sản xuất vật chất, sản
xuất tinh thần và sản xuất ra bản thân con người. Ba quá trình đó gắn bó chặt
chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau, trong đó sản xuất vật chất là cơ sở cho
sự tồn tại và phát triển của xã hội.” [27]
Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử dụng, hay để trao đổi
trong thương mại. Quyết định sản xuất dựa vào những vấn đề chính sau: sản
xuất cái gì?, sản xuất như thế nào?, sản xuất cho ai?, giá thành sản xuất và làm
thế nào để tối ưu hóa việc sử dụng và khai thác các nguồn lực cần thiết làm ra
sản phẩm? [2]
Sản xuất là quá trình sử dụng lao động và máy móc thiết bị của các đơn vị
thể chế (một chủ thể kinh tế có quyền sở hữu tích sản, phát sinh tiêu sản và thực
hiện các hoạt động, các giao dịch kinh tế với những thực thể kinh tế khác) để
chuyển những chi phí là vật chất và dịch vụ thành sản phẩm là vật chất và dịch
vụ khác. Tất cả những hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra phải có khả năng
bán trên thị trường hay ít ra cũng có khả năng cung cấp cho một đơn vị thể chế
khác có thu tiền hoặc không thu tiền. [2]
Như vậy từ những khái niệm trên theo chúng tôi sản xuất được hiểu là quá
trình lao động của con người nhằm tạo ra những giá trị vật chất nhất định, mà có
thể trao đổi, buôn bán trên thị trường.
- Khái niệm tổ chức sản xuất
Các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp bao gồm: kinh tế trang
trại, hợp tác xã, kinh tế nông nghiệp thuộc sỡ hữu nhà nước, liên doanh trong
sản xuất nông nghiệp, kinh tế hộ gia đình.
Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nông, lâm và
thủy sản với mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hóa có quy mô ruộng đất và các
yếu tố sản xuất đủ lớn có trình độ kỹ thuật cao, tổ chức và quản lý tiến bộ. [13]
Hợp tác xã là tổ chức liên kết trong sản xuất nông nghiệp từ sự liên kết tự

nguyện trong nông dân, nông hộ trang trại có chung yêu cầu về những dịch vụ
sản xuất, kinh doanh với sự góp vốn giữa các thành viên và có quyền bình đẳng

3


giữa các thành viên, không phân biệt lượng vốn góp ít hay nhiều. [13]
Kinh tế nông nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước bao gồm công ty và trung tâm
nghiên cứu chuyển giao công nghệ, đó là những doanh nghiệp do Nhà nước
cung cấp sản xuất ra những sản phẩm dịch vụ cho nhiều người cùng hưởng.
Kinh tế hộ gia đình: những hộ gia đình có vốn và đất phục vụ cho sản xuất
nông nghiệp họ tiếp cận kỹ thuật khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.
Nông dân tham gia dự thảo ở các buổi dự thảo và khuyến công do tỉnh hay
ngành nông nghiệp tổ chức. [28]
Liên doanh trong sản xuất nông nghiệp là một xu thế khách quan ngày càng
đa dạng, dưới sự phối hợp và hợp tác thiết thực trong cac doanh nghiệp. Kết hợp
quy hoạch vùng nông nghiệp và phát triển ngân hàng nhằm tập trung nguồn lực
và chính sách vào những sản phẩm thế mạnh của vùng nông nghiệp hình thành
vùng kinh tế nông nghiệp. Xây dựng mô hình hợp đồng trong các doanh nghiệp
liên kết với các doanh nghiệp thành viên đảm bảo kế hoạch hoạt động kinh
doanh chung vừa tôn trọng tính pháp nhân và lợi ích giữa các thành viên. [28]
- Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới
Chính phủ đã ban hành bộ tiêu chí xây dựng NTM bao gồm các tiêu chí:
Bảng 2.1. Các tiêu chí xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015
STT

Tên
tiêu chí

Nội dung tiêu chí


Chỉ tiêu
phải đạt

I. VỀ QUY HOẠCH

1

Quy hoạch và sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho
phát triển sản xuất nông nghiệp hành hoá, công
Quy nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ.
hoạch và Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội – môi
thực trường theo chuẩn mới.
hiện quy Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh
hoạch trang các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh,

Đạt

bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp.
II. HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI
2

Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc
Giao bê tông hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ giao
thông thông vận tải.
Tỷ lệ đường trục thôn, xóm được cứng hóa đạt
chuẩn theo cấp ký thuật của Bộ giao thông vận tải.

100%
70%


4


STT

Tên

Nội dung tiêu chí

tiêu chí

Chỉ tiêu
phải đạt

Tỷ lệ Km đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào 100% (70%
mùa mưa.
cứng hóa)

3

4

5
6

Thủy lợi

Tỷ lệ Km đường trục chính nội đồng được cứng hóa,
xe cơ giới đi lại thuận tiện.


70%

Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng được sản xuất và
dân sinh.

Đạt

Tỷ lệ Km kênh mương do xã quản lý được kiên cố
hóa.

85%

Điện Hệ thống điện đảm bảo an toàn của ngành điện.
Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các
nguồn điện.
Trường Tỷ lệ trường học các cấp: mầm non, mẫu giáo, tiểu
học học, trung học cơ sở có vật chất đạt chuẩn quốc gia.
Cơ sở Nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn của Bộ
vật chất Văn hóa thể thao và du lịch.
văn hóa Tỷ lệ thôn có nhà văn hóa và khu thể thao thôn đạt
chuẩn của Bộ Văn hóa thể thao và du lịch.

7
8
9

Chợ
nông Đạt chuẩn của Bộ Xây dựng.
thôn

Bưu điệnCó điểm phục vụ bưu chính viễn thông.
Có internet đến thôn.
Nhà ở Nhà tạm, nhà dột nát.
dân cư Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt chuẩn Bộ Xây dựng.

Đạt
98%
80%
Đạt
100%

Đạt
Đạt
Đạt
Không
80%

III. KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT
10

Thu Thu nhập bình quân đầu người/năm so với mức bình
nhập quân chung của tỉnh.

11

Hộ
Tỷ lệ hộ nghèo
nghèo

12


Cơ cấu Tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong các lĩnh
lao động vực nông, lâm, ngư nghiệp.

1,4 lần
5%
35%

5


STT

Tên
tiêu chí

Nội dung tiêu chí

Hình
thức tổ Có tổ hợp tác hoặc hợp tác xã hoạt động có hiệu
13
chức sản quả.
xuất

Chỉ tiêu
phải đạt



IV. VĂN HÓA - XÃ HỘI - MÔI TRƯỜNG

14 Giáo dục

Phổ cập giáo dục trung học.
Tỷ lệ học sinh tôt nghiệp THCS được tiếp tục hoặc
trung học( phổ thông, bổ túc, học nghề).
Tỷ lệ qua đào tạo.

15

Y tế

85%
> 35%

Tỷ lệ người tham gia các hình thức bảo hiểm Y tế.

30%

Y tế xã đạt chuẩn quốc gia.

Đạt

Xã có từ 70% số thôn, bản trở lên đạt tiêu chuẩn
16 Văn hóa làng văn hóa theo quy định của Bộ văn hóa thể thao
và du lịch.
17

Đạt

Môi Tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch hợp vệ

trường sinh theo quy chuẩn Quốc gia.
Các cơ sở sản xuất – kinh doanh đạt tiêu chuẩn về
môi trường.

Đạt

85%
Đạt

Không có các hoạt động gây suy giảm môi trường và
có các hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch
đẹp.

Đạt

Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch.

Đạt

Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy
định.

Đạt

V. HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
18 Hệ thống

Cán bộ xã đạt chuẩn.

Đạt


Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở
theo quy định.

Đạt

Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “trong sạch
vững mạnh”.

Đạt

Các tổ chức đoàn thể chính trị của xã đều đạt danh

Đạt

6


STT

Tên
tiêu chí

Nội dung tiêu chí

Chỉ tiêu
phải đạt

tổ chức
chính trị

xã hội hiệu tiên tiến trở lên.
vững
mạnh
An ninh,
19 trật tự xã An ninh, trật tự xã hội được giữ vững.
hội

Đạt

(Nguồn: Quyết định 491 QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của thủ tướng Chính phủ[20]
2.1.1.2. Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội trong việc tổ chức sản xuất và
phát triển sản xuất
Tác giả Thanh Đoàn với bài viết “Vai trò của MTTQ và các tổ chức đoàn
thể trong xây dựng nông thôn mới” đã tìm hiểu: “Bên cạnh vai trò tập hợp,
tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách
pháp luật của Nhà nước thì các tổ chức chính trị xã hội tại Thị xã Hương Thủy,
Thừa Thiên Huế còn tổ chức các phong trào cùng chung tay xây dựng NTM.
Nổi bật là những phong trào như: “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi,
đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo và làm giàu” của Hội Nông dân, “Phụ
nữ tích cực học tập, lao động, sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, “Phụ nữ
giúp nhau làm kinh tế” của Hội Phụ nữ, “Cựu chiến binh gương mẫu phát huy
bản chất Bộ đội Cụ Hồ” của Hội Cựu chiến binh, “5 xung kích phát triển kinh tế
- xã hội và bảo vệ Tổ quốc”, “4 đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp”,
“Tuổi trẻ thị xã Hương Thủy chung tay xây dựng nông thôn mới” của Đoàn
Thanh niên. Các phong trào đã tạo được sức lan tỏa rộng khắp, giúp người dân
hiểu rõ, thấm nhuần về mục đích, ý nghĩa, từ đó tự nguyện đóng góp tiền của,
công sức vào phong trào xây dựng NTM ở địa phương. Những phong trào trên
là những đóng góp to lớn của các tổ chức chính trị xã hội trong việc thực hiện
tiêu chí tổ chức sản xuất và phát triển sản xuất. [9]
Nguyễn Thị Lan cho rằng: “Xây dựng NTM cần có sự phối hợp của các tổ

chức trong hệ thống chính trị, trong đó mỗi tổ chức có chức năng, nhiệm vụ của
mình, với tư cách là đại diện của tầng lớp nhân dân. Trong thời gian qua Mặt
trận và đoàn thể bước đầu thể hiện được vai trò của mình góp phần cùng các tổ
chức trong hệ thống chính trị tiến tới hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia

7


xây dựng NTM. Vai trò của Mặt trận và đoàn thể được thể hiện qua việc tích
cực vận động nhân dân xây dựng NTM. Xác định được tầm quan trọng của công
tác tuyên truyền, Mặt trận và các đoàn thể đã chú trọng phối hợp đẩy mạnh hoạt
động này. Nhiều hình thức tuyên truyền đã được vận dụng sáng tạo. Mặt trận đã
sử dụng hình thức tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua hội
họp, qua các cuộc thi tìm hiểu dưới hình thức sân khấu hóa, qua tập san thông
tin công tác mặt trận phát hành đến tận Ban công tác mặt trận ở thôn,
xóm. Ngoài ra còn vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu
dân cư gắn với phát triển xây dựng NTM, đô thị văn minh, giúp đỡ nhau trong
phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, thực hiện tương thân tương ái đền ơn đáp
nghĩa. Phát huy quyền dân chủ kỷ cương, mọi người sống và làm việc theo hiến
pháp, pháp luật, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, đoàn kết chăm lo cho sự
nghiệp giáo dục. Đoàn kết xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Một vai trò
khác là giám sát xây dựng NTM, trong quá trình xây dựng nông thôn mới khó
tránh khỏi những sai lầm trong vận động đóng góp, trong sử dụng vốn, trong
triển khai thực hiện...Vì vậy, để khắc phục những hạn chế này, vai trò của Mặt
trận, đoàn thể trong hoạt động giám sát rất quan trọng. [11]
2.1.2. Những vấn đề chung về nông thôn và xây dựng nông thôn mới
2.1.2.1. Khái niệm nông thôn
Theo V. Staroverov: “ Nông thôn với tư cách là khách thể nghiên cứu xã
hội học về một phân hệ xã hội có lãnh thổ xác định đã định hình từ lâu trong lịch
sử. Đặc trưng của phân hệ xã hội này là sự thống nhất đặc biệt của môi trường

nhân tạo với các điều kiện địa lý-tự nhiên ưu trội, với kiểu loại tổ chức xã hội
phân tán về mặt không gian. Tuy nhiên nông thôn có những đặc trưng riêng biệt
của nó.” Cũng theo nhà xã hội học này “nông thôn phân biệt với đô thị bởi trình
độ phát triển kinh tế xã hội thấp kém hơn, bởi thua kém hơn về mức độ phúc lợi
xã hội, sinh hoạt. Điều này thể hiện rõ trong cơ cấu xã hội và trong lối sống của
cư dân nông thôn, ở nông thôn loại hình lao động kém đa dạng (so với đô thị),
tính thuần nhất về xã hội và nghề nghiệp cao hơn” (V.Staroverov, 1990 trích
trong Tô Duy Hợp, 1997). [6]
Giáo trình đánh giá nông thôn chỉ ra rằng: “Nông thôn là vùng sinh sống
của tập hợp cư dân, trong đó có nhiều nông dân. Tập hợp cư dân này tham gia
vào các hoạt động kinh tế, văn hóa-xã hội và môi trường trong một thể chế chính
trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác.” [8]
Theo Thùy Linh-Việt Trinh: “Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội
thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ

8


sở là Ủy ban nhân dân xã.” [25]

9


Giáo trình Quy hoạch phát triển nông thôn cho rằng: “Nông thôn là vùng
khác với đô thị vì ở đó có một cộng đồng chủ yếu là nông dân, làm nghề chính
là nông nghiệp; có mật độ dân cư thấp hơn; có kết cấu hạ tầng kém phát triển
hơn; có mức độ phúc lợi kém phát triển hơn; có trình độ dân trí, trình độ tiếp cận
thị trường và sản xuất hàng hóa thấp hơn.” [24]
Từ những khái niệm trên theo chúng tôi, nông thôn được hiểu là khu vực
tập trung dân cư với số lượng không lớn, mật độ dân cư thấp, nghề nghiệp chủ yếu

vẫn là nông nghiệp, có môi trường tự nhiên ưu trội, là những vùng nằm ngoài đô thị.
2.1.2.2. Khái niệm nông thôn mới
Phạm Xuân Cảnh đưa ra khái niệm: “Nông thôn mới là nông thôn mà trong
đó đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của người dân không ngừng được nâng
cao, giảm dần sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị. Nông dân được đào tạo,
tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đóng vai
trò làm chủ nông thôn mới. Nông thôn mới có kinh tế phát triển toàn diện, bền
vững, cơ sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ, hiện đại, phát triển theo quy hoạch,
gắn kết hợp lý giữa nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ và đô thị. Nông thôn
ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ. Sức
mạnh của hệ thống chính trị được nâng cao, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị
và trật tự xã hội”.[5]
Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính
phủ chỉ ra rằng: “Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động
lớn để cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của
mình khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công
nghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn hoá, môi trường và an ninh nông thôn được
đảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao.
Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân, của
cả hệ thống chính trị. Nông thôn mới không chỉ là vấn đề kinh tế - xã hội, mà là
vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp. Xây dựng nông thôn mới giúp cho nông dân
có niềm tin, trở nên tích cực, chăm chỉ, đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông
thôn phát triển giàu đẹp, dân chủ, văn minh.” [21]
Như vậy từ các khái niệm trên chúng tôi cho rằng nông thôn mới là xây
dựng vùng nông thôn ngày càng phát triển hơn, xây dựng theo những tiêu chí
mới, đáp ứng yêu cầu mới đặt ra cho nông thôn trong điều kiện hiện nay, là kiểu
nông thôn được xây dựng so với mô hình nông thôn cũ ở tính tiên tiến về mọi mặt.

10



2.1.2.3. Nguyên tắc xây dựng nông thôn mới
Các nội dung, hoạt động của chương trình xây dựng NTM phải hướng tới
mục tiêu thực hiện 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về NTM ban hành tại
Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của thủ tướng chính phủ (gọi chung
là bộ tiêu chí quốc gia NTM)
Phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương là chính, Nhà
nước đóng vai trò định hướng, ban hành các tiêu chí, quy chuẩn, chính sách, cơ
chế hỗ trợ, đào tạo cán bộ và hướng dẫn thực hiện. Các hoạt động cụ thể do
chính cộng đồng người dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ chức
thực hiện.
Kế thừa và lồng ghép chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ
có mục tiêu, các chương trình dự án khác đang triển khai trên địa bàn nông thôn.
Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới phải gắn với kế hoạch
phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, có quy hoạch và cơ chế đảm bảo thực
hiện các quy hoạch xây dựng NTM đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Công khai, minh bạch về quản lý, sử dụng các nguồn lực, tăng cường phân
cấ, trao quyền cho cấp xã quản lý và tổ chức thực hiện các công trình dự án của
chương trình xây dựng NTM; phát huy vai trò làm chủ của người dân và cộng
đồng, thực hiện dân chủ cơ sở trong quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và
giám sát, đánh giá.
Xây dựng NTM là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, cấp
ủy Đảng, chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựng quy
hoạch, đề án kế hoạch và tổ chức thực hiện. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức
chính trị, xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai trò chủ thể trong
xây dựng NTM. [22]
2.1.2.4. Mục tiêu xây dựng nông thôn mới
Mục tiêu tổng quát: Mục tiêu của chương trình là xây dựng nông thôn có
kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình
thức tổ chức sản xuất hợp lý gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp,

dịch vụ, gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn
dân chủ, ổn định giàu bản sác văn hóa dân tộc, môi trường sinh thái được bảo
vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân
được nâng cao, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Mục tiêu cụ thể đến 2015: Xây dựng trên 20% số xã đạt chuẩn nông thôn
mới; 100% xã hoàn thành Quy hoạch NTM (năm 2010). Tập trung đẩy mạnh
phát triển hệ thống hạ tầng KT - XH thiết yếu ở nông thôn theo chuẩn mới.

11


100% cán bộ cơ sở được đào tạo kiến thức về phát triển NTM.Thu nhập của dân
cư nông thôn tăng gấp trên 1,5 lần so với hiện nay. Giảm tỷ lệ hộ nghèo dưới
8% (theo chuẩn năm 2007).
Mục tiêu cụ thể đến 2020: Trên 50% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới;
Cơ bản XD xong kết cấu hạ tầng KT - XH theo chuẩn NTM. Nâng cao chất
lượng cuộc sống của dân cư nông thôn; Thu nhập của dân cư nông thôn tăng
trên 2,5 lần so với hiện nay;Tỷ lệ hộ nghèo dưới 3% (chuẩn 2007). [25]
2.1.2.5. Kế hoạch xây dựng nông thôn mới
Từ những kết quả đạt được trong xây dựng NTM giai đoạn 2010-2015, kế
hoạch xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020 chỉ rõ:
Mục tiêu năm 2020 khoảng 50% số xã trong cả nước đạt chuẩn NTM. Mục
tiêu này đã được xác định trong Quyết định 800/QĐ-TTg và Kết luận số 97KL/TW của Bộ Chính trị. Đến nay, cả nước đã có 8,8% số xã đạt chuẩn. Dự
kiến hết năm 2015 sẽ có ít nhất 17% xã đạt chuẩn. Hiện tại, ngoài số xã đạt
chuẩn, đã có gần 3000 xã đạt từ 10 tiêu chí trở lên. Những xã này có khả năng
về đích năm 2020. Cơ bản hoàn thành các công trình thiết yếu đáp ứng yêu cầu
phát triển sản xuất và đời sống của cư dân nông thôn: Giao thông, điện, nước
sinh hoạt, trường học, trạm xá xã. Nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân
nông thôn: Thu nhập tăng 2,5 lần, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 2%/năm, 80%
dân số tham gia bảo hiểm y tế. Bình quân đạt 15 tiêu chí /xã, không còn xã đạt

dưới 05 tiêu chí (đến hết năm 2014 còn 945 xã, chiếm 11% và hết năm 2015 chỉ
còn 660 xã).
Kế hoạch khái quát những nhiệm vụ cần thực hiện trong thời gian tới cụ thể:
Tập trung phát triển các cơ sở hạ tầng thiết yếu trên địa bàn thôn: Hoàn
thiện hệ thống đường giao thông đến trung tâm xã và đường trục thôn, đường
trục chính nội đồng (ở các vùng sản xuất hàng hóa tập trung). Cơ bản hoàn
thành hệ thống đường xóm (trừ các vùng đặc thù thuộc miền núi cao, vùng sâu,
vùng xa và vùng đồng bằng sông Cửu Long). Đến năm 2020 có ít nhất 50% số
xã đạt chuẩn. Hoàn thiện hệ thống các công trình đảm bảo cung cấp điện phục
vụ sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn xã đáp ứng yêu cầu tiêu chí số 4 của Bộ
tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Đến năm 2020 có khoảng 95% số xã đạt
chuẩn. Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ việc chuẩn hóa về giáo dục
trên địa bàn xã đáp ứng yêu cầu tiêu chí số 5 của Bộ tiêu chí quốc gia về nông
thôn mới. Đến năm 2020 có khoảng 70% số xã đạt chuẩn. Hoàn thiện hệ thống
các công trình phục vụ việc chuẩn hóa về y tế trên địa bàn xã đáp ứng yêu cầu

12


×