Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Hiện trạng nghề khai thác ven bờ tại xã vĩnh thái, huyện vĩnh linh, tỉnh quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.5 MB, 62 trang )

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, thủy sản ngày càng trở thành ngành quan trọng
của nhiều quốc gia, đặc biệt là những quốc gia ven biển đã biết khai thác hiệu
quả nguồn tài nguyên này để góp phần phát triển kinh tế xã hội. Tổng sản lượng
thủy sản của thế giới trong những năm gần đây đạt khoảng 128- 130 triệu tấn,
góp phần giải quyết rất lớn vấn đề lương thực thực phẩm của nhiều quốc gia và
của thế giới. Trong đó sản lượng khai thác thủy sản rất cao trong tổng sản lượng
thủy sản của thế giới. Do đó ngành khai thác thủy sản chiếm vị trí rất quan trọng
trong nền kinh tế của nhiều quốc gia. Ngày nay với tiến bộ của khoa học kỹ
thuật với nhiều phương pháp và kỹ thuật khai thác tiên tiến góp phần tích cực
vào việc hổ trợ ngành khai thác thủy sản nói chung và khai thác ven bờ nói riêng
ngày một đạt hiệu quả cao, giúp sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên, góp phần
phát triển nền kinh tế toàn cầu.
Quảng Trị có bờ biển dài 75 km, vùng đặc quyền kinh tế rộng khoảng
9.000 km2, ngư trường đánh bắt rộng lớn, giàu hải sản có giá trị kinh tế. Theo
đánh giá của FAO trữ lượng hải sản vùng biển Quảng Trị có khoảng 60.000
tấn, trong đó các loài đặc sản chiếm 11%, cá nổi chiếm 57,3%. Tổng trữ lượng
cho phép khai thác hàng năm 13.000 – 18.000 tấn. Vùng biển, đảo tỉnh Quảng
Trị đã đóng góp một phần không nhỏ vào phát triển kinh tế, xã hội của địa
phương và cũng là nơi có sự tham gia quản lý, khai thác của nhiều ngành, lĩnh
vực với khoảng 20 sở, ban, ngành, địa phương và dịch vụ đang trực tiếp quản lý,
khai thác về lĩnh vực biển, đảo ở mức độ khác nhau.
Xã Vĩnh Thái thuộc huyện Vĩnh Linh, Tỉnh Quảng trị hiện có 270 tàu cá
đánh bắt ven bờ, với tổng công suất 3332 CV, công suất trung bình của mổi tàu
thuyền nằm trong khoảng 6 – 16 CV. Tổng sản lượng đánh bắt thủy sản năm
2015 đạt 800 tấn. Hoạt động khai thác thủy sản ven bờ đã gắn bó với ngư dân
vùng biển Vĩnh Thái qua rất nhiều thế hệ với nhiều nghề khai thác như: giã cào,
lưới rê, lặn, lưới cước…Với điều kiện khó khăn về thời tiết chi phí khai thác
thủy sản tăng cao nên hoạt động khai thác thủy sản trái phép như dùng mìn,
xung điện ở khu vực biển Vĩnh Thái vẫn còn tồn tại đã gây ra những hậu quả


nghiêm trọng cho hệ sinh thái như:
- Kỹ thuật và trình độ đánh bắt còn lạc hậu cùng với việc đánh bắt ven bờ
không có tính chọn lọc và nguy hại hơn nữa là việc sử dụng xung điện đã làm
cho nguồn lợi thủy sản ven bờ suy giảm nghiêm trọng, sản lượng đánh bắt vượt
quá mức cho phép. Tài nguyên thủy sản còn lại không đủ sức tái tạo và phục hồi
như trạng thái vốn có của nó.
- Tài nguyên môi trường thủy sản ven bờ ngày càng cạn kiệt đi thì các vấn
1


đề dân số việc làm và nhu cầu khai thác thủy sản đang gia tăng nhanh chóng.
Mâu thuẫn này ngày càng trầm trọng và gay gắt, đặt ra nhiều thách thức đối với
cộng đồng dân cư ven biển tại địa phương này.
Xuất phát từ thực trạng trên cùng với những vai trò và nguồn lợi to lớn mà
khai thác ven bờ mang lại, khi nhận được sự đồng ý của Khoa Thủy Sản –
Trường Đại Học Nông Lâm Huế, tôi chọn đề tài “ Hiện trạng nghề khai thác ven
bờ tại xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị”, với hy vọng có thể cung
cấp cái nhìn tổng quát hơn giúp cho việc quản lý và khai thác bền vững nghề khai
thác thủy sản ven bờ của xã Vĩnh Thái nói riêng và tỉnh Quảng Trị nói chung.
Mục tiêu đề tài:
- Tìm hiểu tình hình nghề khai thác ven bờ ở xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh
Linh, tỉnh Quảng Trị.
- Đánh giá hiệu quả nghề khai thác ven bờ ở xã Vĩnh Thái.

2


PHẦN 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Tình hình tổ chức khai thác hải sản ở Việt Nam

2.1.1. Nguồn lợi hải sản
Tổng trữ lượng nguồn lợi hải sản biển Việt Nam giai đoạn 2011-2013 ước
tính trung bình khoảng 4,25 triệu tấn. Trong đó, trữ lượng cá nổi ước tính trung
bình khoảng 2,65 triệu tấn (chiếm 62,4% tổng trữ lượng); hải sản tầng đáy
khoảng 4887 nghìn tấn ( chiếm 11,5%); giáp xác 79 nghìn tấn (chiếm 1,9%); cá
rạn san hô (2,6 nghìn tấn, chiếm 0,1%); cá nổi lớn (1.031 nghìn tấn, chiếm
24,3%). Tổng trữ lượng nguồn lợi thấp hơn so với kết quả đánh giá trữ lượng
nguồn lợi hải sản giai đoạn 2000-2005. Nguồn lợi cá nổi nhỏ có sự biến động
khá rõ giữa các vùng, với chiều hướng hơi tăng lên ở vùng vịnh Bắc Bộ, Trung
Bộ và Đông Nam Bộ; Vùng biển Tây Nam Bộ, trữ lượng cá nổi nhỏ chỉ còn
khoảng một nửa so với giai đoạn 2000-2005. Nguồn lợi cá nổi lớn tương đối ổn
định với tổng trữ lượng ước tính tương đương với giai đoạn 2000-2005. Nguồn
lợi hải sản tầng đáy cũng thấp hơn so với trước đây. Khả năng khai thác ước tính
khoảng 1.75 triệu tấn (theo phương pháp của Shindo, 1973). Trong đó, khả năng
khai thác của cá nổi nhỏ 1,06 triệu tấn; hải sản tầng đáy 244 nghìn tấn; giáp xác
(tôm, cua) là 32 nghìn tấn; cá rạn san hô (tại 19 đảo) là 1,3 nghìn tấn và cá nổi
lớn là 412 nghìn tấn [14].
2.1.2. Năng lực khai thác hải sản
2.1.2.1. Tàu cá khai thác hải sản
Theo số liệu thống kê cho thấy, trong những năm qua, khai thác thủy sản
nước ta đã phát triển nhanh, đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế xã hội,
góp phần bảo vệ an ninh chủ quyền biển, đảo. Năm 1990, cả nước có khoảng
41.000 tàu khai thác thủy sản với tổng công suất máy 727.500 CV, khai thác chủ
yếu vùng biển ven bờ, sản lượng khai thác 672,000 tấn, đến năm 2010, số tàu cá
khoảng 128.000 chiếc , tăng gần 3 lần so với năm 1990 (tăng 1,6 lần so với năm
2000), tổng công suất máy tàu năm 2011 là 7.220.000 CV, tăng gấp 10 lần so
với năm 1990, sản lượng khai thác thủy sản trên 2.2 triệu tấn, tăng 4,6 lần so với
năm 2001, trong đó giá trị kim ngạch xuất khẩu từ khai thác hải sản đạt gần 2 tỷ
USD, Chiếm 33% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản ( 4,9 tỷ USD năm
2010), tạo công ăn việc làm cho khoảng 850.000 lao động trực tiếp trên biển và

hàng triệu lao động dịch vụ trên bờ thu mua, chế biến. Năm 2012, số lượng tàu
thuyền cả nước là 123.125 chiếc, tổng công suất đạt khoảng 1 triệu CV, trong
3


đó, tàu lắp máy có công suất dưới 2 CV 60.252 chiếc, chiếm 49%; tàu cá lắp
máy có công suất từ 2 CV đến <5 CV là 28,223 chiếc, chiếm 22,9%; tàu cá lắp
máy có công suất từ 5 CV đến dưới 9 CV là 89,162 chiếc, tương ứng 7,4%; tàu
cá láp máy có công suất từ 9V trở lên là 25,488 chiếc, chiếm 20,7% [13].
Bảng 2.1. Cơ cấu tàu khai thác hải sản
STT
Hạng mục
Đơn vị
Năm 2001
1
Tổng số tàu cá
Chiếc
79.495
1.1 Loại < 20 CV
Chiếc
29.586
Tỷ lệ
%
39,7
1.2 Loại 20-90 CV
Chiếc
38.904
Tỷ lệ
%
52,2

1.3 Loại > 90 CV
Chiếc
6.005
Tỷ lệ
%
8,1
2
Tổng công suất
CV
3.497.457
CS đội tàu > 90 CV
CV
1.613.300

Năm 2010
128.449
64.802
50,4
45.584
25,5
18.063
14,1
6.500.000
3.215.214

(Nguồn: Cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, 2010)
2.1.2.2. Cơ cấu nghề khai thác
Nghề cá Việt Nam được đánh giá là nghề cá đá loài và đa ngư cụ. Về sản
lượng, từ năm 1981 đến nay, sản lượng trung bình tăng 12,2%/năm, trong khi đó
công suất tăng trung bình 44%/năm, đặc biệt từ năm 2000 đến nay, mặc dù tổng

công suất tăng nhanh nhưng tổng công suất tăng chậm và năng suất giảm
6,3%/năm. Điều này cho thấy, khi cường lực khai thác tăng (công suất, thời gian
đánh bắt, ngư cụ), năng suất đánh bắt giảm, có nghĩa ngư dân đã đánh bắt bằng
mọi phương tiện có thể, trong khi đó hiệu quả khai thác của một số loại nghề
không cao, thậm chí giảm. Trong khi đó, số lượng tàu thuyền có công suất nhỏ
chiếm 86% trong tổng số tàu thuyền tham gia khai thác, nên đã gây tình trạng dư
thừa năng lực khai thác vùng biển ven bờ. Vấn đề đặt ra là phải sắp xếp cơ cấu
nghề nghiệp một cách hợp lý, khai thác nghề gì và khai thác ở vùng biển nào, để
đảm bảo cân bằng giữa năng lực khai thác và khả năng nguồn lợi hiện có một
cách bền vững.
Hiện có 40 loại nghề khai thác hải sản, được xếp vào 7 họ nghề chủ yếu như sau:

4


Bảng 2.2. Cơ cấu nghề khai thác hải sản theo công suất
Tổng
STT
Họ nghề
< 20 CV
20-90 CV
>90 CV
số
Chiế
%
Chiếc
%
Chiếc
%
c

1 Lưới kéo
22.554 3.024
4,7
11.088 24,3 8.442
46,7
2

Lưới rê

47,312

35.05
3

54,1

10.476

23,0

1.783

9,9

3

Lưới vây

6.118


119

0,2

3.670

8,1

2.399

13,3

4

Nghề câu

21.896

8.865

13,7

10.508

23,1

2.523

14,0


5

Lưới vó, mành

9.872

4.613

7,1

3.793

8,3

1.466

8,1

6
7

Nghề cố định
Nghề khác

2.568
10.560

4,0
16,3


1.455
4.594

3,2
10,1

Tổng cộng

64.802

100

45.584

100

217
1.233
18.06
3

1,2
6,8

8

2.240
16.387
128.44
9


100

(Nguồn: Cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, 2010)
Năm 2010, nghề lưới kéo chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu nghề khai thác của
cả nước trên 17%, nghề lưới rê trên 36%, nghề câu 17%, các nghề khác chiếm trên 12%
và chiếm tỷ trọng không đáng kể trong cơ cấu nghề khai thác là nghề lưới vây chỉ trên
4%, nghề cố định trên 3% [14].
2.1.2.3.Sản lượng, năng suất khai thác hải sản
• Sản lượng
Tổng sản lượng thủy sản năm 2014 ước đạt 6,3 triệu tấn, tăng 4,4% so với năm
2013 và tăng 1,7% so với kế hoạch đề ra, trong đó, sản lượng khai thác thủy sản đạt 2,68
triệu tấn, tăng 3,9% và nuôi trồng thủy sản đạt 3,62 triệu tấn, tăng 4,8% so với cùng kỳ [15].

5


Bảng 2.3. Sản lượng khai thác thủy sản năm 2014
Ước thực hiện
So sánh cùng kỳ
Kế
Đơn
2014
2013
Chi tiêu
hoạch
vị
Lũy kế
Lũy kế
Tháng

năm
tính Tháng
(từ đầu
(từ đầu
11
báo cáo
năm)
năm)
1000
Sản lượng khai thác
2.6000
207
2,693
113,1
105,2
tấn
1000
Sản lượng khai thác
2.400
191
2,517
114,6
105,5
hải sản
tấn
1000
Sản lượng khai thác
200
16
177

98m2
100,1
nội địa
tấn
(Nguồn: Trung tâm thông tin thủy sản tổng hợp từ vụ NTTS và Cục
KT&BVNLTS)
Sản lượng khai thác thủy sản cả năm 2014 ước tính đạt 2.684 nghìn tấn,
tăng 3,9% so với cùng kỳ, trong đó khai thác hải sản đạt 2.495 nghìn tấn, tăng
4%, khai thác nội địa đạt 189 nghìn tấn, tăng 4,4% [15].
• Năng suất
Từ năm 2001-2010, năng suất khai thác theo lao động có chiều hướng tăng
nhẹ (tăng 0,7%). Ngược lại năng suất theo tàu thuyền và công suất lại có xu
hướng giảm dần (từ 0,49 tấn/CV xuống 0,38 tấn/CV giảm 3,1%/năm). Điều này
chứng tỏ sự gia tăng công suất máy không tương xứng với gia tăng tổng sản
lượng khai thác [11,13].

6


Bảng 2.4. Năng suất khai thác hải sản
STT
1
2
3

HẠNG MỤC
Sản lượng/tàu
thuyền
Sản lượng/lao
động

Sản lượng/
công suất

ĐƠN VỊ

NĂM
2001

NĂM
2010

TỐC ĐỘ TĂNG
TRƯỞNG TRUNG
BÌNH

Tấn/chiếc

23,15

18.85

-2,3

Tấn/người

3,02

3,22

0,7


Tấn/CV

0,49

0,37

-3,1

(Nguồn: Cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, 2010)
2.2. Tình hình ngành khai thác hải sản ở Quảng Trị
Tại Quảng Trị, sản lượng khai thác thủy sản cả năm ước đạt 19.500 nghìn
tấn, bằng 108,5% kế hoạch, trong đó khai thác biển 18.100 nghìn tấn; khai thác
sông, đầm, nội đồng khoảng 1.400 tấn [15]. Sản lượng, giá trị khai thác thủy sản
tại Quảng Trị tăng bên cạnh yếu tố thời tiết còn nhờ công tác quản lý, khai thác
và bảo vệ nguồn lợi thủy sản được tỉnh quan tâm chỉ đạo sát sao, đặc biệt là các
chính sách khuyến khích ngư dân khai thác vùng biển với nhiều nghề đánh bắt
hiệu quả như lưới rê khơi, vây, pha xúc… mang lại những sản phẩm biển có giá
trị kinh tế cao và xuất khẩu như: cá mú, mực, cá cơm, ghẹ,… Trên bờ, các hoạt
động thu mua, chế biến và dịch vụ hậu cần nghề cá ngày càng được chú trọng
đầu tư góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm sau thu hoạch.
Về đánh bắt hải sản, trước đây do tàu thuyền đánh cá của tỉnh phần lớn
công suất nhỏ, hoạt động đánh bắt chủ yếu ở vùng ven bờ, nên năng suất, chất
lượng sản phẩm thấp, ngư trường dần cạn kiệt, đòi hỏi phải vươn ra khơi xa.
Nhưng phần lớn ngư dân trong vùng còn nghèo, tích lũy từ khai thác thủy sản ít
nên thiếu vốn để đầu tư nâng cấp, sửa chữa và đóng mới tàu thuyền, trang bị ngư
cụ. Thêm vào đó, giá cả các mặt hàng thiết yếu và xăng dầu tăng cao làm cho
việc đánh bắt hải sản ngày càng giảm, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
Tình trạng này, được khắc phục sau khi Sở NN và PTNT Quảng Trị phối hợp
với chính quyền huyện, xã miền biển và miền cát tổ chức tuyên truyền, phổ biến

và triển khai thực hiện có hiệu quả quyết định số 289/QĐ-CP, và quyết định số
965/QĐ-CP, ngày 21-7-2008, của Chính phủ, các văn bản chỉ đạo của Ủy ban
nhân dân tỉnh và các bộ, ngành Trung ương về hỗ trợ cho ngư dân. Tính từ năm
2008-2011, tỉnh hỗ trợ trên 40 tỉ đồng, giúp ngư dân sửa chữa tàu thuyền, sắm
thêm ngư lưới cụ, mua nhiên liệu duy trì và mở rộng việc đánh bắt hải sản. Hiện
7


nay, đang thực hiện theo quyết định số 48/2010/QĐ-TTg, ngày 13-7-2010, của
Thủ tướng Chính phủ, hỗ trợ cho ngư dân khai thác và các vùng biển xa một
trạm thông tin liên lạc ở bờ và 51 máy ICOM trên các tàu của ngư dân có tích
hợp định vị vệ tinh (GPS).
Cùng với việc hỗ trợ trực tiếp, những năm qua, tỉnh còn đầu tư xây dựng
nhiều công trình kết cấu hạ tầng hỗ trợ cho nghề khai thác hải sản, như: Khu neo
đậu trú bão và hậu cần nghề cá Cửa Tùng với tổng kinh phí 40,924 tỉ đồng;
cảng cá và khu dịch vụ hậu cần nghề cá Cồn Cỏ (giai đoạn 2) với tổng kinh phí
333,906 tỉ đồng; Khu neo đậu trú bão tàu thuyền nghề cá Cửa Việt với tổng vốn
trên 151 tỉ đồng… Tổng số tàu thuyền trên địa bàn tỉnh hiện có 2.484 chiếc, với
tổng công suất trên 51,547CV; trong đó, tàu có công suất trên 90CV là 113
chiếc, tăng 78 tàu so với năm 2002. Điều quan trọng nhất là bà con ngư dân trong
vùng đã bắt đầu tổ chức đánh bắt hải sản theo tổ, đội, nhằm phối hợp và hỗ trợ lẫn
nhau trong khai thác cũng như tìm kiếm, cứu nạn trên biển. Tính đến cuối năm
2011, toàn tỉnh đánh bắt được trên 15.063 tấn, tăng 1,25 lần so với năm 2002 [3].
Cùng với sự tăng trưởng về sản lượng thủy sản là sự xuất hiện phát triển
nhiều đội thu mua trực tiếp trên biển, kho ướp đông lạnh cá các loại, các cơ sở
hấp sấy và chế biến hải sản, cơ sở sửa chữa tàu thủy, cơ sở cung ứng xăng dầu,
cơ sở nuôi tôm, cơ sở sản xuất nước đá mà trong hiệu quả sản xuất không ngừng
được nâng cao có sự đóng góp của nguồn điện ngày càng ổn định và tinh cậy.
2.3. Giới thiệu sơ lược về xã Vĩnh Thái và Huyện Vĩnh Linh
Vĩnh linh là huyện tiêu biểu trong đánh bắt hải sản ven bờ của tỉnh Quảng

Trị, có gần 10 nghìn dân chuyên sống bằng nghề này. Những năm qua, huyện
xác định đây là ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương nên luôn chú trọng đầu
tư. Huyện phối hợp với các ngân hàng tạo điều kiện cho ngư dân vay vốn đóng
tàu, thuyền mới, mua sắm ngư lưới cụ. Hiện nay huyện có gần 1200 tàu, thuyền
với tổng công suất trên 14.000 CV, chủ yếu trong đó là tàu đánh bắt ven bờ và
trung bờ [3].
Với 25km chiều dài bờ biển đi qua xã Vĩnh Thái, Vĩnh Thạch, Vĩnh Giang,
Vĩnh Kim và thị trấn Cửa Tùng. Trong đó cửa lạch quan trọng là Cửa Tùng với hơn
400 tàu, thuyền với tổng công suất gần 8000 CV và khoảng 1.200 lao động trực tiếp
khai thác, đánh bắt thủy sản… Huyện Vĩnh Linh là một trong các địa phương của
tĩnh Quảng Trị hiện đang đẩy mạnh khai thác, đánh bắt thủy sản và đầu tư phát triển
ngành ngề, dịch vụ hậu cần nghề cá, dịch vụ du lịch dọc tuyến biển .
Trong những năm qua, tổng sản lượng khai thác, đánh bắt thủy sản ngư dân
huyện Vĩnh Linh tăng mạnh và hệ thống dịch vụ hậu cần nghề cá trên địa bàn
8


được mở rộng và nâng cao chất lượng qua từng năm. Đặc biệt có nhiều ngư dân
huyện Vĩnh Linh đã đầu tư phát triển tàu công suất lớn hơn để vươn ra xa, khai
thác đánh bắt thủy sản có hiệu quả kinh tế cao.
Xã Vĩnh Thái có 7 thôn với 740 hộ dân, 3140 nhân khẩu thì có đến trên 300
hộ có cuộc sống chủ yếu dựa vào nghề biển, là một xã bãi ngang nên ngư dân
chủ yếu hành nghề đánh bắt ven bờ, vào ra trong ngày[1].
Xã Vĩnh Thái nằm ở phía đông bắc của huyện Vĩnh Linh, có chiều dài chạy
dọc bờ biển là 14,5km. Điều kiện thiên nhiên ưu đãi có đường bờ biển dài và
đẹp đây là thế mạnh cho xã phát triển dịch vụ và du lịch tắm biển. Tuy nhiên với
vị trí như vậy thì xã vẫn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng trực tiếp của áp thấp
nhiệt đới, gió mùa đông bắc, bão…
Vị trí địa lý của xã Vĩnh Thái:
+ Phía Bắc giáp xã Ngư Thủy Nam- Lệ Thủy- Quảng Bình.

+ Phía Tây giáp xã Vĩnh Tú- Vĩnh Linh.
+ Phía Đông Nam giáp xã Vĩnh Kim- Vĩnh Linh.
+Phía Đông giáp với biển Đông.
Vĩnh Thái là một xã ven biển nên độ dốc không đáng kể. Địa hình của xã
chủ yếu là vùng biển bãi ngang, bãi cát và cồn cát ven biển, bị chia cắt bởi đầm
phá, khe suối. Chính vì có vị trí thuận lợi nên nền kinh tế chủ đạo của xã gắn
liền với biển và khai thác hải sản là một nghề chính của ngư dân nơi đây.
2.4. Mô tả về một số nghề khai thác ven bờ
2.4.1. Nghề lưới vây
2.4.1.1. Nguyên lý làm việc
Lưới vây là loại ngư cụ đánh bắt theo nguyên lý lọc nước lấy cá. Lưới có
cấu tạo dạng tường lưới được thả từ tàu, bao vây một vùng nước và kéo lên tàu.
Độ sâu vùng nước bao vây phụ thuộc vào độ sâu hoạt động của đàn cá (vùng
hoạt động không hạn chế),
2.4.1.2. Phân loại lưới vây
Để tiến hành phân loại lưới vây, người ta căn cứ vào các yếu tố cấu trúc
lưới, phương tiện tàu (thuyền) sử dụng, đối tượng khai thác,…
Bảng 2.5. Phân loại lưới vây
Theo đối tượng đánh
bắt

Theo phương tiện đánh
bắt

Dựa vào cấu trúc lưới
9


Lưới vây cá cơm


Kiểu vây rút chì 1 tàu

Lưới vây đối xứng

Lưới vây cá trích, nục

Kiểu vây rút chì 1 tàu
hoặc 2 tàu

Lưới vây không đối xứng

Lưới vây cá thu, ngừ

Kiểu vây rút chì 1 tàu
hoặc 2 tàu

Lưới vây không đối xứng

2.4.1.3. Cấu tạo lưới vây
Cấu tạo của lưới vây một tàu
- Lưới vây một tàu được cấu tạo bởi ba phần chính: tùng, thân, cánh. Các
phần lưới này liên kết với nhau tạo thành một dải lưới và được bao quanh bằng
hệ thống lưới chao. Phần phía trên có chao phao, phía dưới là chao chì, hai đầu
có chao biên. Toàn bộ nền lưới được định hình bằng hệ thống dây giềng, bao
gồm giềng phao, giềng chì và giềng biên đầu tùng, đầu cánh. Để phục vụ cho
quá trình đánh bắt, lưới được lắp ráp các dây kéo đầu tùng, đầu cánh. Đặc biệt ở
lưới vây có hệ thống dây giềng rút chính (giềng rút ở giềng chì) và giềng rút
biên. Các dây giềng rút liên kết với lưới thông qua các vòng khuyên và dây tam
giác. Ngoài các chi tiết trên, trong lưới vây một tàu còn có các bộ phận khóa
xoay, giềng lực, phao tiêu hoặc xuồng đầu lưới.

Cấu tạo của lưới vây hai tàu
- Lưới vây hai tàu có dạng đối xứng. Cấu tạo tổng quát của lưới về cơ bản
cũng tương tự như lưới vây một tàu. Nó được bao gồm ba phần tùng, thân ,cánh
lưới. Các phần lưới liên kết với nhau cho ta một dải lưới và được định hình bằng
hệ thống dây giềng, bao gồm giềng phao, giềng chì và các giềng đầu cánh. Để
phục vụ cho quá trình đánh bắt, lưới vây hai tàu được lắp ráp hệ thống các dây
giềng rút và dây kéo đầu cánh. Điểm khác nhau cơ bản của lưới vây hai tàu so
với lưới vây một tàu là vị trí tùng lưới đặt ở giữa, đối xứng qua nó ó than và
cánh lưới. Mặt khác giềng rút chính thường không liên tục suốt chiều dài lưới
mà thường phân thành hai phần tương ứng với hai nửa lưới. Do vậy lưới không
lắp ráp khóa xoay [15].
2.4.1.4. Tổ chức khai thác
Có hai phương pháp đánh cá bằng lưới vây rút chì là: Phương pháp tìm
kiếm cá và phương pháp trung đàn cá.
2.4.1.5. Phương pháp tìm kiếm cá
- Phương pháp tìm cá truyền thống:
Thông thường người đánh cá bằng nghề vây rút chì kiếm tìm đàn cá vào
10


lúc mặt trời lặn, vào lúc sáng sớm, đêm tối trời hoặc những ngày trăng khuyết.
Trên đường tàu vây rút chì đến ngư trường có 1-2 thủy thủ lên chòi quan sát để
tìm kiếm đàn cá. Khi phát hiện đàn cá những thủy thủ này báo cho thuyền
trưởng biết hướng di chuyển của đàn cá.
Theo kinh nghiệm của các ngư dân thì vào ban ngày có thể dò tìm đàn cá
bằng các cách sau:
Màu nước thay đổi: những đàn cá di chuyển kiếm mồi gần mặt nước dể
phát hiện từ xa. Khi đàn cá nổi xuất hiện thì màu nước ở khu vực đó khác màu
nước xung quanh, đặc biệt là cá ngừ, cá song, nục, trích.
Cá nhảy lên khỏi mặt nước: thỉnh thoảng cá nhảy lên khỏi mặt nước khi đi

kiếm mồi như cá ngừ, cá song.
Sự tụ tập của chim biển: sự tụ tập của chim biển thường đi theo đàn cá.
Chim biển bay thấp theo hướng cố định cho ta biết chúng di chuyển bình
thường. Khi chim biểm bay cao và chậm đổi hướng cho ta biết chúng di chuyển
theo đàn cá. Người ta đánh cá dựa vào đặc điểm nói trên để quan sát và phát
hiện đàn cá. Sự di chuyển của đàn cá với tốc độ nhanh đàn chim trở nên nhanh
nhẹn và bay theo hướng di chuyển của đàn cá. Khi đàn cá di chuyển chậm thì
đàn chim bay với tốc độ chậm lại và lượn quanh không khí.
2.4.1.6. Phương pháp tập trung đàn cá
Có 6 phương pháp tập trung đàn cá để đánh bắt bằng nghề vây rút chì:
-Tập trung bằng tàu chong đèn
-Tập trung bằng bè đèn
-Tập trung bằng đèn dưới nước
-Tập trung bằng chà nhân tạo
-Tập trung bằng đèn thủy ngân và bè đèn
2.4.1.7.Các trang thiết bị phục vụ cho quá trình đánh bắt của lưới vây
Để thực hiện quá trình đánh bắt của lưới vây, người ta sử dụng các loại
trang thiết bị chủ yếu sau:
- Thiết bị phục vụ cho quá trình xếp lưới
Thiết bị dùng để xếp lưới trên tàu gọi là bàn lưới vây. Vị trí của bàn lưới
vây thường được bố trí ở phần đuôi tàu. Diện tích của bàn lưới vây phụ thuộc
vào diện tích của lưới và tàu. Diện tích trung bình khoảng từ 20-25
. Toàn bộ
bàn lưới vây được thiết kế để có thể quay được theo mọi phía phù hợp với
11


hướng thu và thả lưới.
- Thiết bị phục vụ cho quá trình thu dây và giềng rút
Để thu hệ thống dây giềng rút và các dây kéo trong lưới vây, người ta sử

dụng thiết bị gọi là máy tời. Tời lưới vây hiện nay có nhiều loại: loại tời chuyên
dùng và tời kết hợp. Tời chuyên dùng là loại thiết bị hỉ phục vụ cho đánh bắt của
lưới vây. Còn tời kết hợp dùng để thu dây kéo đối với các loại ngư cụ khác
nhau, ví dụ thu dây giềng rút lưới vây và thu cáp trong lưới kéo.
- Thiết bị phục vụ cho quá trình thu lưới
Để tiến hành thu lưới vây, người ta sử dụng các loại thiết bị: cần cẩu, máy
thu lưới kiểu Ostapencoo, ròng rọc động lực. Thiết bị cần cẩu là phương tiện
dùng để thực hiện các công việc bố dỡ hang trên tàu. Nó cũng được sử dụng vào
mục đích thu lưới vây. Nhằm khắc phục những nhược điểm khi thu lưới vây
bằng cần cẩu, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu và cho ra đời các loại
thiết bị thu lưới mới nhiều tính năng ưu việt. Một trong số đó là máy thu lưới
kiểu Ostapencoo và ròng rọc động lực.
2.4.2. Nghề lưới rê
2.4.2.1. Nguyên lý làm việc
Lưới rê đánh bắt theo nguyên lý mắc hay nguyên lý đóng. Nguyên lý hoạt
động của lưới rê là lưới được thả trong nước tạo thành “tường” lưới chặn ngang
đường di chuyển của cá và vì thế cá di chuyển vào lưới và bị mắc lại. Với những
đặc điểm như vậy, ưu điểm của lưới rê là được sử dụng rộng rãi ở các vùng nước
khác nhau, kỹ thuật khai thác đơn giản, đối tượng đánh bắt có chọn lọc theo kích
cỡ mắt lưới, chất lượng sản phẩm cao, chi phí sản xuất thấp, dễ dàng cơ giới
hóa, tự động hóa trong khai thác. Tuy nhiên nó cũng có nhược điểm là: đánh bắt
bị đọng và năng suất đánh bắt thường không cao.
2.4.2.2. Phân loại lưới rê
Có nhiều cách phân loại lưới rê, thông thường có những hình thức phân
loại như sau:
- Theo phương thức hoạt động: Rê cố định, rê trôi, rê vây, rê kéo.
- Theo cấu tạo: Lưới rê đơn, lưới rê ba lớp, lưới rê khung, lưới rê hỗn hợp,
lưới rê có túi,…
- Theo đối tượng đánh bắt: Rê thu, rê trích, rê chuồn,…
- Theo kích cỡ mắt lưới ( theo cách phân biệt truyền thống của ngư dân một

số điạ phương): Lưới 3, lưới 5, lưới 7,…
- Theo vật liệu chế tạo chỉ lưới: Lưới tơ tằm, lưới cước, lưới nilon,…[2].
2.4.2.3. Cấu tạo lưới rê
12


Lưới rê đơn
Là dạng lưới có cấu tạo đơn giản nhất trong tất cả các loại lưới rê, đồng
thời nó cũng mang những đặc trưng cấu tạo cơ bản nhất mà từ đó cấu tạo nên
các loại lưới rê khác nhau. Vì thế, việc trình bày cấu tạo lưới rê đơn cũng là cơ
sở để hiểu rõ các loại lưới rê khác.
Lưới rê đơn bao gồm các bộ phận chủ yếu là: nền lưới (thường gọi là áo lưới
hay thịt lưới), hệ thống dây giềng, hệ thống phao chì và các trang thiết bị khác.
Lưới rê ba lớp
Lưới rê ba lớp có cấu tạo gồm ba tấm lưới rê đơn có kích thước mắt lưới
đường kính chỉ lưới, hệ số rút gọn khác nhau được lắp chung nhau trên cùng hệ
thống khung dây giềng. Lưới rê ba lớp được sử dụng phổ biến ở Việt Nam, hai
lớp ngoài cùng có kích thước mắt lưới lớn, lớp ở giữa có kích thước mắt lưới
nhỏ và lắp chùng so với hai lớp lưới lớn ở bên ngoài. Với kết cấu như vậy lưới
rê ba lớp cho phép nhiều loại đối tượng dễ đàng đi qua lớp lưới có kích thước
mắt lưới lớn và bị lớp lưới có kích thước mắt lưới nhỏ cùng với lớp lưới còn lại
tạo ra những túi lưới có khả năng giữ khá hiệu quả nhiều đối tượng với các kích
cỡ khác nhau.
Lưới rê khung
Lưới rê khung có cấu tạo và chức năng cơ bản tương tự như lưới rê đơn,
chỉ khác lưới rê đơn ở chỗ là ở phần nền lưới trên mỗi tấm lưới có hệ thống các
dây giềng lực dọc và ngang. Các dây giềng này có tác dụng làm giảm lực căng ở
nền lưới, đặc biệt khi làm việc trong dòng chảy mạnh, làm cho lưới chịu lưc
phân bố đều hơn, giảm lực căng ở mỗi cạnh mắt lưới và tạo khả năng dễ mắc
lưới của cá khi chúng di chuyển vào lưới.

Lưới rê hỗn hợp
Lưới rê hỗn hợp cấu tạo từ những tấm lưới rê đơn có kích thước mắt lưới,
đường kính chỉ lưới, hệ số rút gọn khác nhau được lắp kế tiếp nhau theo chiều
làm việc thẳng đứng của tấm lưới. Mục đích của loại lưới này là cùng một lúc
đánh bắt các đối tượng có kích cỡ khác nhau sống trong cùng một vùng nước
nhưng ở các tầng nước khác nhau.

13


Lưới rê có túi
Rê có túi giống như lưới rê đơn, tuy nhiên nó khác lưới rê đơn là ở chỗ:
phía giềng lưới, lưới được gấp lại tạo thành túi mở phía trên và hai bên hông.
Lưới này do ngư dân Nhật Bản tạo ra dùng để đánh bắt tôm rất có hiệu quả [2].
2.4.3. Nghề pha xúc
2.4.3.1. Nguyên lý đánh bắt
Nguyên lý đánh bắt của nghề pha xúc là sử dụng ánh sáng cực mạnh của
chùm đèn pha có công suất từ 5000W-10.000W để thu hút đàn cá nổi lên gần
mặt nước, rồi ngay lập tức dùng lưới để xúc cá lên thuyền.
2.4.3.2. Các loại nguồn sáng dùng trong nghề cá
-Nguồn sáng đuốc, đèn dầu, đèn khí: Đuốc, đèn dầu, đèn khí là loại nguồn
sáng đơn giản đầu tiên được con người sử dụng trong cuộc sống và trong nghề
cá từ lâu. Các loại nguồn sáng trên được sử dụng phổ biến khắp nơi trên thế giới
và cho đến ngày nay tuy có nhiều nguồn sáng mới hiện đại xuất hiện, song
nguồn sáng đuốc, đèn dầu, đèn khí vẫn được nhiều nước sử dụng. Với những
thiết bị thắp sáng được cải tiến đã cho độ chiếu sáng tương đương với nguồn
sáng điện. Điều đó cho phép nâng cao hiệu quả nguồn sáng này trong thực tế.
- Nguồn sáng điện (đèn sợi đốt): Để đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả của
đánh bắt cá, sau khi con người phát hiện ra nguồn sáng điện để sử dụng trong
đời sống hằng ngày, loại nguồn sáng này cũng nhanh chóng được đua vào trong

nghề cá. Chỉ trong một thời gian ngắn nguồn sáng điện được các nước có nghề
cá trên thế giới, đặc biệt các nước phát triển sử dụng rộng rãi.
- Nguồn sáng huỳnh quang và thủy ngân cao áp: Ngoài nguồn sáng đuốc,
đèn dầu, đèn khí, nguồn sáng điện, trong nghề cá hiện nay phổ biến sử dụng đèn
huỳnh quang và thủy ngân cao áp. Nguồn sáng huỳnh quang và thủy ngân cao
áp có những tính ưu việt. Tuy nhiên, đối với nguồn sáng huỳnh quang có sơ đồ
lắp ráp phức tạp, kích thước lớn, khó khăn khi đưa vào môi trường nước và dung
lâu quang thông giảm. Tuy vậy do hiệu suất phát sáng lớn và có màu sắc thích
hợp cho nhiều đối tượng đánh bắt, nên trong thực tế nghề cá hiện nay nguồn
sáng huỳnh quang và thủy ngân cao áp được sử dụng phổ biến nhất [14].
2.4.3.3. Cấu tạo lưới trong nghề pha xúc
- Pha xúc (vó mạn tàu): lưới này được dùng chủ yếu để đánh bắt ác đàn cá
nổi tập trung với mật độ cao ở tầng nước mặt. Tàu sử dụng các thiết bi dò tìm
đàn cá hoặc ánh sáng tập trung đàn cá, sau đó sử dụng đèn pha công suất lớn mở
14


rồi tắt đột ngột tạo phản ứng thức tỉnh đàn cá sau khi đèn tắt. Cá nhao lên mặt
nước và dùng lưới đánh bắt chúng.
- Ở Việt Nam, người ta dùng lưới te nhỏ bằng sợi nilon, áo lưới nặng 8-15
kg, giềng miệng lưới dài từ 5-8 m theo chiều dài tàu; tàu có 4 cụm đèn ống hay
1-2 đèn pha cồng suất 0,5-2 kw, Hoạt động vào đêm có trăng, chạy chậm, chiếu
pha đúng lúc, khi thấy cá thì dùng tàu hạ lưới, giảm độ sáng, rồi cất lưới bằng
cần cẩu. Nghề pha xúc được áp dụng ở Việt Nam từ năm 1977 ở ven biển Miền
Trung [4].
2.4.4. Nghề lưới kéo (giã cào)
2.4.4.1. Nguyên lý hoạt động
Lưới kéo là ngư cụ chủ động, hoạt động theo nguyên tắc lọc nước lấy cá.
Lưới có dạng như một cái túi được kéo trong nước nhờ sức kéo của tàu thuyền
thông qua hệ thống dây cáp kéo.

2.4.4.2. Phân loại
Lưới kéo sử dụng để khai thác hải sản rất đa dạng, thường được phân loại
như sau:
- Theo đối tượng đánh bắt có lưới kéo tôm, lưới kéo cá…
- Theo cách thức mở của miệng lưới có lưới kéo ván, lưới kéo khung…
- Theo vị trí làm việc có lưới kéo tầng giữa, lưới kéo tầng đáy.
- Theo số lượng tàu kéo có lưới kéo đơn, lưới kéo đôi.
- Theo loại tàu thuyền kéo lưới kéo thủ công, lưới kéo cơ giới.
Lưới kéo tầng gữa là loại lưới kéo được sử dụng để khai thác các loại hải sản
ở tầng trên như cá ngừ, cá trích, cá nục…lưới kéo tầng giữa được phân biệt với các
loại lưới kéo khác nhờ các đặc điểm đặc trưng như: áo lưới có dạng đối xứng, có
thể điều chỉnh độ sâu làm việc của lưới phù hợp với độ sâu di chuyển của đàn cá …
Lưới kéo tầng giữa đã được đánh bắt thử nghiệm ở vùng biển Việt Nam nhưng
hiệu quả khai thác thấp nên chưa được sử dụng rộng rãi để đánh bắt hải sản.
Lưới kéo tầng đáy được sử dụng phổ biến để đánh bắt các loài hải sản sống
ở tầng đáy và gần như cá bơn, cá lượng, mực…

15


Lưới kéo khung là kiểu lưới đáy sơ khai và cổ điển nhất. Đặc điểm khác
biệt của lưới kéo khung so với các loại lưới kéo khác là áo lưới không có cánh
lưới, miệng lưới được mở cố định bởi sào (khung) cứng gắn vào miệng lưới. Đối
tượng đánh bắt chủ yếu của lưới khung là các loài tôm và các loài hải sản khác
sống sát đáy. Lưới kéo khung thường được sử dụng trên các thuyền thủ công
hoặc trên các tàu lắp máy công suất nhỏ.
Lưới kéo đơn tầng đáy có áo lưới dạng hình túi, gồm: cánh lưới, thân lưới,
túi lưới. Miệng lưới được mở ngang nhờ hai ván lưới và mở đứng nhờ có giềng
phao và giềng chì. Đối tượng đánh bắt khá đa dạng, gồm các loài cá, tôm, cua,
mực…sống sát đáy và gần đáy

Lưới kéo đôi tầng đáy có kết cấu áo lưới tương tự lưới kéo đơn tầng đáy.
Miệng lưới mở theo chiều ngang nhờ hai tàu kéo và mở theo chiều đứng nhờ hệ
thống phao trên có giềng phao và giềng chì. Ưu điểm nổi bật của lưới kéo đôi có
thể tăng cường được sức kéo, hệ thống trang bị ngư cụ đơn giản. Đối tượng đánh
bắt chủ yếu của lưới kéo đôi tầng đáy cũng giống như lưới kéo đơn.
2.4.4.3 Cấu tạo cơ bản
- Áo lưới
Nhìn chung, áo lưới kéo bao gồm nhiều tấm lưới có kích thước khác nhau
ghép lại tạo thành một túi lưới thon dần từ miệng lưới đến đụt lưới.
Các tấm lưới tạo thành áo lưới có thể là tấm lưới hình thang, hình tam giác
hoặc tấm lưới hình chữ nhật.
Các kích thước cơ bản của áo lưới kéo có thể được xác định thông qua kích
thước các bộ phận khác có liên quan của áo lưới.
- Vật liệu áo lưới
Vật liệu làm áo lưới kéo thường dùng là chỉ lưới từ sợi Polyethlen (PE),
Polyamit (PA).
Độ thô chỉ lưới phụ thuộc vào kích thước lưới, vật liệu sợi, mắt lưới và đối
tượng đánh bắt. Độ thô chỉ lưới thường giảm dần từ cánh lưới đến đụt lưới.
Hiện nay, nhiều nước Tây Âu sử dụng vật liệu mới siêu bền (sợi tổng hợp
Dynema) vào việc dệt các tấm lưới đã làm giảm đáng kể độ thô chỉ lưới của áo
lưới kéo.
Kích thước mắt lưới giảm dần từ cánh đến đụt lưới, kích thước mắt lưới ở
đụt thường từ 30-40mm. Tùy theo các mẫu lưới, kích thước mắt lưới ở cánh có
sự khác nhau rất rõ rệt, nếu sử dụng lưới kéo truyền thống thì kích thước mắt
16


lưới ở cánh thường 200-400mm, còn nếu sử dụng một số loại lưới kéo du nhập
từ nước ngoài thì kích thước mắt lưới ở phần này có thể từ 1.000-8.000mm hoặc
lớn hơn.

- Dây giềng
Để tạo thành hệ thống lưới kéo có thể làm việc được trong nước cần phải
lắp ráp áo lưới với một số dây mềm như giềng phao, giềng chì, dây giềng trống,
…để tạo cho lưới có hình dáng nhất định.
Dây giềng phao: được lắp dọc theo biên của hai cánh trên và phần lưới của
lưới chắn. Giềng phao gồm có hai dây: dây giềng luồn và dây giềng băng. Trong
đó, dây giềng băng thường có đường kính và có độ bền đứt lớn hơn. Phao được
buộc vào giềng phao. Đối với các lưới có kích thước mắt lưới lớn, phao được
buộc kẹp giữa hai dây giềng và được bao quanh bởi lưới tấm để tránh sự cố phao
vướng vào mắt lưới.
Dây giềng chì: được lắp dọc theo biên lưới của hai cánh chì và phần lưới
của hàm chì. Tuy nhiên, tùy theo đối tượng đánh bắt và địa hình đáy biển, mà
giềng chì của lưới kéo có cấu tạo cho phù hợp. Có ba loại giềng chì thường được
sử dụng là giềng chì lắp chì hoặc xích, giềng chì mềm và giềng chì con lăn.
Giềng chì lắp chì (xích) gồm: dây giềng luồn và dây giềng băng. Trên dây
giềng băng có lắp chì hay xích (gọi là chì xích) hoặc hỗn hợp cả chì và xích. Tác
dụng của giềng chì xích là làm bật lên khỏi đáy các đối tượng vùi sâu trong nền
đáy nên phù hợp với đánh bắt tôm, mực, ở các vùng biển có đáy là: bùn, bùn pha
cát…Loại giềng chì này được dùng phổ biến ở Việt Nam.
Giềng chì mềm, ngoài giềng luồn và giềng băng còn có giềng chì mềm.
Giềng chì mềm gồm có dây lõi cáp thép, cuốn quanh bởi sợi tổng hợp hoặc tự
nhiên tạo nên dây có đường kính lớn từ 60-120mm. Sử dụng cho lưới kéo cá ở
các vùng có đáy biển bằng phẳng.
Giềng chì con lăn có cấu tạo khác với hai loại giềng chì nói trên bởi hệ
thống giềng con lăn. Hệ thống giềng con lăn là dây cáp thép có lắp các quả nặng
hình cầu, hình đĩa, hình trụ (làm bằng thép, cao su, gỗ, nhựa). Đường kính của
con lăn từ 0,15-0,5 m tùy theo địa hình đáy biển. Khi giềng chì tiếp xúc đáy
biển, các con lăn có thể lăn hoặc trượt trên đáy biển giảm các tai nạn cho lưới.
Cấu tạo giềng chì con lăn phù hợp cho việc đánh bắt đối tượng sống ở những
vùng biển có đáy cứng ghồ ghề.


Dây giềng trống gồm hai dây giềng trống phao và giềng trống chì. Dây
17


giềng trống dùng giữa đầu phao cánh, đầu cánh chì và dây đỏi hoặc ván lưới.
Chiều dài dây giềng trống thường từ 1-50 m tùy theo đối tượng đánh bắt, kiểu
lưới và kinh nghiệm sử dụng của ngư dân, có những mẫu lưới sử dụng chiều dài
giềng trống lên tới hàng trăm mét. Dây giềng trống chì được làm bằng cáp bọc
dây tổng hợp có đường kính lớn hơn giềng trống phao.
Dây đỏi là dây nối dây giềng trống với dây kéo của lưới kéo đôi. Dây đỏi
có tác dụng lùa cá vào vùng tác dụng của lưới và giúp cho giềng chì luôn chuyển
động ở sát đáy. Chiều dài dây đỏi từ 60-200m. đường kính ngoài từ 60-120 mm.
Chiều dài hai dây đỏi ở hai bên phải bằng nhau để tránh tai nạn cho lưới.
Đối với lưới kéo tầng đáy, chiều dài dây cáp kéo được xác định bởi công
thức hoặc bằng kinh nghiệm. Chiều dài dây cáp kéo phụ thuộc vào độ sâu của
ngư trường, vào tốc độ dắt lưới. Tốc độ dắt lưới càng chậm, dây kéo đòi hỏi càng
ngắn. Người ta thường sử dụng chiều dài cáp kéo bằng từ 3-14 lần độ sâu của ngư
trường. Dây cáp kéo dùng cho các tàu lưới kéo cỡ lớn phải là dây cáp thép.
Ván lưới: được sử dụng trên tàu lưới kéo đơn, có tác dụng mở rộng miệng
lưới theo chiều ngang. Đối với lưới kéo đáy, ván lưới còn có tác dụng làm cho
đầu cánh lưới luôn đi sát đáy và lùa cá vào vùng tác dụng của lưới.
Ván lưới được lắp vào vị trí giữa dây kéo và dây giềng trống. Hình dạng
của ván thường là hình chữ nhật, hình bầu dục hoặc hình chữ V đối với lưới kéo
tầng đáy. Đối với lưới kéo tầng giữa thường dùng ván lưới hình chảo. Kích
thước ván lưới phụ thuộc vào kích thước lưới và sức kéo của tàu, thuyền.
Đế trượt: chỉ sử dụng cho lưới kéo sào (khung), hai đầu sào được lắp 2 đế
trượt giúp cho lưới trượt trên nền đáy trong quá trình kéo lưới và độ mở ngang
miệng lưới chính bằng chiều dài của sào. Có nhiều dạng đế trượt và chúng được
làm bằng nhiều loại vật liệu khác nhau như bằng gạch, đá, thép và gỗ…Ngoài ra

đế trượt còn giữ cho lưới luôn có độ mở cao ổn định nhờ chiều cao của nó

PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
18


3.1. Đối tượng nghiên cứu
-Sản lượng các loài cá khai thác trong khu vực nghiên cứu
- Các tàu khai thác ven bờ và ngư dân trong khu vực nghiên cứu
3.2. Địa điểm nghiên cứu
- Xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.
3.3. Thời gian nghiên cứu
- Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ 1/2016 – 5/2016.
3.4. Nội dung nghiên cứu
- Năng lực khai thác của nghề khai thác ven bờ tại xã Vĩnh Thái.
- Ngư trường và mùa vụ khai thác của nghề khai thác ven bờ tại xã Vĩnh Thái.
- Tổ chức khai thác trên biển của đội tàu của nghề khai thác ven bờ tại xã
Vĩnh Thái và dịch vụ hậu cần nghề cá địa phương.
- Sản lượng cá và hiệu quả khai thác của nghề khai thác ven bờ trong ba
tháng 2, 3, 4 năm 2016.
- Các khó khăn và kiến nghị của ngư dân đối với nghề khai thác ven bờ tại
xã vĩnh Thái.
3.5. Phương pháp nghiên cứu
3.5.1. Phương pháp thu thập thông tin
* Thông tin thứ cấp
- Thu thập thông tin từ các tạp chí thủy sản, các nghiên cứu của nhà khoa
học, báo chí nói về lĩnh vực thực hiện đề tài.
- Ngoài ra còn thu thập thông tin từ Ủy Ban nhân dân xã Vĩnh Thái.
* Thông tin sơ cấp

- Thu thập từ phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu điều tra và phỏng vấn bán cấu trúc.
- Các số liệu, thông tin từ các đợt khảo sát thực địa.

19


3.5.2.Phương pháp xây dựng bảng hỏi và chọn mẫu điều tra
* Xây dựng bảng hỏi
- Xây dựng bảng hỏi dựa trên các nội dung của đề tài.
- Đưa ra các tình huống giả định có thể xảy ra trong quá trình điều tra để có
hướng điều tra đúng đắn nhất.
- Dựa trên phương pháp điều tra của chuyên ngành thủy sản.
* Điều tra thử
- Dựa vào các phiếu điều tra trong phạm vi hẹp hơn để biết những khó khăn
gặp phải và rút kinh nghiệm cho điều tra thật và điều chỉnh bảng hỏi cho phù hợp.
* Điều tra thực tế
- Dựa vào phiếu điều tra với các loại câu hỏi đóng, câu hỏi mở, câu hỏi có
lựa chọn hoặc câu hỏi đóng - mở kết hợp với phỏng vấn trực tiếp để đạt được độ
cao tin cậy.
- Tiến hành ghi chép lại những ý kiến xung quanh để đánh giá đúng thực
trạng theo một hướng khách quan nhất.
* Phương pháp chọn mẫu điều tra
- Trao đổi với cán bộ phòng Nông – Lâm – Ngư tại xã nơi thực tập về các
vấn đề liên quan và lấy danh sách các tàu khai thác thủy sản ven bờ và tiến hành
điều tra.
- Từ danh sách lấy được tôi liên hệ với chủ tàu để lấy thông tin từ khai thác
ven bờ và thông tin các thành viên trên tàu.
3.5.3. Phương pháp xử lý số liệu
- Số liệu được xử lý thống kê bằng phần mềm Microsoft Excel 2007.


20


PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Sản lượng khai thác xa bờ của xã Vĩnh Thái từ năm 2011 – 2015
Kết quả thu được từ số liệu thống kê về sản lượng nghề khai thác ven bờ
của xã Vĩnh Thái được minh họa ở hình 4.1 như sau:

Hình 4.1. Sản lượng khai thác ven bờ của xã Vĩnh Thái từ năm 2011 – 2015
[16], [17], [18], [19], [20]
Hình 4.1 cho thấy sản lượng đánh bắt ven bờ của xã Vĩnh Thái từ năm
2011 đến năm 2012 giảm từ 550 tấn giảm xuống còn 500 tấn (giảm 9,09%),
còn sản lượng từ năm 2012 đến năm 2015 tăng từ 500 tấn lên 800 tấn (tăng
37,5%). Tuy nhiên sản lượng khai thác ven bờ tại xã Vĩnh Thái từ năm 2012
đến năm 2013 tăng mạnh nhất từ 500 tấn lên 700 tấn (tăng 28,57%). Nguyên
nhân sản lượng khai thác giảm từ năm 2011 đến năm 2012 là do số lượng tàu
khai thác ở giai đoạn này giảm, còn sản lượng từ năm 2012 đến 2015 tăng là do
số lượng tàu khai thác ở giai đoạn này tăng ( Hình 4.2)
4.2. Năng lực khai thác
4.2.1. Số lượng tàu khai thác ven bờ
Kết quả điều tra thu thập từ năm 2011 đến năm 2016 về số lượng tàu khai
thác ven bờ tại xã Vĩnh Thái được trình bày ở hình 4.2 như sau:

21


Hình 4.2. Số lượng tàu khai thác ven bờ tại xã Vĩnh Thái từ năm 2011 đến năm
2016 [16], [17], [18], [19], [20], [21]
Hình 4.2 cho thấy số lượng tàu cá từ năm 2011 đến năm 2012 giảm mạnh

từ 262 xuống còn 223 chiếc (giảm 39 chiếc), từ năm 2012 đến năm 2016 số
lượng tàu cá tăng lên từ 223 chiếc lên 270 chiếc (tăng 47 chiếc), điều này cho
thấy nghề khai thác ven bờ tại xã Vĩnh Thái ngày càng được phát triển và trở
thành nghề chính mang lại thu nhập cao cho người dân.
Giai đoạn 2012- 2013 tăng mạnh nhất từ 223 chiếc tăng lên 254 (tăng 31
chiếc). Nguyên nhân giai đoạn 2011- 2012 giảm mạnh là do có nhiều chủ tàu và
các thành viên bỏ nghề khai thác chuyển qua làm công nhân ti tan cho công ty
khoáng sản Quảng Trị, tuy nhiên sau một thời gian làm việc thấy công việc này
quá vất vả, độc hại mà hiệu quả kinh tế không cao nên hầu hết họ đã quay trở lại
đi khai thác, vì thế đến giai đoạn năm 2012- 2013 số lượng tàu lại tăng mạnh
như vậy.
Sự gia tăng và suy giảm số lượng tàu ở các giai đoạn phản ánh lên một
trong những nguyên nhân làm tăng hay giảm sản lượng khai thác qua các năm
đó (Hình 4.1).
4.2.2. Công suất tàu khai thác ven bờ
Kết quả thu được từ số liệu thống kê về công suất tàu tại xã Vĩnh Thái năm
2016 được thể hiện ở hình 4.3 như sau:

22


Hình 4.3 Số lượng tàu khai thác ven bờ theo công suất tại xã Vĩnh Thái năm
2016 [21]
Hình 4.3 cho thấy xã Vĩnh Thái có số lượng tàu tập trung phần lớn ở mức
công suất 12 CV, 14CV, 16CV. Trong đó số lượng tàu tập trung ở mức công
suất 16 CV là lớn nhất (74 chiếc) chiếm 27,4%, vì mức công suất này phù hợp
với điều kiện của ngư dân, giúp cho họ có thể đi đánh bắt xa hơn, mang lại hiệu
quả kinh tế cao. Các tàu có mức công suất 8 CV có 35 chiếc chiếm 13%, 27 tàu
ở mức công suất 10 CV chiếm 10%, 43 tàu ở mức công suất 12 CV chiếm
15,9%, 67 tàu ở mức công suất 14 CV chiếm 24,8%. Đối với mức công suất

thấp nhất 6 CV chỉ có 24 chiếc (chiếm 8,8%), do ở mức công suất này thì không
thể đi xa hơn, đánh bắt sản lượng lớn hơn.
Với 270 tàu tại xã Vĩnh Thái, thì số tàu có công suất cao không có, chỉ ở
mức cao nhất là 16 CV. Vì để đóng mới và cải hoán tàu có công suất lớn hơn thì
số tiền ngư dân bỏ ra là rất lớn, nên nhìn chung các ngư dân ở đây vẩn không đủ
kinh phí để đầu tư.
4.2.3. Lao động khai thác
Theo kết quả điều tra, hiện nay có khoảng 105 lao động trên tổng 51 tàu
khai thác ven bờ tại xã Vĩnh Thái. Để làm rõ hơn về đội ngủ lao động khai thác
ven bờ tại xã, tôi đã tiến hành điều tra tìm hiểu thông tin về trình độ học vấn,
kinh nghiệm khai thác, độ tuổi khai thác, nguồn thu nhập chính của gia đình và
kết quả thu thập được như sau:

4.2.3.1. Trình độ học vấn của người tham gia khai thác ven bờ
23


Theo kết quả điều tra, tại xã Vĩnh Thái trong số 105 lao động không có ngư
dân nào đạt trình độ trường Trung Cấp, Cao Đẳng, Đại Học hoặc các trường đào
tạo nghề. Đội ngũ lao động tại xã đạt trình độ học vấn từ mù chữ, cấp I, cấp II
đến cấp III, kết quả được minh họa ở hình 4.4.như sau:

Hình 4.4. Tỷ lệ % trình độ học vấn của ngư dân khai thác ven bờ tại xã Vĩnh Thái
Hình 4.4 cho thấy ngư dân ở đây có trình độ văn hóa đang còn thấp. Trình
độ cấp II chiếm tỷ lệ cao nhất (42,86%), chiếm tỷ lệ cao thứ hai là trình độ văn
hóa cấp III (31,43%), tiếp đến là mù chữ (13,33%) và cuối cùng là trình độ cấp I
(12,38%).
Trình độ văn hóa của ngư dân vẫn còn thấp, nguyên nhân là đội ngũ điều
tra tại xã có độ tuổi khá lớn (từ 30- 50 tuổi) (hình 4.6) và trước đây điều kiện
kinh tế của địa phương còn khó khăn nên ít ngư dân học lên đến bậc cao. Trình

độ văn hóa cấp III tại xã phần lớn rơi vào độ tuổi nhỏ hơn 30.
4.2.3.2. Kinh nghiệm người tham gia khai thác ven bờ
Kinh nghiệm khai thác là một yếu tố tham gia quyết định đến hiệu quả khai
thác, kết quả điều tra tại xã Vĩnh Thái được trình bày ở hình 4.5:

24


Hình 4.5 Tỷ lệ % kinh nghiệm khai thác của ngư dân khai thác ven bờ tại xã
Vĩnh Thái
Hình 4.5 cho thấy kinh nghiệm khai thác của ngư dân xã rất cao. Số người
có kinh nghiệm từ>15 năm và 11- 15 năm chiếm tỷ lệ lần lượt là 45,72 %. và
24,76%. Tiếp đến là ngư dân có kinh nghiệm 5 – 10 năm với 17,14% còn các
ngư dân có kinh nghiệm <5 năm chỉ chiếm 12,38% đạt tỷ lệ thấp nhất.
Mặc dù trình độ học vấn của ngư dân ở đây còn thấp (hình 4.4) nhưng bù
lại kinh nghiệm khai thác trong nghề của họ cao. Vì vậy, công việc khai thác của
ngư dân ở đây cũng không còn xa lạ và họ có thể học tốt việc lao động trên tàu
một cách nhanh chóng.
4.2.3.3. Độ tuổi người dân tham gia khai thác ven bờ
Qua thực tế điều tra về độ tuổi của ngư dân khai thác ven bờ tại xã, nhận
thấy độ tuổi của họ tập trung ở 3 nhóm tuổi ( được trình bày ở hình 4.6) như sau:

Hình 4.6: Tỷ lệ % độ tuổi ngư dân khai thác ven bờ tại xã Vĩnh Thái
25


×