Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến sinh trưởng của loài viết (mimusops elengi l) tại vườn ươm xã quảng lợi quảng điền thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (778.82 KB, 55 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
Khoa Lâm nghiệp

KHÓA LUẬN

TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến sinh
trưởng của loài Viết (Mimusops elengi L) tại vườn ươm xã Quảng
Lợi - Quảng Điền - Thừa Thiên Huế

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Xuân Toại
Lớp: Lâm Nghiệp 46
Giáo viên hướng dẫn: Th.s Hồng Bích Ngọc
Bộ môn: Lâm sinh
Địa điểm thực tập: Huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Thời gian thực tập: 28/12/2015 -20/04/2016

HUẾ, 05/2016
1


LỜI CẢM ƠN

Sau bốn năm học tại trường Đại học Nông Lâm Huế, tôi được học hỏi, tiếp
thu và vận dụng kiến thức không những về mặt lý thuyết mà còn trong thực tế.
Để tạo điều kiện cho việc thực hiện Khóa luận Tốt nghiệp cũng như hoàn thành
chương trình học 4 năm tại trường, tôi xin chân thành cám ơn các thầy cô giáo
trong trường đã tận tình truyền đạt, giúp đỡ em trong thời gian trên và tạo cho
tôi một môi trường học tập tích cực và vui vẻ, những kiến thức chuyên môn quý
báu chính là hành trang trong cuộc sống và công việc sau này.


Đặc biệt tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến cô Th.s Hồng Bích Ngọc đã
hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại
trường và trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ và là
chỗ dựa vững chắc để tôi vượt qua những khó khăn trong khoảng thời gian thực
hiện khóa luận.
Mặc dù có nhiều cố gắng hoàn thành đề tài một cách hoàn chỉnh song do
mới làm quen với công việc nên còn nhiều hạn chế và thiếu sót. Rất mong sự
đóng góp của quý thầy cô để khóa luận được hoàn thành tốt hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Xuân Toại

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

2

CT

Công thức

GT

Gía thể


H

Tốc độ sinh trưởng về chiều cao


D

Tốc độ sinh trưởng về đường kính gốc

lá

Tốc độ sinh trưởng của lá

Hvn

Chiều cao vút ngọn

Do

Đường kính gốc

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

DANH MỤC CÁC BẢNG

3


M C L C

TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến sinh
trưởng của loài Viết (Mimusops elengi L) tại vườn ươm vũng cát xã Quảng
Lợi – Quảng Điền- Thừa Thiên Huế” là nghiên cứu bước đầu của chúng tôi

trên đối tượng là loài Viết, với mục tiêu chính là tìm hiểu sự ảnh hưởng của các
yếu tố sinh thái như ánh sáng, chế độ dinh dưỡng, thành phần ruột bầu… đến sự
sinh trưởng, phát triển và tỷ lệ sống của cây ở giai đoạn vườn ươm nhằm đặt cơ
sở cho vấn đề chăm sóc, điều khiển và tạo điều kiện để công tác trồng rừng bằng
loài cây này mang lại hiệu quả cao.Với các chỉ tiêu theo dõi là: chiều cao vút
ngọn, đường kính gốc, số lá, tỉ lệ sống của cây qua các thời điểm 30 ngày, 60
ngày và 90 ngày bằng phương pháp phân tích thống kê trong lâm nghiệp để
chọn ra công thức nào là tốt nhất.
Qua nghiên cứu kết quả cho thấy, loài Viết sau 90 ngày được che bóng
bằng lưới lan, trồng trên nền 100% đất phù sa kết hợp phân lân đem lại hiệu quả
cao nhất về các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển, tỷ lệ sống và số lá.

Huế, tháng 05 năm 2016
Giáo viên hướng dẫn

4

Sinh viên thực hiện


PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng là tài nguyên vô cùng quý giá đối với con người, nếu chúng ta biết
khai thác, sử dụng và bảo vệ một cách hợp lý. Rừng không chỉ cung cấp những
vật dụng thực phẩm lâm đặc sản như: thuốc men, gỗ củi… mà rừng còn là lá
phổi xanh của nhân loại, điều hòa khí quyển, hấp thụ các chất độc hại như: CO2,
SO2 và làm can bằng môi trường sinh thái đem lại cuộc sống trong lành cho con
người và mọi sinh vật.
Trong những năm qua của thế kỉ 20, do nhiều nguyên nhân rừng nước ta
vẫn trong tình trạng suy giảm về chất lượng, diện tích rừng ngày càng bị thu

hẹp. Tỉ lệ đất có rừng che phủ của mỗi quốc gia là một chỉ tiêu đánh giá chất
lượng môi trường sống quan trọng. Diện tích đất có rừng của một quốc gia tối
ưu phải đạt 45% tổng diện tích. Thực tế, hơn một nửa tài nguyên rừng trên thế
giới đang bị phá hủy nghiêm trọng và trên 30% đang bị suy thoái, trong khi đó
rất nhiều nước đang phát triển chủ yếu dựa vào lĩnh vực Lâm nghiệp. Tại Việt
Nam tính đến năm 2013 có 13.954.454 ha rừng, trong đó 10.398.160ha rừng tự
nhiên, 3.556.294ha rừng trồng, độ che phủ đạt 41%( theo quyết định 3322/QĐBNNPTNT về việc công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2013). Nguyên nhân
của tình trạng trên là do tình trạng khai thác quá mức, chưa có biện pháp phục
hồi, bảo vệ hiệu quả dẫn đến đất đai bị xói mòn, kém màu mỡ,môi trường sống ô
nhiễm,đặc biệt là hiện tượng nhà kính,trái đất ngày một nóng lên.Vì vậy việc sử
dụng tài nguyên rừng phải đi đôi với trồng rừng,bảo vệ rừng.
Cây Viết thuộc loài thực vật thân gỗ trung bình, cao từ 10-20m, thân có
nhựa mủ trắng, cành nhánh nhiều tán lá sum suê, Viết có lá đơn, mép nguyên
mọc cách. Lá có phiến không lông, cứng dài 12cm, rộng 6cm với màu xanh đậm
láng bóng ở mặt trên, nhạt màu hơn ở mặt dưới. Viết có tán lá hình trứng, gọn,
xanh quanh năm, rất ít khi rụng lá. Cây đẹp dáng, tốt lá nên thường được sử
dụng làm cây công trình tạo cảnh quan đô thị như: trồng từng cá thể đơn lẻ kết
hợp với cây có hoa, trồng thành bồn cây, trồng thành cụm 3-5 cây trong công
viên, khuôn viên trường học, kí túc xá, khu dân cư, công sở hay trồng thành
hàng trên đường phố, dọc bờ sông, trồng sân vườn biệt thự…Viết có gỗ nặng,
tốt, bền nên còn được trồng làm cây lấy gỗ dùng trong xây dựng, làm cầu cống,
đóng thuyền, làm sàn nhà hay sử dụng làm các dụng cụ sinh hoạt, nhạc
cụ… Ngoài ra, Viết còn là một cây dược liệu rất tốt, chữa được nhiều bệnh như
5


đau đầu, đau răng, tiêu chảy, các vết thương, viêm mắt…hoa của cây Viết còn
được chưng cất làm nước hoa và khá được yêu thích. Viết là một trong các loài
cây được trồng và sử dụng trong hệ thống cây xanh, cho bóng mát nên được
trồng nhiều để làm cây cảnh trong công viên, độ thị hiện nay ở nhiều nơi trong

cả nước nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu
sâu về kỹ thuật gieo ươm loài Viết trên địa bàn Thừa Thiên Huế.
Xuất phát từ những vấn đề nói trên, tôi thực hiện đề tài:
“ Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến sinh trưởng của
loài Viết (Mimusops elengi L) tại vườn ươm vũng cát xã Quảng Lợi – Quảng
Điền- Thừa Thiên Huế ”
Là rất cần thiết nhằm đề xuất một số biện pháp kĩ thuật gieo ươm để nhân
giống hiệu quả, phục vụ cho công tác trồng rừng và sản xuất.
Báo cáo này trình bày kết quả thí nghiệm đánh giá khả năng sinh trưởng của cây
con Viết ở giai đoạn vườn ươm dưới ảnh hưởng của một số nhân tố: Ánh sang,
phân bón và thành phần ruột bầu.

6


PHẦN 2
TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Các nghiên cứu về loài Viết trên thế giới
Tái sinh tự nhiên của rừng là một quá trình rất phức tạp. Tuy vậy vấn đề
này cũng đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà lâm học. Khi nghiên cứu tái sinh
rừng, người ta thường tập trung vào một số loài cây có giá trị kinh tế.
Khi nghiên cứu tái sinh rừng tự nhiên, phần lớn các nhà nghiên cứu thường
hướng vào tìm hiểu sự thiếu hụt ánh sáng của cây con do tán lâm phần mẹ gây
nên. Năm 1949, Kozlovxki (Dẫn theo Nguyễn Văn Thêm, 1992) [1] cho rằng, sự
thiếu hụt ánh sáng là thường xuyên đối với cây con. Khi bị che bóng, mật độ và
sức sống của cây tái sinh sẽ suy giảm (Walter, 1947; Roussel, 1962, 1967).
Những nhận định về vai trò của ánh sáng đối với tái sinh của cây gỗ ở rừng mưa
cũng tìm thấy trong các tài liệu của Richards (1952), Banard (1954) và Baur
(1961 - 1962) [2]. Độ khép tán của quần thụ cũng ảnh hưởng rõ rệt đến mật độ
và sức sống của cây con (Orlov, 1951; Alekseev, 1954; Makximov, 1971) (Dẫn

theo Nguyễn Văn Thêm, 1992) [1].
Khi nghiên cứu vai trò của những yếu tố tối thiểu đối với sinh trưởng của
cây con, Karpov (1969) và Rusin (1970) (Dẫn theo Nguyễn Văn Thêm, (1992)
[1] cho rằng, sự cải thiện điều kiện sinh trưởng của cây con theo yếu tố đa lượng
có ảnh hưởng không đáng kể đến sức sống của cây con. Theo Mazin (1969) [2],
ánh sáng sẽ trở thành yếu tố giới hạn ở những nơi mà nước và chất khoáng
không ở mức giới hạn.
Khi nghiên cứu về sinh thái của hạt giống và sinh trưởng của cây gỗ non,
Ekta và Singh (2000) [1] đã nhận thấy rằng, cường độ ánh sáng có ảnh hưởng rõ
rệt tới sự nảy mầm, sự sống sót và quá trình sinh trưởng của cây con. Năm 1981,
Sasaki và Mori [2] đã tiến hành nghiên cứu và đánh giá khả năng chịu bóng của
một số loài như Shorea talura, Sovalis, Hopea helferei và Vatica odorata. Kết quả
cho thấy sinh trưởng của cây con bị ức chế khi cường độ ánh sáng cao hơn 50%.
Theo Thomas (1985) [2], chất lượng cây con có mối quan hệ logic với tình
trạng chất khoáng. Nitơ và phốt pho cung cấp nguyên liệu cho sự sinh trưởng và
phát triển của cây con. Tình trạng dinh dưỡng của cây con thể 12 hiện rõ qua
màu sắc của lá. Phân tích thành phần hóa học của mô là một cách duy nhất để đo
lường mức độ thiếu hụt dinh dưỡng của cây con.
7


2.2. Những nghiên cứu liên quan ở Việt Nam
Ở Việt Nam, từ trước đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về gieo
ươm cây gỗ. Nhìn chung, khi nghiên cứu gieo ươm cây gỗ, một mặt các nhà
nghiên cứu hướng vào xác định những nhân tố sinh thái có ảnh hưởng quyết
định đến sinh trưởng của cây con. Những nhân tố được quan tâm nhiều là ánh
sáng, đất, hỗn hợp ruột bầu, chế độ nước và kích thước bầu. Mặt khác, nhiều
nghiên cứu còn hướng vào việc làm rõ tiêu chuẩn cây con đem trồng.
Khi nghiên cứu gieo ươm thông nhựa (Pinus merkusii), Nguyễn Xuân Quát
(1985) [3] cũng đã tập trung xem xét ảnh hưởng của thành phần hỗn hợp ruột

bầu. Những nghiên cứu như thế cũng đã được Hoàng Công Đãng (2000) [17]
thực hiện với loài Bần chua ở giai đoạn vườn ươm.
Khi bố trí thí nghiệm về ảnh hưởng của độ tàn che, Nguyễn Xuân Quát
(1985) đã phân chia 5 mức che sáng: không che (đối chứng), che 25%, 50%,
75%, 100%. Để thăm dò phản ứng của cây con với phân bón, Nguyễn Xuân
Quát (1985) [4] đã bón lót super lân, clorua kali, sulphat amôn với tỷ lệ từ 0 6% so với trọng lượng ruột bầu. Đối với phân hữu cơ, các tác giả thường sử
dụng phân chuồng hoai (phân trâu, phân bò và phân heo) với liều lượng từ 0
-25% so với trọng lượng bầu. Một số nghiên cứu cũng hướng vào xem xét phản
ứng của cây gỗ non với nước. Tuy vậy, đây là một vấn đề khó bởi vì hiện nay
còn thiếu những điều kiện nghiên cứu cần thiết (Nguyễn Xuân Quát, 1985) [4].
Từ năm 1980 - 1985, Nguyễn Minh Đường [5] và nhiều tác giả khác cũng
có những nghiên cứu chi tiết về gieo ươm và trồng rừng sao dầu ở rừng ở miền
Đông Nam Bộ.
Năm 1997, Nguyễn Thị Mừng [6] đã nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ che
bóng đến sinh trưởng của cây Cẩm lai (Dalbergia bariaensis Pierre) trong giai
đoạn vườn ươm. Kết quả nghiên cứu đã chứng tỏ rằng, ở giai đoạn từ 1 - 4 tháng
tuổi, mức độ che bóng 50 - 100% (tốt nhất 75%) đảm bảo cho Cẩm lai có hàm
lượng diệp lục a, b và tổng số cao hơn, sinh khối, sinh trưởng chiều cao đều lớn
hơn so với đối chứng (không che bóng). Nhưng đến tháng thứ 6, các chỉ tiêu
trên lại đạt cao nhất ở tỷ lệ che bóng 50%.
Khi nghiên cứu về gieo ươm Dầu song nàng (Dipterocarpus dyeri Pierre),
Nguyễn Tuấn Bình (2002) [7] nhận thấy độ tàn che 25% - 50% là thích hợp cho
sinh trưởng của Dầu song nàng 12 tháng tuổi. Khi nghiên cứu về cây Huỷnh liên
(Tecoma stans (L.) H.B.K) trong giai đọan 6 tháng tuổi, Nguyễn Thị Cẩm
Nhung (2006) [8] nhận thấy độ che sáng thích hợp là 60%.
8


Kỹ thuật chăm sóc cây con ở giai đoạn vườn ươm có ảnh hưởng quyết định
đến tỷ lệ sống và chất lượng cây con trong đó chế độ che sáng và thành phần

ruột bầu được coi là nhân tố quan trọng (Schmidt, 2000; Thimothy et al., 2012
dẫn theo Đỗ Anh Tuấn (2013)). Theo Đỗ Anh Tuấn (2013) [9], nghiên cứu ảnh
hưởng của che sáng và thành phần ruột bầu đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của
cây con giổi ăn hạt trong giai đoạn vườn ươm với nhân tố che sáng ở 5 mức: đối
chứng, che sáng 25%, che sáng 50%, che sáng 75% và che sáng 100% và 5 công
thức thành phần ruột bầu khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc che bóng
có ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây con trong giai đoạn
vườn ươm và mức độ che sáng phù hợp với biến động theo giai đoạn tuổi của
cây con. Giai đoạn 4 tháng tuổi mức che sáng 75% là tốt nhất, sang giai đoạn 6
đến 8 tháng tuổi thì mức độ che sáng 50% là phù hợp.
Thành phần ruột bầu trong thí nghiệm không ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ
sống của cây con, nhưng lại có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng đường kính cổ
rễ và chiều cao của cây con trong giai đoạn vườn ươm. Công thức ruột bầu với
95% đất mặt và 5% vi sinh là công thức tốt nhất. Theo nghiên cứu về ảnh hưởng
của thành phần ruột bầu và ánh sáng đến sinh trưởng của cây con ở giai đoạn
vườn ươm cho thấy cây con trong giai đoạn này ảnh hưởng bởi tỷ lệ phân bón.
Thành phần ruột bầu có 10% lượng phân chuồng hoai với 2% supe lân và 88%
đất cho kết quả tốt đối với cây con sinh trưởng tốt về đường kính cổ rễ và chiều
cao cây cân đối và độ che sáng 25% tốt nhất ở giai đoạn từ khi cấy cây có 2 đôi
lá đến khi cây 4 tháng tuổi (Nguyễn Việt Cường & cs, 2014).
Một vấn đề thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu là thành phần hỗn
hợp ruột bầu. Theo Nguyễn Văn Sở (2004) [10,11], sự phát triển của cây con
phụ thuộc không chỉ vào tính chất di truyền của cây, mà còn vào môi trường
sinh trưởng của nó (tính chất lý hóa tính của ruột bầu). Tuy nhiên không phải tất
cả các loài cây đều cần một loại hỗn hợp như nhau, mà chúng thay đổi tùy thuộc
vào đặc tính sinh thái học của mỗi loài cây. Theo Nguyễn Thị Mừng (1997) [6],
thành phần ruột bầu được cấu tạo từ 79% đất + 18% phân chuồng + 0,5% N +
2% P + 0,5% K hoặc 80% đất + 15% phân 14 chuồng + 1% N + 3% P + 1% K
sẽ đảm bảo cho cây Cẩm lai (Dalbergia bariaensis Pierre) sinh trưởng tốt trong
giai đoạn vườn ươm. Khi nghiên cứu gieo ươm Dầu song nàng (Dipterrocarpus

dyerii), Nguyễn Tuấn Bình (2002) [7] cũng nhận thấy hỗn hợp ruột bầu có ảnh
hưởng rất nhiều đến sinh trưởng của cây con. Theo tác giả, đất feralit đỏ vàng
trên phiến thạch sét và đất xám trên granit có tác dụng nâng cao sức sinh trưởng
9


của cây con Dầu song nàng. Hàm lượng phân super phốt phát (Long Thành)
thích hợp cho sinh trưởng của Dầu song nàng là 2% - 3%, còn phân NPK là 3%
so với trọng lượng bầu. Theo Nguyễn Văn Thêm và Phạm Thanh Hải (2004)
bón lót cho Chiêu liêu nước (Terminalia calamansanai) trong giai đoạn 6 tháng
tuổi ở vườn ươm là việc làm cần thiết. Nếu bón lót phân tổng hợp NPK
(16:16:8) cho Chiêu liêu nước, thì hàm lượng thích hợp là 1% so với trọng
lượng ruột bầu. Tương tự, phân super photphat là 1%, còn phân hữu cơ hoai là
15% - 20% so với trọng lượng ruột bầu. Theo Nguyễn Thị Cẩm Nhung (2006)
[4], khi gieo ươm cây Huỷnh liên (Tecoma stans (L.) H.B.K), hỗn hợp ruột bầu
thích hợp bao gồm đất, phân chuồng hoai, xơ dừa, tro, trấu theo tỷ lệ 90:5:2: 2,1
và 0,3% kali clorua, 0,5% super lân và 0,1% vôi.
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của thực vật
2.3.1. Ánh sáng
Về lý thyết ánh sáng là nhân tố tối quan trọng đối với thực vật. Ánh sáng là
nguồn năng lượng cần thiết cho quá trình tổng hợp chất hữu cơ. Ánh sáng có
ảnh hưởng căn bản đến sự phân phối lượng tăng trưởng mới giữa các bộ phận
của cây gỗ. Khi được che bóng, tăng trưởng chiều cao của cây gỗ non diễn ra
nhanh, nhưng đường kính nhỏ, sức sống yếu và thường bị đổ ngã khi gặp gió
lớn. Trái lại, khi gặp điều kiện chiếu sáng mạnh, tăng trưởng chiều cao của cây
gỗ non diễn ra chậm, nhưng đường kính lớn, thân cây cứng và nhiều cành. Nói
chung, việc che bóng giúp cây con tránh được những tác động cực đoan của môi
trường, làm giảm khả năng thoát hơi nước, đồng thời làm giảm nhiệt độ c ủa cây
và của hỗn hợp ruột bầu (Kimmins, 1998; Dẫn theo Nguyễn Văn Thêm,
2002[1]. Sự sống sót ban đầu của cây con ở điều kiện đất trồng rừng cũng phụ

thuộc vào việc điều chỉnh ánh sáng trong giai đoạn vườn ươm. Những cây con
sinh trưởng với cường độ ánh sáng thấp sẽ hình thành các lá chịu bóng. Nếu bất
ngờ đưa chúng ra ngoài ánh sáng và kèm theo điều kiện ẩm độ, nhiệt độ thay
đổi, chúng sẽ bị ức chế bởi ánh sáng mạnh. Điều này có thể làm cho cây con bị
tử vong hoặc giảm tăng trưởng cho đến khi các lá chịu bóng được thay thế bằng
các lá ưa sáng (Kimmins, 1998; Dẫn theo Nguyễn Văn Thêm, 2002[1]. Chế độ
ánh sáng được coi là thích hợp cho cây con ở vườn ươm khi nó tạo ra tỷ lệ lớn
giữa rễ/chiều cao thân, hình thái tán lá cân đối, tỷ lệ chiều cao/đường kính bằng
hoặc gần bằng 1. Đặc điểm này cho phép cây con có thể sống sót và sinh trưởng
tốt khi chúng bị phơi ra ánh sáng hoàn toàn. Vì thế, trong gieo ươm nhà Lâm
học phải chú ý đến nhu cầu ánh sáng của cây con Nguyễn Xuân Quát, 1985,
Nguyễn Văn Thêm, 2002-2003)[12].
10


2.3.2. Nước
Nước là thành phần bắt buộc của tế bào sống. Có nhiều nước thực vật mới
hoạt động bình thường được. Nhưng hàm lượng nước trong thực vật không
giống nhau, thay đổi tùy thuộc loài hay các tổ chức khác nhau của cùng một loài
thực vật. Hàm lượng nước còn phụ thuộc vào thời kỳ sinh trưởng của cây và
điều kiện ngoại cảnh mà cây sống.
Vì vậy:
- Nước là thành phần cấu trúc tạo nên chất nguyên sinh (>90%).
- Nếu như hàm lượng nước giảm thì chất nguyên sinh từ trạng thái sol
chuyển thành gel và hoạt động sống của nó sẽ giảm sút.
- Các quá trình trao đối chất đều cần nước tham gia. Nước nhiều hay ít sẽ
ảnh hưởng đến chiều hướng và cường độ của quá trình trao đối chất.
- Nước là nguyên liệu tham gia vào một số quá trình trao đối chất.
- Sự vận chuyển các chất vô cơ và hữu cơ đều ở trong môi trường nước.
- Nước bảo đảm cho thực vật có một hình dạng và cấu trúc nhất định. Do

nước chiếm một lượng lớn trong tế bào thực vật, duy trì độ trương của tế bào
cho nên làm cho thực vật có một hình dáng nhất định.
- Nước nối liền cây với đất và khí quyển góp phần tích cực trong việc bảo
đảm mối liên hệ khăng khít sự thống nhất giữa cơ thể và môi trường. Trong quá
trình trao đổi giữa cây và môi trường đất có sự tham gia tích cực của ion H + và
OH- do nước phân ly ra.
- Nước góp phần vào sự dẫn truyền xung động các dòng điện sinh học ở
trong cây khiến chúng phản ứng mau lẹ không kém một số thực vật bậc thấp
dưới ảnh hưởng của tác nhân kích thích của ngoại cảnh.
- Nước có một số tính chất hóa lý đặc biệt như tính dẫn nhiệt cao, có lợi cho
thực vật phát tán và duy trì nhiệt lượng trong cây. Nước có sức căng bề mặt lớn
nên có lợi cho việc hấp thụ và vận chuyển vật chất. Nước có thể cho tia tử ngoại
và ánh sáng trông thấy đi qua nên có lợi cho quang hợp. Nước là chất lưỡng cực
rõ ràng nên gây hìện tượng thủy hóa và làm cho keo ưa nước được ổn định.
2.3.3. Chế độ dinh dưỡng
Hỗn hợp ruột bầu có ảnh hưởng lớn đến sự sống và sinh trưởng trong giai
đoạn cây con ở vườn ươm. Theo Nguyễn Văn Sở (2004), cây con phát triển tốt
11


hay không không những tùy thuộc vào tính chất di truyền của cây, mà còn phụ
thuộc vào tính chất vật lý(thành phần các cấp hạt trong đất, cấu trúc đất, độ xốp, độ
thoáng khí, độ ẩm, khả năng giữ nước) và hóa học (chất hữu cơ, khả năng hấp phụ
của đất, các nguyên tố dinh dưỡng trog đất và mức độ dễ tiêu của đất khả năng trao
đổi cation và anion) của ruột bầu[11]. Nếu hỗn hợp ruột bầu nhẹ, thoáng khí, khả
năng giữ nước cao nhưng nghèo chất khoáng cũng không giúp cây phát triển tốt.
Ngược lại, một hỗn hợp ruột bầu chứa nhiều chất khoáng, nhưng cấu trúc đất nặng,
khó thấm nước và thoát nước cũng ảnh hưởng xấu đến cây con.
Thành phần hỗn hợp ruột bầu bao gồm đất, phân bón (hữu cơ, vô cơ) và
chất phụ gia để đảm bảo điều kiện lý hóa tính của ruột bầu. Đất được chọn làm

ruột bầu là đất tốt, có khả năng giữ ẩm và thoát nước tốt, thành phần cơ giới từ
cát pha đến thịt nhẹ, pH trung tính, không mang mầm mống sâu bệnh hại. Theo
Nguyễn Xuân Quát (1985)[12], để giúp cây con sinh trưởng và phát triển tốt,
vấn đề bổ sung thêm chất khoáng và cải thiện tính chất của ruột bầu bằng cách
bón phân là rất cần thiết. Trong giai đoạn vườn ươm, những yếu tố được đặc biệt
quan tâm là đạm, lân, kali và các chất phụ gia. Đạm (N) là chất dinh dưỡng cần
cho sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Mặc dù hàm lượng trong cây không
cao, nhưng nitơ lại có vai trò quan trọng bậc nhất. Thiếu nitơ cây không thể tồn
tại. Nitơ là thành phần quan trọng cấu tạo nên tất cả các axit amin và từ các axit
amin tổng hợp nên tất cả các loại protein trong cơ thể thực vật. Vai trò của
protein đối với sự sống của cơ thể thực vật là không thể thay thế được. Nitơ có
mặt trong axit nucleic, tham gia vào cấu trúc của vòng porphyril, là những chất
đóng vai trò quan trọng trong quang hợp và hô hấp của thực vật. Nói chung,
nitơ là dưỡng chất cơ bản nhất tham gia vào thành phần chính của protein, vào
quá trình hình thành các chất quan trọng như amino axit, men, nhiều loại
vitamin trong cây như B1, B2, B6…Nitơ thúc đẩy cây tăng trưởng, đâm nhiều
chồi, lá to và xanh, quang hợp mạnh. Nếu thiếu đạm, cây sinh trưởng chậm, còi
cọc, lá ít và có kích thước nhỏ và hơi vàng. Nhưng nếu bón thừa đạm cũng gây
tác hại cho cây. Biểu hiện của triệu chứng thừa đạm là cây sinh trưởng quá mức,
cây dễ đổ ngã, nhiều sâu bệnh, lá có màu xanh đậm vì diệp lục được tổng hợp
nhiều []; Viện thổ nhưỡng nông hóa, 1998 [13]; Ekta Khurana and J.S. Singh,
2000[3]; Thomas D. Landis, 1985[3].
Lân (P) là yếu tố quan trọng trong quá trình trao đổi năng lượng. Lân có tác
dụng làm tăng tính chịu lạnh cho cây trồng, thúc đẩy sự phát triển của hệ rễ. Lân
cần thiết cho sự phân chia tế bào, mô phân sinh, kích thích sự phát triển của rễ,
12


ra hoa, sự phát triển của hạt và quả. Cây được cung cấp đầy đủ lân sẽ tăng khả
năng chống chịu với điều kiện bất lợi như lạnh, nóng, đất chua và kiềm. Nếu

thiếu lân, kích thước cây nhỏ hơn bình thường, lá cây phồng cứng, lá màu xanh
đậm, sau chuyển dần sang vàng; thân cây mềm, thấp; năng xuất chất khô giảm.
Ngoài ra, thiếu lân sẽ hạn chế hiệu quả sử dụng đạm. Một vài loại lá kim khi
thiếu lân lá sẽ đổi màu xanh thẫm, tím, tím nâu hay đỏ. Ở những loài cây lá
rộng, thiếu lân sẽ dẫn đến lá có màu xanh đậm, xen kẽ với các vết nâu, cây tăng
trưởng chậm. Khi thừa lân không thấy tác hại nghiêm trọng như thừa nitơ (Trịnh
Xuân Vũ, 1975 [7]; Viện thổ nhưỡng nông hóa, 1998 [15]; Ekta Khurana and
J.S. Singh, 2000[4]; Thomas D. Landis, 1985[5]). Kali (K) đóng vai trò chủ yếu
trong việc chuyển hóa năng lượng, quá trình đồng hóa của cây, điều khiển quá
trình sử dụng nước, thúc đẩy quá trình sử dụng đạm ở dạng NH4+, giúp cây
tăng sức đề kháng, cứng chắc, ít đổ ngã, chống sâu bệnh, chịu hạn và rét . Do
vậy, nếu thiếu kali, thì cây có biểu hiện về hình thái rất rõ như lá hơi ngắn, phiến
lá hẹp và có màu lục tối, sau chuyển sang vàng, xuất hiện những chấm đỏ, lá bị
khô (cháy) rồi rủ xuống (Trịnh Xuân Vũ, 1975);(Nguyễn Văn Thêm, 2002. Sinh
thái rừng. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh);(Viện thổ
nhưỡng nông hóa, 1998) [16]. Các chất phụ gia thường được sử dụng là xơ dừa,
tro trấu…Chúng có tác dụng làm xốp đất, giữ ẩm, thoáng khí…

13


PHẦN 3
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG PHẠM VI VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
3.1.1. Mục tiêu chung
Cung cấp cơ sở khoa học cho việc gieo ươm loài cây Viết (Mimusops
elengi L)
3.1.2. Mục tiêu cụ thể
Đề tài tìm hiểu các nhân tố sinh thái(ánh sáng, đất đai, phân bón...) ảnh

hưởng đến sinh trưởng phát triển của loài Viết giai đoạn vườn ươm. Qua đó đặt
cơ sở cho vấn đề chăm sóc hiệu quả loài cây này ở giai đoạn vườn ươm nhằm
nâng cao tỉ lệ sống ở giai đoạn rừng trồng.
3.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.2.1 Đối tượng nghiêm cứu
Tên khoa học

: Mimusops elengi L

Tên Việt Nam : Viết
Họ

: Sapoaceae( Hồng xiêm)

Bộ

: Ericales

3.2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Thôn Cổ Tháp, xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền,
Tĩnh Thừa Thiên Huế.
- Địa điểm bố trí thí nghiệm: vườn ươm vùng cát, xã Quảng lợi- huyện
Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Thời gian nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu 4 tháng.
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Đặc điểm của khu vực nghiên cứu
Quảng Điền là một huyện phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế, cách thành phố
Huế khoảng 10-15km. Phía Đông và Nam giáp huyện Hương Trà, phía Tây và
Tây-Bắc giáp huyện Phong Điền, phía Bắc và Đông-Bắc giáp biển Đông. Với
giới hạn đó, Quảng Điền năm gọn trong khoảng 16o30’58”-16o40’13” vĩ độ bắc

và 107o21’38”- 107o34’ kinh độ đông.
14


3.3.2. Các đặc điểm sinh vật học của loài viết
Cây Viết là một loài cây có nguồn gốc ở các nước Châu Á nhiệt đới. Đây là
cây bản địa Việt Nam, được tìm thấy nhiều ở Tây Nguyên trong các khu rừng
thường xanh. Ngoài ra, cây Viết còn xuất hiện nhiều ở các nước Lào,
Campuchia, Ấn Độ,…

Hình 3.1: Cây Viết
Cây Viết thuộc loài thực vật thân gỗ trung bình, cao từ 10-20m, thân có
nhựa mủ trắng, cành nhánh nhiều tán lá sum suê. Cây Viết có lá đơn, mép
nguyên mọc cách. Lá có phiến không lông, cứng dài 12cm, rộng 6cm với màu
xanh đậm láng bóng ở mặt trên, nhạt màu hơn ở mặt dưới.
Cây Viết có hoa màu trắng mọc ở nách lá, hoa có hương thơm thoang
thoảng. Qủa cây Viết thuộc dạng quả mọng hình trứng dài khoảng 2cm mang 1
hạt dẹt bên trong. Qủa có màu xanh bóng, khi chín chuyển sang màu cam, thịt
quả có thể ăn được.
Cây Viết có tán lá hình trứng, gọn, xanh quanh năm, rất ít khi rụng lá. Cây
đẹp dáng, tốt lá nên thường được sử dụng làm cây công trình tạo cảnh quan đô
thị như: trồng từng cá thể đơn lẻ kết hợp với cây có hoa, trồng thành bồn cây,
trồng thành cụm 3-5 cây trong công viên, khuôn viên trường học, kí túc xá, khu
dân cư, công sở hay trồng thành hàng trên đường phố, dọc bờ sông, trồng sân
vườn biệt thự…
Viết có gỗ nặng, tốt, bền nên còn được trồng làm cây lấy gỗ dùng trong xây
dựng, làm cầu cống, đóng thuyền, làm sàn nhà hay sử dụng làm các dụng cụ
sinh hoạt, nhạc cụ… Ngoài ra, Viết còn là một cây dược liệu rất tốt, chữa được
nhiều bệnh như đau đầu, đau răng, tiêu chảy, các vết thương, viêm mắt…hoa
15



của cây Viết còn được chưng cất làm nước hoa và khá được yêu thích.
Cây Viết thường được nhân giống từ hạt, với sức nảy mầm mạnh hạt Viết
có thể tạo cây con khỏe mạnh trong vườn ươm, sau đó được nuôi dưỡng tốt và
đem trồng ngoài công trình và tạo cảnh quan xanh mát. Cây Viết thích đất ẩm, là
loài cây ưa sáng toàn phần nên tránh trồng cây dưới bóng râm để cây Viết phát
triển tán lá tốt, cây khỏe, dáng đẹp.
3.5. Các phương pháp nghiên cứu
3.5.1. Dụng cụ và vật liệu nghiên cứu


Hạt giống Viết.



Thước có khắc vạch đến mm.



Túi bầu, đất bầu, phân chuồng hoai, phân tổng hợp NPK (1:1:1), đạm, lân, phân
vi sinh.
3.5.2. Thừa kế số liệu thứ cấp



Thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu.




Các nghiên cứu, tài liệu liên quan đến cây Viết.



Các thông tin bảng biểu có liên quan.
3.5.3. Thu thập số liệu sơ cấp
3.5.3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến sinh trưởng phát
triển của cây Viết

+ Bố trí thí nghiệm:
• Vườn ươm được bố trí các luống giâm hom, giữa các luống cách nhau 0.5 mét
làm đường đi lại.
• Luống giâm hom có dạng luống nổi cao 30 centimet, rộng 1,2 mét. Nền được
trải một lớp cát để thoát nước dễ dàng.
• Ở giữa các luống dọc theo chiều dài được bố trí các vòi phun sương tự động, các
vòi cao 40 centimet đặt cách nhau 1 mét.
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên một
yếu tố với ba lần lặp lại; mỗi nghiệm thức 30 cây.
Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm về độ che bóng
Khối I
16

CT 2

CT 1

CT 3


Khối II


CT 1

CT 3

CT 2

Khối III

CT 3

CT 2

CT 1

Trong đó:
CT 1: Đối chứng( không che)
CT 2: Che bằng lưới lan
CT 3: Che bằng ni long mờ


Các chỉ tiêu theo dõi cho các nội dung trên: Hvn, D0, số lá, tỉ lệ sống, đường
kính gốc
3.5.3.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của thành phần ruột bầu đến sinh trưởng và
phát triển của cây Viết

+ Bố trí thí nghiệm:
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên một
yếu tố với ba lần lặp lại; mỗi nghiệm thức 30 cây
Bảng 3.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm về thành phần ruột bầu

Khối I
GT 1
GT 3
GT 2
Khối II

GT 3

GT 2

GT 1

Khối III

GT 2

GT 3

GT 1

Trong đó:
GT 1: 100% đất Phù sa
GT 2: 100% đất Cát
GT 3: 100% đất feralit


Các chỉ tiêu theo dõi cho các nội dung trên: Hvn, D0, số lá, tỉ lệ sống, đường
kính gốc
3.5.3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng đến sinh trưởng phát
triển của cây Viết.


+ Bố trí thí nghiệm:
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên một
yếu tố với ba lần lặp lại; mỗi nghiệm thức 30 cây (bảng 3.3.)
Bảng 3.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm về chế độ dinh dưỡng
17


Khối I

CT 2

CT 1

CT 3

Khối II

CT 3

CT 2

CT 1

Khối III

CT 1

CT 3


CT 2

Trong đó:
CT 1: Đối chứng
CT 2: Bón phân NPK(1:1:1)
CT 3: Bón phân lân


Các chỉ tiêu theo dõi cho các nội dung trên: Hvn, Do, số lá, tỉ lệ sống, đường
kính gốc
3.5.3. Xử lý và phân tích số liệu
- Xử dụng phương pháp phân tích thống kê trong lâm nghiệp để xử lý và
phân tích số liệu (phần mềm Excel).
- Xác định các đặc trưng mẫu: Giá trị trung bình, phương sai, sai tiêu
chuẩn, phân tích phương sai và kiểm tra tiêu chuẩn t (Student) để tìm ra chỉ tiêu
hiệu quả nhất.
- Đánh giá sinh trưởng theo phương pháp phân tích phương sai: Tiến hành
phân tích phương sai một nhân tố để xác định tiêu chuẩn F (Fisher) để đánh giá
khác biệt của công thức thí nghiệm, xử lý hạt giống nảy mầm, che bóng, giá thể
và phân bón.
-Công thức tính như sau:
Phân tích thống kê xử lý thí nghiệm ảnh hưởng của công thức giá thể, công
thức che bóng và phân bón đến sinh trưởng của cây con:

+ Biến động chung:
a

b

VT = ∑ ∑

i =1 j =1

m

∑x
k =1

2
ijk

−c

S2
c=
n )
(Với

+ Biến động do nhân tố A:
1 a 2
VA =
∑ Si − c
b.m i =1 ( A)
S: tổng giá trị quan sát của toàn thí nghiệm
18


Nguồn biến động
Biến động do nhân tố A
Biến động ngẫu nhiên
Biến động chung


Bảng 3.4. Phân tích phương sai
Tổng
Phương
Bậc tự do
biến động
sai
2
VA
a-1
Sa
VN

S
σ

n-a

VT

n-1

2
N

Ftính

F05

FA

2

2

a

n

S /S

F05

2
x

Sử sụng hàm Fisher để phân tích. Kết quả xác định F tính sau đó so sánh với
F05 tra bảng có bậc tự do k1= a-1 và k2= n-a.

+ Nếu Ft F05: Công thức tác động đồng đều lên kết quả thí nghiệm với độ tin cậy
≥ 95%.

+ Nếu Ft F05: Công thức không tác động đồng đều lên kết quả thí nghiệm với độ
tin cậy ≥ 95%.
- Tìm công thức có hiệu quả nhất: Việc tìm công thức hiệu quả nhất dựa
vào việc so sánh hai giá trị trung bình lớn nhất thứ nhất và lớn nhất thứ hai
thông qua tiêu chuẩn t (Student):
X1 − X 2

t tính =


S

1
N

+

1

n n
1

2

- Trong đó: + X 1 và X 2 là giá trị bình quân lớn thứ nhất và thứ hai trong
các giá trị bình quân khi phân cấp nhân tố A.
+ n1là số lần lặp của công thức có giá trị bình quân lớn nhất và n 2 là số lần
lặp của công thức có giá trị bình quân lớn thứ 2.
+ SN là Sai tiêu chuẩn ngẫu nhiên

S

N

=

VN
n−a

- So sánh |ttính| với t05(k=n-a):


+ Nếu |t| ≤ t05: Giữa 2 số trung bình được chọn không có sự sai khác.
+ Nếu |t| > t05: Giữa hai số trung bình được chọn có sự sai khác rõ và chọn công
thức có số trung bình lớn nhất làm công thức có hiệu quả.
19


PHẦN 4:
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Một số đặc điểm cơ bản của địa bàn nghiên cứu
4.1.1. Vị trí địa lý
Quảng Điền là một huyện phía bắc của Thừa Thiên Huế có thị trấn Sịa và 7
xã vùng ven phá Tam Giang, gồm Quảng An, Quảng Thành, Quảng Phước,
Quảng Thọ, Quảng Vinh. Các xã còn lại là Quảng Thái, Quảng Lợi, Quảng
Ngạn, Quảng Công, Quảng Phú. Phá Tam Giang chạy dọc phía đông huyện, còn
sông Bồ chảy dọc phía Tây Nam của huyện.

Bản đồ1: Bản đồ hành chính huyện Quảng Điền
(Nguồn: quangdien.thuathienhue.gov.vn)
4.1.2. Đặc điểm khí hậu và thủy văn


Khí hậu
Khí hậu tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và huyện Quảng Điền nói riêng
mang tính chất chuyển tiếp từ á xích đới lên nội chí tuyến gió mùa, không có
mùa đông và mùa khô rõ rệt. Thời tiết chỉ lạnh khi gió mùa Đông Bắc tràn về và
khô khi có ảnh hưởng của gió Lào. Thời tiết lạnh là thời kỳ ẩm vì mùa mưa ở
đây lệch về Thu Đông. Sang mùa hạ tuy thời tiết khô nhưng thỉnh thoảng vẩn có
mưa rào hoặc mưa giông.
20



Do nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa nên có lượng bức xạ hàng năm
khá lớn, đạt 70 - 85 Kcal/cm². Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm là 25ºC;
cao nhất là tháng 8 (28,5ºC); thấp nhất là tháng 1 và 12 (20,3ºC). Mùa lạnh là
khoảng thời gian nhiệt độ trung bình trong ngày ổn định dưới 20 0C, thời gian
lạnh tùy theo vùng có thể kéo dài từ 30 đến 60 ngày. Mùa nóng là thời kỳ nhiệt
độ trung bình ổn định trên 250C.
Nhiệt độ khu vực này có sự chênh lệch giữa nơi có lớp phủ thực vật và nơi
không có lớp phủ thực vật, vào tháng nóng nhất như tháng 3,4 có khi lên đến
410C trong khi nhiệt độ mặt đất có lớp phủ thực vật , đặc biệt là cây lâm nghiệp
nhiệt độ có thể thấp hơn từ 8oC - 9oC


Độ ẩm
Do sự tác động phối hợp giữa địa hình và các hướng dịch chuyển của các khối
khí theo mùa, Thừa Thiên Huế có thời kỳ khô và ẩm lệch pha so với cả nước.

− Từ tháng IX đến tháng III độ ẩm không khí cao trên 90% trùng với mùa mưa và

thời gian hoạt động của khối khí lạnh biến tính từ biển đông vào lãnh thổ.
− Từ tháng IV đến tháng 8 độ ẩm dưới 90%. Tùy theo cường độ hoạt động của

gió tây nam mà độ ẩm có thể giảm xuống có khi dưới 45%. Sự hạ thấp độ ẩm
cùng với nhiệt độ tăng cao kéo dài ngày làm cho hoạt động của sinh vật bị ức
chế, đất kiệt nước, bốc phèn và nhiễm mặn gây tác hại đến sản xuất nông
nghiệp.


Mưa

Lượng mưa trung bình năm tại Huế là 3249mm, độ ẩm trung bình 87,6%. Số
lượng bão khá nhiều, thường bắt đầu từ tháng 6, nhiều nhất là vào tháng 9, 10.
4.1.3. Thổ nhưỡng
Là tỉnh có diện tích đất nhỏ (505.399 ha) nhưng đất đai đa dạng, được hình
thành từ 10 nhóm đất khác nhau. Nhóm đất đỏ vàng có diện tích lớn nhất với
347.431 ha, chiếm 68,7% tổng diện tích tự nhiên. Diện tích đất bằng bao gồm cả
đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ chỉ có 98.882 ha, chiếm 19,5% diện tích tự
nhiên của tỉnh. Trong đó diện tích đất cần cải tạo bao gồm: Đất cồn cát, bãi cát
21


và đất cát biển; nhóm đất phèn ít và trung bình, mặn nhiều; nhóm đất mặn;
nhóm đất phù sa úng nước, đất lầy và đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ có đến
59.440 ha, chiếm 60% diện tích đất bằng. Diện tích đất phân bố ở địa hình dốc
có 369.393 ha (kể cả đất sói mòn trơ sỏi đá).
Khu vực Quảng Điền bao gồm các loại đất chủ yếu sau:


Nhóm đất cát
Phân loại nhóm đất cát tại Quảng Điền:
STT

22

Loại đất

1

Bãi cát


2

Đất cồn cát chưa phát triển

3

Đất cồn cát chưa phát triển, nhiễm mặn

4

Đất cát gley nông, nhiễm mặn

5

Đất cát gley nông, tầng mặt giàu mùn

6

Đất cát gley sâu, chua

7

Đất cát gley sâu, có tầng đốm ri đỏ vàng

8

Đất cát gley rất sâu

9


Đất cát gley rất sâu, chua

10

Đất cát gley điển hình


11

Đất cát điển hình, độ dốc 8- 15 độ

12

Đất cát điển hình, độ dốc trên 15 độ

13

Đất cát bạc màu

14

Đất cát bạc trắng, dốc 8- 15 độ

15

Đất cát gley nông, tầng mặt nhiều mùn biến đổi do tác nhân

16

Đất cát gley nông biến dổi do tác nhân


17

Đất cát gley sâu biến đổi do tác nhân

18

Đất cát gley sâu chưa biến đổi do tác nhân



Đất phù sa



Đất đỏ vàng



Đất cát bạc trắng:



Đất cồn
WCcát chưa phát triển



Đất cát điểm hình


Rừng trồng

Bể nước

Khu nhà lưới

Vườn ươm

Khu nhà ở
4.2.Nhà
Đặckho
điểm của vườn ươm
- Diện tích: 0.5ha
- Loài cây: bách bệnh, sến trung, bần chua,gụ lau, đặng sâm, tràm nước....
- Mảng hoạt động: gieo ươm, trồng rừng, kinh doanh cây con....
- Sơ đồ vườn ươm:
Vườn ươm

Hồ nước

23

Lối vào


Sơ đồ 1: Sơ đồ vườn ươm
4.3. Ảnh hưởng của chế độ ánh sáng đến sinh trưởng và phát triển của loài
Viết ở giai đoạn vườn ươm
4.3.1 ảnh hưởng của chế độ ánh sáng đến sinh trưởng chiều cao của cây con
ở giai đoạn vườn ươm

Ánh sáng là nhân tố sinh thái quan trọng ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát
triển của cây, đặc biệt giai đoạn vườn ươm chế độ ánh sáng ảnh hưởng mạnh
đến các bộ phận trên mặt đất, sự sinh trưởng chiều cao cây, tốc độ tăng trưởng
về chiều cao cho biết tiềm lực của cây về sự hút nước, dinh dưỡng của bộ phận
dưới mặt đất.
Vì vậy, chúng tôi đánh giá ảnh hưởng của chế độ ánh sáng thông qua 2 chỉ
tiêu là Hvn, H thể hiện ở Bảng 4.1 và 4.2, 4.3

24


Bảng 4.1. Ảnh hưởng của chế độ ánh sáng tới chiều cao của cây Viết ở
vườn ươm
(Đơn vị: cm)
Hvn

Công thức
Lần lặp

CT1

CT2

CT3

Lần lặp 1

2,868

3,506


2,933

Lần lặp 2

2,921

3,428

3,043

Lần lặp 3

3,047

3,467

2,877

Trung bình

2,945

3,467

2,951

 Nhận xét:
Ta thấy:
- Hvn ở 3 công thức với 3 chê độ ánh sáng khác nhau có sự khác biệt, ở

CT2 có trị số lớn nhất (3,467), ở CT1 và CT3 có trị số thấp hơn.
- Để chứng minh sự khác biệt giữa các số này chúng tôi tiến hành phân tích
số liệu ở bảng 4.2
Bảng 4.2. Phân tích phương sai
Tổng
biến động

Bậc
tự do

Phương sai

Biến động do nhân tố A

0,538195

2

0,269097

Biến động ngẫu nhiên

0,034191

6

0,005698

0,572


8

Nguồn biến động

Biến động chung

Ftính

F05

47,223

5,143

Tiến hành phân tích phương sai một nhân tố để xác định mức độ ảnh hưởng
của chế động che bóng đến chiều cao của cây con. Sau khi phân tích, kết quả thu
được như sau:
F(t) = 47,223 > F(05) = 5,143. Kết quả này cho thấy chế độ ánh sáng có
ảnh hưởng đến chiều cao cây con.
Để tìm ra loại giá thể nào là thích hợp, tôi tiến hành xét hai loại giá thể cho
25


×