Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá tại huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa (luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 123 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM




NGUYỄN THỊ HIẾU



NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC ĐÁ
TẠI HUYỆN TĨNH GIA, TỈNH THANH HÓA


LUËN V¡N TH¹C SÜ






HÀ NỘI - 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM




NGUYỄN THỊ HIẾU



NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC ĐÁ
TẠI HUYỆN TĨNH GIA, TỈNH THANH HÓA



LUẬN VĂN THẠC SĨ



CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 60.34.04.10

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. QUYỀN ĐÌNH HÀ



HÀ NỘI - 2014

i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi. Số liệu và
kết quả nghiên cứu là trung thực và chƣa từng đƣợc sử dụng trong bất cứ luận
văn, luận án nào.

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đều
đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đƣợc ghi rõ
nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 06 tháng 09 năm 2014
Học viên


Nguyễn Thị Hiếu
















ii
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, trƣớc tiên tôi xin bày tỏ tình cảm chân
thành và lòng biết ơn đến các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và Phát triển
nông thôn, Học viện Nông Nghiệp Việt Nam đã trang bị cho hành trang kiến

thức, cũng nhƣ tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy PGS.TS Quyền
Đình Hà và TS. Quyền Đình Hà đã tận tình chỉ bảo hƣớng dẫn và động viên
tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ lãnh đạo UBND, phòng
thống kê, Phòng công thƣơng, phòng Lao động thƣơng binh và xã hội, phòng
tài nguyên môi trƣờng huyện Tĩnh Gia, cán bộ các xã Tân Trƣờng, Trƣờng
Lâm đã tạo mọi điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập tại
huyện.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè, những ngƣời
đã động viên giúp đỡ tôi về cả vật chất và tinh thần để tôi hoàn thành tốt luận
văn này.
Hà Nội, ngày 06 tháng 9 năm 2014
Học viên


Nguyễn Thị Hiếu

iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ vii
DANH MỤC HỘP viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ix
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Tính cấp thiết 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3

1.2.1 Mục tiêu chung 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3
1.3.1 Đối tƣợng nghiên cứu 3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 4
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ẢNH HƢỞNG CỦA
HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC 5
2.1 Cơ sở lý luận 5
2.1.1 Các khái niệm cơ bản 5
2.1.2 Vai trò của hoạt động khai thác đá 7
2.1.3 Những yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt dộng khai thác đá 11
2.1.4 Nội dung những ảnh hƣởng của hoạt động khai thác đá 13
2.2 Cơ sở thực tiễn 21
2.2.1 Một số chủ trƣơng chính sách về khai thác đá 21
2.2.2 Kinh nghiệm hoạt động khai thác đá của một số nƣớc trên thế giới 22
2.2.3 Kinh nghiệm hoạt động khai thác đá và những ảnh hƣởng của nó ở một
số địa phƣơng trong nƣớc 24

iv
3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
3.1 Đặc điểm địa bàn 28
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 28
3.1.2 Điều kiện kinh tế-xã hội 33
3.1.3 Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu 37
3.2 Phƣơng pháp nghiên cứu 40
3.2.1 Phƣơng pháp tiếp cận 40
3.2.2 Phƣơng pháp chọn điểm nghiên cứu 40
3.2.3 Phƣơng pháp thu thập thông tin 41
3.2.4 Phƣơng pháp xử lý số liệu 43
3.2.5 Phƣơng pháp phân tích số liệu 44

3.2.6 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 44
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 46
4.1 Đánh giá thực trạng ảnh hƣởng của hoạt động khai thác đá tại huyện
Tĩnh Gia 46
4.1.1 Đánh giá thực trạng hoạt động khai thác đá tại huyện Tĩnh Gia 46
4.1.1.1 Tình hình khai thác đá trên địa bàn huyện 46
4.1.1.2 Thực trạng công tác quản lý trong hoạt động khai thác đá ở địa phƣơng 49
4.1.1.3 Quy mô hoạt động khai thác đá trên địa bàn huyện 50
4.1.1.4 Thực trạng lao động làm việc ở các mỏ đá trên địa bàn huyện 53
4.1.1.5 Những yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động khai thác đá trên địa bàn
huyện Tĩnh Gia 58
4.1.2 Những ảnh hƣởng của hoạt động khai thác đá trên địa bàn huyện
Tĩnh Gia 62
4.1.2.1 Ảnh hƣởng đến kinh tế 62
4.1.2.2 Ảnh hƣởng đến xã hội 73
4.1.2.3 Ảnh hƣởng đến môi trƣờng 77

v
4.2 Đề xuất một số giải pháp hạn chế những ảnh hƣởng bất lợi của hoạt
động khai thác đá trên địa bàn huyện trong thời gian tới 90
4.2.1 Giảm thiểu tác động của bụi và khí thải 91
4.2.2 Giảm thiểu ảnh hƣởng của tiếng ồn, rung 92
4.2.3 Giảm thiểu ảnh hƣởng tới đời sống dân sinh 93
4.2.4 Giảm thiểu ảnh hƣởng tới hoạt động giao thông khu vực 94
4.2.5 Giảm thiểu ảnh hƣởng của rủi ro, sự cố 95
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 97
5.1 Kết luận 97
5.2 Kiến nghị 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
PHỤ LỤC 105


vi
DANH MỤC BẢNG

Bản 2.1 Diện tích rừng và đất rừng bị thu hẹp, thoái hoá ở một số mỏ 10
Bảng 3.1 Tình hình phân bố sử dụng đất đai của huyện 32
Bảng 3.2 Cơ sở hạ tầng huyện Tĩnh Gia 35
Bảng 3.3 Tình hình kinh tế huyện Tĩnh Gia 37
Bảng 3.4 Thu thập số liệu thứ cấp 41
Bảng 3.5 Thu thập số liệu sơ cấp 43
Bảng 3.6 Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng hoạt động khai thác đá 44
Bảng 3.7 Nhóm chỉ tiêu ảnh hƣởng khai thác đá đến kinh tế 44
Bảng 3.8 Nhóm chỉ tiêu phản ánh ảnh hƣởng của hoạt động khai thác đá đến
xã hội 45
Bảng 3.9 Nhóm chỉ tiêu ảnh hƣởng khai thác đá đến môi trƣờng 45
Bảng 4.1 Một số chỉ tiêu tình hình cơ bản của hộ 47
Bảng 4.2 Giá trị, sản lƣợng khai thác đá trên địa bàn huyện 48
Bảng 4.3 Trang bị đồ bảo hộ cho lao động làm việc trong mỏ 54
Bảng 4.4 Ảnh hƣởng của HĐKTĐ đến kinh tế của huyện 62
Bảng 4.5 Ảnh hƣởng của hoạt động khai thác đá đến cơ sở hạ tầng ở địa phƣơng64
Bảng 4.6 Thu nhập của công nhân làm việc trong các mỏ đá 68
Bảng 4.7 Các dịch vụ kinh doanh khi có HĐKTĐ 70
Bảng 4.8 Ảnh hƣởng của hoạt động khai thác đá đến sản xuất nông nghiệp 72
Bảng 4.9 Những tệ nạn xuất hiện sau khi có hoạt động khai thác đá 76
Bảng 4.10 Mức độ ảnh hƣởng của các tệ nạn xã hội sau khi có HĐKTĐ 76
Bảng 4.11 Ảnh hƣởng của hoạt động khai thác đá đến môi trƣờng không khí
tại địa phƣơng 80
Bảng 4.12 Ảnh hƣởng của hoạt động khai thác đá đến môi trƣờng tiếng ồn ở
địa phƣơng 82
Bảng 4.13 Giới hạn ồn của các thiết bị 83

Bảng 4.14 Ảnh hƣởng của hoạt động khai thác đá đến nguồn nƣớc ở địa phƣơng 84
Bảng 4.15 Ảnh hƣởng của HĐKTĐ đến hệ sinh thái ở địa phƣơng 87
Bảng 4.16 Ảnh hƣởng của HĐKTĐ đến sức khỏe ngƣời dân địa phƣơng 88

vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đổ 4.1 Cơ cấu tỷ lệ ngƣời có việc làm và không có việc làm ở địa phƣơng 61
Biểu đồ 4.2 Ảnh hƣởng đến thu nhập của ngƣời dân ở địa phƣơng 66
Biểu đồ 4.3 Tỷ lệ số hộ kinh doanh thêm dịch vụ khi có HĐKTĐ 69
Biểu đồ 4.4 Sự ảnh hƣởng của HĐKTĐ đến sản xuất nông nghiệp 71
Biểu đồ 4.5 Cơ cấu việc làm khi có hoạt động khai thác đá 74
Biểu đồ 4.6 Tỷ lệ các bệnh thƣờng gặp ở công nhân trong mỏ đá 89

viii
DANH MỤC HỘP

Hộp 4.1 Sự an toàn lao động tại các mỏ đá còn nhiều hạn chế 50
Hộp 4.2 Công nhân trong mỏ giảm hơn so với trƣớc đây 55
Hộp 4.3 Thiếu đồ bảo hộ lao động 57
Hộp 4.4 Đến đau tim vì nổ mìn 58
Hộp 4.5 Hàng loạt công ty tham gia khai thác đá ồ ạt 59
Hộp 4.6 Đƣờng sá hƣ hỏng nặng 65
Hộp 4.7 Hệ thống điện của địa phƣơng không bị ảnh hƣởng bởi HĐKTĐ 65
Hộp 4.8 Cải thiện đời sống của gia đình 67
Hộp 4.9 Bỏ thì tiếc mà làm thì lỗ 72
Hộp 4.10 Giải quyết việc làm cho lao động phổ thông ở địa phƣơng 75
Hộp 4.11 Chỉ thấy hại mà không thấy có lợi ích gì 79
Hộp 4.12 Không thể kiểm soát đƣợc mức độ ô nhiễm 80
Hộp 4.13 Bệnh tật xuất hiện nhiều nhƣng do nhiều nguyên nhân 90















ix

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt
Diễn giải
ATLĐ
An toàn lao động
ATVSLĐ
An toàn vệ sinh lao động
Ha
hecta
HĐKTĐ
Hoạt động khai thác đá
KCN
Khu công nghiệp

KKT
Khu kinh tế
NĐ - CP
Nghị định – Chính phủ
NLĐ
Ngƣời lao động
PCCN
Phòng chống cháy nổ
QĐ-Ttg
Quyết định - Thủ tƣớng
QH
Quốc hội
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
TNLĐ
Tai nạn lao động
UBND
Ủy ban nhân dân

1
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết
Tài nguyên thiên nhiên là nguồn của cải tạo hóa ban tặng cho con
ngƣời. Đó cũng là ngọn nguồn của sự phát triển cũng nhƣ nhiều tranh chấp
trong lịch sử phát triển của nhân loại. Trên hành tinh chúng ta đang sống,
không phải quốc gia nào cũng đƣợc thiên nhiên ƣu ái ban tặng nguồn của cải
này. Chỉ có khoảng 50 quốc gia may mắn có nguồn tài nguyên dầu mỏ và
khoáng sản phong phú. Tuy nhiên, việc chuyển hóa nguồn của cải thiên nhiên
ban tặng thành sự thịnh vƣợng cho mỗi quốc gia không phải là một quá trình
dễ dàng. Nhiều quốc gia giàu tài nguyên vẫn chƣa tận dụng đƣợc lợi thế để

phát triển, thậm chí còn rơi vào nghịch lý mà các nhà kinh tế học gọi là “lời
nguyền tài nguyên”.
Về lý thuyết, nhiều ý kiến cho rằng ngành khai thác khoáng sản có thể
tác động tích cực đến phát triển kinh tế và giảm nghèo. Nguồn thu từ xuất khẩu
tài nguyên khoáng sản là phƣơng tiện quan trọng cho các chƣơng trình phúc lợi
xã hội và phát triển kinh tế tại nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang
phát triển. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây đã chỉ rõ rằng ngành khai thác
mỏ khiến cho tình trạng đói nghèo ở nhiều quốc gia ngày càng trở nên trầm
trọng hơn (Scott, 2004). Thực tế này đƣợc phản ánh rõ nhất ở các nƣớc đang
phát triển nhƣng giàu tài nguyên khoáng sản ở châu Phi nhƣ Nigeria, Congo,
Sudan luôn phải đối mặt với tình trạng đói nghèo và khủng hoảng. Hình ảnh
đối lập khác là các nƣớc nghèo khoáng sản nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc hay
Singapore lại bứt phá trở thành những nền kinh tế lớn trên thế giới.
Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng về tài nguyên khoáng sản.
Khoáng sản (trừ dầu mỏ) của Việt Nam phân bố chủ yếu ở vùng miền núi, nơi
có tỷ lệ nghèo đói khá cao nhƣ Tây Bắc, Tây Nguyên và duyên hải miền
Trung. Chủ trƣơng của Chính phủ Việt Nam là tiếp tục khuyến khích và ủng

2
hộ các địa phƣơng đầu tƣ khai thác khoáng sản với mong muốn tạo công ăn
việc làm, góp phần giảm nghèo, và tăng ngân sách địa phƣơng. Bên cạnh
những tác động tích cực lên phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc, thực tiễn
cũng cho thấy hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản còn có những mặt
trái. Những ảnh hƣởng tiêu cực lên con ngƣời, môi trƣờng, các hệ sinh thái tự
nhiên đã và đang hiện hữu. Dƣới sức ép của nhu cầu phát triển kinh tế, những
ảnh hƣởng này vẫn chƣa đƣợc tính toán và cân nhắc một cách đầy đủ.
Những năm qua, nhiều nhà máy, xí nghiệp đƣợc xây dựng, nhiều khu kinh
tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp đƣợc hình thành góp phần thúc đẩy quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc và thay đổi diện mạo các địa
phƣơng cũng nhƣ nâng cao chất lƣợng đời sống cho ngƣời dân. Bƣớc vào giai

đoạn phát triển mới, giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, tỉnh
Thanh Hóa có rất nhiều cơ hội thuận lợi để phát triển. Đặc biệt là tại huyện Tĩnh
Gia với nhiều dự án kinh tế đang đƣợc triển khai. Bên cạnh đó, Tĩnh Gia còn
đƣợc ƣu đãi với nhiều mỏ khoáng sản địa chất và mỏ đá. Để đáp ứng nhu cầu
nguyên vật liệu cho xây dựng của các dự án, các đơn vị hoạt động khai thác và
chế biến đá trên địa bàn huyện Tĩnh Gia đang đƣợc diễn ra liên tục từ nhiều năm
nay với quy mô ngàng càng lớn. Khu khai thác và sản xuất đá ở huyện Tĩnh Gia
chủ yếu đƣợc khai thác làm vật liệu xây dựng. Mặc dù, hoạt động khai thác đá
góp phần vào giải quyết việc làm và cải thiện thu nhập cho lao động địa phƣơng
nhƣng đi kèm đó là những hệ lụy về ô nhiễm môi trƣờng và ảnh hƣởng không
nhỏ đến sức khỏe của ngƣời dân sinh sống trong khu vực. Đặc biệt là hệ thống
đƣờng giao thông nông thôn đang bị xuống cấp và hƣ hỏng nghiêm trọng khiến
cho ngƣới dân ở các xã trong khu vực vô cùng bức xúc. Các doanh nghiệp trong
quá trình khai thác vì chạy theo lợi nhuận nên chƣa coi trọng việc bảo vệ môi
trƣờng. Tuy nhiên, các cấp chính quyền và chủ các doanh nghiệp sản xuất đá vẫn
chƣa quan tâm đến vấn đề này.

3
Nhận thức rõ tầm quan trọng và tính cấp thiết đó tôi đã lựa chọn đề tài:
“Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá tại huyện Tĩnh Gia, tỉnh
Thanh Hóa” hy vọng những kết quả thu đƣợc sẽ đóng góp thêm những hiểu biết
về mối quan hệ giữa hoạt động khai thác đá và phát triển kinh tế - xã hội trên địa
bàn cũng nhƣ những tác động tiêu cực, không mong muốn lên con ngƣời và môi
trƣờng. Qua đó, sẽ có những chính sách và chiến lƣợc khai thác, sử dụng và quản
lý hiệu quả nguồn của cải thiên nhiên ban tặng nhằm phục vụ lợi ích chung của
mọi thành viên trong xã hội, hƣớng đến mục tiêu phát triển bền vững hơn.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng những ảnh hƣởng của hoạt động khai
thác đá tại huyện Tĩnh Gia; từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm giảm các ảnh

hƣởng tiêu cực của hoạt động khai thác đá tại huyện Tĩnh Gia trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về ảnh hƣởng của
hoạt động khai thác đá.
- Đánh giá thực trạng ảnh hƣởng của hoạt động khai thác đá tại huyện
Tĩnh Gia.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu ảnh hƣởng tiêu cực của
hoạt động khai thác đá tại huyện Tĩnh Gia trong thời gian tới.
1.3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu ảnh hƣởng của hoạt động khai thác đá trên địa bàn huyện.
Các đối tƣợng chịu ảnh hƣởng và tác động của hoạt động khai thác
(cộng đồng dân cư,công nhân làm việc trong mỏ đá, các cán bộ các phòng
liên quan ở huyện và xã, môi trường sinh thái…).

4
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi về nội dung:
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng khai thác đá và những ảnh
hƣởng của hoạt động khai thác đá đến kinh tế, xã hội và môi trƣờng trên địa
bàn huyện Tĩnh Gia.
* Phạm vi không gian:
Các xã có hoạt động khai thác đá (xã Tân Trường và xã Trường Lâm)
thuộc huyện Tĩnh Gia, Tỉnh Thanh Hóa.
* Phạm vi về thời gian:
Nghiên cứu sử dụng số liệu đƣợc sử dụng trong đề tài đƣợc thu thập từ
năm 2011 đến nay.













5
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ẢNH HƢỞNG
CỦA HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC

2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Các khái niệm cơ bản
- Khai thác mỏ: là hoạt động khai thác khoáng sản hoặc các vật liệu địa
chất từ lòng đất, thƣờng là thân quặng, mạch hoặc vỉa than. Các vật liệu đƣợc
khai thác từ mỏ nhƣ kim loại cơ bản, kim loại quý, sắt, urani, than, kim
cƣơng, đá vôi, đá phiến dầu, đá muối và kali cacbonat. Bất kỳ vật liệu nào
không phải từ trồng trọt hoặc đƣợc tạo ra trong phòng thí nghiệm hoặc nhà
máy đều đƣợc khai thác từ mỏ. Khai thác mỏ theo nghĩa rộng hơn bao gồm
việc khai thác các nguồn tài nguyên không tái tạo nhƣ: dầu mỏ, khí thiên
nhiên hoặc thậm chí cả nƣớc (theo Wikipedia).
- Hoạt động khai thác đá: là một loại hình khai thác khoáng sản lộ thiên
các loại đá hay khoáng. Khai thác đá thƣờng cung cấp nguồn vật liệu cho xây
dựng nhƣ các loại đá có kích thƣớc lớn nhƣ đá hộc, đá vôi, đá ong, đá hoa
cƣơng … Ngoài ra, còn cung cấp cho các ngành chế tác, mỹ nghệ các sản
phẩm từ đá nhƣ đá lát, đá tạc tƣợng… (theo Wikipedia).
Các loại đá đƣợc khai thác từ mỏ đá bao gồm: đá phấn (chalk), đá phấn
sét/cao lanh (chalk clay), đá bọt (clinder), cát (sand), sỏi (gravel), đá granit

(granite), đá vôi (limestone), thạch cao (gypsum), đá cẩm thạch (marble), đá
phiến (slate), sa thạch (slate) và các loại quặng (ores). Nhiều loại đá nhƣ đá
cẩm thạch (marble), đá granite(granite), đá vôi (limestone), đá sa thạch
(sandstone) sau khi khai thác đƣợc cắt thành các tấm lớn. Bề mặt đá đƣợc gia
công với các mức độ khác nhau và đƣợc sử dụng trong các ngành khác nhau,
đặc biệt là trong xây dựng vì có độ bền cao, do đó vừa là mặt hàng hấp dẫn
đồng thời là vật liệu đƣợc ƣa chuộng sử dụng (theo Wikipedia).

6
Theo bà Phan Thị Lạc cùng nhóm tác giả, hiện nay, xét về quy mô hoạt
động, khai thác đá có thể quy về 3 loại quy mô nhƣ sau:
- Khai thác, chế biến quy mô công nghiệp:
Khai thác, chế biến khoáng sản quy mô công nghiệp đang từng bƣớc
đƣợc nâng cao về năng lực công nghệ, thiết bị, quản lý. Hoạt động sản xuất,
kinh doanh đã có sự gắn kết chặt chẽ giữa mục tiêu lợi nhuận, kinh tế với
trách nhiệm bảo vệ môi trƣờng, bảo vệ tài nguyên khoáng sản. Do khả năng
đầu tƣ còn hạn chế nên các mỏ khai thác quy mô công nghiệp ở nƣớc ta hiện
chƣa đồng đều về hiệu quả kinh tế, về việc chấp hành các quy định của pháp
luật về khoáng sản, về bảo vệ môi trƣờng.
- Khai thác, chế biến quy mô nhỏ:
Hình thức khai thác này đang diễn ra phổ biến ở hầu hết các địa phƣơng
trong cả nƣớc và tập trung chủ yếu vào các loại khoáng sản làm vật liệu xây
dựng. Ngoài ra nhiều tỉnh còn khai thác than, quặng sắt, antimon, thiếc, chì,
kẽm, bôxit, quặng ilmenit dọc theo bờ biển để xuất khẩu. Do vốn đầu tƣ ít,
khai thác bằng phƣơng pháp thủ công hoặc bán cơ giới là chính, nên trong
quá trình khai thác, chế biến đã làm ảnh hƣởng đến môi trƣờng, cảnh quan.
- Khai thác trái phép:
Việc khai thác trái phép dẫn tới các hậu quả nghiêm trọng nhƣ tàn phá
môi trƣờng, làm thất thoát, lãng phí tài nguyên. Việc khai thác trái phép tài
nguyên khoáng sản gây hậu quả lớn đến môi trƣờng nhƣ phá hoại cảnh quan,

môi trƣờng, gây ô nhiễm không khí. Việc khai thác trái phép tài nguyên
khoáng sản, kéo theo các hậu quả nghiêm trọng nhƣ tàn phá môi trƣờng, làm
thất thoát, lãng phí tài nguyên. Việc khai thác trái phép tài nguyên khoáng sản
gây hậu quả lớn đến môi trƣờng, chủ yếu là nạn khai thác vàng, sử dụng
cyanur, hoá chất độc hại để thu hồi vàng đã diễn ra ở Quảng Nam, Lâm Đồng,
Đà Nẵng; khai thác chì, kẽm, thiếc, than ở các tỉnh miền núi phía Bắc; khai
thác quặng ilmenit dọc bờ biển, đã phá hoại các rừng cây chắn sóng, chắn gió,

7
chắn cát ven biển; khai thác cát, sỏi lòng sông gây xói lở bờ, đê, kè, ảnh
hƣởng các công trình giao thông, gây ô nhiễm nguồn nƣớc; khai thác đá vật
liệu xây dựng phá hoại cảnh quan, môi trƣờng, gây ô nhiễm không khí.
2.1.2 Vai trò của hoạt động khai thác đá
- Về mặt kinh tế
Cũng nhƣ các dạng hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản khác.
Khai thác đá cũng có những vai trò rất lớn về kinh tế đối với khu vực và địa
phƣơng khai thác. Điều có thể thấy rõ là việc tăng nguồn thu của địa phƣơng;
là cơ sở cho việc thúc đẩy kinh tế phát triển, đồng thời kéo theo các ngành,
dịch vụ đi kèm phát triển. Do đó, làm tăng thu nhập của ngƣời dân, nâng cao
chất lƣợng cuộc sống về mặt vật chất.
- Về mặt xã hội
Theo ngân hàng Thế Giới (World Bank), các nguồn thu từ hoạt động
khai thác sẽ là nguồn phƣơng tiện quan trọng dùng cho các hoạt động, chƣơng
trình phúc lợi xã hội, đặc biệt là xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lƣợng
cuộc sống của ngƣời dân khi các mặt đời sống đƣợc cải thiện.
Theo Trung tâm Con ngƣời và Thiên nhiên, ngành khai thác khoáng
đóng góp trung bình khoảng 8,93% cho GDP nhƣng chỉ tạo ra 0,93% tổng
số việc làm. Bên cạnh đó, khả năng ngƣời nghèo tham gia vào hoạt động khai
thác mỏ bị hạn chế do trình độ và kỹ năng lao động của họ. Vì vậy, chỉ một
lƣợng nhỏ lao động đƣợc trực tiếp hƣởng lợi từ hoạt động khai thác khoáng

sản. Mặt khác, doanh nghiệp khai thác mỏ đi vào hoạt động sẽ kéo theo
một lƣợng lớn lao động nhập cƣ từ các vùng khác. Điều này dẫn đến một số
hệ lụy giá cả thị trƣờng tăng, đời sống văn hóa, truyền thống địa phƣơng bị tác
động, tình hình xã hội phức tạp. Ngƣời nghèo lại càng ít có cơ hội sử dụng các
mặt hàng và dịch vụ thiết yếu. Cùng với đó cũng là các hệ lụy khác về xã hội
nhƣ gia tăng các áp lực xã hội lên địa phƣơng nhƣ tệ nạn xã hội, an ninh trật tự,

8
sức ép về sự đáp ứng các cơ sở hạ tầng, dịch vụ, giao thông của địa phƣơng, đời
sống dân cƣ, an ninh trật tự của khu vực có khoáng sản bị biến động. Hoạt động
khai thác mỏ thƣờng gây nhiều tác động đến môi trƣờng. Môi trƣờng bị hủy
hoại gây nhiều hệ lụy đến sức khỏe và sinh kế của ngƣời nghèo.
- Về mặt môi trường
Quá trình khai thác đá ngoài lợi ích phục vụ các nhu cầu về kinh tế và
đời sống xã hội, nó cũng gây ra những thay đổi môi trƣờng xung quanh.
Ngành khai khoáng có tác động rất lớn đến môi trƣờng sống. Yếu tố chính
gây tác động đến môi trƣờng là khai trƣờng của các mỏ đá, bụi và tiếng
ồn làm phá vỡ cân bằng điều kiện sinh thái. Bụi, khí độc, nƣớc thải của
ngành khai khoáng đang là thủ phạm trực tiếp khiến cho môi trƣờng sống
đang bị suy thoái nghiêm trọng. Các vấn đề ô nhiễm môi trƣờng chính có thể
nói đến nhƣ sau:
• Ô nhiễm không khí, nước
Các hoạt động khai thác đá thƣờng sinh ra bụi, khối lƣợng lớn, gây ô
nhiễm không khí và nƣớc. Nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm, các công ty
cũng đã tiến hành phun nƣớc mỗi khi xay đá, cho đắp mƣơng ngăn chặn
nguồn nƣớc từ nơi đánh mìn không tràn xuống khu dân cƣ. Tuy nhiên, do
lƣợng bụi đá ở mỏ rất lớn nên việc phun nƣớc vẫn không thể ngăn đƣợc sự ô
nhiễm và đập ngăn nƣớc chỉ có tác dụng trong mùa khô mà thôi, còn khi mƣa
xuống, không một bờ ngăn nào có thể ngăn đƣợc lƣợng thuốc nổ do đánh
mìn, tràn xuống khu dân cƣ, thẩm thấu vào các giếng nƣớc.

Tác động hoá học của hoạt động khai thác đá tới nguồn nƣớc: sự phá
vỡ cấu trúc của đất đá chứa quặng khi tiến hành đào bới và khoan nổ sẽ thúc
đẩy các quá trình hoà tan các thành phần chứa trong quặng và đất đá, đổ các
chất thải vào nguồn nƣớc, chất thải rắn, bụi thải không đƣợc quản lý, xử lý
chặt chẽ sẽ đi vào các nguồn nƣớc thông qua nƣớc mƣa, nƣớc chảy tràn bề

9
mặt và quá trình sa lắng bụi; là những tác động hoá học làm thay đổi tính chất
vật lý và thành phần hoá học của nguồn nƣớc xung quanh các khu mỏ đá.
Ngoài ra, trong quá trình khai thác do có hoạt động bóc tách lớp đất đá,
nên sẽ có nguy cơ tiềm ẩn về việc phơi nhiễm và giải phóng các nguyên tố
kim loại, đặc biệt các kim loại nặng cũng nhƣ các yếu tốt có hại khác nằm
trong lớp đất đá.
Việc khai thác vật liệu xây dựng, nguyên liệu cho sản xuất phân bón và
hoá chất nhƣ đá vôi cho nguyên liệu xi măng, đá xây dựng các loại, sét, cát
sỏi, apatit, đã gây những tác động xấu đến môi trƣờng nhƣ làm ô nhiễm
không khí, ô nhiễm nƣớc. Nhìn chung quy trình khai thác đá còn lạc hậu,
không có hệ thống thu bụi, nhiều khí hàm lƣợng bụi tại nơi làm việc lớn gấp 9
lần với tiêu chuẩn cho phép.
Khai thác khoáng đá là quá trình con ngƣời bằng phƣơng pháp khai
thác lộ thiên nhằm tách các loại đá, khoáng để phục vụ phát triển kinh tế - xã
hội. Các hình thức khai thác bao gồm: khai thác thủ công, khai thác quy mô
nhỏ và khai thác quy mô vừa. Bất cứ hình thức khai thác khoáng sản nào
cũng dẫn đến sự suy thoái môi trƣờng.
Quá trình khai thác thƣờng qua ba bƣớc: mở cửa, khai thác và đóng cửa.
Nhƣ vậy, tất cả các công đoạn khai thác đều tác động đến tài nguyên và môi
trƣờng đất. Hơn nữa, công nghệ khai thác hiện nay chƣa hợp lý, các khu mỏ đang
khai thác hầu hết nằm ở vùng núi và trung du. Vì vậy, việc khai thác khoáng sản
trƣớc hết tác động đến rừng và đất rừng xung quanh vùng khai thác.
Khai thác khoáng sản đã làm thu hẹp đáng kể diện tích đất nông, lâm

nghiệp và ảnh hƣởng đến sản xuất nhƣ: chiếm dụng đất nông, lâm nghiệp để
làm khai trƣờng

10
Bản 2.1 Diện tích rừng và đất rừng bị thu hẹp, thoái hoá ở một số mỏ

Tên mỏ, khu khai thác
DT đất LN
bị phá (ha)
Mức độ suy thoái
Khu khai thác antimon Mậu
Duệ (Hà Giang)
25
Đất rừng bị đào phá và bỏ hoang
hóa
Khai thác vàng, antimon
Chiêm Hóa
>720
Thu hẹp RTN và rừng trồng. Đất
rừng bị đào phá, xáo trộn
Khu khai thác mangan,
Chiêm Hóa (Tuyên Quang)
2
Đất đồi bị đào phá, hoang hóa
Khu khai thác thiếc Bắc Lũng
(Thái Nguyên)
~218
Rừng tự nhiên bị thu hẹp. Đất đồi
hoang bị đào phá.
Khu khai thác barit Ao Sen,

Thƣởng Ấm
~150
Đất đồi hoang hóa, đất vƣờn bị
đào phá
Khai thác vonfram Thiện Kế
25
Rừng tự nhiên bị thu hẹp. Đất đồi
hoang bị đào phá
Khu khai thác than ở Thái
Nguyên
671
Đất rừng bị thu hẹp để làm khai
trƣờng và bãi thải
Các mỏ kim loại ở Bắc Cạn –
Thái Nguyên
960
Rừng và đất rừng bị thu hẹp để
làm khai trƣờng và bãi thải
Khai thác vàng
114,5
Sử dụng đất rừng làm khai trƣờng
và thải cát, đá bừa bãi
Khai thác đá
91
Đất rừng bị thu hẹp do mở rộng
khai trƣờng
Khu khai thác Quỳ Hợp –
Nghệ An
85
Rừng tự nhiên, rừng trồng bị phá.

Đất rừng bị đào bới
Khu khai thác Quỳ Châu
200
Rừng tự nhiên, rừng trồng bị phá.
Đất rừng bị đào bới
( Nguồn: Nguyễn Đức Quý,1996 )

11
Tóm lại: Các hoạt động khai thác đá đã gây ra nhiều tác động xấu đến
môi trƣờng xung quanh, nhƣng có thể nói gọn lại trong một số tác động chính
nhƣ sau: sử dụng chƣa thực sự có hiệu quả các nguồn khoáng sản tự nhiên;
tác động đến cảnh quan và hình thái môi trƣờng; tích tụ hoặc phát tán chất
thải rắn; làm ảnh hƣởng đến nguồn nƣớc, ô nhiễm nƣớc, ô nhiễm không khí, ô
nhiễm đất; làm ảnh hƣởng đến đa dạng sinh học; gây tiếng ồn và chấn động;
sự cố môi trƣờng; tác động đến công nghiệp nói chung; tác động đến kinh tế -
xã hội; gây ảnh hƣởng đến sức khoẻ và an toàn của ngƣời lao động cũng nhƣ
những ngƣời dân sinh sống trong khu vực. Tuy nhiên, nhờ có hoạt động khai
thác đá đã tạo công ăn việc làm cho một phần lớn ngƣời dân ở địa phƣơng, từ
đó cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập cũng nhƣ góp phần phát triển kinh
tế, xóa đói giảm nghèo ở địa phƣơng.
2.1.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt dộng khai thác đá
2.1.3.1 Môi trường pháp lý
Luật khoáng sản số 60/2010/QH12 do Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 8
thông qua ngày 17/11/2010 có hiệu lực thi hành từ ngày 25/4/2012 thay thế
Luật khoáng sản năm 1996.
Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09/03/2012 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều Luật khoáng sản; Nghị định số 22/2012/NĐ-CP
ngày 26/03/2012 quy định về quyền đấu giá khai thác khoáng sản; quyết định
số 2427/QĐ-TTg ngày 22/12/2011cuar thủ tƣớng phê duyệt chiến lƣợc
khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

2.1.3.2 Nhu cầu về vật liệu xây dựng và nguyên liệu cho các ngành công nghiệp
Trong những năm qua, tốc độ tăng trƣởng của ngành Xây dựng có
bƣớc đột phá lớn đòi hỏi khối lƣợng lớn khoáng sản, vật liệu xây dựng để đáp
ứng. Vì vậy, hàng loạt mỏ mới với các quy mô vừa và nhỏ đƣợc mở ra trên
khắp mọi miền đất nƣớc. Một số khoáng sản đƣợc khai thác chủ yếu phục vụ
cho xuất khẩu nhƣ: quặng ilmenit, chì-kẽm, crôm, thiếc, mangan, quặng sắt,

12
các loại đá cao cấp cho xây dựng Sản phẩm xuất khẩu dƣới dạng quặng thô,
quặng tinh hoặc đã đƣợc chế biến. Nhu cầu xuất khẩu quặng có xu hƣớng gia
tăng trong đó có than sạch. Chủ yếu xuất khẩu sang thị trƣờng Trung Quốc,
Nhật Bản và một số nƣớc khác (Phan Thị Lạc, 2009).
2.1.3.3 Nhu cầu giải quyết công ăn việc làm
Với lực lƣợng lao động trẻ, khoẻ, phần lớn là lao động phổ thông, cần
có việc làm đang ngày càng gia tăng. Tài nguyên khoáng sản của nƣớc ta nói
chung phân bố trên diện rộng, đa dạng, phong phú về chủng loại và nhu cầu đáp
ứng cho thị trƣờng ngày một tăng, nên một bộ phận lớn lao động còn chƣa có
việc làm đã tham gia hoạt động khai thác khoáng sản (Phan Thị Lạc, 2009).
Việc chuyển đổi cơ chế kinh tế bao cấp sang cơ chế kinh tế thị trƣờng
đã làm xuất hiện nhiều thành phần kinh tế. Ngoài các doanh nghiệp nhà nƣớc,
còn có các thành phần kinh tế khác. Trong số các doanh nghiệp đƣợc thành
lập có nhiều doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh liên quan đến hoạt
động khoáng sản. Một lực lƣợng khác là các tổ hợp kinh doanh, khai thác
khoáng sản hình thành ở hầu hết các huyện, xã. Lực lƣợng này chủ yếu tham
gia kinh doanh, khai thác các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông
thƣờng (đá, cát, sỏi ), hình thức khai thác rất linh hoạt, phong phú, theo mùa
vụ…, để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nguyên liệu khoáng sản cho xây dựng tại
địa phƣơng.
Vì vậy, hiện nay việc khai thác và chế biến khoáng sản đang đƣợc tiến
hành rộng rãi ở các địa phƣơng. Bên cạnh việc đóng góp tích cực vào công

cuộc phát triển của đất nƣớc, các hoạt động này cũng góp phần không nhỏ
vào việc gây ô nhiễm môi trƣờng sống,.tác hại đến sức khoẻ của con ngƣời và
sự phát triển bền vững của đất nƣớc.
Ngày nay, với tình trạng ngƣời lao động không có việc làm và tỷ lệ thất
nghiệp khá cao trong xã hội hiện nay thì nhu cầu giải quyết việc làm là rất cần
thiết. Các mỏ đá mở ra cũng đã tạo cơ hội cho rất nhiều lao động đang không

13
có việc làm ở địa phƣơng có việc làm. Cùng với sự tham gia của cộng đồng,
các vấn đề xã hội nói chung cũng nhƣ các vấn đề kinh tế đƣợc ngƣời dân quan
tâm, tham gia và đóng góp các ý kiến của mình nhằm đảm bảo quyền lợi của
họ. Do vậy, sự đồng thuận của ngƣời dân tại khu vực dự án diễn ra có ý nghĩa
hết sức quan trọng. Bên cạnh đó, các vấn đề về an ninh trật tự cũng đƣợc
ngƣời dân hết sức quan tâm, vì vậy yêu cầu đối với các khu khai thác mỏ cần
phải có các biện pháp đảm bảo an ninh trật tự cho khu dân cƣ.
Theo thời gian, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các vấn đề môi
trƣờng ngày càng đƣợc quan tâm hơn; điều này đƣợc thể hiện thông qua các
văn bản pháp quy quy định về môi trƣờng (luật, nghị định, thông tƣ, quy
chuẩn, tiêu chuẩn…) và sự quan tâm của ngƣời dân đối với vấn đề môi
trƣờng. Việc đặt ra các quy định về mặt môi trƣờng và sự thắt chặt dần các
quy định này buộc các nhà đầu tƣ và khai thác phải có biện pháp khai thác,
hoạt động giảm các tác động tới môi trƣờng, nâng cấp dần các công nghệ khai
thác chế biến để đáp ứng các yêu cầu đặt ra.
2.1.4 Nội dung những ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá
2.1.4.1 Ảnh hưởng đến kinh tế
a. Ảnh hưởng đến tình hình phát triển kinh tế
Tăng thu ngân sách cho địa phƣơng, góp phần phát triển kinh tế đất
nƣớc. Các doanh nghiệp tham gia khai thác đá trên địa bàn huyện phải đóng
thuế cho địa phƣơng hàng năm, do đó thu ngân sách của địa phƣơng tăng lên
qua các năm. Công nghiệp khai thác đá ở nƣớc ta đang bƣớc vào giai đoạn

tăng trƣởng mới cả về quy mô và việc áp dụng các công nghệ tiên tiến, góp
phần quan trọng vào công cuộc đổi mới đất nƣớc.
Hoạt động khai thác và chế biến đá đã góp phần làm tăng giá trị công
nghiệp, đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho nhiều ngành sản xuất khác và góp
phần tích cực vào việc khai thác tiềm năng lợi thế, giải quyết việc làm, xoá

14
đói giảm nghèo, tăng nguồn thu cho ngân sách và thúc đẩy phát triển kinh tế-
xã hội tại các địa phƣơng.
Phát huy tiềm năng về khoáng sản sẵn có của địa phƣơng, thay đổi cơ
cấu kinh tế. Giải quyết nhu cầu vật liệu xây dựng trong khu vực, đáp ứng
đƣợc yêu cầu ngày càng cao của các công trình xây dựng. Thúc đẩy sự phát
triển cơ sở hạ tầng và các ngành công nghiệp khác trong khu vực.
Góp phần thúc đẩy phát triển một số ngành dịch vụ tại địa phƣơng nhƣ:
sửa chữa máy móc, phƣơng tiện vận tải, và các dịch vụ vận tải….
b. Ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng
Đi kèm với những lợi ích đó thì có rất nhiều hệ lụy nhƣ: đƣờng sá, cầu
cống xuống cấp bị xuống cấp trầm trọng, hƣ hỏng nặng nề vì luôn có các xe
quá tải lƣu thông trên đƣờng. Bên cạnh đó, cũng giúp cải thiện nâng cấp hệ
thống điện tại địa phƣơng. Mỗi ngày có hàng chục lƣợt xe tải lớn loại siêu
trọng chở đất đá qua lại khiến kết cấu đƣờng bị phá vỡ, ô nhiễm môi trƣờng
và tiếng ồn.
c. Ảnh hưởng đến thu nhập
Góp phần nâng cao đời sống cả về mặt vật chất và tinh thần, thúc đẩy
phát triển kinh tế nông thôn và cải thiện kinh tế hộ gia đình ở khu vực nông
thôn. Giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ giúp cải thiện đƣợc đời sống
cũng nhƣ thu nhập của gia đình. Đây là cơ hội tốt mà chính quyền địa phƣơng
cần phải tận dụng.
Góp phần tăng thêm thu nhập bình quân và ổn định kinh tế của các hộ
dân. Khai thác đá tạo ra thu nhập ổn định cho một bộ phận ngƣời dân ở nông

thôn và công nhân trong mỏ, giúp ngƣời dân cải thiện cuộc sống và sinh hoạt
trong gia đình. Góp phần giảm đói nghèo, ổn định cuộc sống cho ngƣời dân
địa phƣơng. Bên cạnh đó, một số hộ còn có thêm thu nhập từ các dịch vụ khác
khi có các mỏ đá hoạt động nhƣ: mở cửa hàng tạp hóa, mở dịch vụ vận tải, cơ
khí, gò hàn

×