Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh thái và khả năng sinh trưởng của loài bời lời đỏ (machilus odoratissima nees) tại huyện phước sơn tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 54 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM HUẾ
Khoa Lâm nghiệp

KHĨA LUẬN

TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh thái và khả năng sinh
trưởng của loài bời lời đỏ (Machilus odoratissima Nees) tại huyện
Phước Sơn tỉnh Quảng Nam

Sinh viên thực hiện: Trần Thanh Ti
Lớp: lâm nghiệp 46
Giáo viên hướng dẫn 1: Th.s Hồng Dương Xơ Việt
Giáo viên hướng dẫn 2: PGS.TS. Đặng Thái Dương
Thời gian thực tập:
Địa điểm thực tập:
Bộ môn: Lâm nghiệp xã hội

HUẾ, 05/2016
1


Lời Cảm Ơn
Để hoàn thành luận văn và thực hiện đề tài, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi
còn nhận đợc sự dạy bảo của quý thầy cô giáo và sự giúp đỡ của gia đình, các tập
thể và cá nhân, cùng bạn bè đồng nghiệp.
Nhân dịp này, tôi xin đợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Th.s Hoàng Dơng
Xô Việt là ngời thầy giáo hớng dẫn trực tiếp, tận tình, tâm huyết và giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
LÃnh đạo UBND xà Phớc Sơn đà hỗ trợ tạo điều kiện cho tôi tiếp cận


hiện trờng, nông dân và cung cấp các thông tin dữ liệu cơ bản về KTXH ở địa
phơng.
Đặc biệt tôi xin trận trọng cảm ơn thầy giáo PGS.TS. Đặng Thái Dơng đÃ
dành nhiều thời gian quý báu, tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập và
hoàn thành luận văn này.
Cám ơn gia đình và những ngời thân, bạn bè đà giúp đỡ về mọi mặt để tôi
hoàn thành đợc khoá học này.
Do thời gian có hạn và trình độ chuyên môn còn hạn chế, bản thân mới bớc
đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, nên đề tài không tránh khỏi những
thiếu sót. Kính mong quý thầy, cô giáo và bạn bè đồng nghiệp quan tâm góp ý
đểluận văn đợc hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Huế, ngày 20 tháng 05 năm 2016
Tác giả
Trần Thanh Ti

2


DANH MỤC CÁC BẢNG

3


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 4.1. Sinh trưởng Dg của cây bời lời đỏ..................................................42
Biểu đồ 4.2. Sinh trưởng Hg của Bời lời đỏ........................................................43

DANH MỤC CÁC HÌNH


4


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

5

A

Tuổi cây bời lời đỏ trong mơ hình nghiên cứu

Dg, Hg, V

Đường kính D13, chiều cao Hvn, thể tích cây bình qn lâm phần

d,h,v

Tăng trưởng Dg, Hg, V

ƠTC

Ơ tiêu chuẩn

NLKH

Nơng lâm kết hợp

Hvn


Chiều cao vút ngọn

D13

Chiều cao tại vị trí 1,3 mét


MỤC LỤC

6


PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Bời lời là loài cây được khai thác lấy vỏ làm chất kết dính. Có giả thiết cho
rằng, Bời lời được làm chất kết dính trong việctạo gạch xây dựng các cơng
trình cổ trước kia của người Chăm; ngày nay Bời lời được khai thác vỏ làm
chất kết dính trong việc làm nhang, làm ván ép....Theo người dân hay gọi, thì ở
tỉnhPhước Sơn có hai lồi Bời lời là Bời Lời trắng và Bời Lời đỏ. Trong 2 lồi
cây này thì cây Bời lời đỏ được trồng, được khai thác nhiều hơn, giá thu mua
cũng cao hơn vì vỏ dày hơn, chất nhớt nhiều hơn…
Trước kia, Bời lời được khai thác trong rừng tự nhiên, ngày nay Bời lời
được trồng nhiều dưới dạng quy mô vườn hộ, vườn rừng ở nhiều huyện trên địa
bàn tỉnh Phước Sơn. Đây cũng là loài cây được gây trồng mạnh vì nhanh cho thu
hoạch, ngồi vỏ thân là sản phẩm thu hoạch chính thì các sản phẩm phụ khác
cũng được tận thu triệt để: vỏ cành, lá cũng được thu mua, thân sau khi bóc vỏ
cũng được bán làm vật liệu xây dựng. Sau khi khai thác, gốc cây tái sinh chồi
mạnh nên sau khi trồng thì sau vài luân kỳ khai thác nữa mới phải trồng lại.
Mặc dù là lồi cây đa dụng, có chu kỳ sinh trưởng và phát triển nhanh, sản
phẩm có giá bán cao trên thị trường, nên Bời lời đỏ được coi là cây “làm giàu”
của người bản địa vì trồng đơn giản, sản phẩm có thể bán bất cứ ở độ tuổi nào,

bất cứ lúc nào trong năm và có thể trồng dưới nhiềuhình thức khác nhau: trồng
thuần, trồng xen, trồng nông lâm kết hợp… nhưng cáctài liệu nghiên cứu về cây
Bời lời nói chung cũng như cây Bời lời đỏ nói riêngcịn rất ít, ngồi tài liệu điều
tra mơ tả về hình thái, sinh thái, giá trị sử dụng…trong một số tài liệu thì những
nghiên cứu sâu về sinh trưởng, hiệu quả kinh tế, hiệu quả mơi trường… của lồi
cây này thì cịn rất hạn chế.
Việc trồng và khai thác loài cây này đều xuất phát từtự phát của người dân
và nhu cầu thị trường, do đó việc đánh giá sinhtrưởng và hiệu quả kinh tếcủa một
số phương thức trồng Bời lời Đỏ là vấn đề cần thiết nhằm đưa ra những khuyến
cáo, làm tài liệu tham khảo cho người dân trong việc gây trồng lồi cây này.
Thấy được điều cần thiết đó, tơi tiến hành “Nghiên cứu đặc điểm hình
thái sinh thái và khả năng sinh trưởng của loài bời lời đỏ (Machilus
odoratissima Nees) tại huyện Phước Sơn tỉnh Quảng Nam” để góp phần tăng
vốn hiểu biêt ,nâng cao hiệu quả sản xuất lời bời lời đỏ, đảm bảo an sinh sinh kế
người dân địa phương, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và bảo
tồn đa dạng sinh học trong giai đoạn hiện nay.
7


PHẦN 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1.

Cơ sở lý luận

2.1.1. Khái niệm, các loại tăng trưởng
2.1.1.1 Khái niệm
Sinh trưởng là sự tăng lên của một đại lượng nào đó nhờ kết quả đồng
hóa của một vật sống (theo V.Bertalanfly) hoặc là sự biến đổi của nhân tố điều
tra theo thời gian (theo Vũ Tiến Hinh – Phạm Ngọc Giao [1997]) .
Do sinh trưởng gắn liền với thời gian nên cịn được gọi là q trình sinh

trưởng. Các đại lượng sinh trưởng được xác định trực tiếp hoặc gián tiếp qua chỉ
tiêu nào đó của cây. Ví dụ: chiều cao (h); đường kính (d); thể tích (v). Sự biến
đổi theo thời gian cúa các đại lượng này đều có quy luật. Khi mô tả quy luật
biến đổi theo tuổi của các đại lượng bằng biểu thức tốn học thì chúng được gọi
là biến số phụ thuộc (y). Sinh trưởng được coi là một hàm của thời gian (t) và
yếu tố mơi trường (u). Hàm số có dạng:
Y=F(t.u)
Yếu tố mơi trường rất đa dạng như đất đai, nhiệt độ, lượng mưa... Cho đến
nay người ta vẫn chưa đánh giá được ảnh hưởng đầy đủ và cụ thể của những yếu
tố này đến sinh trưởng như thế nào. Do đó trong những phạm vi nhất định môi
trường được coi là hằng số và sinh trưởng chỉ phụ thuộc vào thời gian
Y=F(t)
Đặc điểm chung của phương trình sinh trưởng là (1) ln tăng hoặc giảm
theo thời gian; (2) ít nhất có một điểm uốn; (3) có các điểm tiệm cận với t = 0 và
t = tmax ( tmax là tuổi sống cao nhất mà cây đạt được. Trong kinh doanh rừng
chúng được gọi là tuổi thành thục tự nhiên); (4) không đối xứng và điểm uốn tại
vị trí tu< tmax /2.
Phát triển là sinh trưởng cộng với sự biến đổi về chất theo thời gian.
Chẳng hạn, giai đọan nảy mầm, ra hoa, kết quả...lâm phần thành thục nói
lên các thời kỳ phát triển của cây cũng như lâm phần.
Có thể phân biệt các kiểu sinh trưởng và phát triển khác nhau, gồm
(1) sinh trưởng chậm và phát triển chậm;
(2) sinh trưởng nhanh và phát triển chậm;
(3) sinh trưởng nhanh và phát triển nhanh;
(4) sinh trưởng chậm và phát triển nhanh.
Giai đọan phát triển có quan hệ chặt chẽ với sinh trưởng và rất khó tách
biệt. Vì vậy người ta thường dùng khái niệm sinh trưởng và phát triển.
8



Tăng trưởng là số lượng biến đổi được của một nhân tố điều tra nào đó
của cây rừng trong một đơn vị thời gian. Tăng trưởng là hiệu số đại lượng sinh
trưởng ở các thời gian khác nhau:
Z = yt – yt-n
Với n là khoảng thời gian giữa 2 lần xác định sinh trưởng.
Nếu sinh trưởng là hàm biến thiên liên tục theo thời gian thì tăng trưởng là
đạo hàm bậc nhất ứng với thời điểm t1 nào đó.
Zt1 = Y’ = F’(t1)
Mục đích của đo và tính tăng trưởng của cây là nhằm xác định tốc độ sinh
trưởng, từ đó có thể dự đốn sản lượng và năng suất của rừng phục vụ cho các
mục đích khác nhau trong kinh doanh rừng.
2.1.1. 2. Các loại tăng trưởng
Tăng trưởng thường được biểu thị bằng trị số tuyệt đối hoặc tương đối
(%) cho cả cây cá lẻ và lâm phần.
Có thể phân chia một số loại tăng trưởng theo thời gian như sau:
Tăng trưởng thường xuyên hàng năm là sè lượng biến đổi được của
nhân tố điều tra trong một năm. Cơng thức để tính tăng trưởng thường xun
hàng năm:
Zt = T(a) - T(a-1)
Với T(a) là nhân tố điều tra tại (a) năm. T(a-1) là nhân tố điều tra tại
( a-1) năm.
Tăng trưởng thường xuyên định kỳ là số lượng biến đổi được của nhân
tố điều tra trong một định kỳ n năm. Cơng thức để tính lượng tăng trưởng
thường xun định kỳ là:
Znt = T(a) - T(a-n)
Trong đó, T(a) là nhân tố điều tra tại (a) năm; T(a-n) là nhân tố điều tra tại
( a-n) năm. Tăng trưởng bình quân định kỳ là số lượng biến đổi được của nhân
tố điều tra tính bình qn cho 01 năm trong một định kỳ (n) năm. Cơng thức tính
lượng tăng trưởng bình quân định kỳ:
Δnt = (Ta – T(a-n)) / n = Znt /n

Tăng trưởng bình quân chung là số lượng biến đổi được của nhân tố
điều tra tính bình qn 01 năm trong suốt thời kỳ sinh trưởng của cây rừng (a)
năm. Cơng thức tính lượng tăng trưởng bình qn chung:
Δt = T(a) /a
Suất tăng trưởng là tỷ số phần trăm giữa tăng trưởng thường xuyên hàng
năm và tổng tăng trưởng thường xuyên hàng năm của một nhân tố điều tra.
Công thức tính suất tăng trưởng như sau:
Pt = Zt / T(a) x100
Với những loài cây sinh trưởng chậm người ta thường dùng tăng trưởng
9


bình quân định kỳ (Δnt) thay cho tăng trưởng thường xun hàng năm (Zt), khi
đó suất tăng trưởng được tính theo công thức của Pressler:
Pt = [(Ta – T(a-n)) / (Ta + T(a-n))] x (200/n)
Phương pháp xác định tăng trưởng của cây trước hết phải dựa vào tuổi
cây. Để xác định tuổi cây rừng trồng phải căn cứ vào hồ sơ của lâm phần rừng
trồng đó. Để xác định tuổi của các cây rừng tự nhiên, thường sử dụng phương
pháp giải tích thân cây hoặc sử dụng khoan tăng trưởng khoan vào phần gốc
thân cây để đếm số vòng năm. Ngồi ra có thể dựa vào kết quả đo D1,3 ở 3 định
kỳ liên tục để suy luận và ước lượng tuổi dựa vào sự thay đổi tốc độ tăng trưởng
đường kính .Một số lồi cây có thể ước lượng tuổi cây dựa vào số vịng cành
(thơng thường mỗi mùa tăng trưởng có một vịng cành). Tuy nhiên, phương
pháp này cho độ chính xác thấp.
Ngồi tuổi cây, để tính tăng trưởng cho nhân tố nào phải đo đếm nhân tố
đó ở các tuổi hoặc giai đoạn tuổi khác nhau. Để làm việc đó, có thể theo dõi và
đo lặp nhiều năm trên một cây, hoặc đo các cây ở các tuổi khác nhau hoặc giải
tích thân cây để đếm vịng năm và đo các nhân tố đường kính, chiều cao qua các
năm sinh trưởng của cây.
2.2.


Cơ sở thực tiễn

2.2.1. Tình hình nghiên cứu ngồi nước
Bời lời đỏ là một cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao nên được rất
nhiều các nước trên thế giới nghiên cứu và đưa vào trồng để phát triển kinh tế.
Bời lời đỏ phân bố ở các nước như Ấn Độ, Trung Quốc (Phúc Kiến, Quảng
Đông, Quảng Tây, Hải Nam, Vân Nam), Bangladesh, Bhutan, Nepal, Sri Lanka,
Malaysia, Philippines, Australia.
Ngoài ra, cây Bời lời đỏ cịn là lồi cây đa mục đích và được người dân
bản địa nhiều nơi trên thế giới sử dụng thường xuyên như một loại dược liệu để
điều trị trong đời sống hằng ngày (Arya, 2002; Majumdar, 2006).Tuy nhiên
những nghiên cứu về lồi cây này cịn hạn chế.
Trên thế giới, ở một số vùng người dân trồng loài cây này như một loại
dược liệu hằng ngày với công dụng trị các bệnh như: bong gân, viêm khớp, ung
nhọt, tiêu chảy .
Với giá trị dược liệu nổi trội của cây Bời lời đỏ (Machilus
odoratissima Nees) nhiều nghiên cứu trên thế giới chủ yếu tập trung vào đặc
điểm này. Chẳng hạn như theo nghiên cứu tại Ấn Đô, các nhà khoa học
Radhkrishman, Ramasani A. và Arfin S. (1989) đã tách được từ vỏ cây Bời lời
đỏ chất Sufoof- E musummin dùng làm dược liệu trong y học.
10


Tại Indonexia, các tác giả Rizan Helmi và Zamri Adel (1989) bằng
phương pháp quang phổ đã chiết xuất từ cành rễ và vỏ cây Bời lời các chất như
2,9 dyhydroxy, 1,10 dimethoxyaporhyne, 6 methonyphenan threne 9% dùng
trong y học. Tại hội nghị quốc tế về y học dân tộc và những cây thuốc họp tại
Indonexia năm 1990 đã xác nhận cây Bời lời đỏ có thể chiết xuất một số hóa
chất dùng trong y dược. Các thơng tin trên cho phép khẳng định một cách chắc

chắn về giá trị kinh tế của Bời lời đỏ, nhất là trong lĩnh vực y dược .
Theo tạp chí quốc tế về Cơng nghệ sinh học và sinh học phân tử nghiên
cứu Bời lời đỏ (Lour) C.B Rob (Tiếng Hin-du: Maida lakri) là một cây thuốc có
giá trị dược phẩm rất lớn. Lồi này cực kì nguy cấp do tình trạng khai thác bừa
bãi để dùng làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp dược phẩm, nó được sử
dụng để sản xuất các loại thuốc giảm đau, có tác dụng hiệu quả trong điều trị
tiêu chảy và bệnh lỵ,....
Theo nghiên cứu của Rebena năm 2007 thì vỏ Bời lời đỏ chứa tinh dầu
thơm, được chiết suất dùng trong y học, làm hương thơm, nguyên liệu và làm
keo dán cơng nghiệp hoặc sơn, ngồi ra cịn được dùng làm nhang đốt trong tín
ngưỡng tơn giáo của người dân, (Rabena, 2007). Điều này được chứng minh rõ
hơn tại một tài liệu dùng để tập huấn công tác nhân giống các loài cây dược liệu
của Somashekhar và cộng sự (2002), theo tài liệu này đã tổng kết, mô tả thực vật
và phân loại những bộ phận dùng để làm thuốc và sản xuất biệt dược của những
loài cây tại Bangalore. Trong đó, đã xác nhận bộ phận dùng để làm thuốc và sản
xuất ra biệt dược của loài cây Bời lời đỏ là thân và vỏ thân.
Tại hội nghị Quốc tế khác về y học dân tộc và những cây thuốc họp tại
Indonesia cũng đã xác nhận từ Bời lời đỏ có thể chiết suất một số hóa chất dùng
trong y dược (Soewarsono, 1990). Một số tác giả khác ở Trung Quốc (Wang,
2010) , cũng đã công bố và mơ tả cấu trúc hóa học về một số những chiết suất
biệt dược này được mô tả cụ thể, một nghiên cứu của Shahadat và các cộng sự
khác (2010). Theo đó thì chiết suất tinh dầu cây Bời lời đỏ có tác dụng trong
việc điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu và các lồi thực vật có khả năng tiết ra
chất kháng khuẩn do tổng thân và lá có chứa rất nhiều tannin, alkaloid và
saponin (Prustis, 2008).

11


Gần đây, hai tác giả người Ấn Độ đã công bố những nghiên cứu về việc

tìm nguồn nguyên liệu sinh học, đặc tính của các loại dầu sinh học từ những
nguồn thực vật khác nhau như là nguồn nguyên liệu thay thế cũng đã mơ tả đặc
tính ngun liệu dầu sinh học của cây Bời lời đỏ được chế biến từ hạt cây của nó
(Singh, 2010).
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Trước đây có một số tác giả đã nghiên cứu, viết tài liệu về cây Bời lời đỏ
nhưng tập trung vào việc mô tả, phát hiện và giám định tên lồi, nêu giá trị cơng
dụng của nó trong các giáo trình phân loại thực vật, cây rừng, trong danh mục
tài nguyên thực vật… Hầu như chưa có đi nghiên cứu chuyên sâu vào về loài
cây này. Cụ thể:
- Năm 1967, trong sách “ Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của tác
giả Đỗ Tất Lợi có mơ tả hình thái và nêu tác dụng của lồi cây này một các
tương đối tỉ mỉ và đầy đủ hơn về giá trị sử dụng.
- Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội 1967 đã phát hành sách: “Tên cây rừng
Việt Nam” của tác giả Lê Mộng Chân và cộng sự.
- Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội 1971 đã phát hành sách: “Cây gỗ rừng
miền Bắc Việt Nam” tập I của Viện điều tra quy hoạch rừng.
Cả hai tài liệu trên mặc dù đã nêu lên về mặt phân loại học, mơ tả đặc điểm
sinh học của các lồi Bời lời đỏ nhưng chưa đề cập đến những giá trị, công
dụng, kỹ thuật gây trồng đối với Bời lời đỏ.
- Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội 1971, trong tài liệu “Cây cỏ
thường thấy ở Việt Nam” tập II của tác giả Lê Khả Kế, ngồi việc mơ tả cịn cho
biết thêm một số cơng dụng của Bời lời đỏ.
- Trong sách “Danh sách thực vật Tây Nguyên” của Viện khoa học Lâm
nghiệp Việt Nam, xuất bản năm 1984, cũng đã đề cập đến loài Bời lời đỏ nhưng
cũng, mới chỉ dừng lại ở mức độ mô tả và giới thiệu.
- Trong tạp chí Lâm nghiệp tháng 7 năm 1994 có bài viết về “Trồng Bời lời
nhớt” của Nguyễn Bá Chất. Ở bài viết này, tác giả cũng đã đề cập đến một số
vấn đề kỹ thuật trồng Bời lời đỏ nhưng chỉ dừng lại ở mức độ khái quát và mang
tính chất định tính.

- Trong tài liệu thông tin chuyên đề “Kỹ thuật trồng Bời lời đỏ: của kỹ sư
Nguyễn Hiền, Sở khoa học công nghệ và môi tường tỉnh Gia Lai, 1991, đã giới
thiệu một số nét cơ bản về kỹ thuật gieo ươm và trồng rừng Bời lời đỏ. Xong
những đặc điểm sinh thái học của lồi cây này thì hầu như chưa được đề cập tới
12


[7].
- Năm 1997, trong luận văn thạc sĩ với đề tài “Bước đầu nghiên cứu một số
đặc điểm sinh học của loài Bời lời đỏ (Machilus odoratissima Nees C.B.Roxb)
làm cơ sở cho công tác trồng rừng tại tỉnh Gia Lai” của tác giả Lê Thị Lý,
Trường đại học Tây Nguyên đã xác định được một số đặc điểm sinh học: mô tả
thân, cành, lá, rễ, hoa, màu và chu kỳ ra hoa, khả năng nảy mầm, kỹ thuật gieo
ươm, dự tính sản lượng vỏ trên mơ hình trồng thuần và trồng xen trong cà phê.
Tuy nhiên các dự tính sản lượng vỏ mới chỉ là tạm tính trên hàm tương quan về
mối quan hệ giữa sản lượng vỏ với tuổi cây, mật độ trồng…
- Trần Văn Con (2001) trong báo cáo khoa học của Viện Khoa học Lâm
nghiệp Việt Nam về đề tài Xác định một số cây trồng chính phục vụ trồng rừng
sản xuất vùng Bắc Tây Nguyên, tác giả đã đề xuất trồng Bời lời đỏ trên các dạng
lập địa chính là đất đỏ nâu dưới trảng cây bụi, bằng phẳng, tương đối ẩm và đất
đỏ nâu dưới trảng cây bụi, cao ngun bằng phẳng, khơ nóng. Phương thức
trồng: Tùy theo phương thức hỗn giao, NLKH. Tỷ lệ hỗn giao dưới 60% Bời lời
đỏ và 40% cây ăn quả hoặc Cà phê, với phương pháp hỗn giao theo hàng hoặc
theo đám. Cự ly hàng cách hàng 3m, cây cách cây 3m.
- Năm 2005, Trung tâm khuyến nông Quốc gia đã xuất bản sách :Kỹ thuật
canh tác nông lâm kết hợp ở Việt Nam” do tác giả Nguyễn Ngọc Bình và Phạm
Đức Tuấn biên soạn, trong đó đã nêu các đặc điểm hình thái, phân bố, sinh thái,
lâm sinh, kỹ thuật gieo ươm, đánh giá hiệu quả kinh tế của một số mơ hình
NLKH có sửa dụng cây Bời lời đỏ: Bời lời xen trong vườn cà phê, trồng cây
Đậu đỗ, Ngô, Sắn xen trong vườn Bời lời đỏ. Các kết quả này chỉ là các số liệu

điều tra phỏng vấn và tổng kết lại kinh nghiệm của người dân chưa đưa ra những
mơ hình dự tính, dự báo về hiệu quả của các hệ thống NLKH trên.
- Nhà xuất bản Lao động năm 2007, được sự hỗ trợ của “Dự án hỗ trợ
chuyên ngành lâm sản ngoài gỗ Việt Nam” giai đoạn 2, nhóm tác giả: Trần
Ngọc Hải (Đại Học Lâm Nghiệp) và Nguyễn Việt Khoa (Trung Tâm Khuyến
Nông Quốc Gia) đã biên soạn cuốn sách “Bời lời đỏ” với nội dung gồm: Giới
thiệu đặc điểm hình thái, sinh thái, phân bố và giá trị sử dụng của loài Bời lời
đỏ; kỹ thuật tạo giống, trồng và chăm sóc Bời lời đỏ .
- Năm 2009, Bảo Huy và các cộng sự đã thực hiện đề tài nghiên cứu “ Ước
tính năng lượng hấp thụ CO2 của Bời lời đỏ (Machilus odoratissima Nees)trong
mơ hình nơng lâm kết hợp Bời lời đỏ-Sắn ở huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai.
Trong đó nhóm tác gải đã xây dựng được một số hàm tương quan giữa sinh khối
13


của cây Bời lời đỏ với tuổi cây (A), biểu sản lượng… Các kết quả này đã thể hiện
tương đối đầy đủ sinh trưởng của Bời lời đỏ trên mô hình NLKH Bời lời đỏ - Sắn,
giá trị thu nhập của hệ thống… Nên các kết quả này hoàn toàn có thể được sử
dụng làm tài liệu để so sánh, tham khảo trong đề tài này.
- Năm 2011, trong luận văn thạc sĩ : Đánh giá sinh trưởng và hiệu quả
kinh tế của một số mơ hình trồng Bời lời đỏ (Machilus odoratissima Nees) tại
một số huyện Gia Lai của Mai Minh Tuấn đã bước đầu đánh giá sinh trưởng,
năng suất và hiệu quả kinh tế của mơ hình trồng Bời lời đỏ xen Cà phê, xen
Sắn và trồng thuần lồi. Nhìn chung, đề tài chỉ bước đầu so sánh sinh trưởng
và hiệu quả kinh tế trồng Bời lời ở các phương thức trồng khác nhau. Những
nghiên cứu về ảnh hưởng các biện pháp kỹ thuật, điều kiện lập địa và chất
lượng giống chưa được đề cập.
- Theo báo cáo kết quả thực hiện dự án FLITCH tại các tỉnh Tây Nguyên
và tỉnh Phú Yên, có hai tỉnh trồng Bời lời đỏ là tỉnh Kon Tum và tỉnh Gia Lai.
Ban quản lý dự án các tỉnh Đakrông và Đăk Nông đã đưa Bời lời đỏ vào kế

hoạch trồng cây Bời lời đỏ những đến năm 2013 vẫn chưa thực hiện. Số liệu báo
cáo các tỉnh cho thấy, tính đến năm 2013 tổng diện tích trồng Bời lời đỏ ở tỉnh
Gia Lai và Kon Tum là 3,119.33 ha. Trong đó, diện tích trồng Bời lời đỏ trồng
tại các tỉnh Kon Tum và Gia Lai theo lần lượt là 2,813.18 ha và 306.15 ha.
- Ngoài ra hiện nay, cây Bời lời đỏ còn được sử dụng để chế tạo dầu sinh
học. Nguyễn Đình Hải, tác giả của đề án cơng nghệ sinh học từ cây Bời lời đỏ
cho biết, bình quân một mùa cây cho thu hoạch là 150 kg quả, khi sản xuất ra sẽ
thu hồi được hơn 100 lít dầu ứng với 2 triệu đồng (đã trừ kinh phí sản xuất 1 lít
dầu là 3.000 đồng). Cơng nghệ được Nguyễn Đình Hải chọn để sử dụng trong
việc sản xuất năng lượng từ cây Bời lời là công nghệ HTPM (High Temperature
and Pressured Methanol – Methanol) dưới nhiệt độ và áp lực cao đã được cấp
bằng phát minh sáng chế.

14


PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, MỤC TIÊU, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
3.1.1. Mục tiêu tởng qt
Nghiên cứu đặc điểm hình thái sinh thái và khả năng sinh trưởng cây Bời
lời đỏ (Machilus odoratissima Nees) ở huyện Phước Sơn tỉnh Quảng Nam.
3.1.2. Mục tiêu cụ thê
Mơ tả đặc điểm hình thái, sinh thái của cây bời lời đỏ.
So sánh sinh trưởng của cây bời lời đỏ ở các điều kiện lập địa khác nhau.
Đánh giá sinh trưởng của cây Bời lời đỏ theo các phương thức trồng khác
nhau tại địa bàn nghiên cứu.
Đề nghị các biện pháp để nâng cao hiệu quả, chất lượng cây trồng Bời lời.
3.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Đối tượng nghiên cứu

- Tên Việt Nam: Bời lời đỏ
- Tên khoa học:Machilus odoratissima Ness
- HọLong não: Lauraceae
- Bộ Long não: Laurales
3.2.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.2.1. Phạm vi về thời gian
Đề tài được tiến hành trong khoảng thời gian từ tháng 01/2016 tới tháng 5/2016.
3.2.2.2. Phạm vi về không gian
Địa điểm tiến hành nghiên cứu là huyện Phước Sơn tỉnh Quảng Nam.
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Đặc điêm cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở khu vực
nghiên cứu có liên quan đến vấn đề nguyên cứu
3.3.2. Đặc điêm hình thái, sinh thái và giá trị sử dụng cây Bời lời đo
3.3.3. Ảnh hưởng của điều kiện lập địa đến khả năng sinh trưởng của bời lời
đo
15


3.3.4. Ảnh hưởng của phương thức trồng đến sinh trưởng của Bời lời đo
3.3.5. Sinh trưởng Bời lời đo trong các mơ hình
3.3.6. Đề xuất các giải pháp tác động, cải tiến và khuyến cáo nhân rộng đê
phát triên cây Bời lời
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Thu thập số liệu thứ cấp
+Thu thập các tài liệu, báo cáo về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã
hội khu vực nghiên cứu.
+ Thu thập các thông tin về đặc điểm hình thái sinh thái ,khả năng sinh
trưởng của cây bời lời đỏ.
+ Liên hệ với UBND xã, hội đồng nông dân thu thập các thông tin cần thiết.
3.4.2. Thu thập số liệu sơ cấp

 Điều tra ngoài thực địa:
Trên phần diện tích thực hiện trồng rừng của chương trình này tiến hành
lập ô tiêu để đo đếm đánh giá về các chỉ tiêu: tình hình sinh trưởng, mật độ, số
lượng, phẩm chất cây, chất lượng rừng trồng …


Cách lập ơ:
+Diện tích ơ 500m2.
+Số lượng ơ : 3-5% tổng diện tích được trồng.
+Bố trí ơ ngẫu nhiên.



Cách xác định các chỉ tiêu sinh trưởng:
+Hvn : Dùng sào đo cao.
+D1,3 : Thước dây.
+ Độ dài vỏ ở gốc.
+ Trong ô tiêu chuẩn: Điều tra về cự ly, mật độ. Sửdụng các công cụ và
thiết bị thích hợp để đo các nhân tố đường kính ngang ngực(D1.3), chiều cao
vút ngọn (Hvn), độ dài vỏ của Bời lời.
16


+ Giải tích cây bình qn lâm phần để thu thập số liệu sinh trưởng, sinh
khối tươi: Mỗi ô tiêu chuẩn, tính tốn giá trị đường kính bình qn
lâm phần theo tiết diện ngang (Dg), chọn cây tiêu chuẩn theo Dg để giải tích.
Cây giải tích được phân làm 5 đoạn bằng nhau, đo đường kính từng phân đoạn
để tính thể tích cây. Cân từng bộ phận cây như thân, cành, lá và vỏ để xác định
khối lượng sinh khối tươi.
+ Phỏng vấn chủ hộ mơ hình về các lồi cây thuộc phạm vi nghiên cứu:

Bời lời đỏ, Sắn, Dứa. Các thơng tin thu thập bao gồm: chi phí sản xuất đầu
tư gây trồng và chăm sóc mơ hình theo từng năm, năng suất các loại cây trồng,
giá cả và thị trường tiêu thụ và tổng thu nhập và lợi nhuận cho 1 ha cây trồng ở
các mơ hình trồng thuần và trồng xen ở các tỷ lệ kết hợp khác nhau. Tỷ lệ lợi
nhuận từ thu nhập cây Bời lời so với các lồi cây khác cótrong mơ hình.
+ Phỏng vấn nông hộ để điều tra đánh giá kinh tế hộ, các phần thu nhập và
mức đóng góp từ mơ hình, thu nhập từ cây Bời lời trong kinh tế nông hộ.
+ Lập ô tiêu chuẩn, vẽ bản đồ phân bố, sử dụng GPS.
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu
+ Các số liệu thu thập từ các nguồn thứ cấp được tổng hợp, chọn lọc và
phân tích dựa trên các nội dung cần thiết của đề tài nghiên cứu.
+ Đánh giá sinh trưởng: Sử dụng các tiêu chuẩn thống kê thích hợp để so
sánh có hay khơng sự khác biệt về sinh trưởng của Bời lời đỏ ở các mơ
hình nghiên cứu
+ Thể tích thân cây bời bời: Tính tốn thể tích thân cây trên cơ sở tính
tổng thể tích của 5 phân đoạn bằng nhau.
+ Mơ hình hóa các mối quan hệ theo các hàm đa biến: yi = f(xj): Mơ hình
hóa các mối quan hệ giữa thể tích, sinh khối, với các nhân tố điều tra cây bình
quân và lâm phần như tuổi: A, Dg, Hg, số gốc/ha, N/ha. Xây dựng biểu đồ để so
sánh các nhân tố đó.
+ Các số liệu thu thập được từ đo đếm thực nghiệm sẽ được xử lý bằng các
hàm thống kê toán học( Excel).

17


PHÂN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
4.1.1. Vị trí địa lý
Phước Sơn là một huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam, nằm cách thành

phố Tam Kỳ 115 km về phía Tây và cách thành phố Đà Nẵng 130km về phía
Tây Nam. Diện tích tự nhiên của huyện là: 1.144,79 km2, chiếm 11 % diện tích
tự nhiên tồn tỉnh.

Hình 4.1. Bản đồ hành chính huyện Phước Sơn
- Vị trí địa lý giới hạn từ: 15º 06’ 33˝ đến 15º 21’ 23˝ vĩ độ Bắc.
107º 06’ 23˝ đến 107º 35’ 25˝ kinh độ Đơng.
- Vị trí tiếp giáp của huyện với các đơn vị hành chính như sau:
+ Phía Bắc giáp huyện Nam Giang và Quế Sơn;
+ Phía Đơng giáp huyện Hiệp Đức và Trà My;
+ Phía Tây giáp huyện Nam Giang và tỉnh KonTum;
18


+ Phía Nam giáp huyện Đăk Glei tỉnh KonTum
Huyện Phước Sơn có 12 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn bao gồm: thị
trấn Khâm Đức và 11 xã được phân ra 03 vùng là:
+ Vùng cao gồm 05 xã: Phước Chánh, Phước Công, Phước Kim, Phước
Thành, Phước Lộc.
+ Vùng Trung gồm 03 xã: Phước Đức, Phước Năng, Phước Mỹ và thị trấn
Khâm Đức.
+ Vùng thấp gồm 03 xã: Phước Hòa, Phước Hiệp và Phước Xuân.
4.1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
a. Khí hậu, thời tiết
Mang đặc thù của khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng Dun hải Nam Trung
bộ, khí hậu huyện Phước Sơn chịu ảnh hưởng khí hậu vùng núi cao, đặc điểm
khí hậu của huyện được chia thành hai mùa rõ rệt:
- Mùa khô, bắt đầu từ tháng 02 đến tháng 08, trời khơ nóng, nhiệt độ trung
bình vào khoảng 280C đến 300C, có lúc lên tới 360C.
- Mùa mưa từ tháng 09 đến tháng 01 năm sau, nhiệt độ thấp, bình quân từ

15 C đến 200C, có lúc xuống tới 140C, trời rét.
0

b. Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình hàng năm vào khoảng 24,9 0C. Biên độ dao động nhiệt
độ giữa ngày và đêm khoảng 100C. Nhiệt độ cao nhất 39,60C và nhiệt độ thấp
nhất là 150C. Tháng có nhiệt độ cao nhất là 3 tháng 5,6,7 tháng có nhiệt độ thấp
nhất là tháng tháng 1, 11 và 12.
c. Lượng mưa
Lượng mưa trung bình hàng năm trên 3.600 mm, lượng mưa phân bố
không đều trong năm, tập trung chủ yếu vào các tháng 08, 09, 10 và 11, chiếm
đến hơn 76% lượng mưa cả năm. Vào những tháng này thường xảy ra lũ lụt,
ngược lại vào những tháng cuối mùa khơ lượng mưa ít, độ ẩm khơng khí thấp,
lượng bốc hơi cao, làm tăng khả năng hạn hán.
d. Độ ẩm
Độ ẩm trung bình trong năm từ 87% đến 89%, tháng cao nhất 97%, tháng
thấp nhất 79%. Thời kỳ có độ ẩm cao nhất từ tháng 9 đến tháng 01 năm sau.

19


e. Gió
Huyện Phước Sơn chịu ảnh hưởng của 02 mùa gió chính:
+ Gió mùa đơng: Hướng gió chủ yếu là Đông Bắc, từ tháng 10 đến tháng
02 năm sau muộn nhất đến tháng 4, gió mang theo khơng khí lạnh và kèm theo
lượng mưa lớn.
+ Gió mùa hè hướng gió thịnh hành chính là gió Tây-Nam thổi từ tháng 4
đến tháng 8 thường gây khơ nóng.
Các cơn bão xảy ra trên địa bàn huyện vào khoảng từ tháng 09 đến tháng
11, trung bình hàng năm có từ 01 - 02 cơn bão, so với các địa phương khác trong

tỉnh Quảng Nam thì địa bàn huyện Phước Sơn ít chịu ảnh hưởng của gió bão.
g. Mơi trường khơng khí
Là một huyện miền núi vùng cao, trên địa bàn có núi đồi xen kẽ sơng suối
kết hợp với phong cảnh đẹp cịn nhiều nét tự nhiên, hoang sơ tạo cho Phước Sơn
cảnh quan môi trường phong phú và đa dạng. Môi trường của huyện nói chung
hiện cịn khá trong sạch, tuy nhiên ở một số nơi đang bị ô nhiễm do nạn khai
thác khống sản vàng.
h. Đặc điểm địa hình
Là huyện miền núi nên địa hình khá hiểm trở và phức tạp, phân tầng độ cao
lớn, độ chia cắt mạnh, nhiều nơi tạo thành vách đứng dễ gây quá trình sạt lở,
trượt khối, hướng dốc chính từ Tây Nam, độ cao trung bình từ trên 1.000m. Mặt
khác, sơng suối tạo thành có lòng hẹp nên mùa mưa lũ thường xảy ra lũ quét,
gây thiệt hại lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Các núi cao trên địa bàn
huyện như núi NgoklumHeo cao trên 2.045m, núi NgocTion có độ cao 2.032m
ngồi ra cịn nhiều dãy núi cao trên 1.500 m.
Địa hình Phước Sơn có thể chia ra làm 03 vùng chính
- Vùng thấp gồm 03 xã là Phước Xuân, Phước Hiệp và Phước Hịa là vùng
đất ven sơng suối có địa hình tương đối bằng phẳng thuận lợi cho việc phát triển
sản xuất nông nghiệp và trồng rừng sản xuất, phát triển lâm nghiệp.
- Vùng trung: gồm 3 xã là Phước Đức, Phước Năng, Phước Mỹ và thị trấn
Khâm Đức, đây là vùng thung lũng ven chân núi và là vùng kinh tế mạnh nhất
của huyện, ngoài các dịch vụ, bn bán, sản xuất lương thực, thế mạnh của vùng
cịn phát triển lâm nghiệp, cây công nghiệp, cây ăn quả và tiểu thủ công nghiệp.

20


- Vùng đồi núi cao: Gồm các xã còn lại, độ cao trung bình so với mặt nước
biển từ 800 – 1.200m, địa hình khá hiểm trở, phức tạp, bị chia cắt bởi các sông
suối và các dãy núi cao, vì thế chỉ tạo nên được các cánh đồng nhỏ hẹp, ruộng

bậc thang khó canh tác. Vùng này thường bị khô hạn nặng vào mùa khô, đối với
cây trồng chủ yếu là cây lâm nghiệp.
Nhìn chung địa hình huyện Phước Sơn chủ yếu đồi núi phức tạp nên rất
khó khăn trong việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật như giao thơng, điện nước và các
cơng trình cơng cộng khác phục vụ cho dân sinh. Đất đai manh mún khó bố trí
sản xuất, phát triển thủy lợi, xây dựng cải tạo đồng ruộng và ứng dụng cơ giới
hóa trong sản xuất nơng nghiệp.
f. Thủy văn
Do đặc điểm địa hình, hệ thống sông suối trên địa bàn huyện hầu hết nhỏ
hẹp, uốn lượn, lịng sơng dốc, nhiều gềnh đá, mùa khơ cạn kiệt mùa mưa thường
gây lũ lớn. Chế độ thủy văn của huyện chịu ảnh hưởng của các sơng chính như
sau:
- Sơng Đak Mi: Có độ dài 56km bề rộng trung bình 150m, bắt nguồn từ dãy
núi Ngọc Linh chảy theo hướng Bắc, đây là sơng lớn có nhiều ghềnh thác, lịng
sơng dốc hiện nay đã và đang xây dựng nhiều thủy điện trên sông này.
- Sông Trường: Dài 45km rộng trung bình 50m được bắt nguồn từ dãy núi
phía Tây Nam xã Phước Hiệp chảy theo hướng Đông đổ ra sơng Thu Bồn.
- Sơng Đak Met: Sơng có chiều dài 21km rộng trung bình 20m được bắt
nguồn từ dãy núi phía Nam xã Phước Thành và đổ ra sơng Đakmi, lịng sơng
dốc và nhiều ghềnh đá.
- Sơng Nước Chè: Bắt nguồn từ dãy núi phía tây nam xã Phước Mỹ có
chiều dài 12km bề rộng trung bình 20m có nhiều nhánh suối như Nước Zút, suối
Đaksa... Suối Đaksa được bắt nguồn từ dãy núi phía tây xã Phước Đức dài 8km
rộng trung bình 8m đổ ra sơng Nước Chè.
Ngồi các con sơng chính trên thì trên địa bàn huyện Phước Sơn có nhiều
khe suối nhỏ đan xen giữa những dãy núi. Mặc dù lượng nước các sông suối vào
mùa khô ít nhưng do mật độ sông suối dày nên thuận lợi cho việc phát triển các
cơng trình thủy lợi nhỏ phục vụ sản xuất nhất là phục vụ cho sản xuất lúa nước.
Mặt khác, với địa hình cao, độ dốc lớn, sông suối, ghềnh thác chằng chịt, và
mưa nhiều đã và đang tạo cho Phước Sơn nguồn thủy điện dồi dào.


21


4.1.1.2. Tài nguyên đất
a. Thổ nhưỡng
Theo tài liệu điều tra thổ nhưỡng của Viện Quy hoạch bộ Nông Nghiệp và
theo báo cáo quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế-xã hội huyện Phước Sơn của
Viện Quy Hoạch Đô Thị Nông Thơn thì trên địa bàn huyện Phước Sơn có các
loại đất chính như sau:
b. Đất phù sa sơng suối (P)
Diện tích khoảng 1.570,26 ha chiếm khoảng 1,38% tổng diện tích tự nhiên
tồn huyện, nhóm đất này hình thành từ sự bồi đắp tích tụ của các sơng, sản
phẩm phù sa nghèo dinh dưỡng hơn vùng đồng bằng, đất chua đến ít chua, thành
phần cơ giới thịt nhẹ, tầng đất trung bình, tỷ lệ đá lẫn cao. Phân bố rãi rác dọc
theo các sơng suối với diện tích nhỏ, ít tập trung, loại đất này phù hợp cho trồng
lúa và rau màu.
c. Đất vàng đỏ trên đá Macma axit (Fa)
Đây là loại đất chiếm diện tích lớn nhất trên địa bàn huyện Phước Sơn với
tổng diện tích 42.953,09ha chiếm trên 37,64% tổng diện tích tự nhiện. Đá mẹ
chủ yếu của loại đất này là granit, liparit được hình thành ở địa hình dốc, tầng
đất mỏng dưới 1m. Thành phần cơ giới gồm thịt nhẹ, cấp hạt sét thấp <20%, kết
cấu rời rạc, khả năng giử nước và giử dinh dưỡng kém độ pH từ 4-4,5 phân bố
tập trung nhiều ở các xã Phước Hiệp, Phước Hòa, Phước Kim, Phước Thành và
thị trấn Khâm Đức. Hiện trạng phần lớn là đất rừng tự nhiên, rừng phòng hộ và
đất chưa sử dụng, loại đất này phân bố trên địa hình cao có độ dốc lớn nên hiện
tượng xói mịn, rửa trơi diễn ra mạnh do đó cần có biện pháp nâng cao độ che
phủ của rừng.
d. Đất vàng đỏ trên đá sét và đá biến chất (Fs)
Với diện tích 40.573,02ha chiếm 35,55% tổng diện tích tự nhiên tồn

huyện, đất được hình thành từ sản phẩm phong hóa của các loại đá mẹ phổ biến
như: sa phiến Thạch, phiến sét, phiếm mica... đất có màu đỏ vàng được phân
tầng rỏ thành phần cơ giới thịt trung bình, đất có phản ứng chua, độ pH từ 4-4,5
phân bố ở độ dốc cao >250 loại đất này phân bố ở hầu hết các xã trong huyện và
tập trung nhiều ở các xã Phước Kim, Phước Hòa, Phước Đức, Phước Hiệp và thị
trấn Khâm Đức. Loại đất này hiện nay chủ yếu thuộc đất rừng tự nhiên, đất rừng
trồng và một phần đất đồi chưa sử dụng.

22


e. Đất nâu đỏ trên phù sa cổ(Fp)
Diện tích 435,05ha chiếm 0,38% diện tích tự nhiên, loại đất này được hình
thành trên nền phù sa cổ nhưng đặc tính lý hóa có nhiều biến đổi do các điều
kiện địa hình, khí hậu. Đất có màu vàng nâu, mức độ kết von và đá ong hóa khá
mạnh phân bố chủ yếu ở xã Phước Hiệp và Phước Hòa, hiện nay chủ yếu là sản
xuất nông, lâm nghiệp.
g. Đất mùn đỏ vàng trên đá pragơnai (Hs)
Diện tích khoảng 3.350,23ha, chiếm 2,94% diện tích tự nhiên tồn huyện,
nhóm đất này được hình thành trên vùng núi cao có độ dốc >250, thành phần cơ
giới thịt nhẹ, tầng dày 120-150cm, hàm lượng mùn cao, đất có màu đỏ vàng tích
tụ mùn trong điều kiện khí hậu ẩm, độ che phủ cao phù hợp cho phát triển sản
xuất nông, lâm nghiệp. Loại đất này phân bố chủ yếu ở Phước Thành, Phước
Kim và Phước Lộc.
h. Đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất (ha)
Diện tích khoảng 21.700,71ha chiếm 19,01% tổng diện tích tự nhiên toàn
huyện, loại đất này là sản phẩm của quá trình phong hóa đá phiến thạch, phiến
sét. Thành phần cơ giới là thịt nhẹ tầng đất mỏng, kết cấu vừa, giử nước tốt,
phân bố trên địa hành cao của 05 xã vùng cao là Phước Công, Phước Chánh,
Phước Kim, Phước Thành và Phước Lộc, hiện đang sử dụng cho mục đích lâm

nghiệp loại đất này phù hợp cho việc trồng cây lâm nghiệp và cây cơng nghiệp
dài ngày.
f. Nhóm đất dốc tụ (D)
Diện tích 535,12 ha chiếm 0,47% tổng diện tích tự nhiên tồn huyện, đất
chủ yếu phân bố ở các thung lũng do các sản phẩm dốc tụ hình thành. Thành
phần đất hỗn tạp, phẫu diện không rõ ràng, có màu xám đen, hiện phân bố rãi
rác trên địa bàn các xã loại đất này thích hợp cho trồng rau màu và cây ăn quả.
j. Đất nâu tím trên đá Panagơnai (Fe)
Diện tích 310,03 ha chiếm 0,27% diện tích tự nhiên tồn huyện, loại đất
này được hình thành trên đá paganơnai màu có thành phần cơ giới nhẹ, kết cấu
rời rạc, giữ nước kém, phân bố ở địa hình cao. Đây là loại đất dể bị rửa trôi chất
dinh dưỡng, loại đất này chủ yếu phân bố ở Phước Hiệp và Phước Hòa hướng sử
dụng cho việc trồng hoa màu và trồng rừng.

23


k. Đất nâu đỏ trên đá macma bagơ và trung tính (Fk)
Diện tích 2.230,34ha, chiếm 1,95% diện tích tự nhiên tồn huyện là loại đất
feralit được hình thành trên đá bazan, gabro, andezit là sản phẩm do núi lửa
phun ra giàu Ca2+ và Mg2+. Đất có màu đỏ thẩm hay nâu đỏ, thành phần cơ giới
thịt nhẹ, tầng đất dày, đất có kết cấu viên 3-5mm, tơi xốp, thống khí, tỷ lệ mùn
cao. Đây là loại đất có đặc tính lý hóa tốt thích hợp cho phát triển sản xuất, trồng
cây công nghiệp. Đất phân bố chủ yếu ở xã Phước Năng, Phước Mỹ và Khâm
Đức và hiện đang chủ yếu khai thác sản xuất nông nghiệp và một phần trồng cây
cơng nghiệp.
Nhìn chung, Phước Sơn khá đa dạng về loại đất, phân bố trên nhiều địa
hình khác nhau tạo ra nhiều vùng sinh thái Nơng - Lâm nghiệp thích hợp với các
loại cây trồng lâu năm trên vùng đồi núi. Tuy nhiên trong quá trình khai thác, sử
dụng trong nhiều năm trước còn chưa hợp lý, do tập quán canh tác, do ý thức...

đã làm cho nhiều nơi bị xói mịn, rửa trơi và suy thối chất lượng đất, một số
vùng ứng dụng vào trồng cây chưa phù hợp với tính chất của các loại đất.
4.1.1.3. Tài nguyên rừng
a. Thảm thực vật
- Trải qua thời gian dài của chiến tranh rừng bị tàn phá, sau ngày giải
phóng cơng tác bảo vệ rừng chưa được chú trọng trong những năm qua đã làm
cho diện tích rừng Phước Sơn giảm mạnh. Cùng với nó hệ sinh thái rừng cũng bị
ảnh hưởng đáng kể, khả năng tái sinh rừng trên địa bàn huyện rất yếu, cộng với
sự xói mịn các chất dinh dưỡng nên trên các khu vực gò trống, đồi trọc thực vật
chủ yếu là các loài cây bụi, cỏ dại như: Cỏ tranh, lau lách xen kẽ một vài loài
cây lấy gỗ nhỏ rải rác trong các khe nước và thung lũng.
- Hiện nay trên địa bàn huyện có 95.966,40 ha đất lâm nghiệp trong đó đất
có rừng tự nhiên phịng hộ là 45.615,68 ha, đất có rừng sản xuất là 30.192,27 ha
và trên 20.158,45ha rừng đặc dụng. Rừng Phước Sơn đa dạng về chủng loại có
nhiều loại gỗ quý hiếm như: Lim, Gõ, Lác, Dỗi, Chò Chỉ, Chò Nâu, các lồi lâm
sản phụ như mây, đót và cây dược liệu như Ươi... Đặc biệt 25.214 ha rừng nằm
trong khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh thuộc địa phận các xã Phước Mỹ,
Phước Năng và Phước Công thuận lợi cho việc bảo vệ tài nguyên, sinh thái môi
trường và tiềm năng phát triển du lịch.
- Ngoài ra, hiện nay trên địa bàn huyện đang phát triển mạnh trồng rừng sản
xuất với các loại cây chủ yếu như: Keo, Bời lời, Cao su... tuy nhiên diện tích cịn
nhỏ lẻ, phân tán, sản lượng thấp, chưa phục vụ nhiều cho công nghiệp chế biến.
24


b. Hệ động vật rừng
Trên địa bàn huyện có hệ động vật đa dạng và phong phú với nhiều loài
quý hiếm như Voi, Báo, Gấu, Vooc, Mang, Nai, Hổ, Nhím... và các loài chim:
(gõ kiến, cú mèo, nhồng, sáo, trĩ...) cùng nhiều lồi lưỡng cư và bị sát (trăn,
rắn, kỳ đà, nhơng...). Tuy nhiên số lượng của các lồi động, thực vật này hiện đã

cạn kiệt do nạn khai thác, săn bắt trái phép.
4.1.1.4. Tài nguyên nước
a. Nguồn nước mặt
Nguồn nước mặt tương đối phong phú, đáp ứng được khả năng tưới tiêu
cho phần lớn diện tích canh tác, là yếu tố chínhquyết định bảo đảm sự tăng
trưởng của nền nông nghiệp trong huyện hiện nay và tương lai. Nguồn nước mặt
của huyện chủ yếu được cung cấp bởi nguồn nước mưa (lượng mưa hàng năm
khoảng 3.600mm),hệ thống sông, suối cùng nhiều ao hồ nhỏ khác trong khu dân
cư. Tuy nhiên, do địa hình phức tạp, dịng sơng ngắn, độ dốc cao nên việc khai
thác lượng nước mặt cho sản xuất và sinh hoạt gặp nhiều khó khăn. Phân bố
nước lại không đều giữa các mùa trong năm cũng gây trở ngại khơng ít trong
việc sử dụng nguồn nước, vào mùa khô thường hạn hán, ngược lại vào mùa mưa
tốc độ dòng chảy lớn thường gây ra lũ quét làm sạt lở đất, thiệt hại lớn cho sản
xuất và đời sống của nhân dân trong huyện.
b. Nguồn nước ngầm
Theo số liệu của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Nam thì nguồn
nước ngầm của huyện Phước Sơn thường rất sâu khoảng 14-18m và thay đổi
theo địa hình. Hiện nguồn nước ngầm chỉ sử dụng sinh hoạt cho một số vùng
bằng giếng đào, tuy nhiên việc khai thác còn nhiều khó khăn do độ sâu nguồn
nước lớn, mặt khác cơng nghiệp khai thác vàng đang phát triển mạnh dẫn đến
nguồn nước ngầm bị ô nhiễm ở một số xã như Phước Đức, Phước Hiệp, Phước
Hoà, Phước Xuân...
4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên khác
a. Tài nguyên khoáng sản
Hiện trên địa bàn huyện có các lồi khống sản như vàng, đồng, titan, cao
lanh, bột màu, đá granit với trữ lượng khá lớn trong đó nổi lên là khống sản
vàng. Theo đánh giá của các nguồn tài liệu, trữ lượng vàng trên địa bàn huyện
Phước Sơn tương đối lớn do đó trong những năm qua đã hình thành nhiều điểm,
nhiều cơ sở khai thác vàng. Việc khai thác thiếu quy hoạch, thiếu sự quản lý gây
25



×