Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Ảnh hưởng của đô thị hóa đến kinh tế xã hội thị xã chí linh (hải dương) giai đoạn 2010 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.06 MB, 78 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC s ư PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LICH SỬ

LÊ THỊ PHƯƠNG

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐÔ THI HÓA ĐẾN
KINH TẾ - XÃ HỘI THỊ XÃ CHÍ LINH
(HẢI DƯƠNG) GIAI ĐOẠN 2010 - 2015

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam

Ngưòi hướng dẫn khoa học
TS. BÙI NGỌC THẠCH

HÀ NỘI, 2016


LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian nghiên cứu để hoàn thành khóa luận, em đã nhận đuợc sự
giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô giáo khoa Lịch sử - Truông ĐHSP Hà Nội 2. Em
xin cảm ơn sụ giúp đõ của thầy cô, đặc biệt là thầy giáo TS Bùi Ngọc Thạch đã trực tiếp huớng dẫn em hoàn thành khóa luận. Em cũng xin gửi lời cảm ơn
tới cán bộ của thu viện Truờng ĐHSP Hà Nội 2, cùng các cán bộ thu viện tỉnh
Hải Duơng và các phòng ban thị xã Chí Linh đã cung cấp cho em nhiều tài liệu
có giá trị để em hoàn thành công trình này.
Là một sinh viên lần đầu tiên nghiên cứu khoa học nên khóa luận của em
còn có nhiều thiếu sót, vì vậy em rất mong nhận đuợc sụ đóng góp của các thầy
cô và bạn bè để cho khóa luận của em đuợc hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!


Nguời thục hiện

Lê Thị Phương


LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đề tài khóa luận này là do sự cố gắng nghiên cứu, tìm hiểu
của bản thân cùng với đó là sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo - TS Bùi Ngọc
Thạch.
Công trình này không bị trùng lặp với các kết quả nghiên cứu của các tác
giả khác.
Sinh viên

Lê Thị Phương


MỤC LỤC
MỞ Đ Ầ U ............................................................................................................... 1
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ ĐÔ THỊ HÓA Ở THỊ XÃ CHÍ LINH (HẢI
DƯƠNG)GIAI ĐOẠN 2010 - 2015................................................................... 5
1.1. ĐIỀU KIỆN T ự NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI, VĂN HÓA THỊ XÃ
CHÍ LINH GIAI ĐOẠN 2010 - 2015................................................................ 5
1.1.1. Điều kiện tự nhiên, dân cư ......................................................................5
1.1.2. Điều kiện kinh tế ......................................................................................9
1.1.3. Điều kiện chính t r ị ...............................................................................16
1.1.4. Điều kiện xã hộ i..................................................................................... 17
1.1.5. Điều kiện văn hóa...................................................................................18
1.2. HOẠT ĐỘNG ĐÔ THỊ HÓA Ở THỊ XÃ CHÍ LINH GIAI ĐOẠN
2010-2015...........................................................................................................21

1.2.1. Quy hoạch đô th ị....................................................................................21
1.2.2. Xây dựng cơ bản....................................................................................22
1.2.3. Xây dựng các công trình phúc lợi xã hội............................................. 23
1.2.4. Xây dựng hệ thống đường xá giao thông............................................. 24
1.2.5. Xây dựng các khu công nghiệp.............................................................25
1.2.6. Xây dựng các khu trung tâm thương mại.............................................. 26
1.2.7. Xây dựng các trung tâm bưu chính viễn thông.....................................27
Chương 2: ẢNH HƯỞNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA ĐÉN KINH TẾ -XÃ HỘI
THỊXÃ CHÍ LINH (HẢI DƯƠNG) GIAI ĐOẠN 2010 - 2015................... 29
2.1. VỀ KINH T É ...............................................................................................29
2.1.1. Mặt tích cực............................................................................................29
2.1.2 Mặt tiêu cực.............................................................................................36
2.2. v ề xã hội.......................................................................................................43
2.2.1. Mặt tích cực............................................................................................43
2.2.2. Mặt tiêu cực............................................................................................47
KẾT LUẬN.........................................................................................................56
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................... 58
PHỤ LỤC


BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT

K í HIÊU


CHỮ VIẾT TẮT

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn


VT - CNTT Viễn thông - công nghệ thông tin
KCN

Khu công nghiệp

KĐT

Khu đô thị

NXB

Nhà xuất bản

HN

Hà Nội

VPCP/KTN Văn phòng chính phủ/Kinh tế ngành
NQ/TƯ

Nghị quyết/Trung ương

QĐ/UBND

Quyết định/Uy ban nhân dân

PGS.TS

Phó giáo sư.Tiến sĩ


GS.KTS

Giáo sư.Kiến trúc sư

THCS

Trung học cơ sở

ATGT

An toàn giao thông

CCN

Cụm công nghiệp


MỞ ĐÀU
1. Lý do chọn đề tài
Đô thị hóa là quá trình diễn ra ở nhiều nước trên thế giói nhất là ở khu
vực Châu Á, trong đó có Việt Nam. Trong những năm đổi mới đất nước do sự
tăng trưởng kinh tế và do tác động của nền kinh tế thị trường đã thúc đẩy quá
trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng. Trong đó Chí Linh cũng là một đô thị có
tốc độ phát triển nhanh cùng với sự phát triển của các đô thị lớn.
Chí Linh (Hải Dưomg) được biết đến là vùng đất địa linh nhân kiệt với vị
trí địa lý đặc biệt, nằm trong vùng tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng
Ninh, có đường giao thông thuận lọi. Với những điều kiện sẵn có, Chí Linh trải
qua quá trình phát triển đến ngày 12/2/2010 huyện Chí Linh đã được Chính phủ
nâng cấp thành thị xã Chí Linh. Đô thị hóa ở Chí Linh diễn ra nhanh chóng làm

thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội của Chí Linh, đời sống nhân dân được cải thiện,
bên cạnh những yếu tố tích cực còn có những mặt hạn chế không thể tránh khỏi.
Nghiên cứu về vấn đề ảnh hưởng của đô thị hóa ở thị xã Chí Linh có ý
nghĩa lý luận sâu sắc về: vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa; vấn đề kinh tế
hội nhập; vấn đề phát triển các ngành dịch vụ thương mại; vấn đề kinh tế thị
trường; vấn đề dân số, vấn đề ô nhiễm môi trường.
Nghiên cứu vấn đề này còn mang ý nghĩa thực tiễn làm sáng tỏ thực
trạng về vấn đề đô thị hóa, vấn đề phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thị
xã và ảnh hưởng tích cực cũng như những mặt còn hạn chế của quá trình đô
thị hóa đối với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Chí Linh trong
giai đoạn 2010 - 2015.
Hiện nay, có nhiều công trình nghiên cứu về đô thị hóa nhưng chưa có
công trình nào nghiên cứu về những ảnh hưởng của đô thị hóa đối với kinh tế xã hộithị xã Chí Linh (Hải Dương) giai đoạn 2010-2015.
Xuất phát từ những lí do đó, tôi thấy việc nghiên cứu vấn đề ảnh hưởng
của đô thị hóa ở thị xã Chí Linh là rất cần thiết. Vì vậy, tôi quyết định lựa chọn
1


vấn đề “Ảnh hưởng của đô thị hóa đến kỉnh tế - xã hội thị xã Chí Lỉnh (Hải
Dương) giai đoạn 2010 - 2015” làm đề tài khóa luận.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề đô thị hóa và ảnh hưởng của đô thị hóa từ lâu đã thu hút được sự
quan tâm của các nhà khoa học như:
Năm 1966, Giáo sư Đàm Trung Phường xuất bản cuốn sách “Đổ thị học”,
(NXB xây dựng, 1996), đã đánh giá thực trạng mạng lưới đô thị Việt Nam và
những định hướng phát triển trong bối cảnh đô thị hóa thế giới và thời kì đổi
mới đất nước. Đồng thời, ông cũng mở rộng những khái niệm về đô thị học có
quan hệ với những tiến bộ khoa học mới của thế giới.
Năm 1969, PSG.TS Phạm Ngọc Côn, xuất bản cuốn sách “kinh tế đô thị”,
(NXB Khoa học và kĩ thuật, 1999), đã đề cập đến vấn đề về chức năng, vai trò của

đô thị và sự lưu thông, phát triển đô thị cũng như sự phát triển của kinh tế đô thị.
Năm 2003, GS KTS Trương Quang Thao đã xuất bản 2 cuốn sách “Đô thị
hoc - những khái niệm mở đầu và “Nhập môn đô thị học”, (NXB xây dựng,
2003).Tác giả đã trình bày cái nhìn tổng quát về lịch sử hình thành và phát triển
của đô thị, các khái niệm về đô thị, đô thị hóa, đô thị học...; các lí luận về bản
chất đô thị cũng như các mô hình không gian đô thị.
Cùng năm 2003, GS.TS Nguyễn Đình Hương đã xuất bản cuốn sách “Giáo
trình quản lỉ đô thị”(NXB Thống Kê, 2003), đã trình bày về tổng quan đô thị và
quản lý đô thị, bộ máy quản lý nhà nước về đô thị, quản lý quy hoạch và kiểm soát
phát triển đô thị, quản lý kinh tế đô thị, đất đai và nhà ở đô thị,...
Ngoài ra, nhiều tạp chí chuyên ngành như tạp chí “Kinh tế đô thị”, “Quy
hoạch và xây dựng”.. .đều chú trọng phân tích về những vấn đề chung của đô thị
hóa trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay.
Nhìn chung, các cuốn sách nói trên đều nêu lên các vấn đề lý luận, các
khái niệm, các vấn đề chủ yếu phục vụ công tác giáo dục và đào tạo, đồng thời
cũng nêu lên các tiêu chí, giải pháp cho công cuộc đô thị hóa nói chung.
2


Tuy nhiên, chưa có một công trình khoa học nào đề cập hoặc nghiên cứu
về vấn đề đô thị hóa cũng như tác động của nó đối vói kinh tế - xã hội thị xã Chí
Linh ừong giai đoạn (2010 - 2015). Vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề “Ảnh hưởng
của đô thị hóa đến nền kinh tế - xã hội thị xã Chí Linh (Hải Dương) giai đoạn
2010-2015” là cần thiết.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ những ảnh hưởng của quá trình
đô thị hóa đến sự phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Chí Linh, giai đoạn (2010
- 2015).
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Trình bày khái quát về đô thị hóa ở thị xã Chí Linh trong giai đoạn
(2010-2015).
- Nêu về những tác động, ảnh hưởng của vấn đề đô thị hóa đối với kinh tế
- xã hội thị xã Chí Linh ừong giai đoạn (2010 - 2015).
4. Nguồn tài liệu, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu
Để hoàn thành được khóa luận này, tôi sử dụng chủ yếu là nguồn tư liệu
địa phương của thị xã Chí Linh và tỉnh Hải Dương:
+ Nguồn tài liệu vãn kiện: Các văn kiện của Đảng ta trong thời kì đổi mới.
+ Nguồn tài liệu thông sử: Các sách lịch sử do các cơ quan của tỉnh và địa
phương xuất bản.
+ Nguồn tài liệu của các cấp chính quyền tỉnh Hải Dương phản ánh các
mặt hoạt động về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, nhất là các tài liệu phản ánh
về đô thị hóa và các bản thống kê, niên giám vụ.
+Nguồn tài liệu chuyên sâu: Các sách, các công trình viết về vấn đề đô thị
hóa.
+ Nguồn tài liệu điền dã: Các tài liệu thu thập được ở địa phương, tranh
ảnh tự chụp, khai thác ở các cơ sở khác nhau ở tỉnh Hải Dương.
3


4.2. Phạm vỉ nghiên cứu
- v ề thời gian: Khóa luận nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến
tình hình kinh tế - xã hội ở Thị xã Chí Linh ừong giai đoạn 2010 - 2015.
- v ề không gian: Toàn bộ ảnh hưởng của đô thị hóa trong địa phận thị xã
Chí Linh.
4.3. Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp luận sử học Mácxít và tư tưởng Hồ Chí Minh để
xem xét, đánh giá và nhận xét các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
-Sử dụng phương pháp lịch sử kết họp với phương pháp logic, trong đó

chủ yếu là phương pháp lịch sử.
- Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp như: đối chiếu, thống kê, so sánh
để xác minh các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
- Chú trọng sử dụng phương pháp điền dã.
5. Đóng góp của khóa luận
- Nêu rõ những hoạt động đô thị hóa ở thị xã Chí Linh trong giai đoạn
2010-2015.
- Làm sáng tỏ những tác động ảnh hưởng của đô thị hóa đối với kinh tế xã hội ở thị xã Chí Linh trong giai đoạn 2010-2015.
- Khóa luận đã khai thác, xây dựng được một hệ thống tư liệu có giá trị về
vấn đề đô thị hóa ở thị xã Chí Linh, góp phàn nghiên cứu lịch sử địa phương.
6. Kết cấu của khóa luân
Ngoài phàn mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, kết
cấu của khóa luận gồm 2 chương:
Chương l:Khái quát về đô thị hóa ở Thị xã Chí Linh (Hải Dương) giai
đoạn 2010-2015.
Chương 2: Anh hưởng của đô thị hóa đến kinh tế - xã hội Thị xã Chí Linh
(Hải Dương) giai đoạn 2010-2015.

4


Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ ĐÔ THỊ HÓA Ở THỊ XÃ CHÍ LINH (HẢI DƯƠNG)
GIAI ĐOẠN 2010 - 2015
1.1. ĐIỀU KIỆN T ự NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI, VĂN HÓA THỊ
XÃ CHÍ LINH GIAI ĐOẠN 2010 - 2015
1.1.1. Điều kiên tư nhiên, dân cư
* Vị trí địa lý
Thị xã Chí Linh nằm về phía Đông Bắc tỉnh Hải Dương, cách thành phố
HảiDương 40km. Ranh giới hành chính được giới hạn như sau:

Phía Bắc giáp huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang.
Phía Nam giáp huyện Nam Sách, huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương.
Phía Đông giáp huyện Đông Triều tỉnh Quảng Ninh.
Phía Tây Nam giáp huyện Lương Tài, Gia Bình tỉnh Bắc Ninh.
Phía Tây giáp huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh và huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang.
* Điều kiện tự nhiên
- Địa hình
Chí Linh là thị xã “nằm trong vùng địa hình bán sơn địa, địa hình phức tạp
có cả núi cao, đồi thấp và đồng bằng” [23, tr.8] được chia làm ba vùng chính:
Vùng núi cao thuộc cánh cung Đông Triều xen bãi bằng ở các xã phía Bắc
thị xã gồm các xã: Hoàng Tiến, Hoàng Hoa Thám, Lê Lợi và một phần
phườngCộngHòa. Vùng này có các dãy núi “Dây Diều cao 618 m, Đèo Trê cao
533 m, còn lại đại bộ phận ở độ cao 200 m - 300 m so với mực nước biển” [23,tr.9]
Vùng giữa thị xã nằm dọc theo quốc lộ 18, là những khu đồi lượn sóng, có
độ cao khoảng 50-60 m, có độ dốc khoảng 10° - 15°, có nhiều đồi thấp thuận lọi
cho phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp với mô hình vườn đồi. Vùng này có
nhiều thung lũng rộng, cây trồng chủ yếu là lúa và rau màu.
Vùng đồng bằng phù sa ở phía Nam quốc lộ 18 gồm các xã, phường: cổ
Thành, Nhân Huệ, Văn An, Chí Linh, Đồng Lạc, Tân Dân “Vùng này có các địa
5


hình tương đối bằng phẳng, càng về phía Nam, địa hình càng thấp. Đất đai ở vùng
này được hình thành chủ yếu do sự bồi đắp của sông Kinh Thầy, trong vùng
thường có những cồn (bãi) ngoài đê, thích họp cho việc trồng rau màu” [23,tr.9].
- Khí hậu
Khí hậu thị xã Chí Linh mang những đặc điểm chung của khu vực nhiệt
đói gió mùa, có sự giao thoa với khí hậu vùng đồi, núi. Vùng khí hậu này, mang
đặc trưng nóng, ấm, mưa vào mù hè, hanh khô vào mùa đông.
Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm khoảng “22°c đến 23°C; nhiệt độ

cao nhất vào tháng 6 và tháng 7 khoảng từ 36°c đến 28°C; tháng có nhiệt độ
thấp nhất là tháng 1 và tháng 2 khoảng 10°c đến 12°C” [23,tr.l0].
Chế độ mưa: “Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.463 mm. Lượng mưa
phân bố không đều giữa các tháng trong năm” [ 23,tr.l2]. Khoảng 80% lượng
mưa trong năm tập trung vào các tháng 6, 7, 8, 9, thường xảy ra các hiện tượng
xói mòn, rửa trôi và úng cục bô, làm ảnh hưởng đến môi trường đất và khó khăn
cho việc sản xuất của nhân dân. Tổng tích ôn khoảng 8.200°c. Độ ẩm không khí
81,6%.
Do đặc điểm của địa hình nên khí hậu của Thị xã cũng được chia thành 2
tiểu vùng khí hậu khác nhau:
Tiểu vùng 1, thuộc phía Bắc quốc lộ 18 (chiếm phân lớn diện tích của thị
xã), khí hậu mang sắc thái của vùng bán sơn địa, thường xuất hiện sương muối
và sương mù bao phủ vào mùa đông.
Tiểu vùng 2, thuộc khu vực phía Nam quốc lộ 18, mang tính chất của khí
hậu đồng bằng, tuy nhiên do tiếp giáp vùng núi nên nhiệt độ mùa đông ở đây
thường lạnh hơn so với vùng đồng bằng khác.
Nhìn chung, với đặc điểm thòi tiết và khí hậu của thị xã như vậy thuận lọi
cho phát triển một số hệ sinh thái đa dạng và bền vững, tạo điều kiện thuận lọi
cho sản xuất nông nghiệp nói chung. Tuy nhiên, mưa lớn và tập trung vào vài
tháng trong năm tạo ra mất cân đối nước cục bộ theo thòi gian ảnh hưởng đến
sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.
6


* Tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên đất đai:
Đất đai của Chí Linh được hình thành từ 2 nhóm chính: nhóm đất đồi núi
được hình thành tại chỗ trên các đá sa thạch; nhóm đất hình thành do phù sa
sông Kinh Thầy và Thái Bình bồi tụ.
- Tài nguyên nước:

Nguồn nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của Thị xã Chí Linh chủ
yếu được cung cấp từ nguồn nước mặt và nước ngầm:
Thị xã Chí Linh là 1 trong số ít địa phương có nguồn nước mặt khá phong
phú, với nhiều hệ thống sông bao quanh thị xã như hệ thống sông Thái Bình
(gồm cả đoạn sông Lục Lam), sông Kinh Thầy, sông Đông Mai. Các nhánh sông
thuộc hệ thống sông Thái Bình hiện nay chưa bị ô nhiễm, đảm bảo tiêu chuẩn
môi trường. Tuy nhiên, đoạn qua địa bàn Chí Linh lại phụ thuộc rất nhiều vào
nguồn nước từ các nhánh sông thượng nguồn như sông Đuống, sông Lục Nam,
sông càu, sông Thương,... Nguồn nước mặt của hệ thống sông Lục Nam, sông
Kinh Thầy, sông Đông Mai và các con sông tự nhiên khác thuộc khu vực Chí
Linh và vùng phụ cận đều đảm bảo tiêu chuẩn cấp nước cho sản xuất công
nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân.
Hệ thống sông, suối, hồ phục vụ tưới, tiêu nước của Chí Linh khá phong
phú, chịu ảnh hưởng thủy văn của hệ thống sông Thái Bình tại Phả Lại, lưu
lượng nước bình quân trong năm của sông là 286 m3/s. Ngoài ra, “còn có 33 hồ
đập với tổng diện tích tụ nước khoảng 409 ha”[23,tr.l5]
Nguồn nước ngầm trên địa bàn thị xã ,với nhiều vị trí chứa nước, cụ thể:
Tầng chứa nước lỗ hổng ở vị trí khu vực phía Nam và Đông Nam của thị
xã với lưu lượng khoảng lOOOrn3/ ngày - đêm, có thể khai thác bằng các giếng
khoan.“Tầng chứa nước lỗ hổng ở vị trí khu vực trung tâm có thể khai thác, cấp
nước tập trung với lưu lượng 13.000 m3/ ngày - đêm, đáp ứng nhu cầu sử dụng
nước sinh hoạt cho nhiều cụm dân cư” [12].
Tầng chứa nước khu vực vùng phía Bắc có thể khai thác sử dụng với lưu
7


lượng 200 m3/ ngày - đêm, đối vói khu vực này nước ngầm tích trữ ừong đói
phong hóa với lưu lượng rất nhỏ, chỉ khai thác bằng các giếng đào hoặc bơm tay.
Nhìn chung, nguồn nước mặt và nước ngầm của khu vực Chí Linh chưa bị
ô nhiễm. Nguồn nước tại các thủy vực đảm bảo đáp ứng cho nhu cầu sử dụng

nước trong sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sản xuất công nghiệp và
cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân.
- Tài nguyên rừng:
Diện tích đất rừng trên địa bàn thị xã Chí Linh có 9.534,6 ha (tính đến
năm 2010), trong đó rừng sản xuất có 4.046,7 ha, rừng đặc dụng có 1.216,9 ha
và rừng phòng hộ có 4.271 ha”[23,tr.7].
Rừng tự nhiên khu vực Chí Linh có nhiều loại gỗ quý, ước tính có khoảng
140.000 m3, có nhiều loại động, thực vật đặc trưng, vói thảm thực vật phong phú
có thể cung cấp nguồn dược liệu cho phát triển y học dược liệu. Rừng trồng chủ
yếu là các loại cây keo tai tượng, bạch đàn và rừng thông thuộc khu di tích Côn
Sơn - Kiếp Bạc.
- Tài nguyên khoáng sản:
Theo các tài liệu khảo sát sơ bộ, tài nguyên khoáng sản của Chí Linh tuy
không nhiều về chủng loại, nhưng có một số loại có trữ lượng lớn và giá trị kinh
tế như:
Đất cao lanh có trữ lượng khoảng 40 vạn tấn; sét chịu lửa khoảng 8 triệu
tấn; sét gạch ngói (tại phường Bến Tắm và Hoàng Tiến) có chất lượng tốt đạt
yêu cầu làm nguyên liệu sản xuất gạch ngói; “cuội sỏi (tại Hữu Lộc - phường
Văn An) có trữ lượng khoảng 1,275 triệu m3; cuội sỏi (tại Trúc Thôn - phường
Cộng Hòa) có trữ lượng khai thác khoảng 1,2 triệu m3” [24]. Các loại khoáng
sản này, được tổ chức khai thác hiệu quả sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển
công nghiệp vật liệu xây dựng của Chí Linh.
Thủy ngân có tại Trạ Gạo - Ben Tắm, “với 9 thân quặng có trữ lượng khai
thác khoảng 2,8 triệu m3” [24].
Ngoài ra, trên địa bàn Chí Linh có trữ lượng than khá lớn: “Mỏ than cổ
8


Kênh có 14 vỉa than có giá ưị công nghiệp (trong đó, có 9 vỉa đạt trữ lượng khai
thác khoảng 12,1 triệu tấn, hiện nay đang tạm dừng khai thác, dự kiến khai thác

xuống - 300 m); Mỏ than Chí Linh có 5 vỉa vói chiều dày trung bình từ 0,2 - 5,4
m, trữ lượng khai thác khoảng 50 triệu tấn; Mỏ than bùn tại Đại Bộ - Hoàng Tân
có trữ lượng khai thác nhỏ; Mỏ than đá Phả Lại có 6 vỉa than dày từ 0,17 - 2,38
m, nằm trong dải than Đông Triều - Phả Lại với tổng trữ lượng toàn dải là
758,42 triệu tấn” [23].
* Dân cư
- Trên địa bàn thị xã hiện có 15 dân tộc cùng sinh sống, chiếm tỷ lệ lớn là
dân tộc Kinh, rồi đến dân tộc Hoa, Sán Dìu, Tày, Nùng, Sán Chay, Khơ me,
Mường... Các dân tộc đều mang bản sắc riêng độc đáo tạo nên sự đa dạng trong
văn hóa của Thị xã Chí Linh.
- Toàn Thị xã Chí Linh có 20 đom vị hành chính gồm: 08 phường và 12 xã.
“Dân số toàn thị xã năm 2013 khoảng 175.050 người”[3]. Trong đó:
+ Dân số thường trú là: 163.434 người.
+ Dân số tạm trú quy đổi là: 11.616 người.
+ Mức tăng dân số trung bình hàng năm: 1,55% .
Dân số thường trú khu vực nội thị là 95.606 người.
1.1.2. Điều kiên kỉnh tế
* Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Sản xuất Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn Thị xã Chí
Linh trong những năm qua phát triển ổn định, hầu hết các cơ sở chủ động
việc phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nên sản lượng công nghiệp tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thị xã tăng trưởng khá. Năm 2013,giá trị
sản xuất công nghiệp đạt 5.9024 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 83,1%. Tốc độ tăng
trưởng trong giai đoạn 2011 - 2013 đạt 5,84%. Năm 2014, ước đạt 6.443 tỷ
đồng; dự kiến đến hết năm 2015 đạt 6.771 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng giá trị
sản xuất bình quân hàng đạt 3,7%/năm,trong đó công nghiệp địa phương đạt
3.285 tỷ đồng, “tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân đạt 11,3%/năm”
9


[4]. Thị xã Chí Linh có nhà máy nhiệt điện Phả Lại quy mô 205 ha và 5 cụm

công nghiệp (Văn An I, Văn An II, Hoàng Tân, Tân Dân, Cộng Hòa). Theo
quy hoạch giai đoạn 2016 - 2020 sẽ phát ưiển công nghiệp mới Văn Đức
quy mô 50ha. Ở thị xã Chí Linh có: 55 công ty TNHH, 17 doanh nghiệp tư
nhân và một số hợp tác xã kinh doanh và các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài.
Sự phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp có sự đóng góp rất lớn
của công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước,“dự kiến đến hết năm 2015
giá trị sản xuất ngành công nghiệpđạt 8.107 tỷ đồng; trong đó: Công nghiệp
sản xuất và phân phối điện nước ước đạt 4.944 tỷ đồng, chiếm 61,6%; công
nghiệp chế biến ước đạt 3.048 tỷ đồng,chiếm 37,6%; công nghiệp khai thác
ước đạt 65 tỷ đồng,chiếm 0,8% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp”
[25,tr.3].
Trong giai đoạn vừa qua, thấy rõ tầm quan trọng của công nghiệp đối vói
sự phát triển kinh tế trong tình hình mới, Chí Linh đã tập trung cao độ vào việc
khuyến khích các đom vị, cá nhân trong cũng như ngoài thị xã tham gia khai thác
các tiềm năng cho sản xuất công nghiệp như tổ chức các cơ sở sản xuất có quy mô,
hợp lí tạo ra khối lượng sản phẩm lớn và giải quyết việc làm cho người lao động.
* Thương mại, dịch vụ
Theo thống kê năm 2013, “tổng giá trị sản xuất ngành Thương mại Dịch vụ đạt 653,6 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2011 - 2013 là
18,41%” [4].
Với vai trò là đô thị trung tâm của tỉnh nên thị xã Chí Linh là địa bàn
tập trung các hoạt động dịch vụ, là một trong những đầu mối giao lưu, trao
đổi hàng hóa với khu vực đồng bằng Sông Hồng và vùng tam giác phát
triển. Ngành Dịch vụ - Thương mại và du lịch của toàn thị xã luôn giữ vị trí
quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế, phục vụ kịp thời cho sản xuất
và đời sống của nhân dân.
Dịch vụ ăn uống, khách sạn: Kinh tế dịch vụ ăn uống, kinh doanh
10



khách sạn, nhà nghỉ phát triển. Trên địa bàn thị xã hiện có 63 cơ sở thương
mại, dịch vụ, tập trung chủ yếu ở thành phần kinh tế ngoài quốc doanh,
ngoài ra còn có một số đơn vị hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ du lịch (vận
tải, hướng dẫn du lịch trong địa bàn) bước đầu nghiên cứu thị trường để đầu
tư hoạt động địa bàn nhưng do điều kiện suy thoái kinh tế chung nên chưa
triển khai thực hiện.
Dịch vụ vận tải: “Tiếp tục phát triển mạnh, đáp ứng tốt các nhu cầu
vận tải hàng hóa và đi lại của nhân dân, doanh thu vận tải đạt 287,5 tỉ đồng
(năm 2013) tăng 10,7% so với năm 2012” [13].Duy trì hoạt động 03 tuyến
xe Bus liên tỉnh qua trung tâm thị xã;hiện có 6 hãng taxi vận chuyển hành
khách có trụ sở chính thức trên địa bàn thị xã với trên 90 đầu xe; có gần 80
phương tiện ô tô chở khách các loại và một số tuyến vận tải hành khách liên
tỉnh qua địa bàn theo trục quốc lộ 37 và trục quốc lộ 18.
Với vị trí thuận lợi về giao thông, cùng với sự phát triển của mạng lưới
đường giao thông liên vùng, liên tỉnh qua đô thị nên ngành dịch vụ vận tải
cũng phát triển nhanh, tập trung chủ yếu là vận tải hành khách và hàng hóa.
Dịch vụ du lịch: Các loại hình du lịch ở thị xã Chí Linh hiện nay
chủ yếu là du lịch lịch sử văn hóa - tâm linh, ngoài ra còn có các danh
thắng và cảnh trí thiên nhiên đẹp như núi Nam Tào, Bắc Đẩu, sông Lục
Đầu G iang,...tạo thành cụm du lịch lớn của tỉnh, bên cạnh đó có sân
Golf Ngôi Sao Chí Linh. Hàng năm có nhiều du khách trong nước và
quốc tế đến tham quan du lịch.
Thị xã Chí Linh là nơi tập trung nhiều di tích lịch sử với 303 di tích,
trong đó có 2 di tích cấp quốc gia đặc biệt là Côn Sơn, Kiếp Bạc, và 9 di tích
cấp quốc gia và nhiều di tích cấp tỉnh... tiêu biểu là Đền Cao, Đền Chu Văn
An, Lăng mộ Chu Văn An, Chùa Thanh Mai, Đen Bà Chúa Sao Sa, Đen
Mầu Sinh, Đen Khê Khẩu, Đen Quốc Phụ, Chùa Ngũ Đài Sơn. Ngoài ra còn
có “Chí Linh bát cổ”:Trạng nguyên cổ đường, Tiều Ẩn cổ bích, Dược Lĩnh cổ
viên, Nhạn Loan cổ độ, Thượng Tể cổ trạch, Phao Sơn cổ thành, Vân Tiên cổ
11



động (Huyền Thiên cổ tự), Tinh Phi cổ tháp là 8 di tích điển hình của Chí
Linh, đồng thời cũng là 8 di tích quan trọng của tỉnh Hải Dương, gắn liền
với nhiều nhân vật và sự kiện lịch sử nổi tiếng của dân tộc.
Hàng năm các di tích lịch sử còn tổ chức lễ hội quy mô lớn đã thu hút
được đông đảo khách thập phương đến tham dự.Năm 2013 ước tính “có
khoảng 300.000 lượt người trong đó các di tích của thị xã khoảng 75.000
lượt người, riêng di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc khoảng 225.000 người”
[24,ư.l5]. Lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc, diễn ra đầu năm âm lịch thu hút được
90%lượng khách du lịch trong tỉnh cũng như các khu vực lân cận.
Quy hoạch khu di tích côn Sơn - Kiếp Bạc theo Quyết định số
920/QĐ-TTg, ngày 18/06/2010 của Thủ tướng Chính Phủ, bước đầu đang
triển khai thủ tục cắm mốc quy hoạch theo quy định. Địa điểm quy hoạch
trên địa bàn 10 xã, phường với diện tích quy hoạch là: 8.340 ha, được phân
thành hai vùng: Vùng bảo tồn và khai thác đặc biệt (vùng I) có diện tích
3.568 ha, thuộc địa phận các xã, phường: Cộng Hoà, Lê Lợi, Hưng Đạo, Văn
An; vùng đệm (vùng II): diện tích 4.772 ha, là khu vực bao quanh vùng I.
* Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản.
Giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản (Giá cố định năm
2010) năm 2014 ước đạt 1.612 tỷ đồng, “dự kiến đến hết năm 2015 đạt
1.665 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân dự kiến đến năm
2015 đạt 8,3%/năm,trong đó: ngành nông nghiệp tăng bình quân 7,4%
(Trồng trọt tăng 6,1%/năm, chăn nuôi tăng 9,0%/năm, dịch vụ nông nghiệp
tăng 8,6%/năm), ngành lâm nghiệp tăng bình quân 5,9%/năm, ngành thủy
sản tăng bình quân 18%/năm” [23,tr.42]. Trong tổng giá trị sản xuất ngành
nông, lâm nghiệp và thuỷ sản thị xã Chí Linh thì nông nghiệp là lĩnh vực có
đóng góp lớn nhất, “chiếm tới 84,7% (trong đó lĩnh vực trồng trọt đóng góp
51,9%, chăn nuôi 42,7%, dịch vụ nông nghiệp 5,4%), ngành lâm nghiệp
chiếm 0,9%, ngành thuỷ sản chiếm 14,4% tổng giá trị sản xuất toàn ngành.

Giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1 ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản đạt
97,6 triệu đồng, tăng bình quân 12,5%/năm”[23,tr.44].
12


- Sản xuất nông nghiệp: có những chuyển biến tích cực, việc đưa
nhanh các giống cây trồng, vật nuôi có tiềm năng, năng suất, hiệu quả kinh
tế cao vào sản xuất được các cấp, các ngành, các địa phương tích cực chỉ
đạo và thực hiện.
Trồng trọt: Diện tích gieo cấy lúa hàng năm từ 9.170-9.300 ha, năng
suất bình quân ước đạt 54 tạ/ha/năm, sản lượng đạt trên 50.500 tấn.Diện tích
lúa lai, lúa chất lượng cao đạt 3.500 -ỉ- 4.000 ha/năm, chiếm trên 40% diện
tích gieo cấy, tăng trên 5% so với giai đoạn 2006-2010; “hàng năm xây dựng
từ 40-45 mô hình sản xuất lúa hàng hoá tập trung tại các xã, phường” [2],
Cơ cấu trà vụ có sự chuyển dịch rõ nét; trà lúa xuân sớm giai đoạn 20062010 chiếm trên 30% diện tích gieo cấy, “giai đoạn 2011-2015 giảm còn
dưới 10% diện tích gieo cấy; trà lúa mùa muộn giai đoạn 2006-2010 chiếm
trên 20% diện tích gieo cấy, giai đoạn 2011-2015 giảm còn dưới 5% diện
tích gieo cấy” [13].
Đưa nhanh các giống ngô lai có tiềm năng năng suất cao vào sản xuất
ở các vụ trong năm, đưa năng suất ngô từ 42tạ/ha lên 44tạ/ha, với diện tích
từ 350-520 ha/năm.
Duy trì từ 1.100 - 1.200 ha/năm cây công nghiệp, trong đó: cây lạc
900 ha - 1.000 ha, đưa các giống lạc chất lượng cao vào sản xuất chiếm tỷ lệ
trên 70% đưa năng suất lạc từ 15 tạ/ha lên 24 tạ/ha; duy trì diện tích cây đậu
tương 300-350 ha, sản lượng đạt 540-620 tấn. Diện tích cây vụ đông, cây
rau màu được duy trì từ 2.500 ha -2.700 ha, trong đó cây vụ đông gieo trồng
từ 1.200-1.400 ha.
Đưa các giống cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất tại các
xã như: Vải thiều, nhãn lồng, na dai, hồng không hạt, chè giống mới; “diện
tích cây lâu năm tính đến 2014 là 5.874 ha; trong đó: diện tích cây vải cho

thu hoạch 4.258 ha; sản lượng vải năm 2014 đạt trên 11.200 tấn. Thực hiện
dự án sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn VietGap với diện tích 40ha” [22,
tr.3].
13


Thực hiện dự án trồng chè mới, trồng xen 64 ha Chè chất lượng cao
(Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên) vào thay thế diện tích vải già cỗi, thoái hóa
hiệu quả kinh tế thấp.
Phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung:Đẩy mạnh phát triển chăn
nuôi theo hướng gia trại, trang trại góp phần ổn định, phát triển, nâng cao
chất lượng đàn gia súc, gia cầm, đảm bảo vệ sinh môi trường.
Đàn lợn tăng trên 3%/năm, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng năm 2014 đạt
8.896 tấn, năm 2015 ước đạt 9.800 tấn. Đàn lợn nái 6.500 con chiếm 10% tổng đàn
lợn. “Đàn lợn thịt 100% là lợn lai 1/2 máu ngoại trở lên, trọng lượng xuất chuồng
đàn lợn tăng từ 60 kg/con lên trên 80 kg/con” [25,tr.22].
Đàn gia cầm tăng trên 15%/năm và có xu hướng phát triển về chất và
lượng, sản lượng thịt gia cầm xuất bán năm 2015 ước đạt 6.700 tấn. Các
giống gia cầm mới chất lượng cao được đưa vào sản xuất.
Đàn trâu, bò có biến động và không ổn định, có xu hướng giảm đàn,
giai đoạn 2011-2015 giảm khoảng trên 5% tổng đàn; sản lượng thịt hơi xuất
chuồng năm 2013 đạt 421 tấn, năm 2015 ước đạt 450 tấn.
Công tác vệ sinh môi trường đã được đặc biệt quan tâm, 100% các
trang trại, gia trại xây dựng hầm khí Biogas “giai đoạn 2011-2014, toàn thị
xã đã xây dựng được 320 hầm Bioga” [18, tr.7]. Cơ sở vật chất các trang trại
chăn nuôi và trang trại tổng hợp đã đầu tư xây dựng kiên cố.
Tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm được kiểm soát, trên địa
bàn không để xảy ra các bệnh dịch nguy hiểm như: Lở mồm long móng ở
đàn gia súc, bệnh tai xanh trên đàn lợn, H5N1 trên đàn gia cầm; tỷ lệ tiêm
phòng cho đàn gia súc, gia cầm đạt trên 80%/năm.

Triển khai dự án phát triển chăn nuôi tập trung nâng cao chất lượng,
quy mô đảm bảo vệ sinh môi trường giai đoạn 2011-2015, tỉnh Hải Dương,
theo đó thị xã đã triển khai tới các địa phương, đã có 48 hộ tham gia dự án,
tổng số tiền vay được hỗ trợ lãi xuất là 2,078 triệu đồng.
Dịch vụ trong nông nghiệp từng bước đáp ứng được yêu càu sản xuất; các
14


khâu dịch vụ như: làm đất, thu hoạch, bảo vệ cây trồng, vật nuôi... phát triển, “Giá
trị ngành dịch vụ nông nghiệp năm 2014 (theo giá cố định năm 2010) đạt 60 tỷ
đồng, dự kiến năm 2015 đạt 62 tỷ đồng, giá trị sản xuất tăng bình quân 8,6
%/năm, chiếm 5,4% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp” [26,tr.9].
-Sản xuất ỉâm nghiệp: Tổng diện tích đất lâm nghiệp hiện có 9.534 ha,
chiếm 33,8% diện tích tự nhiên toàn thị xã, trong đó “Rừng phòng hộ: 4.271
ha, chiếm 44,8% diện tích đất lâm nghiệp; rừng đặc dụng: 1,217 ha, chiếm
12,8% diện tích đất lâm nghiệp; rừng sản xuất: 4.046 ha, chiếm 42,4% diện
tích đất lâm nghiệp” [24,tr.32]. Công tác quản lí, bảo vệ và phát triển rừng
được các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm, đảm bảo đáp ứng được diện tích
rừng phòng hộ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế từ rừng và tạo cảnh quan
phát triển kinh tế du lịch.Năm 2015,“giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp (theo
giá cố định 2010) đạt 16 tỷ đồng, giá trị sản xuất tăng bình quân 5,9%/năm,
tuy nhiên đóng góp của ngành lâm nghiệp còn thấp chỉ chiếm 0,9% trong
toàn ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản” [25,tr.37].
- Phát triển thủy sản: Triển khai thực hiện đề án “Phát triển chăn nuôi,
nuôi trồng thủy sản tập trung, nâng cao chất lượng, quy mô đảm bảo vệ sinh
môi trường giai đoạn 2011-2015 tỉnh Hải Dương”,theo đó thị xã Chí Linh đã
tổ chức xây dựng một số khu nuôi trồng thuỷ sản tập trung ở các xã, phường
như: Tân Dân 64.07 ha; Chí Minh 43.56 ha; Hoàng Tiến 57.04 ha; Hưng
Đạo - Lê Lợi diện tích 185 ha. Việc xây dựng các khu nuôi trồng thuỷ sản
tập trung đã phát huy được thế mạnh và hiệu quả kinh tế trong sản xuất tăng

năng suất, sản lượng tăng thu nhập của người dân.
Áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong nuôi trồng thuỷ sản các loại cá giống
mới được nhập từ các địa phương khác đưa vào nuôi trồng trên địa bàn như
cá Lăng, Chép dòn... cho hiệu quả kinh tế cao đặc biệt với mô hình nuôi cá
lồng trên sông.
Diện tích nuôi trồng thủy sản đến năm 2015 đạt khoảng 1.000 ha (tính
cả diện tích nuôi thả cá ở các vùng cấy một vụ lúa).Sản lượng thủy sản nuôi
15


trồng năm 2014 đạt 5.545 tấn, dự kiến đến năm 2015 đạt 6.424 tấn, năng
suất đạt 6,32 tấn/ha. Đưa các giống cá có năng suất, chất lượng vào nuôi
trồng, tận dụng mặt nước để nuôi cá lồng trên sông, hồ hiện tại có 13 hộ
tham gia với tổng số lồng cá nuôi là 160 lồng“sản lượng cá thương phẩm
nuôi lồng năm 2013 đạt 800 tấn; năm 2014 đạt 850 tấn; năm 2015 ước đạt
1000 tấn” [6,tr.l3].
1.1.3. Điều kiên
• chính tri•
Chí Linh được hình thành từ lâu đòi.Năm 891 vua Lê Đại Hành đã chọn
An Lạc tức Chí Linh hiện nay, là cơ sở chỉ huy chống quân xâm lược Tống. Trải
qua các thòi kỳ phong kiến, Chí Linh đã được nhiều triều đại chọn là nơi xây
dựng cung thành, tỉnh lỵ như thành Phao (Phả Lại) - đời nhà Mạc, thành Vạn
(Tân Dân). Chí Linh còn có tên gọi là Bằng Châu hay Bằng Hà sau đó đổi tên là
Phượng Hoàng và sau này là Chí Linh.Tháng 6 năm 1886, thực dân Pháp thành
lập Nha Chí Linh thuộc phủ Nam Sách.Tháng 4 năm 1947, Chí Linh thuộc tỉnh
Quảng Hồng.Tháng 11 năm 1948, Chí Linh thuộc tỉnh Quảng Yên.Tháng 2 năm
1955, Chí Linh thuộc tỉnh Hải Dương” [24].
Ngày 26/1/1986, hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên hợp nhất thành tỉnh
Hải Hưng. Chí Linh là một ừong 22 đơn vị hành chính.
Ngày 27/3/1978, thị trấn Sao Đỏ được thành lập theo Quyết định số 52 Bt của Bộ trưởng Phủ Thủ tướng và trở thành đô thị huyện lỵ của Chí Linh.

Ngày 16/1/1981, Hội đồng Chính phủ ra quyết định số 19 - CP về mở
rộng thị trấn Phả Lại và điều chỉnh địa giới các xã c ổ Thành, Nhân Huệ. Như
vậy, tính đến năm 1981, Chí Linh có 20 đơn vị hành chính, gồm 17 xã và 3 thị
trấn (Sao Đỏ, Phả Lại, Nông Trường).
Ngày 1/1/1997, tỉnh Hải Hưng được chia tách thành 2 tỉnh Hải Dương và
Hưng Yên. Chí Linh là huyện miền núi (được công nhận từ năm 1993) của tỉnh
Hải Dương, toàn huyện giữ nguyên số đơn vị hành chính và có 146 thôn và 26
khu dân cư.
Ngày 12/2/2010 huyện Chí Linh đã được Chính phủ nâng cấp thành thị xã
16


Chí Linh. Theo Nghị định số 09/NĐ - CP về việc thành lập thị xã Chí Linh và
các phường thuộc thị xã Chí Linh. Theo Nghị quyết, Chí Linh có 8 phường nội
thị là: Sao Đỏ, Cộng Hòa, Bến Tắm, Thái Học, Chí Minh, Văn An, Hoàng Tân;
12 xã ngoại thị là: c ổ Thành, Nhân Huệ, Tân Dân, Đồng Lạc, Văn Đức, An Lạc,
Hoàng Tiến, Hưng Đạo, Lê Lọi, Bắc An, Hoàng Hoa Thám và Kênh Giang.
Ngày nay, thị xã Chí Linh được khẳng định là đô thị lớn thứ 2 của tỉnh
Hải Dương, trung tâm kinh tế động lực phát triển của vùng phía Bắc tỉnh, có vị
trí quan ưọng về an ninh quốc phòng.
Tổ chức bộ máy của thị xã bao gồm: Thị ủy, Hội đồng nhân dân thị xã;
ủ y ban nhân dân thị xã; các Phòng, ban; khối Đảng, đoàn thể; Đơn vị sự nghiệp;
các xã, Phường.
1.1.4. Điều kiện xã hội
Quá trình đô thị hóa ở Thị xã Chí Linh đã đưa tói kết quả là đòi sống vật
chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt,“Thu nhập bình quân
đầu người năm 2013 đạt trung bình 41,16 triệu đồng/người/năm, bằng 1,06 làn
thu nhập bình quân đầu người trên cả nước”[4].Nhu càu ăn ở, đi lại, học hành,
khám chữa bệnh và hưởng thụ văn hóa ngày càng được nâng lên. Các cấp ủ y
Đảng, chính quyền luôn quan tâm chăm sóc gia đình thương binh, gia đình liệt sĩ

và người có công với Cách mạng.
Công tác y tế, dân số kế hoạch hóa gia đình có sự chuyển biến đáng kể.
Mạng lưới y tế từ trung ương đến địa phương được củng cố 1 bước “Cơ sở y tế
đạt bình quân 2,29 giường bệnh/1000 người” [19]. Bệnh viện đa khoa thị xã
được đầu tư trang thiết bị khám chữa bệnh hiện đại và tăng cường y, bác sĩ có
trình độ chuyên môn cao. Công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ
cho đội ngũ y, bác sĩ được coi trọng bằng nhiều hình thức như: đào tạo chuyên
sâu, đào tạo sau đại học và nâng cao trình độ cho cán bộ y tế xã phường.
Hoạt động văn hóa, thể dục thể thao ngày càng đa dạng và phong phú.
Hoạt động thể dục thể thao thu hút nhiều đối tượng và diễn ra trên địa bàn toàn
thị xã. Số trung tâm thể dục thể thao cấp đô thị có 04 công trình. Các di tích lịch
sử được bảo tồn và tu sửa nhằm giũ vững được bản sắc văn hóa dân tộc.
17


Báo chí, thông tin từng bước được đổi mới cả nội dung và hình thức theo
hướng hiện đại. Hoạt động văn hóa nghệ thuật của thị xã có bước phát triển mới.
Đến nay, truyền thanh và truyền hình được phủ sóng trên tất cả các địa bàn trong
thị xã.
Vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động cũng được thị xã quan tâm
chú trọng dưới nhiều hình thức khác nhau. Đòi sống nhân dân từng bước được
cải thiện, số hộ giàu tăng và hộ nghèo giảm “Tỉ lệ hộ nghèo cuối năm 2013 là
4,45%, thấp hơn so với quy định dưới 17 - 12%”[14].
Những thành tựu mà nhân dân thị xã đạt được chính là những tiền đề, cơ
sở thúc đẩy cho quá trình đô thị hóa phát triển mạnh mẽ.
1.1.5. Điều kiện văn hóa
Chí Linh nằm ở vị trí có địa hình gồm đồi núi, đồng bằng xen kẽ, là nơi
họp lưu của 6 con sông, còn gọi là “Lục Đầu Giang” của các con sông: sông càu,
sông Đuống,sông Thương, sông Lục Nam, sôngKinh Thầy và sông Thái Bình.
Đồng thòi, Chí Linh là vùng đất có nhiều di tích và danh nhân văn hóa, đây là

tiềm năng của ngành du lịch địa phương.
Trong chiều dài lịch sử, vùng đất Chí Linh gắn liền với các tên tuổi của
nhiều danh nhân nổi tiếng trong lịch sử dân tộc như: Hưng Đạo Đại Vương Tràn
Quốc Tuấn; Đệ nhị tổ Pháp Loa thiền phái Trúc Lâm; đệ tam tổ Huyền Quang;
Vạn thế sư biểu Chu Văn An; Anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa Nguyễn
Trãi; Bà chúa Sao sa Nguyễn Thị Duệ,... Chí Linh hiện còn lưu giữ 59 di tích
lịch sử, trong đó có 09 di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng quốc gia như: Khu
văn hóa quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, đền Bắc Đẩu, đền Chu Văn An,
đền Gốm, đền Cao, chùa Thanh Mai, đền Sinh, đền Quốc Phụ và đình Chí Linh.
Trong đó quần thể di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc, là điểm du lịch, lễ hội văn hóa
tâm linh nổi tiếng.Cùng với Yên Tử, Quỳnh Lâm, Thanh Mai, Côn Sơn là chốn
tổ Thiền phái Trúc Lâm, một Thiền phái mang đậm bản sắc Việt. Khu vực Kiếp
Bạc nằm ở phía Tây dãy Côn Sơn mang đậm dấu ấn lịch sử của thòi Trần. Tại
đây có “Lục Đầu Giang” lừng danh với trận Vạn Kiếp oanh liệt đánh thắng quân
18


Nguyên Mông. Di tích quan trọng nhất là đền Kiếp Bạc, là nới thờ Hung Đạo
Đại vương Trần Quốc Tuấn, nhà quân sự, tư tưởng, chính trị lỗi lạc và là công
thần của nhà Trần.
Ngoài ra, Chí Linh còn có các di tích danh thắng và cảnh trí thiên nhiên
tuyệt vời như núi Nam Tào, Bắc Đẩu, sông Lục Đầu Giang,... đã tạo thành cụm
di tích lớn của tỉnh và bước đàu hình thành tuyến du lịch kết nối Hà Nội, Hải
Dương, Quảng Ninh (Côn Sơn - Kiếp Bạc, Yên Tử,.. .).Bên cạnh các di tích lịch
sử và thắng cảnh thiên nhiên, Chí Linh còn có sân golf Ngôi sao Chí Linh, hàng
năm có nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế đến chơi golf và tham quan
du lịch.
Khu di tích đền thờ thầy giáo Chu Văn An được quy hoạch tổng thể,
quy hoạch chi tiết trong quần thể di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc với diện tích
quy hoạch 28 ha. Hiện tại hồ sơ đang hoàn thiện chờ thẩm định, phê duyệt

để thực hiện.
Các di tích khác trong “Chí Linh bát cổ” được từng bước đưa vào quy
hoạch trong quy hoạch tổng thể của các xã, phường phục vụ các bước quy
hoạch chi tiết để thực hiện. Một số di tích đã được bước đàu nghiên cứu lập
quy hoạch trình phê duyệt để từng bước đàu tư tôn tạo.
Các xã, phường đã và đang thực hiện quy hoạch tổng thể (quy hoạch
phân khu đối với các phường, quy hoạch xây dựng nông thôn mới đối với
các xã) từng bước triển khai quy hoạch chi tiết để thực hiện như các hạng
mục công trình phục vụ cho các khu, cụm di tích thị xã quản lý như: Khu di
tích đền Sinh, đền Hóa xã Lê Lợi; cụm di tích đền Cao xã An Lạc; di tích
chùa Thanh Mai xã Hoàng Hoa Thám; di tích chùa Ngũ Đài thuộc xã Hoàng
Tiến; di tích Đền Gốm xã c ổ Thành.
Trong quy hoạch chung của thị xã, đã đề nghị Tỉnh chuyển một số
khu, cụm công nghiệp thành các khu đô thị cho phù hợp định hướng phát
triển thị xã như: chuyển cụm công nghiệp Chí Minh thành khu đô thị sinh
thái Cotrexim; chuyển một phần khu công nghiệp Cộng Hòa sang khu đô thị
phía Đông thị xã...
19


Một số dự án lớn phục vụ phát triển du lịch trên địa bàn được quan tâm
triển khai thực hiện như: Dự án Côn Sơn Resort được UBND tỉnh Hải Dương
phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng và Quy định quản lý xây dựng theo đồ
án quy hoạch chi tiết; Khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng Hồ Ben Tắm trong
quy hoạch tổng thể thị xã đang được các nhà đầu tư nghiên cứu lập dự án đầu
tư phục vụ du lịch; các công trình công cộng phục vụ nhu càu vui chơi, giải trí
của nhân dân đã và đang được triển khai xây dựng như: quảng trường Hồ Mật
Sơn, Nhà văn hóa thiếu nhi, Trung tâm văn hóa thể thao thị xã...
Công tác đầu tư xây dựng tôn tạo các di tích trên địa bàn do tỉnh quản
lí được các cấp, các ngành, nhân dân và du khách thập phương quan tâm đầu

tư, ủng hộ như:
Dự án tu bổ, tôn tạo di tích đền Kiếp bạc với 12 hạng mục tổng mức
tư trên 77 tỷ đồng là đợt trùng tu thứ 4 và là đợt trùng tu lớn nhất trong lịch
sử di tích được khởi công năm 2013, đến nay hoàn thành giai đoạn 1; “Dự
án đàu tư đường vào di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc tổng mức đầu tư 715,4 tỷ
đồng, gồm 3 giai đoạn, đến nay đã giải ngân được 160 tỷ đồng hiện đang
thực hiện thi công giai đoạn 1” [24],
Các di tích do thị xã quản lí được đàu tư, tu bổ cải tạo các hạng mục
chính với tổng mức đàu tư: 106.302.591.000 đồng như: Khu di tích Đền Sinh,
Đen Hóa xây dựng hậu cung và một số hạng mục sân vườn Đen Sinh, tôn tạo,
phục dựng Đền Hoá sau sự cố hoả hoạn; “Khu di tích Đền Chu Văn An xây
dựng các hạng mục chính trong khu vực đền, khu lăng mộ;Khu di tích Đen
Cao, tôn tạo khu di tích đền Cao; phục dựng Đình Lạc Đạo ...” [17].
Các công trình phụ trợ phục vụ du lịch đến các di tích: Thực hiện quy
hoạch được cấp thẩm quyền phê duyệt các công trinh đầu tư hạ tầng đường
giao thông như: Đường vào di tích Chùa Ngũ Đài; đường vào di tích Đen
Quốc phụ; đường thuộc cụm di tích Đền Cao xã An Lạc; công trình trung
tâm văn hóa, tổ chức lễ hội Đền Cao; công trình bãi đỗ xe và đường vào di
tích Đền Nguyễn Thị Duệ;... bằng nguồn vốn do ngân sách hỗ trợ và đóng
góp xã hội hóa.
20


×