Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

Nghiên cứu tình hình gây trồng cây bố chính sâm (abelmoschus sagittifolius (kurz), merr) tại nông hộ thuộc huyện bố trạch, tỉnh quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.5 MB, 77 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ

Khoa Lâm nghiệp

KHÓA LUẬN

TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:

Nghiên cứu tình hình gây trồng cây Bố chính sâm
(Abelmoschus sagittifolius (Kurz), Merr) tại nông hộ thuộc
huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

Sinh viên thực hiện: Hoàng Tất Thành
Lớp: Quản lý tài nguyên rừng 46
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Dương Văn Thành
Thời gian thực tập: Từ 01/2016 đến 04/2016
Địa điểm thực tập: Hạt Kiểm lâm Bố Trạch,
Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình
Bộ môn: Quy hoạch điều chế rừng

NĂM 2016


Lời Cảm Ơn
Sau 4 năm học tập và rèn luyện tại trờng Đại học Nông Lâm Huế, đến nay chơng
trình học đã bớc vào giai đoạn kết thúc. Với phơng châm học đi đôi với hành, lý thuyết
gắn liền với thực tiễn, nhằm giúp sinh viên làm quen với phơng pháp nghiên cứu khoa
học. Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân, đợc sự phân công của khoa Lâm Nghiệp
và sự nhất trí của thầy giáo hớng dẫn. Tôi đã thực hiện đề tài tốt nghiệp Nghiên cứu
tình hình sinh trởng và phát triển của cây Bố chính sâm(Abelmoschus sagittifolius


(Kurz), Merr) trong điều kiện gây trồng ở nông hộ tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng
Bình.
Để hoàn thành khóa luận này, tôi đã nhận đợc rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ của mọi
ngời. Với tình cảm chân thành và trân trọng nhất, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
Ban giám hiệu Trờng Đại học Nông Lâm Huế, khoa Lâm Nghiệp và quý thầy cô đã
giảng dạy tôi trong quá trình học tập. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo Th.S
Dơng Văn Thành đã tận tình hớng dẫn, truyền đạt cho tôi những kiến thức cần thiết, tạo
mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tốt nhất đề tài nghiên cứu.
Qua đây tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ
công nhân viên Hạt Kiểm lâm Bố Trạch, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình đã tạo
cho tôi có điều kiện thực tập tốt và cung cấp những tài liệu cần thiết để hoàn thành đợt
thực tập này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các hộ gia đình đã tạo điều kiện cho tôi thu thập đầy đủ
các thông tin để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã giúp đỡ động viên tôi trong
quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu.
Mặc dù nhận đợc nhiều sự giúp đỡ, bản thân đã cố gắng nỗ lực trong quá trình thực
tập nhng do thời gian còn hạn chế và kinh nghiệm cha nhiều, cho nên trong quá trình
hoàn thành khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong nhận
đợc những ý kiến đóng góp, xây dựng quý báu của quý thầy cô và bạn bè để khóa luận đợc
hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
Hu, thỏng 5 nm 2016
Sinh viờn thc hin
Hong Tt Thnh

i


MỤC LỤC

Lêi C¶m ¥n............................................................................................................i
MỤC LỤC............................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................vi
DANH MỤC CÁC HÌNH.................................................................................vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.................................................................viii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN..................................................................................ix
PHẦN 1.................................................................................................................1
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài..............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát...................................................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể.........................................................................................................................2

PHẦN 2.................................................................................................................3
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................................3
2.1. Cơ sở khoa học và ý nghĩa thực tiễn............................................................................................3
2.1.1. Cơ sở khoa học của đề tài.........................................................................................................3
2.1.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài......................................................................................................3
2.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng các loài làm dược liệu trên thế giới.........................................4
2.3. Tình hình nghiên cứu và sử dụng các loài làm dược liệu trong nước...........................................6
2.4. Tình hình nghiên cứu cây Bố Chính Sâm trên thế giới...............................................................10
2.4.1. Nghiên cứu về phân loại và phân bố.......................................................................................10
2.4.2. Nghiên cứu về công dụng.......................................................................................................11
2.5. Tình hình nghiên cứu về cây Bố Chính Sâm ở trong nước..........................................................11
2.5.1. Tên gọi và phân loại ở Việt Nam..............................................................................................11
2.5.2. Đặc điểm hình thái..................................................................................................................12
2.5.3. Đặc điểm sinh thái..................................................................................................................13
2.5.4. Đặc điểm phân bố...................................................................................................................13
ii



2.5.5. Những nghiên cứu về tác dụng dược lý và công dụng............................................................13

PHẦN 3...............................................................................................................15
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG...........................................................15
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................15
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................................................15
3.2. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................................................15
3.3. Nội dung nghiên cứu..................................................................................................................15
3.3.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu...................................................15
3.3.2. Triển vọng phát triển cây Bố chính sâm tại khu vực nghiên cứu.............................................15
3.3.3. Đặc điểm về hình thái của Bố chính sâm được gây trồng ở Bố Trạch......................................15
3.3.4. Điều tra tình hình gây trồng cây Bố chính sâm........................................................................15
3.3.5. Nghiên cứu tình hình sinh trưởng của cây Bố chính sâm từ 5 đến 8 tháng tuổi trong điều kiện
nông hộ.............................................................................................................................................16
3.3.6. Mối quan hệ giữa các hình thái của cây Bố chính sâm ở các mô hình.....................................16
3.4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................................17
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp...................................................................................17
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp.....................................................................................17
3.4.2.1. Phương pháp điều tra thực địa............................................................................................17
3.4.2.2. Phương pháp phỏng vấn......................................................................................................18
3.4.2.3. Phương pháp xử lý số liệu...................................................................................................19

PHẦN 4...............................................................................................................20
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...............................................................................20
4.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội tại khu vực nghiên cứu......................................................20
4.1.1. Điều kiện tự nhiên..................................................................................................................20
4.1.1.1. Vị trí địa lý............................................................................................................................20
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo.................................................................................................................21
4.1.1.3. Khí hậu.................................................................................................................................22

4.1.1.4. Thuỷ văn..............................................................................................................................23
4.1.2. Các nguồn tài nguyên..............................................................................................................24
iii


4.1.2.1. Tài nguyên đất đai và tài nguyên rừng.................................................................................24
4.1.2.2. Tài nguyên nước...................................................................................................................26
4.1.3. Kinh tế xã hội..........................................................................................................................27
4.1.3.1. Dân số và số hộ....................................................................................................................27
4.1.3.2. Thu nhập và mức sống.........................................................................................................27
4.1.4. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật............................................................................................................27
4.1.4.1. Giao thông...........................................................................................................................27
4.1.4.2. Thủy lợi................................................................................................................................28
4.2. Triển vọng phát triển cây Sâm bố chính ở khu vực nghiên cứu..................................................28
4.3. Đặc điểm về hình thái của Bố chính sâm được gây trồng ở Bố Trạch.........................................28
4.4. Các mô hình trồng Bố chính sâm trên địa bàn nghiên cứu........................................................30
4.5. Tình hình gây trồng cây Bố chính sâm tại các mô hình...............................................................32
4.6. Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ nảy mầm, tỷ lệ sống và tình hình sinh trưởng từ 1 đến 3 tháng....38
4.6.1. Tỷ lệ nảy mầm của các mô mình.............................................................................................38
4.6.2. Tỷ lệ sống và tình hình sinh trưởng của cây từ 1 đến 3 tháng tuổi..........................................40
4.6.3. Tình hình sinh trưởng của cây từ 5 đến 8 tháng tuổi..............................................................41
4.6.3.1. Sinh trưởng về chiều cao.....................................................................................................41
4.6.3.2. Sinh trưởng về số lá.............................................................................................................42
4.6.3.3. Sinh trưởng về đường kính..................................................................................................43
4.6.4. Mối quan hệ giữa các hình thái của cây Bố chính sâm ở các mô hình.....................................44
4.6.4.1. Mối quan hệ giữa chiều cao thân với kích thước của củ......................................................44
4.6.4.2. Mối quan hệ giữa số lá với kích thước của củ......................................................................45
4.6.4.3. Mối quan hệ giữa đường kính thân cây với kích thước của củ............................................46
4.6.4.4. Mối quan hệ giữa sinh khối tươi và sinh khối khô...............................................................47
4.7. Ảnh hưởng của cỏ dại, sâu ăn lá và quả đến sinh trưởng và phát triển của Bố chính sâm từ 5

đến 8 tháng tuổi...............................................................................................................................49
4.8. Mục đích khai thác và sử dụng..................................................................................................49

PHẦN 5...............................................................................................................51
iv


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................................51
5.1. Kết luận......................................................................................................................................51
5.2. Kiến nghị....................................................................................................................................52

PHẦN 6...............................................................................................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................53
6.1. Tài liệu trong nước.....................................................................................................................53
6.2. Tài liệu internet..........................................................................................................................54

PHẦN 7...............................................................................................................55
PHỤ LỤC...........................................................................................................55

v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Diện tích các nhóm đất và phân bố.................................................24
Bảng 4.2. Đặc điểm về hình thái của cây Bố chính sâm được gây trồng ở Bố
Trạch...................................................................................................................29
.............................................................................................................................30
Bảng 4.3. Đặc điểm các mô hình trồng Bố chính sâm ở Bố Trạch................31
Bảng 4.4. Tình hình gây trồng Bố chính sâm tại huyện Bố Trạch................33
Bảng 4.5. Tỷ lệ nảy mầm của các mô hình......................................................38

Bảng 4.6. Tỷ lệ sống và tình hình sinh trưởng từ 1 đến 3 tháng...................40
Bảng 4.7. Tình hình sinh trưởng về chiều cao................................................41
Bảng 4.8. Tình hình sinh trưởng về số lá.........................................................42
Bảng 4.9. Tình hình sinh trưởng về đường kính thân cây sau 3 tháng........43
Bảng 4.10. Mối quan hệ giữa chiều cao TB của cây với kích thước của củ. 44
Bảng 4.11. Mối quan hệ giữa số lá với kích thước của củ..............................45
Bảng 4.12. Mối quan hệ giữa đường kính thân cây với kích thước của củ. .46
Bảng 4.13. Mối quan hệ giữa sinh khối tươi và sinh khối khô......................48
Bảng 4.14. Mục đích sử dụng Bố chính sâm tại khu vực nghiên cứu...........50

vi


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Bản đồ hành chính huyện Bố Trạch – tỉnh Quảng Bình...............20
Hình 4.2. Biểu đồ tỷ lệ % diện tích các mô hình.............................................32
Hình 4.3. Biểu đồ tỷ lệ % số hộ tham gia ở các mô hình...............................32
Hình 4.4. Biểu đồ tỷ lệ này mầm của các mô hình..........................................39
Hình 4.5. Biểu đồ % chiều cao tăng lên của các mô hình..............................42
Hình 4.6. Biểu đồ % số lá tăng lên của các mô hình......................................42
Hình 4.7. Biểu đồ % đường kính tăng lên của các mô hình..........................43
Hình 4.8. Biểu đồ mối quan hệ giữa chiều cao TB thân cây với kích thước
của củ..................................................................................................................45
Hình 4.9. Biểu đồ mối quan hệ giữa số lá TB với kích thước của củ............46
Hình 4.10. Biểu đồ mối quan hệ giữa đường kính thân cây với kích thước
của củ..................................................................................................................47
Hình 4.11. Biểu đồ mối quan hệ giữa sinh khối tươi và sinh khối khô.........48
Hình 4.12. Sâu non ăn lá và quả thuộc Bộ cánh vảy và sâu trưởng thành
thuộc Bộ cánh thẳng..........................................................................................49


vii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Kí hiệu

Giải thích

1

WTO

Tổ chức y tế thế giới

2

FDA

Cơ quan thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ

3

MH

Mô hình

4


UBND

Ủy ban nhân dân

5

KLTtmđ

Khối lượng tươi trên mặt đất

6

KLTdmđ

Khối lượng tươi dưới mặt đất

7

KLKtmđ

Khối lượng khô trên mặt đất

8

KLKdmđ

Khối lượng khô dưới mặt đất

9


TB

Trung bình

10

SL

Số lá

11

H

Chiều cao cây

viii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Bố chính sâm là loài cây dược liệu quý, mọc hoang dại, điều kiện sinh thái
thích hợp của loài này là nơi nhiều ánh sáng, cây thích nghi với nhiều loại đất
như mùn, đất pha cát, đất phù sa ven sông… sinh trưởng và phát triển mạnh
trong mùa mưa ẩm. Nghiên cứu tình hình gây trồng, sinh trưởng và phát triển
của loài cây này trong điều kiện nông hộ liên quan đến việc bảo đảm cung cấp
nguồn dược liệu, bảo tồn nguồn gen bằng các cách khác nhau, nâng cao ý thức
sử dụng các loại dược liệu này, nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất nông nghiệp,
còn mang ý nghĩa làm đẹp cảnh quan, có giá trị về mặt môi trường sinh thái.
Đề tài “Nghiên cứu tình hình gây trồng cây Bố chính sâm (Abelmoschus
sagittifolius (Kurz), Merr) tại nông hộ thuộc huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng

Bình” với mục tiêu là tìm hiểu được điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội, thực
trạng gây trồng , tình hình khai thác, sử dụng và mối quan tâm của người dân
đối với loài cây này tại địa bàn nghiên cứu nhằm đưa ra một bức tranh tổng quát
về loài dược liệu này. Đồng thời nghiên cứu tình hình sinh trưởng và phát triển
của cây để đưa ra mối quan hệ giữa các bộ phận trên cây, giúp cho các hộ gia
đình chủ động hơn trong quá trình chăm sóc, bảo vệ loài cây này đạt hiệu quả
năng suất cao.
Đề tài sử dụng các phương pháp thừa kế số liệu thứ cấp thu thập thông tin
về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu các nghiên cứu, tài
liệu liên quan đến cây Bố chính sâm và các thông tin bảng biểu có liên quan.
Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Điều tra thực địa để biết được tổng quát về
tình hình gây trồng, hình thái của Bố chính sâm được gây trồng tại khu vực.
Phỏng vấn 30 hộ với các đối tượng khác nhau để biết được tình hình gây trồng,
tình hình khai thác, sử dụng, bảo quản, mối quan tâm và định hướng phát triển
của người dân với loài Bố chính sâm. Để biết được tỷ lệ nảy mầm của các cách
xử lý khác nhau ở các mô hình: MH1 lấy 100 hạt giống đem ngâm nước tỷ lệ 3
sôi 2 nguội trong vòng 12 giờ, MH2 lấy 100 hạt giống đem ngâm nước tỷ lệ 3
sôi 2 nguội trong vòng 24 giờ và MH3 lấy 100 hạt giống đem ngâm nước
thường trong vòng 12 giờ. Đánh giá tỷ lệ sống của cây con 1 tháng tuổi sau khi
đem trồng 3 tháng: Mỗi mô hình trồng 20 cây con 1 tháng tuổi và theo dõi sau 3
tháng để biết tỷ lệ sống. Đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng của cây, cân sinh khối
cây từ đó đưa ra mối quan hệ giữa các bộ phận trên cây và có thể dự đoán được
kích thước của củ dựa vào các hình thái phía trên mặt đất. Phương xử lý số liệu:
Nhập số liệu và lập bảng biểu bằng phần mềm Excel. Bằng các số liệu thu thập
được dùng phần mềm xử lý số liệu Mycrosoft excel.
ix


Kết luận:
- Đặc điểm về hình thái của Bố chính sâm được gây trồng ở Bố Trạch:

Bố chính sâm được gây trồng tại Bố trạch có các đặc điểm về hình thái phía
trên mặt đất riêng biệt để có thể nhận biết là: Là cây cỏ, sống lâu năm, chiều
cao từ 50 - 70cm, cành có màu xanh nâu, có lông dày cứng, lá xẻ thùy 5 sâu,
mép khía răng, hoa màu đỏ son, qủa hình trứng nhọn, có khía dọc khi chín nứt
thành 5 mảnh, hạt hình thận, màu nâu.
- Tình hình gây trồng cây Bố chính sâm tại các mô hình:
Với cách xử lý hạt khi ngâm 24 giờ trong 3 sôi 2 lạnh ở MH2 cho kết quả
nảy mầm tốt nhất (74%). Có thể lí giải, Vì hạt Bố chính sâm có lớp vỏ cứng nên
cần ngâm trong nước ấm để dễ nứt nanh.
Với cây 8 tháng tuổi sự tăng lên của các yếu tố bên trên mặt đất tỷ lệ thuật
với sự tăng lên của phần bên dưới mặt đất. Từ các kết quả trên ta có thể dự đoán
được được chiều dài của củ bằng một nữa chiều cao thân cây và đường kính củ
bằng 2,5 đến 3,3 lần đường kính thân cây. Khối lượng tươi của củ lớn gấp 1,6
đến 2,2 đến khối tươi trên mặt đất. Và khối lượng khô của củ gần bằng một nữa
khối lượng tươi của củ.
- Mục đích sử dụng: Chủ yếu của Bố chính sân tại khu vực nghiên cứu là để
dùng trong gia đình, một số hộ dân ngoài sử dụng trong gia đình còn dùng vào
mục đích cho, tặng, biếu và bán nhưng tỷ lệ không cao.
Cần có những đánh giá nhu cầu của người dân về việc gây trồng loài Bố
chính sâm tại huyện Bố Trạch. Cần khảo nghiệm lại nguồn giống và chất lượng
của Bố chính sâm tại khu lực điều tra.

x


PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam có một hệ sinh thái phong phú và đa dạng, có tiềm năng to lớn về
tài nguyên cây thuốc. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để phát triển nguồn dược

liệu, cung cấp nguyên liệu cho sản xuất thuốc trong và ngoài nước. Tổng sản
lượng dược liệu trồng ở Việt Nam ước tính đạt khoảng 100.000 tấn/năm.Với sự
đa dạng về khí hậu và thổ nhưỡng - đất đai, ngay từ cuối những năm của thập kỷ
60 - 80 ở Việt Nam đã hình thành những vùng trồng, sản xuất cây dược liệu có
tính chuyên canh. Tuy nhiên, cho đến nay, theo Bộ Y Tế, nguồn dược liệu nước
ta vẫn phải phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu mà chưa phát
huy được hết những tiềm năng thảo dược tự nhiên, việc phát triển nguồn dược
liệu trong thời gian qua vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế.
Với điều kiện thiên nhiên nhiều ưu đãi, Bố Trạch là khu vực đặc trưng cho
hệ sinh thái phong phú và đa dạng của cả nước, có tiềm năng to lớn về tài
nguyên cây thuốc. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để phát triển nguồn dược
liệu, cung cấp nguyên liệu cho sản xuất thuốc cho tỉnh Quảng Bình nói riêng và
cho cả nước nói chung, trong đó có loài Bố chính sâm.
Hiện nay nhu cầu sử dụng và lợi ích kinh tế của các loài Bố chính sâm làm
thuốc ngày càng tăng. Trước đây loài này chủ yếu khai thác tự nhiên với mức
tận thu quá mức mà không khoanh nuôi tái sinh tự nhiên trong nhiều năm cộng
với việc diện tích rừng tự nhiên và đất nông nghiệp đang bị thu hẹp dần do việc
chuyển đổi mục đích sử dụng đất khiến nguồn tài nguyên cây dược liệu tự nhiên
đứng trước nguy cơ suy giảm về số lượng và tính đa dạng sinh học nghiêm trọng
dẫn đến sự cạn kiệt, có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng. Ngày nay việc gây trồng
loài Bố chính sâm đã được chú trọng trên cả nước ở các điều kiện khác nhau,
trong đó ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình đã chú trọng đến việc phát triển
loài cây này ở điều kiện nông hộ.
Đây là loài cây dược liệu quý, mọc hoang dại, điều kiện sinh thái thích hợp
của loài này thường là nơi nhiều ánh sáng, cây thích nghi với nhiều loại đất như
mùn, đất pha cát, đất phù sa ven sông… sinh trưởng và phát triển mạnh trong
mùa mưa ẩm. Cây được người dân gây trồng, khai thác và sử dụng như một loài
nhân sâm Việt Nam. Đặc biệt là các xã vùng núi thuộc huyện Bố Trạch tỉnh
Quảng Bình. Thêm vào đó, cây cho hoa đẹp nên thường được người dân mang
về trồng làm cây cảnh trong vườn nhà. Vì vậy, việc nghiên cứu tình hình gây

trồng, loài cây này trong điều kiện nông hộ liên quan đến việc bảo đảm cung cấp
1


nguồn dược liệu, bảo tồn nguồn gen bằng các cách khác nhau, nâng cao ý thức
sử dụng các loại dược liệu an toàn có nguồn gốc từ thiên nhiên, nâng cao hiệu
quả kinh tế sản xuất nông nghiệp, còn mang ý nghĩa làm đẹp cảnh quan, có giá
trị về mặt môi trường sinh thái.
Chính vì thế để phát triển cây Bố chính sâm có giá trị về kinh tế thị trường
và trở thành 1 trong những cây chủ lực về phát triển kinh tế ở huyện nên tôi đã
chọn thực hiện đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu tình hình gây trồng cây Bố
chính sâm (Abelmoschus sagittifolius (Kurz), Merr.) tại nông hộ thuộc huyện
Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Điều tra, đánh giá được tình hình gây trồng của loài cây này nhằm nhân
rộng mô hình trồng, xây dựng giải pháp bảo tồn, giữ gìn và định hướng phát
triển của loài dược liệu quý này trong môi trường nông hộ.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Đánh giá được thực trạng gây trồng của loài cây này ở các hộ gia đình tại
địa bàn nghiên cứu.
Nghiên cứu được tình hình sinh trưởng và phát triển của loài trong điều
kiện nông hộ, mối quan hệ giữa các bộ phận của cây.
Đánh giá được tình hình khai thác, sử dụng, mối quan tâm và định hướng
phát triển của người dân địa phương đến loài Bố chính sâm.

2


PHẦN 2

TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học và ý nghĩa thực tiễn
2.1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Bố chính sâm là một loài thuốc nam quý có giá trị cao về mặt y học, bên
cạnh đó chúng còn góp phần làm tăng sự đa dạng sinh học trong hệ sinh thái
thực vật bản địa. Mỗi vùng đất khác nhau có các điều kiện ngoại cảnh không
giống nhau nên những nhu cầu nhất định về môi trường và dinh dưỡng của
chúng cũng khác nhau. Vì vậy tình hình sinh trưởng phát triển loài này khác
nhau ở các khu vực.
Bố chính sâm là cây thân thảo, sống lâu năm, mọc đứng một cách yếu ớt, có
khi dựa vào những cây xung quanh, cao từ 30 - 50 cm có khi hơn. Khi hiểu rõ các
đặc điểm sinh vật học của loài các nhà quản lý sẽ lựa chọn ra những mô hình
thích hợp nhất tùy vào từng điều kiện khác nhau để áp dụng, từ đó đưa ra các biện
pháp bảo tồn thích hợp loài cây này. Để lựa chọn các mô hình thích hợp nhằm
nâng cao chất lượng và năng suất của Bố chính sâm nói riêng và các loài cây bản
địa đặc trưng cho vùng nói chung thì nghiên cứu tình hình gây trồng của loài là
rất cần thiết, từ đó có các biện pháp hợp lý bảo tồn loài cây này có hiệu quả.
Trong giai đoạn mà các bài thuốc nam đang được sử dụng khá nhiều thì
hiện tượng sử dụng và khai thác một cách bất hợp lí các loài cây thuốc dẫn tới
suy giảm về cả số lượng và chất lượng của các loài cây có giá trị này. Đặc biệt
loài cây Bố chính sâm cũng đang là một loại thuốc có nhiều công dụng và có giá
trị cao, khi các nghiên cứu cho thấy Bố chính sâm có cùng lúc nhiều giá trị và
giải quyết được nhiều khó khăn mà các loại thuốc khác không có thì đã rộ lên
các hiện tượng khai thác mang tính tận diệt đối với loài cây này. Quảng Bình là
một trong những nơi đầu tiên xuất hiện và số lượng cá thể lớn cho nên các
nghiên cứu đánh giá chính xác về cây Bố chính sâm là một yếu tố cần thiết để từ
đó có thể nhân giống rộng rãi trong nông hộ cũng như đưa ra được các biện
pháp sử dụng, bảo vệ và phát triển tốt nhất đối với loài cây này.
2.1.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Quá trình nghiên cứu xác định được tình hình gây trồng loài Bố chính sâm

để biết được tình hình khai thác, sử dụng, bảo quản...từ đó đánh giá được mối
quan tâm của người dân địa phương tới loài dược liệu này.

3


Quá trình nghiên cứu xác định được các đặc điểm sinh vật học, sinh thái
học của loài Bố chính sâm tại khu vực địa phương. Nghiên cứu các tác động đến
sinh trưởng và phát triển của loài từ đó bổ sung thêm số liệu nghiên cứu về loài
cây này nhằm dự đoán được năng suất của các mô hình trồng khác nhau, từ đó
xác định được mô hình tốt nhất.
Kết quả nghiên cứu xác định được tình hình gây trồng Bố chính sâm ở các
hộ dân. Đưa ra bức tranh tổng quát về các đặc điểm sinh trưởng và phát triển của
loài trong khu vực. Mặt khác sẽ đánh giá được hiệu quả của các mô hình trồng
tại khu vực địa phương. Từ đó đưa ra những định hướng phát triển thích hợp
nhất, có các biện pháp phù hợp để bảo vệ và phát triển và gìn giữ loài cây thuốc
có giá trị này.
2.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng các loài làm dược liệu trên thế giới
Trong những thập kỷ gần đây các nước trên thế giới nói chung và Việt
Nam nói riêng đang tích cực đẩy mạnh việc nghiên cứu các chế phẩm thuốc mới
có nguồn gốc tự nhiên, thị trường dược liệu và thuốc đang đem lại nguồn lợi lớn
cho các quốc gia.
Theo đánh giá chung của tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì có khoảng 7080% dân số các vùng nông thôn các nước đang phát triển trên toàn thế giới vẫn
thường xuyên sử dụng cây thuốc cho việc chăm sóc sức khoẻ (Ethiopia 90%;
India 70%; Tanzania 60%; Uganda 60% ...). Cũng theo tổ chức này tính đến
năm 1985 trên toàn thế giới đã biết tới trên 20.000 loài thực vật bậc thấp cũng
như bậc cao (trong tổng số hơn 250.000 loài thực vật đã biết) được sử dụng trực
tiếp để làm thuốc hay có xuất xứ cung cấp các hoạt chất để làm thuốc
(N.R.Farnsworth & D.D.soejarto, 1985). Con số này còn được ước tính từ
30.000 - 70.000 loài (NAPRALERT, 1990).

Việc sử dụng các loài thực vật, động vật làm dược liệu trên thế giới đã có
một bề dày lịch sử rất lâu đời.
Đầu tiên phải kể đến Trung Quốc, theo truyền thuyết từ thời xa xưa “Vua
Thần Nông một ngày nếm thử một trăm loại thảo dược và gặp phải bảy mươi
loại độc” sự thật thì không có vị vua nào như vậy mà thông qua truyền thuyết để
phản ánh quá trình nhân dân lao động thời cổ phát hiện ra các loại thuốc, tích
luỹ kinh nghiệm trong đấu tranh với tự nhiên và bệnh tật. Tác phẩm “Thần Nông
bản thảo kinh” được hình thành khoảng vào cuối đời Đông Hán là tác phẩm
chuyên ngành dược học sớm nhất của Trung Hoa tác phẩm này ghi lại 365 loại
thuốc trong đó thực vật chiếm đa số (252 vị), kế đến là động vật (67 vị) và
4


khoáng thạch (46 vị), dược thảo được chia làm ba loại là thượng đẳng, trung
đẳng, hạ đẳng, Thượng đẳng là những loại thuốc ích khí dùng lâu không có hại
gồm 120 vị, trung đẳng là những loại thuốc bổ gồm 120 vị, và hạ đẳng là thuốc
chữa bệnh gồm 125 vị. Cho đến nay vẫn được sử dụng trong lâm sàng [1].
Đến thời nhà Lương có Đào Hoằng Cảnh chỉnh đốn lại “Thần nông bản
thảo kinh” tu đính thành bộ “Danh y biệt lục” bộ sách đã tăng số lượng thảo
dược lên đến 730 vị nghĩa là gần gấp đôi “Bản thảo kinh”. Cả hai được gộp
thành bộ “Bản thảo kinh tập chú” là bộ sách Trung dược đầu tiên có thêm lời
bình của Y gia [1].
Đến thời nhà Minh có một nhà dược thảo học vĩ đại của Trung Hoa là Lý
Thời Trân hoàn thành một công trình to lớn chưa từng có, ông đã tổng kết tất cả
những sách vở cũ, đem tất cả những điều thực dụng, đích thân lên núi tìm các
loài dược thảo mới, hỏi nông dân, ngư dân, tiều phu, những nhà trồng thuốc,
thầy lang dân dã để thu thập kinh nghiệm, tìm hiểu cách chế biến, sao tẩm, cách
dùng tất cả các loại từ thân, rễ, củ, lá, hoa, các loài động vật đem giải phẩu so
sánh, so sánh các loại khoáng vật bào chế. Miệt mài trong hai mươi bảy năm
viết thành bộ “Bản thảo cương mục” bao gồm 1892 dược phẩm đồng thời đưa ra

những cơ sở cho phân loại thực vật [1].
Đến đời Thanh, danh Y Triệu Học Mẫn nghiên cứu và cho ra đời cuốn
“Bản thảo cương mục thập di” nêu ra 716 loại dược vật phần lớn là những vị mà
“Bản thảo cương mục” chưa hề đề cập đến, đây là những vị thuốc dân gian
thường dùng. Lược qua như vậy chúng ta cũng đủ thấy được Y học Trung Hoa
đã có bề dày lịch sử từ lâu đời và có nhiều thành tựu rực rỡ [1].
Theo những ghi nhận gần đây các loại dược thảo dùng trong Đông Y và Y
học dân tộc Trung Quốc bao gồm khoảng 11.146 loài. Hiện nay ở Trung Quốc
mỗi năm có khoảng 700.000 tấn dược liệu được đưa vào sản xuất 6.266 mặt
hàng mang lại doanh thu khoảng 17.57 tỷ USD (TS.Nguyễn Bá Hoạt- Viện
Dược Liệu).
Bên cạnh Trung Quốc là Ấn Độ, hằng năm việc buôn bán dược liệu mang
lại cho quốc gia này trên 60 tỷ rupi. Nền y học Ayurvedic Ấn Độ cũng dùng
dược thảo từ trên năm ngàn năm để hỗ trợ việc trị bệnh và phòng bệnh, người ta
cũng đã nghi nhận rằng hiện nay các loài thảo mộc được ứng dụng trong Y học
của nước này là hơn 6.000 loài và vùng nhiệt đới Đông Nam Á khoảng 6.500
loài (N.R.Farnsworth, 1985; S.K. Alok, 1991; P.G.Xiao,2006).
Dược thảo du nhập vào Nhật Bản năm 411 sau Công Nguyên qua ngã Triều
5


Tiên là nền Y học rất phát triển và đáng tin cậy.
Ở Ai Cập đã tìm ra tài liệu cho thấy thảo dược được dùng từ năm 2000
trước Thiên chúa. La Mã - Hy Lạp đã dùng dược thảo từ thời Aristole, và sách
dược thảo của Dioscorides viết vào thế kỷ thứ nhất sau Thiên Chúa có ghi trên
600 vị thuốc từ cây cỏ [2].
Mới đây tại Đức một uỷ ban gồm nhiều bác sỹ, dược sỹ, chuyên gia về chất
độc đã hoàn thành một tài liệu với trên 400 chuyên đề mô tả công dụng, tác
dụng phụ, phân lượng của nhiều dược thảo.
Bên Anh cũng có công trình tương tự được hoàn tất.

Ở Mỹ dược thảo rất thông dụng với thổ dân bản xứ. Năm 1716 nhà thám
hiểm pháp Lafitau đã tìm ra sâm Mỹ ở vùng New Word, hiện nay sâm là tài
nguyên xuất cảng quan trọng của Hoa Kỳ. Tuy nhiên với cơ quan thực phẩm và
dược phẩm Hoa Kỳ(FDA) thì thảo dược được xếp hạng như thực phẩm phụ,
được bày bán không cần thử nghiệm hay nghiên cứu như Âu dược, dược thảo ở
đây không được quảng cáo là có công dụng trị bệnh mà chỉ được nói chung
chung về lợi ích của sản phẩm. Đa số dược thảo dùng trên thị trường đều được
sản xuất theo kinh nghiệm đã dùng hay dựa vào những bài thuốc được lưu
truyền trong dòng họ và được coi như đáng tin cậy. Vì dược thảo ở đây không
được cơ quan FDA cấp bằng đặc quyền chế tạo, nên các nhà sản xuất không
chịu bỏ vốn cho chi phí nghiên cứu khoa học như âu dược. Mấy năm gần đây
Viện sức khỏe Hoa Kỳ, đã thành lập một trung tâm nghiên cứu về dược thảo
cũng như các phương tiện trị liệu không chính thống, đó là do áp lực của người
tiêu thụ dược thảo mỗi ngày một tăng của người dân.
2.3. Tình hình nghiên cứu và sử dụng các loài làm dược liệu trong nước
Việt Nam với điều kiện tự nhiên phong phú đã hình thành nên nguồn tài
nguyên động - thực vật phong phú và đa dạng.
Theo ước tính của các nhà khoa học, số loài thực vật bậc cao có mạch có
thể lên tới 12.000 loài. Bên cạnh đó còn có khoảng 800 loài rêu, 600 loài nấm và
hơn 2000 loài tảo (Nguyễn Nghĩa Thìn 1997; Phan Kế Lộc, 1998) trong đó phần
lớn các loài thường tập trung trong các quần xã rừng.
Theo công tác điều tra nghiên cứu của viện Dược Liệu - Bộ Y Tế tính từ
năm 1961 đến cuối 2004, đã nghi nhận được ở nước ta 3.948 loài cây thuốc
thuộc 307 họ của 9 ngành thực vật bậc cao cũng như bậc thấp (kể cả nấm),
ngoài ra về động vật ước tính Việt Nam có 1000 loài chim, 300 loài thú, 300 loài
6


bò sát ếch nhái chưa kể các loài côn trùng (Lê Trọng Cúc 2002).
Việt Nam đã có lịch sử phát triển hàng ngàn năm, song song với quá trình

tồn tại và phát triển con người đã biết sử dụng các loài cây cỏ cũng như các loài
động vật phục vụ cho mục đích chữa bệnh.
Thời kỳ Hùng Vương (2.900 năm trước Công Nguyên) con người đã biết
dùng thức ăn để chữa bệnh như ăn trầu để giữ ấm cơ thể, nhuộm răng để bảo vệ
răng, tổ tiên ta đã biết dùng hàng trăm loại thuốc để chữa bệnh như: Gừng tươi
chữa cảm lạnh, ho, chữa các rối loạn về tiêu hoá; Sử quân tử để tẩy giun, da
ngứa, trừ thấp nhiệt; Cây Bạc Hà để chữa đau đầu, các bệnh về mắt, họng,
miệng…[3].
Vào thời kỳ đấu tranh dành độc lập lấn thứ nhất (năm 111 trước Công
Nguyên) các loại dược liệu của nước ta đã được đưa sang Trung Quốc như:
Trầm hương, Tê giác…[4].
Đặc biệt vào thời nhà Trần (1225 - 1399) đã có nhiều thầy thuốc chuyên
chữa bệnh cho nhân dân bằng cây thuốc, trong thời kỳ này có Nguyễn Bá Tĩnh
(Tuệ Tĩnh) ông được phong là ông tổ nghề dược của Việt Nam đã cho ra đời hai
tác phẩm có giá trị đó là “Nam dược thần hiệu” (thuốc nam hiệu nghiệm như
thần) trong tác phẩm ông đã tổng kết được nhiều kinh nghiệm sử dụng thuốc
nam chữa bệnh, mô tả hơn 500 loài cây thuốc có ở Việt Nam, với 3932 phương
thuốc nam ứng trị 184 loại bệnh kèm theo môn thuốc chữa cho gia súc Và
“Hồng nghĩa giác tư y thư ” bộ này gồm hai quyển là quyển thượng gồm: “Nam
dược quốc ngữ phú” gồm 590 vị thuốc nam. Và quyển hạ: “Trực giải chỉ nam
dược tính phú” gồm 220 vị thuốc nam và một thiên y luận cơ bản, âm dương
ngũ hành, tạng phủ kinh mạch. Cũng trong thời kỳ này có Chu Văn An với tác
phẩm “Y học yểu giản tập chu di biên” gồm những lý luận cơ bản vể chữa trị
bệnh bằng Đông Y [5].
Đến thời hậu Lê (1428 - 1788) xuất hiện nhiều danh Y như Nguyễn Trực
với “Bảo anh lương phương”; Lê Hữu Trác (1724 - 1791) với “Hải thượng y
tông tâm lĩnh” ông đã phải bỏ ra hơn bốn mươi năm để sưu tầm tìm hiểu nghiên
cứu để hoàn thành, tác phẩm gồm 28 tập 66 quyển, đây là một tác phẩm đồ sộ
bàn về Y dược một cách toàn diện, từ đạo đức thầy thuốc đến phòng và chữa
bệnh, trong tác phẩm của mình ông đã dành một phần tư (7 trong số 28 tập) để

biên soạn giới thiệu 4.000 phương thuốc tích luỹ trong kho tàng kinh nghiệm
nhân dân, trong đó “Dược phẩm vận yếu” và “Lĩnh nam bản thảo” chuyên về
các vị thuốc, còn “Tâm đắc thần phương”, “Hiệu phỏng thân phương”, “Y
7


phương hải bội”, “Bách gia tân tràng” và “Hành giản trân như” chuyên về đơn
thuốc [5].
Đến thời nhà Nguyễn (1802 - 1883) có “Nam thiên đức bảo toàn” của Lê
Đức Huệ tác phẩm nêu lên tính chất và công dụng của các vị thuốc Bắc và thuốc
Nam, nêu lên phương pháp và các bài thuốc chữa bệnh cho phụ nữ, trẻ em, bệnh
đậu mùa, nêu lên phép xem mạch của Hoa Đà, Biển thước. Ghi lại 495 bài thuốc
chép theo “Tần phương bát trận” trong “Cảnh nhạc toàn thư” của Trương Giới
Tân (Trung Quốc). Cũng trong thời kỳ này có tác phẩm “Nam dược tập nghiệm
quốc âm” của tác giả Nguyễn Quang Lương [5].
Đến thời kỳ Pháp xâm lược nước ta có nhiều công trình được viết một cách
có hệ thống, nói về cây thuốc ở Đông Dương của các tác giả người Pháp. Đặc
biệt tác giả người pháp Henri Lecomte và các cộng sự đã biên soạn bộ “Thực vật
chí Đông Dương” (Flore général de L’indo-chine) trong đó đề cập đến nhiều cây
thuốc ở Việt Nam. Đến năm 1952 tác giả Alfred Petelot đã kế thừa và bổ sung
các tài liệu của các nhà khoa học đi trước để cho ra đời cuốn “Những cây thuốc
ở Campuchia, Lào, Việt Nam” (Les plantes médicinales du Laos et du Vietnam)
trong cuốn sách này tác giả đã thống kê chừng 1281 loài cây thuốc có ở Việt
Nam [5].
Sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng cùng với quá trình xây dựng
đất nước được sự quan tâm của nhà nước nên đã có nhiều công trình nghiên cứu
về cây thuốc đã ra đời. Năm 1963 Đỗ Tất Lợi (1919 - 2008) cho ra đời cuốn
“Dược liệu học và các vị thuốc Việt Nam” trong tác phẩm của mình giáo sư đã
giới thiệu trên 750 loài cây thuốc, vị thuốc thuộc 164 họ thực vật, 77 vị thuốc
động vật, 20 vị thuốc khoáng vật, mỗi loại đều có tên khoa học tên tiếng Việt và

tên chữ Hán, những đặc tính chung, mô tả quá trình phân phối thu hoạch, chế
biến, thành phần hoá học và công dụng liều dùng [11].
Năm 1972 Bộ Y Tế nước ta đã xuất bản cuốn “Dược liệu Việt Nam” sách
đã giới thiệu 183 cây thuốc có nguồn gốc từ Việt Nam và 54 loài nhập nội, tài
liệu cung cấp các loài cây thuốc đã được kiểm nghiệm, có khả năng chữa bệnh
tốt [13].
Năm 1976 Đỗ Huy Bích và Bùi Xuân Chương cho ra đời cuốn “Sổ tay cây
thuốc Việt Nam” trong đó mô tả 460 cây thuốc phổ biến ở Việt Nam [14].
Năm 1984 Trần Công Khánh và Phạm Hải cho xuất bản cuốn “Cây độc
Việt Nam”, sách đã đề cập đến những vấn đề cơ bản của các loại chất độc ở thực
vật, cách xác định và ảnh hưởng của chúng đối với cơ thể, cách cứu chữa khi
8


ngộ độc, giới thiệu cây độc và các cây giải độc ở Việt Nam [15].
Năm 1987 Nhà xuất bản Đồng Tháp đã ấn hành cuốn “Những cây thuốc
thông thường” Của tác giả Võ Văn Chi, giới thiệu 200 Cây thuốc đang sử dụng
ở đồng bằng sông Cửu Long, hướng dẫn cách dùng và sử dụng và bảng danh
mục các cây thuốc, danh mục một số chứng bệnh và các bài thuốc dùng để điều
trị [16].
Năm 1993 viện dược liệu cho xuất bản cuốn “Tài nguyên cây thuốc Việt
Nam” với sự cộng tác của nhiều tác giả, đây là một tài liệu lớn có tính chất quốc
gia, những cây thuốc được nêu trong tài liệu này là những đối tượng đã được
nghiên cứu sâu về các mặt danh pháp, phân loại thực vật, phân bố sinh thái,
trồng trọt, hoá học chế biến, dược lí công dụng bao gồm những cây thuốc đã sử
dụng lâu và những cây thuốc được sử dụng theo kinh nghiệm dân gian, các cây
thuốc được sắp xếp theo thứ tự vần abc Việt Nam, ngoài ra còn có tài liệu tham
khảo để tra cứu các cây theo tên khoa học [17].
Năm 1997 Võ Văn Chi cho ra đời cuốn “Từ điển cây thuốc Việt Nam” giới
thiệu hơn 3.100 cây thuốc, với các đề mục xếp theo vần tiếng Việt, trong mỗi đề

mục bao gồm tên cây mô tả bộ phận sử dụng, cách thu hái các đơn thuốc thông
thường [7].
Gần đây cuốn “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam” do nhóm tác
giả Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung, Bùi Xuân Chương… Cuốn sách đã được
biên soạn trong năm năm liên tục, ngoài việc phân loại liệt kê tên các loài cây và
động vật thuốc bộ sách còn giới thiệu có chọn lọc những kinh nghiệm chữa bệnh
bằng thuốc của các nền y học cổ truyền Trung Quốc, Ấn Độ, một số nước Đông
Nam Á, Mỹ La Tinh. Bộ sách gồm 2 tập giới thiệu 1000 loài, trong đó có 920
cây và 80 loài động vật dược lựa chọn từ hơn 3000 loài cây thuốc và 400 loài
động vật làm thuốc đã biết. Bộ sách mang sắc thái tài nguyên chứa đựng những
thông tin toàn diện và đầy đủ nhất về cây, con dùng làm thuốc cập nhật đến năm
2002 từ nhiều nguồn trong nước và trên thế giới. mỗi cây, con dùng làm thuốc là
một chuyên luận sâu, có đủ các phần danh pháp, phân loại, phân bố sinh thái,
trồng trọt, bộ phận dùng, chế biến, thành phần hoá học, dược lý thực nghiệm,
dược lý lâm sàng, tính vị, công năng, công dụng và các bài thuốc [18].

9


2.4. Tình hình nghiên cứu cây Bố Chính Sâm trên thế giới
2.4.1. Nghiên cứu về phân loại và phân bố
Theo “The plant list” (2010), cho thấy chi Vông vang (Abelmoschus)
thuộc họ Bông (Malvaceae) có khoảng 87 loài khác nhau. Trong đó, có 10 loài
được định danh tên khoa học là các loài Vông nem
(Abelmoschus angulosus Wall. ex Wight & Arn.), Abelmoschus crinitus Wall.),
(Abelmoschus ficulneus (L.) Wight & Arn.), (Abelmoschus hostilis (Wall. ex
Mast.) M.S.Khan & M.S.Hussain), (Abelmoschus magnificus Wall.),
(Abelmoschus manihot (L.)
Medik.),
(Abelmoschus moschatus Medik.),

(Abelmoschus muliensis K.M.Feng), Đậu bắp (Abelmoschus esculentus (L.)
Moench), Sâm bố chính (Abelmoschus sagittifolius (Kurz) Merr.) [21].
Dựa vào các đặc điểm khác nhau về hình thái lá, màu sắc, kích thước, cách
sắp xếp cánh hoa để phân loại thành các loài. Bên cạnh đó, cũng có khoảng 18 thứ
thuộc chi Abelmoschus hoặc tên đồng nghĩa với 10 loài nói trên. Trong đó, loài
Sâm bố chính (Abelmoschus sagittifolius Kurz.) được biết đến là loài đặc hữu của
Việt Nam, có giá trị cao về dược liệu và đặc điểm phân bố, sinh thái. Theo “The
Catalogue of Life” (2014) xác định 8 loài thuộc hai chi Vông vang và Râm bụt
đều có tên đồng nghĩa với loài Sâm bố chính (Abelmoschus sagittifolius Kurz
Merr.). Các loài Vông vang (Abelmoschus coccineus S.Y. Hu, Abelmoschus
coccineus var. acerifolius S.Y. Hu, Abelmoschus esquirolii (H. Lév.) S.Y. Hu,
Abelmoschus moschatus subsp. tuberosus (Span.) Borss. Waalk.), các loài Râm
bụt (Hibiscus bellicosus H. Lév., Hibiscus bodinieri var. brevicalyculata H. Lév.,
Hibiscus esquirolii H. Lév., Hibiscus longifolius var. tuberosus Span., Hibiscus
sagittifolius Kurz, Hibiscus sagittifolius var. septentrionalis Gagnep.) [23].
Các loài trong chi Abelmoschus phân bố hầu hết các nước trên thế giới.
Trong đó, có loài Bố chính sâm (Abelmoschus sagittifolius (Kurz) Merr.) thấy
phân bố ở khu vực châu Á và Đông Nam Á phân bố ở Trung Quốc (Guangdong,
Guangxi, Guizhou, Hainan, Yunnan), Campuchia, Ấn độ, Lào, Malaysia,
Myanmar [Burma], Thái Lan, Việt Nam và miền bắc Australia, Thái Bình
Dương. Cây tập trung phân bố vào khoảng độ cao: Từ mực nước biển lên độ cao
khoảng 450 m. Có thể bắt gặp Bố chính sâm ở rừng mở Pinus, đồi, bãi cỏ dốc,
vùng đất hoang. Ngoài ra còn phân bố trong các khu vườn, rừng trồng, cánh
đồng lúa, và còn có dọc đường và trên các bìa rừng [22].

10


2.4.2. Nghiên cứu về công dụng
Truyền thống sử dụng: Thân rễ của nó được sử dụng như thuốc. Có thể ăn

được trong một thời gian dài mà không gây và tác hại. Nó có thể kích thích và
thức dậy não, nuôi dưỡng và tạo dựng lên sức mạnh, và cũng có thể được sử
dụng để điều trị suy nhược thần kinh, chóng mặt, đau ở thắt lưng và thấp hơn
chi, các cơn đau dạ dày, tiêu chảy và như vậy.
Bố chính sâm có vị ngọt nhạt, có chất nhầy, tính bình; có tác dụng bổ mát,
nhuận phế, dưỡng tâm, sinh tân dịch; sao với gạo thì tính ấm bổ tỳ vị, giúp tiêu
hoá, thêm mạnh sức. Ở Trung Quốc, người ta xem rễ, lá như có tác dụng tư âm
thanh nhiệt, bài nung bạt độc, rễ và lá dùng chữa lao phổi, ho do phổi khô, sản
hậu tiện bí, thần kinh suy nhược, mụn nhọt sưng lở. Ngày dùng 6 - 12g sắc
uống, ngâm rượu hoặc tán bột uống.
Trước đây, Hải Thượng Lãn ông dùng rễ Bố chính sâm phối hợp với các
thuốc khác để chữa bệnh ho, nóng sốt, gầy mòn [9].
Hiện nay, nhiều người dùng nó làm thuốc bổ, thông tiểu tiện, điều kinh,
chữa được bệnh sốt, bệnh phổi và bạch đới. Dùng ngoài lấy lá và hoa xát chữa
ghẻ ngứa [1].
2.5. Tình hình nghiên cứu về cây Bố Chính Sâm ở trong nước
2.5.1. Tên gọi và phân loại ở Việt Nam
Hiện tại cây Sâm bố chính có nhiều tên gọi khác nhau về tiếng phổ thông
và cả danh pháp khoa học. Theo từ điển Cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi,
2000) cho rằng với tên gọi Bố chính sâm vì loài cây này được người dân sử
dụng lần đầu tiên ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Theo Phan Văn Đệ (Trung tâm Sâm và Dược liệu Thành phố Hồ Chí
Minh), mặc dù có những khác biệt về hình thái ngoài nhưng các cây Bố chính
sâm ở các địa phương trong nước ta chỉ có một loài (Abelmoschus sagittifolius
(Kurz), Merr.), có thành phần hóa học rễ củ tương đồng và đáp ứng các chỉ tiêu
trong dược điển Việt Nam III. Vì thế, tác giả đề nghị cần phân loại và định danh
và mở rộng đặc điểm phân loại màu sắc của hoa: Hoa đỏ, hoa hồng và vàng.
Dựa trên dẫn liệu của nhiều tài liệu nghiên cứu của Phạm Hoàng Hộ
(1999), Từ Điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi, 2012), Phan Văn Đệ (20012005), chúng tôi tạm sử dụng danh pháp của cây Bố chính sâm như sau:


11


Giới thực vật - Plantae
Phân lớp - Rosid
Bộ - Malvales
Họ - Malvaceae
Chi - Ablemoschus
Loài - Abelmoschus sagittifolius
Tên phổ thông: Sâm bố chính
Tên khác: Sâm báo, Bụp nhân sâm
2.5.2. Đặc điểm hình thái
Năm 2005 nhóm nghiên cứu do Trần Đình Hợp, Nguyễn Công Đức và
Trần Công Luận đã thực hiện thu thập mẫu cây tươi và tiêu bản khô, rễ củ từ các
tỉnh Bình Phước, Phú Yên và Thanh Hóa so sánh hình thái giải phẩu bằng
phương pháp mô tả, hình thái giải phẩu học so sánh, sử dụng các khóa phân loại
hiện có trong thực vật chí Việt Nam, Trung Quốc về họ Bông [6].
Bố chính sâm là cây thân thảo, sống lâu năm, mọc đứng một cách yếu ớt,
có khi dựa vào những cây xung quanh, cao từ 30 - 50 cm có khi hơn. Thân cành
có thể mọc đứng cũng có khi bò lan toả ra mặt đất, cành hình trụ, không có lông.
Rễ phát triển thành củ hình trụ có màu trắng nhạt hay vàng nhạt, có đường kính
1,5 - 3cm, nhiều rễ có hình người. Lá đơn, mọc cách, cuống lá dài 2 - 3cm. Cây
thường có hai dạng lá. Những lá ở phần dưới gốc cây có hình trái xoan, phần
cuối phiến lá hình trái tim hay hình mũi giáo, đầu phiến lá không nhọn. Các lá ở
phần ngọn càng lên phía trên cây thì càng hẹp, phiến lá chia làm 5 thùy với thùy
ở giữa dài, phiến lá chia thùy dạng hình mũi mác. Lá dài 6 - 7cm, rộng 0,7 3cm. Mặt lá có lông đơn hay hình sao, có lá kèm hình sợi chỉ, dài 7mm, có ít
lông dài. Hoa có màu hồng hay đỏ, phớt trắng hoặc phớt vàng hoặc hoa màu
vàng mọc đơn độc ở kẽ lá, cuống hoa dài từ 5 - 8 cm, có lông cứng, hơi phồng
đầu. Tiểu đài cấu tạo từ 7 - 10 bộ phận, dài 12 - 14mm, có nhiều lông. Đài hoa
hình túi, ở ngọn có hình răng cưa nhỏ, hoa tàn, rụng sớm tách ra khỏi đài. Có 5

cánh tràng, dài 5 - 6cm, rộng 3 - 4cm ở ngọn. Nhị tạo thành bó, có hình trụ. Bầu
thường có lông tơ, có 5 vòi nhụy. Quả hình trứng nhọn, dài gấp 3 lần đài, có
khía dọc khi chín nứt ra theo khía dọc thành 5 mảnh vỏ, mặt ngoài và mặt trong
đều có nhiều lông hình sao, hạt hình thận, màu nâu đen, mặt ngoài thường có
những đường vân sít nhau tạo thành gợn.
12


2.5.3. Đặc điểm sinh thái
Cây có thể lụi vào mùa đông. Đến mùa xuân hoặc đầu mùa mưa, từ gốc
mọc lên 1 - 2 chồi và sinh trưởng rất nhanh. Sâm bố chính mọc rãi rác trong
rừng thưa, ven rừng [23].
Sâm bố chính ra hoa quả hàng năm, mùa hoa quả tập trung từ tháng 6 - 8,
hoa nở từ tháng 3 - 7 [8]. Có thể trồng Bố chính sâm bằng hạt, sau 2 - 3 năm thu
hoạch. Ngoài ra có thể trồng Bố chính sâm bằng đầu củ (sau khi thu hoạch rễ củ,
bỏ thân, cắt lấy phần đầu củ làm giống (Lê Thị Diên & cs) [19].
Nơi sống và sinh thái: Cây Bố chính sâm ưa sáng và ưa ẩm, thích nghi
được với nhiều loại đất như đất mùn dưới chân núi, đất mùn, đất pha cát, đất phù
sa ven sông... sinh trưởng và phát triển mạnh trong mùa mưa ẩm [6].
2.5.4. Đặc điểm phân bố
Loài cây Bố chính sâm hiện phân bố dọc con Sông Gianh, tập trung chủ
yếu ở một số xã thuộc huyện Bố Trạch như: Hoàn Trạch, Phú Định, Lý Hòa,
Đồng Trạch, Phú Trạch, Sơn Trạch, Lâm Trạch, Xuân Trạch..
2.5.5. Những nghiên cứu về tác dụng dược lý và công dụng
Trong Dược điển Việt Nam IV có nêu một số tiêu chí về củ nhân sâm Phú
Yên như sau: độ ẩm < 13%, tro toàn phần <12%, tro không tan trong acid
hydroclorid < 7%, tạp chất <1% và dược liệu phải chứa không ít hơn 25% chất
chiết được bằng ethanol 25% (TT) tính theo dược liệu khô kiệt [8].
Trước đây, Hải Thượng Lãn Ông dùng rễ Sâm bố chính phối hợp với các vị
thuốc khác để chữa ho, nóng sốt, gầy mòn [9]. Trong cuốn sách “Từ điển cây

thuốc Việt Nam”, tác giả Võ Văn Chi (2012) đã cho rằng Bố chính sâm mới
thấy dùng trong phạm vi đông y. Theo đó, đông y coi Bố chính sâm có thể dùng
thay thế nhân sâm trong các bệnh bổ mát, nhuận phế, dưỡng tâm, sinh tân dịch,
sao với gạo thì tính ấm bổ tỳ vị, giúp tiêu hoá, tăng thêm sức dẻo dai. Ngày nay,
nhiều người dùng Bố chính sâm làm thuốc bổ, thông tiểu tiện, điều kinh, chữa
được bệnh sốt, bệnh phổi và bạch đới. Những bệnh ngoài da thì lấy lá và hoa xát
chữa ghẽ ngứa. Người ta còn gọi Bố chính sâm là nhân sâm của người nghèo vì
có mọi công dụng của nhân sâm lại rẻ tiền hơn [7].
Phan Văn Đệ và cộng sự (2006) đã khảo sát thành phần hóa học các mẫu
Sâm bố chính mọc hoang ở các tỉnh Bình Phước, Thanh Hóa, Phú Yên, Bình
Thuận và cây trồng ở Hồ Chí Minh cho thấy: Rễ củ của các mẫu nghiên cứu đều
có chứa Saponin triterpen, coumarin, chất nhầy, acid béo, đường khử,
13


polyphenol và các nguyên tố đa vi lượng... Sự hiện diện của các Saponin
triterpen, được xem là nhóm hợp chất có tác dụng quyết định những tác dụng
dược lý điển hình của các cây họ Nhân sâm (Araliaceae), trong đó có tác dụng
tăng lực, chống yếu sức [20].
Theo từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi, 2012), bộ phận sử dụng của
cây Bố chính sâm chủ yếu là toàn bộ phần rễ củ. Rễ củ thu hoạch sơ chế, phơi
hoặc sấy khô kết hợp với ý dĩ sao, hoài sơn, dương quy kết hợp mật ong hay mật
nha dùng bổ khí huyết. Ngoài ra, Bố chính sâm nấu thành cao, hòa với sữa người
hay cao ban long dùng tốt cho người suy nhược gầy yếu, khô khát, táo bón, đái
són. Rễ Bố chính sâm giả nhỏ và nấu với gạo nếp ăn chữa bệnh bạch đới [7].
Theo Đỗ Tất Lợi (1999), rễ sâm Bố chính chứa chất nhầy 35 - 40%, tinh
bột [10]. Cũng theo Trần Công Luận & cs (2001), rễ cây sâm Bố Chính trồng ở
Bạc Liêu chứa phytosterol, coumarin, acid béo, acid hữu cơ, đường khử và hợp
chất uronic. Hàm lượng lipid là 3,96%, lipid gồm acid myrisric, acid palmitic,
acid stearic, acid oleic, acid linoleic, acid linolenic. Hàm lượng protein toàn

phần là 0,23g %, hàm lượng protid là 1,26g %. Các acid amin gồm 11 chất,
trong đó có histidin, arginin, threonin, alanin, prolin, tyrosin, valin, phenylalanin
và leucin. Hàm lượng tinh bột là 15,14% và chất nhầy là 18,92%. Chất nhầy là
D-glucose và L-rhamnose. Ngoài ra, còn có 13 nguyên tố: Na, Ca, Mg, Al, So
Fe, V, Mn, Ti, Mo, Cu, Zr và P. Theo quy định của Dược điển Việt Nam II, rễ
sâm Bố Chính phải chứa 30 - 40% chất nhầy (tính theo dược liệu khô kiệt) [6].
Theo Nguyễn Thị Thu Hương và cs. (2005) nghiên cứu dược lý của Sâm
bố chính và thẩm tử Harmand thu thái ở Lộc Ninh, Bình Phước, phân tích kết
quả cho thấy sự hiện diện của hợp chất saponin triterpen là một trong những
công bố mới về hợp chất có trong củ của cây Sâm bố chính. Đây là nhóm hợp
chất có tác dụng quyết định những tác dụng dược lý điển hình thuộc họ nhân
sâm (Araliaceae), trong đó có tác dụng tăng lực [12].

14


×