Tải bản đầy đủ (.docx) (101 trang)

Nghiên cứu vai trò trồng keo đối với thu nhập của người dân xã hồng hạ, huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 101 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
Khoa Khuyến nông và Phát triển nông thôn

KHÓA LUẬN

TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
Nghiên cứu vai trò trồng keo đối với thu nhập của người dân
xã Hồng Hạ, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hoài Thanh
Lớp: Phát triển nông thôn 46B
Giáo viên hướng dẫn: ThS.HoàngThị Hồng Quế
Thời gian thực tập: Từ 28/12/2015 đến 01/05/2016
Địa điểm thực tập: Xã Hồng Hạ, huyện A Lưới,


tỉnh Thừa Thiên Huế

HUẾ, 05/2016

LỜI CẢM ƠN
Được sự thống nhất và đồng ý cảu nhà trường và khoa khuyến nông và
phát triển nông thôn, trường Đại Học Nông Lâm Huế, tối đã tiến hành nghiên
cứu đề tài “Nghiên cứu vai trò của trồng keo đối với thu nhập của người dân
tại xã Hồng Hạ, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế”.
Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thạc sĩ
Hoàng Thị Hồng Quế, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin bày tỏ lời cảm ơn đến chính quyền địa phương và các cán bộ
xã Hồng Hạ đã tạo điều kiện thuận lợi, cung cấp thông tin, đóng góp ý kiến quý


báu cho tôi trong quá trình thực tập.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới quý thầy cô khoa khuyến nông và phát triển
nông thôn, trường đại học Nông Lâm Huế, tập thể lớp phát triển nông thôn 46B
đã động viên, đóng góp ý kiến cho tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành
đề tài.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới gia đình và những người
thân, bạn bè của tôi đã luôn động viên, chia sẻ với tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Trong quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp chắc chắn không tránh
khỏi thiếu sot, kính mong nhận được ý kiến đóng góp quý báu, bổ sung của thầy
cô để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Huế, tháng 5 năm 2016
Sinh viên thực hiện


Nguyễn Thị Hoài Thanh


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BCR

: Tỷ lệ thu nhập trên chi phí


BVTV

: Bảo vệ thực vật.

ĐVT

: Đơn vị tính

HĐND

: Hội đồng nhân dân

IRR

: Tỷ lệ thu hồi nội bộ.

NĐ – CP : Nghị định Chính phủ.
NPV

: Giá trị hiện tại thuần của lợi nhuận,\.

TW

: Trung ương

UBND

: Ủy ban nhân dân.


VCĐ

: Vốn cố định

VLĐ

: Vốn lưu động.



MỤC LỤC


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Rừng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống con người, cũng
như đối với hệ sinh thái rừng. Rừng không những là cơ sở phát triển kinh tế - xã
hội mà còn giữ chức năng sinh thái cực kỳ quan trọng, rừng tham gia vào quá
trình điều hoà khí hậu, đảm bảo chu chuyển ôxy và các nguyên tố cơ bản khác
trên hành tinh, duy trì tính ổn định và độ màu mỡ của đất, hạn chế lũ lụt, hạn
hán, ngăn chặn xói mòn đất, làm giảm nhẹ sức tàn phá khốc liệt của thiên tai,
bảo vệ nguồn nước mặt và nước ngầm và làm giảm mức ô nhiễm không khí và
nước. Trong những năm gần đây tình hình phát triển rừng đặc biệt là rừng keo
đang ngày càng được chú trọng và đầu tư đặc biệt là các xã miền núi. Mặc dù đã
có nhiều công trình nghiên cuwua về cây keeo nhưng việc nghiên cứu vai trò
của hoạt động trồng keo đối với thu nhập của người dân là còn hạn chế, đặc biệt
là xã Hồng Hạ thuộc huyện miền núi A Lưới, Thừa Thiên Huế. Chính vì lý do
đó mà tôi đã tiến hành “Nghiên cứu vai trò trồng keo đối với thu nhập của
nguwoif dân tại xã Hồng Hạ”
Để thực hiện tốt đề tài, tôi đã đưa ra các mục tiêu như sau: Tìm hiểu tình
hình phát triển và đặc điểm sản xuất rừng keo của nông hộ tại xã Hồng Hạ;

Đánh giá vai trò của hoạt động trồng keo đối với thu nhập của người dân qua đó
đề xuất các giải pháp phát triển rừng keo tại xã.
Sau khi xác định mục tiêu đề tài, tôi tiến hành phỏng vấn ngẫu nhiên bằng
bẳng hỏi bán cấu trúc với 50 hộ có trồng keo và không trồng keo, với cả 3 loại
hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ trung bình, với 5 thành phần dân tộc bao gồm Ka
Tu, Tà Ôi, Pa Hy, Pa Cô đẻ tìm hiểu về đặc điểm tổ chức sản xuất của hộ, hiệu
quả kinh tế từ keo, vai trò của trồng keo đối với thu nhập của hộ.
Qua điều tra và nghiên cứu thấy rằng:
Hoạt động trồng rừng tại xã Hông Hạ đã được thực hiện 20 năm và trồng
rừng hiện nay đang là mục tiêu phát triển chính của xã và các hộ gia đình. Diện
tích rừng keo năm 2015 đạt 769 ha chiếm 78,34% so với diện tích nông nghiệp
của xã . Đem lại thu nhập bình quân 27 triệu đồng/1 ha vào cuối chu kỳ kinh
doanh của cây keo.
Kết quả của việc thúc đẩy hoạt động trồng rừng của xã đã đạt được những
thành tựu nhất định khi trung bình mỗi hộ dân có 3,07 ha rừng keo, người dân
cho rằng hiệu quả mà rừng keo đem lại là rất lớn. Số hộ dân có thu nhập chủ yếu
nhờ vào rừng keo chiếm 82,85% tổng số hộ dân của xã và được phân bố trên 5


thôn. Tại địa phương chỉ sử dụng 2 giống keo chính là keo Tai Tượng và keo
Lai trong đó keo Tai chiếm phần lớn so với keo Lai với khoảng 60 – 65% diện
tích là keo Tai Tượng. Đa số người dân bán keo cho các thương lái chứ không tự
khai thác.
Khảo sát hộ cho thấy Độ tuổi trung bình của chủ hộ tại địa phương tương
đối cao với độ tuổi trung bình là 46,46 tuổi đây là độ tuổi đã đúc kết được nhiều
kinh nghiệm trong sản xuất keo. Một thực tế là trình độ văn hóa của người dân
nhìn chung còn thấp trung bình học đên lơp 5,9. Phần đa lao động của hộ tham
gia vào lâm nghiệp là chính. Thu nhập bình quân còn thấp tuy nhiên đã có
những thay đổi đáng kể so với các năm trước. Việc tổ chức sản xuất rừng có
những đặc trung nổi bật: Thứ nhất mặc dù có diện tích trồng keo lớn nhưng chủ

yếu là diện tích tự khai hoang chưa có sổ đỏ. Thứ hai là đa phần người dân
không sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vât cho phát triển cây trồng, thứ ba
người dân trồng với nhiều mật độ khác nhau đối với cả 2 loại keo chứ không
thống nhất mật độ keo, Thứ tư có nhiều chu kỳ khai thác được người dân áp
dụng theo sở thích và mong muốn của bản thân…
Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả kinh tế của cây keo không cao, chỉ
số NPV cây keo trung bình là 6.068.423 đồng IRR là 18% và BCR là 1,44 lần.
Thực tế người dân lấy công làm lãi chứ ít lời từ keo.
Keo có vai trò đặc biệt quan trọng không những đối với hộ trồng keo mà
còn đối với những hộ không trồng keo, chỉ tính riêng thu nhập từ keo đã chiếm
trên 30% cơ cấu thu nhập của hộ. Trồng keo và các hoạt động liên quan đang trở
thành hoạt động chủ lực của địa phương.
Từ những thực tế của địa phương người dân đã đưa ra các giải pháp thực tế
để giải quyết các yếu tố trở ngại sự phát triển trồng keo. Trong đó người dân đặc
biệt quan tâm đến giải pháp về giao thông bởi đây quyết định đến giá bán keo
cũng như chu kỳ khai thác keo của nhóm hộ.
Sinh viên thực tập

Nguyễn Thị Hoài Thanh

Giáo viên hướng dẫn

ThS. Hoàng Thị Hồng Quế


CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1Tính cấp thiết của đề tài
Rừng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống con người, cũng như
đối với hệ sinh thái rừng. Rừng không những là cơ sở phát triển kinh tế - xã hội
mà còn giữ chức năng sinh thái cực kỳ quan trọng, rừng tham gia vào quá trình

điều hoà khí hậu, đảm bảo chu chuyển ôxy và các nguyên tố cơ bản khác trên
hành tinh, duy trì tính ổn định và độ màu mỡ của đất, hạn chế lũ lụt, hạn hán,
ngăn chặn xói mòn đất, làm giảm nhẹ sức tàn phá khốc liệt của thiên tai, bảo vệ
nguồn nước mặt và nước ngầm và làm giảm mức ô nhiễm không khí và nước.
Rừng và đất rừng Việt Nam chiếm khoảng 2/3 tổng diện tích tự nhiên của
đất nước, đó là một trong những nguồn tài nguyên quan trọng và là cơ hội tạo
việc làm cho nhiều người thuộc nhiều dân tộc khác nhau. Nhằm góp phần đẩy
nhanh tốc độ phục hồi và phát triển rừng, trong những năm qua Chính phủ Việt
Nam đã ban hành nhiều chính sách, đầu tư thực hiện nhiều chương trình, dự án,
áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó phát triển lâm nghiệp đã được quan
tâm chú trọng hơn như đầu tư thực hiện Chương trình 327, Dự án trồng mới 5
triệu ha rừng...
Để tăng tỷ lệ che phủ đất trống đồi núi trọc, tạo thêm công ăn việc làm cho
người dân sống ở miền núi, đặc biệt là đồng bào sống trong và gần rừng đồng
thời đáp ứng được nhu cầu về gỗ cho ngành công nghiệp chế biến gỗ, thì việc
trồng rừng bằng các loài cây có giá trị kinh tế cao và thời gian sinh trưởng nhanh
là yêu cầu cấp bách hiện nay.
Keo là loại cây mọc nhanh, mọc được trên nhiều loại đất, có biên độ sinh
thái rộng, phù hợp cho trồng rừng trên quy mô lớn. Ngoài việc cung cấp nguyên
liệu cho công nghiệp sản xuất giấy, ván nhân tạo, gỗ của loài cây này còn được
sử dụng cho các mục đích khác như xây dựng, trang trí nội thất, gỗ củi... Đây
cũng là loài cây có nốt sần chứa cả Rhizobium và Bradyrhiobium, có khả năng
tổng hợp nitơ tự do trong không khí rất cao, có khả năng thích ứng với nhiều
điều kiện khí hậu đất đai ở nước ta từ vùng cát ven biển tương đối khô hạn đến
vùng núi thấp dưới 400m ở Tây Nguyên.
Với những đặc điểm như vậy, Keo là một trong những loài cây đáp ứng
được mục tiêu của trồng rừng sản xuất của nước ta trong giai đoạn trước mắt
cũng như lâu dài. Đây là loài cây có khả năng thích ứng lớn có thể trồng trên đất
trống đồi núi trọc, vừa có khả năng cung cấp gỗ nguyên liệu vừa có khả năng
11



cung cấp gỗ lớn có giá trị để làm đồ mộc, đặc biệt trong chương trình trồng rừng
theo dự án 661, những nghiên cứu về loài cây này cũng tương đối nhiều, tuy
nhiên những nghiên cứu về vai trò của trồng keo đối với thu nhập của người dân
vẫn còn hạn chế đặc biệt biệt là đối với các xã miền núi đặc biệt khó khăn như
xã Hồng Hạ với đa số là người dân đồng bào thiểu số. Xuất phát từ vấn đề trên,
đề tài “Nghiên cứu vai trò trồng Keo đối với thu nhập của người dân xã Hồng
Hạ, huyện Alưới, Thừa Thiên Huế” được đặt ra là hết sức cần thiết nhằm giúp
ta hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của hoạt động trồng keo đối với thu nhập của
người dân. Qua đó tìm hiểu các đặc điểm sản xuất của bà con trong hoạt động
trồng keo để tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả của cho hoạt động trồng
keo của địa phương.
1.2 Mục tiêu
-

Tìm hiểu tình hình phát triển và đặc điểm sản xuất rừng keo của nông hộ tại xã
Hồng Hạ
Đánh giá vai trò của hoạt động trồng keo đối với thu nhập của người dân xã
Hồng Hạ

12


CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1Cơ sở lý thuyết của đề tài
2.1.1Rừng sản xuất
3

2.1.1.1 Khái niệm rừng sản xuất


Rừng sản xuất (rừng kinh tế): rừng sản xuất là rừng được dùng chủ yếu
trong sản xuất gỗ, lâm sản, đặc sản, kết hợp phòng hộ và bảo vệ môi trường.
4

2.1.1.2 Phân loại rừng sản xuất

Điều 34 của quy chế Quản lý rừng (Ban hành kèm theo Quyết định số
186/2006/QĐ-TTg ngày 14/08/2006 của Thủ tướng Chính phủ) Căn cứ vào
nguồn gốc hình thành, rừng sản xuất được phân ra các loại như sau:
1. Rừng sản xuất là rừng tự nhiên gồm có: rừng tự nhiên và rừng được phục
hồi bằng biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên; căn cứ vào trữ lượng
bình quân trên một hecta rừng tự nhiên được chia thành rừng giầu, rừng trung
bình và rừng nghèo.
2. Rừng sản xuất là rừng trồng gồm có: rừng trồng bằng vốn ngân sách nhà
nước và rừng trồng bằng vốn chủ rừng tự đầu tư (vốn tự có, vốn vay, vốn liên
doanh, liên kết không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước) có hỗ trợ của nhà
nước và các nguồn khác.
3. Rừng giống gồm có: rừng giống được chuyển hoá từ rừng tự nhiên hoặc
từ rừng trồng; rừng giống là rừng trồng và vườn giống.[13]
2.1.2Giới thiệu về cây Keo
5

2.1.2.1 Nguồn gốc

Chi Keo (danh pháp khoa học: Acacia) là một chi của một số loài cây thân
bụi và thân gồ có nguồn gốc tại đại lục cổ Gondwana, thuộc về phân họ Trinh
nữ (Mimosoideae) thuộc họ Đậu (Fabaceae), lần đầu tiên được Linnaeus miêu tả
năm 1773 tại châu Phi. Hiện nay, người ta biết khoảng 1.300 loài cây Keo trên
toàn thế giới, trong đó khoảng 950 loài có nguồn gốc ở Australia, và phần còn

lại phô biến trong các khu vực khô của vùng nhiệt đới và ôn đới ấm ở cả hai bán
cầu, bao gồm châu Phi, miền nam châu Á, châu Mỹ. Tuy nhiên, chi Acacia
dường như là không đơn ngành. Phát hiện này đã dẫn tới sự chia tách Acacia
thành 5 chi mới, xem thêm bài Danh sách các loài cây Keo.

13


Loài sinh trưởng xa nhất về phía bắc của chi này là Acacia greggii (Keo
vuốt mèo), đạt tới 37° 10' vĩ bắc ờ miền nam Utah, Hoa Kỳ; loài sinh trường xa
nhất về phía nam là Acacia dealbata (Keo bạc), Acacia longifolia (Keo bờ biển
hay Keo vàng Sydney), Acacia meamsii (Keo đen) và Acacia melanoxylon (Keo
gỗ đen), đạt tới 43°30' vĩ nam ở Tasmania, Australia, trong khi Acacia caven đạt
tới vĩ độ tương tự như thế về phía nam, tại khu vực đông bắc tinh Chubut,
Argentina. Trong tiếng Anh, các loài ở Australia gọi chung là wattle (cây Keo
Úc), còn các loài chầu Phi và châu Mỹ gọi chung là acacia (cây Keo). (Đinh
Công Bình, 2012. ) [1]
6

2.1.2.2 Đặc điếm của cây Keo

Lá của các loài Keo nói chung là loại lá hình lông chim phức. Tuy nhiên, ở
một số loài đặc biệt ở Australia và các đảo trên Thái Bình Dương thì các lá chét
bị triệt tiêu và các cuống lá có dạng phẳng và bẹt, hướng lên trên, cỏ tác dụng
giống như lá; chủng được gọi là cuống dạng lá. Hướng thẳng đứng của các
cuống dạng lá bảo vệ cho các loài cây này không bị quá nóng do ánh sáng dữ
dội của Mặt Trời, do chúng chắn ít ánh sáng hơn so với các lá cây nằm ngang.
Một số loài (chẳng hạn Acacia glaucoptera) thiếu cả lá lẫn cuống dạng lá, nhưng
có cành dạng lá, là một phần của thân cây đã biến đổi thành dạng tương tự như
lá để có chức năng quang hợp. Các hoa nhỏ có 5 cánh hoa rất nhỏ, gần như ẩn

kín trong các nhị hoa dải và được phân bố trong các cụm hoa dày dặc dạng hình
cầu hay hỉnh trụ; chúng có màu vàng hay màu kem ở một số loài, một sổ loài
khác thì màu hơi trang hay thậm chí là tía (chẳng hạn Acacia purpureapetala)
hoặc đỏ (trong loài được trồng gần đây Acacia leprosa).
Các loài thường có gai, đặc biệt ở các loài sinh trưởng trong khu vực khô
cằn. Chủng thường là các cành bị ngắn đi, cứng và sắc, hoặc đôi khi là lá kèm
dạng lá biến hóa thành. Các ví dụ: Acacia armata là cây gai Kangaroo ở
Australia, Acacia giraffae, là cây gai lạc đà ở châu Phi. Tại Trung Mỹ, Acacia
sphaerocephala (cây gai bò) và Acacia spadicigera, các lá kèm tương tự như gai
lớn thường rỗng và cung cấp nơi làm tổ cho các loài kiến, chủng ăn các chất
được tiết ra trên cuống lá và các loại thức ăn kỳ dị ờ chóp lá chét; ngược lại
chúng bảo vệ cho cây chống lại các loài côn trùng ăn lá.
Tại Australia, các loài Keo bị ấu trùng của một số loài nhậy thuộc họ
Hepialidae phá hoại, chẳng hạn các loài thuộc chi Aenetus như A. ligniveren.
Chúng đào hang theo chiều ngang vòng quanh thân cây, sau đó theo chiều đứng
xuống dưới. Các ấu trùng khác cùng thuộc bộ Lepidoptera cũng được ghi nhận
14


là phá hoại Acacia, như bướm đuôi nâu, Endoclita malabaricus và nhậy củ cải.
Các loài ấu trùng ăn lá của một số loài thuộc họ Bucculatricidae cũng phá hoại
lá Keo: chẳng hạn Bucculatrix agilis chỉ ăn lá của cây Acacia horrida hay
Bucculatrix tlexuosa chỉ ăn lá cây Acacia nilotica. (Bùi Văn Tri, 2010).[15]
7


2.1.2.3 Các loại cây Keo phổ biến ở Việt Nam

Keo tai tượng
Keo tai tượng (Acacia mangium), còn có tên khác là Keo lá to, Keo đại,

Keo mỡ là một cây thuộc phân họ Trinh nữ (Mimosoideae). Địa bàn sinh sống
của chúng ở úc và châu Á. Người ta sử dụng Keo tai tượng để quản lý môi
trường và lấy gỗ. Cây Keo tai tượng có thể cao 30 m với thân thẳng.
Keo tai tượng là dạng cây gỗ lớn, chiều cao có thể đạt tới 30 m. Đường
kính có thể đạt được đến 120-150 cm. Ở Việt Nam, Keo tai tượng được trồng
rừng với mục đích chủ yếu là cải tạo môi trường sinh thái và sản xuất gỗ nhỏ, gỗ
nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến bột giấy, gỗ ván dăm,... Một lô
rừng Keo tai tượng xuất xứ Cardwell của Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy
(FRC) đă được MARD công nhận đủ tiêu chuẩn rừng giống. Một vài khảo
nghiệm hậu thế của lô rừng giống FRC đã cho thấy ở Tuyên Quang, sau trồng
24 tháng, tốc độ sinh trưởng chiều cao đạt 2,5-3m/năm. Hiện nay, nó có khả
năng sản xuất mỗi năm khoảng 200-250 kg hạt giống. (Nguyễn Huy Sơn,
(2003).) [11]



Keo lá tràm
Keo lá tràm có danh pháp khoa học là Acacia auriculiformis là một loài cây
thuộc chi Acacia. Loài này trong tiếng Việt còn có tên gọi khác là Keo lưỡi liềm,
tên này được sử dụng nhiều khi loài này mới nhập nội vào Việt Nam (thập kỷ
1960-1970), sau này người ta sử dụng rộng rãi tên gọi Keo lá tràm. Keo lá tràm
được phân bố tự nhiên ở vùng Indonesia và Papua New Guinea. Hiện tại được
trồng rộng rãi tại nhiều quốc gia ở vùng nhiệt đới.
Keo lá tràm là dạng cây gỗ lớn, chiều cao có thể đạt tới 30 m. Loài cây này
phân cành thấp, tán rộng, vỏ cây có rạn dọc, màu nâu xám. Lá cây là lá giả, do lá
thật bị tiêu giảm, bộ phận quang hợp là lá giả, được biến thái từ cuống cấp 1,
quan sát kỹ có thể thấy dấu vết của tuyến hình chậu còn ở cuối lá giả) có hình
dạng cong lưỡi liềm, kích thước lá giả rộng từ 3-4 cm, dài từ 6-13 cm, trên lá giả
cỏ khoảng 3 gân dạng song song, ở cuối lá có 1 tuyến hình chậu. Hoa tự dạng
bông đuôi sóc, tràng hoa màu vàng. Quả dạng đậu xoắn, hạt màu đen, cỏ rốn hạt

khá dài màu vàng như màu của tràng hoa.
Keo lá tràm là loài cây thuộc họ Đậu, ở rễ có nốt sần ký sinh chứa vi khuẩn
15


nốt rễ có tác dụng tổng hợp đạm tự do, cải tạo môi trường đất, khối lượng vật rơi
rụng của Keo lá tràm hàng năm cũng rất cao, cây Keo lá tràm thường được dùng
nhiều trong cải tạo đất sản xuất lâm nghiệp. Đặc điểm sinh trưởng của loài này
khá nhanh và thích nghi rộng, nên Keo lá tràm nhanh chóng trở thành loài cây
được trồng phủ xanh đất trống đồi trọc và cho nguyên liệu bột giấy.


Keo lai
Keo lai là sự kết hợp giữa hai loài: Keo lá tràm (Acacia Auriculiormis) và
Keo tai tượng (Acacia Mangium) và được tuyển chọn từ những cây đầu dòng có
năng suất cao. Cây có nguồn gốc ở Australia, được trồng phổ biến ở Đông Nam
Á, ở Việt Nam cây được trồng rộng rãi trên toàn quốc trong những năm gần đây.
Cây mọc tốt ở hầu hết các dạng đất, thích nghi nhất là ở các tỉnh từ Quảng Bỉnh
trở vào. Cho đến nay, Keo lai đã được khẳng đinh là loài cây có khả năng chịu
đựng được khô hạn, tăng trưởng nhanh và ưu việt hơn Keo lá tràm kể cả trên đất
cát nghèo dinh dưỡng. Cây Keo lai có sức sinh trưởng nhanh hơn cây bố mẹ.
Nhằm hạn chế tình trạng phân hủy của giống lai, Keo lai thuờng được tạo cây
con bằng phương pháp vô tính (giâm hom).
Cây có thể cao đến 25 - 30 m, đường kính lên đến 60 - 80 cm. Cây ưa sáng,
mọc nhanh, có khả năng cải tạo đất, chổng xói mòn, chống cháy rừng. Gỗ thẳng,
màu ùang trắng có vân, có giác lõi phân biệt, gỗ có tác dụng nhiều mặt: kích
thước nhỏ làm nguyên liệu giấy, kích thước lớn sử dụng trong xây dựng, đóng
đồ mộc mỹ nghệ, hàng hóa xuất khẩu. (Đinh Công Bình, 2012).[1]
8


2.1.2.4 Công dụng, giá trị của cây Keo

Ngoài những giá trị về mặt môi trường mà cây Keo lai mang lại cho đòi
sống của người dân như phủ xanh đất đồi núi, nâng cao chất lượng không khí thì
cây Keo còn mang lại hiệu quả kinh tế cho ngươi dãn. Cây Keo thu hoạch gỗ để
bán cho những người thu mua với giá trị sản lượng rơi vào khoảng 130-180
m3/ha và giá trị kinh tế của nó rơi vào khoảng 190-210 nghìn đồng với 1 m3 gồ.
Ngoài ra thì người dân còn tiến hành tỉa thưa các cành nhỏ để lấy củi hoặc làm
bột giấy, một số cây được làm giống.
2.1.3 Khái niệm hộ và kinh tế hộ
9

2.1.3.1 Khái niệm hộ

Hộ nông dân đã có và tồn tại từ rất lâu, nó gắn liền với sự phát triển xã hội
loài người với nhiều hình thức khác nhau. Nó là một trong những đối tượng
được các nhà khoa học, các tổ chức trên các lĩnh vực khác nhau quan tâm. Đứng
16


ở gốc độ khác nhau, họ đưa ra những quan điểm khác nhau về hộ.
Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất vừa là
một đơn vị tiêu dùng. Như vậy, hộ nông dân không thể là một đơn vị kinh tế độc
lập tuyệt đối toàn năng, mà còn phải phụ thuộc vào các hệ thống kinh tế lớn hơn
của nền kinh tế quốc dân. Khi trình độ phát triển lên mức cao của công nghiệp
hoá, hiện đại hoá, thị trường xã hội càng mở rộng và đi vào chiều sâu, thì các hộ
nông dân càng phụ thuộc nhiều hơn vào các hệ thống kinh tế rộng lớn không
chỉ trong phạm vi một vùng, một nước. Điều này càng có ý nghĩa đối với các hộ
nông dân nước ta trong tình hình hiện nay. (Thuận, 2014.)[14]
Kinh tế hộ nông dân là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của xã hội, trong đó

các nguồn lực của đất đai, lao động, tiền vốn và tư liệu sản xuất được coilà của
chung để tiến hành sản xuất. Có chung ngân quỹ, ngủ chung một nhà, ăn chung,
mọi quyết định trong sản xuất kinh doanh và đời sống là tuỳ thuộc vào chủ hộ,
được Nhà nước thừa nhận, hỗ trợ và tạo điều kiện phát triển.Có ý kiến khác lại
cho rằng, kinh tế nông hộ bao gồm toàn bộ các khâu của quá trình tái sản xuất
mở rộng: sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng.
Kinh tế hộ thể hiện được các loại hộ hoạt động kinh tế trong nông thôn như
hộ nông nghiệp, hộ Nông - Lâm - Ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch
vụ,thương nghiệp, ngư nghiệp.
Nhìn chung kinh tế hộ nông dân có những đặc điểm cơ bản sau:
+ Kinh tế hộ nông dân là hình thức kinh tế có quy mô gia đình, các
thànhviên có mối quan hệ gắn bó với nhau về kinh tế cũng như huyết thống. Về
mức độ phát triển có thể trải qua các hình thức: kinh tế hộ sinh tồn, kinh tế hộ tự
cấp tự túc và kinh tế hộ sản xuất hàng hoá.
+ Đất đai là yếu tố quan trọng nhất trong các tư liệu sản xuất của hộ nông
dân. Cuộc sống của họ gắn liền với ruộng đất. Giải quyết mối quan hệ giữa nông
dân và đất đai là giải quyết vấn đề cơ bản về kinh tế nông hộ. Ở nước ta, từ năm
1988 khi Nhà nước giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho các hộ nông dân,
sản xuất nông nghiệp mà đặc biệt là sản xuất lúa, đã có mức tăng chưa từng có
về năng suất và số lượng. Người nông dân phấn khởi trong sản xuất. Một vấn đề
rất quan trọng ở đây là việc xác nhận họ được quyền kiếm sống gắn bó với mảnh
đất của họ.
+ Kinh tế hộ chủ yếu sử dụng lao động gia đình, việc thuê mướn lao động
mang tính chất thời vụ không thường xuyên hoặc thuê mướn để đáp ứng nhu cầu
khác của gia đình. Một thực tế là hiệu quả sử dụng lao động trong nông nghiệp
17


rất cao, khác với các ngành kinh tế khác
+ Sản xuất của hộ nông dân là tập hợp các mục đích kinh tế của cácthành

viên trong gia đình, thường nằm trong một hệ thống sản xuất lớn hơncủa cộng
đồng. Kinh tế hộ nông dân là tế bào kinh tế của sản xuất nông nghiệp, tất yếu có
quan hệ với thị trường song mức độ quan hệ còn thấp, chưa gắn chặt với thị
trường. Nếu tách họ ra khỏi thị trường họ vẫn tồn tại. Trước thực tiễn phong phú
của sản xuất hiện nay, kinh tế hộ nông dân đang được nghiên cứu để định hướng
phát triển. Vấn đề này sẽ còn gây nhiều tranh luận về mặt lý luận và thực tiễn ở
nước ta trong nhiều năm tới. (Thuận, 2014.)[14]
10 2.1.3.2 Thu nhập của nông hộ
Theo tổng cục thống kê: Thu nhập của hộ là toàn bộ số tiền và giá trị hiện
vật quy thành tiền sau khi đã trừ chi phí sản xuất mà hộ và các thành viên của
hộ nhận được trong một thời gian 1 năm
Thu nhập của hộ bao gồm:
+ Thu nhập từ tiền công, tiền lương;
+ Thu nhập từ sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (sau khi đã trừ chi phí
và thuế sản xuất);
+ Thu nhập từ sản xuất ngành nghề phi nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (sau khi
đã trừ chi phí và thuế sản xuất);
+ Thu khác được tính vào thu nhập như thu cho biếu, mừng, lãi tiết kiệm…
Các khoản thu không tính vào thu nhập gồm rút tiền tiết kiệm, thu nợ, bán
tài sản, vay nợ, tạm ứng và các khoản chuyển nhượng vốn nhận được do liên
doanh, liên kết trong sản xuất kinh doanh …
Lưu ý: Cần phân biệt các khoản thu khác được tính vào thu nhập và các
khoản thu khác không được tính vào thu nhập. Các khoản thu không tính vào
thu nhập gồm rút tiền tiết kiệm, thu nợ, bán tài sản, vay nợ, tạm ứng và các
khoản chuyển nhượng vốn nhận được do liên doanh, liên kết trong sản xuất kinh
doanh.
Thu nhập bình quân đầu người 1 năm được tính bằng cách chia tổng thu
nhập trong năm của hộ dân cư chia cho số nhân khẩu của hộ trong năm.
Công thức tính:
+ Thu nhập bình quân 1 người 1 năm (nghìn đồng)= Tổng thu nhập trong

năm của hộ/Tổng số người trong hộ .
18


19


+ Chỉ tiêu phản ánh mức thu nhập và cơ cấu thu nhập của các tầng lớp dân
cư để đánh giá mức sống, phân hoá giàu nghèo, tính tỷ lệ nghèo làm cơ sở cho
hoạch định chính sách nhằm nâng cao mức sống của nhân dân, xoá đói giảm
nghèo. (Thuận, 2014) [14]
2.1.4 Lý luận về hiệu quả kinh tế
11 2.1.4.1 Khái niệm về hiệu quả kinh tế
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, hiệu quả kinh tế không chỉ là mối
quan tâm hàng đầu của các nhà sản xuất, mỗi doanh nghiệp mà còn là mối quan
tâm của toàn xã hội. Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh chất
lượng hoạt động sản xuất kinh doanh, là thước đo trình độ quản lý và tổ chức
của các đơn vị kinh tế. Do đó các đơn vị kinh tế muốn tồn tại và phát triển phải
hoạt động có hiệu quả kinh tế.
Hiệu quả kinh tế là nhiệm vụ cuối cùng của mọi quá trình sản xuất. Một
hoạt động được coi là hiệu quả khi chỉ tiêu được so sánh đạt mức tối đa, có
nghĩa là với một chi phí nhất định nhưng kết quả đạt được là tối đa hay đạt được
kết quả đề ra với chi phí thấp nhất trong điều kiện nhất định về công nghệ, kĩ
thuật. Như vậy thực chất của hiệu quả kinh tế là mối quan hệ so sánh giữa kết
quả đạt được và chi phí bỏ ra. Kết thúc mỗi chu kỳ sản xuất người ta tiến hành
so sánh kết quả đạt được với chi phí bỏ ra, đại lượng tương đối đó càng lớn
chứng tỏ hiệu quả hoạt động càng cao và ngược lại.
Như vậy, hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai
thác, sử dụng các yếu tố đầu tư, các nguồn lực tự nhiên có hạn và phương thức
quản lý để đạt kết quả cao nhất và chi phi thấp nhất. Hiệu quả kinh tế của hoạt

động sản xuất kinh doanh chủ yếu đề cập đến lợi ích kinh tế sẽ thu được trong
hoạt động đó. Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh chất lượng của các
hoạt động kinh tế
12 2.1.4.2Phân loại về hiệu quả kinh tế
- Hiệu quả kỹ thuật là số lượng sản phẩm đạt được trên một đơn vị chi phí
đầu vào hay nguồn lực sử dụng sản xuất trong điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay
công nghệ. Hiệu quả phân bổ nguồn lực là chỉ tiêu hiệu quả trong đó các yếu tố
giá sản phẩm thu trên 1 đơn vị chi phí thêm đầu vào hay nguồn lực. Hiệu quả
kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt hiệu quả kỹ thuật và hiệu
quả phân bổ.

20


- Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế xã hội vừa thể hiện tính lý luận
khoa học sâu sắc, vừa là yêu cầu đặt ra của thực tiễn sản xuất. Có thể nói rằng
bản chất của hiệu quả kinh tế là tương quan so sánh tương đối và tuyệt đối giữa
lượng kết quả thu được và lượng chi phí bỏ ra.
- Hiệu quả xã hội phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực nhằm đạt được
các mục tiêu xã hội nhất định, đó là giải quyết công ăn việc làm trong phạm vi
toàn xã hội hoặc từng khu vưc kinh tế, giảm số người thất nghiệp, nâng cao trình
độ lành nghề, cải thiện đời sống văn hóa, tinh thần cho người lao động, nâng cao
mức sống cho các tầng lớp nhân dân.
- Hiệu quả môi trường: phản ánh việc khai thác và sử dụng các nguồn lực
trong sản xuất kinh doanh với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận nhưng phải xem xét
mức tương quan giữa kết quả đạt được về kinh tế với việc đảm bảo vệ sinh, môi
trường và điều kiện làm việc.
Ngoài ra việc chuyển giao các kỹ thuật mới nhằm tăng năng suất cây trồng,
vật nuôi có thể làm giảm sự đa dạng về sinh học, tác động xấu đến tương lai…
tiến bộ kỹ thuật mới cũng có thể làm ô nhiễm đất, nước không khí, giảm chất

lượng sản phẩm,…
Do vậy khi đánh giá về hiệu quả về môi trường thì phải đánh giá cả về tác
động tích cực với môi trường và các tác động tích cực và cân đối sao cho tác
động tích cực càng cao càng tốt và giảm các tác động tiêu cực và hạn chế đến
thấp nhất có thể. (Huyền, 2013)
13 2.1.4.3 Bản chất và ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh tế


Bản chất hiệu quả kinh tế:
Bản chất của hiệu quả kinh tế chính là hiệu quả của lao động xã hội và
được xác định bằng hiệu quả so sánh giữa lượng kết quả hữu ích thu được với
lượng hoa phí lao động của xã hội.
Bản chất của hiệu quả kinh tế xuất phát từ mục đích sản xuất và phát triển
kinh tế xã hội. Đó là việc làm thế nào để thoả mãn nhu cầu hang ngày tăng cả về
vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội.
Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh tế nói chung:
Nâng cao hiệu quả kinh tế có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống của mọi
thành viên trong xã hội. Tuy nhiên việc nâng cao hiệu quả kinh tế có 2 điểm
đáng chú ý nhất:
21


- Chênh lệch giữa kết quả thu được và chi phí càng lớn thì càng mang lại
hiệu quả cao.
- Nâng cao hiệu quả kinh tế là việc làm mà toàn xã hội quan tâm đến. Đối
với người sản xuất thì làm tăng hiệu quả chính là làm tăng lợi nhuận (thu nhập
nhiều hơn, lãi nhiều hơn), còn đối với người tiêu dung thì làm tăng hiệu quả chính
là họ được sử dụng sản phẩm hàng hoá với chất lượng cao và giá thành thấp.
Như vậy việc nâng cao hiệu quả kinh tế có vai trò rất lớn, nó đóng vai trò
trung tâm của nền kinh tế và được toàn xã hội quan tâm đến.

14 2.1.4.5 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế


Chỉ tiêu doanh thu
Doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộ các khoản tiền thu được từ tất cả các
hoạt động trong một thời kỳ nhất định, bao gồm doanh thu từ hoạt động bán hàng,
cung cấp dịch vụ và doanh thu từ hoạt động tài chính. Khi nói đến doanh thu của
doanh nghiệp là chỉ toàn bộ số tiền thu, chưa trừ đi bất kỳ khoản chi phí nào.
Doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ
Doanh thu bán hàng được tính theo công thức:

TR = ∑ QiPi
Trong đó:
TR là doanh thu bán hàng
Pi là giá bán đơn vị sản phẩm i
Qi là khối lượng tiêu thụ sản phẩm i
+ Doanh thu từ hoạt động tài chính
Chỉ tiêu giá thành sản phẩm:
Do đặc điểm sản xuất nông nghiệp và tính đa dạng của sản phẩm nông
nghiệp nên tính giá thành sản phẩm cũng có nhiều phương pháp. Đối với loại
cây trồng trồng một lần thu hoạch nhiều lần chi phí trồng ban đầu phải được
phân bổ các năm cho sản phẩm. Giá thành sẽ được tính theo công thức:
Z = Chi phí phân bổ + Chi phí trong năm/ sản lượng trong năm
Chi phí trong năm là những chi phí mà đầu tư trong năm của thời kỳ kinh
doanh và được tình trực tiếp trong giá thành sản phẩm năm đó. Chi phí phân bổ
22


là chi phí đầu tư lúc đầu, đối với Keo là thời kỳ kiến thiết cơ bản sẽ được phân
bổ đều cho các năm cho sản phẩm đối với Keo là thời kỳ CSKD :

Chi phí phân bổ = Tổng chi phí thời kỳ KTCB/thời gian CSKD
Trong nghiên cứu này lấy thời gian khai thác là 20 năm. (Bùi Phước
Chương, 2011.)


Chỉ tiêu chi phí
Xác định chi phí sản xuất: chi phí sản xuất bao gồm chi phí biến đổi và chi
phí cố định:
Chi phí biến đổi:
- Gồm chi phí sử dụng tùy theo sản lượng trong quá trình hoạt động sản
xuất, theo các thời điểm khác nhau của quá trình sản xuất.
- Tổng chi phí biến đổi bao gồm chi phí cho các yếu tố đầu vào hàng ngày
như nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất, phân bón, lao động và lãi suất.
- Tổng chi phí biến đổi được tình bằng cách nhân số lượng đầu vào sử dụng
cho quá trình sản xuất với đơn giá của mỗi loại đầu vào.
- Ngoài chi phí để mua các vật liệu đầu vào, chi phí sữa chữa máy móc,
tiền lãi do vốn bị kẹt ở các chi phí hoạt động ( thường nhỏ hơn một năm) cũng
được xem là chi phí biến đổi. Tiền vay được tính trên chi phí hoạt động được
vay mượn, trong trường hợp sử dụng vốn tự có thì xuất hiện chi phí cơ hội trên
vốn của chủ trang trại.
-Đối với đầu vào lao động: tính cả lao động thuê mướn và lao động gia
đình được xác định dựa vào khái niệm chi phí cơ hội.
Chi phí cố định:
- Gồm các loại chi phí mà nhà sản xuất phải trả kể cả khi hoạt động sản
xuất không được thực hiện
- Chi phí cố định bao gồm tiền thuê (hoăc thuế) đất, thuế tài sản, khấu hao
tài sản, lãi suất vốn,..
- Về lượng, chi phí cố định không thay đổi khi thay đổi quy mô sản xuất
hay thay đổi mức sản lượng sản phẩm.
- Các chi phí này được đưa phân bổ hàng năm và đưa vào giá thành sản

xuất dựa trên hệ số sử dụng.
- Nếu chủ hộ sử dụng vốn tự có để mua tài sản cố định tiền lãi vốn đầu tư
sẽ được tính dựa trên chi phí cơ hội.
23


- Chi phí khấu hao được phân bổ hàng năm và được đưa vào giá thành dựa
vào hệ số sử dụng.


Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh tế
Năng suất lao động: Là tỷ lệ giữa doanh thu với tổng số lao động làm việc
trong doanh nghiệp, nó phản ánh doanh thu bình quân làm ra trên một lao động
trong một năm, được tính bằng công thức:
Năng suất lao động = Lợi nhuận /Lao động bình quân
Mức sinh lời bình quân một lao động cho biết mỗi lao động được sử dụng
trong doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận trong một thời kỳ nhất định.
Hiệu quả sử dụng vốn
Số vòng quay của toàn bộ vốn= Doanh thu/Tổng vốn
Số vòng quay vốn càng lớn thì hiệu suất sử dụng vốn càng cao.
Hiệu quả sử dụng vốn cố định (VCĐ)
Hiệu quả sử dụng vốn cố định = Lợi nhuận/ VCĐ
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định trong thời kỳ sản xuất ra bình
quân bao nhiêu đồng lãi, thể hiện trình độ sử dụng tài sản cố định trong sản xuất
kinh doanh, khả năng sinh lời của tài sản cố định.
- Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động (VLĐ)
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động = Lợi nhuận / VLĐ
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động tạo ra bao nhiêu đồng lợi
nhuận trong kỳ.
Thời gian hoàn vốn P: Khoảng thời gian từ khi đầu tư cho đến khi thu đủ

vốn đầu tư ban đầu (tính hàng năm)
P=

I
E

I : Tổng số tiền đầu tư vào dự án
E : Khoản thu tiền mặt thuần hàng năm (E = dòng tiền thu – dòng tiền chi)
P : Thời gian hoàn vốn tính theo năm
Nếu khoản thu tiền mặt thuần hàng năm (E) không bằng nhau, thời gian
hoàn vốn (P) được tính bằng cách cộng dồn các khoản thu từ các năm của dự án
cho đến khi khoản thu bằng với tổng số vốn đầu tư.
24


Từ đó chúng ta biết được thời gian hoàn vốn trồng cây Keo nhanh hay
chậm. Để lựa chọn được các phương án nhằm cho hiệu quả để có thời gian hoàn
vốn hợp lý
Giá trị hiện tại thuần NPV:
n

1

i =1

(1+ r )

∑ Bi ×

n


1

i =1

(1+ r )

− ∑ Ci ×
n

n

n

=∑
i =1

Bi − Ci

(1+ r )

n

Giá trị hiện tại thuần của một
khoản đầu tư bằng tổng giá trị hiện tại của luồng tiền mặt thuần (thu nhập tiền
mặt thuần) trừ đi chi phí ban đầu của khoản đầu tư.
NPV =
Trong đó:
NPV là giá trị hiện tại thuần
n số năm của dự án

B là lợi ích
C là chi phí
i : tỷ lệ lãi suất
Nếu NPV > 0 là dự án có lời (thu lớn hơn chi)
Nếu NPV < 0 là dự án không hiệu quả và không chấp nhận được
Nếu NPV = 0 là dự án hoà vốn không thu hút đầu tư
Nếu dự án có quy mô như nhau thì dự án nào có NPV lớn hơn thì hiệu quả
cao hơn.
Nếu nhiều dự án có cùng thời gian như nhau thì dự án nào thì ta nên lựa
chọn dự án có NPV lớn nhất
Tỷ lệ nội hoàn IRR là nhằm để tính được mức sinh lời của đầu tư vào dự
án, và so sánh được với tiền gửi ngân hàng.
NPV 1
( NPV 1 − NPV 2)

IRR = r1 + (r2 - r1)
IRR là tỷ suất sinh lời. chúng ta cần tính đến để NPV = 0 ( dự án hoà vốn)
25


×