Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

Tìm hiểu một số bệnh thường gặp trên cá hồng mỹ (sciaenops ocellatus) nuôi lồng tại xã hải dương, thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (886.33 KB, 41 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ

Khoa Thủy Sản

SỐ LIỆU THÔ
TÊN ĐỀ TÀI:
Tìm hiểu một số bệnh thường gặp trên cá Hồng mỹ
(Sciaenops ocellatus) nuôi lồng tại xã Hải Dương, thị xã Hương
Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế

Sinh viên thức hiện: Nguyễn Trọng Hiếu
Lớp: Cao Đẳng Nuôi trồng Thủy sản 47
Giáo viên hướng dẫn: Th.S. Trần Quang Khánh Vân
Bộ môn: Bệnh học thuỷ sản

HUẾ, 06/2016

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ

Khoa Thủy Sản

BÁO CÁO

TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
Tìm hiểu một số bệnh thường gặp trên cá Hồng mỹ
(Sciaenops ocellatus) nuôi lồng tại xã Hải Dương, thị xã Hương
Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế



Sinh viên thức hiện: Nguyễn Trọng Hiếu
Lớp: Cao Đẳng Nuôi trồng Thủy sản 47
Thời gian thực hiện: Từ 14/3/2016 đến 22/5/2016
Địa điểm thực hiện: Xã Hải Dương, TX. Hương Trà, TT. Huế
Giáo viên hướng dẫn: Th.S. Trần Quang Khánh Vân
Bộ môn: Bệnh học thuỷ sản

HUẾ, 06/2016
2


Lời Cám Ơn
-

-

-

Để hoàn thành báo cáo tốt nghiệp, ngoài sự nổ lực của bản thân, em đã
nhận đợc sự giúp đỡ của rất nhiều thầy cô giáo và của các hộ dân, phờng xã
nơi thực hiện đề tài. Qua đây em xin chân thành gửi lời cám ơn đến:
Ban Giám Hiệu Trờng Đại học Nông Lâm Huế
Ban Chủ nhiệm khoa Thủy sản cùng các thầy cô giáo khoa Thủy sản đã tận
tình truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu cho em trong suốt ba
năm học vừa qua.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo Trần Quang Khánh
Vân, ngời đã trực tiếp hớng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành báo cáo với tất cả
lòng nhiệt thành và tinh thần trách nhiệm.
Đồng thời, em xin chân thành gửi lời cám ơn đến tất cả cán bộ của Uỷ Ban

xã Hải Dơng và các hộ ng dân ở xã Hải Dơng đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo
nhiều điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình thực tập tại địa phơng.
Trong thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp, mặc dù đã có rất nhiều cố
gắng, tuy nhiên do thời gian có hạn và kiến thức còn hạn chế nên không thể
tránh đợc những thiếu sót. Em rất mong nhận đợc sự quan tâm, góp ý của Quý
thầy cô để báo cáo của em đợc hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Tha Thiờn Hu, thỏng 6 nm 2016
Sinh viờn

Nguyn Trng Hiu

3


DANH MỤC CÁC BẢNG

4


DANH MỤC HÌNH ẢNH

5


MỤC LỤC

6



PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Cá Hồng mỹ (Sciaenops Ocellatus) hay còn gọi là cá Đù đỏ tên tiếng Anh
là Red Drum là loài sống rộng muối, rộng nhiệt, phân bố ở vịnh Mexicô và vùng
duyên hải Tây Nam nước Mỹ. Cá Hồng mỹ ngày càng đươc nhiều người nuôi,
người tiêu dùng trên thế giới ưa chuộng vì cá dễ nuôi, có chất lượng thịt thơm
ngon, giá trị dinh dưỡng cao, cá tăng trưởng nhanh, kích thước cá lớn.
Việt Nam nằm ở vị trí trung tâm khu vực Đông Nam Á, với 3260 km bờ
biển, 12 đầm phá và các eo vịnh, 112 cửa sông, lạch, và hàng ngàn đảo lớn nhỏ
ven biển. Trong nội địa diện tích mặt nước với khoảng 1.700.000 ha trong đó có
811.700 ha mặt nước ngọt, 635.400 ha mặt nước lợ cửa sông ven biển và
125.700 ha eo vịnh có khả năng phát triển, chưa kể mặt nước các sông và
khoảng 300.000 - 400.000 ha, eo, vịnh, đầm phá ven biển có thể sử dụng vào
nuôi trồng thủy sản chưa được quy hoạch.
Ngành thủy sản có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược kinh tế - xã
hội Việt Nam. Thủy sản đã phát triển thành một ngành kinh tế mũi nhọn, một
ngành sản xuất hàng hóa lớn, đi đầu trong hội nhập kinh tế quốc tế. Tính đến
năm 2015, sản lượng thuỷ sản năm ước tính đạt 6549,7 nghìn tấn, tăng 3,4% so
với năm trước, trong đó cá đạt 4725,4 nghìn tấn, tăng 3,4%; tôm đạt 797,2 nghìn
tấn, tăng 0,9%. Phát triển thủy sản đã đóng góp tích cực trong chuyển đổi cơ cấu
kinh tế nông nghiệp, nông thôn, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động
nông thôn, góp phần cải thiện đời sống của nhân dân, tăng thu nhập ngoại tệ, cải
thiện cán cân thương mại và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước.
Với gần 22000 ha diện tích mặt nước đầm phá, Thừa Thiên Huế là một
trong những tỉnh có điều kiện thuận lợi và tiềm năng lớn để phát triển nghề nuôi
trồng thủy sản,đặc biệt là nghề nuôi cá. Sự phát triển nghề nuôi cá đã và đang
mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần xóa đói giảm nghèo ở nhiều vùng nông
thôn. Nuôi cá ao hồ và lồng bè là nghề truyền thống đã có từ lâu ở nước ta. Do
lợi nhuận từ nghề nuôi cá mang lại khá cao nên trong những năm gần đây số
lượng ao, lồng, bè nuôi tăng lên một cách đáng kể và mang lại thu nhập cao cho
nhiều hộ gia đình. Các loài cá nuôi nước mặn, lợ như: cá mú, cá hồng, cá dìa, cá

chẽm, cá đối, cá song... đã trở thành đối tượng nuôi chính.
Năm 2007, Trung tâm Khuyến Ngư Thừa Thiên Huế đã thực hiện thành
công mô hình nuôi thử nghiệm cá Hồng mỹ (Sciaenops ocellatus) thương phẩm
trong lồng nước lợ tại xã Hải Dương, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế,


mô hình đã được nhân rộng trong nhiều năm qua và đã mang lại hiệu quả kinh tế
cao. Tuy nhiên, do việc mở rộng diện tích nuôi một cách bừa bãi, chưa có sự quy
hoạch, phân vùng hợp lý, làm theo cảm tính, tự phát, xem nhẹ các vấn đề kỹ
thuật, thời vụ… dẫn đến môi trường nước nuôi bị ô nhiễm nghiêm trọng, đồng
thời do chịu tác động lớn của biến đổi khí hậu nên tình hình dịch bệnh trên cá
Hồng mỹ xảy ra ngày càng nghiêm trọng. Do đó việc tìm hiểu tình hình nuôi và
tình hình dịch bệnh trên cá Hồng mỹ là cần thiết cho công tác chăm sóc và
phòng trị bệnh, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, được sự đồng ý của khoa Thủy sản và
Giáo viên hướng dẫn, chúng tôi tiến hành đề tài : “Điều tra tình hình nuôi
thương phẩm cá Hồng mỹ (Sciaenops ocellatus ) nuôi lồng tại xã Hải Dương,
thị xã Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế".
Mục tiêu của đề tài:
- Tìm hiểu được tình hình nuôi và tình hình dịch bệnh trên cá Hồng mỹ
nuôi lồng tại xã Hải Dương, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Làm quen với công tác nghiên cứu và nâng cao kiến thức thực tế.


PHẦN 2 :TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Đặc điểm sinh học của cá Hồng Mỹ
2.1.1. Hệ thống phân loại
Theo khóa phân loại của Nguyễn Nhật Thi, 2006
Cá Hồng mỹ thuộc:
Giới:


Animalia

Ngành:

Chordata

Lớp:

Actinopterygii

Bộ:

Perciformes
Họ:

Lutjanidae
Giống:
Loài:

Lutjanus
Sciaenops ocellatus

Hình 2.1. Cá Hồng mỹ (Sciaenops ocellatus)
2.1.2. Đặc điểm hình thái, cấu tạo
Cá Hồng mỹ, có cơ thể hình thon dài, thân dài hơi dẹt bên, thân cá có màu
hồng, trên lưng có mày xanh nâu và ở bụng có màu nâu bạc, viền lưng cong đều,
viền bụng tương đối thẳng, chiều dài thân bằng 3,9÷4,2 lần chiều cao. Vây đuôi
màu tối. Khoảng cách giữa mắt và đầu không có vẩy, bộ phận đầu trừ mõm,
xương trước mắt và xương dưới mắt ra đều có vẩy. Mắt trung bình, miệng rộng

ở phía trước, hơi thấp và hơi lệch phía dưới, môi mỏng, có thể co duỗi được.


2.1.3. Đặc điểm phân bố
− Cá Hồng mỹ (Sciaenops ocellatus) là loài cá rộng muối, rộng nhiệt, phân bố ở

vịnh Mexicô và vùng duyên hải Tây Nam nước Mỹ, phạm vi phân bố rộng, khi
trưởng thành thường di cư đến vùng cửa sông và vùng biển nông để sinh sản. Cá
có thể sống trong nước ngọt, nuớc lợ, nước mặn, nhưng thích hợp nhất vẫn là
nước lợ và nước mặn, kích thước cá thể lớn, tốc độ sinh trưởng nhanh.
− Cá Hồng mỹ lần đầu tiên được nhập vào Việt Nam năm 1999, nhưng sau 4 năm

đã có thể cho sinh sản thành công đối tượng này và đã đáp ứng đuợc phần lớn
nhu cầu con giống phục vụ nuôi nội địa. Cá Hồng mỹ đã được nuôi phổ biến
trong lồng bè ở vùng biển các địa phương: Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An.
− Cá Hồng mỹ phân bố chủ yếu ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới.
− Cá Hồng mỹ sống và sinh trưởng tốt ở nơi có nhiệt độ từ 10 –30 C, nhiệt độ

thích hợp nhất là từ 18-26 C.
− Khi còn nhỏ, chiều dài khoảng 2,5 cm, cá sống chủ yếu ở khu vực nước lợ cửa

sông và rừng ngập mặn, nơi có độ mặn trên 15 ppt.
− Khi trưởng thành, cá thường sống ở gần đáy và di cư ra vùng nước sâu, nơi có

độ mặn cao và pH ổn định, chất đáy là rạn đá, san hô, đá sỏi hoặc có nền đáy
cứng.
− Cá có thể sống trong nước ngọt, nước lợ, nước mặn, nhưng thích hợp nhất vẫn là

nước lợ và nước mặn, được nuôi nhiều ở Nam Mỹ.
2.1.4. Đặc điểm sinh trưởng

− Tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh.
− Khi mới nở có chiều dài từ 1,56mm-1,87mm.
− Sau thời gian ương 33 ngày đạt chiều dài 31mm.
− Đạt chiều dài 75mm trọng lượng 7,5g sau 3 tháng.
− Cá giống cỡ 34g sau 10 tháng nuôi đạt trọng lượng trên 900g và đạt 2300g sau

22 tháng nuôi.
2.1.5. Đặc điểm dinh dưỡng
− Cá hồng mỹ là loài cá dữ ăn thịt, hàm trên có những đôi răng nanh khoẻ.
− Khi cá còn nhỏ, tuy chúng có thể ăn các loài phiêu sinh thực vật (20% trọng

lượng thức ăn) mà chủ yếu là tảo khuê, nhưng thức ăn chủ yếu vẫn là cá, tôm
nhỏ (80%).


− Cá Hồng mỹ là loài cá dữ, ăn đáy, chúng sống chủ yếu dinh dưỡng bằng các loài

động vật không xương sống như: thân mềm (Mollusca), giáp xác (Crustacea), Giun
nhiều tơ (Polychaeter) khoảng 70% và các loại cá nhỏ khoảng 30%.
− Cá Hồng mỹ chỉ bắt mồi sống và di động.
− Cá Hồng mỹ có tập tính săn mồi.
− Theo nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá Hồng mỹ từ cá bố mẹ được bắt ngoài tự

nhiên và thấy rằng cá Hồng mỹ bắt mồi mạnh vào lúc trời tối từ 17 giờ trở đi. Cá
bắt mồi ngay khi cho ăn thức ăn xuống và ăn rất nhanh (80 – 100%). Cá mới
được thuần dưỡng chưa quen với môi trường mới chúng thường tránh xa khi có
tiếng động hoặc bóng người.
− Cá Hồng mỹ cũng như các giống loài cá biển khác, thời kỳ ấu trùng của chúng

thức ăn đầu tiền là động vật phù du như luân trùng, chân chèo biển. Ấu trùng khi

đạt chiều dài lớn hơn 4mm thì thức ăn ưa thích là Rotifer và còn ăn tiếp tục đến
sau 30 ngày kể từ khi nở. Khi ấu trùng đạt chiều dài 12mm thường ăn Copepoda
như: Tigriopus, Arcatia, Oithoina, Paracalanus,… Sử dụng thức ăn bất kỳ lúc
nào trong ngày nhưng mạnh nhất vào lúc xế chiều.
2.1.6. Đặc điểm sinh sản
− Tuổi thành thục lần đầu của cá là khoảng 2+ – 3+.
− Khối lượng 2 –3 kg.
− Sức sinh sản lần đầu là từ 100.000 –500.000 trứng/ cá cái / lần đẻ.
− Mùa sinh sản của cá hồng mỹ từ cuối tháng 1 tháng 11, tuy nhiên cá đẻ rộ vào

tháng 4 đến tháng 8.
− Cá đẻ vào buổi tối, thường từ 1 – 4 giờ sáng, trùng với khi thuỷ triều lên.
− Bãi đẻ là nơi có độ sâu 18 –37 m, chất đáy là cát hoặc cát san hô, nơi có độ mặn

cao và ổn định.
− Trứng sau khi thụ tinh có đường kính khoảng 0,78 –0,81 mm, đường kính giọt

dầu khoảng 0,15 –0,16 mm.


− Trong điều kiện nhiệt độ 28 –30 0C, độ mặn 33 ppt, sau 15 –17 giờ kể từ khi thụ

tinh trứng sẽ nở ra cá bột.
− Trong tự nhiên cá Hồng mỹ sống thành đàn, phạm vi phân bố rộng, khi trưởng

thành thường di cư đến vùng cửa sông và vùng biển nông để sinh sản.
2.1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cá hồng mỹ
− Nhiệt độ

Nhìn chung cá Hồng mỹ tăng trưởng chậm khi nhiệt độ nước xuống dưới

250C, giảm khả năng bắt mồi dưới 200C và tỷ lệ sống thấp dưới 150C. Trong
nghề nuôi cá Hồng mỹ người ta thường mong muốn và duy trì nhiệt độ nước
trong khoảng 26 – 320C.
− Độ mặn

Cá Hồng mỹ có khả năng chịu đựng được khoảng dao động của độ mặn
khá rộng từ 0 – 36‰. Thậm chí cá Hồng mỹ nhỏ 10 cm có thể di cư từ vùng
nước mặn tới vùng nước ngọt trong khoảng thời gian 6 giờ mà không bị chết.
Trong ao nuôi cá thương phẩm ngưỡng độ mặn phải đạt từ 27 – 33‰.
− Oxy hòa tan

Khi hàm lượng oxy hòa tan trong nước giảm xuống còn 2 ppm sẽ làm cho
cá bị chết chỉ trong một vài phút. Trừ khi hàm lượng oxy tăng trở lại nhanh
chóng ngay sau đó. Hàm lượng oxy thích hợp cho cá phát triển từ 4 – 6 ppm.
2.2. Tình hình nuôi cá Hồng mỹ trên thế giới và Việt Nam
2.2.1. Tình hình nuôi cá Hồng mỹ trên thế giới
− Cá Hồng mỹ là loài cá sống rộng muối, rộng nhiệt, phân bố ở vịnh Mexicô và

vùng duyên hải Tây Nam nước Mỹ.
− Một số năm gần đây cá được nhập cư vào địa phận khu vực châu Á như: Đài

Loan, Trung Quốc, Việt Nam,…
− Cá Hồng mỹ là một đối tượng nuôi mới và đạt nhiều hiệu quả khi tiến hành nuôi

thí điểm nên vẫn và đang được phát triển mạnh trên thế giới.
2.2.2. Tình hình nuôi cá hồng mỹ ở Việt Nam
Nuôi trồng thủy sản đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế
ở Việt Nam và đã được FAO đánh giá là một phương tiện xóa đói giảm nghèo



hiệu quả. Mục tiêu đầy tham vọng của ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam là
sản xuất ra 2 triệu tấn sản phẩm chủ yếu là từ nuôi biển vào năm 2010 đã nhận
được sự hỗ trợ to lớn cả về tài chính cũng như kỹ thuật từ Bộ Nông nghiệp và
phát triển nông thôn và một số tổ chức quốc tế khác.
− Việt Nam có diện tích đất liền khoảng 330.000km 2 và một vùng biển đặc quyền

kinh tế khoảng trên 1.000.000km2. Khu vực bờ biển nước ta với chiều dài 3.260
km bờ biển chạy dài từ Bắc vào Nam, với nhiều đầm phá nước lợ ven biển, đặc
biệt vùng ven biển miền Trung là một thế mạnh, một tiềm năng hiếm thấy để
phát triển nghề nuôi mặn, lợ. Biển Việt Nam có rất nhiều loài có giá trị kinh tế
để phát triển nghề nuôi cá biển. Việc chọn đối tượng nuôi có ý nghĩa rất quan
trọng trong nghề nuôi cá biển. Đối tượng nuôi phải có giá trị kinh tế cao đáp ứng
được nhu cầu tiêu dùng của thị trường trong nước và ngoài nước, đặc biệt là
phải chủ động nguồn giống cả về số lượng, chất luợng và tính mùa vụ.
− Cá Hồng mỹ là loài được di nhập từ Trung Quốc và được thuần hóa, đối tượng

này đã thể hiện thích ứng tốt với điều kiện môi trường và hệ thống nuôi ở nước
ta, trở thành đối tượng nuôi mới và có triển vọng phát triển tốt.
− Cũng như trên thế giới, ở Việt Nam nghề nuôi cá Hồng mỹ vẫn còn mới, hiện

đang được nuôi thử nghiệm tại một số địa phương như: Hà Tĩnh, Nam Định,
Thừa Thiên Huế, Nghệ An, Khánh Hòa, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bình
Thuận ,...và đã đạt được nhiều kết quả cao. Do đó, việc nuôi cá Hồng mỹ đang
được nhân rộng ở Việt Nam.
− Cá Hồng mỹ có giá trị kinh tế cao, dễ nuôi, có tốc độ phát triển tốt, có đặc điểm
sống phù hợp với các vùng nuôi nước lợ, đặc biệt là các ao nuôi tôm sú vùng
triều, được nuôi với nhiều hình thức: nuôi trong ao đất, nuôi lồng .
− Tỉnh Nam Định có 15.576ha nuôi trồng thủy sản trong đó diện tích nuôi mặn, lợ

6.144ha, nuôi nước ngọt 9.432ha. Trong những năm gần đây phong trào nuôi

trồng thủy sản của tỉnh phát triển mạnh, con tôm vẫn được coi là đối tượng nuôi
chủ lực, nhiều hộ đã đầu tư nuôi công nghiệp thu được hiệu quả kinh tế cao. Tuy
nhiên, từ năm 2007 đến nay do biến đổi khí hậu thời tiết diễn biến phức tạp, môi
trường biến động, hàng năm diễn biến độ mặn ở các vùng nuôi biến đổi nhiều,
dịch bệnh thường xuyên xảy ra gây ra không ít khó khăn cho người nuôi tôm nơi
đây. Trước tình hình đó, việc lựa chọn, bổ sung các đối tượng nuôi có khả năng
thích nghi cao với biến động của môi trường, đáp ứng yêu cầu phát triển bền
vững của nghề nuôi trồng thủy sản và thị trường là việc làm cần thiết. Bên cạnh
các đối tượng như cá song, cá vược, cá bống bớp..., cá Hồng mỹ cũng là đối


tượng nuôi đáng được quan tâm trong thời gian tới.
− Gia đình ông Nguyễn Mạnh Hồng ở xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh
là một trong những hộ điển hình đưa vào nuôi thành công loài cá Hồng mỹ trong
lồng bè ở vùng eo biển Thạch Kim. Ông Hồng cho biết, trước đây gia đình ông
chuyên thu mua sản phẩm đánh bắt của người dân khai thác ở biển. Sau này ông
nhận thấy nghề này khá bấp bênh, thu nhập không ổn định, ông quyết định vay
mượn thêm vốn của anh em họ hàng đầu tư lồng nuôi cá biển ở gần cảng cá
Thạch Kim. Thời gian đầu, ông nuôi chủ yếu là cá chẽm, cá mú. Sau đó, nhận
thấy cá Hồng mỹ có nhiều ưu điểm như thích nghi tốt với biến động môi trường,
lớn nhanh, chất lượng thịt cá thơm ngon, dễ bán, nên năm 2010, gia đình ông
chuyển sang nuôi thử một vài lồng cá Hồng mỹ. Thấy đạt hiệu quả khá nên năm
2011, ông Mạnh đã mạnh dạn chuyển toàn bộ 6 lồng nuôi (tổng thể tích 140 m 3)
sang nuôi đối tượng này với sự hỗ trợ kỹ thuật và một phần kinh phí mua con
giống của Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản tỉnh. Theo ông Hồng, nguồn cá giống
loài này khá đắt, con giống cỡ 7- 8 cm khoảng 10.000 đồng/con, phải ra tận Hải
Phòng, Quảng Ninh mới mua được giống tốt. Ông thả nuôi 3000 con cá giống
trong 6 lồng, với mật độ 21 - 22 con/m 2 lồng. Sau 7 tháng thả nuôi, với tỷ lệ
sống 70%, ông thu được 1.680 kg cá thương phẩm, kích cỡ trung bình 0,8
kg/con. Giá bán 100.000 đồng/kg, tổng thu về đạt 168 triệu đồng, sau khi trừ chi

phí con giống, thức ăn, thuốc, hoá chất, khấu hao lồng bè,... ông thu về hơn 50
triệu đồng tiền lãi.
2.2.3.Tình hình nuôi cá Hồng mỹ ở Thừa Thiên Huế
Trong những năm gần đây, cá Hồng mỹ là một trong những đối tượng nuôi
mới được bà con nông ngư dân đưa vào nuôi trong lồng. Việc sản xuất hàng hoá
theo nhu cầu của thị trường, đa dạng hoá sản phẩm là một chủ trương lớn của
Nhà nước ta nói chung và của tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng giúp cho sản phẩm
sản suất ra được tiêu thụ một cách dễ dàng hơn, giá bán cao hơn. Vì vậy, việc
đưa cá Hồng mỹ vào nuôi là việc làm cần thiết để nâng cao hiệu quả sử dụng
trên một đơn vị diện tích mặt nước, đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu thị trường, đa
dạng hoá đối tượng sản phẩm, hạn chế rủi ro để bà con nuôi cá Hồng mỹ đúng
kỹ thuật, đạt năng suất cao. Chính vì vậy, Ở Thừa Thiên Huế, trong năm trở lại
đây số người nuôi cá Hồng mỹ tăng. Người dân đã bước đầu nuôi cá Hồng mỹ ở
một số địa phương ở xã Hải Dương với hình thức nuôi chủ yếu là nuôi lồng. Các
lồng nuôi tại địa phương có thể tích trung bình từ 3-4 m3, mật độ nuôi 300
con/lồng¸ kích cỡ giống thả trung bình từ 6–8cm/con. Lượng cá giống được mua
chủ yếu ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định một số ít được lấy ở địa phương


nhờ việc đánh bắt.
Người dân ở Thừa Thiên Huế chủ yếu nuôi cá Hồng mỹ 1vụ/năm, nuôi
quanh năm và kế tiếp nhau, thu những con to và đạt kích cỡ tốt trước, những con
còn nhỏ chưa đạt kích cỡ thì nuôi tiếp với vụ tiếp theo. Với nguồn thức ăn
chủ yếu là cá tạp, cho ăn 2lần/ngày đối với cá nhỏ mới nuôi dưới 3 tháng , còn
cá nuôi trên 3 tháng thì cho ăn ngày 1 lần, người dân địa phương có thể
chủ động trong việc tìm nguồn thức ăn cho lồng nuôi nhờ vào nghề phụ của
người dân là nghề đáy.
Cá Hồng mỹ là một đối tượng nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa
phương, cá Hồng mỹ có tốc độ phát triển nhanh, kỹ thuật nuôi không phức tạp,
chi phí không cao, có giá thành sản phẩm cao, là một đối tượng sẽ được phát

triển và nhân rộng trong thời gian tới ở địa phương Hải Dương nói riêng và
Thừa Thiên Huế nói chung.
2.3. Tình hình nghiên cứu dịch bệnh trên thế giới và Việt Nam:
2.3.1. Trên thế giới
Nhiều công trình nghiên cứu về dịch bệnh trên động vật thủy sản nhằm
ngăn chặn những tổn thất do dịch bệnh gây ra. Tuy nhiên, so với các lĩnh vực
khác như y học, thú y thì bệnh cá là một lĩnh vực còn non trẻ, nó chỉ thực sự
được quan tâm khi ngành nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh.
Cuối thế kỷ XIX, một số tác giả đã xuất bản cuốn sách hướng dẫn dịch
bệnh cá nhưng cơ bản chỉ mô tả các triệu chứng lâm sàng là chủ yếu. Sang đầu
thể kỷ XX các nhà khoa học thế giới đã bắt đầu nghiên cứu và viết cuốn sách
hướng dẫn về bệnh cá. Bắt đầu từ thời gian này trên thế giới có nhiều công trình
nghiên cứu về bệnh thủy sản.
Vào năm 1904, nhà nghiên cứu bệnh học người Đức Bruno Hofer đã viết
cuốn sách “Tác nhân gây bệnh ở cá” trong đó mô tả một số tác nhân gây bệnh
trên cá nước ngọt mà chủ yếu là tác nhân vi khuẩn. Năm 1929, V.A.Dogiel viết
cuốn sách “Bệnh vi khuẩn cá” và đến năm 1939 đã đưa ra phương pháp cơ bản
nghiên cứu vi khuẩn trên cá nước ngọt. Do đó, công tác nghiên cứu bệnh thủy
sản ngày càng phát triển, nhiều nhà khoa học trên thế giới như: E.M.Lyaiman
(Liên Xô, 1949), Mysselius Gussev (Liên Xô), Shaperclaus (Đức), Ymaguti
(Nhật), Hoffman (Mỹ)…đã có nhiều công trình nghiên cứu bệnh cá trên các
phương diện: tác nhân gây bệnh, dấu hiệu bệnh lý, cách phòng trị…được ứng
dụng vào thực tế sản xuất (Bùi Quang Tề, 1998).


Từ 1970 đến những năm cuối thế kỷ XX, ngành nuôi trồng thủy sản của thế
giới đã phát triển mạnh không chỉ nuôi cá nước ngọt mà nhiều loài cá biển, giáp
xác, động vật thân mềm có giá trị kinh tế được đưa vào nuôi. Nên thời kỳ này,
ngoài việc nghiên cứu về ký sinh trùng các bệnh truyền nhiễm do virus, nấm hàng
loạt công trình nghiên cứu về vi khuẩn gây ra trên cá, tôm, cua, động vật thân

mềm…đã được nghiên cứu. Các tác giả Plumb.J.A (1997), Ausstin D.A (1999) đã
nghiên cứu và công bố hàng trăm loài vi khuẩn khác nhau gây bệnh trên động vật
thủy sản. Trong đó tập trung chủ yếu một số giống như: Vibrio ssp, Aeromonas
spp., Pseudomonas spp., Mycobacterium spp., Myxobacteria spp…
2.3.2. Ở Việt Nam
Vấn đề nghiên cứu bệnh thủy sản ở nước ta chậm hơn so với các nước trên
thế giới và được bắt đầu từ năm 1960 trở lại đây.
Đặc biệt từ năm 1980, đã có hàng loạt công trình nghiên cứu về tác nhân
virus, vi khuẩn, nấm…được công bố, các công trình này thúc đẩy nghề nuôi cá
ngày càng phát triển và đi vào ổn định.
Giai đoạn từ năm 1985 đến nay, các nhà khoa học Việt Nam chủ yếu
nghiên cứu về bệnh tôm, về hội chứng lở loét ở cá. Việc nghiên cứu về vi khuẩn,
virus và nấm còn rất hạn chế. Hiện nay chúng ta đang tập trung nghiên cứu để
sản xuất vacxin trong nghề nuôi trồng thủy sản.
Có thể nói rằng với công tác nghiên cứu bệnh ngày càng phát triển, công
nghệ được ứng dụng rộng rãi đã mở ra nhiều thành công mới cho ngành thủy sản
Việt Nam.
2.4. Tình hình dịch bệnh gây ra trên cá Hồng mỹ
Cá Hồng mỹ là đối tượng đã được sinh sản nhân tạo, vì thế có được nguồn
giống cung cấp chủ động cho người nuôi và cũng từ đây nghề nuôi cá hồng mỹ
phát triển mang lại nhiều thành công. Tuy nhiên, bên cạnh lợi thế đó nghề nuôi
cá Hồng mỹ cũng gặp phải những tác hại do dịch bệnh gây ra và gây thiệt hại
lớn cho người nuôi. Tuy nhiên cá Hồng mỹ là một đối tượng nuôi mới nên cũng
chưa phát hiện được nhiều bệnh xảy ra trên đối tượng này, chỉ phát hiện được
một số bệnh như: đĩa cá, ghẻ lở.
2.4.1 Một số bệnh thường gặp trên cá Hồng mỹ
2.4.1.2. Bệnh lở loét do vi khuẩn


− Dấu hiệu thường gặp:

+ Lở loét, vây bị rữa, xuất huyết dưới da, có khối u, màu sắc đậm, mắt đục, mắt

lồi có xuất huyết hoặc không. Bệnh này thường xảy ra làm cá thường chết ở
đáy.
+ Cá ít ăn, bơi lội lờ đờ, nhô đầu lên khỏi mặt nước.
+ Có những vết loét ăn sâu đến xương, cơ bị thối rữa, đôi khi ăn cụt cả phần đuôi

và cuối cùng cá chết.
− Nguyên nhân: Do vi khuẩn tồn tại trong nước biển gây nên, khi điều kiện môi

trường xấu làm suy giảm sức đề kháng, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào cá và gây
thành bệnh.
− Phòng bệnh:
+ Duy trì mật độ cá thích hợp trong hệ thống ương nuôi, thức ăn nuôi hoặc nhân

tạo phải được bảo quản tốt. Định kỳ tắm nước ngọt khi có nguy cơ nhiễm bệnh
cao.
+ Vào đầu mùa dịch bệnh nên định kỳ bổ sung Vitamin C trong thức ăn với liều

lượng 5- 10g/100 kg cá.
+ Treo lá xoan 5-10 kg/10m3 nước cho vào bao tải hoặc lưới cước treo ở đầu bè

hoặc ở ao có nước ra vào.
− Trị bệnh: Dùng kháng sinh Oxytetracyclin tắm với liều lượng 50-100g/m3 nước

trong 1 giờ. Dùng liên tục trong 7-10 ngày.
2.4.1.3. Bệnh do ký sinh trùng
− Các cơ quan bị nhiễm thường là mang và các bề mặt thân.
− Dấu hiệu thường gặp: Mang có màu nhạt, cá yếu trong thời kỳ nhiễm bệnh. Ký


sinh trùng sẽ phá huỷ các mô của ký chủ, tạo dịch nhầy bám trên mang gây khó
khăn cho hô hấp của cá. Khi bị nặng cá có thể chết hàng loạt.
− Nguyên nhân: Do loại vi trùng bánh xe Trichodia sp sống ký sinh trong mang và

da cá.
− Điều trị: Tắm cá với dung dịch Formalin 70-150ppm trong 30-60 phút, sục khí

mạnh hoặc tắm cá với dung dịch formalin 25ppm trong 1-2 ngày kèm sục khí
mạnh .
2.4.1.4. Bệnh trắng da (bệnh tuột nhớt)
- Triệu chứng bệnh lý


− Thời kỳ đầu, đuôi cá có vệt trắng, sau lan dần về phía trước, đến vây lưng và vây

hậu môn rồi cả thân màu trắng, cá mất nhớt và đôi khi bong da, bong vẩy.
− Bệnh nặng cá cắm đầu xuống và sau thời gian ngắn cá chết.

- Phòng bệnh
− Tránh làm xây xát cá khi đánh bắt và vận chuyển cá.
− Không nên nuôi hoặc nhốt cá ở mật độ qúa dầy.
− Giữ môi trường nuôi luôn sạch và thức ăn phong phú.

- Trị bệnh
− Thời gian từ lúc xuất hiện triệu chứng đến lúc chết rất ngắn, việc phát hiện bệnh

sớm rất có ý nghĩa trong chữa trị.
− Ngâm cá trong bột tẩy nồng độ 1g/m3.
− Tắm cá bệnh bằng Streptomycine 25mg/m3 nước trong 30 phút.


2.4.1.5. Bệnh nấm thuỷ mi (nấm nước, bệnh mốc da ở cá)
- Triệu chứng bệnh lý
Khi bị bệnh, trên da cá xuất hiện những vùng trắng xám, trên đó có những
sợi nấm nhỏ, mềm tua tủa. Sau vài ngày sợi nấm phát triển đan chéo vào nhau
thành búi trắng như bông có thể nhìn thấy bằng mắt thường (để cá bệnh vào
nước dễ quan sát hơn).- b. Phòng bệnh
− Ao ương nuôi phải được tẩy dọn kỹ sau mỗi vụ nuôi.
− Khi có cá bệnh cần cách ly để trách sự lây lan.

- Cách trị bệnh
− Có thể dùng một trong những cách sau đây để trị bệnh.
− Tắm cá bệnh trong nước muối 0,5-1 kg/100 lít nước (cá hương, giống), 2-3

kg/100 lít nước (cá lớn) trong thời gian 10-15 phút.
− Tắm cá trong dung dịch Malachite green liều lượng 1-2g/m3 nước thời gian 30-

60 phút hoặc liều lượng 0,1-0,2 g/m3 ngâm cá trong thời gian dài..
2.4.1.6. Bệnh trùng bánh xe
- Triệu chứng bệnh lý
− Khi cá mới mắc bệnh, mình cá có lớp nhớt màu hơi trắng đục. Bệnh nặng cá có

màu sắc nhợt nhạt, tiết nhầy trắng đục trên thân, mang , vây xơ mòn .


− Cá bệnh thường nổi đầu và thích tập trung nơi nước chảy.
− Thích cọ mình vào thành bể hoặc cây cỏ và cảm giác như ngứa ngáy.
− Đôi khi nhô đầu lên khỏi mặt nước và lắc mạnh đầu.
− Cá bệnh nặng trông lờ đờ, đảo lộn vài vòng rồi chìm xuống đáy ao và chết

- Phòng bệnh

− Cần giữ môi trường luôn sạch.
− Mật độ cá nuôi không qúa dầy.

- Trị bệnh
− Dùng Sunphat đồng ngâm cá bệnh nồng độ 0,5-0,7g/m3. Tắm cá bệnh nồng độ

2-5g/m3 trong thời gian 30 phút..Dùng Malachite green: Ngâm cá ờ nồng độ 0,10,2g/m3 trong thời gian dài hay tắm cá 1-2g/m3 trong thời gian 30-60 phút.
2.4.1.7. Bệnh trùng quả dưa (bệnh đốm trắng)
- Triệu chứng bệnh lý
− Thường ký sinh trên da, mang và vây của cá, trùng bám thành các hạt lấm tấm

rất nhỏ (đường kình lớn nhất 1 mm).
− Cá bệnh nổi đầu từng đàn trên mặt nước, bơi lờ đờ yếu ớt. Nếu ở cá trê giống bị

bệnh này thường được gọi là bệnh "treo râu".
- Phòng bệnh
− Tẩy dọn ao kỹ, phơi đáy ao 3-4 ngày để diệt bào nang dưới đáy ao sau mỗi vụ.
− Khi hệ thống ương nuôi có cá bệnh, cần cách lý cá bệnh với cá khỏe.

- Trị bệnh
− Khi trị bệnh cần phải chuyển ao.
− Dùng Malachite green liều lượng 0,1-0,3g/m 3 phun xuống ao cá bệnh hay liều

lượng 1-2g/m3 tắm cá trong 30 phút.
2.4.1. 8. Bệnh xuất huyết
- Triệu chứng bệnh lý
− Cá có hiện tượng xuất huyết, mang nhợt nhạt, mắt cá lồi . Hiện tượng xuất

huyết thấy ở vây và xương nắp mang
− Bệnh xuất hiện vào mùa xuân hè


- Phòng bệnh


− Áp dụng biện pháp phòng chung

2.4.1.9. Bệnh trắng đuôi
- Triệu chứng bệnh lý
− Đuôi cá xuất hiện các điểm trắng, ít ngày sau lan ra tận gốc vây lưng, vây

đuôi, mòn cụt
− Có tư thế bơi bất thường, đầu chúc xuống

- Phòng bệnh
− Quản lý chặt chẽ môi trường, không nuôi mật độ quá dày
− Trước mùa bệnh có thể phun Ca(OCL)21 ppm hoặc dùng Oxytetraylin 20- 25

ppm tắm cá trong 10 phút, có thể cho cá ăn thuốc KN - 04 - 12 với 2 - 4 kg/1kg
cá /ngày, trong 3 - 5 ngày
- Trị bệnh
− Dùng KN - 04 - 12 với 2 - 4 kg/1kg cá /ngày, trong 5 - 7 ngày

2.4.1.10. Bệnh xuất huyết, đốm đỏ
- Triệu chứng bệnh lý
− Thân cá xuất hiện những chấm đỏ, lớn hay nhỏ . Bệnh nặng có xuất huyết toàn

thân
- Phòng bệnh
− Giống như bệnh đốm đỏ


2.4.1.11. Bệnh viêm ruột ở cá
- Triệu chứng bệnh lý
− Cá kém ăn, bỏ ăn. Bụng cá trương to, có ban đỏ, hậu môn đỏ lồi
− Xoang cơ thể tích dịch, thành ruột bị viêm và chảy máu, trên thành ruột có màu

đỏ, dịch vàng hay hồng chảy ra từ hậu môn. Cá vận động chậm chạp, bơi tách
đàn, chết nhanh.


- Phòng bệnh
− Áp dụng biện pháp phòng chung
− Đảm bảo thức ăn không bị nhiễm khuẩn, nếu là thức ăn tươi cần sát trùng NaCl

2 - 3%
− Dùng thuốc KN - 04 - 12 : 2 - 4 g/kg cá /ngày, cho ăn trong 6 ngày

- Trị bệnh
− Cho Ca(OCl)2 rắc xuống ao với nồng độ 1g/m3 nước để diệt vi khuẩn ngoài môi

trường nước
− Dùng Sunfaguanidin trộn vào thức ăn để diệt vi khuẩn bên trong cơ thể

2.4.1.12. Bệnh thối mang do vi khuẩn
- Triệu chứng bệnh lý
− Cá nổi đầu, tách đàn, kém ăn, màu sắc tối đen, mất vẻ tươi sáng
− Mang rách nát, dính kết, xương nắp mang tụ máu, tiết nhiều dịch nhờn, có

mùi hôi do tơ mang rách nát .
− Bệnh xẩy ra vào mùa hè (MB), mùa khô ở (MT- MN) .


- Phòng trị bệnh
− Dùng Ca(OCl)2 phun xuống ao với nồng độ 1 g/m3 nước
− Dùng Furazolidon phun xuống ao với nồng độ 0,3 g/m3 nước
− Dùng Erythromycin phun xuống ao 0,3 g/m3 nước, kết hợp với cho ăn : 0,04

g/1 kg cá/ngày, dùng liên tục trong 5 - 7 ngày
2.4.1.13. Bệnh nấm mang
- Triệu chứng bệnh lý
− Cá hoạt động bất thường, khi bệnh nặng mang hư hại nghiêm trọng, màu sắc

nhợt nhạt, trắng bạch
− Bệnh gặp trên các giai đoạn phát triển của cá
− Bệnh do các giống nấm dạng sợi, có kích thước nhỏ ký sinh trong các tơ

mang hay trong các mao mạch của mang cá . Các bào tử nấm xâm nhập trực
tiếp vào mang cá, chui vào trong tơ mang và mạch máu hoặc có thể xâm nhập
qua đường thức ăn chui vào ruột từ đó theo hệ thống tuần hoàn ký sinh ở mang


- Phòng trị bệnh
− Khi bón phân chuồng cần phải ủ kỹ với vôi bột CaO 10%
− Tránh cho nguồn nước thải từ các trại chăn nuôi gà vịt chảy xuống ao
− Khi cá bị bệnh cần chuyển sang ao mới có tẩy dọn sạch sẽ.

PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu
− Cá Hồng mỹ nuôi thương phẩm.

3.1.2. Địa điểm nghiên cứu

− Các vùng nuôi cá Hồng mỹ ở xã Hải Dương, Thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên

Huế.
3.1.3. Thời gian nghiên cứu
− Từ ngày14/03/2016 -22/05/2016.

3.2. Nội dung nghiên cứu
− Điều tra tình hình nuôi cá Hồng mỹ tại xã Hải Dương, Thị xã Hương Trà, Thừa

Thiên Huế.
− Điều tra xác định tác nhân, dấu hiệu bệnh lý, tác hại và biện pháp phòng trị một

số bệnh phổ biến trên cá Hồng mỹ.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp thu nhập thông tin
− Số liệu sơ cấp: thông qua thăm hỏi, trực tiếp phỏng vấn các hộ nuôi cá Hồng mỹ

theo bảng hỏi.
− Số liệu thứ cấp: thông qua các văn bản báo cáo, tài liệu của các xã và huyện.

Ngoài ra còn thu thập từ sách, báo, tạp chí, internet…
3.3.2. Phương pháp xử lý số liệu
− Số liệu được sử lý thông qua phương pháp thống kê và phần mềm Microsoft

Excell.


PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Kết quả điều tra tình hình nuôi cá Hồng mỹ tại xã Hải Dương, Thừa
Thiên Huế

Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã tiến hành phỏng vấn 30 hộ nuôi cá
Hồng mỹ tại xã Hải Dương (Thị xã HươngTrà). Kết quả điều tra về độ tuổi
người tham gia nuôi cá Hồng mỹ, số lồng nuôi, kích cỡ giống thả và mật độ nuôi
được trình bày qua bảng 1.
Bảng 4.1. Phân bố số phiếu điều tra
Địa điểm

Hải Dương

Số hộ

30 hộ

Số lồng

Độ tuổi của người nuôi

Mật độ thả
Kích cỡ giống thả

104 lồng
30-40 tuổi

2 hộ

41-50 tuổi

15 hộ

> 51 tuổi


13 hộ
Trung bình từ 70-90 con/m2
Trung bình từ 6-8cm

Qua bảng 4.1 chúng tôi nhận thấy trong 30 hộ ở Hải Dương tham gia
phỏng vấn có 104 lồng nuôi, trung bình mỗi hộ có từ 2 đến 4 lồng nuôi, số hộ
có 2-4 lồng nuôi chiếm 1 tỷ lệ khá lớn (khoảng 80 %). Về độ tuổi có 2 hộ có độ
tuổi trung bình từ 30 - 40 chiếm 6,7 %, 10 hộ ở 41 – 50 tuổi chiếm 50% và trên
50 tuổi có 11 hộ tham gia chiếm 43,3%, mật độ thả nuôi cá Hồng mỹ trung bình
của 30 hộ điều tra dao động từ 70 – 90 con/m2 và kích cỡ giống đạt 6-8 cm.
Cá Hồng mỹ là đối tượng dễ nuôi, tạp ăn, dễ chăm sóc và là đối tượng có
giá trị xuất khẩu cao nên bà con ngư dân đang tiến hành nuôi và tăng diện tích
nuôi. Cá được nuôi ở ven đầm phá với hình thức nuôi chủ yếu là giai và lồng.
Kết quả điều tra tình hình nuôi cá Hồng mỹ tại xã Hải Dương được chúng tôi thể
hiện qua bảng 4.2.


Bảng 4.2. Tình hình nuôi cá Hồng mỹ tại xã Hải Dương
STT

Nội dung

Hải Dương

1

Tổng diện tích

67 ha (tổng diện tích nuôi cá lồng)


2

Số lượng lồng nuôi

104 lồng

3

Số lượng cá giống thả

Từ 41-44 vạn /104 lồng

Nguồn giống

Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, một số
ít lấy tại địa phương do đánh bắt được từ tự
nhiên rồi đem vào ương nuôi.

4

Hải Dương là vùng có điều kiện thuận lợi là nằm gần cửa biển lại có nguồn
nước cũng tương đối sạch, đây được xem là làng nuôi cá lồng lớn nhất ở Thừa
Thiên Huế. Ngoài ra, người dân ở xã Hải Dương hầu hết cư trú ở ven đầm phá
nên có rất nhiều điều kiện thuận lợi trong việc chăm sóc và quản lý các lồng
nuôi. Cá Hồng mỹ có thể ăn nhiều loại cá tạp, đây là loại thức ăn dễ dàng đánh
bắt được vì vậy giúp người nuôi tiết kiệm được chi phí và có thể chủ động hơn
trong khâu thức ăn, giảm giá thành đầu vào trong quá trình sản xuất.
Qua tìm hiểu các hộ nuôi cá Hồng mỹ tại xã Hải Dương, chúng tôi được
biết kết cấu giai được thiết kế như sau: Giai (lồng) được đóng bằng các khung

gỗ và lưới xanh kích cỡ 3x3x1,5 đặt gập khoảng 0,5m. Đáy giai được đặt cách
nền đáy đầm khoảng 0,02 - 0,03m để thuận lợi cho việc dọn vệ sinh khi giai
(lồng) bị nhiễm bẩn.
Tại tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và tại xã Hải Dương nói riêng, cá Hồng
mỹ được bà con tiến hành đưa vào nuôi để thay thế dần một số đối tượng cá ít có
giá trị về mặt kinh tế như cá rô phi... và hiện nay đang được nhân rộng ở nhiều
vùng khác nhau trong xã. Hiện nay, cá Hồng mỹ là đối tượng có thể giúp bà con
ngư dân phát triển kinh tế gia đình đem lại lợi nhuận rất cao, góp phần giúp ngư
dân làm giàu trên chính địa phương của mình. Nhưng hiện nay, với sự phát triển
ồ ạt thiếu quy hoạch, thiếu đồng bộ, biến đổi khí hậu, thiên tai dịch bệnh đã tác
động không nhỏ đến quá trình nuôi cá Hồng mỹ, đặc biệt là vấn đề dịch bệnh.
4.2. Kết quả điều tra tình hình dịch bệnh trên cá Hồng mỹ nuôi tại xã Hải
Dương
4.2.1. Một số bệnh thường gặp trong nuôi cá Hồng mỹ
Kết quả điều tra tình hình dịch bệnh trên cá Hồng mỹ nuôi tại xã Hải
Dương được chúng tôi trình bày qua bảng 4.3.


Bảng 4.3. Một số bệnh thường gặp trong nuôi cá Hồng mỹ
Hải Dương

Tỷ lệ

Kích cỡ cá bị

(hộ)

(%)

Bệnh


Bệnh ghẻ lở do vi khuẩn

30

100

<12cm

Bệnh đỉa cá

22

66,67

<15cm

Bệnh rận cá

8

26,67

<15cm

Bệnh do môi trường

16

53,33


<10cm

Tên bệnh

Từ kết quả bảng 4.3, tôi nhận thấy kích cỡ cá bị bệnh tập trung chủ yếu ở
giai đoạn nhỏ hơn 15 cm và các tác nhân gây bệnh thường cảm nhiễm nhiều
nhất trên cá Hồng mỹ giai đoạn 10 – 15 cm. Chúng tôi đã điều tra được 4 bệnh
thường gặp ở cá Hồng mỹ nuôi lồng tại Thừa Thiên Huế nói chung và xã Hải
Dương nói riêng đó là các bệnh: bệnh ghẻ lở do vi khuẩn, bệnh đỉa cá, bệnh rận
cá và bệnh do môi trường. Ở Hải Dương tình hình dịch bệnh xảy ra khá nghiêm
trọng, tỷ lệ cá bị bệnh khá cao đặc biệt bệnh ghẻ lở do vi khuẩn có xu hướng lây
lan rộng tỷ lệ mắc bệnh đạt đến 100%, bệnh có tỷ lệ thấp nhất là bệnh rận cá do
kí sinh trùng gây nên (26,67%), một số bệnh do môi trường, bệnh đĩa cá cũng
chiếm tỷ lệ khá cao tứ 53,33 -66,67%
4.2.2. Nguyên nhân xuất hiện bệnh
Kết quả điều tra nguyên nhân xuất hiện bệnh ghẻ lở do vi khuẩn, bệnh đỉa
cá, bệnh rận cá và bệnh do môi trường ở xã Hải Dương, thị xã Hương Trà được
trình bày qua bảng 4.4
Bảng 4.4. Nguyên nhân và tỷ lệ mắc bệnh
STT

Bệnh

1

Bệnh ghẻ lở do vi khuẩn

2


Bệnh đỉa cá

3

Bệnh rận cá

4

Bệnh môi trường

Nguyên nhân

Tỷ lệ mắc bệnh

- Do vi khuẩn

50%

- Do môi trường

50%

- Do đỉa cá

100%

- Môi trường
- Do rận cá

0%

100%

- Môi trường

0%

- Do yếu tố khác

0%

- Do môi trường

100%


×