Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Công tác xã hội đối với thương binh, bệnh binh từ thực tiễn trung tâm điều dưỡng thương binh nho quan, tỉnh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (814.85 KB, 89 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN VŨ THIỆN

CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI THƯƠNG BINH, BỆNH
BINH TỪ THỰC TIỄN TRUNG TÂM ĐIỀU DƯỠNG
THƯƠNG BINH NHO QUAN, TỈNH NINH BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

HÀ NỘI - 2016


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN VŨ THIỆN

CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI THƯƠNG BINH, BỆNH
BINH TỪ THỰC TIỄN TRUNG TÂM ĐIỀU DƯỠNG
THƯƠNG BINH NHO QUAN, TỈNH NINH BÌNH
Chuyên ngành

: Công tác xã hội

Mã số

: 60.90.01.01



LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. PHẠM HỮU NGHỊ

HÀ NỘI - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
ghi trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa
từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

NGUYỄN VŨ THIỆN


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1

Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI
THƯƠNG BINH, BỆNH BINH ......................................................................... 9

1.1. Khái niệm, đặc điểm, tâm lý và nhu cầu của thương binh, bệnh
binh ............................................................................................................. 9
1.2. Những vấn đề lý luận về công tác xã hội đối với thương binh, bệnh
binh ........................................................................................................... 14
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội đối với thương binh, bệnh
binh ........................................................................................................... 24

1.4. Các cơ sở pháp lý về công tác đối với thương binh, bệnh binh ........ 27
Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI THƯƠNG BINH,
BỆNH BINH TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU DƯỠNG THƯƠNG BINH NHO
QUAN, TỈNH NINH BÌNH ............................................................................. 30

2.1. Giới thiệu Trung tâm Điều dưỡng thương binh Nho Quan, tỉnh Ninh
Bình ........................................................................................................... 30
2.2.Thực trạng thương binh, bệnh binh tại Trung tâm Điều dưỡng thương
binh Nho Quan, tỉnh Ninh Bình................................................................ 32
2.3. Thực trạng công tác xã hội đối với thương binh, bệnh binh tại Trung
tâm Điều dưỡng thương binh Nho Quan, tỉnh Ninh Bình ........................ 41
Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CÔNG TÁC
XÃ HỘI ĐỐI VỚI THƯƠNG BINH, BỆNH BINH TỪ THỰC TIỄN TRUNG
TÂM ĐIỀU DƯỠNG THƯƠNG BINH NHO QUAN, TỈNH NINH BÌNH ......63

3.1. Định hướng thực hiện công tác xã hội đối với thương binh, bệnh binh...63
3.2. Một số giải pháp thực hiện công tác xã hội đối với thương binh, bệnh
binh tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh Nho Quan, tỉnh Ninh Bình 68
KẾT LUẬN...................................................................................................... 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 76


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Quy mô, cơ cấu đối tượng đang điều trị, nuôi dưỡng tại Trung tâm.. 33
Bảng 2.2: Tình trạng sức khỏe thương binh, bệnh binh ................................. 35
Bảng 2.3: Nguồn thu nhập khác của thương binh, bệnh binh tại Trung tâm .. 36
Bảng 2.4. Vấn đề việc làm của thương binh, bệnh binh ................................. 37
Bảng 2.5: Hoàn cảnh gia đình thương binh, bệnh binh .................................. 38
Bảng 2.6: Tình hình chi trả chế độ cho người có công trong từng năm ......... 47

Bảng 2.7: Tình hình chi trả chế độ hàng tháng cho thương binh, bệnh binh .. 48


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chiến tranh đã dần lùi xa nhưng những hậu quả mà nó để lại là quá lớn.
Chiến tranh không chỉ tàn phá nặng nề nền kinh tế của nước ta, mà còn để lại
những thương tật, những mất mát mà bao người con ưu tú của dân tộc phải
mang trên mình suốt phần đời còn lại, nó ảnh hưởng đến mọi khía cạnh đời
sống của những người có công nói chung và thương binh, bệnh binh nói
riêng. Đó là những nỗi đau không gì có thể bù đắp hết. Hàng ngày, chúng ta
vẫn chứng kiến biết bao thương binh, bệnh binh còn phải vật vã đối mặt với
những khó khăn trong cuộc sống. Trong số họ có những người phải gắn bó cả
đời tại các Trung tâm Điều dưỡng người có công. Bởi vậy, kế thừa và phát
huy đạo lý, truyền thống tốt đẹp “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ
người trồng cây”, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn dành sự quan tâm ưu
đãi đặc biệt đến những người có công với cách mạng, đặc biệt là những
thương binh, bệnh binh nặng hiện đang được điều trị, nuôi dưỡng, phục hồi
chức năng và giải quyết chế độ chính sách tại các Trung tâm Điều dưỡng
người có công trên toàn quốc.
Hiện tại cả nước ta có khoảng trên 8,8 triệu người có công với cách mạng
đang được hưởng chế độ ưu đãi một lần và hàng tháng của Nhà nước, chiếm
khoảng 10% dân số. Trong đó có 781.021 thương binh và người hưởng chính
sách như thương binh, 185.000 thương binh B, 1.253 Anh hùng Lực lượng vũ
trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong kháng chiến, 101.138 người có
công giúp đỡ cách mạng, 186.137 người hoạt động kháng chiến và con đẻ
người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, 109.468 người hoạt
động kháng chiến bị địch bắt tù đày, hơn 4,1 triệu người hoạt động kháng
chiến giải phóng dân tộc và còn trên 1,7 triệu đối tượng có công đang hưởng
trợ cấp ưu đãi hằng tháng của Nhà nước, hàng chục nghìn con thương binh,

con liệt sĩ được hưởng chế độ ưu đãi về giáo dục, đào tạo, chăm sóc y tế, hơn
1


1000 cán bộ lão thành cách mạng được hỗ trợ cải thiện nhà ở. Ngoài số tiền
trợ cấp hàng tháng mỗi năm có hàng trăm tỉ đồng từ nguồn vốn đầu tư xây
dựng cơ bản để xây dựng các công trình phục vụ người có công, hàng nghìn tỉ
để hỗ trợ về nhà ở cho người có công với cách mạng và thân nhân của họ.
Trung tâm Điều dưỡng thương binh Nho Quan, tỉnh Ninh Bình được
thành lập tháng 6 năm 1965, với nhiệm vụ: Tiếp nhận, quản lý, điều trị, nuôi
dưỡng, phục hồi chức năng và giải quyết chế độ chính sách cho thương binh,
bệnh binh bị vết thương sọ não và bị mắc bệnh tâm thần nặng đặc biệt của các
tỉnh thành trên toàn quốc.
Hiện nay Trung tâm Điều dưỡng thương binh Nho Quan đang quản lý,
điều trị, nuôi dưỡng, phục hồi chức năng và giải quyết chế độ chính sách cho
159 đối tượng, trong đó có 84 thương binh, bệnh binh tâm thần nặng đặc biệt
và 75 đối tượng bảo trợ xã hội.
Với tinh thần “Tất cả vì thương binh phục vụ”, tự lực tự cường, đoàn kết
thống nhất, khắc phục khó khăn có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, phát huy
sức mạnh tổng hợp của tổ chức Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, kết
hợp sự ủng hộ của chính quyền và nhân dân địa phương nơi đơn vị đứng
chân. Đặc biệt từ ngày thành lập đến nay Trung tâm luôn được sự lãnh đạo
chỉ đạo về mọi mặt của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Tỉnh ủy, Ủy
ban nhân dân tỉnh Ninh Bình, sở Lao động-Thương binh và Xã hội Ninh Bình
và các cấp, các ngành nên Trung tâm luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được
giao, giữ vững truyền thống là đơn vị lá cờ đầu của ngành Lao động-Thương
binh và Xã hội. Năm 2010 Trung tâm được Nhà nước phong tặng danh hiệu
“Anh hùng Lao động” thời kỳ đổi mới.
Trong những năm gần đây đội ngũ cán bộ, viên chức, lao động của Trung
tâm đã có nhiều cố gắng trong việc quan tâm, chăm lo mọi mặt đời sống vật

chất và tinh thần đối với thương bệnh, bệnh binh và gia đình của họ bằng

2


nhiều việc làm thiết thực. Do vậy, đời sống của thương binh, bệnh binh và gia
đình thương binh, bệnh binh đã phần nào được ổn định và cải thiện. Song, do
điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn cho nên việc quản lý, điều trị,
nuôi dưỡng, chăm sóc, phục hồi chức năng, giải quyết chế độ chính sách và
giúp đỡ thương binh, bệnh binh tại Trung tâm mới chỉ có thể đáp ứng được
những nhu cầu thiết yếu của họ mà chưa thể đáp ứng những nhu cầu đa dạng
khác và giải quyết những vấn đề mang tính chất cá nhân, nhóm đối tượng đặc
thù, mặt khác thương binh, bệnh binh tuổi ngày càng cao, sức khỏe ngày càng
yếu. Do đó cần thiết cung cấp những dịch vụ của công tác xã hội với những
phương pháp công tác xã hội cá nhân, nhóm, phương pháp tham vấn, hỗ trợ
thông tin... nhằm hỗ trợ, nâng cao đời sống của thương binh, bệnh binh và gia
đình họ trên mọi phương diện. Bên cạnh đó, công tác xã hội với thương binh,
bệnh binh đang được nuôi dưỡng tại các Trung tâm là lĩnh vực khoa học khá
mới, nghề công tác xã hội đang được chú ý và coi trọng trong vấn đề trợ giúp
các nhóm đối tượng yếu thế, gặp khó khăn trong cuộc sống. Vì những lý do
trên tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Công tác xã hội đối với thương binh,
bệnh binh từ thực tiễn Trung tâm Điều dưỡng thương binh Nho Quan, tỉnh
Ninh Bình” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hơn 50 năm thực hiện việc nhiệm vụ chính trị được giao, Trung tâm
Điều dưỡng thương binh Nho Quan, tỉnh Ninh Bình đã thực hiện tốt nhiệm
vụ: Quản lý, điều trị, nuôi dưỡng, phục hồi chức năng và giải quyết chế độ
chính sách cho thương binh, bệnh binh và phong trào “Đền ơn, đáp nghĩa”
“Uống nước nhớ nguồn”, tuy nhiên, các hoạt động này chưa gắn công tác xã
hội trong việc trợ giúp nhóm đối tượng này.

Đã có một số đề tài khoa học liên quan đến một vài khía cạnh của lĩnh
vực chăm sóc người có công với cách mạng ở các địa bàn khác như: Đề tài
3


“Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong nâng cao hiệu quả thực hiện
chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với người có công với cách mạng ở
huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá hiện nay ” của sinh viên Lê Thị Hương,
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội; đề tài “Thực trạng thực hiện chính sách ưu
đãi đời sống người có công với cách mạng trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa và
một số giải pháp khắc phục giai đoạn 2010- 2015” của sinh viên Cao Thị
Thuận, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; đề tài “Hiệu quả của
việc thực hiện chính sách ưu đãi đến đời sống thương, bệnh binh trên địa bàn
phường Trường Thi năm 2010" của sinh viên Hoàng Thị Thu Hoa, Trường
Đại học Hồng Đức, Thanh Hóa; đề tài “Công tác xã hội đối với thương binh,
bệnh binh từ thực tiễn xã Pơng drang, huyện Krông bút, tỉnh Đăk lắk” của
học viên Vũ Thị Vân Anh Học viện Khoa học Xã hội…
Những đề tài trên tiếp cận vấn đề ở khía cạnh tìm hiểu thực trạng công
tác chăm sóc người có công hay đánh giá hiệu quả của chính sách ưu đãi xã
hội đối với người có công dưới góc nhìn của những người làm chính sách và
đối tượng là những người có công với cách mạng. Cho đến nay vẫn chưa có
đề tài nào nghiên cứu sâu sắc việc đưa công tác xã hội vào trợ giúp riêng cho
đối tượng thương binh, bệnh binh trong phạm vi Trung tâm Điều dưỡng
thương binh Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.
Vì thế, đề tài “Công tác xã hội đối với thương binh, bệnh binh từ thực
tiễn Trung tâm Điều dưỡng thương binh Nho Quan, tỉnh Ninh Bình” là đề tài
nghiên cứu việc đưa công tác xã hội vào trợ giúp cho đối tượng thương binh,
bệnh binh tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu

Bổ sung những vấn đề lý luận của công tác xã hội đối với thương binh,
bệnh binh. Từ đó, trên cơ sở thực trạng để nhận diện những vấn đề mà thương
4


binh, bệnh binh cần sự trợ giúp từ công tác xã hội, đề xuất các giải pháp hỗ
trợ phù hợp để áp dụng công tác xã hội vào hoạt động trong lĩnh vực trợ giúp
cho thương binh, bệnh binh đang được điều trị, nuôi dưỡng tại các Trung tâm
Điều dưỡng người có công và những yêu cầu với nhân viên công tác xã hội
hoạt động trong lĩnh vực này.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu những vấn đề lý luận về công tác xã hội đối với thương binh,
bệnh binh.
- Phân tích, đánh giá thực trạng thương binh, bệnh binh tại Trung tâm
Điều dưỡng thương binh Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác xã hội đối với thương binh,
bệnh binh tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.
4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1.Đối tượng nghiên cứu
Công tác xã hội đối với thương binh, bệnh binh từ thực tiễn Trung tâm
Điều dưỡng thương binh Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian tiến hành nghiên cứu: Từ tháng 12/2015 đến 05/2016
Phạm vi không gian: Khảo sát, tìm hiểu trong phạm vi Trung tâm Điều
dưỡng thương binh Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.
Giới hạn nội dung nghiên cứu: Hỗ trợ xã hội, công tác xã hội đối với
thương binh, bệnh binh.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1.Phương pháp phân tích tài liệu
Sử dụng phương pháp này nhằm thu thập, tổng hợp, phân tích tài liệu từ

các văn bản pháp luật, tạp chí, các báo cáo khoa học để xây dựng cơ sở lý
luận cho đề tài nghiên cứu. Việc xác định một số khái niệm chính của đề tài

5


như: Thương binh, bệnh binh, ưu đãi xã hội, chính sách, chính sách xã hội,
công tác xã hội đối với thương binh, bệnh binh và tìm hiểu những quy định
chung về chế độ ưu đãi đối với thương binh, bệnh binh, tìm hiểu số liệu về
quy mô, cơ cấu và thực trạng hỗ trợ xã hội cho thương binh, bệnh binh trong
Trung tâm Điều dưỡng thương binh Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.
5.2.Phương pháp điều tra bảng hỏi
Phương pháp này tác giả sử dụng trên đối tượng là 30 thương binh, bệnh
binh tại đơn vị nghiên cứu nhằm thu thập thông tin, số liệu về thực trạng đời
sống của họ, thông qua đó phân tích và nhận diện những khó khăn mà đối
tượng đang gặp phải, làm cơ sở cho tác giả đề xuất những giải pháp ở phần sau.
Số liệu được xử lý sau khi điều tra được phân tích tại Chương 2 của luận văn.
5.3.Phương pháp phỏng vấn sâu
Kết hợp với điều tra bảng hỏi tác giả tiến hành phỏng vấn sâu cán bộ,
viên chức, lao động tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh Nho Quan, tỉnh
Ninh Bình, sau đó tổng hợp các câu trả lời nhằm có cái nhìn sâu hơn, cụ thể
hơn về những chương trình chăm sóc, trợ giúp thương binh, bệnh binh tại
Trung tâm.
5.4.Phương pháp quan sát
Với phương pháp này tác giả đến nhà một số gia đình thương binh, bệnh
binh của Trung tâm nhằm quan sát và tìm hiểu rõ hơn về cuộc sống thường
ngày của gia đình họ. Đồng thời quan sát một số hoạt động của các chương
trình chăm sóc thương binh, bệnh binh tại các khoa của Trung tâm với mục
đích tìm hiểu sâu hơn thực trạng công tác xã hội đối với đối tượng này tại đơn
vị nghiên cứu.

6.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1.Ý nghĩa lý luận
Đề tài này thuộc nhóm đề tài nghiên cứu nhu cầu ứng dụng lý thuyết,
phương pháp công tác xã hội vào việc giải quyết một vấn đề xã hội cụ thể.
6


Cụ thể là việc sử dụng hệ thống khái niệm, phạm trù, lý thuyết, phương
pháp của Công tác xã hội vào việc mô tả, phân tích thực trạng và đưa ra các
giải pháp về dịch vụ xã hội đối với thương binh, bệnh binh tại một đơn vị cụ
thể là Trung tâm Điều dưỡng thương binh Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.
6.2.Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu làm sáng tỏ hơn những chủ trương, chính sách hỗ
trợ, chế độ ưu đãi của Đảng và Nhà nước ta đối với thương binh, bệnh binh
đang được nuôi dưỡng tại các Trung tâm điều dưỡng người có công.
Kết quả nghiên cứu cũng góp phần giúp những người quản lý có thêm
cái nhìn toàn diện, tích cực trong công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách
của Đảng, Nhà nước đến mọi đối tượng chính sách, cán bộ, viên chức, lao
động và nhân dân, đồng thời tổ chức thực hiện đầy đủ kịp thời chế độ chính
sách đối với thương binh, bệnh binh.
Giúp cho thương binh, bệnh binh và người hưởng chính sách nhận ra vấn
đề và tiềm năng giải quyết vấn đề của mình. Bên cạnh đó, giúp họ hiểu rõ các
chế độ ưu đãi của Nhà nước đối với họ và các dịch vụ trợ giúp của công tác
xã hội.
Giúp cho nhân viên công tác xã hội nói riêng và các ngành khác nói
chung hiểu biết thêm về các chế độ ưu đãi, các dịch vụ hỗ trợ của công tác xã
hội đối với thương binh, bệnh binh và những yêu cầu cần thiết để trở thành
nhân viên xã hội chuyên nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc, trợ giúp thân chủ là
thương binh, bệnh binh nói chung và thương binh, bệnh binh đang được điều
trị, nuôi dưỡng tại các Trung tâm nói riêng.

7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu, các phụ lục, luận văn
có 3 chương sau đây:

7


Chương 1: Những vấn đề lý luận về công tác xã hội đối với thương binh,
bệnh binh.
Chương 2: Thực trạng công tác xã hội đối với thương binh, bệnh binh tại
Trung tâm Điều dưỡng thương binh Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.
Chương 3: Định hướng và các giải pháp thực hiện công tác xã hội đối
với thương binh, bệnh binh từ thực tiễn Trung tâm Điều dưỡng thương binh
Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.

8


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI
THƯƠNG BINH, BỆNH BINH
1.1. Khái niệm, đặc điểm, tâm lý và nhu cầu của thương binh,
bệnh binh
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của thương binh, bệnh binh
- Khái niệm người có công và người có công với cách mạng
Khái niệm người có công:
Theo nghĩa rộng: Người có công là những người không phân biệt tôn giáo,
tín ngưỡng, dân tộc, nam, nữ, tuổi tác, đã tự nguyện cống hiến sức lực, tài
năng, trí tuệ, có người đã hi sinh cả cuộc đời mình cho sự nghiệp dựng nước,
giữ nước và kiến thiết đất nước. Họ là người có những thành tích đóng góp

hoặc những cống hiến xuất sắc phục vụ lợi ích của đất nước, của dân tộc được
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận theo qui định của pháp luật.
Theo nghĩa hẹp: Người có công là những người không phân biệt tôn
giáo, tín ngưỡng, dân tộc, nam, nữ có những đóng góp, những cống hiến xuất
sắc trong thời kỳ trước cách mạng tháng Tám năm 1945, trong các cuộc
kháng chiến giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, được các cơ quan, tổ chức
có thẩm quyền công nhận theo quy định của pháp luật.
Khái niệm người có công với cách mạng: Theo Pháp lệnh ưu đãi người
có công với cách mạng, ban hành năm 2005 “Người có công cách mạng" là
những người:
Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945.
Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước
Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945.
Liệt sĩ.
Bà mẹ Việt Nam anh hùng.

9


Anh hùng Lực Lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động.
Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh.
Bệnh binh.
Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học.
Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày.
Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm
nghĩa vụ quốc tế.
Người có công giúp đỡ cách mạng.
Thân nhân của những người có công cách mạng.
-Khái niệm và đặc điểm của thương binh, bệnh binh
+Khái niệm thương binh, bệnh binh

Thương binh là quân nhân, công an nhân dân bị thương làm suy giảm
khả năng lao động từ 21% trở lên, được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp
"Giấy chứng nhận thương binh" và "Huy hiệu thương binh" thuộc một trong
các trường hợp sau đây: Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu; bị địch
bắt tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh, để lại thương tích
thực thể; làm nghĩa vụ quốc tế; đấu tranh chống tội phạm; dũng cảm thực hiện
công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh; dũng cảm cứu
người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân; làm nhiệm vụ quốc phòng, an
ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn. Trong đó được
chia ra làm 4 loại: thương binh loại 1 (mất sức lao động trên 81%), thương
binh loại 2 (mất sức lao động từ 61% - 80%), thương binh hạng 3 (mất sức lao
động từ 41% - 60%), thương binh loại 4 (mất sức lao động từ 21% -40%).
Người hưởng chính sách như thương binh là người không phải là quân
nhân, công an nhân dân, bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21%
trở lên thuộc một trong các trường hợp tại Điều 19 của Pháp lệnh ưu đãi
người có công (quy định về thương binh) được cơ quan có thẩm quyền cấp
"Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh".
10


Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh được gọi chung
là thương binh.
Bệnh binh là quân nhân, công an nhân dân mắc bệnh làm suy giảm khả
năng lao động từ 61% trở lên khi xuất ngũ về gia đình được cơ quan, đơn vị
có thẩm quyền cấp "Giấy chứng nhận bệnh binh " thuộc một trong các trường
hợp sau đây: Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu; hoạt động ở địa bàn
có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn từ 3 năm trở lên; hoạt động ở
địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn chưa đủ 3 năm nhưng
đã có đủ 10 năm trở lên công tác trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân;
đã công tác trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đủ 10 năm nhưng

không đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí; làm nghĩa vụ quốc tế; dũng cảm
thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh. Bệnh
binh là quân nhân, công an nhân dân mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao
động từ 41% đến 60% đã được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền công nhận
trước ngày 31 tháng 12 năm 1994.
Người có công với cách mạng bao gồm rất nhiều đối tượng nhưng trong
đề tài này tác giả sẽ đi sâu hơn về đối tượng thương binh bị vết thương sọ não
và bệnh binh bị bệnh tâm thần đang được quản lý, điều trị, nuôi dưỡng, phục
hồi chức năng và giải quyết chế độ chính sách tại Trung tâm Điều dưỡng
thương binh Nho Quan, tỉnh Ninh Bình vì họ là những người thiệt thòi hơn so
với những thương binh, bệnh binh và các đối tượng người có công khác.
+ Đặc điểm của thương binh, bệnh binh
Thương binh, bệnh binh có nhiều công lao, đóng góp cho cách mạng,
cho đất nước, thường là những người tuổi đã cao, sức khỏe yếu do tuổi tác,
thương tật, bệnh tật, họ tiếp tục có nhiều đóng góp xây dựng đất nước, luôn
trăn trở trước tình trạng của đất nước, họ luôn nhớ về quá khứ anh hùng của
cách mạng, của dân tộc, đất nước và những người cùng hoạt động cách mạng,

11


những đồng đội đã hi sinh; tình nguyện tham gia vào những hoạt động đi tìm
đồng đội; gắn kết nhau trong các ban liên lạc đồng ngũ, cùng bị tù đầy, cùng
chiến đấu…họ thường đi tiên phong trong đấu tranh phòng, chống tham
nhũng, quan liêu, lãng phí và bảo vệ những thành quả cách mạng. Họ là tấm
gương tiêu biểu, biểu tượng cho con cháu, dòng họ.
Tuy nhiên một bộ phận thương binh, bệnh binh có khó khăn về đời sống,
có tâm lý cho rằng con cháu, thế hệ trẻ không hiểu mình; có khoảng cách về
thế hệ, có nhiều tâm tư, nguyện vọng; khó tiếp cận với các nguồn vốn, kỹ
năng sản xuất kinh doanh kém; một số ít chán nản với cuộc sống có biểu hiện

công thần; Đặc biệt một số thương binh, bệnh binh bị thương tật, bệnh tật
nặng phải sống hết cuộc đời tại các Trung tâm điều dưỡng người có công.
1.1.2. Tâm lý và nhu cầu của thương binh, bệnh binh
* Đặc điểm tâm lý của thương binh, bệnh binh
Thương binh, bệnh binh là những người luôn có ý thức tự hào về quá
khứ cống hiến của mình cho cách mạng, có tinh thần trách nhiệm giữ gìn
phẩm chất đạo đức và truyền thống cách mạng. Đại bộ phận thương binh,
bệnh binh luôn gương mẫu trong đời sống và công tác, thể hiện thái độ trung
thành với chế độ mà mình đã hi sinh xương máu, sức lực để chiến đấu, bảo
vệ. Từ khi hoà bình lập lại cho đến nay nhiều người trong số họ dù mang
trong mình những thương tật, bệnh tật nhưng vẫn nỗ lực cố gắng vươn lên tìm
cho mình một công việc phù hợp để vượt qua khó khăn, góp phần xây dựng tổ
quốc. Nhiều người trở thành tấm gương lao động giỏi, chiến sĩ thi đua, nhà
khoa học, nhà quản lý có uy tín.
Mặt khác họ cũng thích được mọi người quan tâm chăm sóc hơn so với
người bình thường. Do có tâm trạng mặc cảm thấy thua thiệt những người có
điều kiện thuận lợi hơn trong công tác, học tập, cuộc sống vì vậy họ cảm thấy
mất mát quá lớn, nhất là các thương binh, bệnh binh nặng đang được điều trị
tại các Trung tâm điều dưỡng người có công.
12


Ngoài những đặc điểm tâm lý chung nói trên thương binh, bệnh binh
trong mỗi thời kỳ kháng chiến có những đặc điểm tâm lý riêng.
Đối với thương binh, bệnh binh nặng trong thời kỳ kháng chiến chống
Pháp: hiện nay số còn sống còn rất ít, còn sống thì tuổi đã cao, họ sống khiêm
tốn, giản dị ít đòi hỏi quyền lợi cá nhân. Nhu cầu vật chất giản dị, nhưng nhu
cầu tinh thần thông tin thời sự, chính trị lại khá cao, họ thích tìm hiểu và tham
gia bình luận tình hình thế giới và trong nước. Họ muốn có nhiều bạn bè để
cùng nhau ôn lại kỉ niệm về tháng năm chiến đấu hào hùng đã qua.

Đối với thương binh, bệnh binh thời kỳ kháng chiến chống Mỹ: đại đa
số họ ở độ tuổi trung niên, có trình độ văn hoá và chính trị, nhạy cảm với các
chính sách, chế độ của Đảng và Nhà nước, nhất là những vấn đề liên quan tới
họ. Họ có ý thức tự chủ, tự kiềm chế, đúng đắn, hăng hái nhiệt tình tham gia
các hoạt động xã hội cũng như các công tác khác được giao.
Tuy nhiên vẫn có một số ít đối tượng có tư tưởng công thần, ỷ vào công
lao cống hiến để đòi hỏi, thậm chí một số ít còn lợi dụng chính sách ưu đãi
của Đảng và Nhà nước để làm trái pháp luật.
Đối với tâm lý của thương binh, bệnh binh từ 1975 trở lại đây: chủ yếu
là những người bị thương, bệnh tật trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ
quốc. Phần lớn tuổi còn trẻ, trình độ văn hoá cao. Một số cũng khá lớn vẫn
nặng nề về tâm lý thấy thua thiệt so với người cùng trang lứa có điều kiện
sống tốt hơn nên có tâm lý bi quan, thiếu tin tưởng, nhất là số thương binh,
bệnh binh nặng đang được điều dưỡng tại các Trung tâm và một số thương
binh, bệnh binh còn gặp khó khăn trong cuộc sống, chưa tìm được việc làm.
* Nhu cầu của thương binh, bệnh binh
Cũng như mọi người, thương binh, bệnh binh rất cần có một cuộc sống
vật chất và tinh thần đầy đủ, no ấm và hạnh phúc, họ có nhu cầu được cải
thiện chỗ ở, được tạo công ăn việc làm và được tiếp cận các nguồn vốn, tiếp
13


cận quyền sử dụng đất. Mặt khác họ đã có nhiều cống hiến hi sinh, chịu nhiều
thiệt thòi mất mát vì sự nghiệp chung của dân tộc, do đó họ cần được mọi
người tôn vinh, kính trọng, quan tâm chăm sóc, chia sẻ, được lắng nghe, thấu
hiểu, động viên; được nghỉ ngơi, chăm sóc sức khỏe; được học tập, cung cấp
thông tin nhiều hơn để họ vơi đi nỗi đau mất mát, quên đi bệnh tật.
1.2. Những vấn đề lý luận về công tác xã hội đối với thương binh,
bệnh binh
1.2.1. Một số khái niệm

* Khái niệm công tác xã hội
Có nhiều khái niệm về công tác xã hội được đưa ra ở các góc độ khác nhau:
Theo từ điển Bách khoa ngành Công tác xã hội (1995) có ghi “Công tác
xã hội là một khoa học ứng dụng nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của
con người, tạo ra những chuyển biến xã hội và đem lại nền an sinh cho người
dân trong xã hội”.[20,tr.12]
Công tác xã hội ở Việt Nam cũng được các tác giả xem xét từ những khía
cạnh khác nhau điển hình có tác giả Nguyễn Thị Oanh cho rằng: Công tác xã
hội là hoạt động thực tiễn, mang tính tổng hợp được thực hiện và chi phối bởi
các nguyên tắc, phương pháp hỗ trợ cá nhân, nhóm và cộng đồng giải quyết
vấn đề. Công tác xã hội theo đuổi mục tiêu vì phúc lợi, hạnh phúc con người
và tiến bộ xã hội’’. [22,tr.26]
Công tác xã hội tại Việt Nam cũng được xem như là sự vận dụng các lý
thuyết khoa học về hành vi con người, về hệ thống xã hội nhằm khôi phục lại
các chức năng xã hội và thúc đẩy sự thay đổi vai trò của cá nhân, nhóm, cộng
đồng người yếu thế hướng tới bình đẳng và tiến bộ xã hội. Đây là lĩnh vực
cung cấp các dịch vụ chuyên môn góp phần giải quyết những vấn đề xã hội
liên quan tới con người để thỏa mãn những nhu cầu căn bản, mặt khác góp
phần giúp cá nhân tự nhận thức về vị trí, vai trò xã hội của mình. [20, tr.17]
14


Và như vậy ta có thể hiểu một cách chung nhất theo như định nghĩa của
tác giả Bùi Thị Xuân Mai: “Công tác xã hội là một nghề, một hoạt động
chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao
năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội, đồng thời thúc
đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá
nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội, góp
phần đảm bảo an sinh xã hội”. [20,tr.19]
* Công tác xã hội đối với thương binh, bệnh binh

Hiện nay, công tác xã hội trên thế giới chủ yếu hướng đến các đối
tượng như người nghèo, người cao tuổi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó
khăn, người nhiễm HIV/AIDS, mại dâm… Tuy nhiên, Việt Nam là một đất
nước đã phải trải qua những cuộc chiến tranh tàn khốc với nhiều sự hi sinh,
mất mát và đau thương nên ngoài những đối tượng chủ yếu của công tác xã
hội ở trên thì Việt Nam còn có nhóm đối tượng quan trọng nữa của công tác
xã hội đó là người có công mà trong nhóm này đối tượng chiếm phần khá lớn
là thương binh, bệnh binh. Đây là nhóm đối tượng cũng luôn cần sự trợ giúp
của công tác xã hội. Với đối tượng này công tác xã hội không chỉ can thiệp
giải quyết vấn đề cá nhân do những hạn chế về sức khỏe thể chất, tinh thần
mà còn có thể cung cấp, kết nối họ tiếp cận những nguồn lực nhằm giải quyết
những vấn đề khó khăn trong cuộc sống. Những trợ giúp của nhân viên công
tác xã hội được thực hiện bằng các phương pháp chuyên môn như công tác xã
hội cá nhân, công tác xã hội nhóm hay công tác xã hội với cộng đồng cùng
với các kỹ năng như: giao tiếp, tham vấn, đánh giá vấn đề, biện hộ, can thiệp
khủng hoảng, kết nối, truyền thông…
Và như vậy chúng ta có thể hiểu một cách ngắn gọn nhất thì công tác xã
hội đối với thương binh, bệnh binh là một hoạt động chuyên nghiệp của công
tác xã hội nhằm trợ giúp thương binh, bệnh binh giải quyết các vấn đề khó
15


khăn mà họ đang gặp phải từ đó giúp họ phục hồi, phòng ngừa hay nâng cao
năng lực để tăng cường chức năng xã hội, tạo ra những thay đổi về vai trò, vị
trí của họ để giúp họ hòa nhập xã hội, đồng thời thúc đẩy các điều kiện xã hội
để họ tiếp cận được với chính sách, nguồn lực và dịch vụ xã hội nhằm đáp ứng
những nhu cầu cơ bản và quyền của họ để góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
1.2.2. Các lý thuyết tiếp cận trong công tác xã hội với thương binh,
bệnh binh
- Lý thuyết là “công cụ” tư duy khoa học khi thực hiện các hoạt động

khoa học nhất định. Trong hệ thống lý thuyết có rất nhiều lý thuyết khác
nhau. Mỗi lý thuyết đều có những ưu nhược điểm nhất định và được các nhà
khoa học, nhà nghiên cứu ứng dụng một cách linh hoạt vào đề tài của mình.
Trong đề tài “ Công tác xã hội đối với thương binh, bệnh binh từ thực tiễn
Trung tâm Điều dưỡng thương binh Nho Quan, tỉnh Ninh Bình”tác giả sẽ vận
dụng lý thuyết nhu cầu và lý thuyết về quyền con người.
* Lý thuyết nhu cầu
Là con người xã hội, mỗi người cần có những nhu cầu, nhu cầu về vật
chất và nhu cầu về tinh thần. Các nhu cầu của con người thường rất đa dạng,
phong phú và phát triển. Nhu cầu con người phản ánh mong muốn chủ quan
hoặc khách quan tùy theo hoàn cảnh sống, yếu tố văn hóa, nhận thức và vị trí
xã hội của họ.
Để tồn tại, con người cần phải được đáp ứng các nhu cầu thiết yếu cơ bản
cần cho sự sống như ăn mặc, nhà ở, chăm sóc y tế… để phát triển con người
cần được đáp ứng các nhu cầu cao hơn, như: nhu cầu được an toàn, được học
hành, được yêu thương, được tôn trọng và khẳng định. Xét cho cùng sự vận
động và phát triển của xã hội loài người nhằm mục đích đáp ứng ngày càng
cao nhu cầu của con người. Việc đáp ứng các nhu cầu con người chính là
động cơ thúc đẩy con người tham gia hoạt động sản xuất, hoạt động xã hội.
16


Nhà tâm lý học người Mỹ Abraham Maslow được xem là cha đẻ của lý
thuyết nhu cầu. Theo Maslow, nhu cầu của con người được sắp xếp theo thứ
tự bậc thang từ thấp tới cao - từ các nhu cầu thiết yếu nhất tới các nhu cầu thứ
yếu, cao hơn. Khi con người thoả mãn được nhu cầu cấp thấp rồi thì sẽ tiến
tới thoả mãn các nhu cầu cấp cao hơn. [1,tr.17]
Theo đó, ông chia nhu cầu của con người thành 5 thang bậc từ thấp đến
cao đó là: nhu cầu sống, nhu cầu an toàn, nhu cầu thuộc về một nhóm nào đó,
nhu cầu được tôn trọng và cuối cùng là nhu cầu hoàn thiện.

Vận dụng lý thuyết nhu cầu của A.Maslow trong nghiên cứu tác giả tìm
hiểu nhu cầu của thương binh, bệnh binh theo năm bậc thang về nhu cầu. Từ
đó xem xét các nhu cầu nào đã được đảm bảo, nhu cầu nào chưa được đảm
bảo, đảm bảo ở mức độ nào, có ưu tiên đáp ứng nhu cầu nào trước, nhu cầu
nào sau hay theo trình tự các bậc nhu cầu của nhà tâm lý học A.Maslow.
Dựa theo thang nhu cầu của Maslow thì tác giả nhận thấy hiện nay
thương binh, bệnh binh đang có những nhu cầu như sau:
- Đầu tiên là về nhu cầu sống : Sau những năm tháng tham gia chiến đấu,
công tác ở những nơi gian khổ trở về với cuộc sống đời thường thương binh,
bệnh binh gặp nhiều khó khăn hơn để theo kịp nhịp sống thay đổi từng ngày.
Bởi hầu hết họ tuổi đã cao, sức khỏe suy giảm nhiều vì thương tật, bệnh tật
thiếu thốn kinh nghiệm trong làm ăn, không có nguồn vốn để đầu tư, trình độ
tay nghề thấp hoặc không có, chính vì vậy đời sống của họ hầu hết còn gặp
nhiều khó khăn. Cuộc sống của bản thân và gia đình chỉ có thể trông chờ vào
khoản trợ cấp hàng tháng ít ỏi so với những khoản chi tiêu hàng ngày. Đặc
biệt hơn thế nữa một số thương binh, bệnh binh đang còn phải sống trong
những Trung tâm điều dưỡng người có công thì gia đình họ gặp không ít khó
khăn trong cuộc sống.

17


- Nhu cầu an toàn: Hơn ai hết, thương binh, bệnh binh luôn là những
người hiểu được sự tàn khốc, mất mát do chiến tranh gây ra, vậy nên họ luôn
mong muốn được sống trong khung cảnh hòa bình, được gia đình, người thân
và cộng đồng đùm bọc, yêu thương, quan tâm, chăm sóc và chia sẻ những niềm
vui, nỗi buồn cùng họ, bên cạnh đó họ còn muốn được khám chữa bệnh, được
cung cấp các dụng cụ trợ giúp, chỉnh hình phục hồi chức năng phù hợp với
thương tật, bệnh tật của họ để giúp cho họ sinh hoạt hàng ngày được tốt hơn.
-Nhu cầu thuộc về một nhóm nào đó: Thương binh, bệnh binh phần lớn

là những người tuổi đã cao vì vậy họ luôn có nhu cầu giao tiếp, nhu cầu về sự
yêu thương chia sẻ, họ không muốn sự cô đơn, bị xã hội lãng quên, họ mong
muốn có hạnh phúc gia đình, được tham gia và thuộc vào một nhóm, một hội
nào đó như là Hội Cựu chiến binh, Hội Người cao tuổi…
- Nhu cầu được tôn trọng: Đối với thương binh, bệnh binh thì đây là một
nhu cầu cực kì quan trọng bởi lẽ họ là những người có nhiều công lao, đóng
góp cho cách mạng, cho Tổ quốc vì vậy họ luôn muốn được cộng đồng mà
đặc biệt là thế hệ trẻ tôn vinh, kính trọng, xem họ là tấm gương để noi theo và
thừa nhận những giá trị mà họ đã làm nên cho lịch sử nước nhà.
- Nhu cầu hoàn thiện: Trong cuộc sống thương binh, bệnh binh cũng
mong muốn tự khẳng định mình và được xã hội tạo điều kiện để hoàn thiện và
phát triển cá nhân. Cụ thể họ muốn được nói lên tiếng nói của họ, được tham
gia vào xây dựng Đảng, Nhà nước, tham gia vào các hoạt động xã hội…
* Lý thuyết về quyền con người
Tiếp cận dựa trên quyền con người là một khung lý thuyết có chứa đựng
các nguyên tắc, tiêu chuẩn và mục tiêu của hệ thống quyền con người trong
quá trình lập kế hoạch và tiến trình thực hiện hoạt động công tác xã hội.
[20,tr.167]
Cách tiếp cận này lấy nền tảng cơ bản chính là hệ thống quyền con người
đã được pháp luật quốc tế bảo vệ. Nhân viên công tác xã hội cần dựa trên hệ
18


thống quyền con người để xây dựng các phương pháp và hoạt động của những
mô hình phát triển xã hội. Cách tiếp cận này luôn đưa ra đối tượng tác động
cụ thể, đó chính là con người với quyền cơ bản của mình.
Trên phương diện vĩ mô, cách tiếp cận dựa trên quyền con người đề cập
đến tầm quan trọng của Nhà nước và Chính phủ trong mối quan hệ tương
quan với công dân của họ về mặt quyền và nghĩa vụ. Cách tiếp cận theo
quyền lôi kéo sự chú ý của Nhà nước về mặt chăm lo đời sống của những

người dân dễ bị tổn thương kể cả những công dân không thể tự mình đứng lên
đòi quyền lợi cho mình.
Cũng giống như cách tiếp cận khác, tiếp cận dựa trên quyền con người
nhằm hướng đến việc cải thiện hoàn cảnh sống của con người, tập trung vào
nhu cầu, vấn đề và tiềm năng của họ. Theo cách này, cách tiếp cận dựa trên
quyền có đề cập đến những vấn đề luôn được coi là trọng yếu đối với sự phát
triển, như là thực phẩm, nước, nhà ở, y tế. Vì vậy, quyền con người vượt lên
trên ý niệm về nhu cầu cơ bản mà chứa đựng một cái nhìn nhân đạo hơn về
con người, về khía cạnh công dân, chính trị, xã hội, kinh tế và vai trò văn hóa.
Đồng thời, nhắc đến quyền con người là nói đến nghĩa vụ và trách nhiệm,
trong khi đó cách tiếp cận theo nhu cầu sẽ không đề cập đến.
Tiếp cận quyền con người là cách tiếp cận mang tính nhân văn. Coi trọng
con người với những quyền mà họ được hưởng, đó là quan điểm hướng tới
giá trị nhân văn cao đẹp về con người. Với cách tiếp cận này, đối tượng dù
đang gặp phải vấn đề khó khăn cũng được tôn trọng như là một con người với
đầy đủ các giá trị. Tiếp cận dựa trên quyền con người là trung tâm, tập trung
vào nhu cầu và tiềm năng của họ để đi tới giải quyết vấn đề. Tiếp cận dựa trên
quyền con người giúp nhân viên công tác xã hội hướng đến các giải pháp
mang tính bền vững.

19


Như vậy theo thuyết này thì thương binh, bệnh binh cần phải có
quyền được chăm sóc về thể chất, về tinh thần, có quyền được được phát
triển, quyền được tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước; tham gia các hoạt
động xã hội.
Vận dụng lý thuyết này, tác giả sẽ đóng vai trò là người biện hộ, người
tập huấn để trợ giúp thương binh, bệnh binh nâng cao nhận thức, giúp họ tự
nhận ra và quyết định việc tham gia của họ với vai trò là chủ động vào quá

trình tìm kiếm sự công bằng cho bản thân và cho nhóm những người cùng
hoàn cảnh với họ, để họ nhận thức rõ được quyền và lợi ích hợp pháp mà họ
được hưởng. Đồng thời giúp họ nói lên tiếng nói của mình đối với những cấp
chính quyền cao hơn.
1.2.3. Các nội dung công tác xã hội với thương binh, bệnh binh
Công tác xã hội được xem là một lĩnh vực hoạt động nhằm giúp đỡ các
cá nhân, gia đình và cộng đồng gặp khó khăn để họ có thể thực hiện tốt các
chức năng xã hội. Công tác xã hội triển khai các hoạt động cung cấp dịch vụ
cho con người, một mặt giúp đỡ những người gặp khó khăn, nâng cao năng
lực, khả năng ứng phó và giải quyết các vấn đề khó khăn của họ. Mặt khác,
hoạt động công tác xã hội giúp những người khó khăn tiếp cận các nguồn lực
xã hội để đáp ứng các nhu cầu cá nhân, ngăn ngừa, phòng chống các vấn đề
xã hội có thể xảy ra.
* Hoạt động hỗ trợ nguồn lực cho thương binh, bệnh binh
- Thúc đẩy, phục hồi, duy trì, nâng cao năng lực và tăng cường khả năng
tự giải quyết vấn đề của thương binh, bệnh binh thông qua hoạt động trợ giúp,
phòng ngừa và phát huy nguồn lực trong xã hội. Bằng các kiến thức kỹ năng
chuyên môn, nhân viên công tác xã hội trợ giúp đối tượng giải quyết vấn đề
thông qua các hoạt động kết nối nguồn lực, giới thiệu dịch vụ, phát huy tiềm
năng, nội lực và ngoại lực của các nhóm đối tượng để giúp họ tự giải quyết
20


×