Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Công tác xã hội đối với người tâm thần cao tuổi từ thực tiễn trung tâm trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần ở tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1005.7 KB, 92 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHẠM VIỆT HƯNG

CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI TÂM THẦN CAO TUỔI
TỪ THỰC TIỄN TRUNG TÂM TRỢ GIÚP XÃ HỘI VÀ PHỤC HỒI
CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI TÂM THẦN TỈNH PHÚ THỌ
Chuyên ngành : Công tác xã hội
Mã số

: 60 90 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. NGUYỄN HỮU MINH

Hà Nội, 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
hoàn toàn trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác trong cùng lĩnh
vực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất
kỳ công trình khoa học nào khác. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời
cam đoan này.

Tác giả luận văn


PHẠM VIỆT HƯNG


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.............................................................................................................................1
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI
VỚI NGƯỜI TÂM THẦN CAO TUỔI TỈNH PHÚ THỌ ......................................9
1.1. Lý luận về người tâm thần ..........................................................................................9
1.2. Lý luận về công tác xã hội đối với người tâm thần cao tuổi................................. 14
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội đối với người tâm thần cao tuổi ...... 32
1.4. Các văn bản pháp lý liên quan đến công tác xã hội đối với người tâm thần....... 38
Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI TÂM
THẦN CAO TUỔI TẠI TRUNG TÂM TRỢ GIÚP XÃ HỘI VÀ PHỤC
HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI TÂM THẦN TỈNH PHÚ THỌ .................. 40
2.1. Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu ........................................................... 40
2.2. Hoạt động công tác xã hội đối với người tâm thần cao tuổi tại Trung tâm Trợ
giúp xã hội và Phục hồi chức năng cho người tâm thần tỉnh Phú Thọ. ...................... 46
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội đối với người tâm thần cao tuổi tại Trung
tâm ................................................................................................................................................. 53

Chương 3. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XÃ
HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI TÂM THÂN CAO TUỔI TẠI TRUNG TÂM ........... 62
3.1. Nhóm giải pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng ...................... 62
3.2. Nhóm biện pháp nâng cao năng lực........................................................................ 67
3.3. Nhóm biện pháp đổi mới các hoạt động công tác xã hội đối với người tâm
thần tại Trung tâm. ........................................................................................................... 69
3.4. Nhóm biện pháp về xây dựng và phát huy mô hình công tác xã hội đối với
người tâm thần cao tuổi ................................................................................................... 75
KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 78
DANH MUC TÀI LIỆU THAM KHẢO…...................................................... ........81



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT

Chữ viết tắt

Chữ đầy đủ

1

CTXH

Công tác xã hội

2

NTT

Người tâm thần

3

NTTCT

Người tâm thần cao tuổi

4


NCT

Người cao tuổi

10

NVCTXH

Nhân viên công tác xã hội

TTTGXH&PHCNCNTT

Trung tâm trợ giúp xã hội và phục hồi

6

chức năng cho người tâm thần

7

PHCNTLXH

Phục hồi chức năng tâm lý xã hội

8

PHCN

Phục hồi chức năng


9

Sở LĐ-TB&XH

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

10

TG&CTS

Trợ giúp và can thiệp sớm

Trung tâm

Trung tâm trợ giúp xã hội và phục hồi

11

chức năng cho người tâm thần tỉnh Phú
Thọ


DANH MỤC CÁC HÌNH, HỘP

TÊN HÌNH/HỘP

STT

TRANG


Hình 1.1

Thang nhu cầu của M.Aslow

20

Hình 2.1

Sơ đồ tổ chức của Trung tâm trợ giúp xã hội và phục

43

hồi chức năng cho người tâm thần tỉnh Phú Thọ
Hình 2.2

Mô hình trợ giúp của nhân viên CTXH

58

Hình 3.1

Các bên tham gia phục hồi chức năng cho NTTCT tại

75

cộng đồng
Hộp 2.1

Đánh giá của người nhà bệnh nhân tâm thần cao tuổi


49

về CTXH tại Trung tâm
Hộp 2.2

Những kiến nghị của gia đình bệnh nhân

51

Hộp 2.3

Nhận thức, thái độ và hành động với người tâm thần

59

và NTTCT của người dân địa phương
Hộp 3.1

Một số hình thức tuyên truyền nâng cao nhận thức của

64

cộng đồng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ về CTXH đối với
NTTCT
Hộp 3.2

Những thói quen và nhận thức của người dân dẫn đến

65


bệnh tâm thần gia tăng.
Hộp 3.3

Nội dung cần được tập huấn để nâng cao năng lực

69

CTXH đối với NTT
Hộp 3.4

Những biện pháp đổi mới nội dung và phương thức
thực hiện CTXH đối với NTTCT tại Trung tâm

70


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay số lượng người cao tuổi (NCT) ở Việt Nam không ngừng gia
tăng. Theo một cuộc thống kê điều tra dân số, ước tính đến năm 2020, tỷ lệ
người cao tuổi có thể chiếm khoảng 18% dân số. Cùng với sự gia tăng các
bệnh thực thể, các rối loạn tâm thần (RLTT) cũng là bạn đồng hành của
những NCT... Năm 2012, Hội Alzheimer quốc tế đánh giá có tới 4,7% người
trên 60 tuổi bị bệnh Alzheimer (chiếm khoảng 50% các trường hợp sa sút tâm
thần), tương đương 35,6 triệu người chung sống với bệnh Alzheimer và sẽ
tăng gấp 2 lần mỗi 20 năm. Khoảng 60-80% trường hợp sa sút tâm thần do
thoái hóa thần kinh não bộ như bệnh Alzheimer, các bệnh thoái hóa thần kinh
khác cũng là nguyên nhân sa sút tâm thần như bệnh Parkinson, bệnh
Huntington. Một số bệnh gây tổn hại não bộ như đột quỵ do nguyên nhân
mạch máu, bệnh xơ vữa mạch máu như tăng huyết áp, tăng cholesterol…

Ngoài ra còn có các bệnh lý khác như chấn thương sọ não, u não, xơ cứng rải
rác lan tỏa, sử dụng ma túy… cũng có thể dẫn tới sa sút tâm thần.
Người cao tuổi rất cần được chăm sóc cả về thể chất lẫn tinh thần. Khi
bị bệnh phải được phát hiện và chăm sóc điều trị kịp thời. Khi bị mắc các
bệnh về tâm thần người già mất đi khả năng sống độc lập vì họ bị hạn chế
về vận động, yếu về thể chất, nhiều người sống cô đơn, bị mất người thân,
không ít người bị ngược đãi, nghèo đói, sự cô lập xã hội, mất tự do… đang
ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của họ. Sự đoàn kết, mối liên hệ lỏng
lẻo giữa các thế hệ đang ngày càng giảm xuống đẩy người già vào nỗi cô đơn
buồn chán, khiến họ dễ bị các rối loạn tâm thấn.Nên người cao tuổi khi mắc
các bệnh tâm thần rất cần được trợ giúp và cần tuân thủ một chương trình
điều trị thích hợp, giúp cải thiện các triệu chứng ngày càng tốt hơn. Người
bệnh sẽ cảm thấy sinh lực trở lại để làm những công việc mà mình yêu thích,

1


mọi đau đớn và các suy nghĩ bất ổn cũng qua đi và vượt lên tất cả là ý nghĩ,
cái nhìn toàn cục mới mẻ về cuộc sống.
Đó chính là điều mà tất cả chúng ta ai cũng cần hướng tới. Vấn đề đặt
ra là nhân viên y tế, nhân viên công tác xã hội, người nhà bệnh nhân và cả
người thân bệnh nhân cần được đào tạo hướng dẫn chăm sóc chuyên nghiệp
nhằm giữ sự sa sút sức khỏe ở mức thấp nhất, cùng với các hỗ trợ xã hội cải
thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân sa sút tâm thần.
Ở Việt Nam chưa có cuộc tổng điều tra về sức khoẻ tâm thần song
những số liệu từ các cuộc khảo sát lớn của các cơ quan chức năng cho thấy,
số lượng người bị các bệnh liên quan đến sức khoẻ tâm thần ngày một tăng.
Mục tiêu của đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm
thần, rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011- 2020 do Thủ tướng
Chính phủ ban hành, xác định : “90% số người tâm thần có hành vi nguy

hiểm đến gia đình, cộng đồng và số người tâm thần lang thang được phục hồi
chức năng luân phiên tại các cơ sở bảo trợ xã hội; 90% số người rối nhiễu tâm
trí có nguy cơ cao bị tâm thần, người tâm thần được tư vấn, trị liệu tâm lý và
sử dụng các dịch vụ CTXH khác” Tuy nhiên, để thực hiện được mục tiêu dự
án còn này của Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm
thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011 - 2020 do Thủ
tướng Chính phủ ban hành. Tuy nhiên, để thực hiện mục tiêu dự án này còn
khá nhiều vấn đề cần quan tâm giải quyết.Trước hết là nhu cầu về nhân viên
CTXH chưa được đáp ứng. Dù người bệnh được điều trị ở cộng đồng hay các
cơ sở y tế thì họ cũng luôn cần sự chăm sóc, giúp đỡ của nhân viên CTXH.
Hiện nay, có 18 trung tâm điều dưỡng, phục hồi chức năng cho người tâm
thần thuộc diện quản lý của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tại 17 tỉnh,
thành phố còn rất yếu và đặc biệt là công tác xã hội với người tâm thần cao
tuổi. Trong bài tham luận Thảo Quốc Tế về Phát Triển Nghề Công tác Xã

2


Hội, tổ chức tại Đà Nẵng, ngày 3-4 tháng 11/2009 . Số ca được chẩn đoán
hoặc tự biết mình có rối nhiễu tâm trí chỉ chiếm không quá 20%. 80% còn lại
là không biết mình có bệnh do vậy, người bệnh hoàn toàn không được chăm
sóc theo đúng nghĩa của khái niệm chăm sóc SKTT [21]. Có thế nói, việc
nâng cao hiệu quả của các nhân viên công tác xã hội chăm sóc cho người tâm
thân cao tuổi có ý nghĩa rất lớn đối với cuộc sống của họ.
Từ những lý do đó chúng tôi chọn đề tài: “Công tác xã hội đối với
người tâm thần cao tuổi từ thực tiễn trung tâm trợ giúp xã hội và phục hồi
chức năng cho người tâm thần ở tỉnh Phú Thọ”
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Một đề tài cấp Nhà nước có quy mô khảo sát lớn, theo tiêu chuẩn quy
định của quốc tế trên diện rộng gồm 67.380 người ở 8 vùng địa lý và 7 vùng

kinh tế xã hội khác nhau, cho thấy chỉ tính trên 10 mã bệnh phổ biến, nước ta
đã có 15% dân số bị các bệnh liên quan đến sức khoẻ tâm thần. Trong khi đó,
quy chuẩn của nhân loại cũng như ở Việt Nam, có tới hơn 300 mã bệnh tâm
thần. [33]. Người tâm thần dù ở bất kỳ quốc gia nào cũng rất cần sự quan tâm
trợ giúp của người thân, cộng đồng, các dịch vụ xã hội. Đặc biệt là công tác xã
hội với NTTCT, hiện nay ở Việt Nam chưa có một nghiên cứu nào về lĩnh vực
này, nên việc chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu này không được dựa trên sự kế
thừa của các nghiên cứu trước đó về công tác xã hội với NTTCT, chúng tôi chỉ
tham khảo những nghiên cứu từ góc độ y tế để tìm hiểu về đặc điểm và nhu cầu
của người bệnh. Tuy nhiên căn cứ vào tình hình thực tế hoạt động tại TTTGXH
& PHCNCNTT Tỉnh Phú Thọ cùng với những kiến thức về công tác xã hội
trong thời gian được đào tạo chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu về vấn đề này
nhằm đưa ra những đề xuất, kiến nghị đem lại lợi ích cho sức khỏe tâm trí
người Việt Nam nói chung và những vấn đề về CTXH với NTTCT.

3


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác xã hội
đối với NTTCT qua thực tế tỉnh Phú Thọ. Từ đó đề xuất các giải pháp để thúc
đẩy công tác xã hội đối với NTTCT tại Trung tâm
Nghiên cứu các yếu tố tác động đến công tác xã hội đối với NTTCT
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa các cơ sở lý luận về người tâm thần, các lý thuyết được
áp dụng trong công tác xã hội đối với NTTCT
Đánh giá thực trạng CTXH đối với NTTCT tại địa bàn tỉnh Phú Thọ
Nhận diện các yếu tố tác động đến CTXH đối với NTTCT tại địa bàn
tỉnh Phú Thọ

Đề xuất các giải pháp thúc đẩy hoạt động CTXH đối với NTTCT từ
thực tiễn Trung tâm
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động của công tác xã hội đối với NTTCT tại Trung tâm Trợ giúp xã
hội và Phục hồi chức năng cho người tâm thần (TTTGXH &PHCNCNTT) tỉnh
Phú Thọ
4.2. Khách thể nghiên cứu
Cán bộ làm công tác trợ giúp xã hội và Phục hồi chức năng cho
NTTCT tại đơn vị
Người tâm thần cao tuổi tại Trung tâm Trợ giúp xã hội và Phục hồi
chức năng cho người tâm thần tỉnh Phú Thọ.

4


5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Dựa trên quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước
trong công tác Trợ giúp xã hội và Phục hồi chức năng cho NTTCT của nước
Việt Nam và của riêng tỉnh Phú Thọ hiện nay.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích tài liệu
Là phương pháp sử dụng các kỹ thuật chuyên môn nhằm thu thập thông
tin, số liệu, tài liệu từ các nguồn tài liệu đã được công bố hoặc rút ra từ các
nguồn tài liệu những thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu.
+ Đọc và tìm hiểu các giáo trình, tài liệu có liên quan đến CTXH như:
Nhập môn CTXH, Lý thuyết CTXH, CTXH nhóm, CTXH với người tâm thần
, CTXH với người cao tuổi
+ Phân tích những công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến vấn

đề CTXH đối với người tâm thần, người tâm thần phân liệt.
+ Đọc và phân tích các tài liệu, báo cáo để đánh giá thực trạng công tác
xã hội đối với người tâm thần cao tuổi.
+ Đọc, tìm hiểu và phân tích, đánh giá các tài liệu liên quan đến chính
sách hỗ trợ đối với người tâm thần.
- Phương pháp quan sát
+ Quan sát là phương pháp thu thập thông tin của nghiên cứu thông qua
các tri giác như nghe, nhìn, để thu thập các thông tin từ thực tế xã hội nhằm
đáp ứng mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp quan sát để quan sát
các hoạt động bao gồm: giờ giấc sinh hoạt, điều trị, nghỉ ngơi, lao động, tư
vấn trong một ngày, một tuần, một tháng để hiểu rõ về thực trạng người tâm

5


thần cao tuổi đang được nuôi dưỡng trong Trung tâm Trợ giúp xã hội và phục
hồi chức năng cho người tâm thần tỉnh Phú Thọ.
- Phương pháp phỏng vấn sâu (cán bộ trực tiếp chăm sóc người tâm thần cao
tuổi)
Là phương pháp thu thập thông tin qua hỏi đáp. Phương pháp này được
sử dụng để tìm hiểu sâu sác về các phản ứng, suy nghĩ, thái độ tình cảm, động
cơ, quan điểm, chính kiến của các đối tượng được phỏng vấn đối với các vấn
đề liên quan.
Trong nghiên cứu, tác giả sử dụng phỏng vấn sâu để tìm hiểu về đời
sống, tâm tư nguyện vọng cũng như nhu cầu của người tâm thần cao tuổi
trong Trung tâm trợ giúp xã hội phục hồi chức năng cho người tâm thần tỉnh
Phú Thọ và thuận lợi, khó khăn gặp phải của đội ngũ cán bộ khi thực hiện
chính sách trợ giúp người tâm thần cao tuổi tại Trung tâm.
Đối tượng phỏng vấn : gia đình, con hoặc vợ ( chồng) NTTCT có

người nhà ở các mức độ tâm thần: nặng, ổn định, thuyên giảm, cán bộ quản lý
Trung tâm, cán bộ của Trung tâm.
Dung lượng mẫu:10 phiếu
Cơ cấu mẫu: Gia đình bệnh nhân 3, cán bộ 05, cán bộ quản lý 02.
Chúng tôi sử dụng câu hỏi phỏng vấn sâu nhằm tìm hiểu các thông tin liên
quan đến việc tìm hiểu thực tiễn các hoạt động đối với NTTCT tại Trung tâm,
Các giải pháp cung cấp dịch vụ CTXH cho NTTCT tại Trung tâm.
Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Chúng tôi lấy ý kiến của các nhà
khoa học, các nhà công tác xã hội, các cán bộ giảng dạy có thâm niên và kinh
nghiệm trong lĩnh vực công tác xã hội đối với các nhóm yếu thế về các vấn
đề: Các khái niệm khoa học, những luận cứ khoa học, thực trạng công tác xã
hội đối với người tâm thần cao tuổi, cách tổ chức thực nghiệm khoa học và
cách xây dựng hệ thống câu hỏi phỏng vấn

6


Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động: Chúng tôi nghiên
cứu kết quả của các hoạt động công tác xã hội tại trung tâm. Trên cơ sở đó
đánh giá thực trạng công tác xã hội đối với người tâm thần cao tuổi tại trung
tâm và đề các biện pháp thích hợp.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phân làm sáng tỏ lý luận về CTXH
với người cao tuổi tâm thần (NTTCT), qua đó bổ xung và làm phong phú
thêm cách nhìn nhận và đánh giá CTXH với NTTCT tại Trung tâm trợ giúp
xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần tỉnh Phú Thọ (TTTGXH
&PHCNCNTT )
Kết quả nghiên cứu còn là đề tài tham khảo hữu ích đối với các học giả,
nhà khoa học, nhà nghiên cứu, chuyên gia quan tâm đến lĩnh vực CTXH với

NCT và NTTCT
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ có cái nhìn tổng quan về tâm sinh lý
người cao tuổi cũng như CTXH với người tâm thần cao tuổi qua thực tế tại
TTTGXH & PHCNCNTT tỉnh Phú Thọ, từ đó nâng cao trách nhiệm của mọi
người cùng với sự hỗ trợ của nhà nước nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho NCT
và NTTCT.
Chỉ ra được tầm quan trọng của NVCTXH với NTTCT cũng như các
đối tượng yếu thế trong xã hội.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 3
chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về công tác xã hội đối với người tâm thần
cao tuổi

7


Chương 2: Thực trạng công tác xã hội đối với người tâm thần cao tuổi
tại Trung tâm Trợ giúp xã hội và Phục hồi chức năng cho người tâm thần tỉnh
Phú Thọ
Chương 3: Các biện pháp nâng cao hiệu quả thực hiện công tác xã hội
đối với người tâm thần cao tuổi tại Trung tâm Trợ giúp xã hội và Phục hồi
chức năng cho người tâm thần tỉnh Phú Thọ .

8


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI

ĐỐI VỚI NGƯỜI TÂM THẦN CAO TUỔI TỈNH PHÚ THỌ
1.1. Lý luận về người tâm thần
1.1.1. Một số khái niệm
* Khái niệm về bệnh tâm thần
Là những bệnh do hoạt động của não bộ bị rối loạn do nhiều nguyên
nhân khác nhau gây ra: nhiễm khuẩn, nhiễm độc, sang chấn tâm thần, bệnh
cơ thể… làm rối loạn chức năng phản ánh thực tại. Các quá trình cảm giác,
tri giác, tư duy, ý thức, bị sai lệch cho nên bệnh nhân tâm thần có những ý
nghĩ, cảm xúc, hành vi, tác phong không phù hợp với thực tại, với môi trường
xung quanh. [23].
Phạm vi các bệnh tâm thần rất rộng. Bệnh tâm thần là loại bệnh rất phổ
biến, công nghiệp ngày càng phát triển, sự tập trung dân cư vào các thành phố
ngày càng đông, cuộc sống ngày càng căng thẳng thì bệnh ngày càng tăng. Có
những bệnh tâm thần nặng (các bệnh loạn thần), quá trình phản ánh thực tại
sai lệch trầm trọng, hành vi, tác phong bị sai lệch nhiều. Có những bệnh nhân
tâm thần nhẹ (các bệnh tâm căn, nhân cách bệnh), quá trình phản ánh thực tại
cũng như hành vi tác phong rối loạn ít, bệnh nhân vẫn còn có thể sinh hoạt,
lao động, học tập được, tuy có giảm sút. - Bệnh tâm thần thường không gây
chết đột ngột nhưng làm đảo lộn sinh hoạt, gây căng thẳng cho các thành viên
trong gia đình và tổn thất cả về kinh tế. Bệnh tâm thần nếu không được chữa
trị kịp thời có thể dẫn đến trạng thái tâm thần sa sút, người bệnh trở thành
gánh nặng cho gia đình và xã hội. Phát hiện sớm và ngăn chặn kịp thời là để
ngăn chặn sự tiến triển xấu này.
* Phân biệt bệnh tâm thần với bệnh thần kinh : Điểm khác nhau - Bệnh
tâm thần (còn gọi là tâm bệnh) chưa phát hiện được tổn thương đặc hiệu về

9


mặt hình thái của hệ thần kinh mà chỉ phát hiện được những biến đổi tinh vi

về mặt sinh hóa, miễn dịch, di truyền… Ða số các dấu hiệu bệnh là do rối
loạn chức năng của não. Phần lớn bệnh nhân có thể ăn khỏe, chơi khỏe, đi
đứng bình thường nhưng có ý nghĩ, cảm xúc, hành vi không phù hợp, kỳ dị,
khó hiểu. Bệnh nhân tâm thần thường không nhận thấy mình bị bệnh, từ chối
điều trị tại chuyên khoa tâm thần. - Bệnh nhân thần kinh có nhiều nguyên
nhân khác nhau gây ra làm tổn thương thực thể tại các phần khác nhau của hệ
thần kinh như não bộ, tủy sống, dây thần kinh ngoại vi gây rối loạn chủ yếu
chức năng tiếp thu và thực hiện của con người. Người bệnh ít có các hành vi
kỳ dị, ý nghĩ bất bình thường nhưng có thể tê liệt nửa người, khó khăn đi
đứng, ăn nói, điếc, mù.
* Nguyên nhân và các bệnh tâm thần thường gặp:
Nguyên nhân gây nên bệnh tâm thần là một vấn đề phức tạp. Hiện nay,
có những bệnh nguyên nhân đã rõ ràng, nhưng vẫn còn một số bệnh nguyên
nhân chưa xác định được. Xung quanh vấn đề bệnh nguyên và bệnh sinh các
bệnh tâm thần còn tồn tại nhiều quan điểm và giả thuyết khác nhau.
Do có sự kết hợp phức tạp của nhiều nguyên nhân khác (di truyền,
chuyển hóa, miễn dịch, cấu tạo thể chất…) nên khó xác định nguyên nhân chủ
yếu. Các rối loạn tâm thần nội sinh thường gặp là:
Bệnh tâm thần phân liệt.
+ Rối loạn cảm xúc lưỡng cực.
+ Động kinh nguyên phát.
Các nhân tố thuận lợi cho bệnh tâm thần phát sinh :
+ Yếu tố di truyền : Vấn đề di truyền tất nhiên có ảnh hưởng xấu đến
một số bệnh tâm thần nhưng không phải là tuyệt đối. Có khi bệnh tâm thần
phát sinh trong một thành viên của gia đình mà không thấy trong các thành
viên khác, có trường hợp cha mẹ đều có bệnh mà con cháu vẫn khỏe mạnh

10



bình thường. Cũng có trường hợp nhân tố di truyền không tác động vào thế hệ
tiếp theo mà vào thế hệ sau nữa.
+ Yếu tố nhân cách: Nhân cách bao gồm: thích thú, khuynh hướng,
năng lực, tính cách, khí chất…
- Nhân cách mạnh, bền vững là một nhân tố chống lại sự phát sinh các
bệnh tâm thần, nhất là các bệnh do căn nguyên tâm lý. Khi bị bệnh tâm thần
thì người có nhân cách vững bị nhẹ hơn và hồi phục nhanh hơn.
- Nhân cách yếu, không bền vững là một yếu tố thuận lợi cho bệnh tâm
thần phát sinh, khi mắc bệnh tâm thần sẽ hồi phục khó khăn và chậm.
+Tuổi tác: Mỗi lứa tuổi có những đặc điểm tâm lý riêng, vì thế có
những loại bệnh tâm thần thường hay xảy ra ở lứa tuổi này mà ít xảy ra ở lứa
tuổi khác
+ Giới tính: Nam giới thường hay mắc bệnh tâm thần nhiều hơn nữ
giới. Các bệnh tâm thần do chấn thương sọ não, nghiện rượu, bệnh động
kinh… thường gặp ở nam giới. Các bệnh rối loạn phân ly (histeria), rối loạn
cảm xúc lưỡng cực, trầm cảm, lo âu…hay gặp ở nữ giới. Đặc biệt phụ nữ còn
có những rối loạn tâm thần do những sự biến động của nội tiết vào các thời
kỳ: dậy thì, kỳ kình nguyệt, sinh nở, tiền mãn kinh mà và mãn kinh.
*Tình trạng sức khỏe của người tâm thần: Trên thực tế lâm sàng
thường gặp những bệnh tâm thần phát sinh khi sức khỏe bị giảm sút, mất ngủ
kéo dài, thiếu dinh dưỡng lâu ngày, làm việc quá sức…Khi người bệnh tâm
thần quá suy kiệt thì cần phải nâng cao thể trạng để giúp người bệnh nhanh
chóng hồi phục.
Bệnh tâm thần phân liệt: Các rối loạn phân liệt có đặc điểm chung là rối
loạn cơ bản và đặc trưng về tư duy, tri giác và cảm xúc không thích hợp hay
cùn mòn, ý thức còn rõ ràng và năng lực trí tuệ thường được tư duy. Bệnh
nhân thường cảm thấy ý nghĩ của mình hình như bị người khác biết hay lấy

11



bớt, hay ý nghĩ của mình vang thành tiếng hay bị phát thanh. Cảm thấy có sức
mạnh tự nhiên hay siêu nhiên đang hoạt động làm ảnh hưởng đến ý nghĩ, cảm
xúc hay hành vi của mình. Tri giác thường bị rối loạn theo những cách khác
nhau, thường có những ảo thanh bình luận về bệnh nhân. Nét đặc trưng của
cảm xúc là nông cạn, thất thường hay không thích hợp. Trong một số trường
hợp tư duy trở nên gián đoạn hay thêm từ khi nói hoặc lời nói không thích
hợp. Tác phong có thể trở nên rối loạn trầm trọng, kích động hay sững sờ giữ
nguyên tư thế, tập tính cá nhân có thể biến đổi, trở nên mất thích thú, thiếu
mục đích, lười nhác và cách ly xã hội. Bệnh thường gặp ở lứa tuổi 18 đến 30,
tỷ lệ mắc bệnh từ 0,5% đến 1% dân số. Điều trị chủ yếu bằng các thuốc an
thần kinh phối hợp với liệu pháp lao động thích ứng xã hội
1.1.2. Đặc điểm đời sống tâm lý- xã hội và nhu cầu của người tâm thần cao tuổi
* Tuổi thọ của người tâm thần
Cuộc đời người mắc bệnh tâm thần nặng ngắn hơn từ 15–20 năm so
với tuổi thọ dân số chung ở 3 quốc gia (Đan Mạch, Phần Lan và Thụy Điển)
có chính sách chăm sóc sức khỏe chất lượng cao và tỷ lệ tử vong ở người
bệnh tâm thần cao gấp 2–3 lần so với dân số chung. Đây là kết quả nghiên
cứu của Cơ quan nghiên cứu sức khỏe tâm thần Bắc Âu, Gothenburg, Thụy
Điển từ năm 1987–2006. Nghiên cứu này cho thấy có sự mất cân bằng lớn
giữa những người bệnh tâm thần và dân số còn lại. Theo Gs Kristian
Wahlbeck, lãnh đạo nhóm nghiên cứu cho biết cuộc đời bệnh nhân tâm thần
nam ngắn hơn 20 năm và bệnh nhân nữ ngắn hơn 15 năm. Nghiên cứu này
đăng trên Tạp chí tâm thần Anh quốc số tháng 12/2011. [37]. Tương tự như
các nước phát triển, Thụy Điển, Phần Lan và Đan Mạch đã qua giai đoạn
“giải phóng bệnh nhân tâm thần khỏi các bệnh viện tâm thần lớn – nơi giam
giữ” sự thay đổi lớn lao với chính sách bệnh nhân tâm thần điều trị nội trú
chuyển sang điều trị ngoại trú tại cộng đồng và hòa nhập xã hội. Các tác giả

12



đưa ra một vài khả năng giải thích về tỷ lệ tử vong cao ở người bệnh tâm thần
bao gồm phong cách sống không lành mạnh, sức khỏe yếu, chăm sóc y tế
không phù hợp và do “văn hóa (hay thói quen) xem thường các bệnh lý
thường xảy ra kèm theo ở người bệnh tâm thần(và tử vong sớm do các bệnh
lý kèm theo này)”. Ngoài ra kết quả còn cho thấy người bệnh tâm thần thường
nghèo hơn, không có việc làm, độc thân và bị cách ly ra ngoài sự phát triển của
xã hội - tất cả được xem là các yếu tố nguy cơ gây nên sức khỏe kém và tử
vong sớm. Mặc dù là 3 nước Bắc Âu nằm trong các nước cung cấp dịch vụ
chăm sóc sức khỏe chất lượng tốt nhất và phân bố công bằng nhất trên thế giới
nhưng khoảng cách tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân tâm thần và trong dân số chung
gần nhau chỉ trong 2 thập kỷ qua và khoảng cách này vẫn không thay đổi.
*Bệnh tâm thần ở người cao tuổi
Xuất hiện sau tuổi 65 và tuổi càng cao thì khả năng bị mắc bệnh ngày
càng tăng. Hiện nay tại Mỹ cứ trong mỗi 20 người ở lứa tuổi 65 thì có 1 người
bị tâm thần, còn ở lứa tuổi bằng hoặc trên 85 thì có 3 đến 5 người bị bệnh.
Người tâm thần cao tuổi thường khởi phát rất chậm và dần dần theo
thời gian sẽ trở nên nặng hơn. Các triệu chứng xuất hiện đầu tiên thường là
thay đổi tính tình và giảm trí nhớ. NTTCT trở nên dễ mệt mỏi, tức giận hoặc
lo âu. Thường hay quên đồ dùng mình để chỗ nào nên hay mất thời gian tìm
kiếm. Sự suy giảm trí nhớ bệnh lý này khác với sự giảm trí nhớ nhẹ có thể gặp
ở người già bình thường. Dần dần trí nhớ người bệnh ngày càng giảm sút hơn.
Họ thường quên tên của món đồ mà họ muốn gọi, quên tên các bạn thân, không
hiểu các con số trên hóa đơn tính tiền, không hiểu những gì mình đọc trong
sách báo, không thể viết và không thể lập được kế hoạch làm việc hằng ngày.
Lúc này người bệnh bắt đầu khó hoà nhập vào môi trường xả hội chung quanh,
thường dễ nổi giận vô cớ, hay la lối, ăn mặc không phù hợp với hoàn cảnh.

13



Cuối cùng người bệnh trở nên lú lẫn, không biết ngày tháng năm,
không nói được tên địa danh nơi họ đang sống, nếu đi ra khỏi nhà thì thường
hay đi lang thang và không tìm được đường về, đêm khó ngủ, không thể nói
chuyện mạch lạc với người chung quanh, quên tên và không nhận ra con cái,
không thể tự làm những việc cơ bản hằng ngày như tắm rửa, ăn uống, làm vệ
sinh cá nhân. Lúc này người thân sẽ phải chăm sóc bệnh nhân về mọi mặt và
trong mọi lúc.
Khoảng 30% bệnh nhân có ảo giác và 30% bệnh nhân có hoang tưởng.
40 - 50% bệnh nhân có các triệu chứng trầm cảm và lo âu. Diễn tiến bệnh sẽ
trở nên nặng hơn một cách từ từ . Thời gian sống trung bình của người bệnh
từ lúc phát bệnh đến lúc chết thường là từ 8 – 10 năm. Bệnh nhân thường chết
vì suy kiệt hoặc do các bệnh lý phối hợp như viêm phổi, bệnh tim mạch [35].
1.2. Lý luận về công tác xã hội đối với người tâm thần cao tuổi
1.2.1. Một số khái niệm
* Khái niệm công tác xã hội
Hiệp hội CTXH quốc tế và các trường đào tạo CTXH quốc tế (2011)
thống nhất một định nghĩa về CTXH như sau: Công tác xã hội là nghề nghiệp
tham gia vào giải quyết vấn đề liên quan tới mối quan hệ của con người và
thúc đẩy sự thay đổi xã hội, tăng cường sự trao quyền và giải phóng quyền
lực nhằm nâng cao chất lượng sống của con người. CTXH sử dụng các học
thuyết về hành vi con người và lý luận về hệ thống xã hội vào can thiệp sự
tương tác của con người với môi trường sống.
Theo IFSW (Hiệp hội nhân viên CTXH Quốc tế), Tháng 07/2000,
Montreal, Canada: "Công tác xã hội chuyên nghiệp thúc đẩy sự thay đổi xã
hội, việc giải quyết các vấn đề trong các mối quan hệ con người và sự tăng
quyền lực và giải phóng người dân nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày
càng thoải mái, dễ chịu. Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và hệ


14


thống xã hội, CTXH can thiệp ở các điểm tương tác giữa con người và môi
trường của họ. Nhân quyền và công bằng xã hội là các nguyên tắc căn bản
của nghề."
Theo đề án phát triển nghề CTXH giai đoạn 2010 - 2020 đã được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định 32/2010/QĐ-TTg thì CTXH
được định nghĩa như sau: “CTXH là hoạt động mang tính chuyên môn, được
thực hiện theo các nguyên tắc và phương pháp riêng nhằm hỗ trợ các cá
nhân, gia đình, nhóm xã hội và cộng đồng dân cư trong việc giải quyết các
vấn đề của họ. Qua đó CTXH theo đuổi mục tiêu vì hạnh phúc cho con người
và tiến bộ xã hội”.
Theo tác giả Bùi Thị Xuân Mai (2010) CTXH là một nghề, một hoạt
động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng
cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội, đồng thời
thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá
nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội góp
phần đảm bảo an sinh xã hội. [15 tr. 19]
* Khái niệm về công tác xã hội đối với người tâm thần cao tuổi :
Là phương pháp mà nhân viên công tác xã hội sử dụng các đạo đức
nghề công tác xã hội, các kiến thức, kỹ năng công tác xã hội để trợ giúp
người tâm thần nhằm giải quyết các vấn đề xã hội của người tâm thần cao
tuổi .
1.2.2 Vai trò của công tác xã hội đối với người tâm thần cao tuổi
Khi nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tăng mà khả
năng đáp ứng của ngành y tế chưa theo kịp thì những người làm CTXH có
vai trò rất quan trọng. Họ giúp tạo dựng mối quan hệ hài hòa giữa tinh thần và
thể chất của người bệnh, giữa người bệnh với người thân, giữa người bệnh với
những người chung quanh, giữa người bệnh với cơ sở y tế... Ðể cân nhắc về


15


vị trí của công tác xã hội đối với NTT, trước tiên cần xem xét vai trò và
nhiệm vụ đòi hỏi ở một cán bộ CTXH. Kỹ năng chính đòi hỏi mỗi cán bộ
CTXH phải biết là đưa ra những đánh giá về mặt xã hội để đóng góp cho việc
chẩn đoán và điều trị. Những thông tin về hoàn cảnh xã hội của người bệnh,
bao gồm cả các mối quan hệ với gia đình và các vấn đề đi kèm, đóng vai trò
quan trọng trong quá trình chẩn đoán và điều trị. Người làm CTXH có thể can
thiệp về mặt tâm lý xã hội với vai trò là một phần của kế hoạch điều trị đặc
biệt hỗ trợ để để kết nối các dịch vụ xã hội. Trong một số trường hợp,
người cán bộ CTXH có liên quan đến việc thiết lập, quản lý dịch vụ, hoặc xây
dựng chính sách để tạo ra những dịch vụ bảo đảm việc chăm sóc về sau cho
người bệnh. Những người làm CTXH có vai trò rất lớn như vậy, nhưng trong
thực tế ở cả ba cấp độ trong ngành y (bệnh viện, cộng đồng và hoạch định
chính sách) đều ít có sự tham gia của cán bộ CTXH. Tại các bệnh viện ở tất
cả các tuyến của khu vực công lập cũng như ngoài công lập, hoạt động khám,
chữa bệnh mới chỉ được thực hiện bởi các nhân viên có trình độ chuyên môn
về y. Các biện pháp trị liệu về xã hội chưa được quan tâm. Hiện tại, một vài
bệnh viện có duy trì hoạt động xã hội, nhưng chủ yếu mang tính từ thiện. Các
hoạt động này còn thiếu tính chuyên nghiệp, mang nặng tính từ thiện, chỉ hỗ
trợ người bệnh giải quyết một vài nhu cầu bức thiết như: bếp ăn từ thiện, gây
quỹ từ thiện... Trong khi đó, tại hầu hết các bệnh viện của cả nước, nhất là các
bệnh viện tuyến trên, thường xuyên ở trong tình trạng quá tải. Nhân viên y tế
không có đủ thời gian và khả năng để giải quyết nhiều nhu cầu của người
bệnh. Do vậy, hiện đang có nhiều mâu thuẫn nảy sinh ở các bệnh viện như sự
không hài lòng của người bệnh đối với các cơ sở y tế, căng thẳng trong mối
quan hệ giữa người bệnh và thầy thuốc...Có thể tất cả những vấn đề này sẽ
chấm dứt nếu có sự tham gia của những người làm CTXH tại các bệnh viện.

Với mạng lưới hơn 1.000 bệnh viện, nếu hình thành một mạng lưới hoạt động

16


CTXH thì cũng có nghĩa là sẽ cần đến hàng nghìn nhân viên xã hội. Hoạt
động CTXH ở bệnh viện, không chỉ có vai trò trong hỗ trợ người bệnh mà còn
có tác dụng lớn trong việc hỗ trợ thầy thuốc giảm bớt áp lực công việc cũng
như nâng cao hiệu quả điều trị. Tại cộng đồng, hiện nay nhiều chương trình
mục tiêu y tế quốc gia đang triển khai và rất cần có sự tham dự của nhân viên
CTXH, nhất là các chương trình liên quan đến những nhóm xã hội đặc thù
như: quản lý, chăm sóc, tư vấn cho người nhiễm HIV, phục hồi chức năng
dựa vào cộng đồng, phòng, chống lao, tâm thần, quản lý sức khỏe hộ gia đình,
sức khỏe sinh sản, phòng chống tai nạn thương tích... Tại tuyến xã, phường,
các chương trình này từ trước đến nay thường do nhân viên y tế và các cán bộ
đoàn thể đảm nhận theo tinh thần tự nguyện, chưa được đào tạo một cách
chuyên nghiệp. Tại cấp hoạch định chính sách chăm sóc sức khỏe hiện nay
cũng chưa có sự tham gia của CTXH. Nhu cầu sử dụng đội ngũ nhân viên
CTXH của ngành y tế hiện nay là rất lớn và rất cần thiết ở mọi cấp độ. Song
theo các chuyên gia trong ngành, cần phải căn cứ vào nhu cầu thực tế và khả
năng đáp ứng để xác định lĩnh vực ưu tiên, lộ trình phát triển sao cho phù
hợp. Trước mắt, cần ưu tiên hình thành mạng lưới hoạt động CTXH tại các
bệnh viện, nhất là các bệnh viện tuyến trung ương và tuyến tỉnh. Tại mỗi bệnh
viện nên thành lập một đơn vị chuyên đảm nhận hoạt động này. Về lâu dài,
cần thiết phải mở rộng mạng lưới CTXH trong chăm sóc sức khỏe đến tận
cộng đồng để có thể hỗ trợ và nâng cao hiệu quả hoạt động của chăm sóc sức
khỏe ban đầu, đem dịch vụ chăm sóc sức khỏe đến gần với người dân.
1.2.3 Lý thuyết tiếp cận trong làm việc với người tâm thần
Cũng như các ngành chuyên môn khác, ngành CTXH tiếp cận và sử
dụng một số các lý thuyết khoa học về xã hội thuộc ngành tâm lý học như:

thuyết nhân văn hiện sinh; thuyết vai trò; thuyết nhận thức - hành vi…, các lý

17


thuyết về sự tiếp cận giữa các cá nhân và nhóm, xã hội như: thuyết hệ
thống…
Trong phạm vi đề tài này, một số lý thuyết có thể sử dụng hiệu quả trong
quá trình nghiên cứu, ứng dụng vào thực tiễn đó là: Thuyết về quyền con
người, thuyết nhu cầu con người, thuyết hệ thống và cách tiếp cận theo mô
hình xã hội.
1.2.3.1.Thuyết về quyền con người
Tiếp cận dựa trên quyền con người là một khung lý thuyết có chứa đựng
các nguyên tắc, tiêu chuẩn và mục tiêu của hệ thống quyền con người trong
quá trình lập kế hoạch và tiến trình thực hiện các hoạt động CTXH.
Cách tiếp cận dựa trên quyền lấy nền tảng cơ bản chính là hệ thống
quyền con người đã được pháp luật quốc tế bảo vệ. Với cách tiếp cận theo
quyền, NVCTXH cần dựa trên hệ thống quyền con người để xây dựng các
phương pháp và hoạt động của những mô hình phát triển xã hội. Cách tiếp cận
dựa trên quyền con người luôn đưa ra đối tượng tác động cụ thể, đó chính là con
người với các quyền cơ bản của mình. Theo đó, NVCTXH thực hiện việc trao
quyền cho con người thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình [15, tr. 168].
Tiếp cận dựa trên quyền nhằm hướng tới việc cải thiện hoàn cảnh của
con người, tập trung vào nhu cầu, vấn đề và tiềm năng của họ. Đây là cách
tiếp cận mang tính nhân văn, đối tượng dù đang phải gặp vấn đề khó khăn nào
cũng được tôn trọng như một con người với đầy đủ các giá trị. Tiếp cận dựa
trên quyền coi con người là trung tâm, tập trung vào nhu cầu và tiềm năng của
họ để đi tới giải quyết vấn đề. Ví dụ, NTTCT thường yếu thế hơn những
người bình thường trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội, các cơ hội về y tế và
thường bị xã hội phân biệt đối xử. Tiếp cận dựa trên quyền sẽ luôn nhìn nhận

họ như là những người bình thường cần được hưởng các dịch vụ xã hội như
những người khác và chưa được xã hội tạo điều kiện tốt nhất có thể, chưa

18


được sự hỗ trợ của nguồn lực cộng đồng. Từ đó, NVCTXH sẽ giúp đỡ họ
tiếp cận và sử dụng đúng quyền mà họ đáng được hưởng, cho dù họ là ai,
trong hoàn cảnh như thế nào.
Trong phạm vi đề tài này, NTTCT được xem là đối tượng cần trợ giúp,
hỗ trợ và họ có đầy đủ các quyền của mình. Tiếp cận hướng vào quyền không
chỉ tạo điều kiện cho chính những NTTCT thấy được tầm quan trọng của bản
thân trong hệ thống xã hội, cộng đồng để họ có thể được hưởng những dịch
vụ trờ giúp của xã hội. Tiếp cận dựa vào quyền còn thể hiện tính nhân văn sâu
sắc của hệ thống chính trị, xã hội của nước ta - vì con người và đặt con người
là trung tâm của sự phát triển, là điều kiện cần và đủ để NTTTCT thực hiện
quyền của họ và sử dụng quyền có mục đích và có ý nghĩa.
Vận dụng thuyết này vào đề tài ta có thể giúp NTTCT nhận thấy được
những quyền cơ bản của họ đã được các văn bản pháp luật có liên quan như
quyền được tham gia các hoạt động xã hội; quyền được học tập, giáo dục; trợ
giúp pháp lý; chăm sóc sức khỏe; việc làm; sống độc lập… Ngoài ra, việc
đánh giá các chế độ, chính sách và chương trình, mô hình trợ giúp NTTCT
tại địa phương cũng như việc triển khai thực hiện tại TTTGXH
&PHCNCNTT Tỉnh Phú Thọ cần phải dựa trên quan điểm quyền con người,
từ việc thực hiện quyền và sử dụng quyền của NTTCT cũng như các yếu tố
nào ảnh hưởng đến việc tiếp cận các quyền của NTTCT tại địa phương.
1.2.3.2 Lý thuyết nhu cầu
Nhà tâm lý học người Mỹ Abraham Maslow được xem là cha đẻ của lý
thuyết nhu cầu. Theo ông, hành vi của con người bắt nguồn từ nhu cầu của
họ. Nhu cầu tự nhiên của con người được chia thành các thang bậc khác nhau

theo thứ tự từ thấp đến cao về tầm quan trọng. Thang nhu cầu của ông chia
làm hai cấp: cấp thấp và cấp cao.

19


Hình 1.1 Thang nhu cầu của Maslows
Nhu cầu cấp thấp gồm hai nhu cầu về vật chất (1) và an toàn (2). Nhu
cầu về vật chất là nhu cầu tối thiểu nhưng cần thiết nhất đảm bảo con người
tồn tại bao gồm các hành vi: ăn, uống, ở, mặc, ngủ nghỉ, đi lại…Nhu cầu về
an toàn bị đe dọa về sức khỏe, tính mạng, công việc, gia đình. Nhu cầu này
thể hiện trong cả thể chất và tinh thần.
Nhu cầu cấp cao gồm ba nhu cầu về xã hội (3), tôn trọng (4) và phát
triển (5). Nhu cầu về xã hội là các nhu cầu về tình yêu thương, được chấp
nhận và được tham gia vào tổ chức, đoàn thể nào đó trong xã hội. Khi thỏa
mãn được nhu cầu được chấp nhận là thành viên trong xã hội thì con người có
xu hướng được tôn trọng và ghi nhận những giá trị cá nhân như quyền lực, địa
vị, uy tín…cao nhất trong thang nhu cầu của con người là nhu cầu được phát
20


×