Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Đánh giá hiện trạng nước sinh hoạt trên địa bàn xã Đông Cứu – huyện Gia Bình – tỉnh Bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1022.31 KB, 68 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN BÁ VINH
Tên đề tài :
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NƢỚC SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN
XÃ ĐÔNG CỨU, GIA BÌNH, BẮC NINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: CHÍNH QUY

Chuyên ngành

: KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG

Khoa

: MÔI TRƢỜNG

Lớp

: K43 – KHMT - N03

Khóa học

: 2011 - 2015

THÁI NGUYÊN - 2015



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN BÁ VINH
Tên đề tài :
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NƢỚC SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN
XÃ ĐÔNG CỨU, GIA BÌNH, BẮC NINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: CHÍNH QUY

Chuyên ngành

: KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG

Khoa

: MÔI TRƢỜNG

Lớp

: K43 – KHMT - N03

Khóa học

: 2011 - 2015


Giảng viên hƣớng dẫn : TS. NGUYỄN CHÍ HIỂU

THÁI NGUYÊN - 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt chương trình đào tạo trong nhà trường với phương châm học
đi đôi với hành, mỗi sinh viên sau khi ra trường cần phải chuẩn bị cho mình lượng
kiến thức cần thiết, chuyên môn vững vàng.
Thời gian thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cần thiết đối với mỗi sinh viên trong
các trường chuyên nghiệp, nhằm hệ thống lại toàn bộ chương trình đã học, vận dụng lý
thuyết vào thực tiễn. Qua đó sinh viên khi ra trường sẽ hoàn thành về kiến thức, lý
luận, phương pháp làm việc, năng lực công tác, nhằm đáp ứng nhu cầu của thực tiễn
và nghiên cứu khoa học.
Được sự đồng ý của ban chủ nhiệm khoa Môi Trường em được phân công về
thực tập tại xã Đông Cứu, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, với đề tài nghiên cứu:
“Đánh giá hiện trạng nƣớc sinh hoạt trên địa bàn xã Đông Cứu – Gia Bình – Bắc
Ninh ’’ Kết thúc thực tập, hoàn thành đề tài tốt nghiệp cũng là hoàn thành khóa học,
nhân dịp này em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các Thầy giáo, Cô giáo trong khoa Môi
Trường đã truyền đạt kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại
Trường Đại học Nông Lâm – Thái Nguyên. Em xin chân thành cảm ơn các cán bộ xã
Đông Cứu, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh đã nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt thời
gian thực tập.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn Thầy giáo TS. Nguyễn Chí Hiểu đã nhiệt tình
chỉ bảo, hướng dẫn em hoàn thành đề tài tốt nghiệp này. Mặc dù bản thân em có nhiều cố
gắng, song do kiến thức và thời gian có hạn, bước đầu làm quen với phương pháp nghiên
cứu, nên khóa luận của em không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Em rất mong
được sự đóng góp của các thầy, cô giáo, bạn bè động viên để khóa luận của em được hoàn

chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 5 năm 2015
Sinh viên

Nguyễn Bá Vinh


ii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1:

Lượng nước thải và tải lượng BOD5 trong nước thải sinh hoạt từ các
nguồn khác nhau ở Mỹ ............................................................................18

Bảng 3.1:

Một số chỉ tiêu và phương pháp phân tích chất lượng nước sinh hoạt ..29

Bảng 4.1.

Cơ cấu phân chia đất canh tác trên địa bàn của xã Đông Cứu, huyện Gia
Bình, tỉnh Bắc Ninh .................................................................................33

Bảng 4.2.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn của xã Đông Cứu, huyện Gia
Bình, tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2012 - 2014 ............................................35


Bảng 4.3.

Các nguồn cung cấp nước sạch cho người dân .......................................38

Bảng 4.4.

Đánh giá cảm quan của người dân về mức độ ô nhiễm thông qua màu
sắc của nước sinh hoạt mà gia đình hiện đang sử dụng ..........................39

Bảng 4.5.

Đánh giá cảm quan của người dân về mức độ ô nhiễm thông qua mùi
của nước sinh hoạt mà gia đình hiện đang sử dụng ................................40

Bảng 4.6.

Kết quả mức độ tự kiểm tra chất lượng nước sinh hoạt của các hộ gia
đình hiện đang sử dụng tại 6 thôn của xã Đông Cứu ..............................41

Bảng 4.7.

Loại hình xử lý nước ...............................................................................42

Bảng 4.8.

Kết quả phân tích chất lượng nước giếng khoan tại xã Đông Cứu .........43

Bảng 4.9.

Kết quả phân tích chất lượng nước giếng đào tại xã Đông Cứu .............46


Bảng 4.11.

Loại hình thu gom rác. ............................................................................51

Bảng 4.12.

Thống kê loại công trình thoát nước thải và loại nhà vệ sinh của các hộ
dân trong xã .............................................................................................51

Bảng 4.13.

Thống kê nguồn tiếp nhận thông tin, hiểu biết về môi trường ................52

Bảng 4.14.

Tình hình sử dụng thuốc BVTV của người dân ......................................53

Bảng 4.15.

Thống kê cách xử lý bao bì thuốc BVTV sau khi sử dụng của người dân.... 54

Bảng 4.16:

Kết quả điều tra sự ảnh hưởng của ô nhiễm nước sinh hoạt đến sức khỏe
của người dân trên địa bàn xã Đông Cứu Error! Bookmark not defined.


iii


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 4.1:

Biểu đồ tỷ lệ hộ sử dụng nguồn nước sinh hoạt .........................................39

Hình 4.2:

Biểu đồ chất lượng nước sinh hoạt thông qua mùi của nước.....................40

Hình 4.3:

Biểu đồ thể hiện mức độ tự kiểm tra nước sinh hoạt của các hộ gia đình 41

Hình 4.4:

Loại hình sử lý nước của gia đình trước khi sử dụng ................................42

Hình 4.5:

Biểu đồ chỉ tiêu nước giếng khoan NM1 ...................................................44

Hình 4.6:

Biểu đồ chỉ tiêu nước giếng khoan NM2 ...................................................45

Hình 4.7:

Biểu đồ chỉ tiêu nước giếng đào NM3 .......................................................47

Hình 4.8:


Biểu đồ chỉ tiêu nước giếng đào NM4 .......................................................48

Hình 4.9:

Biểu đồ chỉ tiêu nước máy NM5 ................................................................50

Hình 4.10: Biểu đồ chỉ tiêu nước máy NM6 ................................................................50
Hình 4.11: Biểu đồ loại công trình thoát nước thải của các hộ gia đình ......................52
Hình 4.12: Biểu đồ nguồn cung cấp thông tin về môi trường của người dân trên địa
bàn xã Đông Cứu .......................................................................................53


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BNNPTNT

: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

BKHCNMT

: Bộ khoa học, công nghệ và môi trường

BKHĐT

: Bộ Kế hoạch và đầu tư

BTC


: Bộ Tài chính

BTNMT

: Bộ Tài nguyên và Môi trường

BVTV

: Bảo vệ thực vật

BYT

: Bộ Y tế

UBND

: Uỷ ban nhân dân

GHCP

: Giới hạn cho phép

NĐ-CP

: Nghị định chính phủ

NN&PTNT

: Nông nghiệp và phát triển nông thôn


KQPT

: Kết quả phân tích

PTN

: Phòng thí nghiệm

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

QH

: Quốc hội

TT

: Thông tư

TW

: Trung ương

TT-BTC

: Thông tư Bộ tài chính

TTLT


: Thông tư liên tịch

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

TCCP

: Tiểu chuẩn cho phép

THCS

: Trung học cơ sở

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

VSMTNT

: Vệ sinh môi trường nông thôn

YTDP

: Y Tế Dự Phòng


v

MỤC LỤC

PHẦN 1: MỞ ĐẦU ...................................................... Error! Bookmark not defined.
1.1. Đặt Vấn Đề ...............................................................................................................1
1.2.1. Mục tiêu của nghiên cứu .......................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu của nghiên cứu.........................................................................................3
1.2.3. Ý nghĩa của nghiên cứu ........................................................................................3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................................4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .........................................................................................4
2.1.1 Cơ sở lý luận ...........................................................................................................4
2.1.2. Cơ sở thực tiễn .....................................................................................................12
2.1.3. Cơ sở pháp lý .......................................................................................................12
2.2. Thực trạng nước thải sinh hoạt tại Việt Nam và trên Thế Giới..............................14
2.2.1. Tình hình sử dụng nước trên thế giới ..................................................................14
2.2.2. Tình hình sử dụng nước tại Việt Nam .................................................................19
2.3.3. Thực trạng quản lý chất lượng nước ...................................................................23
2.3. Chương trình nước sinh hoạt nông thôn ở việt nam ...............................................24
2.3.1. Chương trình nước sinh hoạt nông thôn ở việt nam ............................................24
2.3.2. Chương trình cung cấp nước sinh hoạt nông thôn xã Đông Cứu ........................26
PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........27
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................................27
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................................27
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................27
3.2. Thời gian nghiên cứu ..............................................................................................27
3.3. Nội dung nghiên cứu ..............................................................................................27
3.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................27
3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu, thông tin thứ cấp ....................................27
3.4.2. Phương pháp khảo sát thực địa ............................................................................28
3.4.3. Phương pháp lấy mẫu, bảo quản mẫu, phân tích trong phòng thí nghiệm. ..................28
3.4.4. Phương pháp tổng hợp so sánh, đối chiếu ...........................................................29
3.4.5. Phương pháp phỏng vấn người dân về hiện trạng môi trường nước ...................30
3.4.6. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu ...................................................................30



vi

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .........................................31
4.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế và xã hội của xã Đông cứu, hyện Gia Bình, tỉnh Bắc
Ninh: ..............................................................................................................................31
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ...............................................................................................31
4.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội .....................................................................................34
4.2. Cơ cấu tổ chức, đầu tư và quản lý khai thác công trình cấp nước sinh hoạt xã
Đông Cứu, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh...................................................................36
4.2.1. Cơ cẩu tổ chức phân cấp quản lý nước sinh hoạt hiện nay .................................36
4.2.2. Cơ chế đầu tư, quản lý khai thác công trình cấp nước của xã Đông Cứu ...........37
4.3. Đánh giá hiện trạng nước sinh hoạt của xã Đông Cứu, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc
Ninh ...............................................................................................................................38
4.3.1. Nguồn nước dùng cho sinh hoạt ..........................................................................38
4.3.2. Đánh giá của người dân về chất lượng nước sinh hoạt .......................................39
4.3.3. Mức độ tự kiểm tra chất lượng nước của các hộ gia đình hiện đang sử dụng ...41
4.3.4. Hình thức xử lý nước của các hộ gia đình trước khi sử dụng: ............................42
4.3.5. Chất lượng nước sinh hoạt tại xã Đông Cứu, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh: ..43
4.4. Nguyên nhân gây ảnh hưởng tới chất lượng nước sinh hoạt ..................................51
4.4.1. Ô nhiễm từ chất thải, rác thải sinh hoạt của các hộ gia đình. ..............................51
4.4.2. Ô nhiễm do nước thải sinh hoạt: .........................................................................51
4.4.3. Ô nhiễm do thái độ của người dân với các hoạt động bảo vệ môi trường ..........52
4.4.4. Ô nhiễm do sử dụng thuốc BVTV .......................................................................53
4.4.5. Ô nhiễm do hoạt động công nghiệp: ....................................................................54
4.5. Một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nước và cải thiện điều kiện vệ sinh
môi trường trên địa bàn xã Đông Cứu ...........................................................................55
4.5.1. Biện pháp công nghệ, kỹ thật ..............................................................................55
4.5.2. Biện pháp luật pháp, chính sách và giáo dục tuyên truyền .................................56

4.5.3. Biện pháp kinh tế .................................................................................................57
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................58
5.1 Kết luận ..................................................................................................................58
5.2 Kiến nghị ................................................................................................................58
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................60


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt Vấn Đề
Tất cả chúng ta đều biết rằng, nước là một dạng tài nguyên đặc biệt quan
trọng,là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường, quyết định sự tồn tại, phát
triển của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, trên khắp thế giới, nhiều người còn chưa có được
nước an toàn và đầy đủ để đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhất của họ. Tài nguyên
nước đang bị đe doạ bởi các chất thải và ô nhiễm, bởi việc khai thác sử dụng kém hiệu
quả, bởi sự thay đổi mục đích sử dụng đất, thay đổi khí hậu toàn cầu và nhiều nhân tố
khác…
Nước ngọt do nước mưa và mưa tuyết bổ sung là một nguồn hữu hạn của một
thế giới có nhu cầu nước đang tăng lên. Nước là nguồn tài nguyên không gì có thể thay
thế được, trong khi dân số thế giới gia tăng ngày càng lớn mạnh thì nước tái tạo cho
mỗi đầu người sẽ ít hơn. Nước với tầm quan trọng đặc biệt không thể thiếu của nó
trong cuộc sống hàng ngày của con người nên, chính tài nguyên nước ngọt là nguyên
nhân dẫn đến những xung đột công khai của các đối tượng dùng nước giữa khu vực đô
thị và nông nghiệp như ở California, xung đột quân sự ở Trung Đông… Hơn 200 lưu
vực sông hồ nằm trên biên giới giữa hai và nhiều nước và ít nhất có tới 10 con sông
chảy qua 6 hoặc nhiều nước. Trong số các nước có nguy cơ bị đe doạ nhất về nước có
Aicập, Hà Lan, Cămpuchia, Syri, Sudan và Irắc – tất cả đều dựa vào nguồn nước của
nước ngoài, tới hơn 2/3 lượng nước tại tạo được cung cấp của nước họ.

Nguồn nước ngọt mặc dù chỉ chiếm 1% lượng nước trên thế giới nhưng nó có ý
nghĩa sống còn đối với sự tồn tại của con ngươì và thế giới tự nhiên. Nguồn nước có
vai trò đặc biệt quan trong đối với hầu hết các hoạt động phát triển kinh tế- xã hội trên
mỗi lưu vực.
Nước có vai trò đặc biệt quan trọng với cơ thể, con người có thể nhịn ăn được
vài ngày, nhưng không thể nhịn uống nước. Nước chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ
thể, 65-75% trọng lượng cơ, 50% trọng lượng mỡ, 50% trọng lượng xương. Nước tồn
tại ở hai dạng: nước trong tế bào và nước ngoài tế bào. Nước ngoài tế bào có trong
huyết tương máu, dịch limpho, nước bọt… Huyết tương chiếm khoảng 20% lượng


2

dịch ngoài tế bào của cơ thể (3-4 lít). Nước là chất quan trọng để các phản ứng hóa học
và sự trao đổi chất diễn ra không ngừng trong cơ thể. Nước là một dung môi, nhờ đó
tất cả các chất dinh dưỡng được đưa vào cơ thể, sau đó được chuyển vào máu dưới
dạng dung dịch nước. Một người nặng 60 kg cần cung cấp 2-3 lít nước để đổi mới
lượng nước của có thể, và duy trì các hoạt động sống bình thường. Uống không đủ
nước ảnh hưởng đến chức năng của tế bào cũng như chức năng các hệ thống trong cơ
thể. như suy giảm chức năng thận. Những người thường xuyên nuống không đủ nước
da thường khô, tóc dễ gãy, xuất hiện cảm giác mệt mỏi, đau đầu, có thể xuất hiện táo
bón, hình thành sỏi ở thận và túi mật. Khi cơ thể mất trên 10% lượng nước có khả
năng gây trụy tim mạch, hạ huyết áp, nhịp tim tăng cao. Nguy hiểm hơn, bạn có thể tử
vong nếu lượng nước mất trên 20%”.
Xã Đông Cứu có diện tích 6,66 km² với dân số 7301 người. Dân số gia tăng, sự
phát triển kinh tế... khiến nguồn nước sạch của địa phương đang đứng trước nguy cơ
cạn kiệt, vì vậy mà việc cung cấp và đảm bảo nước sinh hoạt đặc biệt là nước sạch là
vấn đề được lãnh đạo xã quan tâm lo lắng. Trên địa bàn xã tác nhân gây ô nhiễm nước
chủ yếu là do sự phát triển của các làng nghề. Lượng nước thải hàng ngàn m3/ ngày
không qua xử lý, gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường trong khu vực. Nguồn nước

chủ yếu mà người dân sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày là từ nước máy, giếng
khoan, giếng đào . Do vậy mà, chất lượng nước chưa được đảm bảo an toàn. Vào mùa
mưa nước thường hay bị nhiễm vẩn đục và các loại vi khuẩn gây bệnh.
Xuất phát từ thực tế trên, được sự đồng ý của Ban giám hiệu, Ban chủ nhiêm
khoa Môi Trường trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn của
thầy giáo TS. Nguyễn Chí Hiểu em tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng
nƣớc sinh hoạt trên địa bàn xã Đông Cứu – Gia Bình – Bắc Ninh ’’.
1.2. Mục tiêu, yêu cầu và ý nghĩa của đề tài
1.2.1. Mục tiêu của nghiên cứu
1.2.1.1. Mục tiêu tổng quát
- Để đánh giá chất lượng nước đang sử dụng tại địa phương, tìm ra những
nguyên nhân gây ô nhiễm, qua đó đưa ra một số giải pháp để khắc phục những nguy
cơ ô nhiễm, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch tại địa phương.


3

1.2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại xã Đông Cứu – Gia Bình –
Bắc Ninh
- Xác định những thuận lợi và khó khăn về việc cấp nước sinh hoạt trên địa bàn xã.
- Nắm được tình hình sử dụng nước sinh hoạt trên địa bàn xã.
-Tìm ra những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước trên địa bàn.
- Đề ra một số giải pháp cung cấp nước sạch nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng
nước sạch của địa phương.
1.2.2. Yêu cầu của nghiên cứu
- Phản ánh đúng hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại xã Đông Cứu – Gia
Bình – Bắc Ninh.
- Đảm bảo tài liệu, số liệu đầy đủ và khách quan.
- Kết quả phân tích các thông số về chất lượng nước chính xác.

- Đề xuất những kiến nghị, đề nghị đưa ra có tính khả thi, phù hợp với điều kiện
địa phương.
1.2.3. Ý nghĩa của nghiên cứu
 Ý nghĩa thực tiễn
- Đánh giá vấn đề thực tế và hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại xã Đông
Cứu – Gia Bình – Bắc Ninh.
- Xác định những khó khăn, tồn tại để đưa ra nhưng giải pháp tốt hơn cho
công tác cung cấp, quản lý và bảo vệ nguồn nước tại xã.
 Ý nghĩa trong học tập
- Là cơ hội giúp sinh viên biết cách nghiên cứu khoa học, áp dụng những kiến
thức đã học của nhà trường vào thực tế.
- Nâng cao kiến thức thực tế
- Bổ sung tư liệu cho học tập
- Tích lũy kinh nghiệm cho công việc sau khi ra trường


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1 Cơ sở lý luận
2.1.1.1 Một số khái niệm về nước
Nước là một tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống
và môi trường. Không có nước, sự sống trên trái đất không thể tồn tại được nó quyết
định sự tồn tại và phát triển bền vững của đất nước. Mặt khác nước có thể gây ra tai
họa cho con người và môi trường. Nước có thể chia thành nhiều loại khác nhau, tùy
theo đặc tính tự nhiên hay mục đích sử dụng của con người. Căn cứ vào đặc tính lý
hoá của nước, nước có thể chia thành nước mặn, nước ngọt, nước lợ…căn cứ vào dạng
tồn tại của nước chia thành dạng lỏng (lỏng), dạng khí (hơi nước), dạng rắn (băng,

tuyết). Căn cứ vào nơi tồn tại, nước gồm: nước biển, nước hồ, nước ao… căn cứ vào
mục đích sử dụng thì có nước dùng cho sinh hoạt, sản xuất và nuôi trồng thủy sản,
thủy điện…Dưới góc độ luật môi trường, nguồn nước được hiểu là “thành phần cơ bản
của môi trường, là yếu tố quan trọng hành đầu của sự sống”.
Nước mặt là nước tồn tại trên mặt đất liền và hải đảo.
Nước ngầm là nguồn nước nằm dưới bề mặt đất sỏi, và trong những tầng địa
chất thấm qua được.
Nước sinh hoạt là nước có thể dùng cho ăn, uống, vệ sinh của con người.
Nước sạch là nước đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Nước trong, không màu.
+ Không có mùi vị lạ, không có tạp chất.
+ Không chứa chất tan có hại.
+ Không chứa mầm mống gây bệnh [7].
2.1.1.2 Khái niệm ô nhiễm nước
- Ô nhiễm nước là sự thay đổi thành phần và tính chất nước, có hại cho hoạt
động sống bình thường của sinh vật và con người, bởi sự có mặt của một hay nhiều
chất lạ vượt quá ngưỡng chịu đựng của sinh vật [9].


5

- Hiến chương Châu Âu về nước đã định nghĩa về ô nhiễm nước như sau:" Sự ô
nhiễm nước là một biến đổi chủ yếu do con người gây ra đối với chất lượng nước, làm ô
nhiễm nước và gây nguy hại khi sử dụng cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ
ngơi - giải trí, cho động vật nuôi cũng như các loài hoang dại”
- Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên và nhân tạo:
+ Nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió, bão, lũ lụt. Ô nhiễm này còn
được gọi là ô nhiễm không xác định nguồn gốc.
+ Nguồn gốc nhân tạo: Là sự thải các chất độc hại chủ yếu dưới dạng lỏng. Chủ
yếu do xả nước thải từ các vùng dân cư, khu công nghiệp, hoạt động giao thông vận

tải, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, phân bón trong nông nghiệp.
- Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô nhiễm
nước như ô nhiễm vô cơ, ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm hoá chất, ô nhiễm sinh học, ô
nhiễm bởi các tác nhân vật lý.
Hiện tượng ô nhiễm nước xảy ra khi các loại hoá chất độc hại, các loại vi
khuẩn gây bệnh, virut, kí sinh trùng phát sinh từ các nguồn thải khác nhau như chất
thải công nghiệp từ các nhà máy sản xuất, các loại rác thải của các bệnh viện, các loại
rác thải sinh hoạt bình thường của con người hay hoá chất, thuốc trừ sâu, phân bón
hữu cơ... sử dụng trong sản xuất nông nghiệp được đẩy ra các ao, hồ, sông, suối hoặc
ngấm xuống nước dưới đất mà không qua xử lí hoặc với khối lượng quá lớn vượt quá
khả năng tự điều chỉnh và tự làm sạch của các loại ao, hồ, sông, suối.
Các xu hướng chính thay đổi chất lượng nước khi bị ô nhiễm.
Giảm độ PH của nước ngọt do ô nhiễm bởi H2SO4, HNO3 từ khí quyển, tăng
hàm lượng SO2- và NO3- trong nước.
Tăng hàm lượng các ion Ca2+, Mg2+, SiO32- trong nước ngầm và nước mưa
hòa tan, phong hóa các quặng cacbonat.
Tăng hàm lượng các muối trong nước bề mặt và nước ngầm do chúng đi vào
môi trường nước cùng nước thải, từ khí quyển và từ các chất thải rắn.
Tăng hàm lượng các chất hữu cơ, trước khi là các chất khó phân hủy bằng con
đường sinh học (các chất hoạt động trên bề mặt và thuốc trừ sâu).


6

Tăng hàm lượng các ion kim loại trong nước tự nhiên, trước hết là: Pb3+, Cd+,
Hg2+, Zn2+, As3+, Fe2+, Fe3+.
Giảm nồng độ oxy tự nhiên hòa tan trong nước tự nhiên do quá trình oxy hóa
các hợp chất hữu cơ trong điều kiện yếm khí.
Giảm độ trong của nước [9].
2.1.1.3. Khái niệm nước hợp vệ sinh

Nước hợp vệ sinh: là nước được sử dụng trực tiếp hoặc sau lọc thỏa mãn các
yêu cầu chất lượng: không màu, không mùi, không vị lạ, không chứa các thành phần
có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người, có thể dùng để ăn uống sau khi đun sôi.
Định nghĩa này còn định tính, cần kết hợp với những quan sát theo hướng sau đây:
 Giếng đào hợp vệ sinh:
-

Giếng đào phải nằm cách nhà tiêu, chuồng gia súc hoặc nguồn gây ô nhiễm

khác ít nhất 10 m.
-

Thành giếng cao tối thiểu 0,6 m được xây bằng gạch, đá, hoặc thả ống buy

sâu ít nhất 3 m kể từ mặt đất.
 Sân giếng phải làm bằng bê tông hoặc lát gạch, đá, không bị nứt nẻ.
 Giếng khoan hợp vệ sinh:
-

Giếng khoan phải nằm cách nhà tiêu, chuồng gia súc hoặc nguồn gây ô

nhiễm khác ít nhất 10 m.
-

Nền giếng phải lát gạch, đá hoặc làm bằng bê tông, không bị nứt nẻ.

 Các nguồn nước hợp vệ sinh khác:
-

Nước suối hoặc nước mặt không bị ô nhiễm bởi các chất thải của người hoặc


động vật, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật hoặc các chất thải công nghiệp, làng nghề.
-

Nước mưa được thu hứng từ mái ngói, mái tôn, trần nhà bằng bê tông (sau

khi đã xả nước bụi bẩn trước khi thu hứng) trong bể chứa, lu chứa được rửa sạch trước
khi thu hứng.
-

Nước mạch lộ là nguồn nước ngầm xuất lộ từ khe núi đá và núi đất không bị

ô nhiễm bởi chất thải của người hoặc động vật, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật hoặc
các chất thải công nghiệp, làng nghề [7].


7

2.1.1.4.Các khái niệm về nước sạch
 Khái niệm về nước sạch
Có rất nhiều khái niệm về nước sạch, dưới đây là một số khái niệm khác nhau
về nước sạch:
Nước sạch là nước đảm bảo các yêu cầu sau: là nước không có màu, mùi vị
khác thường gây khó chịu cho người uống, không có các chất tan và không tan độc hại
cho con người, không có các vi khuẩn gây bệnh và không gây tác động xấu cho sức
khỏe người sử dụng.
Các nguồn nước đạt tiêu chuẩn nước sạch cho sinh hoạt, ăn uống được chia như sau:
-

Nước sạch cơ bản: là nguồn nước có điều kiện đảm bảo chất lượng nước


sạch và được kiểm tra theo dõi chất lượng thường xuyên gồm:
 Nước cấp qua đường ống từ nhà máy nước hoặc trạm cấp nước.
-

Nước giếng khoan tầng nông hoặc sâu có chất lượng tốt, ổn định và được sử

dụng thường xuyên.
-

Nước sạch quy ước: gồm các nguồn nước sau (theo hướng dẫn của Ban chỉ

đạo Quốc gia về cấp nước sạch và VSMTNT):
 Nước máy hoặc nước cấp từ các trạm bơm nước.
 Nước giếng khoan có chất lượng tốt và ổn định.
 Nước mưa hứng và trữ sạch.
 Nước mặt (nước sông, suối, ao) có xử lý bằng lắng trong và tiệt trùng
-

Nước sạch là nước có chất lượng đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về nước sạch

của Việt Nam .
 Khái niệm nước sạch đáp ứng quy chuẩn Việt Nam
Nước sạch là nước có chất lượng đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về nước
sạch của Việt Nam (QCVN 01:2009/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
chất lượng nước ăn uống hay QCVN 02:2009/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
chất lượng nước sinh hoạt, ban hành theo thông tư số 04/2009/TT – BYT và
05/2009/TT – BYT ngày 17/06/2009).
-


Nước sạch này có thể lấy từ các nguồn sau:


8

 Nguồn nước máy cấp từ các cơ sở cấp nước tập trung.
 Nguồn nước do cá nhân và hộ gia đình tự khai thác nước để dùng cho sinh hoạt.
-

Giám sát trước khi đưa nguồn nước vào sử dụng:xét nghiệm tất cả các chỉ tiêu

thuộc mức độ A, B do cơ sở cung cấp nước thực hiện, định kỳ giám sát là:
 Đối với các chỉ tiêu thuộc mức độ A:
a) Xét nghiệm ít nhất 01 lần/03 tháng do cơ sở cung cấp nước thực hiện;
b) Kiểm tra, giám sát, xét nghiệm ít nhất 01 lần/06 tháng do các cơ quan có
thẩm quyền thực hiện, cụ thể như sau:


Lấy mẫu nước tại 100% các cơ sở cung cấp nước trên địa bàn được giao

quản lý;


Lấy mẫu nước ngẫu nhiên đối với nước do cá nhân, hộ gia đình tự khai thác

để sử dụng cho mục đích sinh hoạt.
 Đối với các chỉ tiêu thuộc mức độ B:
a) Xét nghiệm ít nhất 01 lần/06 tháng do cơ sở cung cấp nước thực hiện;
b) Kiểm tra, giám sát, xét nghiệm ít nhất 01 lần/năm do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền thực hiện, cụ thể như sau:



Lấy mẫu nước tại 100% các cơ sở cung cấp nước trên địa bàn được giao

quản lý;


Lấy mẫu nước ngẫu nhiên đối với nước do cá nhân, hộ gia đình tự khai thác để

sử dụng cho mục đích sinh hoạt [2].
2.1.1.5. Khái niệm về nguồn nước sinh hoạt
Là nguồn nước có thể cung cấp nước sinh hoạt hoặc có thể xử lý thành nước
sinh hoạt [10].
2.1.1.6. Các thông số đánh giá chất lượng nước nguồn cung cấp cho mục đích sinh hoạt
2.1.1.6.1. Các chỉ tiêu về lý học
 Độ pH của nước:
Định nghĩa về mặt toán học: pH = -logH+. pH là thông số đánh giá chất lượng
nguồn nước, nó quyết định đến tính axit, bazơ cũng như khả năng hòa tan của các chất
tan trong nước, sự thay đổi của pH dẫn tới sự thay đổi thành phần hóa học của nước


9

(sự kết tủa, sự hòa tan, cân bằng cacbonat,…), các quá trình sinh học trong nước. pH
dưới 7 là có tính axit và độ pH trên 7 có tính bazo. pH được xác định bằng máy đo pH
hoặc bằng phương pháp chuẩn độ.
 Nhiệt độ (0C):
Nhiệt độ của nước có ảnh hưởng đến độ pH, đến các quá trình hóa học và sinh
học xảy ra trong nước. Nhiệt độ phụ thuộc rất nhiều vào môi trường xung quanh, vào
thời gian trong ngày, vào mùa trong năm… Nhiệt độ cần được xác định tại chỗ (tại nơi

lấy mẫu).
 Độ màu của nước:
Nước nguyên chất không có màu. Màu sắc gây nên bởi các tạp chất trong nước
(thường là do chất hữu cơ: chất mùn hữu cơ, acid humic; một số ion như sắt…; một số
loài thủy sinh vật). Độ màu thường được xác định bằng phương pháp so màu với các
dung dịch chuẩn là Clorophantinat Coban. Đơn vị Pt – Co.
 Độ đục:
Độ đục gây nên bởi các hạt rắn lơ lửng trong nước. Các chất lơ lửng trong nước
có thể có nguồn gốc vô cơ, hữu cơ hoặc các vi sinh vật, thủy sinh vật có kích thông
thường từ 0,1 – 10m. Độ đục làm giảm khả năng truyền sáng của nước, ảnh hưởng tới
quá trình quang hợp. Độ đục được đo bằng máy đo độ đục (đục kế – turbidimeter).
Đơn vị đo độ đục theo các máy do Mỹ sản xuất là NTU (Nephelometric Turbidity
Unit).
 Tổng hàm lượng chất rắn (TS):
Các chất rắn trong nước có thể là những chất tan hoặc không tan, bao gồm cả
những chất vô cơ lẫn các chất hữu cơ. Tổng hàm lượng các chất rắn (TS) là lượng khô
tính bằng mg của phần còn lại sau khi làm bay hơi 1 lít mẫu nước trên nồi cách thủy
rồi sấy khô ở 1050C cho tới khi khối lượng không đổi (đơn vị tính bằng mg/l).
 Tổng hàm lượng chất rắn lơ lửng (SS):
Các chất rắn lơ lửng (các chất huyền phù) là những chất rắn không tan trong
nước. Hàm lượng các chất lơ lửng (SS) là lượng khô của phần chất rắn còn lại trên


10

giấy lọc sợi thủy tinh khi lọc 1 lít nước mẫu qua phễu lọc rồi sấy khô ở 1050C cho tới
khi khối lượng không đổi. Đơn vị tính là mg/l.
 Tổng hàm lượng chất rắn hòa tan (DS):
Các chất rắn hòa tan là những chất tan được trong nước, bao gồm cả chất vô cơ
lẫn chất hữu cơ. Hàm lượng các chất hòa tan (DS) là lượng khô của phần dung dịch

qua lọc khi lọc 1 lít nước mẫu qua phễu lọc có giấy lọc sợi thủy tinh rồi sấy khô ở
1500C cho tới khi khối lượng không đổi. Đơn vị tính là mg/l.
DS = TS – SS.
 Tổng hàm lượng các chất dễ bay hơi (VS):
Hàm lượng các chất rắn lơ lửng dễ bay hơi (VSS) là lượng mất đi khi nung
lượng chất rắn huyền phù (SS) ở 5500C cho đến khi khối lượng không đổi (thường
được qui định trong một khoảng thời gian nhất định). Hàm lượng các chất rắn hòa tan
dễ bay hơi (VDS) là lượng mất đi khi nung lượng chất rắn hòa tan (DS) ở 5500C cho
đến khi khối lượng không đổi (thường được qui định trong một khoảng thời gian nhất
định) [8].
2.1.1.6.2. Các chỉ tiêu về hóa học
 Độ kiềm toàn phần:
Là tổng hàm lượng các ion HCO3, CO32-, OH- có trong nước. Độ kiềm trong
nước tự nhiên thường gây nên bởi các muối của acid yếu, đặc biệt các muối carbonat
và bicarbonat
 Độ cứng của nước:
Là tổng hàm lượng của các ion Ca2+ và Mg2+. Độ cứng của nước gây nên bởi
các ion đa hóa trị có mặt trong nước. Chúng phản ứng với một số anion tạo thành kết
tủa. Các ion hóa trị 1 không gây nên độ cứng của nước.
 Hàm lượng oxigen hòa tan (DO):
Là lượng oxy hoà tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các sinh vật nước.
DO trong nước phụ thuộc nhiều yếu tố như áp suất, nhiệt độ, thành phần hóa học của
nguồn nước, số lượng vi sinh, thủy sinh vật… Khi DO xuống đến khoảng 4 – 5 mg/l,
số sinh vật có thể sống trong nước giảm mạnh. Nếu hàm lượng DO quá thấp nước sẽ


11

có mùi và trở nên đen do trong nước lúc này diễn ra chủ yếu là các quá trình phân hủy
yếm khí, các sinh vật không thể sống được trong nước này nữa. Đơn vị mg/l.

 Nhu cầu oxigen hóa học (COD - nhu cầu oxy hóa học):
Là lượng oxy cần thiết để oxy hoá các hợp chất hoá học trong nước bao gồm cả
vô cơ và hữu cơ. COD giúp phần nào đánh giá được lượng chất hữu cơ trong nước có
thể bị oxid hóa bằng các chất hóa học (tức là đánh giá mức độ ô nhiễm của nước).
COD được khi xác định bằng phương pháp KMnO4 hoặc K2Cr2O7. Đơn vị mg/l
 Nhu cầu oxigen sinh hóa (BOD - nhu cầu oxy sinh hoá):
Là lượng oxigen cần thiết để vi khuẩn có trong nước phân hủy các chất hữu.
BOD dùng để xác định mức độ nhiễm bẩn của nước. Đơn vị mg/l
 Một số chỉ tiêu hóa học khác trong nước:
+ Sắt: chỉ tồn tại dạng hòa tan trong nước ngầm dưới dạng muối Fe2+ của
HCO3-, SO42 , Cl-…, còn trong nước bề mặt, Fe2+ nhanh chóng bị oxid hóa thành Fe3+
và bị kết tủa dưới dạng Fe(OH)3. Nước thiên nhiên thường chứa hàm lượng sắt lên đến
30 mg/l. Với hàm lượng sắt lớn hơn 0,5 mg/l nước có mùi tanh khó chịu, làm vàng
quần áo khi giặt… Các cặn kết tủa của sắt có thể gây tắc nghẽn đường ống dẫn nước.
Trong quá trình xử lý nước, sắt được loại bằng phương pháp thông khí và keo tụ.
+ Các hợp chất Clorua: Clor tồn tại trong nước dưới dạng Cl-. Nói chung ở mức
nồng độ cho phép thì các hợp chất clor không gây độc hại, nhưng với hàm lượng lớn
hơn 250 mg/l làm cho nước có vị mặn. Nước có nhiều Cl- có tính xâm thực ximăng.
Đơn vị mg/l.
+ Các hợp chất Sulfat: Ion SO42- có trong nước do khoáng chất hoặc có nguồn
gốc hữu cơ. Với hàm lượng lớn hơn 250 mg/l gây tổn hại cho sức khỏa con người. Ở
điều kiện yếm khí, SO42- phản ứng với chất hữu cơ tạo thành khí H2S có độc tính cao.
Đơn vị mg/l [8].
2.1.1.6.3. Các chỉ tiêu về sinh học
 Coliform:
Là chỉ số cho biết số lượng các vi khuẩn gây bệnh đườngruột trong mẫu nước.
Không phải tất cả các vi khuẩn coliform đều gây hại. Tuy nhiên, sự hiện diện của vi
khuẩn coliform trong nước cho thấy các sinh vật gây bệnh khác có thể tồn tại trong đó.
 E.coli:



12

Là chỉ số cho biết số lượng các vi khuẩn gây bệnh đường ruột trong mẫu nước.
Sự có mặt của E.Coli trong nước chứng tỏ nguồn nước đã bị ô nhiễm bởi phân rác,
chất thải của người và động vật và như vậy cũng có khả năng tồn tại các loại vi trùng
gây bệnh khác. Số lượng E.Coli nhiều hay ít tùy thuộc mức độ nhiễm bẩn của nguồn
nước. Đặc tính của khuẩn E.Coli là khả năng tồn tại cao hơn các loại vi khuẩn, vi trùng
gây bệnh khác. Việc xác định số lượng E.Coli thường đơn giản và nhanh chóng nên
loại vi khuẩn này thường được chọn làm vi khuẩn đặc trưng trong việc xác định mức
độ nhiễm bẩn do vi trùng gây bệnh trong nước. Đơn vị VK/100ml [8].
2.1.2. Cơ sở thực tiễn
Nước sạch cho người dân nói chung và cho các đô thị nói riêng là vấn đề đang
được xã hội hết sức quan tâm, đặc biệt trong công cuộc đổi mới đất nước như hiện
nay, nước sạch còn là một trong những tiêu chí thể hiện văn minh của xã hội.
Điều tra, xác định thực những thuận lợi và khó khăn trong việc cung cấp nước sinh
hoạt và như cầu sử dụng nước của người dân góp phần đưa ra những giả pháp nhằm thúc
đẩy nhanh tỷ lệ cấp nước sinh hoạt cho xã Đông Cứu trong tương lai bằng những loại hình
tiên tiến, công nghệ hiện đại như: hệ thống cấp nước tập trung. Đồng thời kết quả của đề tài
góp phần phổ biến, tuyên truyền, giáo dục đến người dân về tầm quan trong của nước sạch,
giúp người dân nông thôn nhận thức được vai trò của việc dùng nước sạch đó là:
- Nâng cao điều kiện sống cho người dân thông qua việc cung cấp và sử dụng
các công trình cấp nước hiện đại, làm giảm bớt sự cách biệt giữa đô thị và nông thôn,
góp phần thúc đẩy công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.
- Tăng cường sức khỏe cho người dân nông thôn bằng cách giảm thiểu các
bệnh liên quan đến nước sinh hoạt nhờ cải thiện việc cấp nước sạch và nâng cao ý thức
của người dân.
- Giảm tình trạng ô nhiễm môi trường: có nguồn nước sinh hoạt tốt thì cá nhân,
nhà cửa được vệ sinh sạch sẽ, môi trường sống trong lành, nên giảm tình trạng ô nhiễm
môi trường.

2.1.3. Cơ sở pháp lý
Trong những năm qua, hệ thống pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước ngày càng
được bổ sung và hoàn thiện, đã phát huy vai trò tích cực trong việc thông qua mọi
nguồn lực của toàn xã hội và việc bảo vệ tài nguyên nước.


13

- Luật Bảo vệ môi trường của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam số
52/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005.
- Luật Tài nguyên nước của Quốc Hội số 17/2012/QH13 ngày 21 tháng 6 năm
2012.
- Các nghị định, thông tư, quyết định, chị thị và văn bản của Chính phủ, cơ
quan TW, địa phương liên quan đến công tác bảo vệ môi trường, tài nguyên nước:
 Nghị đinh 80/2006/NĐ-CP ban hành ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
 Nghị định 21/2008/NĐ-CP ban hành ngày 08/02/2008 của Chính phủ về
sửa đổi và bổ sung một số điều của nghị định 80/2006/NĐ-CP của Chính phủ về
việc quy định và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
 Nghị định 34/2005/NĐ-CP của chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước.
 Nghị định 117/NĐ –CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm
pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
 Nghị định 149/2004/NĐ-CP của chính phủ về việc cấp phép thăm dò, khai
thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước.
 Nghị định s ố 162/2003/NĐ-CP v/v ban hành quy chế thu thâ ̣p , quản lý, khai
thác, sử du ̣ng dữ liê ̣u, thông tin về tài nguyên nước.
 Thông tư số 40/2005/TT-BTC của Bộ Tài Chính ngày 25-5-2005 Hướng dẫn
cơ chế tài chính áp dụng đối với các dự án cấp nước sạch sử dụng nguồn vốn Hỗ trợ
phát triển chính thức (ODA).

 Thông tư liên tịch số: 04/2013/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT của Bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn – Bộ Tài chính – Bộ Kế hoạch và đầu tư về việc hướng
dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước chi cho Chương trình mục
tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012-2015.
 Quyết định 02/2008/QĐ-UBND về việc quy định chế độ thu, nộp, quản lý và
sử dụng lệ phí cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào
nguồn nước và hành nghề khoan nước.


14

 Quyết định 35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 25/06/2002 của Bộ khoa học,
công nghệ và môi trường về việc ban hành tiêu chuẩn môi trường Việt Nam.
 Quyết định số 22/2006 /QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về việc bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường.
 Quyết định 2570/QĐ-BNN-TCTL năm 2012 phê duyệt điều chỉnh Bộ chỉ số
và tài liệu hướng dẫn triển khai công tác theo dõi, đánh giá Nước sạch và Vệ sinh môi
trường nông thôn.
 Chỉ thị số 02/2004/CT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về tăng
cường công tác quản lý tài nguyên nước dưới đất.
- Các TCVN liên quan đến chất lượng nước sinh hoạt:
 Tiêu chuẩn vệ sinh nước cấp sinh hoạt (TCVN 5502:2003).
 Tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống (Ban hành kèm theo quyết định của Bộ
trưởng Bộ Y tế số 1329/2002/QĐ- BYT ngày 18/04/2002).
 Tiêu chuẩn nước sạch (Ban hành kèm theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế
số 09/2005/QĐ- BYT ngày 11/03/2005).
- Các QCVN liên quan đến chất lượng nước sinh hoạt:
 QCVN 01:2009/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống.
 QCVN 02:2009/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt.
 QCVN 08:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.

 QCVN 09:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước ngầm.
2.2. Thực trạng nƣớc thải sinh hoạt tại Việt Nam và trên Thế Giới.
2.2.1. Tình hình sử dụng nước trên thế giới
Nhu cầu về nước chưa bao giờ cao như hiện nay. Khai thác nước sạch đã tăng
gấp 3 lần trong vòng 50 năm qua. Diện tích đất tưới cũng tăng gấp đôi trong chừng ấy
năm và hiện tượng này liên quan mật thiết với sự gia tăng dân số. Dân số thế giới hiện
nay là 6,6 tỷ người và mỗi năm tăng thêm 80 triệu người. Điều đó có nghĩa, nhu cầu về
nước sạch mỗi năm tăng thêm khoảng 64 tỷ mét khối. Song, đáng tiếc là 90% số dân


15

trong số 3 tỷ người dự kiến tăng thêm vào năm 2050 lại tập trung ở các nước đang
phát triển,nơi mà ngay từ bây giờ đã đang chịu cảnh khan hiếm nước.
Gia tăng dân số đồng nghĩa với gia tăng nhu cầu lương thực và tất nhiên nhu
cầu về nước cũng tăng. Cho đến nay, nông nghiệp vẫn là đối tượng tiêu thụ nhiều nước
nhất, chiếm tới 70% lượng nước tiêu thụ (so với 20% dành cho công nghiệp và 10%
dùng trong sinh hoạt đời sống). Nếu không có quy hoạch sử dụng hợp lý, nhu cầu
nước cho nông nghiệp trên toàn thế giới sẽ tăng lên từ 70% đến 90% vào năm 2050,
mặc dù sử dụng tài nguyên nước của một số nước hiện đã chạm đến mức giới hạn.
Đồng thời, những thay đổi về lối sống và thói quen ăn uống đã diễn ra trong nhiều năm
gần đây, nhất là gia tăng tỷ lệ mức tiêu thụ thịt và các sản phẩm bơ sữa tại những nước
vừa giàu lên đã tác động rất lớn đến tài nguyên nước. Để sản xuất 1 kg ngũ cốc cần từ
800 đến 4000 lít nước, trong khi đó để có được 01 kg thịt bò phải tốn từ 2000 đến
16000 lít nước. Nếu vào thời điểm năm 1985, một người Trung Quốc tiêu thụ 20 kg
thịt thì vào năm 2009 con số này đã là 50 kg. Điều đó có nghĩa, Trung Quốc cần có
thêm 390 km3 nước. Để giúp so sánh, năm 2002, lượng thịt tiêu thụ tính theo đầu
người tại Thụy Điển và tại Mỹ tương ứng là 76kg và 125 kg.
Sản xuất nhiên liệu sinh học tăng nhanh trong những năm qua đã gây những

tác động đáng kể đến nhu cầu về nước. Sản lượng ethanol năm 2008 là 77 tỷ lít, gấp 3
lần giai đoạn từ 2000 đến 2007 và dự kiến sẽ đạt 127 tỷ lít vào năm 2017. Mỹ và
Brazil là các nhà sản xuất hàng đầu, đáp ứng 77% nhu cầu của toàn thế giới. Năm
2007, 23% sản lượng ngô ở Mỹ và 54% mía đường của Brazil là dành để sản xuất
ethanol. Trong năm 2008, 47% lượng dầu thực vật sản xuất tại Cộng đồng Châu Âu
được dùng làm nhiên liệu diesel sinh học. Tuy vậy, mặc dù việc gia tăng sử dụng cây
trồng cho nhiên liệu sinh học, nhưng tỷ lệ so với tổng sản lượng vẫn còn nhỏ. Trong
năm 2008, ước tính thị phần về ethanol trên thị trường nhiên liệu vận tải của Mỹ,
Brazil và Cộng đồng Châu Âu tương ứng là 4.5%, 40% và 2.2%. Với khả năng giúp
làm giảm bớt sự lệ thuộc vào năng lượng chất đốt, xem ra với công nghệ hiện tại,
nhiên liệu sinh học đang đặt lên môi trường và đa dạng sinh học một áp lực không
tương ứng. Vấn đề chính là phải cần một lượng lớn nước và phân bón để gieo trồng.
Để làm ra 01 lít nhiên liệu sinh học phải cần khoảng từ 1000 đến 400m lít nước.


16

Theo ước tính, đến năm 2030 sẽ có 47% dân số thế giới sinh sống tại các vùng
chịu căng thẳng về nước. Chỉ tính riêng ở Châu Phi, do biến đổi khí hậu, số người chịu
cảnh thiếu nước nhiều hơn vào năm 2020 là từ 75 đến 250 triệu người. Khan hiếm
nước ở một số vùng khô hạn và bán khô hạn sẽ tác động lớn tới sự di cư; do hiếm
nước sẽ có từ 24 triệu đến 700 triệu người dân mất chỗ ở.
 Tăng cường đầu tư và quản lý tài nguyên nước
Theo đánh giá chung, đầu tư vào lĩnh vực tài nguyên nước là rất quan trọng đối
với tất cả các quốc gia, kể cả với những nước nghèo. Sự phồn vinh trong tương lai của
các nước đang phát triển một phần phụ thuộc vào mức độ đầu tư mà họ dành cho
ngành nước. Phát triển tài nguyên nước là nội dung chính yếu trong quá trình phát
triển kinh tế xã hội.
Đầu tư vào ngành nước có thể được lợi theo nhiều cách. Mỗi một đô la đầu tư
vào nước sạch và vệ sinh ước tính sẽ thu lợi được từ 3 đến 34 đô la. Thực tế cho thấy,

nơi nào đầu tư kém thì tổng sản lượng quốc nội có thể bị mất tới 10%. Tại lục địa châu
Phi, tổn thất kinh tế do thiếu nước uống sạch và điều kiện vệ sinh cơ bản ước tính vào
khoảng 28.4 tỷ đô la mỗi năm – khoảng 5% GDP.
Đầu tư vào cơ sở hạ tầng vệ sinh cũng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho môi trường.
Hiện nay, hơn 80% chất thải tại các nước đang phát triển được thải trực tiếp ra môi
trường không qua xử lý, gây ô nhiễm sông, hồ và các vùng duyên hải. Ước tính, tổng
chi phí để thay thế những hệ thống cấp nước và cơ sở hạ tầng vệ sinh cũ tại các nước
công nghiệp hàng năm có thể lên tới 200 tỷ đô la.
Nước là vấn đề cốt yếu nhất đối với các nước đang phát triển. Tuy nhiên, cho
đến nay, tỷ lệ đầu tư vào cơ sở hạ tầng và tăng cường năng lực cho ngành nước từ
nguồn ngân sách nhà nước và nguồn vốn ODA là không thỏa đáng. Hỗ trợ phát triển
quốc tế cho toàn ngành nước đang ngày càng giảm sút và vẫn chỉ duy trì ở mức 5%
tổng nguồn tài trợ.
Đứng trước thực trạng gia tăng nạn thiếu nước, nhiều quốc gia đã bắt đầu tiến
hành lồng ghép các chiến lược quản lý tài nguyên nước vào các kế hoạch phát triển
của mình. Tại Zăm-bia chính sách mới về quản lý tổng hợp tài nguyên nước dự định sẽ
thực hiện quản lý tổng hợp tài nguyên nước ở tất cả các ngành. Qua đó, nhiều nhà tài


17

trợ đã liên kết các đầu tư liên quan đến nước trong gói hỗ trợ của họ cho Zăm-bia.Dự
án Anatolia Tây Nam Thổ Nhĩ Kỳ (GAP) là một dự án phát triển kinh tế xã hội đa
ngành được thiết kế nhằm tăng thêm thu nhập ở khu vực kém phát triển với tổng kinh
phí dự tính khoảng 32 tỷ đô la. Kể từ khi mở rộng hệ thống tưới, thu nhập đầu người
đã tăng gấp 3 lần. Điện hóa nông thôn và tỷ lệ được tiếp cận với điện đạt 90%, tỷ lệ
xóa mù tăng, giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em, khởi động kinh doanh tăng và chế độ sở hữu
đất đai công bằng hơn được mở ra đối với đất canh tác. Số dân thành thị được phục vụ
nước tăng gấp 4 lần. Nhờ đó, khu vực này không còn là một khu vực kinh tế kém phát
triển nữa.

Việc xử lý nước thải cũng có thể giúp tăng thêm lượng nước có thể sử dụng
được. Một số nước đã tiến hành việc dùng lại nước thải đã qua xử lý cho sản xuất nông
nghiệp. Song, việc sử dụng nước thải đô thị trong nông nghiệp vẫn chưa nhiều, trừ một
số quốc gia nghèo tài nguyên nước, như ở Dải Gaza (Lãnh thổ Palestin: 40%), ở Israel
(15%) và ở Ai Cập (16%).
Ngọt hóa nước biển (tách muối) cũng là một quy trình khác được sử dụng tại
các vùng khô hạn. Quy trình được áp dụng để lấy nước uống và nước sử dụng trong
ngành công nghiệp tại những quốc gia đã sử dụng đến cận tài nguyên nước của mình
như Ả rập Xê Út, Israel [6].
2.2.1.1.Thực trạng nước thải sinh hoạt trên Thế Giới
Nước thải sinh hoạt là nước thải phát sinh từ các khu dân cư, trường học, nhà
hàng, khách sạn; là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm gia tăng hàm lượng các
chất ô nhiễm trong nước, dẫn đến suy giảm chất lượng nước một cách nhanh chóng và
ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.
Tổng lượng nước thải sinh hoạt dao động trong phạm vi lớn, nó phụ thuộc vào
nhu cầu cấp nước ở mỗi quốc gia, mỗi địa phương. Ở Mỹ và Canada là hai quốc gia có
nhu cầu cấp nước lớn nhất, lượng nước thải từ hai quốc gia này thường dao động từ
200 - 400 lít/người/ngày. Theo số liệu thống kê của Cục Môi trường Vương Quốc Anh
(1989), khoảng 80% trong số 12.000.000 m3 nước cống ở Anh và Wales có nguồn gốc
từ nước thải sinh hoạt, trong đó 95% tải lượng ô nhiềm hữu cơ đã được xử lý trước khi


×