Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Bước đầu tìm hiểu về văn miếu mao điền huyện cẩm giàng tỉnh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

VŨ THỊ HÒA

BƢỚC ĐẦU TÌM HIỂU VỀ VĂN MIẾU MAO ĐIỀN
HUYỆN CẨM GIÀNG TỈNH HẢI DƢƠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Sơn La, năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

VŨ THỊ HÒA

BƢỚC ĐẦU TÌM HIỂU VỀ VĂN MIẾU MAO ĐIỀN
HUYỆN CẨM GIÀNG TỈNH HẢI DƢƠNG

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn: Cô giáo Bùi Thị Nguyệt Quỳnh

Sơn La, năm 2015


Lời cảm ơn


Khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Bước đầu tìm hiểu về văn miếu Mao Điền
huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương” được hoàn thành tại khoa Sử - Địa, trường Đại
học Tây Bắc, dưới sự chỉ bảo tận tình của cô giáo Bùi Thị Nguyệt Quỳnh.
Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn chân thành đến cô giáo Bùi Thị
Nguyệt Quỳnh - giảng viên môn Lịch sử Việt Nam, em cũng xin gửi lời cảm ơn chân
thành và sâu sắc tới các thầy cô giáo trong khoa Sử - Địa, thư viện trường Đại học Tây
Bắc đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và
hoàn thành đề tài này.
Em xin gửi lời cảm sâu sắc tới các bác, các cô chú ở Ủy ban nhân dân xã Cẩm
Điền - Cẩm Giàng, thư viện huyện Cẩm Giàng, thư viện tỉnh Hải Dương, ban quản lí khu
di tích văn miếu Mao Điền đã giúp đỡ tôi trong quá trình tìm tài liệu và cung cấp nhiều
thông tin quan trọng để hoàn thành đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sơn La, tháng 5 năm 2015
Ngƣời thực hiện

Vũ Thị Hòa


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...........................................................................................2
3. Đối tượng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu ..................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................4
5. Cấu trúc của đề tài .......................................................................................................4
NỘI DUNG .....................................................................................................................5
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN VĂN MIẾU Ở
VIỆT NAM .....................................................................................................................5
1.1. Nho giáo - cơ sở cho sự hình thành Văn Miếu .........................................................5

1.1.1. Sự hình thành của Nho giáo ..................................................................................5
1.1.2. Nội dung và sự phát triển của Nho giáo ................................................................6
1.1.3. Đặc điểm của Nho giáo ở Việt Nam .....................................................................8
1.2. Văn miếu - dạng kiến trúc tôn thờ Nho giáo cơ bản ở Việt Nam ..........................10
1.2.1. Lịch sử hình thành ...............................................................................................10
1.2.2. Chức năng của văn miếu .....................................................................................11
1.2.3. Đặc điểm kiến trúc, điêu khắc trang trí cơ bản của văn miếu tại Việt Nam ............11
1.2.4. Khái quát một số văn miếu ở nước ta ..................................................................12
1.2.4.1. Văn miếu - Quốc Tử Giám - Hà Nội ................................................................12
1.2.4.2. Văn miếu Xích Đằng - Hưng Yên ....................................................................14
1.2.4.3. Văn miếu Bắc Ninh ..........................................................................................15
1.2.4.4. Văn miếu Trấn Biên - Đồng Nai ......................................................................16
1.2.4.5. Văn miếu Huế ...................................................................................................17
CHƢƠNG 2: VĂN MIẾU MAO ĐIỀN - HẢI DƢƠNG ..........................................20
2.1. Giới thiệu khái quát về xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương ...........20
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên và dân cư ...............................................................................20
2.1.1.1. Vị trí địa lý ........................................................................................................20
2.1.1.2. Khí hậu .............................................................................................................21
2.1.1.3. Sông ngòi ..........................................................................................................22
2.1.1.4. Dân cư...............................................................................................................22
2.1.2. Đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội địa phương .....................................................22


2.1.2.1. Đời sống kinh tế ...............................................................................................22
2.1.2.2. Đời sống văn hóa xã hội ...................................................................................23
2.2. Văn miếu Mao Điền ...............................................................................................24
2.2.1. Lịch sử hình thành lị sở Mao Điền, Cẩm Điền, Hải Dương ................................24
2.2.2. Lịch sử xây dựng và quá trình tồn tại của văn miếu Mao Điền ..........................27
2.2.3. Việc thờ tự các danh nho ở văn miếu Mao Điền .................................................31
2.2.4. Hệ thống di vật và kiến trúc điêu khắc của văn miếu Mao Điền ........................34

2.2.4.1. Di vật trong văn miếu .......................................................................................34
2.2.4.2. Kiến trúc ...........................................................................................................37
2.2.5. Mối tương quan văn miếu Mao Điền với một số văn miếu khác ở nước ta ............42
2.2.6. Truyền thống và thành tựu Nho học trên đất Hải Dương ....................................43
CHƢƠNG 3: HIỆN TRẠNG VĂN MIẾU MAO ĐIỀN VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN ..............................................................47
3.1. Hiện trạng của văn miếu Mao Điền ........................................................................47
3.1.1. Giá trị của văn miếu Mao Điền ...........................................................................47
3.1.2. Hiện trạng văn miếu Mao Điền ...........................................................................47
3.2. Một số giải pháp bảo vệ bảo tồn văn miếu Mao Điền ............................................51
3.2.1. Vai trò của văn miếu trong đời sống văn hóa cộng đồng địa phương.................51
3.2.2. Đẩy mạnh quảng bá du lịch văn miếu Mao Điền ................................................52
3.2.3. Phát huy tác dụng giáo dục của văn miếu Mao Điền đói với sự nghiệp giáo dục
đào tạo của tỉnh Hải Dương trong giai đoạn mới ..........................................................53
KẾT LUẬN CHUNG ..................................................................................................54
Tài liệu tham khảo


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
“Hiền tài là nguyên khí quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng
thịnh. Nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn. Vì thế các bậc Đế vương thánh
minh không đời nào không coi việc giáo dục nhân tài kén chọn kẻ sĩ vun trồng nguyên
khí quốc gia làm công việc cần kíp”.
(Trích Văn bia Tiến sĩ năm 1442)
Từ xưa đến nay, giáo dục luôn là lĩnh vực được Nhà nước quan tâm hàng đầu.
Giáo dục đã trở thành vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc
gia, dân tộc. Giáo dục không chỉ góp phần hoàn thiện con người mà còn tạo điều kiện
thúc đẩy sự phát triển của kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội. Đặc biệt, trong sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hồ Chí Minh đã từng dạy “Muốn xây dựng

chủ nghĩa xã hội trước hết phải có những con người xã hội chủ nghĩa. Con người xã
hội chủ nghĩa không phải tự dưng mà có được mà phải trải qua quá trình học tập và
rèn luyện. Việc học tập ở đây là tiếp thu những tri thức khoa học tiến bộ của thời đại,
đồng thời biết kế thừa và phát huy những di sản văn hóa dân tộc, nhân loại để hội nhập
với xu thế phát triển chung của thế giới”.
Việt Nam là một quốc gia văn hiến có lịch sử phát triển mấy nghìn năm rực rỡ,
một trong những nhân tố đặc biệt quan trọng góp phần làm nên nền văn hiến Việt Nam
chính là Nho giáo, Nho học và chính những di tích Nho học là một phần bộ mặt của
nền văn hiến đó. Văn miếu có vai trò vị trí đặc biệt quan trọng trong giáo dục phong
kiến, nó là biểu tượng của Nho giáo, hàng loạt văn miếu được xây dựng trong thời kì
này tiêu biểu như văn miếu Quốc Tử Giám, văn miếu Xích Đằng, văn miếu Trấn
Biên… Trong đó không thể không nhắc tới văn miếu Mao Điền - một trong bốn văn
miếu lớn nhất cả nước.
Văn miếu Mao Điền thuộc trấn Đông - một trong tứ trấn kinh thành Thăng
Long. Nằm cách thành phố Hải Dương 16km về phía Tây, văn miếu Mao Điền thuộc
huyện Cẩm Giàng là di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu của mảnh đất xứ Đông. Nơi này
thờ Khổng Tử và tôn vinh các bậc danh nho tiêu biểu cho truyền thống văn hiến xứ
Đông. Đây thực sự là tài sản vô cùng quý giá không chỉ của Hải Dương mà còn của cả
nước ta còn lưu giữ cho đến ngày nay.

1


Là người con của mảnh đất Hải Dương, tôi muốn góp phần nhỏ bé của mình
vào việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của tỉnh nhà, điều này đã thôi
thúc tôi chọn đề tài “Bước đầu tìm hiểu về văn miếu Mao Điền huyện Cẩm Giàng
tỉnh Hải Dương”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Bên cạnh việc nghiên cứu Nho giáo, thì nghiên cứu về các di tích Nho học cũng
từng bước được đẩy mạnh và nâng cao. Tuy nhiên, việc nghiên cứu các di tích Nho

học với tư cách là các thiết chế dưới thời phong kiến chưa được nghiên cứu đầy đủ bởi
nhiều lí do gắn với lịch sử. Những tư liệu sớm nhất mang tính lịch đại về hệ thống di
tích Nho học phải kể đến: “Đại Việt sử kí toàn thư” của Ngô Sỹ Liên viết dưới triều
Lê Sơ năm Hồng Đức thứ 10, đến “Khâm định Việt sử thông giám cương mục” và
“Đại Nam nhất thống chí” dưới triều Nguyễn… Trong các bộ sử này, nội dung về các
di tích Nho học được ghi chép dưới dạng biên niên. Nó cung cấp những thông tin bước
đầu về các sự kiện có liên quan đến các di tích Nho học ở các địa phương. Mặc dù vậy,
đây là những chứng cớ lịch sử về mặt văn tự, nó góp phần hỗ trợ định hướng cho việc
nghiên cứu, tìm hiểu các di tích Nho học dưới dạng vật thể.
Bên cạnh những bộ sử cổ, các di tích Nho học còn được ghi chép lưu giữ thông
tin bằng một loại sử liệu đặc biệt đó là các trang sử bằng đá bằng đồng như văn bia,
khánh đá, chuông đồng. Mặc dù bị phá hủy khá nhiều qua thời gian nhưng đây vẫn là
nguồn cứ liệu phong phú và xác thực nhất.
Những công trình khảo cứu về các di tích Nho học xuất hiện khá muộn và
không nhiều dưới chế độ mới bởi vì cả dân tộc đang phải tập trung nhân tài, vật lực
cho cuộc chiến tranh vệ quốc, sự thay đổi sang ý thức hệ tư tưởng Mác xít cũng tác
động không nhỏ tới đối tượng nghiên cứu là Nho giáo và Nho học cũng như các di tích
Nho học. Một số công trình tiêu biểu như: “Văn miếu - Quốc Tử Giám, một biểu tượng
của nền văn hóa Việt Nam” của Đặng Đức Siêu và Nguyễn Quang Lộc xuất bản năm
1993, tác phẩm này nói khá chi tiết về văn miếu Quốc Tử Giám từ kiến trúc đến lịch
sử phát triển, đặc biệt đi sâu nghiên cứu văn miếu Quốc Tử Giám như một biểu tượng
văn hóa của Việt Nam.
Đề tài khoa học “Cơ sở và giải pháp nghiên cứu quản lý di tích Nho học Việt
Nam” do Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học văn miếu Quốc Tử Giám tiến hành
năm 1998. Trong đề tài này, nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu ở nhiều nơi trong

2


cả nước đã phần nào phác dựng lại hệ thống di tích Nho học ở các địa phương, trong

đó có văn miếu Mao Điền tại Hải Dương.
Cuốn sách “Văn bia đề danh tiến sĩ Việt Nam” do Phó giáo sư - Tiến sĩ Trịnh
Khắc Mạnh biên dịch và chú thích vào năm 2006 đã cung cấp hệ thống hoàn chỉnh các
văn bia trong các văn miếu ở Bắc bộ, trong đó có các văn bia ở văn miếu Mao Điền.
Đặc biệt là cuốn sách “Hệ thống di tích Nho học Việt Nam và các văn miếu tiêu
biểu ở Bắc Bộ” của Tiến sĩ Dương Văn Sáu xuất bản năm 2014 nói rất chi tiết về quá
trình xây dựng cũng như tồn tại và nghệ thuật kiến trúc của các văn miếu ở Bắc Bộ, đặc
biệt là văn miếu Mao Điền.
Về đề tài truyền liên quan đến văn miếu Mao Điền ỏ Hải Dương có Luận văn
thạc sĩ khoa học của Thạc sĩ Dương Văn Sáu “Văn miếu Mao Điền giá trị lịch sử và
văn hóa”.
Nhiều tác giả đã quan tâm nghiên cứu về văn miếu Mao Điền. Trong số đó có
bài “Văn miếu Mao Điền - biểu tượng tinh thần hiếu học xứ Đông” trên trang báo điện
tử Www.hovuvovietnam.com; bài Di tích văn miếu Mao Điền trong tác phẩm “Di tích
danh Hà Nội và các vùng phụ cận” do Tiến sĩ Lưu Minh Trị chủ biên.
Những nguồn tài liệu đã đề cập ở trên là cứ liệu quan trọng trong quá trình tôi
hoàn thành đề tài của mình. Từ những tài liệu phong phú đa đạng đó, tôi tập trung
nghiên cứu về đề tài “Bước đầu tìm hiểu về văn miếu Mao Điền huyện Cẩm Giàng
tỉnh Hải Dương”
3. Đối tƣợng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Văn miếu Mao Điền.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Tìm hiểu một số vấn đề cơ bản liên quan đến văn miếu ở Việt Nam.
- Tìm hiểu văn miếu Mao Điền.
- Hiện trạng của văn miếu Mao Điền và một số đề xuất giải pháp bảo tồn và
phát triển.
Phạm vi nghiên cứu:
- Thời gian: từ thế kỷ XV đến năm 2002.
- Không gian: văn miếu Mao Điền thuộc huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương.


3


4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng phương pháp lịch sử. Phương pháp hệ
thống và phương pháp logic được sử dụng để khái quát các sự kiện lịch sử một cách
trình tự hợp lí về cả thời gian và nội dung.
Ngoài ra đề tài còn sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích so sánh, đối
chứng, kết hợp điền dã thu thập tài liệu.
5. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phụ lục và phần kết luận đề tài gồm có 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề cơ bản liên quan đến văn miếu ở Việt Nam.
Chương 2: Văn miếu Mao Điền.
Chương 3: Hiện trạng của văn miếu Mao Điền và một số đề xuất giải pháp bảo
tồn và phát triển.

4


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN
VĂN MIẾU Ở VIỆT NAM
1.1. Nho giáo - cơ sở cho sự hình thành Văn Miếu
1.1.1. Sự hình thành của Nho giáo
Theo Đại từ điển tiếng Việt: “Nho giáo - học thuyết do Khổng Tử đề xuất nhằm
duy trì trật tự xã hội phong kiến”[21: 1253]. Nho giáo là một hình thái ý thức xã hội,
một hệ tư tưởng lớn đóng vai trò quản lí, điều tiết xã hội ở nhiều quốc gia Á đông. Học
thuyết này đóng vai trò quản lí, điều tiết xã hội chứ không dừng lại ở trào lưu tư tưởng.
Không những thế, trong xã hội phong kiến, đó là đường lối chính sách và đã biến
thành biện pháp để giới cầm quyền quản lí và điều hành xã hội. Nó tồn tại trong xã hội

phong kiến như là trật tự xã hội đồng thời trở thành những quan niệm mang tính chuẩn
mực trong mọi mối quan hệ, ứng xử, hành xử, giao thoa giữa cá nhân và cộng đồng.
Nho giáo - ý thức hệ chính trị xã hội được hình thành từ rất sớm ở Trung Hoa
dưới thời Tây Chu (1112 - 771 TCN) với sự đóng góp của Chu Công Đán. Tuy nhiên,
những giá trị tư tưởng lớn của Nho giáo chỉ thực sự hình thành trên những khuôn mẫu
cơ bản hơn 200 năm sau đó với vai trò của Khổng Tử (551 - 479 TCN), ông đã phát
triển tư tưởng của Chu Công, hệ thống hóa lại và tích cực truyền bá vì vậy ông thường
được xem là người sáng lập Nho giáo.
Sách kinh điển của Nho giáo gồm 2 bộ: Tứ thư và Ngũ kinh.
Ngũ kinh là bộ thứ nhất, phần lớn có từ trước, Khổng Tử đã ra công san định,
hiệu đính và giải thích. Ngũ kinh bao gồm 5 cuốn đó là:
“Kinh thi: Là tập thơ ca dân gian, trong đó chủ đề tình yêu nam nữ khá nhiều.
Khổng Tử dùng nó để giáo dục một tình cảm lành mạnh và cách thức diễn đạt khúc
triết rõ ràng” [11: 256].
“Kinh thư: Ghi lại các truyền thuyết và biến cố của các đời vua cổ - anh minh
như Nghiêu, Thuấn, tàn bạo như Kiệt, Trụ. Khổng Tử gia công san định lại những
mong đem họ ra làm gương cho đời sau” [11: 257].
“Kinh lễ: Ghi chép những lễ nghi thời trước, Khổng Tử hiệu đính lại những
mong nó làm phương tiện duy trì và ổn định trật tự xã hội” [11: 257].

5


“Kinh dịch: Khởi nguồn vốn ghi chép về âm dương, bát quát ở dạng kí hiệu với
sự đóng góp của Chu Văn Vương và Chu Công Đán. Từ bộ “Chu dịch” đó, Khổng Tử
đã giảng giải sâu rộng thêm và trình bày thứ tự rõ ràng cho dễ hiểu hơn” [11: 257].
“Kinh xuân thu: Nguyên là kí sử nước Lỗ - quê hương Khổng Tử. Được ông
dụng công chọn lọc sự kiện, kèm theo nhứng lời bình, thậm chí sáng tác lời thoại để
giáo dục vua chúa” [11: 257].
Đúng ra bộ sách còn một cuốn thứ sâu là Kinh nhạc, nhưng về sau bị thất lạc

chỉ còn lại một ít làm thành một thiên ghép chung vào Kinh lễ gọi là Nhạc kí. Sau khi
Khổng Tử mất, học trò của ông tập hợp những lời dạy của ông soạn ra cuốn Luận ngữ,
học trò xuất sắc của Khổng Tử là Tăng Sâm hay còn gọi là Tăng Tử, dựa vào thầy mà
soạn sách “Đại học” dạy phép làm người quân tử. Một học trò của Tăng Tử là Khổng
Cấp (thường gọi là Tử Tư) là cháu nội của Khổng Tử viết ra “Trung dung” nhằm phát
triển tư tưởng của ông nội mình về cách sống dung hòa không thiên lệch.
Đến đời chiến quốc có Mạnh Tử, ông biên soạn thành sách Mạnh Tử. Các tác
phẩm “Đại học”, “Trung dung”, “Mạnh Tử”, “Luận ngữ”, về sau hợp thành Tứ thư. Tứ
thư và Ngũ kinh trở thành bộ sách gối đầu giường của Nho gia. Nếu Khổng Tử mở đầu
giai đoạn hình thành Nho giáo thì Mạnh Tử khép lại giai đoạn quan trọng - giai đoạn
hình thành Nho giáo. Đó là Nho giáo nguyên thủy, nho giáo Tiên - Tần hay còn gọi là
tư tưởng Khổng - Mạnh.
1.1.2. Nội dung và sự phát triển của Nho giáo
Để quản lí một xã hội tốt đòi hỏi người lãnh đạo phải tốt, đó là người quân tử.
Để trở thành người quân tử, trước hết phải tu thân. Nó bao gồm ba tiêu chí sau:
Một là: Đạt “đạo”, đây là con đường, là những mối quan hệ mà con người phải
biết cách ứng sử trong cuộc sống. Có 3 đạo: Vua - tôi, cha - con, vợ - chồng, ba đạo
đức đó gọi là Tam cương.
Hai là: Đạt “đức”, người quân tử nếu có ba điều nhân - trí - dũng thì đạt về đức,
về sau Mạnh Tử bỏ “dũng” mà thay bằng “lễ, nghĩa” thành bốn đức: Nhân, lễ, nghĩa,
trí. Đến đời Hán thêm “tín” thành năm đức gọi là Ngũ thường.
Ngoài các tiêu chuẩn về “đạo và đức”, người quân tử phải biết thi - thư - lễ nhạc, Khổng Tử nói rằng con người “hưng khởi trong lòng là nhớ học Thi, lập thân
được là nhờ biết Lễ, thành công được là nhờ biết Nhạc” (Luận ngữ). Ông đòi hỏi
người cai trị không thể là dân võ biền mà phải có một vốn văn hóa toàn diện.

6


Bên cạnh tu thân, người quân tử phải hành động, phải “tề gia trị quốc bình thiên
hạ”. Kim chỉ nam cho mọi hành động trong công việc cai trị đó là hai phương châm:

Thứ nhất: Nhân trị, nhân là tình người, nhân trị là cai trị bằng tình người, coi
người như bản thân mình.
Thứ hai: Chính danh, chính danh tức là sự vật phản ứng với tên gọi, mỗi người
phải làm đúng chức danh, chức phận của mình. Chính danh trong cai trị là phải làm
sao để “vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con” (Luận ngữ), nếu danh không
chính thì lời nói không thuận, lời nói không thuận tất việc chẳng thành (Luận ngữ).
Xét về ngọn nguồn, có thể thấy Nho giáo chính là sự tổng hợp của hai truyền
thống văn hóa đó là văn hóa du mục phương Bắc và văn hóa nông nghiệp phương
Nam. Tinh hoa văn hóa du mục phương Bắc nổi bật nên các điểm: Tham vọng, bình
thiên hạ, coi nhẹ quốc gia. Khổng Tử đã từng rời nước Lỗ sang các quốc gia khác để
tìm minh chủ. Tinh hoa đó là truyền thống trọng sức mạnh được thể hiện trong chữ
“dũng” và nó cũng là gốc của tham vọng. Thuyết “chính danh” có nghĩa là phải có tôn
ti trật tự rõ ràng, một xã hội trật tự ngăn nắp.
Tinh hoa trong truyền thống nông nghiệp phương Nam đó là đề cao chữ “nhân”
và nguyên lí “nhân trị”, việc coi trọng nhân dân có nguồn gốc từ tinh thần dân chủ.
Bên cạnh đó, Nho giáo nguyên thủy rất coi trọng văn hóa đặc biệt là văn hóa tinh thần
(thư, thi, lễ nhạc…). Tất cả các vấn đề trên đều được thể hiện trong Trung dung và
Luận ngữ.
Nho giáo mà Khổng Tử sáng lập vừa có điểm tích cực vừa có điểm hạn chế.
Các bậc đế vương vốn quen cầm quyền theo lối nhân trị, đi ngược lại với xu thế chung.
Rồi việc nhà Tần cho đốt sách chôn Nho vì việc cai trị quá chuyên chế của mình nên
nhà Tần đã sụp đổ. Lần đầu tiên Nho giáo lên địa vị quốc giáo là theo lời khuyên của
Đổng Trọng Thư, Hán Vũ Đế, tư tưởng Nho giáo được truyền bá khắp các nước
phương Đông và Khổng Tử được tôn làm bậc thánh.
Đến thời nhà Hán, Nho giáo được đề cao một cách hình thức, còn trên thực tế
họ vẫn cai trị theo lối pháp gia, nhưng ngay cả hình thức ấy nhà Hán vẫn không giữ
được mà đã thay đổi, làm cho Nho giáo bớt mâu thuẫn đi biến nó thành công cụ cai trị
thực tiễn và hữu hiệu phục vụ cho vương triều mà quan trọng hơn là bớt “chất nông
nghiệp phương Nam” trong Nho giáo, hạn chế nhắc đến “nhân trị” thay vào đó họ
nhắc nhiều đến lễ nghi, đặc biệt đề cao trời. Tiếp theo đó họ loại bỏ hạt nhân dân chủ


7


thay cho Ngũ luân với quan hệ hai chiều bình đẳng là Tam cương với quan hệ một
chiều duy nhất (trung - hiếu - tiết - nghĩa), chỉ còn mối quan hệ đòi hỏi trách nhiệm
của kẻ dưới với bề trên.
Từ thời Hán về sau vai trò của văn hóa bị thu hẹp, nó chỉ giới hạn trong khuôn
khổ những gì có lợi cho vương quyền. Như vậy, Nho giáo theo quan niệm của Khổng Mạnh không còn nữa mà thay vào đó là một hình thức Nho giáo khác để phục vụ cho
cai trị trong phạm vi quốc gia, bên cạnh cái nhân để lấy lòng dân thì phải tăng liều
lượng tính pháp luật của văn minh du mục. Nhiệm vụ này Hán nho đã thực hiện một
cách xuất sắc, nên Nho giáo mới được nhà Hán và các triều đại về sau ra sức đề cao.
1.1.3. Đặc điểm của Nho giáo ở Việt Nam
“Khi Việt Nam bị Trung Quốc đô hộ, năm 192 (trước công nguyên) - Nho giáo
ở Trung Quốc được suy tôn làm quốc giáo, các thế lực phong kiến phương Bắc luôn
kiên trì đeo đuổi ý định đồng hóa nhân dân Việt Nam, cũng như cố đồng hóa nhiều
dân tộc khác nhằm mục đích truyền bá văn hóa, truyền bá Nho giáo. Trái lại, nhân dân
Việt Nam, ngoài phương pháp đấu tranh vũ trang giành lại tự chủ, còn phải tiến hành
một loạt phương pháp khác nhằm bảo tồn giống nòi, phong tục tập quán và những di
sản quý giá của mình, đồng thời sẵn sàng tiếp thu ảnh hưởng văn hóa nước ngoài cao
hơn văn hóa vốn có của dân tộc ta, biến cái của người thành cái của mình” [4: 59].
Có khá nhiều yếu tố Nho giáo vào Việt Nam đã bị truyền thống văn hoá dân tộc
đồng hoá, đưa vào đó những nét đặc thù của mình, làm cho yếu tố Nho giáo bị biến
đổi cho phù hợp, cụ thể:
Yếu tố đáng chú ý nhất của Nho giáo bị biến đổi là xu hướng ưa ổn định. Xã
hội quốc gia cổ đại vùng Trung Hoa với cái gốc du mục luôn đầy biến động. Bởi vậy,
mục đích của Nho giáo là tạo ra một xã hội ổn định. Ở Trung Hoa, các triều đại phong
kiến chỉ dùng Nho giáo để giữ yên ngai vàng, còn với bên ngoài thì luôn chủ trương
bành trướng, xâm lăng (phát triển trong đối ngoại). Đối với văn hoá Việt Nam nông
nghiệp, ước mong về một cuộc sống ổn định, không xáo trộn là một truyền thống lâu

đời. Nhu cầu duy trì sự ổn định không chỉ có ở dân mà ở cả triều đình, không chỉ trong
đối nội mà cả trong đối ngoại. Các cuộc chiến tranh mà người Việt Nam từng phải
thực hiện đều mang tính tự vệ, với Trung Hoa cũng thế và với người Chiêm Thành
cũng thế. Để duy trì sự ổn định, làng xã Việt Nam tạo nên sự phân biệt dân chính cư dân ngụ cư, cộng đồng hoá lĩnh vực hôn nhân, sử dụng hữu hiệu bộ máy dư luận - tất

8


nhằm sự lệ thuộc cá nhân vào cộng đồng. Tương tự, muốn duy trì sự ổn định quốc gia,
cần tạo ra sự phụ thuộc bộ máy quan lại vào triều đình, Nho giáo đã dùng 2 biện pháp:
- Biện pháp kinh tế là nhẹ lương nặng bổng, quan lại không phải sống bằng
lương mà bằng bổng lộc.
- Biện pháp tinh thần là trọng đức khinh tài.
Yếu tố quan trọng thứ hai là trọng tình người. Vì trọng tình vốn là truyền thống
văn hoá lâu đời của Việt Nam, cho nên khi tiếp nhận Nho giáo, dù là Nho giáo đã
đựơc cải biến nhiều lần, người Việt Nam đã tâm đắc với chữ Nhân hơn cả. Nhân - đó
là lòng thương người. Việc trọng tình người trong Nho giáo Việt Nam được bổ sung
bằng truyền thống dân chủ của văn hoá nông nghiệp mà Nho giáo nguyên thuỷ có tiếp
thu. Nhờ đó mà khi các yếu tố mang tính du mục của Nho giáo Trung Hoa thâm nhập
vào Việt Nam đã được làm mềm đi, không đến mức quá hà khắc (chẳng hạn như trong
lĩnh vực pháp luật, truyền thống coi trọng vai trò của người phụ nữ đã làm cho luật
Hồng Đức, luật Gia Long trở nên mềm dẻo hơn). Dù Nho giáo sau này có giữ địa vị
độc tôn và trở thành công cụ thống trị xã hội nhưng cũng không dám loại trừ Phật giáo
và huỷ bỏ cái gốc văn hoá Việt Nam là đạo Mẫu.
Yếu tố thứ ba là xu hướng trọng văn. Trọng văn là truyền thống của văn hoá
nông nghiệp. Chính vì chịu ảnh hưởng của văn hoá nông nghiệp phương Nam nên Nho
giáo nguyên thuỷ rất coi trọng văn, trọng văn hoá, trọng kẻ sĩ, trong khi đó thì “võ”,
“dũng” lại ít được nhắc đến. Chữ, người Việt so sánh với vàng: Một kho vàng không
bằng một nan chữ, việc học chữ người Việt so sánh với việc nhà nông: Chẳng cấy lấy
đâu có chữ, chẳng học lấy đâu biết chữ. Tuy luôn phải đối mặt với chiến tranh liên

miên, nhưng người Việt Nam ít quan tâm đến các kỳ thi võ mà chỉ ham học chữ, thi
văn. Người cầm quyền nhìn thấy ở Nho giáo một công cụ cai trị, còn người bình dân
nhìn thấy ở Nho giáo một công cụ văn hoá, một con đường làm nên sự nghiệp.
“Chẳng tham ruộng cả ao tiền
Tham vì cái bút cái nghiên anh đồ
Anh về lo học chữ Nhu
Chín trăng em đợi, mười thu em chờ”. [14: 150]
Thứ tư: Tư tưởng trung quân ở Nho giáo Trung Hoa đóng vai trò quan trọng,
còn tư tưởng yêu nước thì không được đề cập đến. Trong khi đó, thì ở Việt Nam tinh
thần yêu nước và tinh thần dân tộc lại là một truyền thống rất mạnh.

9


Thứ năm: Tâm lý khinh rẻ nghề buôn. Tư tưởng xem nhẹ nghề buôn ở Nho giáo
là sản phẩm của quan điểm coi trọng “đạo” và “đạo đức”. Người quân tử lo không đạt
đạo chứ không lo nghèo. Không phải ngẫu nhiên mà Trung Hoa đã sản sinh ra một
tầng lớp thương nhân giỏi buôn bán tới mức cả thế giới đều biết tiếng. Trong khi đó,
tâm lý khinh rẻ nghề buôn ở Việt Nam là sản phẩm của truyền thống văn hoá nông
nghiệp, của tính cộng đồng và tính tự trị. Nó đã bám rễ vào suy nghĩ và tình cảm mỗi
người, khiến cho nghề buôn trong lịch sử Việt Nam không phát triển được, nó còn
khái quát hoá thành quan điểm: Dĩ nông vi bản, dĩ thương vi mạt và đường lối trọng
nông ức thương.
Tóm lại, sở dĩ Nho giáo Trung Hoa đã được người Việt Nam dỡ ra, cải biến cho
phù hợp với hoàn cảnh và truyền thống văn hoá của mình, rồi cấu trúc lại một cách tài
tình như thế là vì giữa Nho giáo Trung Hoa và văn hoá Việt Nam có những nét tương
đồng. Đó không phải là những cái gì khác mà là tinh hoa của văn hoá nông nghiệp
phương Nam mà Nho giáo nguyên thuỷ đã tiếp thu, nên khi vào Việt Nam, Nho giáo
luôn phảng phất cái vừa lạ vừa quen rất đặc biệt. Như vậy, với tất cả những đặc điểm
trên, Nho giáo Việt Nam là một thứ Nho giáo mang bản sắc riêng khá độc đáo.

1.2. Văn miếu - dạng kiến trúc tôn thờ Nho giáo cơ bản ở Việt Nam
1.2.1. Lịch sử hình thành
Văn miếu là từ mượn chữ Hán, tại Trung Quốc văn miếu được gọi là Khổng
miếu, tên cũ là Phu Tử miếu và thường để chỉ Phu tử miếu Nam Kinh, còn Khổng
miếu thường để chỉ Khổng miếu Khúc phụ là đền thờ Khổng tử tại các nước Á Đông.
Tên gọi Khổng miếu được người dân châu Âu dịch ra các thứ tiếng của họ là:
Literaturetemple (Anh) có nghĩa là “đền thờ văn học”. Với cách hiểu như vậy, văn
miếu đã mất đi ý nghĩa nguyên thủy của nó, mà chỉ còn là biểu tượng của văn học.
Theo từ điển Từ nguyên của Trung Quốc: “Văn miếu là miếu Khổng Tử, năm
27 niên hiệu Khai Nguyên thời Đường (739) phong Khổng Tử là Văn Tuyên Vương,
goị miếu Khổng Tử là Văn tuyên Vương miếu, từ thời Nguyên, Minh về sau phổ biến
gọi là văn miếu. Ở Trung Hoa về cơ bản Khổng miếu luôn được các triều đại phong
kiến trân trọng và tôn vinh. Đời Đường Thái Tông phong Khổng Tử là Văn Tuyên
Vương, thời Tống phong Khổng Tử hai chữ “Chí Thánh”, đến nhà Mông - Nguyên lại
thêm cho ông hai chữ “Đại thành”, như vậy Khổng Tử đã trở thành bậc “Đại thành Chí
thánh Văn Tuyên Vương”. Trong văn miếu Quốc Tử Giám hiện còn bài trí trang trọng

10


tượng của Khổng Tử và tấm bài vị: “Đại thành Chí thánh Tiên sư Khổng Tử - Thần vị”
là một biểu hiện cho sự đề cao trân trọng và tôn vinh thánh Khổng.
Ngoài Khổng miếu ở Khúc Phụ ra, nhiều địa phương miền Nam Trung Quốc
cũng xây dựng văn miếu với một kiểu kiến trúc tương đối giống nhau: Xây dựng theo
hướng Bắc Nam, các công trình trong văn miếu bao gồm: Văn miếu môn - đại trung
môn - văn khuê các - đại thành môn - điện đại thành - điện khải thánh - đông vu - tây
vu… Các văn miếu ở Việt Nam đều được xây dựng theo mô hình của văn miếu phía
Nam Trung Hoa với quy mô lớn nhỏ khác nhau.
1.2.2. Chức năng của văn miếu
Văn miếu lập ra lúc đầu để thờ Khổng Tử - vị thánh của đạo Nho, nhằm đề cao

đạo Nho, đề cao mối quan hệ trong xã hội mà tiêu biểu đó là mối quan hệ: Vua - tôi,
cha - con, vợ - chồng. Nhưng sau đó mở rộng ra để thờ các vị có công với đạo Nho,
các vị thầy có công trong việc dạy chữ, dạy nghề cho nhân dân và được nhân dân tôn
sùng và yêu quý. Đây chính là chức năng thờ tự.
Ngày xưa các vị hoàng tử, con cung tần mỹ nữ, dòng dõi của nhà vua và một số
quan lại quý tộc trong triều mới được học ở văn miếu, sau đó văn miếu cũng là nơi tổ
chức các cuộc thi hương, thi hội, thi đình để tìm kiếm nhân tài cho đất nước. Văn miếu
có bia tiến sĩ, lưu danh những người đỗ đạt cao để các đời sau con cháu Việt Nam
được biết đến. Đây là chức năng đào tạo.
Ngày nay, mỗi lần thi cử quan trọng thì người dân Việt Nam thường đến văn
miếu để cầu khấn, mong đỗ đạt cao, nó thể hiện tâm linh con người Việt Nam luôn
hướng về cội nguồn dân tộc.
1.2.3. Đặc điểm kiến trúc, điêu khắc trang trí cơ bản của văn miếu tại Việt Nam
Thông thường kiến trúc của các văn miếu ở Việt Nam thường giống nhau, bao
gồm: Văn miếu môn, tòa đông vu, tòa tây vu, tiền tế và hậu cung. Văn miếu Quốc Tử
Giám được xây dựng mô phỏng văn miếu thờ Khổng Tử tại Trung Quốc (Khổng miếu)
nhưng đơn giản hơn, nằm trên trục dũng đạo, đăng đối. Văn miếu Mao Điền tại Hải
Dương lại được xây dựng theo kiểu kiến trúc “chữ Nhị”, văn miếu Bắc Ninh kết cấu
theo “chữ Công” còn văn miếu Xích Đằng tại Hưng Yên kết cấu theo “chữ Tam”. Các
công trình đều được tạo dựng nên bởi chất liệu bằng gỗ, lợp ngói mũi hài hoặc ngói
bình thường, kiến trúc tòa Tiền tế thường theo kiểu chống diêm các cột vươn cao đỡ
mái, hệ thống kèo được thiết kế theo kiểu kẻ truyền trụ bang, trên mái thường chạm

11


lưỡng long chầu nguyệt hay lưỡng long chầu nhật, khuôn viên của công trình thường
kết hợp đăng đối, cây cối, hồ nước tạo khung cảnh nên thơ lãng mạn, đậm chất văn
chương.
Nghệ thuật trang trí có chạm hoa lá, nét chạm nông, sâu nhưng đều rất sắc xảo,

chuẩn mực, trên các câu đối đều chạm hoa trang trí tạo dáng uyển chuyển, mềm mại
cho kiến trúc.
Với kiểu kiến trúc và trang trí như vậy, tạo nên sự khác biệt của văn miếu so
với các công trình kiến trúc khác như đình, đền, chùa, và mang lại dấu ấn riêng trong
lịch sử nghệ thuật Việt Nam.
1.2.4. Khái quát một số văn miếu ở nƣớc ta
1.2.4.1. Văn miếu - Quốc Tử Giám - Hà Nội
Văn Miếu được xây dựng từ năm (1070) tức năm Thần Vũ thứ hai đời Lý
Thánh Tông: "Mùa thu tháng 8 làm Văn Miếu, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công và Tứ
phối, vẽ tượng Thất thập nhị hiền, bốn mùa tế lễ. Hoàng thái tử đến đó học tập." [16:
234]. Như vậy Văn miếu ngoài chức năng thờ các bậc Tiên thánh, Tiên sư của đạo
Nho, còn mang chức năng của một trường học Hoàng gia mà học trò đầu tiên là Thái
tử Lý Càn Đức, con trai vua Lý Thánh Tông với Nguyên phi Ỷ Lan, lúc đó mới 5 tuổi,
đến năm 1072 tức là năm 8 tuổi lên ngôi trở thành vua Lý Nhân Tông. Năm 1076, Lý
Nhân Tông cho lập trường Quốc Tử Giám ở bên cạnh văn miếu có thể coi đây là
trường đại học đầu tiên ở Việt Nam. Ban đầu, trường chỉ dành riêng cho con vua và
con các bậc đại quyền quý (nên gọi tên là Quốc Tử, người học đầu tiên là hoàng tử Lý
Càn Đức). "Bính Thìn, năm Anh Vũ Chiêu Thắng thứ 1 tháng 4...lập nhà Quốc Tử
Giám, tuyển trong các văn thần lấy những người có văn học, bổ sung vào đó" [7: 278].
Năm 1156, Lý Anh Tông cho sửa lại văn miếu và chỉ thờ Khổng Tử.
Năm Nguyên Phong thứ 3 (1253), vua Trần Thái Tông đổi Quốc Tử Giám
thành Quốc Học Viện cho mở rộng và thu nhận cả con cái các nhà thường dân có sức
học xuất sắc. Chức năng trường Quốc học ngày càng nổi bật hơn chức năng của một
nơi tế lễ "Quý Sửu năm thứ ba (1253)... Tháng 6 lập Quốc Học Viện tô tượng Khổng
Tử, Chu công và Á Thánh, vẽ tượng 72 người hiền để thờ.... Tháng 9 xuống chiếu cho
các nho sĩ trong nước đến Quốc học viện giảng học Tứ thư, Ngũ kinh" [17: 369].
Lấy Phạm Ứng Thần giữ chức Thượng thư kiêm chức Đề điệu Quốc Tử viện để trông
nom công việc học tập tại Quốc Tử Giám Đời Trần Minh Tông, Chu Văn An được cử

12



làm quan Quốc Tử giám Tư nghiệp (hiệu trưởng) và thầy dạy trực tiếp của các hoàng
tử. Năm 1370 ông mất, được vua Trần Nghệ Tông cho thờ ở văn miếu bên
cạnh Khổng Tử.
Sang thời Hậu Lê, Nho giáo rất thịnh hành. Vào năm 1484, Lê Thánh Tông cho
dựng bia của những người thi đỗ tiến sĩ từ khoa thi năm 1442 trở đi. Mỗi khoa, một
tấm bia đặt trên lưng rùa.
Đời nhà Nguyễn, Quốc Tử Giám lập tại Huế. Năm 1802, vua Gia Long ấn định
đây là văn miếu - Hà Nội. Tổng trấn Bắc thành Nguyễn Văn Thành cho xây thêm
Khuê Văn Các bên cạnh giếng vuông. Như vậy, vào đầu thời Nguyễn, văn miếu Thăng
Long đã một lần được sửa sang chỉ còn là văn miếu của trấn Bắc Thành, sau đổi thành
văn miếu Hà Nội. Còn Quốc Tử Giám thì đổi thành học đường của phủ Hoài Đức và
sau đó tại khu vực này xây đền Khải thánh để thờ cha mẹ Khổng Tử.
Đầu năm 1947, thực dân Pháp nã đạn đại bác làm đổ sập căn nhà, chỉ còn cái
nền với hai cột đá và 4 nghiên đá. Ngày nay toàn bộ khu Thái Học được xây dựng với
diện tích 1530m² trên tổng diện tích 6150m² gồm các công trình kiến trúc chính là tiền
đường, hậu đường, tả vu, hữu vu, nhà chuông, nhà trống được mô phỏng theo kiến trúc
truyền thống trên nền đất xưa của Quốc Tử Giám. Quy mô và bố cục văn miếu Quốc
Tử Giám hiện nay lớn nhất cả nước, được bảo tồn tương đối nguyên vẹn. Ngoài tiền án
là hồ văn, nghi môn, bia bạch mã, thì công trình được chia thành 5 lớp không gian,
mỗi lớp được giới hạn bởi lớp tường gạch và có các cửa thông nhau là một cửa chính
giữa và hai cửa hai bên với các kiến trúc chủ thể là cổng văn miếu, cổng đại trung,
khuê văn các, cổng đại thành, khu điện thờ, cổng thái học và khu thái học.
Hiện nay văn miếu Quốc Tử Giám còn 82 văn bia, đây là những đồ vật quý,
những pho sử có giá trị về nhiều mặt. Tại văn miếu còn có các ban thờ các bậc thánh
hiền, các đồ thờ, chuông khánh có giá trị lịch sử cao.
Trong các khoa thi, những người đỗ đạt được khắc tên lên bia tiến sĩ. Vườn bia
có 82 bia nằm thành hai dãy cân đối hai bên Thiền Quang tỉnh, với lối kiến trúc thấp,
giản dị nhưng lại hài hòa với tổng thể. Việc chạm khắc chữ Hán trên bia là một công

trình nghệ thuật đặc sắc. Trán bia cong thường có hình hai rồng chầu mặt nguyệt, rồng
được cách điệu rất tinh tế trở thành những đám mây uyển chuyển, sinh động. Diềm bia
được trang trí hoa văn hình hoa lá cách điệu kết hợp với chữ triện. Đế bia hình rùa tạo
hình vững chãi, bền chắc mang ý nghĩa trường thọ, vĩnh cửu. Hình tượng con rùa biểu

13


thị cho sự trường tồn vĩnh cửu. Rùa, theo từ điển biểu tượng thế giới, là thuộc nam tính
và nữ tính: Thuộc loài người và vũ trụ, ý nghĩa biểu trưng của nó trải rộng ra khắp các
miền của trí tưởng tượng. Mai rùa phía trên như bầu trời, giống như biểu tượng của
mái vòm, phía dưới phẳng như mặt đất. Xưa kia, Nữ Oa đã cắt bốn chân rùa để thiết
lập bốn cực của thế giới. Còn trong các mộ phần của hoàng đế, mỗi cây cột đều được
đựng trên một mai rùa. Liệt tử thì coi các đảo tiên chỉ có thể đứng vững khi chúng
được cõng trên mai rù. Dù là biểu thị cho những quyền năng ma thuật trong bói toán
(Hà đồ, Lạc thư), hay những lập luận của các chức năng cõng vũ trụ, sinh ra tinh đẩu,
tinh tòa hay đức sinh của một tổ phụ thông thái và cát tường…thì rùa vẫn là một người
bạn, là sự trở lại trạng thái khởi nguyên, một tư thế cơ bản của trí tuệ. Đến với Việt
Nam, đến với kiến trúc ở văn miếu - rùa lại mang theo tinh thần “trường thọ”, 82 rùa
đội bia, trên 82 tấm bia có ghi những người đỗ đầu, đậu Tiến sĩ trong các khoa thi từ
năm 1442 đến năm 1780, trên bia có những bài văn ca ngợi công đức các vua anh
minh chăm lo việc giáo dục nhân tài, như minh chứng lịch sử của đạo học người Việt
ta từ trước, gìn giữ trường tồn và nhắc nhở cháu con đời đời tạc ghi ơn trọng của thiên
đế, trọng ơn vua và những người hiền tài, để học học nữa, học mãi làm rạng danh liệt
tổ liệt tông.
Ngày 28/4/1962 văn miếu Quốc Tử Giám được công nhận là di tích lịch sử cấp
quốc qia.
1.2.4.2. Văn miếu Xích Đằng - Hƣng Yên
Văn miếu Xích Đằng có tên như vậy vì được xây dựng trên đất làng Xích Đằng,
xưa kia gọi là văn miếu của trấn Sơn Nam (căn cứ vào khánh, chuông còn lại ở văn

miếu). Năm 1831, khi tỉnh Hưng Yên được thành lập thì văn miếu Xích Đằng thuộc
hàng tỉnh. Văn miếu Xích Đằng được bắt đầu xây dựng từ thế kỷ XVII và được trùng
tu, tôn tạo lớn vào năm Minh Mạng thứ XX (Kỉ Hợi - 1839) trên nền của chùa làng
Xích Đằng, xã Nhân Dục, tổng An Tảo, huyện Kim Động xưa, nay là phường Lam
Sơn, thị xã Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên. Dấu tích còn lại đến ngày nay là 2 tháp đá:
Phương Trượng tháp và Tịnh Mãn tháp.
Hiện tại văn miếu đang thờ Khổng Tử, người được suy tôn là "Vạn thế sư biểu",
và các chư hiền của Nho gia. Cùng thờ với Khổng Tử là Chu Văn An, người thầy giáo,
người hiệu trưởng đầu tiên của trường Quốc Tử Giám.

14


Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, văn miếu Xích Đằng là cơ sở hoạt
động bí mật của Trung ương, xứ ủy Bắc kỳ, tỉnh ủy Hưng Yên. Năm 1992, văn miếu
Xích Đằng được Bộ Văn hoá - Thông tin xếp hạng là di tích lịch sử.
Văn miếu Xích Đằng có kết cấu kiến trúc kiểu chữ Tam, bao gồm: Tiền tế,
trung từ và hậu cung, kiến trúc giống nhau, được làm theo kiểu vì kèo trụ trốn. Hệ
thống mái được kết cấu theo kiểu “trùng thiềm địa ốc”. Mặt tiền văn miếu quay hướng
Nam, cổng nghi môn được xây dựng đồ sộ bề thế mang dáng dấp của văn miếu Quốc
Tử Giám. Phía trong cổng có sân rộng, ở giữa sân là đường thập đạo, hai bên sân có
lầu chuông và lầu khánh cùng hai dãy nhà tả vu và hữu vu. Hai dãy này được dùng để
trưng bày các hình ảnh và hiện vật liên quan đến giáo dục tỉnh Hưng Yên.
Khu nội tự gồm: Tiền tế, trung từ và hậu cung, kiến trúc giống nhau được làm
kiểu vì kèo trụ trốn. Toàn bộ khu nội tự văn miếu tỏa sang bởi hệ thống đại tự, câu đối
cửa võng và hệ thống kèo cột đều được sơn thếp phủ hoàn kim.
Hiện vật còn lại trong văn miếu hiện nay là 9 tấm bia đá, trong đó 8 bia được
lập năm Đồng Khánh thứ 3 (1888), một tấm bia được lập năm Bảo Đại thứ 18 (1943)
ghi danh các khoa bảng Hưng Yên, ngoài ra còn có hai tháp đá là: Phương trượng tháp
và Tịnh mãn tháp.

1.2.4.3. Văn miếu Bắc Ninh
Bắ c Ninh - Kinh Bắ c là nơi có truyề n thố ng văn hiế n khoa bảng nổ i tiế ng ở
nước ta, với số liê ̣u thố ng kê có hơn 600 vị đỗ đại khoa , mấ y nghin
̀ vi ̣cử nhân , tú tài.
Xuyên suố t bề dày lich
̣ sử về nề n cử nghiê ̣p Hán ho ̣c ở Viê ̣t Nam , Bắ c Ninh có quyề n
tự hào là mô ̣t điạ phương sản sinh , nuôi dưỡng số lươ ̣ng si ̃ tử ưu tú nhiề u nhấ t cho đấ t
nước "Một giỏ ông đồ , một bồ ông cố ng , một đố ng ông nghè , một bè Tiế n sỹ , một bi ̣
trạng nguyên, một thuyề n bảng nhỡn ". Như vâ ̣y, cùng với Hà Nội , Hải Dương, Huế ,
Bắ c Ninh là điạ phương thứ tư xây dựng văn m iế u thờ Khổ ng Tử và các bâ ̣c hiề n triế t
của quê hương, nhiề u vi ̣đỗ đa ̣t với quy mô lớn.
Theo các tà i liê ̣u lich
̣ sử , trước đây văn m iế u ở điạ phâ ̣n núi Thi ̣Cầ u

thuộc

tổng Đỗ Xá, huyện Võ Giàng, phủ Từ Sơn, xứ Kinh Bắc vào thời Lê Sơ. Tới năm
Quý Tỵ , đời vua Thành Thái thứ

5 (1893) vị quan tỉnh đã di chuyển văn m

xây dựng ta ̣i núi Phúc Đức thuô ̣c huyê ̣n Võ Giàng
thành phố Bắc Ninh).

15

iế u về

(nay là khu 10, phường Đa ̣i Phúc



Văn miế u Bắ c Ninh xưa bao gồ m nhiề u công trình , song do những biế n thiên
của lịch sử hiện chỉ còn một cụm di tích gồm : Nhà tiền tế (5 gian), nhà hâ ̣u đường (5
gian), hai bên hồi hậu đường là bi đình (3 gian), hai bên hồi tiền đường, hội đồng trị sự và
tạo soạn, nhà tả vu, hữu vu, chính diện có tấm bình phong “Bắc Ninh tỉnh trùng tu văn
miếu ký” khắc dựng năm 1928. Toàn bộ công trình được xây dựng bằng gỗ lim.
Văn miếu Bắc Ninh có 14 tấ m bia đá. Trong số 14 tấ m bia đá này có 1 tấ m ghi
công đức, 2 tấ m bia trùng tu có ghi la ̣i quá trin
̀ h xây dựng văn m iế u và 11 tấ m bia ghi
danh, quê quán những vi ̣đỗ đa ̣i khoa . Những tấ m bia này là di sản Hán Nôm đă ̣c biê ̣t
quý giá phản ánh trung thực về vùng quê có bề dày truyền thống khoa cử .
Ngoài giá trị lịch sử , văn miế u Bắ c Ninh còn là mô ̣t di tić h lich
̣ sử văn hoá

,

điêu khắ c nghê ̣ thuâ ̣t có giá tri ̣ . Qua nghiên cứu tìm hiể u kế t cấ u kiế n trúc các công
trình cũng như các mảng , bức, đắ p, vẽ, đă ̣c biê ̣t là viê ̣c ta ̣o tác 14 tấ m bia đá , nhấ t là
tấ m bia bình phong ở sân nhà t iề n đường có kích thước 3,2m x 2,8m x 0,40m đã thấ y
rõ đôi bàn tay tài hoa của người th ợ xưa bằng những đường nét tinh tế , uyể n chuyể n
trên các diề m , trán bia với các đề tài : Rồng chầu mặt trời , phươ ̣ng hoàng bay ngâ ̣m
cuố n thư, hoa văn khắ c va ̣ch hình kỷ hà ...chính vì vậy trong số các di tích lịch sử văn
hoá phản ánh về lịch sử khoa bảng của đất Kinh Bắ c, có thể khẳng định rằng văn m iế u
Bắ c Ninh là di tić h lich
̣ sử văn hoá có giá tri ̣đô ̣c đáo và tiêu biể u nhấ t của tỉnh Bắ c
Ninh nói chung và thành phố Bắ c Ninh nói riêng

. Ngày 28/01/1988 văn miếu Bắc

Ninh được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng

di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
1.2.4.4. Văn miếu Trấn Biên - Đồng Nai
Văn miếu Trấn Biên được xây dựng trong bối cảnh vùng đất Biên Hòa - Đồng
Nai đã khá ổn định về chính trị, phát triển kinh tế - xã hội như một sự xác lập về vị thế
địa văn hóa - chính trị của vùng đất. Gắn liền với văn miếu Trấn Biên là một nền giáo
dục phát triển khá sớm ở Biên Hòa - Đồng Nai lúc bấy giờ.
Do thời gian và những biến cố lịch sử, văn miếu Trấn Biên bị tàn phá không
còn lại dấu vết (theo “Biên Hòa sử lược” của nhà nghiên cứu Lương Văn Lựu, năm
1861 khi tiến chiếm Biên Hòa, quân Pháp đã đốt phá văn miếu Trấn Biên), người đời
nay chỉ hình dung văn miếu Trấn Biên xưa qua sử sách. Song với những gì được mô tả
và người đời lúc bấy giờ xưng tụng, người Biên Hòa - Đồng Nai hôm nay rất đỗi tự
hào về văn miếu của mình.

16


Kỷ niệm 300 năm Biên Hòa - Đồng Nai, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ
đạo xây dựng lại văn miếu Trấn Biên trên nền văn miếu xưa thuộc phường Bửu Long,
thành phố Biên Hòa, cách trung tâm thành phố khoảng 3km, gần Trung tâm Văn hóa
Du lịch Bửu Long. Lễ khởi công diễn ra vào ngày 9 - 12 - 1998 và khánh thành công
trình giai đoạn 1 vào ngày mùng 3 Tết Nhâm Ngọ 2002 (nhằm ngày 14 - 2 - 2002).
Trong dịp kỷ niệm 290 năm văn miếu Trấn Biên, các công trình giai đoạn 2 tiếp tục
được xây dựng và mở rộng thêm diện tích.
Công trình được xây dựng trên địa thế đẹp, cao ráo, mô phỏng theo văn miếu
Quốc Tử Giám. Nổi bật giữa vùng không gian thoáng đãng, nhiều cây xanh, là
những vòm mái cong, lợp ngói lưu ly màu xanh ngọc (gốm tráng men). Từ văn
miếu môn lần lượt là nhà bia, khuê văn các, hồ thiên quang tỉnh, cổng đại thành,
nhà thờ Đức Khổng Tử
Văn miếu Trấn Biên thờ Khổng Tử, Chủ tịch Hồ Chí Minh, các danh nhân văn
hóa Việt Nam như Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê

Quí Đôn… danh nhân đất Nam Bộ như Võ Trường Toản, Đặng Đức Thuật, Trịnh
Hoài Đức, Ngô Nhân Tịnh, Lê Quan Định, Bùi Hữu Nghĩa…đặc biệt có trưng bày
18kg đất và 18 lít nước mang về từ đền Hùng, biểu trưng cho 18 đời vua Hùng, cội
nguồn của dân tộc Việt.
Với chức năng là nơi bảo tồn, gìn giữ và tôn vinh các giá trị văn hóa - giáo dục
cùa vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai, Trung tâm văn miếu Trấn Biên ngày càng thể hiện
vai trò là trung tâm văn hóa, giáo dục của tỉnh Đồng Nai nói riêng và vùng đất phía
Nam nói chung thông qua rất nhiều hoạt động, sự kiện được tổ chức hàng năm. Không
chỉ chứa đựng những giá trị về văn hóa, lịch sử, văn miếu Trấn Biên còn là một công
trình đặc sắc về nghệ thuật, kiến trúc.
1.2.4.5. Văn miếu Huế
Văn miếu Huế được lập ra để tôn vinh các thánh hiền của đạo Nho, đồng thời là
nơi đào tạo nhân tài của đất nước. Năm 1808, Gia Long cùng triều đình quyết định
chọn một ngọn đồi thấp phía trên chùa Thiên Mụ, sát tả ngạn sông Hương thuộc địa
phận thôn An Bình làng An Ninh phía Tây kinh thành Huế để xây văn miếu. Bấy giờ
trường Quốc Tử Giám cũng được lập ra ở đây và hoạt động mãi cho đến năm 1908
mới dời về thành nội.

17


Khi các chúa Nguyễn mở mang khai phá phương Nam, văn miếu được thiết lập
ở Phú Xuân, tại làng Triều Sơn và được xem là văn miếu riêng của đàng Trong. Đến
năm Canh Dần (1770) dưới triều Định Vương Nguyễn Phúc Khoát, văn miếu được
xây dựng tại xã Long Hồ. Thời nhà Nguyễn, văn miếu được xây dựng dưới thời vua
Gia Long, ngôi miếu cũ được giữ lại làm Khải thánh từ (miếu thờ cha mẹ Khổng Tử).
Việc xây dựng văn miếu được tiến hành từ ngày 17 tháng 4 đến ngày 18 tháng 9 năm
1808, vua Gia Long ra lệnh làm các đồ tự khí mới để thờ thay thế các đồ cũ và tượng
thánh hiền được thay bằng bài vị. Suốt thời Gia Long trị vì, triều đình nhà Nguyễn chỉ
mở các khoa thi hương nên không có tấm bia tiến sĩ nào được dựng ở văn miếu. Đến

thời Minh Mạng mới mở các khoa thi hội, nên bia tiến sĩ mới bắt đầu được dựng. Các
bia “Tiến sĩ đề danh bí” được lần lượt dựng nên ở sân văn miếu từ năm 1831 đến năm
1919 - năm có khoa thi hội cuối cùng dưới thời vua Khải Định.
Văn miếu đã nhiều lần được tu sửa, xây dựng thêm các công trình phụ, vào các
năm 1818 (thời Gia Long), 1820, 1822, 1830, 1840 (thời Minh Mạng), 1895, 1903
(thời Thành Thái). Đến năm 1947 khi quân đội Pháp tái chiếm Huế và đồn chú tại đây
đã gây thiệt hại cho di tích. Lúc đó các bài vị thờ ở Văn Thánh được đưa về bảo quản
tại chùa Thiên Mụ.
Văn miếu Huế là công trình có quy mô lớn tầm quốc gia chỉ đứng sau văn miếu
Quốc Tử Giám. Khi còn nguyên vẹn, nơi đây có gần 20 công trình lớn như: Văn miếu
(điện thờ), đông vu, tây vu, thần trù, thần khố, hữu văn đường… Từ đại thành môn
nhìn vào phía trong, ngay chính giữa có ngôi đại điện thờ Khổng Tử gọi là đại thành
điện. Đây là kiến trúc trọng yếu của văn miếu, toàn bộ được dựng trên một nền cao,
dài chừng 32m, rộng 25m. Cấu trúc của ngôi đại điện theo lối trùng thiềm điệp ốc
truyền thống của Huế. Ở hai bên trước điện đại thành, dựng hai ngôi nhà đối diện nhau
là đông vu và tây vu đều bảy gian.
Trước sân miếu, có hai nhà bia, bên phải có tấm bia khắc bài văn bia "Thánh Tổ
Nhân Hoàng đế dụ: Cung giám bất đắc liệt tấn thân" (vua Minh Mạng dụ về việc Thái
giám không được liệt vào hạng quan lại), bia ở nhà bia bên trái khắc bài văn bia "Hiến
Tổ Chương Hoàng đế dụ: Ngoại thích bất đắc thân chính" (vua Thiệu Trị dụ về việc bà
con bên ngoại của vua không được tham gia chính quyền).
Phía ngoài cổng đại thành, bên trái có hữu văn đường, bên phải xây dụy lễ
đường. Đây là những ngôi nhà kiểu một gian hai chái dùng để vua quan nghỉ chân sửa

18


soạn lễ phục trước khi vào tế ở miếu. Phía trước là hai dãy gồm 32 tấm bia, khắc tên
293 vị Tiến sĩ triều Nguyễn, bắt đầu từ khoa thi đầu tiên năm Minh Mạng thứ 3 (1822)
đến khoa thi cuối cùng vào năm Khải Định thứ 4 (1919).

Hơn nửa thế kỉ nay, chiến tranh và thiên nhiên đã tàn phá văn miếu chỉ còn lại
34 tấm bia đá là những di tích có giá trị nhất về nghệ thuật, văn hóa và lịch sử, hệ
thống tượng thờ tại đây là những di vật vô cùng quý giá.
Văn miếu là một biểu tượng độc đáo của nền giáo dục nước ta trong giai đoạn
vương quyền phong kiến thống trị. Việc lập văn miếu và dựng bia Tiến sĩ nhằm tôn
trọng việc học, đề cao nhân tài của đất nước và những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Để từ đó mọi tầng lớp nhân dân thấy rằng, ai cũng có thể tiến thân bằng con đường học
vấn, một nền học vấn không phân biệt giai cấp và đề cao đức hạnh. Nho học đã trở thành
đạo chung cho nước nhà. Nho giáo tuy không còn là quốc đạo nhưng những tư tưởng
về đạo đức và lối sống của nhà Nho, kết hợp với bản sắc văn hóa truyền thống đã kết
tinh thành nền tảng vững chắc trong đời sống tinh thần của người Việt Nam ngày nay.

19


CHƢƠNG 2: VĂN MIẾU MAO ĐIỀN - HẢI DƢƠNG
2.1. Giới thiệu khái quát về xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dƣơng
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên và dân cƣ
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Hải Dương - miền đất xứ Đông ngàn năm văn hiến, nơi đã sinh ra rất nhiều anh
hùng dân tộc, những người đã hi sinh xương máu của mình để cứu lấy nền độc lập tự
do cho cả nước. Miền đất ấy cũng sản sinh ra rất nhiều anh tài, các bậc tiến sĩ, Hải
Dương là tỉnh nhất nhì cả nước về số lượng tiến sĩ đỗ các khoa bảng qua các năm. “Từ
năm 1960 Hải Dương gồm 1 thị xã và 11 huyện: Gia Lộc - Tứ Kỳ - Ninh Giang Thanh Miện - Bình Giang - Cẩm Giàng - Thanh Hà - Nam Sách - Kim Thành - Chí
Linh - Kinh Môn và thị xã Hải Dương” [2: 8]. “Với diện tích tự nhiên 1.660,78 km2,
dân số: 1.747.500 người - số liệu năm 2013” [20].
Tiếp giáp
Phía Bắc giáp Bắc Giang, Bắc Ninh
Phía Tây giáp Hưng Yên
Phía Nam giáp Thái Bình

Phía Đông giáp Hải Phòng
Phía Đông Bắc giáp Quảng Ninh
Hải Dương là địa bàn kinh tế trọng điểm phía Bắc, tỉnh có các tuyến đường đặc
biệt quan trọng như: Quốc lộ 5, đường sắt nối thủ đô Hà Nội với thành phố Hải Phòng,
đường 138 nối với ngõ Đông Bắc tổ quốc và các đường 10, đường 17, đường 39 tạo ra
mạng lưới giao thông khá hoàn chỉnh, liên kết Hải Dương với các tỉnh đồng bằng
duyên hải Bắc bộ.
Miền đất Hải Dương đã bao lần thay đổi tên gọi, nhưng đều gắn với tên xứ
Đông. Xứ Đông ngày xưa là một trong “tứ trấn” của quốc gia Đại Việt, mảnh đất xứ
Đông, vùng “địa linh nhân kiệt”, nơi hội tụ giao thoa văn hóa, kết tinh giá trị rồi tỏa
sáng muôn nơi. Mảnh đất vừa cổ kính, vừa trẻ trung này hình thành nên do địa tầng cổ
và phù sa của các dòng sông lớn ở Bắc Bộ: Hệ thống sông Hồng và hệ thống sông
Thái Bình. Bằng sự cần cù chịu khó của bao thế hệ, người dân nơi đây đã tạo cho
mảnh đất này một nội lực dồi dào để vận động, phát triển trong quá khứ và vươn tới
tương lai.

20


×