Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Tìm hiểu tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch tỉnh hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 64 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

HOÀNG THỊ THU HƯƠNG

TÌM HIỂU TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH HÀ GIANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

SƠN LA, NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

HOÀNG THỊ THU HƯƠNG

TÌM HIỂU TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH HÀ GIANG

Chuyên ngành: Địa lí kinh tế - xã hội

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: TS. Đỗ Thúy Mùi

SƠN LA, NĂM 2015


LỜI CẢM ƠN
Đề tài hoàn thành dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Đỗ Thúy Mùi. Em


xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn chân thành sâu sắc tới TS. Đỗ Thúy Mùi đã
tận tình hướng dẫn để giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Tây Bắc,
Phòng Đào tạo Đại học, Trung tâm Thông tin thư viện, cùng các thầy, cô trong
khoa Sử - Địa đã tạo điều kiện cho em trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến cô giáo chủ nhiệm
cùng các bạn sinh viên lớp K52 Đại học Sư phạm Địa Lý đã luôn ủng hộ, động
viên, giúp đỡ em.
Đề tài hoàn thành không tránh khỏi thiếu sót, rất mong được sự chỉ bảo,
đóng góp từ các thầy cô và các bạn sinh viên.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sơn La, tháng 05 năm 2015
Sinh viên thực hiện

Hoàng Thị Thu Hương


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1
2. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn nghiên cứu ..................................................... 2
2.1. Mục tiêu......................................................................................................... 2
2.2. Nhiệm vụ ....................................................................................................... 3
2.3. Giới hạn phạm vi ........................................................................................... 3
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................... 3
3.1. Trên thế giới .................................................................................................. 3
3.2. Ở Việt Nam ................................................................................................... 4
4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 5
4.1. Phương pháp thu thập tài liệu ....................................................................... 5
4.2. Phương pháp thực địa.................................................................................... 5

4.3. Phương pháp biểu đồ ..................................................................................... 6
4.4. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia .............................................................. 6
5. Những đóng góp của đề tài .............................................................................. 6
6. Cấu trúc đề tài .................................................................................................. 6
NỘI DUNG.......................................................................................................... 7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .......................................... 7
1.1. Cơ sở lí luận .................................................................................................. 7
1.1.1. Du lịch và định nghĩa về du lịch ................................................................ 7
1.1.2. Chức năng của du lịch ................................................................................ 9
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển du lịch ...................................... 10
1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................ 12
1.2.1. Tình hình phát triển du lịch ở Việt Nam .................................................. 12
1.2.2. Thực tiễn phát triển du lịch vùng Trung du và miền núi phía Bắc .......... 14
CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH HÀ GIANG .. 17
2.1. Vị trí địa lí ................................................................................................... 17
2.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên......................................................................... 17


2.2.1. Địa hình, địa chất ...................................................................................... 17
2.2.2. Khí hậu ...................................................................................................... 18
2.2.3. Đặc điểm thuỷ văn và nguồn nước............................................................ 20
2.2.4. Sinh vật ...................................................................................................... 21
2.2.5. Các cảnh quan du lịch tự nhiên ................................................................. 22
2.3. Tài nguyên du lịch nhân văn ....................................................................... 24
2.4. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch ..................................................................... 33
2.4.1. Giao thông vận tải .................................................................................... 33
2.4.2. Bưu chính viễn thông ................................................................................ 33
2.4.3. Điện và khả năng cung cấp ...................................................................... 34
CHƯƠNG 3: HIỆN TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
HÀ GIANG TRONG XU THẾ HỘI NHẬP .................................................. 35

3.1. Hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Hà Giang ................................................ 35
3.1.1. Khách du lịch............................................................................................. 35
3.1.2. Doanh thu du lịch và điều kiện cơ sở vật chất phục vụ du lịch ............... 36
3.1.3. Mùa tham quan du lịch và thời gian lưu trú của khách du lịch ............... 37
3.1.4. Lao động ................................................................................................... 38
3.1.5. Một số điểm, cụm và tuyến du lịch .......................................................... 39
3.1.6. Những hạn chế phát triển du lịch Hà Giang............................................. 43
3.2. Giải pháp phát triển du lịch tỉnh Hà Giang ................................................. 44
3.2.1. Cơ sở xây dựng giải pháp ......................................................................... 44
3.2.2. Các giải pháp phát triển du lịch tỉnh Hà Giang ........................................ 48
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 54


DANH MỤC BẢNG

STT
1

SỐ
BẢNG
Bảng 2.1.

TÊN BẢNG

TRANG

Phân bố dân cư theo huyện ở Hà Giang năm

24


2009
2

Bảng 3.1.

Hiện trạng khách du lịch Hà Giang giai đoạn

35

2005 – 2014
3

Bảng 3.2

Doanh thu du lịch Hà Giang giai đoạn 2005 –

36

2014
4

Bảng 3.3

Số lượng cơ sở lưu trú của Hà Giang giai đoạn

38

2005 – 2014
5


Bảng 3.4.

Dự báo số lượng khách và doanh thu du lịch

44

Việt Nam đến năm 2030

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

STT
1

BIỂU

TÊN BIỂU ĐỒ

TRANG

Biểu đồ

Số lượng lao động hoạt động trong lĩnh vực du

39

3.1

lịch tỉnh Hà Giang giai đoạn 2004 – 2014


ĐỒ


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Du lịch, ngành “công nghiệp không khói” đang trở thành ngành kinh tế
sôi động hàng đầu thế giới. Du lịch là một ngành kinh tế tương đối nhạy cảm và
có trách nhiệm với môi trường, vì vậy phát triển du lịch góp phần khai thác có
hiệu quả cũng như bảo vệ, tôn tạo tài nguyên thiên nhiên và văn hóa của đất
nước, bảo vệ môi trường tự nhiên. Cùng với xu hướng đó, Việt Nam với tiềm
năng du lịch rất phong phú, đa dạng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động du
lịch phát triển và khẳng định vị thế trong nền kinh tế quốc dân.
Hiện nay, du lịch đã và đang trở thành ngành kinh tế mang lại hiệu quả cao.
Theo Tổng cục Du lịch Việt Nam, số lượng khách du lịch tăng nhanh. Năm
2000 đạt 13,3 triệu lượt khách trong đó đạt 2,1 triệu lượt khách quốc tế tới
Việt Nam, năm 2014 đạt 7,8 triệu lượt khách quốc tế tăng 4% so với năm
2013. Doanh thu du lịch tăng nhanh. Năm 2000, doanh thu mới đạt hơn 17
nghìn tỷ đồng gấp 21,2 lần năm 1991, đến năm 2014 đạt 230 nghìn tỷ đồng,
tăng 15% so với năm 2013.
Cùng với cả nước, Hà Giang đã và đang có những chiến lược khai thác tiềm
năng để phát triển du lịch. Hà Giang được nhìn nhận là một địa phương có nhiều
tiềm năng phát triển du lịch, đặc biệt là phát triển du lịch sinh thái và du lịch
cộng đồng. Hà Giang giữ vai trò quan trò quan trọng trong phát triển du lịch
vùng trung du miền núi Bắc Bộ và cả nước. Tỉnh có nguồn tài nguyên du lịch tự
nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn phong phú, đa dạng, rất thuận lợi để phát
triển du lịch. Hà Giang được thiên nhiên ưu đãi với cảnh quan hùng vĩ, độc đáo
của những dãy núi cao đá tai mèo ở phía Bắc và những cánh rừng bạt ngàn ở
phía Nam mà không phải ở đâu cũng có. Các di tích danh thắng nổi tiếng như
Cổng Trời Sà Phìn, núi Đôi Quản Bạ (huyện Quản Bạ); đỉnh đèo Mã Pì Lèng và
sông Nho Quế (huyện Mèo Vạc); ruộng bậc thang Hoàng Su Phì, Cột cờ Lũng

Cú - điểm cực Bắc của Tổ quốc (huyện Đồng Văn)... là nguồn tài nguyên du lịch
tự nhiên có giá trị. Hà Giang còn có bản sắc văn hoá của cộng đồng 22 dân tộc
anh em, được bảo lưu khá tốt. Đặc biệt, Hà Giang có Cao nguyên đá Đồng Văn
1


được tổ chức GGN (Global Network of National Geoparks) dựa trên giá trị nổi bật
về cảnh quan, có sinh địa tầng, địa chất, công nhận là thành viên mạng lưới “Công
viên địa chất Toàn cầu” năm 2010, được Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát
triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 định hướng phát triển
thành Khu du lịch Quốc gia đang trở thành điểm đến hấp dẫn của khách du lịch
và trở thành tài nguyên du lịch có giá trị đặc biệt.
Trong những năm qua, nhất là từ năm 2006 đến nay, du lịch Hà Giang đã
có bước phát triển khá nhanh, đang dần trở thành ngành kinh tế quan trọng, góp
phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động, cải
thiện đời sống nhân dân, mở rộng các mối quan hệ, hợp tác của tỉnh, làm thay
đổi hình ảnh Hà Giang trong nhận thức của bạn bè trong nước và quốc tế. Hạ
tầng du lịch của tỉnh được đầu tư lớn, các khu du lịch được hình thành và phát
triển. Lượng khách du lịch đến Hà Giang năm 2005 đạt trên 32 nghìn lượt, năm
2011 lượng khách du lịch đạt khoảng 330.000 lượt người, tăng 9,5% so với năm
2010. Riêng năm 2014, ngành Du lịch đón 650 nghìn lượt du khách, doanh thu
du lịch, dịch vụ du lịch năm 2014 đạt gần 600 tỷ đồng tăng 20% so với năm
2013 và tăng 9,1% so với kế hoạch năm 2014. Tuy nhiên, những kết quả đã đạt
được chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh. Hiệu quả hoạt động
kinh doanh du lịch còn thấp, chất lượng chưa cao.
Để khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch của tỉnh Hà Giang, việc nghiên
cứu đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp
phát triển là việc làm quan trọng và cần thiết. Xuất phát từ lí do đó em lựa chọn
và nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch tỉnh
Hà Giang” làm Khóa luận tốt nghiệp của mình.

2. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
Vận dụng có chọn lọc cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch
trên thế giới và Việt Nam vào địa bàn tỉnh Hà Giang nhằm đánh giá tiềm
năng phát triển du lịch, bước đầu tìm hiểu thực trạng hoạt động du lịch của

2


tỉnh Hà Giang, trên cơ sở đó đề xuất các ý kiến khuyến nghị cho phát triển
du lịch tỉnh Hà Giang.
2.2. Nhiệm vụ
- Tổng quan có chọn lọc những vấn đề lý luận và thực tiễn của du lịch và
tài nguyên du lịch.
- Phân tích tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Hà Giang.
- Bước đầu phân tích kết quả hoạt động du lịch tỉnh Hà Giang.
- Đề xuất một số giải pháp có tính khuyến khích nhằm phát triển du lịch
của tỉnh Hà Giang
2.3. Giới hạn phạm vi
- Về nội dung: đề tài tập trung đánh giá tài nguyên du lịch, một số kết quả
hoạt động du lịch theo hai khía cạnh ngành và lãnh thổ.
- Về phạm vi không gian: phạm vi nghiên cứu đề tài là toàn bộ tỉnh Hà
Giang. Bên cạnh đó có sự phân tích cụ thể vào các điểm, tuyến, cụm du lịch,
trung tâm du lịch có ý nghĩa quan trọng của tỉnh; chú ý tới mối quan hệ của địa
bàn nghiên cứu với các tỉnh lân cận.
- Về thời gian: đề tài chủ yếu nghiên cứu giai đoạn 2000 - 2014, giải pháp
phát triển đến năm 2030. Tuy nhiên, trong quá trình thu thập tài liệu tác giả gặp
một số vấn đề khó khăn trong quá trình nghiên cứu, vì vậy khóa luận có sử dụng
số liệu năm 2009.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

3.1. Trên thế giới
Từ khi du lịch xuất hiện và khẳng định được vai trò, vị trí của mình trong
đời sống kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, khu vực; du lịch và ngành địa lý du
lịch đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trên thế giới dưới
nhiều góc độ và mức độ khác nhau.
Những công trình nghiên cứu đầu tiên về du lịch có tầm quan trọng trên thế
giới có thể kể đến là những nghiên cứu đầu tiên về các loại hình du lịch, những
nhân tố ảnh hưởng chính đến hoạt động du lịch... Những nghiên cứu đầu tiên
của các nhà địa lí du lịch được tiến hành ở Đức từ năm 1930 và được Poser
3


(1939), Christal (1955)... phát hiện về loại hình du lịch, khảo sát về vai trò lãnh
thổ, những nhân tố ảnh hưởng đến du lịch.
Ở Liên Xô có nhiều công trình nghiên cứu, như công trình của Pirozhihic
(1985) đã phân tích hệ thống lãnh thổ du lịch, các vùng du lịch như là đối tượng
cho quy hoạch và quản lí. V.X.Perobrazaxnki, I.U Vedennhim (1971) đưa ra
khái niệm về hệ thống nghỉ ngơi theo lãnh thổ. Đáng chú ý là những công trình
nghiên cứu về các thể tổng hợp tự nhiên phục vụ cho giải trí (Mukhina, 1973),
nghiên cứu sức chứa và sự ổn định của các địa điểm du lịch (Kadaxkia, 1972),
(Sepfer, 1973). Các nhà địa lí cảnh quan học của trường Đại học Tổng hợp
Matxcova như E.D Ximirnova, V.B Nhefedova,… Ở Ba Lan có Kostoroviski
(1970), Vacsdanxka (1973) đã tiến hành đánh giá và lập bản đồ tài nguyên du
lịch tự nhiên và nhân văn. Ngoài ra các nhà địa lí Mỹ như Boohart (1971), nhà
địa lí Anh H.Robison (1976), các nhà địa lí Canada như Hennayơ (1972) cũng
tiến hành việc đánh giá sử dụng tài nguyên thiên nhiên phục vụ mục đích giải trí,
du lịch.
Trong những năm gần đây, những lợi ích của du lịch trở nên rõ ràng hơn
cũng như tác động của nó đối với hàng loạt vấn đề nảy sinh mang tính toàn cầu
thì việc nghiên cứu du lịch gắn với sự phát triển vùng lại càng trở nên cần thiết.

Ở Pháp, Jean - Lozoto (1990) đã nghiên cứu và phân tích các tụ điểm du lịch.
Các nhà địa lý Anh, Mỹ gắn công việc nghiên cứu lãnh thổ du lịch với những dự
án du lịch trên một miền hay một vùng cụ thể. Nhìn chung, nhiều nhà địa lý đã
xác định đối tượng nghiên cứu của địa lý du lịch là các hệ thống lãnh thổ hoặc
tổng hợp lãnh thổ du lịch, tức là xác định các hệ thống địa bàn phát triển du lịch
trên lãnh thổ và phân tích cơ cấu tổng hợp các yếu tố trên địa bàn để phát triển
du lịch.
3.2. Ở Việt Nam
Lịch sử ngành du lịch Việt Nam được đánh dấu bắt đầu từ năm 1960, từ
đó đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về du lịch. Phần lớn tập trung vào
các vấn đề về tổ chức không gian du lịch, cơ sở lý luận và phương pháp nghiên
cứu du lịch với một số tác giả tiêu biểu như: về phương diện địa lí du lịch có
4


một số công trình nghiên cứu của các tác giả như: Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ,
Vũ Tuấn Cảnh,… Các công trình nghiên cứu đáng chú ý như: Cơ sở khoa học và
thực tiễn để xây dựng hệ thống du lịch biển ở Việt Nam (đề tài nghiên cứu cấp
nhà nước, chủ nhiệm Vũ Tuấn Cảnh, 1993 – 1995); một số công trình dưới dạng
sách như: Tổ chức lãnh thổ du lịch (Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ, 2000), Địa lí
du lịch (Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Tuấn Cảnh, Lê Thông, Phạm Xuân Hậu, Nguyễn
Kim Hồng, 1997), Du lịch sinh thái (Phạm Trung Lương chủ biên, 2001), Du
lịch bền vững (Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu, 2001), Tuyến điểm du lịch Việt
Nam (Bùi Thị Hải Yến, 2005)…
Hà Giang là một tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, đã và đang
chú trọng phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Trong
những năm vừa qua, nhiều nghiên cứu về du lịch Hà Giang đã được tiến hành
như: Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà Giang đến năm 2020, định hướng
đến năm 2030, những dự án nghiên cứu và phát triển du lịch Hà Giang qua từng
giai đoạn 2000 - 2005, 2005 - 2010, 2010 – 2015 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà

Giang.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập tài liệu
Đây là phương pháp quan trọng và xuyên suốt quá trình nghiên cứu đề tài.
Những thông tin từ các nguồn tài liệu sẽ giúp chúng ta hiểu biết về những thành
tựu nghiên cứu trong lĩnh vực này. Trên cơ sở những tài liệu phong phú đó, việc
tổng hợp sẽ giúp ta có một hệ thống tài liệu toàn diện, khái quát về vấn đề
nghiên cứu.
4.2. Phương pháp thực địa
Địa lí nói chung và địa lí du lịch nói riêng luôn gắn bó mật thiết với tự
nhiên và xã hội. Việc điều tra thực tiễn ở các điểm du lịch giúp ta có những số
liệu, những nhận xét thực tế, tránh được sự đánh giá chủ quan, mơ hồ, làm tăng
tính thực tế, tạo khả năng vận dụng nhanh chóng các kết quả đã nghiên cứu.

5


Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã tiến hành khảo sát một số điểm du
lịch của tỉnh. Những kết quả trong quá trình khảo sát là những cơ sở cần thiết để
đưa ra những giải pháp phù hợp với thực tiễn.
4.3. Phương pháp biểu đồ
Đây là phương pháp cho phép thu thập thông tin về số lượng, chất lượng,
sự phân bố, thực trạng khai thác Tài nguyên du lịch của tỉnh Hà Giang. Phương
pháp này còn thể hiện sự phân bố về số lượng, chất lượng, khả năng tôn tạo và
khai thác tài nguyên du lịch của tỉnh Hà Giang.
4.4. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
Ngoài các thông tin, tư liệu thu thập được trong sách, báo, Internet thì việc
lấy ý kiến chuyên gia và các cán bộ thuộc lĩnh vực nghiên cứu cũng rất quan
trọng, góp phần củng cố được những thông tin thiếu sót. Từ đó, giúp em có nhận
định chính xác về vấn đề mình đang nghiên cứu.

Tác giả đã gặp gỡ một số cán bộ sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch của tỉnh Hà
Giang tiếp xúc một số cán bộ quản lý các điểm du lịch và một số bà con nhân dân địa
phương ở các điểm du lịch để tìm hiểu về việc quản lý, khai thác các điểm du lịch.
Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp phù hợp với thực tiễn.
5. Những đóng góp của đề tài
- Điều tra khảo sát và bước đầu đánh giá được về tài nguyên du lịch của
tỉnh Hà Giang.
- Phân tích thực trạng hoạt động du lịch của tỉnh, đặc biệt chú ý đến các tiêu
chí đánh giá như số lượng khách, doanh thu, cơ sở lưu trú.
- Đề xuất được một số giải pháp nhằm phát triển du lịch tỉnh Hà Giang theo
hướng bền vững.
6. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục các bảng biểu, các tài
liệu tham khảo, nội dung chính của đề tài được thể hiện trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về du lịch;
Chương 2: Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Hà Giang;
Chương 3: Hiện trạng và định hướng phát triển du lịch tỉnh Hà Giang.
6


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Du lịch và định nghĩa về du lịch
Ngày nay, du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn
hóa xã hội và hoạt động du lịch đang được phát triển một cách mạnh mẽ, trở
thành một ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước trên thế giới. Du lịch góp
phần đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập
cho người dân…

Quan niệm về du lịch luôn là một vấn đề được tranh luận trong suốt một
thời gian dài. Giáo sư Hunziken và giáo sư Krapf (Thụy Sĩ) đã đưa ra khái niệm:
“Du lịch là tổng hợp các hiện tượng và các mối quan hệ nảy sinh từ việc đi lại
và lưu trú của những người ngoài địa phương, những người không có mục đích
định cư và không liên quan đến bất cứ hoạt động kiếm tiền nào”.
Tổ chức du lịch thế giới cũng định nghĩa: “Du lịch bao gồm tất cả những
người du hành tạm trú trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải
nghiệm và trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn cũng như mục đích hành
nghề và mục đích khác nữa trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm ở
bên ngoài môi trường sống định cư, nhưng loại trừ các du hành có mục đích
chính là làm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi
trường khác hẳn nơi định cư”. Đảng và Nhà nước ta đã chỉ rõ: Du lịch là ngành
kinh tế tổng hợp quan trọng mang nội dung kinh tế sâu sắc có tính liên ngành
liên vùng và xã hội hóa cao. Quan niệm này được thể chế thành luật. Luật du
lịch được quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua tại kì
họp thứ 7 Quốc hội khóa 11: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến việc di
chuyển của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn
nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong thời gian nhất định”. Du
lịch ngày càng phát triển và ngày càng đa dạng về hình thức, trên thế giới những

7


năm gần đây xuất hiện nhiều loại hình du lịch: du lịch cộng đồng, du lịch văn
hóa, du lịch xanh…
Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch của người dân địa phương, họ tham
gia làm du lịch cùng với một tổ chức kinh tế nào đó (có thể cả tổ chức kinh tế
nước ngoài) nhằm khai thác những lợi thế (cả tự nhiên và kinh tế - xã hội) để
tăng thu nhập và giải quyết việc làm, cải thiện đời sống ở địa phương, bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên và gìn giữ bản sắc văn hóa của địa phương.

Du lịch cộng đồng là hoạt động có sự tham gia tích cực của người dân địa
phương từ các khâu quản lý hoạt động ra quy định bảo vệ. Du lịch cộng đồng
được chú trọng ở những vùng nông thôn thường là những vùng nghèo và xa xôi
cách trở. Hoạt động du lịch phải thu hút cả cộng đồng địa phương và đem lại lợi
ích cho họ. Người dân địa phương phát triển du lịch trong khu vực của họ được
làm việc với các đơn vị làm du lịch khác họ có cơ hội tạo ra việc làm cải thiện
đời sống.
Hội thảo phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam cũng có quan điểm thống
nhất: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản
địa, có tính giáo dục môi trường và đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn và phát
triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”.
Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự
tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.
Du lịch văn hóa đáp ứng nhu cầu nâng cao nhận thức hiểu biết các đối tượng văn
hóa xã hội lịch sử kiến trúc, chế độ xã hội cuộc sống, phong tục tập quán ở
những miền đất lạ. Loại hình này liên quan chủ yếu đến tài nguyên du lịch nhân
văn. Mục đích của du lịch văn hóa là nâng cao hiểu biết cho cá nhân, thỏa mãn
nhu cầu hiểu biết về văn hóa, lịch sử, kiến trúc, kinh tế, chế độ xã hội cuộc sống
và phong tục tập quán của đất nước đến du lịch.
Như vậy, du lịch là một ngành kinh tế dựa trên các tài nguyên du lịch phục
vụ nhu cầu vui chơi, giải trí, tham quan và nghỉ dưỡng của con người.

8


1.1.2. Chức năng của du lịch
1.1.2.1. Chức năng xã hội
Du lịch giải quyết việc làm cho nhiều lao động, cải thiện đời sống nhân
dân. Du lịch có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn, phục hồi sức khỏe của con
người. Trong chừng mực nào đó, du lịch có tác dụng hạn chế bệnh tật, kéo dài

tuổi thọ, tăng cường sức sống và khả năng lao động của con người.
Du lịch có khả năng góp phần tái tạo sức lao động của con người thông
qua nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe thể chất và tinh thần. Hàng năm, đa số tổ chức
và doanh nghiệp đều thực hiện những kỳ nghỉ ngắn ngày và dài ngày nhằm phục
hồi sức khỏe, gắn kết thành viên. Ngoài ra, nhờ có sự phát triển của du lịch,
nhiều di sản văn hóa, lịch sử của các dân tộc được quảng bá, nhiều người biết
đến hơn. Điều này đã tạo ra một nguồn thu có thể được dùng cho mục đích tôn
tạo các di sản đó, đồng thời nâng cao ý thức của cư dân sở tại về việc bảo tồn
các di sản.
1.1.2.2. Chức năng kinh tế
Du lịch không chỉ là ngành “xuất khẩu tại chỗ” mà còn là ngành “xuất
khẩu vô hình” mang lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, góp phần tăng thu
nhập quốc dân, đa dạng hóa và thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển.
Du lịch khuyến khích và thu hút vốn đầu tư nước ngoài, góp phần thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý. Đó là sự tăng dần tỉ trọng ở khu vực dịch vụ
trong cơ cấu nền kinh tế, trong đó có du lịch. Có thể khẳng định rằng du lịch là
một lĩnh vực kinh doanh đầy hấp dẫn so với các ngành kinh tế khác.
1.1.2.3. Chức năng sinh thái
Du lịch là nhân tố có tác dụng kích thích việc bảo vệ và khôi phục môi
trường thiên nhiên bao quanh, bởi vì chính môi trường này có ảnh hưởng trực
tiếp đến sức khỏe và các hoạt động của con người. Du lịch tạo cho con người có
điều kiện hiểu biết sâu sắc về tự nhiên, thấy được giá trị của tự nhiên đối với đời
sống con người, là bằng chứng thực tiễn phong phú góp phần tích cực vào việc
giáo dục môi trường. Giữa xã hội và môi trường trong lĩnh vực du lịch có mối
quan hệ chặt chẽ. Một mặt, xã hội đảm bảo sự phát triển tối ưu của du lịch,
9


nhưng mặt khác phải bảo vệ môi trường tự nhiên khỏi tác động xâm hại của
dòng khách du lịch cũng như của việc xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật phục

vụ du lịch. Như vậy, giữa du lịch và bảo vệ môi trường có mối quan hệ qua lại
với nhau.
1.1.2.4. Chức năng chính trị
Du lịch là phương tiện hữu hiệu để giáo dục về truyền thống dân tộc, về lòng
yêu quê hương đất nước. Du lịch cũng là nhân tố mở rộng sự hiểu biết giữa các dân
tộc, thúc đẩy giao lưu quốc tế, củng cố hòa bình giữa các quốc gia. Du lịch quốc tế
khiến cho những con người ở những vùng khác nhau trên thế giới hiểu biết lẫn
nhau, xích lại gần nhau và tạo tình hữu nghị giữa các dân tộc.
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển du lịch
* Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên, văn hóa - lịch sử cùng các thành
phần của chúng có sức hấp dẫn du khách đã đang và sẽ được khai thác, cũng
như bảo vệ nhằm đáp ứng nhu cầu của du lịch một cách hiệu quả và bền
vững. Theo Buchvakop - nhà địa lí học người Bungari: “Tài nguyên du lịch bao
gồm các thành phần và những kết hợp khác nhau của cảnh quan tự nhiên và
cảnh quan nhân văn có thể được sử dụng cho dịch vụ du lịch và thỏa mãn nhu
cầu nghỉ ngơi hay tham quan của khách du lịch”. Xét dưới góc độ cơ cấu tài
nguyên du lịch, có thể phân thành hai bộ phận:
* Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa
mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể phục vụ cho
mục đích du lịch. Trong tài nguyên du lịch tự nhiên thì các di sản thiên nhiên thế
giới, công viên địa chất có ý nghĩa quan trọng trong phát triển du lịch.
- Tài nguyên du lịch nhân văn do con người tạo ra, hay nói cách khác, nó
là đối tượng và hiện tượng được tạo ra một cách nhân tạo. Đây cũng là nguyên
nhân khiến cho tài nguyên du lịch nhân tạo có những đặc điểm khác biệt nhiều
so với nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên.
Trong tài nguyên du lịch nhân văn thì các di sản văn hóa vật chất và phi vật
thể được UNESCO công nhận, bảo tồn có ý nghĩa quan trọng trong việc phát
10



trong việc phát triển du lịch. Du lịch là một ngành có sự định hướng tài nguyên
rõ rệt. Tài nguyên du lịch là một trong những nhân tố cơ bản, điều kiện kiên
quyết để hình thành và phát triển du lịch của một địa phương.
Tài nguyên du lịch tạo nên các điểm, cụm, tuyến du lịch. Nếu không có tài
nguyên du lịch sẽ không có các điểm du lịch. Số lượng tài nguyên, chất lượng
tài nguyên du lịch ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển du lịch của một
vùng hay một quốc gia.
Vì vậy, số lượng tài nguyên vốn có, chất lượng của chúng và mức độ các
tài nguyên trên cùng địa bàn có ý nghĩa đặc biệt đến sự phát triển du lịch, sức
hấp dẫn của địa phương phụ thuộc rất nhiều vào tài nguyên du lịch của địa
phương đó.
* Các nhân tố kinh tế - xã hội và chính trị
Dân cư và lao động là nguồn lực quan trọng của nền sản xuất xã hội.
Cùng với hoạt động lao động, dân cư còn có nhu cầu nghỉ ngơi và du lịch. Số
dân càng đông thì số người tham gia vào các hoạt động du lịch càng nhiều.
Việc nắm vững số dân, thành phần dân tộc, đặc điểm nhân khẩu, sự phân bố
và mật độ dân có có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển du lịch. Ngoài ra,
cần nghiên cứu cơ cấu dân cư theo nghề nghiệp, lứa tuổi để xác định nhu cầu
nghỉ ngơi du lịch.
Điều kiện sống của người dân là nhân tố quan trọng để phát triển du lịch.
Du lịch chỉ có thể phát triển khi mức sống của con người đạt tới một trình độ
nhất định. Mức sống của con người tăng lên góp phần cho du lịch phát triển
rộng rãi.
Thời gian rỗi là nhân tố rất thuận lợi để phát triển du lịch dài ngày. Nó thực
sự trở thành một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy hoạt động du lịch.
Thời gian rỗi là thời gian cần thiết để con người nâng cao học vấn, phát triển trí
tuệ, hoàn thành các chức năng xã hội, tiếp xúc với bạn bè và vui chơi giải trí.
Chính trị ổn định là điều kiện quan trọng để thúc đẩy hay kìm hãm sự phát
triển du lịch trong nước và quốc tế. Du lịch chỉ tồn tại trong điều kiện hòa bình,

hữu nghị giữa các dân tộc. Hòa bình là đòn bẩy thúc đẩy du lịch phát triển. Điều
11


kiện đảm bảo về y tế trước các dịch bệnh cũng ảnh hưởng lớn đến tâm lí và nhu
cầu của khách du lịch, bên cạnh đó, các tai biến thiên nhiên (động đất, sóng
thần…) gây mất an toàn cũng là yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách
du lịch của các quốc gia, vùng lãnh thổ.
Cách mạng khoa học – công nghệ và xu hướng hội nhập quốc tế những tiến
bộ tiến bộ của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ trong thế kỷ XX và sự
phát triển mạnh mẽ của xu hướng toàn cầu hóa là những yếu tố trực tiếp làm nảy
sinh nhu cầu và hoạt động du lịch.
Đô thị hóa Trong quá trình đô thị hóa, bên cạnh những đóng góp tích cực,
còn rất nhiều mặt trái làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người như tiếng ồn, lao
động căng thẳng… từ những mặt trái đó, nghỉ ngơi, giải trí trở thành một trong
những nhu cầu không thể thay thế được của người dân thành phố. Nhu cầu này
đã làm xuất hiện một loạt các loại hình du lịch, đặc biệt là du lịch ngắn ngày đã
trở nên phổ biến.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tình hình phát triển du lịch ở Việt Nam
Nước ta nằm trong khu vực Đông Nam Á, nơi đang diễn ra các hoạt động
kinh tế sôi động nói chung và du lịch nói riêng. Vì thế nước ta có nhiều điều kiện
thuận lợi để phát triển du lịch. Nhiều di sản được UNESCO công nhận là di sản
thế giới như Vịnh Hạ Long, Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh Địa Mỹ Sơn…
ngoài ra còn rất nhiều cảnh đẹp hấp dẫn du khách đến du lịch. Ngành du lịch
nước ta chỉ thực sự chuyển biến mạnh mẽ và trở thành một ngành kinh tế khi đất
nước tiến hành đổi mới, đặc biệt từ những năm 90 của thế kỷ XX. Đảng và Nhà
nước đã khẳng định “Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng góp phần
nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước” và coi “
Phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển

kinh tế - xã hội góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phấn
đấu từng bước đưa nước ta thành trung tâm du lịch, thương mại - dịch vụ có tầm
cỡ trong khu vực” (Chỉ thị số 46 - CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng
Cộng sản Việt Nam).
12


Doanh thu và số lượng khách du lịch số lượng khách du lịch ngày càng tăng
từ năm 1990 đến nay.
Số lượng khách du lịch tăng nhanh. Năm 2000 đạt 13,3 triệu lượt khách
trong đó đạt 2,1 triệu lượt khách quốc tế tới Việt Nam, năm 2012 khách quốc
tế đạt 6,8 triệu lượt, năm 2014 đạt 7,8 triệu lượt khách quốc tế tăng 4% so với
năm 2013.
Doanh thu du lịch tăng nhanh. Năm 2000, doanh thu mới đạt hơn 17 nghìn
tỷ đồng gấp 21,2 lần năm 1991, đến năm 2010 đã đạt khoảng 96 nghìn tỷ đồng,
tăng hơn 5 lần so với năm 2009, năm 2014 đạt 230 nghìn tỷ đồng, tăng 15% so
với năm 2013.
Các sản phẩm du lịch cũng đa dạng hơn. Ngoài các sản phẩm du lịch truyền
thống ngành du lịch đã phát triển các loại hình du lịch mới như du lịch thể thao,
du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng…
Về đầu tư du lịch: để khai thác tiềm năng du lịch, vấn đề đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật là vấn đề cấp thiết. Trong những năm
qua ngành du lịch đã được đầu tư đáng kể. Số cơ sở lưu trú nhanh. Năm 2010,
ngành du lịch Việt Nam có khoảng 11.000 cơ sở lưu trú với hơn 200 nghìn
buồng. Năm 2014 có trên 15.998 cơ sở lưu trú với 331.538 buồng lưu trú. Chất
lượng phòng từng bước được nâng cao.
Cơ sở kinh doanh ăn uống phát triển nhanh về số lượng và quy mô. Chất
lượng phục vụ không ngừng được nâng cao. Một số khu nghỉ dưỡng, sân golf,
công viên chuyên đề và cơ sở giải trí được đưa vào hoạt động, đáp ứng nhu cầu
của du khách và nhân dân.

Mạng lưới giao thông vận tải đã được đầu tư đáng kể tạo điều kiện thuận
lợi cho du khách. Các phương tiện vận tải ngày càng được hiện đại hóa góp
phần nâng cao năng lực vận chuyển khách.
Lực lượng lao động trong ngành du lịch tăng khá nhanh về số lượng và chất
lượng. Năm 2000 có khoảng 20.000 lao động trực tiếp và 450.000 lao động gián
tiếp. Hiện nay, số lao động trực tiếp trên 570.000 trong tổng số 1.8 triệu lao động
du lịch. Tỷ lệ lao động du lịch đã qua đào tạo chuyên nghiệp và đào tạo tại chỗ
13


ngày càng cao và đang trong quá trình chuẩn bị tích cực để hội nhập toàn diện với
du lịch khu vực và toàn thế giới. Hơn 40% tổng số lao động được đào tạo hoặc
bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch.
Toàn ngành đã chú trọng xây dựng phát triển nhiều loại hình du lịch, các
tuyến du lịch mới cả đường bộ, đường sông, đường biển, nối các điểm du lịch, khu
du lịch ở miền núi, cao nguyên, đồng bằng, vùng ven biển và hải đảo. Hình thành
các loại hình du lịch mới, đặc thù… chú trọng khai thác giá trị nhân văn giàu bản
sắc dân tộc, tổ chức các cuộc thi để nâng cao chất lượng sản phẩm.
1.2.2. Thực tiễn phát triển du lịch vùng Trung du và miền núi phía Bắc
Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là nơi hội tụ đầy đủ nhiều tiềm năng
du lịch đặc sắc, mang đậm các đặc trưng cơ bản về đất nước và con người Việt
Nam. Nhiều điểm du lịch nổi tiếng như Đền Hùng, Điện Biên, Sa Pa, Ba Bể,
Bản Giốc, cao nguyên đá Đồng Văn… đã và đang là điểm đến hấp dẫn của du
khách trong và ngoài nước. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có những nét
riêng biệt không có ở các vùng lãnh thổ khác trên đất nước ta.
Vùng này bao gồm nhiều dãy núi trùng điệp, hùng vĩ như dãy núi Hoàng
Liên Sơn được mệnh danh là "mái nhà của Đông Dương", với đỉnh cao nhất là
Phanxipang 3.143m và hàng chục đỉnh núi khác có độ cao trên dưới 3.000m.
Những dãy núi nơi đây có đặc điểm bị chia cắt rất mạnh và có tính phân bậc, vì
thế tạo nên nhiều cảnh quan đẹp và di tích tự nhiên bao gồm các thác nước,

những thung lũng mở rộng và vực thẳm. Ngoài Sa Pa là thị trấn du lịch nổi tiếng
nằm ở độ cao 1.500m thuộc tỉnh Lào Cai, các địa danh khác như cao nguyên
Mẫu Sơn (Lạng Sơn), Đồng Văn, Quản Bạ (Hà Giang), Bắc Hà (Lào Cai), Mộc
Châu (Sơn La)... được ví như bức tranh tuyệt tác vừa hùng vĩ, vừa thơ mộng của
núi rừng, có đầy đủ mọi điều kiện tự nhiên thuận lợi để xây dựng các khu du lịch
miền núi.
Mặt khác, nơi đây còn có thêm những hệ thống hang động của địa hình
cácxtơ thuộc vùng núi đá vôi. Các nhà khoa học đã phát hiện hơn 20 hang có giá
trị khảo cổ thời kỳ đồ đá, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Lạng Sơn, Lai Châu và

14


Hòa Bình. Ngoài giá trị thiên nhiên, các hang động này còn có các sự tích hoặc
gắn với các sự kiện lịch sử như Hang Pắc Bó (Cao Bằng).
Du lịch sinh thái tập trung chủ yếu ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên
nhiên vốn rất phong phú gồm 49 khu bảo tồn tự nhiên, 5 vườn quốc gia và 20 khu
rừng văn hóa - lịch sử - môi trường, với những danh lam thắng cảnh hồ Ba Bể, hồ
Núi Cốc, hồ Thác Bà, lòng hồ sông Đà, Thác Bản Giốc, Thác Bạc... đặc biệt, vùng
Trung du và miền núi Bắc Bộ rất có ý nghĩa về lịch sử cội nguồn. Nhiều di tích gắn
bó với truyền thuyết và lịch sử dân tộc như Đền Mẫu Âu Cơ, Đền Hùng (Phú Thọ);
di tích lịch sử gắn với từng giai đoạn cách mạng như Hang Pắc Bó (Cao Bằng),
Cây đa Tân Trào và An toàn khu ở Tuyên Quang, di tích lịch sử Điện Biên Phủ...
đang tạo điều kiện cho đồng bào các dân tộc trên vùng đất này phát triển mạnh về
du lịch để xóa nghèo vươn lên làm giàu bền vững.
Các sản phẩm du lịch, dịch vụ nổi bật của vùng là:
- Du lịch sinh thái: các vườn, hồ (Hoàng Liên, Ba Bể, Núi Cốc…), công
viên địa chất (cao nguyên đá Đồng Văn).
- Du lịch lịch sử - văn hóa: Đền Hùng, Điện Biên Phủ, ATK, văn hóa các
dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc,…

- Du lịch thể thao - mạo hiểm: leo núi Fanxipan, vượt thác ghềnh trên hệ
thống sông Hồng, các tuyến du lịch dã ngoại.
Các khu du lịch quốc gia (có vai trò động lực thúc đẩy phát triển du lịch
vùng Trung du miền núi Bắc Bộ): Pác Bó, Bản Giốc (Cao Bằng); Ba Bể (Bắc
Kạn); cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang); Điện Biên Phủ - Pá Khoang Mường Phăng (Điện Biên); Sa Pa (Lào Cai); Thác Bà (Yên Bái); Hồ Hòa Bình
(Hòa Bình), Đền Hùng (Phú Thọ); ATK (Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc
Kạn); Định Hóa (Thái Nguyên); Mộc Châu (Sơn La).
Doanh thu và số lượng khách du lịch ngày càng tăng nhanh: năm 2014,
lượng khách du lịch đến thăm quan 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng (Hòa Bình, Sơn La,
Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Lào Cai) đạt 14.394.100
lượt (trong đó có 988.043 lượt khách quốc tế và 13.406.057 lượt khách nội địa),

15


tăng 18,2% so với năm 2013; tổng thu từ khách du lịch đạt 7.825 tỷ đồng, tăng
22,5% so với năm 2013.
Hiện nay, các doanh nghiệp đã đặc biệt quan tâm những vấn đề thiết thực
để có thể thu hút du khách trong nước và quốc tế như: vấn đề giao thông đi lại;
cung ứng sản phẩm chất lượng cao để du khách ngày càng yêu mến và quay lại
Tây Bắc; phát triển du lịch theo hướng bền vững hài hòa với môi trường và đảm
bảo phục vụ khách nhu cầu cao cấp; xây dựng lộ trình quảng cáo nhất định, tận
dụng mạng xã hội trong công tác tuyên truyền quảng bá…

16


CHƯƠNG 2
TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH HÀ GIANG
2.1. Vị trí địa lí

Hà Giang là một tỉnh miền núi biên giới ở cực Bắc của Tổ quốc, có vị trí
chiến lược đặc biệt quan trọng. Diện tích tự nhiên khoảng 7,9 triệu km2. Hà
Giang có hệ tọa độ địa lí tại điểm cực bắc Lũng Cú từ 23o13' và điểm cực tây tại
Xín Mần có kinh độ 104o24'05” và mỏm cực đông tại Mèo Vạc có kinh độ
l05o30'04”. Phía bắc và tây có đường biên giới giáp với nước Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa (dài 277,1km); phía đông giáp với tỉnh Cao Bằng; phía nam giáp với
tỉnh Tuyên Quang; phía tây và tây nam giáp với tỉnh Lào Cai và Yên Bái.
Tỉnh Hà Giang nằm ở địa đầu của Tổ quốc, có vị trí quan trọng trong việc
bảo vệ an ninh quốc phòng và đối ngoại; là đầu mối giao thông, quan hệ kinh tế
quan trọng đối với Trung Quốc và các tỉnh Cao Bằng, Tuyên Quang, Yên Bái,
Lào Cai. Có tiềm năng lợi thế về nông, lâm nghiệp, khoáng sản, du lịch, kinh tế
cửa khẩu; là vùng có mối quan hệ mật thiết với thủ đô Hà Nội, với vùng kinh tế
trọng điểm Bắc Bộ thông qua hệ thống hành lang kinh tế quan trọng; có mối
quan hệ mật thiết về kinh tế với các tỉnh phía Nam và Đông Nam Trung Quốc
thông qua các cửa khẩu hoặc đường mòn (lối mở). Trên địa bàn tỉnh có 4 tuyến
quốc lộ đi qua, đây là những tuyến giao thông huyết mạch của tỉnh như quốc lộ
2, quốc lộ 4C, quốc lộ 34, quốc lộ 279 cùng với hệ thống sông ngòi dày đặc như:
sông Lô, sông Gâm, sông Miện… tạo thành mạng lưới giao thông đường thủy,
bộ rất thuận tiện cho giao lưu phát triển kinh tế trong và ngoài tỉnh.
Với những lợi thế về vị trí địa lý như vậy, Hà Giang có điều kiện phát triển
các ngành kinh tế nhất là thương mại, du lịch. Vấn đề đặt ra là phải khai thác có
hiệu quả những lợi thế nói trên, biến những tiềm năng thành hiện thực.
2.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên
2.2.1. Địa hình, địa chất
Nằm tựa vào dãy núi Hoàng Liên Sơn với dải Tây Côn Lĩnh và cao
nguyên Đồng Văn tạo cho Hà Giang dáng địa hình cao dần về phía Tây Bắc,
17


thấp dần về phía Đông Nam. Độ cao trung bình của tỉnh từ 800 - 1200m so với

mặt nước biển, chỗ thấp nhất là thung lũng sông Lô (cao 80 - 100m) và nơi cao
nhất là đỉnh Tây Côn Lĩnh (cao 2.419m). Nhìn chung diện tích Hà Giang
không rộng, nhưng do ảnh hưởng của yếu tố địa hình nên mật độ tập trung các
ngọn núi cao khá dày đặc với khoảng 10 ngọn núi có độ cao từ 500 - 1.000m;
24 ngọn núi cao từ 1.000 - 1.500m; 10 ngọn núi cao từ 1.500 - 2.000m; 5
ngọn núi cao từ 2.000m trở lên. Hà Giang là một tỉnh thuộc Trung du miền
núi Bắc bộ, địa hình khá phức tạp, có thể chia 3 vùng:
- Vùng cao phía bắc còn gọi là cao nguyên Đồng Văn, có độ dốc khá lớn,
thung lũng và sông suối bị chia cắt nhiều, gồm các huyện Quản Bạ, Yên Minh,
Đồng Văn, Mèo Vạc với 90% diện tích là núi đá vôi, đặc trưng cho địa hình
cátxtơ, ở đây có những dải núi đá tai mèo sắc nhọn, những khe núi sâu và hẹp,
nhiều vách núi dựng đứng. Ngày 03/10/2010 cao nguyên đá Đồng văn đã gia
nhập mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu với tên gọi: Công viên địa chất Cao
nguyên đá Đồng Văn.
- Vùng cao phía tây gồm các huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần là một phần
của cao nguyên Bắc Hà, thường được gọi là vòm nâng sông Chảy, có độ cao từ
1.000m đến trên 2.000m. Địa hình nơi đây phổ biến dạng vòm hoặc nửa vòm,
quả lê, yên ngựa xen kẽ các dạng địa hình dốc, đôi khi sắc nhọn hoặc lởm chởm
dốc đứng, bị phân cắt mạnh, nhiều nếp gấp.
- Vùng núi thấp bao gồm địa bàn các huyện, thị còn lại, kéo dài từ Bắc Mê,
thị xã Hà Giang, qua Vị Xuyên đến Bắc Quang. Khu vực này có những dải rừng
già xen kẽ những thung lũng tương đối bằng phẳng nằm dọc theo sông, suối.
Do địa hình phức tạp nên giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn, khả
năng khai thác đất đai phát triển nông nghiệp và khai thác nguồn nước cho
sản xuất, sinh hoạt có nhiều hạn chế, đồng thời cũng tạo thành các tiểu vùng
khí hậu khác nhau.
2.2.2. Khí hậu
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và là miền núi cao, khí hậu Hà Giang
về cơ bản mang những đặc điểm của vùng núi Việt Bắc – Hoàng Liên Sơn.
18



Nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 21,6oC - 23,9oC, biên độ nhiệt trong năm trên
10oC và trong ngày cũng từ 6 – 7oC. Mùa nóng nhiệt độ cao tuyệt đối lên đến
40oC (tháng 6, 7); Ngược lại mùa lạnh nhiệt độ thấp tuyệt đối là 2,20C (tháng l).
Chế độ mưa ở Hà Giang khá phong phú, toàn tỉnh đạt bình quân lượng
mưa hàng năm khoảng 2.300 - 2.400mm, riêng Bắc Quang hơn 4.000mm, là một
trong số trung tâm mưa lớn nhất nước ta. Dao động lượng mưa giữa các vùng,
các năm và các tháng trong năm khá lớn. Năm 2001, lượng mưa đo được ở trạm
Hà Giang là 2.253,6mm, Bắc Quang là 4.244mm, Hoàng Su Phì là 1.337,9mm...
Tháng mưa cao nhất ở Bắc Quang (tháng 6) có thể đạt trên 1.400mm, trong khi
đó lượng mưa tháng 12 ở Hoàng Su Phì là 3,5mm, ở Bắc Mê là 1,4mm… độ ẩm
bình quân hàng năm ở Hà Giang đạt 85% và sự dao động cũng không lớn. Thời
điểm cao nhất (tháng 6,7,8) vào khoảng 87 - 88%, thời điểm thấp nhất (tháng
l,2,3) cũng vào khoảng 81%: đặc biệt ở đây ranh giới giữa mùa khô và mùa mưa
không rõ rệt. Hà Giang là tỉnh có nhiều mây (lượng mây trung bình khoảng
7,5/10, cuối mùa đông lên tới 8 - 9/10) và tương đối ít nắng (cả năm có 1.427
giờ nắng, tháng nhiều là 181 giờ, tháng ít chỉ có 74 giờ). Các hướng gió ở Hà
Giang phụ thuộc vào địa hình thung lũng. Thung lũng sông Lô quanh năm hầu
như chỉ có một hướng gió đông nam với tần suất vượt quá 50%. Nhìn chung gió
yếu, tốc độ trung bình khoảng 1 - l,5m/s. Đây cũng là nơi có số ngày giông cao,
tới 103 ngày/năm, có hiện tượng mưa phùn, sương mù nhiều nhưng đặc biệt ít
sương muối.
Nét nổi bật của khí hậu Hà Giang là độ ẩm trong năm cao, mưa nhiều và
kéo dài, nhiệt độ mát và lạnh, đều có ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống.
Cao nguyên đá Đồng Văn có độ cao trung bình từ 700 - 1000m, trong đó
có nhiều đỉnh cao trên 2000m; khí hậu chia thành 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ
tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung
bình năm 20oC – 23oC, một số nơi xuống đến 0oC. Lượng mưa trung bình năm
1400mm nhưng do địa hình cácxtơ nên nước mưa nhanh chóng thẩm thẩu xuống

các hang động ngầm, độ ẩm trung bình 80 %. Khí hậu của vùng khá khắc nhiệt,
thời tiết có nhiều biến động bất thường, những tháng mùa đông thường có sương
19


×