Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

GIAO AN GIAO DUC QUOC PHONG AN NINH LOP 11 tron bo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (450.72 KB, 100 trang )

Trường THPT Tây trà

Giáo án quốc phòng 11
BÀI 1: ĐỘI NGŨ ĐƠN VỊ

Ngày soạn: 09/08/2014

TIẾT 1: ĐỘI NGŨ TIỂU ĐỘI

Ngày dạy: 11/08/2014

I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức:
Hiểu được ý nghĩa của điều lệnh đội ngũ và nắm chắc thứ tự các bước tập hợp đội hình cơ bản của
tiểu đội.
2. Về kĩ năng:
Thực hiện được các bước tập hợp đội ngũ tiểu đội.
Biết hô khẩu lệnh to, rõ ràng.
3. Về thái độ:
Tự giác tập luyện để thành thạo các bước tập hợp đội ngũ tiểu đội.
Có ý thức trách nhiệm, tổ chức kỉ luật, sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ được giao.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Chuẩn bị sân bãi, trang phục của giáo viên và HS đúng quy định của buổi tập.
- Nghiên cứu bài 1 mục I trong SGK, SGV.
- GV tập luyện thuần thục các động tác trên, để hướng dẫn tập luyện cho HS. Bồi dưỡng đội mẫu
để phục vụ tập luyện.
- Chuẩn bị tranh ảnh về đội ngũ tiểu đội.
2. Học sinh:
- Xem trước bài 1 trong SGK. Mục I
- Tập trước các động tác trên.


III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Tổ chức lớp học:
- Làm thủ tục thao trường gồm: tập trung lớp học, kiểm tra quân số, cơ sở vật chất bảo đảm phục
vụ cho học tập, trang phục của học sinh, phổ biến nội quy thao trường, bãi tập.
- làm thủ tục huấn luyện: tên bài, mục đích, yêu cầu, nội dung trọng tâm, thời gian, tổ chức,
phương pháp.
2. Tổ chức các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG 1: Tổ chức ôn luyện
Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Giáo viên dạy : Nguyễn Văn Giới

1

Nội dung

Năm học : 2014 - 2015


Trường THPT Tây trà

Giáo án quốc phòng 11

- GV hướng dẫn qua một
lượt thứ tự các bước tập
hợp đội hình tiểu đội cho
HS nhớ sau đó chia tổ
luyện tập.


- HS chú ý nghe giảng, tập Nội dung phổ biến bao gồm:
trung ghi nhớ các động tác
- Phổ biến kế hoạch và hướng dẫn nội
mà giáo viên đã phân tích.
dung tập luyện.
- Quan sát giáo viên hướng
- Nội dung tập luyện gồm các bước thực
dẫn các bước thực hiện.
hiện đội ngũ tiểu đội.
- GV giới thiệu động tác
theo 3 bước:
- Tổ chức và phương pháp tập luyện.
-Tập
theo
các
bước.
Bước 1: Làm nhanh động
- Ví trí tập luyện của từng tổ do GV quy
tác (tự hô khẩu lệnh và làm - Cho HS tự nghiên cứu và định cụ thể.
động tác mẫu động tác đi tập các động tác.
- Kí tín hiệu trong quá trình tập luyện.
đều, đứng lại)
- Người phụ trách hướng dẫn cho các
thành viên trong tổ tập luyện.

Bước 2: làm chậm có phân
tích.
Bước 3: làm tổng hợp
- khi giảng từng động tác

giáo viên nêu khẩu lệnh
sau đó giới thiệu động tác.
- Chia lớp học thành các bộ
phận (các tổ) các tổ trưởng
duy trì tập luyện, GV theo
- HS thay nhau phụ trách để
dõi chung.
hô khẩu lệnh và điều hành
- Sau khi phổ biến kế luyện tập theo các bước sau:
hoạch luyện tập, GV phát
+ Tập hợp tổ thành hàng
lệnh cho các tổ về vị trí
ngang.
triển khai luyện tập.
+ Cho HS tự nghiên cứu động
- Sau khi các tổ đã về vị trí
tác.
thì phát lệnh luyện tập.
+ Hô khẩu lệnh cho HS tập
- trong quá trình tập luyện
chậm từng phần cho đến khi
GV đi sửa sai cho từng tổ.
thuần thục.
- Khi sửa tập, phải thực
+ Hô khẩu lệnh cho HS tập
hiện sai đâu sửa đó nếu sai
tổng hợp các động tác
ít thì sửa từng người, sai
nhiều thì tập hợp để thống
nhất lại.

HOẠT ĐỘNG 2: Kết thúc luyện tập.

-Hết thời gian luyện tập, GV - Sau khi nghe GV phát lệnh, - Tập hợp đội hình 4 hàng ngang.
phát lệnh “ thôi tập, các tổ về các tổ về vị trí tập trung.
- Củng cố các động tác đã học ở tiết
vị trí tập trung”
vừa qua.
- GV tập hợp cả lớp, nhận xét
ý thức và kết quả tập luyện

Giáo viên dạy : Nguyễn Văn Giới

2

Năm học : 2014 - 2015


Trường THPT Tây trà

Giáo án quốc phòng 11

của HS.
- GV giải đáp thắc mắc của
HS, hướng dẫn HS trả lời câu
hỏi trong SGK, kiểm tra trang - HS nếu có vấn đề gì thắc mắc
trong quá trình tập luyện có thể
phục.
hỏi GV.
- GV yêu cầu HS ôn luyện
thêm ở nhà.

- Dặn dò HS đọc trước phần II bài 1,
SGK.

Giáo viên dạy : Nguyễn Văn Giới

3

Năm học : 2014 - 2015


Trường THPT Tây trà

Giáo án quốc phòng 11
BÀI 1: ĐỘI NGŨ ĐƠN VỊ

Ngày soạn:16/08/2014

TIẾT 2: ĐỘI NGŨ TRUNG ĐỘI

Ngày dạy : 18/08/2014

I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức:
Hiểu được ý nghĩa của điều lệnh đội ngũ và nắm chắc thứ tự các bước tập hợp đội hình cơ bản của
trung đội.
2. Về kĩ năng:
- Thực hiện được các bước tập hợp đội ngũ trung đội.
- Biết hô khẩu lệnh to, rõ ràng.
3. Về thái độ:
- Tự giác tập luyện để thành thạo các bước tập hợp đội ngũ trung đội.

- Có ý thức trách nhiệm, tổ chức kỉ luật, sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ được giao.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Chuẩn bị sân bãi, trang phục của giáo viên và HS đúng quy định của buổi tập.
- Nghiên cứu bài 1 mục I trong SGK, SGV.
- GV tập luyện thuần thục các động tác trên, để hướng dẫn tập luyện cho HS. Bồi dưỡng đội mẫu
để phục vụ tập luyện.
- Chuẩn bị tranh ảnh về đội ngũ trung đội.
2. Học sinh:
- Xem trước bài 1 trong SGK. Mục I
- Tập trước các động tác trên.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Tổ chức lớp học:
- Làm thủ tục thao trường gồm: tập trung lớp học, kiểm tra quân số, cơ sở vật chất bảo đảm phục
vụ cho học tập, trang phục của học sinh, phổ biến nội quy thao trường, bãi tập.
- làm thủ tục huấn luyện: tên bài, mục đích, yêu cầu, nội dung trọng tâm, thời gian, tổ chức,
phương pháp.
2. Tổ chức các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG 1: Tổ chức ôn luyện:
Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Giáo viên dạy : Nguyễn Văn Giới

4

Nội dung

Năm học : 2014 - 2015



Trường THPT Tây trà

Giáo án quốc phòng 11

- GV hướng dẫn qua một lượt - HS chú ý nghe giảng, tập
thứ tự các bước tập hợp đội trung ghi nhớ các động tác mà
hình tiểu đội cho HS nhớ sau giáo viên đã phân tích.
đó chia tổ luyện tập.
- Quan sát giáo viên hướng dẫn
- GV giới thiệu động tác theo các bước thực hiện.
3 bước:

Nội dung phổ biến bao gồm:
- Phổ biến kế hoạch và hướng dẫn
nội dung tập luyện.
- Nội dung tập luyện gồm các bước
thực hiện đội ngũ trung đội.

- Tổ chức và phương pháp tập luyện.
Bước 1: Làm nhanh động tác
-Tập
theo
các
bước.
(tự hô khẩu lệnh và làm động
- Ví trí tập luyện của từng tổ do GV
tác mẫu động tác đi đều, đứng - Cho HS tự nghiên cứu và tập quy định cụ thể.
lại)

các động tác.
- Kí tín hiệu trong quá trình tập
Bước 2: làm chậm có phân
luyện.
tích.
- Người phụ trách hướng dẫn cho các
Bước 3: làm tổng hợp
thành viên trong tổ tập luyện.
- khi giảng từng động tác giáo
viên nêu khẩu lệnh sau đó
giới thiệu động tác.
- Chia lớp học thành các bộ
phận (các tổ) các tổ trưởng
duy trì tập luyện, GV theo dõi
chung.

- HS thay nhau phụ trách để hô
- Sau khi phổ biến kế hoạch khẩu lệnh và điều hành luyện
luyện tập, GV phát lệnh cho tập theo các bước sau:
các tổ về vị trí triển khai
+ Tập hợp tổ thành hàng
luyện tập.
ngang.
- Sau khi các tổ đã về vị trí thì
+ Cho HS tự nghiên cứu động
phát lệnh luyện tập.
tác.
- trong quá trình tập luyện
+ Hô khẩu lệnh cho HS tập
GV đi sửa sai cho từng tổ.

chậm từng phần cho đến khi
- Khi sửa tập, phải thực hiện thuần thục.
sai đâu sửa đó nếu sai ít thì
+ Hô khẩu lệnh cho HS tập
sửa từng người, sai nhiều thì
tổng hợp các động tác
tập hợp để thống nhất lại.
HOẠT ĐỘNG 2: Kết thúc luyện tập.
-Hết thời gian luyện tập, GV - Sauk hi nghe GV phát lệnh, - Tập hợp đội hình 4 hàng ngang.
phát lệnh “ thôi tập, các tổb các tổ về vị trí tập trung.
- Củng cố các động tác đã học ở tiết
về vị trí tập trung”
vừa qua.
- GV tập hợp cả lớp, nhận xét
ý thức và kết quả tập luyện
của HS.
- GV giải đáp thắc mắc của

Giáo viên dạy : Nguyễn Văn Giới

5

Năm học : 2014 - 2015


Trường THPT Tây trà

Giáo án quốc phòng 11

HS, hướng dẫn HS trả lời câu

hỏi trong SGK, kiểm tra trang
- HS nếu có vấn đề gì thắc mắc
phục.
trong quá trình tập luyện có thể
- GV yêu cầu HS ôn luyện hỏi GV.
các nội dung ở nhà thông qua
các câu hỏi trong SGK.

- Dặn dò HS đọc trước bài 2, SGK.

Giáo viên dạy : Nguyễn Văn Giới

6

Năm học : 2014 - 2015


Trường THPT Tây trà

Giáo án quốc phòng 11
BÀI 2: LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ VÀ

Ngày soạn: 23/08/2014

TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH

Ngày dạy: 25/08/2014

(4 TIẾT)
TIẾT 3: SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN

SỰ, GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ LUẬT.
I. MỤC TIÊU:
- HS hiểu được sự cần thiết ban hành luật NVQS và nắm được những nét khái quát về luật.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Nghiên cứu bài 2 trong SGK, SGV và tài liệu về luật NVQS.
2. Học sinh:
- Đọc trước bài 2 trong SGK.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Tổ chức lớp học:
- Ổn định lớp học:
- Giới thiệu bài: Luật NVQS và trách nhiệm của học sinh là một trong những bài học trong chương
trình GDQP – AN nhằm giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, lòng tự hào truyền
thống vẻ vang của quân đội; quyền và nghĩa vụ của công dân trong thực hiện nghĩa vụ quân sự. Đồng thời,
chuẩn bị cho thế hệ trẻ cả về mặt tinh thần và kĩ năng quân sự cơ bản, sẵn sàng tham gia quân đội, dân
quân tự vệ nhằm tăng cường sức mạnh quốc phòng để xây dựng và BVTQ.
Bài học này nhằm cung cấp cho học sinh những nội dung cơ bản của luật NVQS, làm cơ sở để
thực hiện đúng trách nhiệm, nghĩa vụ của mình. Từ đó học sinh xác định tinh thần, thái độ đúng đắn trong
học tập, nghiên cứu luật NVQS.
2. Tổ chức các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG 1: Sự cần thiết ban hành luật NVQS.
Hoạt động của
GV

Hoạt động của
HS

Nội dung

- GV nêu câu hỏi: - HS trả xem 1. Để kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa

Vì sao phải ban SGK, tìm câu trả anh hùng cách mạng của nhân dân:
hành luật NVQS? lời.
- Dân tộc ta có truyền thống kiên cường, bất khuất chống giặc
ngoại xâm, có lòng yêu nước nồng nàn, sâu sắc.
- GV giảng giải - HS nghe GV - Quân đội nhân dân Việt Nam từ nhân dân mà ra, vì nhân dân
kết hợp lấy VD giảng và ghi mà chiến đấu, được nhân dân hết lòng ủng hộ, đùm bọc “ quân
minh hoạ.
chép.
với dân như cá với nước”
- Trong quá trình xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam, thực

Giáo viên dạy : Nguyễn Văn Giới

7

Năm học : 2014 - 2015


Trường THPT Tây trà

Giáo án quốc phòng 11
hiện theo 2 chế độ: chế độ tình nguyện ( từ 1944 – 1960 ) và
chế độ NVQS ( miền Bắc từ 1960, miền Nam từ 1976 đến nay
).
2. Thực hiện quyền làm chủ của công dân và tạo điều kiện
cho công dân làm tròn nghĩa vụ BVTQ.
- Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam khẳng định: “ BVTQ
là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân. Công
dân có bổn phận làm nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng
nền QPTD”.

- Hiến pháp khẳng định quyền và nghĩa vụ BVTQ của công
dân, nói lên vị trí, ý nghĩa của quyền đó. Cho nên mỗi công
dân có bổn phận thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và quyền lợi đó.
- Trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, gia đình
và nhà trường là phải tạo điều kiện cho mọi công dân.
3. Đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội trong thời kì đẩy
mạnh CNH, HĐH đất nước.
- Một trong những chức năng, nhiệm vụ của quân đội nhân
dân Việt Nam là tham gia xây dựng đất nước ( đất nước ta
đang trong thời kì đẩy mạnh CNH, HĐH ).
- Hiện nay quân đội được tổ chức thành các quân chủng, binh
chủng, có hệ thống học viện, nhà trường, viện nghiên cứu…
và từng bước được trang bị hiện đại. Phương hướng xây dựng
quân đội là: cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước
được hiện đại.
- Luật NVQS quy định việc tuyển chọn, gọi công dân nhập
ngũ, vừa đáp ứng yêu cầu xây dựng lực lượng thường trực,
vừa để xây dựng, tích luỹ lực lượng dự bị ngày càng hoàn
thiện để sàng động viên và xây dựng quân đội.

- HS nghe GV
giảng và ghi
chép.

HOẠT ĐỘNG 2: Giới thiệu khái quát về luật.
- GV giảng giải.

- HS lắng nghe và
ghi chép.


Giáo viên dạy : Nguyễn Văn Giới

Luật NVQS, năm 2005, ngoài lời nói đầu, gồm 11
chương, 71 điều.

8

Năm học : 2014 - 2015


Trường THPT Tây trà

Giáo án quốc phòng 11
+ Chương I: những vấn đề chung, gồm 11 điều.
+ Chương II: Việc phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan và
binh sĩ, gồm 5 điều.
+ Chương III: Việc chuẩn bị cho thanh niên phục vụ tại
ngũ, gồm 4 điều.
+ Chương IV: Việc nhập ngũ và xuất ngũ, gồm 16 điều.
+ Chương V: Việc phục vụ của hạ sĩ quan và binh sĩ dự
bị, gồm 8 điều.
+ Chương VI: Việc phục vụ của quân nhân chuyên
nghiệp, gồm 4 điều.
+ Chương VII: Nghĩa vụ, quyền lợi của quân nhân
chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ và dự bị, gồm
9 điều.
+ Chương VIII: Việc đăng kí NVQS, gồm 5 điều.
+ Chương IX: Việc nhập ngũ theo lệnh tổng động viên
hoặc lệnh động viên cục bộ, việc xuất ngũ theo lệnh
phục viên. Gồm 6 điều.

+ Chượng X: Việc xử lí các vi phạm, điều 69.
+ Chương XI: Điều khoản cuối cùng, điều 70, điều 71.

HOẠT ĐỘNG 3: Tổng kết bài
- GV tổng kết bài

- HS lắng nghe

- Luật NVQS ra đời đáp ứng được yêu cầu xây dựng
quân đội và tạo điều kiện cho mọi người tham gia vào
công cuộc BVTQ.
- Cấu trúc của luật gồm có 11 chương và 71 điều.

Giáo viên dạy : Nguyễn Văn Giới

9

Năm học : 2014 - 2015


Trường THPT Tây trà

Giáo án quốc phòng 11
BÀI 2: LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ VÀ

Ngày soan:06/09/2014

TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH

Ngày dạy: 08/09/2014


(4 TIẾT)
TIẾT 4: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT NGHĨA
VỤ QUÂN SỰ NĂM 2005
I. MỤC TIÊU:
- HS nắm được những nội dung cơ bản của luật nghĩa vụ quân sự năm 2005.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Nghiên cứu trước mục 2 (phần II) trong SGK và luật NVQS.
2. Học sinh:
- Đọc trước mục 2 (phần II) trong SGK.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Tổ chức lớp học:
- Ổn định lớp học:
- Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Em hãy cho biết sự cần thiết phải ban hành luật NVQS là gì?
- Giới thiệu bài: Luật NVQS có vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện cho công dân làm nghĩa
vụ bảo vệ tổ quốc. Những nội dung cơ bản trong luật NVQS giúp cho HS hiểu được những nét cơ bản của
luật để thực hiện cho tốt.
2. Tổ chức các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG 1: Những quy định chung
Hoạt động của GV
- GV giảng giải,
phân tích.

Hoạt động của HS
- HS lắng nghe, ghi
chép bài.

Nội dung

- Làm NVQS bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong
ngạch dự bị.
- Công dân phục vụ tại ngũ gọi là quân nhân tại ngũ,
công dân phục vụ trong ngạch dự bị gọi là quân nhân dự
bị.
- Công dân thực hiện NVQS từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi
( tuổi phục vụ tại ngũ từ đủ 18 đến hết 25 tuổi, tuổi phục
vụ trong ngạch dự bị từ đủ 18 đến hết 45 tuổi).
- Quân nhân tại ngũ và quân nhân dự bị có nhiệm vụ:
+ Tuyệt đối trung thành với tổ quốc, nhân dân và nhà

Giáo viên dạy : Nguyễn Văn Giới

10

Năm học : 2014 - 2015


Trường THPT Tây trà

Giáo án quốc phòng 11
nước, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ tổ quốc.
+ Tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, kiên quyết bảo
vệ tài sản của nhà nước, tính mạng, tài sản của nhân dân.
+ Gương mẫu chấp hành đường lối chính sách của Đảng
và nhà nước, điều lệnh, điều lệ của quân đội.
+ Không ngừng học tập nâng cao trình độ và bản lĩnh
chiến đấu.
- Công dân nam không phân biệt thành phần xã hội, tín
ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, nơi cư

trú, có nghĩa vụ phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt
Nam.
- Người đang trong thời kì bị pháp luật tước quyền phục
vụ trong các lực lượng vũ trang nhân dân, hoặc người
đang bị tạm giam giữ thì không được làm NVQS.
- Riêng đối với công dân nữ trong độ tuổi từ 18 – 40, có
chuyên môn kĩ thuật cần cho quân đội trong thời bình, có
trách nhiệm đăng kĩ nghĩa vụ quân sự. Nếu tự nguyện có
thể được phục vụ tại ngũ.

HOẠT ĐỘNG 3: Chuẩn bị cho thanh niên nhập ngũ.
- GV giảng giải,
phân tích.

- HS lắng nghe, ghi
chép.

Chuẩn bị cho thanh niên phục vụ tại ngũ có vai trò quan
trọng, nội dung gồm:
-

Huấn luyện quân sự phổ thông.

-

Đào tạo cán bộ, nhân viên chuyên môn kĩ thuật
cho quân đội.

-


Đăng kí NVQS và kiểm tra sức khoẻ đối với công
dân nam đủ 17 tuổi.

-

Tóm tắt những nội dung cơ bản của luật NVQS
năm 2005.

-

Hướng dẫn học sinh đọc trước phần 2.c(phần II).

HOẠT ĐỘNG 4: Tổng kết bài.
- GV tổng kết bài.

- HS lắng nghe.

Giáo viên dạy : Nguyễn Văn Giới

11

Năm học : 2014 - 2015


Trường THPT Tây trà

Giáo án quốc phòng 11
BÀI 2: LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ VÀ

Ngày soạn:13/09/2014


TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH

Ngày dạy : 15/09/2014

(4 TIẾT)
TIẾT 5: PHỤC VỤ TẠI NGŨ TRONG THỜI BÌNH VÀ
XỬ LÍ CÁC VI PHẠM LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ
I. MỤC TIÊU:
- Học sinh nắm được nội dung phục vụ tại ngũ trong thời bình.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Nghiên cứu mục 2.c (phần II) SGK.
2. Học sinh:
- Đọc trước mục 2.c (phần II) SGK.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Tổ chức lớp học:
- Ổn định lớp học:
- Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Em hãy nêu những nội dung cơ bản của luật NVQS năm 2005.
- Giới thiệu bài: Trong thời bình, lực lượng thường trực chỉ duy trì với quân số thích hợp và có
chất lượng theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại, có bản lĩnh chính trị vững
vàng, có chất lượng và sức chiến đấu cao để thường xuyên sẵn sàng chiến đấu.
2. Tổ chức các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG 1: Phục vụ tại ngũ trong thời bình.
Hoạt động của
GV

Hoạt động của HS


Nội dung

- Giáo viên giảng,
phân tích, lấy ví
dụ minh hoạ.

- Học sinh lắng nghe,
ghi chép.

*Đối tượng và độ tuổi gọi nhập ngũ được quy định như
sau:
- Đối với công dân nam trong thời bình là từ đủ 18 – 25
hết tuổi.
- Thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan và binh sĩ là 18
tháng. Hạ sĩ quan chỉ huy, chuyên môn kĩ thuật, trên tàu
hải quân là 24 tháng.
- Những công dân sau đây được tạm hoãn gọi nhập ngũ
trong thời bình:
+ Có anh, chị, em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang tại ngũ

Giáo viên dạy : Nguyễn Văn Giới

12

Năm học : 2014 - 2015


Trường THPT Tây trà

Giáo án quốc phòng 11

hoặc đang học tập tại các trường theo kế hoạch của Bộ
Quốc phòng.
+ HS, SV đang học tập tại các trường thuộc hệ thống
giáo dục quốc dân.
+ HS, SV đang học tại các trường có yếu tố nước ngoài
hoặc du học tại các trường có thời gian đào tạo 12 tháng
trở lên.
+ Hằng năm, công dân được tạm hoãn phải được kiểm
tra, nếu không còn lí do tạm hoãn thì được gọi nhập ngũ.
- Những công dân sau đây được miễn gọi nhập ngũ trong
thời bình:
+ Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng 1, con của
bệnh binh hạng 1.
+ Một người anh hoặc em trai của liệt sĩ.
+ Một con trai của thương binh hạng 2.
+ Thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện, cán
bộ, công chức phục vụ 24 tháng trở lên tại vùng sâu,
vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn.
Công dân thuộc 2 diện trên nếu tự nguyện có thể được
tuyển chọn gọi nhập ngũ.
*Chế độ chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ
tại ngũ quy định như sau:
- Hạ sĩ quan và binh sĩ được bảo đảm kịp thời và đầy đủ
nhu cầu về vật chất và tinh thần theo chế độ tiêu chuẩn
quy định.
- Được hưởng chế độ nghỉ phép, phụ cấp, được tính thời
gian phục vụ tại ngũ vào thời gian công tác.
- Trước khi nhập ngũ công tác ở đâu thì sau khi xuất ngũ
nơi đó có trách nhiệm nhận lại.
- Trước khi nhập ngũ có giấy gọi nhập học ở các trường

thì sau khi xuất ngũ được vào học ở các trường đó.
- Trong quá trình tại ngũ nếu hạ sĩ quan bị bệnh, bị
thương, bị chết thì bản thân và gia đình được hưởng chế
độ theo quy định.
*Quyền lợi của gia đình hạ sĩ quan và binh sĩ:
- Bố, mẹ, vợ và con được hưởng chế độ trợ cấp khó khăn
đột xuất theo chính sách của NN.

Giáo viên dạy : Nguyễn Văn Giới

13

Năm học : 2014 - 2015


Trường THPT Tây trà

Giáo án quốc phòng 11
- Thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ được khám bệnh theo
chế độ bảo hiểm y tế.
- Không phải đóng học phí và tiền xây dựng khi có gửi
con ở nhà trẻ hoặc theo học tại các trường phổ thông.

HOẠT ĐỘNG 2: Xử lí các vi phạm luật NVQS.
- GV giảng giải.

- HS lắng nghe.

- Luật NVQS quy định: người nào vi phạm các quy định
về đăng kí NVQS, tuyển chọn gọi công dân nhập ngũ, lợi

dụng chức vụ, quyền hạn làm trái hoặc cản trở việc thực
hiện các quy định trên đây, thì tuỳ theo mức độ nhẹ hay
nặng mà xử lí kỉ luật, xử phạt hành chính, hoặc truy cứu
trách nhiệm hình sự.

HOẠT ĐỘNG 3: Tổng kết bài.
- Việc ban hành các chính sách chế độ cho quân nhân bảo
đảm cho quân nhân hoàn thành nhiệm vụ. bảo đảm công
bằng xã hội trong việc thực hiện luật NVQS.

Giáo viên dạy : Nguyễn Văn Giới

14

Năm học : 2014 - 2015


Trường THPT Tây trà

Giáo án quốc phòng 11
BÀI 2: LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ VÀ

Ngày soạn:20/09/2014

TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH

Ngày dạy : 22/09/2014

(4 TIẾT)
TIẾT 6: TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH TRONG

VIỆC THỰC HIỆN LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ
I. MỤC TIÊU:
- Nhằm giúp học sinh có thái độ, tinh thần đúng đắn trong học tập luật NVQS; liên hệ xác định
nghĩa vụ, trách nhiệm của bản thân trong xây dựng quân đội.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Nghiên cứu mục 3 (phần II) SGK.
2. Học sinh:
- Đọc trước mục 3 (phần II) SGK.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Tổ chức lớp học:
- Ổn định lớp học:
- Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Em hãy nêu những đối tượng được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình.
- Giới thiệu bài: Việc xác định trách nhiệm của học sinh nhằm xây dựng tinh thần yêu nước, yêu
chủ nghĩa xã hội ngay từ khi còn trẻ, rèn luyện tác phong, nếp sống có kỉ luật, văn minh. Tạo thuận lợi để
hoàn thành nghĩa vụ của mình.
2. Tổ chức các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG 1: Học tập chính trị, quân sự, rèn luyện thể lực do trường lớp tổ chức.
Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

- Giáo viên giảng
giải, phân tích.

- Học sinh lắng
nghe, ghi chép.

Nội dung

- Điều 17 luật NVQS quy định: “…việc huấn luyện quân
sự phổ thông cho học sinh ở các trường thuộc chương
trình chính khoá; nội dung thống nhất trong toàn quốc.
- Nội dung thể hiện ở môn GDQP – AN.
- Học sinh cần có thái độ nghiêm túc trong học tập, rèn
luyện, đạt kết quả cao trong từng bài theo yêu cầu.
- Vận dụng kết quả học tập vào trong việc xây dựng nếp
sống, sinh hoạt có kỉ luật, văn minh. Chấp hành những quy
định về luật NVQS trong thời gian học tập tại trường, đi
kiểm tra sức khoẻ và khám tuyển, nhập ngũ.

Giáo viên dạy : Nguyễn Văn Giới

15

Năm học : 2014 - 2015


Trường THPT Tây trà

Giáo án quốc phòng 11

HOẠT ĐỘNG 2: Chấp hành quy định về đăng kí nghĩa vụ quân sự.
- Đối với học sinh thì - Học sinh đọc SGK - Đối với học sinh cần thực hiện tốt việc đăng kí
cần phải làm gì để và trả lời câu hỏi.
NVQS.
chấp hành quy định về
- Đăng kí NVQS là việc kê khai lí lịch và các yếu tố
đăng kí NVQS.
cần thiết khác theo quy định của pháp luật đối với

người trong độ tuổi đăng kí NVQS.
- HS đến tuổi đăng kí NVQS (nam từ đủ 17tuổi trở lên,
nữ từ đủ 18 tuổi trở lên có chuyên môn cần cho quân
đội) phải đăng kí NVQS.
- Đăng kí NVQS được tiến hành tại nơi cư trú của
công dân do Ban chỉ huy quân sự cấp xã (phường) và
ban chỉ huy quân sự cấp huyện (quận) thực hiện.
- Khi thay đổi nơi cư trú thì trong thời hạn 10 ngày
phải khai báo với Ban chỉ huy quân sự nơi chuyển đến.
- Trách nhiệm của học sinh khi đăng kí NVQS là kê
khai đầy đủ, chính xác, đúng thời gian quy định.
HOẠT ĐỘNG 3: Đi kiểm tra sức khoẻ và khám sức khoẻ. Chấp hành nghiêm lệnh gọi nhập ngũ.
- GV giảng giải, phân - HS lắng nghe, ghi *Đi kiểm tra sức khoẻ và khám sức khoẻ:
tích.
chép.
- Việc khám sức khỏe lần đầu (17tuổi) do cơ quan
quân sự huyện (quận) phụ trách.
- Việ khám sức khoẻ cho công dân trong diện gọi nhập
ngũ do hội đồng khám sức khoẻ cấp huyện (quận) phụ
trách.
- HS đi kiểm tra sức khoẻ và khám sức khoẻ theo giấy
gọi của Ban chỉ huy quân sự nơi cư trú.
*Chấp hành nghiêm lệnh gọi nhập ngũ:
- Hằng năm, việc gọi công dân nhập ngũ được tiến
hành một đên 2 lần. Lệnh gọi nhập ngũ phải đưa trước
15 ngày.
- Công dân phải có mặt đúng thời gian, địa điểm ghi
trong lệnh gọi nhập ngũ, nếu không thể có mặt thì phải
có chứng nhận của UBND xã (phường).
HOẠT ĐỘNG 4: Tổng kết bài.

Giáo viên tổng kết
bài.

- Đối với HS đang ngồi trên ghế nhà trường phải tham
gia đầy đủ các hoạt động học tập môn học GDQP –
AN.
- Chấp hành đầy đủ quy định về đăng kí NVQS và
kiểm tra sức khoẻ khi đến tuổi quy định.

Giáo viên dạy : Nguyễn Văn Giới

16

Năm học : 2014 - 2015


Trường THPT Tây trà

Giáo án quốc phòng 11
Ngày soạn: 27/09/2014
Ngày dạy:29/09/2014

BÀI 7: KĨ THUẬT CẤP CỨU VÀ CHUYỂN THƯƠNG
TIẾT 7: CẦM MÁU TẠM THỜI, TỔN THƯƠNG GÃY XƯƠNG, HÔ HẤP NHÂN TẠO
I. MỤC TIÊU:
- Nắm được mục đích, các nguyên tắc cơ bản cầm máu tạm thời, cố định tạm thời gãy xương và hô
hấp nhân tạo.
II. NỘI DUNG:
- Cầm máu tạm thời.
- Mục đích, nguyên tắc cố định tạm thời gãy xương.

- Nguyên nhân, biện pháp cấp cứu người ngạt thở.
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Giáo án, mô hình, tranh vẽ.
2. Học sinh:
- Sách, vở ghi đầy đủ.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Tổ chức lớp học:
- Giới thiệu bài: bài học này nhằm cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản về cầm máu tạm thời,
cố định tạm thời gãy xương, hô hấp nhân tạo và kĩ thuật chuyển thương nhằm giúp người học có thể thực
hiện được các kĩ thuật này trong những trường hợp cần thiết khi gặp các tai nạn xảy ra.
2. Tổ chức các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG 1: Cầm máu tạm thời.
Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Câu hỏi: nêu mục Hs trả lời câu hỏi.
đích, nguyên tắc cầm
máu tạm thời, phân
biệt các loại máu
chảy.

Nội dung
1. Mục đích:
Nhanh chóng làm ngừng chảy máu bằng những biện
pháp đơn giản nhất để hạn chế đến mức thấp nhất sự
mất máu, góp phần cứu sống tính mạng người bị nạn,
tránh các tai biến nguy hiểm.
2. Nguyên tắc cầm máu tạm thời

a) Phải khẩn trương, nhanh chóng làm ngừng chảy
máu.
b) Phải xử trí đúng chỉ định theo tính chất vết thương.

Giáo viên dạy : Nguyễn Văn Giới

17

Năm học : 2014 - 2015


Trường THPT Tây trà

Giáo án quốc phòng 11
c) Phải đúng quy trình kĩ thuật.
3. Phân biệt các loại chảy máu
a) Chảy máu mao mạch
b) Chảy máu tĩnh mạch vừa và nhỏ
c) Chảy máu động mạch

HOẠT ĐỘNG 2: Cố định tạm thời xương gãy.
Câu hỏi: đặc điểm, Hs trả lời câu hỏi.
mục đích cố định tạm
thời xương gãy.

1. Đặc điểm tổn thương gãy xương:
- Xương gãy rạn, gãy chưa rời hẳn (gãy cành xanh),
gãy rời thành hai hay nhiều mảnh hoặc có thể mất
từng đoạn xương.
- Da, cơ bị dập nát nhiều, đôi khi kèm theo mạch

máu, thần kinh xung quanh cũng bị tổn thương.
- Rât dễ gây choáng, mất máu và nhiễm trùng cho
nạn nhân.
2. Mục đích cố định tạm thời
- Làm giảm đau đớn, cầm máu tại vết thương
- Giữ cho đầu xương tương đối yên tĩnh, đảm bảo an
toàn trong quá trình vận chuyển người bị thương về
các tuyến cứu chữa.
- Phòng ngừa các tai biến: choáng do mất máu, do
đau đớn; tổn thương thứ phát do các đầu xương gãy
di động; nhiễm khuẩn vết thương.
3. Nguyên tắc cố định tạm thời xương gãy
- Nẹp cố định phải cố định được cả khớp trên và khớp
dưới ổ gãy. Với các xương lớn như xương đùi, cột
sống... phải cố định từ 3 khớp trở lên.
- Không đặt nẹp cứng vào sát chi, phải đệm, lót bằng
bông mỡ, gạc hoặc vải mềm tại những chỗ tiếp xúc
để không gây thêm các tổn thương khác. Khi cố định
không cần bỏ quần áo ra vì để quần áo của người bị
thương có tác dụng tăng cường độ đệm, lót cho nẹp.
- Không co kéo, nắn chỉnh ổ gãy tránh tai biến nguy
hiểm cho người bị thương. Nếu điều kiện cho phép,
chỉ có thể nhẹ nhàng kéo, chỉnh lại trục chi bớt biến
dạng sau khi đã được giảm đau thật tốt.
- Băng cố định nẹp vào chi phải tương đối chắc,
không để nẹp xộc xệch, nhưng cũng không quá chặt

Giáo viên dạy : Nguyễn Văn Giới

18


Năm học : 2014 - 2015


Trường THPT Tây trà

Giáo án quốc phòng 11
dễ gây cản trở sự lưu thông máu của chi.

HOẠT ĐỘNG 3: Hô hấp nhân tạo
Câu
hỏi:
những Hs trả lời câu hỏi.
nguyên nhân gây ngạt
thở.

Hô hấp nhân tạo là biện pháp làm cho không khí ở
ngoài vào phổi và không khí trong phổi ra ngoài để
thay thế cho quá trình hô hấp tự nhiên khi người bị
nạn ngạt thở.
1. Nguyên nhân gây ngạt thở:
- Do chết đuối (ngạt nước). Người không biết bới ngã
xuống nước, bị nước nhấn chìm thì sau 2 – 3 phút sẽ
ngạt thở.
- Do vùi lấp khi bị sập hầm, đổ nhà cửa, đất cát vùi
lấp,... ngực bị đè ép, mũi miệng bị đất cát nhét kín
nhanh chóng gây ngạt thở.
- Do hít phải khí độc.
- Do tắc nghẽn đường hô hấp trên – người bị bóp cổ,
người thắt cổ, người bị nạn có nhiều đờm dãi, máu,

các chất nôn,... ùn tắc đường hô hấp trên gây ngạt
thở.
- Người bị ngạt thở thường nằm yên, bất tỉnh, không
cử động được, ngừng hoạt động hô hấp, sắc mặt trắng
nhợt nhạt hoặc tím tái, chân tay lạnh giá, tim ngừng
đập, mạch không sờ thấy, đặt sợi bông vào trước
không thấy chuyển động.
2. Những biện pháp cần làm ngay:
- Loại bỏ nguyên nhân gây ngạt
- Khai thông đường hô hấp trên
- Làm hô hấp nhân tạo
- Những việc làm đồng thời với hô hấp nhân tạo:
+ Kích thích lên người nạn nhân.
+ Xoa dầu cao chống lạnh hoặc sưởi ấm.
+ Điều kiện cho phép thì tiêm thuốc trợ tim.

HOẠT ĐỘNG 3: Tổng kết
- Giáo viên tổng kết HS lắng nghe.
bài.
- Nhận xét tiết học.

- Hệ thống lại nội dung trọng tâm.
- Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi trong SGK.
- Hướng dẫn học sinh xem trước nội dung của bài.

- thu dọn vật chất và

Giáo viên dạy : Nguyễn Văn Giới

19


Năm học : 2014 - 2015


Trường THPT Tây trà

Giáo án quốc phòng 11

làm thủ tục xuống lớp.
Ngày soạn: 04/10/2014
Ngày dạy: 06/10/2014
BÀI 7: KĨ THUẬT CẤP CỨU VÀ CHUYỂN THƯƠNG
TIẾT 8 : CẦM MÁU TẠM THỜI, TỔN THƯƠNG GÃY XƯƠNG, HÔ HẤP NHÂN TẠO, KĨ
THUẬT CHUYỂN THƯƠNG
I. MỤC TIÊU:
- Nắm được các biện pháp cơ bản cầm máu tạm thời, cố định tạm thời gãy xương, hấp nhân tạo và
kĩ thuật chuyển thương.
II. NỘI DUNG:
- Các biện pháp cầm máu tạm thời.
- Kĩ thuật cố định tạm thời gãy xương.
- Các phương pháp hô hấp nhân tạo.
- Kĩ thuật chuyển thương.
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Giáo án, mô hình, tranh vẽ, băng, gạc, nẹp cứu thương.
2. Học sinh:
- Sách, vở ghi, băng, gạc, nẹp cứu thương đầy đủ.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Tổ chức lớp học:
- Giới thiệu bài: bài học này nhằm cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản về cầm máu tạm thời,

cố định tạm thời gãy xương, hô hấp nhân tạo và kĩ thuật chuyển thương nhằm giúp người học có thể thực
hiện được các kĩ thuật này trong những trường hợp cần thiết khi gặp các tai nạn xảy ra.
2. Tổ chức các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG 1: Cầm máu tạm thời.
Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Câu hỏi: nêu một số Hs trả lời câu hỏi.
biện pháp cầm máu
tạm
thời
thông
thường.

Nội dung
1. Các biện pháp cầm máu tạm thời
a) Ấn động mạch
b) Gấp chi tối đa
c) Băng ép
d) Băng chèn

Giáo viên dạy : Nguyễn Văn Giới

20

Năm học : 2014 - 2015


Trường THPT Tây trà


Giáo án quốc phòng 11
e) Băng nút
f) Ga rô

HOẠT ĐỘNG 2: Kĩ thuật cố định tạm thời xương gãy.
Gv nêu đặc điểm các Học sinh lắng nghe.
loại nẹp thường dùng.

1) Các loại nẹp thường dùng cố định tạm thời
xương gãy:
- Nẹp tre, nẹp gỗ: Là loại nẹp thường dùng rất phổ
biến, dễ làm song phải đúng quy cách sau:
+ Chiều rộng của nẹp: 3 – 5cm.
+ Chiều dài của nẹp: tùy thuộc từng chi bị gãy.
+ Chiều dày của nẹp: 0,5 – 0,8cm.
+ Nẹp cẳng tay: 2 nẹp (một nẹp dài 30cm, một nẹp
dài 35cm).
+ Nẹp cánh tay: 2 nẹp (một nẹp dài 20cm, một nẹp
dài 35cm).
+ Nẹp cẳng chân: 2 nẹp (mỗi nẹp dài 60cm).
+ Nẹp đùi: 3 nẹp (nẹp ngoài dài 120cm, nẹp sau dài
100cm, nẹp trong dài 80cm).
Kích thước này là tương đối, khi sử dụng cần cắt nẹp
cho phù hợp với kích thước từng người.
- Nẹp Crame là loại nẹp làm bằng dây thép có hình
bậc thang, có thể uốn theo các tư thế cố định.
2. Kĩ thuật cố định tạm thời một số trường hợp
xương gãy.
- Cố định tạm thời xương bàn tay gãy, khớp cổ tay.

Dùng một nẹp tre to bản hoặc nẹp Crame.

Giáo viên làm mẫu
các kĩ thuật cố định Hs quan sát.
tạm thời xương gãy.

- Cố định tạm thời xương cẳng tay gãy: dùng hai nẹp
tre hoạc nẹp Crame.
- Cố định tạm thời xương cánh tay gãy. Dùng hai nẹp
tre hoặc nẹp Crame.
- Cố định tạm thời xương cẳng chân gãy. Dùng hai
nẹp tre hoặc nẹp Crame.
- Cố định tạm thời xương đùi gãy. Dùng ba nẹp tre
hoặc nẹp Crame.

Giáo viên dạy : Nguyễn Văn Giới

21

Năm học : 2014 - 2015


Trường THPT Tây trà

Giáo án quốc phòng 11

HOẠT ĐỘNG 3: Các phương pháp hô hấp nhân tạo.
- Phương pháp thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực: là
phương pháp dễ làm, đem lại hiệu quả cao. Cần một
người làm hoặc có thể hai người làm.

+ Thổi ngạt:
Để người nạn nhân nằm ngửa, kê một chiếc gối hoặc
chăn, màn,... dưới gáy cho đầu ngửa ra sau.
Người cấp cứu quỳ bên phải nạn nhân, dùng một
ngón tay cuốn miếng gạc, hoặc vải sạch đưa vào
trong miệng người bị nạn lau sạch đờm, dãi và các
chất nôn,...
Dùng ngón tay bóp kín hai bên mũi, một tay đẩy
mạnh cằm cho miệng há ra, hít một hơi thật dài, áp
miệng mình vào miệng nạn nhân, thổi. Làm liên tiếp
với nhịp độ 15 – 20 lần trên phút.
+ Ép tim ngoài lồng ngực:
Người cấp cứu quỳ bên phải ngang thắt lưng người bị
nạn.
Đặt bàn tay phải chống lên bàn tay trái, các ngón tay
xen kẽ nhau, đè lên 1/3 dưới xương ức, các ngón tay
chếch sang trái.
Ép mạnh bằng sức mạnh của cơ thể xuống xương ức
người bị nạn với một lực đủ để lồng ngực lún xuống
2 – 3cm. Với trẻ nhỏ ép nhẹ hơn.
+ Mỗi lần ép thả lỏng tay cho ngực trở lại vị trí bình
thường. Duy trì với nhịp độ 50 – 60 lần/ phút.
+ Trong trường hợp chỉ có một người làm nên duy trì
2 lần thổi ngạt, 15 lần ép tim. Nếu có hai người thì
duy trì 1 lần thổi ngạt, 5 lần ép tim. Làm liên tục cho
đến khi nạn nhân tự thở, tim tự đập thì ngừng.
- Phương pháp Sylvester (Xin – vestơ):
+ Người bị nạn nằm ngửa đầu quay về một bên hoặc
có chăn, gối đệm dưới lưng.
+ Người cấp cứu quỳ ở phía đầu, nắm chặt lấy hai cổ

tay người bị nạn.
+ Thì thở ra: Đưa hai cẳng tay người bị nạn gập trước
ngực, người cấp cứu hơi nhổm về phía trước, tay duỗi
thẳng ép mạnh để làm cho không khí trong phổi ra
ngoài.

Giáo viên dạy : Nguyễn Văn Giới

22

Năm học : 2014 - 2015


Trường THPT Tây trà

Giáo án quốc phòng 11
+ Thì hít vào: Người cấp cứu ngồi xuống đồng thời
kéo hai cổ tay người bị nạn dang rộng ra tới chạm
đầu rồi lại đưa trở về tư thế ban đầu làm cho không
khí ở ngoài vào trong phổi.
+ Làm với nhịp độ 10 – 12 lần phút.
* Những điểm lưu ý khi hô hấp nhân tạo:
- Làm càng sớm cang tốt, kiên trì cho đến khi nạn
nhân tự thở được. Thông thường làm trong khoảng 40
– 60 phút, nếu không hiệu quả thì dừng lại.
- Làm đúng nguyên tắc, lực đủ mạnh, giữ nhịp độ đều
đặn mới thực sự hiệu quả.
- Làm tại chỗ thông thoáng, nhưng cũng không được
làm tại chỗ giá lạnh.
- Không được làm hô hấp nhân tạo cho người bị

nhiễm độc hóa học, bị sức ép, bị thương ở ngực, gãy
xương sườn và tổn thương cột sống.
- Tuyệt đối không chuyển người bị ngạt về các tuyến
sau, khi nạn nhân chưa tự thở được.

HOẠT ĐỘNG 4: Kĩ thuật chuyển thương.
1. Mang vác bằng tay
Mang vác bằng tay thường do một người làm, vì vậy
không đi xa được, có thể vận dụng một số kĩ thuật
sau:
-

Bế nạn nhân.

-

Cõng trên lưng, đơn giản hơn.

-

Dìu: áp dụng với người bị thương nhẹ.

-

Vác trên vai.

2. Chuyển nạn nhân bằng cáng
Đây là cách phổ biến và đảm bảo an toàn nhất
a) Các loại cáng: có nhiều loại khác nhau như:
- Cáng bạt khiêng tay.

- Cáng võng đay, võng bạt.
- Cáng tre hình thuyền.
b) Kĩ thuật cáng thương:
- Đặt nạn nhân lên cáng (hai người làm): Đặt cáng

Giáo viên dạy : Nguyễn Văn Giới

23

Năm học : 2014 - 2015


Trường THPT Tây trà

Giáo án quốc phòng 11
bên cạnh nạn nhân, hai người quỳ bên cạnh người bị
thương đối diện với cáng, luồn tay dưới nạn nhân.
Một người đỡ gáy và lưng, một người đỡ thắt lưng và
nếp khoeo cùng nhấc từ từ đặt lên cáng.
- Luồn đòn cáng và buộc dây cáng (nếu là cáng cánh
võng).
- Đối với người bị gãy xương đùi, tổn thương cột
sống, phải đặt một khung tre vào trong cáng võng,
chiều dài khung tùy theo xương gãy.
- Kĩ thuật cáng thương:
+ Mỗi người cáng cần có một cây gậy dài 140 –
150cm, có chạc ở giữa để đỡ đòn cáng khi cần nghỉ
hoặc đổi vai.
+ Khi cáng trên đường bằng, hai người không đi đều
bước vì cáng sẽ lắc lư, phải giữ tốc độ đều nhau,

người đi trước báo cho người đi sau những chỗ khó đi
để tránh.
+ Khi cáng trên đường dốc, phải cố giữ cho đòn cáng
thăng bằng, lên dốc để đầu đi trước, xuống dốc để
đầu đi sau.

HOẠT ĐỘNG 5: Tổng kết
- Giáo viên tổng kết bài.

HS lắng nghe.

- Hệ thống lại nội dung trọng tâm.

- Nhận xét tiết học.

- Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi trong SGK.

- thu dọn vật chất và làm
thủ tục xuống lớp.

- Hướng dẫn học sinh xem trước nội dung của bài.

Giáo viên dạy : Nguyễn Văn Giới

24

Năm học : 2014 - 2015


Trường THPT Tây trà


Giáo án quốc phòng 11

BÀI 7: KĨ THUẬT CẤP CỨU VÀ CHUYỂN THƯƠNG
TIẾT 35: LUYỆN TẬP: CÁC BIỆN PHÁP CẦM MÁU TẠM THỜI
I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức:
Nắm được mục đích, nguyên tắc và phân biệt các loại chảy máu.
2. Về kĩ năng:
Thực hiện được các động biện pháp cầm máu tạm thời.
3. Về thái độ:
Nghiêm túc trong quá tình tập luyện, tự giác, có ý thức bảo vệ đồ dùng học tập.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Chuẩn bị băng, gạc luyện tập, trang phục của GV và HS theo đúng yêu cầu.
- Chuẩn bị tranh, ảnh về cầm máu tạm thời.
- Giáo án đã thông qua và phê duyệt.
2. Học sinh:
- Chuẩn bị băng, gạc luyện tập.
- Sách, vở ghi đầy đủ.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Tổ chức lớp học:
- Làm thủ tục thao trường gồm: tập trung lớp học, kiểm tra sĩ số, cơ sở vật chất bảo đảm phục vụ
cho học tập, trang phục của học sinh, phổ biến nội quy ở thao trường đối với từng bài tập (đi lại, vệ sinh,
sẵn sàng chiến đấu).
- Làm thủ tục huấn luyện: Tên bài, mục đích, yêu cầu, nội dung trọng tâm, thời gian, tổ chức,
phương pháp.
2. Tổ chức các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG 1: Tổ chức luyện tập
Hoạt động của GV


Hoạt động của HS

Nội dung

- GV phổ biến kế - HS tập luyện theo - Nội dung: Các biện pháp cầm máu tạm thời: Ấn động
hoạch tập luyện, chia tổ của mình.
mạch; gấp chi tối da; băng ép; băng nút; băng chèn; ga
tổ tập luyện.
rô.
- Quá trình tập luyện
- Tổ chức và phương pháp: Chia lớp thành 4 nhóm (tổ)
theo dõi sửa sai và - Tổ trưởng theo tập luân phiên các nội dung trên. Tổ trưởng phụ trách

Giáo viên dạy : Nguyễn Văn Giới

25

Năm học : 2014 - 2015


×