Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

SKKN giup hoc sinh lop 1 nhận biết và phát âm đúng (HUYỆN)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (611.68 KB, 29 trang )

Kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 nhận biết và phát âm đúng các âm – vần

MỤC LỤC
Đề mục
A. Phần mở đầu
I. Lời mở đầu
II. Lý do chọn đề tài
III. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
IV. Đối tượng nghiên cứu
V. Phạm vi nghiên cứu
VI. Phương pháp nghiên cứu
B. Phần nội dung
Chương I: Những cơ sở khoa học của đề tài.
I. Cơ sở lý luận
II. Cơ sở thực tiễn
Chương II: Thực trạng và nguyên nhân
I. Thực trạng
II. Nguyên nhân
Chương III: Biện pháp thực hiện
Chương IV:Thực nghiệm sư phạm
I. Giáo án
II. Kết quả áp dụng
C. Phần kết luận
D. Bài học kinh nghiệm
Thư mục tài liệu tham khảo

Trang
2-3
2
2
2


3
3
3
4 - 23
4
4
4
5
5
5
6 - 13
14 - 23
14 - 23
23 - 24
25
26 - 27
28

A.PHẦN MỞ ĐẦU
I. LỜI MỞ ĐẦU
Trong xã hội loài người, dưới ảnh hưởng của giáo dục, một phẩm chất
tâm lý quan trọng của con người được phát triển và hoàn thiện, đó là khả năng
nghe được tiếng nói, phân biệt và nhận ra các âm thanh ngôn ngữ và sử dụng nói
làm hình thức giao tiếp. Chính vì vậy, giáo dục ngôn ngữ cho học sinh trên bình
diện ngữ âm là một mặt của việc phát triển năng lực ngôn ngữ cho các em. Công
Giáo viên: Hồ Thị Hà

1



Kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 nhận biết và phát âm đúng các âm – vần
việc này được bắt đầu bằng việc rèn luyện cho học sinh nhận biết và phát âm
đúng các âm, vần trong môn Tiếng Việt, đây là nền tảng tạo nên khả năng đọc,
viết chính xác trong suốt quá trình học vần của trẻ, đặc biệt là đối với lớp đầu
cấp ở bậc Tiểu học.
II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Từ khi được về giảng dạy ở Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám, xã Iapiơr,
huyện ChưPrông, tỉnh Gia Lai. Qua nhiều năm được trực tiếp giảng dạy lớp 1
đến nay, tôi nhận thấy những em học sinh ở đây khả năng nhận biết và phát âm
âm - vần trong phân môn Học vần còn rất nhiều hạn chế, dẫn đến kĩ năng đọc
của các em yếu, chất lượng môn Tiếng Việt cuối năm thấp, nhiều em không biết
đọc. Điều này ảnh hưởng rất nhiều về chất lượng học tập của các em trong một
quá trình học ở tiểu học và các cấp học sau này.
Tôi rất trăn trở và suy nghĩ nhiều để làm sao học sinh có thể nhận biết và phát
âm chính xác âm- vần. Chính vì vậy tôi đi sâu vào nghiên cứu những biện pháp
giúp học sinh lớp 1 nhận biết và phát âm đúng các âm, vần để giúp toàn bộ học
sinh trong lớp mình có thể nhận biết, phân biệt về hình dáng, cấu tạo âm vần, để
nâng cao hiệu quả dạy học môn Tiếng Việt ở lớp 1.
III. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu để nắm bắt mức độ về nhận biết và phát âm âm - vần ở học sinh
lớp 1 Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám.
- Nghiên cứu nội dung chương trình phân môn Học vần ở lớp 1.
- Đưa ra các biện pháp, kinh nghiệm giúp học sinh nhận biết và phát âm đúng
các âm vần.
IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
- Vấn đề về nhận biết và phát âm âm - vần của học sinh lớp 1.
V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
- Nghiên cứu và áp dụng đối với học sinh lớp 1a1, năm học 2013 - 2014.
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Giáo viên: Hồ Thị Hà


2


Kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 nhận biết và phát âm đúng các âm – vần
Để thực hiện nội dung của đề tài, tôi đã sử dụng một số phương pháp cơ bản
sau:
- Tổng hợp lý luận thông qua các tài liệu, sách giáo khoa và thực tiễn dạy học
của lớp 1A1 - Khối 1 - Trường TH Hoàng Hoa Thám.
- Đánh giá quy trình dạy Tiếng Việt, Phân môn Học Vần từ những năm trước và
những năm gần đây.
- Tiến hành khảo sát chất lượng học sinh.
- Đúc rút kinh nghiệm qua quá trình nghiên cứu.

B. PHẦN NỘI DUNG
Chương I: Những cơ sở khoa học của đề tài
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Nhận biết và phát âm là một khâu quan trọng trong việc dạy học tiếng, dạy học
chữ. Việc dạy âm - vần phải dựa trên những nguyên tắc dạy học Tiếng Việt đặc
thù ở Tiểu học; phát triển lời nói, phát triển tư duy, và tính đến đặc điểm (tâm
sinh lý và ngôn ngữ) của học sinh.
Giáo viên: Hồ Thị Hà

3


Kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 nhận biết và phát âm đúng các âm – vần
Ngoài ra do đặc trưng riêng về nội dung dạy học và đặc điểm tâm sinh lý,
nhận thức của học sinh trong dạy học Học vần cần đặc biệt chú ý tới nguyên tắc
trực quan.

II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Ở những vùng điều kiện thuận lợi thì hầu hết học sinh lớp 1 đã biết nghe, nói
tương đối thành thạo Tiếng Việt từ trước khi đi học. Còn ở nơi tôi đang công tác
thì vốn kiến thức ban đầu về Tiếng Việt của các em còn hạn chế. Tuy nhiên qua
những năm giảng dạy thì tôi rút ra được rằng, để dạy âm - vần có hiệu quả thì
bản thân tôi luôn chú ý đến việc phát triển lời nói, phát triển tư duy và chú ý đến
đặc điểm tâm sinh lý và ngôn ngữ của học sinh. Ngoài ra giáo viên cần chú ý sử
dụng thường xuyên các phương tiện trực quan để cụ thể hóa nội dung dạy học
và tăng cường tính hấp dẫn của giờ học. Luôn tạo tâm thế học tập, trò chơi học
tập và nề nếp lớp học giúp các em học tốt, đạt hiệu quả chất lượng cao.

Chương II: THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN
I. THỰC TRẠNG
Giai đoạn chuẩn bị cho những ngày đi học đầu tiên, trước khi vào dạy tôi có
một tuần để tìm hiểu học sinh, qua đó tôi đã điều tra luôn về mức độ nhận biết
âm - vần của học sinh. Qua thực tế tôi được phân công lớp 1A1 với 32 em.
Trong đó số học sinh người dân tộc thiểu số là 17 em, bao gồm dân tộc Kinh,
dao, Mường, Nùng, Tày. Có những em chưa qua mẫu giáo và nhiều em đã qua
Giáo viên: Hồ Thị Hà

4


Kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 nhận biết và phát âm đúng các âm – vần
mẫu giáo nhưng quên hết âm, chữ cái.
Trong quá trình trực tiếp giảng dạy tôi đã áp dụng các nguyên tắc và những
biện pháp giúp học sinh nhận diện và phát âm đúng các âm - vần. Bản thân đã
khảo sát thực tế thì cho thấy tỉ lệ học sinh nhận biết âm - vần còn thấp. Số học
sinh dân tộc thiểu số các em phát âm chưa chuẩn, thậm chí các em còn hạn chế
về ngôn ngữ nói tiếng Việt nên chất lượng chưa cao.

II. NGUYÊN NHÂN
Những kết quả chưa cao là do một số nguyên nhân sau:
- Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám là một ngôi trường vùng sâu, vùng xa. Địa
bàn dân cư phức tạp, nhiều thành phần dân tộc khác nhau.
- Nhiều gia đình miền Bắc còn ảnh hưởng phương ngữ, phát âm sai âm n/l, s/x...
- Hoàn cảnh kinh tế gia đình nhiều em còn khó khăn. Nhiều phụ huynh chưa
thực sự quan tâm đến công việc học tập của con em mình.
- Các em còn nói tiếng mẹ đẻ, ảnh hưởng nhiều bởi phương ngữ địa phương.
- Về nhà phụ huynh không kèm cặp, giao phó hết cho giáo viên. Ít nói tiếng phổ
thông để giao tiếp với con em mình dẫn đến các em còn hạn chế về mặt ngôn
ngữ.
- Khả năng so sánh, nhận xét của các em còn kém.
- Học sinh nhút nhát, mất trật tự, chưa vào khuôn khổ.

Chương III: BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Vấn đề giáo dục ngôn ngữ cho học sinh ngay từ bước đầu tiên của ngưỡng
Tiểu học, đặc biệt là lớp đầu cấp và bước đầu không thể thiếu được trong phân
môn Tiếng Việt. Tiếng Việt không phải là thực tế nhất dạng mà luôn biến đổi
uyển chuyển với những sắc thái địa phương khác nhau. Trong nội tại trường,
phương ngữ lại tồn tại những thể ngữ rất phức tạp và đa dạng, phải có sự thống
nhất trên toàn quốc là tất yếu. Bất cứ ở phương diện nào, theo tôi nghĩ muốn có
Giáo viên: Hồ Thị Hà

5


Kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 nhận biết và phát âm đúng các âm – vần
kết quả của việc nhận biết và phát âm đúng các âm, vần có hiệu quả thì trước hết
chúng ta cần phải có:
1. Nề nếp học tập tốt:

- Nề nếp học tập tốt là yếu tố quyết định không thể thiếu được với bất cứ một
tiết học nào. Vì vậy tôi xây dựng nề nếp học tập.
- Sắp xếp chỗ ngồi hợp lý, qua thực tế ở lớp tôi đã nắm được khả năng tiếp thu
của từng em, tính cá biệt của từng em để có sự phân phối xen kẽ những em khá,
giỏi và yếu hoặc trung bình nhằm giúp cho những em có thể học theo bạn hoặc
lặp lại câu nói, học theo các bạn khá, giỏi mạnh dạn hơn.
- Hướng dẫn học sinh cách kê xếp bàn ghế, tư thế ngồi học, bố trí cách ngồi học
từng tiết cho hợp lý để tạo điều kiện dễ dàng trong quá trình thực hiện các trò
chơi học tập. Hướng dẫn cho các em khá, giỏi nhanh nhẹn biết giúp cô phân
phát đồ dùng học tập cho tiết học.
2. Tạo tâm thế và gây hứng thú cho học sinh vào giờ học:
Phần lớn học sinh trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám và đặc biệt là học sinh
lớp 1 tôi phụ trách các em đều là con em có hoàn cảnh khó khăn và có rất nhiều
em là chưa qua các lớp học mầm non, do đó việc tiếp xúc với môi trường học
tập của các em e thẹn, rụt rè, nhút nhát. Chính vì thế , để tạo không khí giờ học
thêm sôi nổi tiết học nào tôi cũng có sự nghiên cứu bài trước để chuẩn bị đồ
dùng dạy học cho cô và trò với màu sắc hấp dẫn, phù hợp nhằm lôi cuốn sự chú
ý của học sinh, thường xuyên thay đổi cách chơi, đồ chơi cho mỗi tiết học không
lặp lại những trò chơi, dễ làm cho học sinh nhàm chán, tìm lời giới thiệu hay hấp
dẫn, tìm tòi những câu đố hoặc dẫn dắt, tập trung học sinh vào sự hưng phấn
giúp trẻ dễ dàng tiếp thu kiến thức. Qua đó rèn cho học sinh tính mạnh dạn khi
trả lời trước cô, trước lớp, trước tập thể giúp các em nói rõ ràng mạch lạc và tự
nhiên hơn.
3. Sử dụng các phương tiện trực quan:
Do đặc điểm sinh lý lứa tuổi, nhận thức của học sinh lớp 1 thiên về cụ thể
Giáo viên: Hồ Thị Hà

6



Kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 nhận biết và phát âm đúng các âm – vần
nên muốn hoạt động dạy học âm - vần đạt kết quả tốt, giáo viên cần chú ý sử
dụng thường xuyên các phương tiện trực quan để cụ thể hóa nội dung dạy học
và tăng cường tính hấp dẫn của giờ học. Hình thức trực quan trong dạy âm - vần
là tranh ảnh, mô hình, vật thật. Cũng có thể là lời nói như chữ mẫu, câu nói mẫu,
giọng đọc mẫu của giáo viên.
Ví dụ: Khi dạy bài vần “ia”, giáo viên có thể sử dụng vật thật là cây tía tô
giới thiệu trực tiếp tới học sinh. Các em sẽ dễ dàng quan sát hình dáng, màu sắc
thực tế của lá tía tô như thế nào. Từ đó các em nhớ lâu, có thể nhận biết cây, lá
tía tô một cách nhanh và đúng.
Hoặc khi giải nghĩa từ “ngã tư” trong phân môn Học vần- Bài 25 : ng ngh, giáo viên thay vì giải thích bằng miệng không thì giáo viên cần giải thích
kèm theo tranh vẽ ngã tư, như vậy học sinh dễ hiểu hơn.
4. Phát huy tác dụng của một số trò chơi với chữ cái ghép âm thành vần:
Đi vào từng tiết học của bộ môn Tiếng Việt ở lớp 1, tôi đã miệt mài nghiên
cứu, lựa chọn các trò chơi đưa vào cho phù hợp với từng loại tiết sao cho đảm
bảo giữa động và tĩnh.
- Thông qua những tiết thao giảng, thực giảng, dự các chuyên đề ở
trường, tìm hiểu ở đồng nghiệp giảng dạy nhiều năm, nghiên cứu các sách dạy
môn Tiếng Việt và các bài giáo án trên mạng đã giúp cho tôi học tập cái hay và
những kinh nghiệm bổ ích về cách tổ chức tiết học, tổ chức các trò chơi, đúc kết
những kinh nghiệm về thực hiện thực tế ở lớp nhằm phát huy hơn nữa tác dụng
và hiệu quả đạt được qua một số trò chơi:
Ví dụ:
* Qua bài dạy vần “eo, ao” giáo viên có thể cho học sinh chơi trò chơi “
Sắp xếp chữ theo nhóm”
- Giáo viên chuẩn bị bảng lớp làm 3 phần bằng nhau theo chiều dọc. Phân loại
được các từ ngữ cùng có chung một vần và ghi các từ ngữ đó vào bảng của đội
mình.
Giáo viên: Hồ Thị Hà


7


Kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 nhận biết và phát âm đúng các âm – vần
Tổ chức chơi:
+ Chia lớp thành 3 đội. Cả lớp hát một bài hát quen thuộc
+ Giáo viên nêu yêu cầu 1 của trò chơi: viết các từ có vần eo và vần ao. Học
sinh các đội thay nhau từng em lên bảng viết từ vào đúng phần bảng dành cho
đội mình. Mỗi em chỉ được viết 1 từ, tiếng. Hết thời gian quy định, cả lớp tính
số từ, tiếng chính xác các đội viết được trên bảng.
+ Giáo viên nêu yêu cầu tiếp của trò chơi: xếp các từ ngữ trên theo nhóm vần.
Theo hiệu lệnh của giáo viên, các nhóm bàn bạc và ghi vào bảng con. Mỗi bảng
ghi các từ của một vần. Hết thời gian quy định, giáo viên cho các đội tính số từ
chính xác các đội ghi được, nhận xét và tuyên dương.
- Qua các bài học vần tiếp, giáo viên có thể áp dụng trò chơi này hoặc trò chơi
nhận diện, tìm tiếng có vần vừa học theo hình thức thi đua tiếp sức.
* Qua bài dạy âm “o, c” hoặc vần “ it, eo’’ cho các em chơi tập làm tiếng
kêu của các con vật như : Mèo kêu “meo meo”, chuột kêu “chít chít”, gà gáy “ò
ó o”, luyện phát âm cho học sinh cá nhân, đồng thanh.
- Qua trò chơi tất cả các em được tham gia thực hiện, nội dung yêu cầu của
cuộc chơi, biết cách chơi, tìm được những tiếng có vần đã học đọc chính xác.
* Qua bài dạy âm “r, s” có thể tổ chức cho học sinh chơi trò gọi tên đồ vật,
con vật.
Cô đặt trên bàn nhiều đồ chơi và tên gọi các đồ chơi có âm “r, s” như “con rắn,
con rùa, cá rô, cái rổ, củ sắn, chữ số, vé số, ” cho học sinh gọi tên các đồ chơi
trên bàn có mang âm “r, s”.
- Trò chơi này giúp học sinh phát âm đúng các từ có âm “r, s” và ghi nhớ trong
đầu.
* Qua bài dạy âm “m, n” hoặc “l, h” khi đọc, phát âm rất dễ bị sai nên sau tiết
học cho học sinh chơi trò “ chuyền bóng ”.

- Giáo viên phổ biến cách chơi: Khi quả bóng chuyền đi, các em phải nói to,
chính xác một trong hai từ “con hổ,” “lá đa” dần dần đặt ra yêu cầu ở mức độ
Giáo viên: Hồ Thị Hà

8


Kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 nhận biết và phát âm đúng các âm – vần
cao hơn, các em có thể đọc một từ bất kỳ (trong từ này có âm “l, h” hoặc âm m,
n): cái nấm, lá mía, tu hú, lá hẹ….
* Qua bài dạy vần “ôm, ơm” tôi sẽ cho học sinh chơi trò chơi đoàn tàu
hoả ( xe lửa ). Tôi đã chuẩn bị hai biển số vòng tròn bằng giấy bìa cứng có ghi
các vần “ôm, ơm” tôi giới thiệu cho các em hai biển số của hai đoàn tàu, phân
bố từng đoàn tàu đậu ở ga để hành khách(các em) biết. Phân bố chỗ chơi, phổ
biến cách chơi cụ thể để các em dễ dàng nhận ra cách chơi và gia nhập trò chơi
tốt hơn.
Ai sẽ là người lái đoàn tàu “ ôm , ơm ”. Tôi mời hai em làm bác lái tàu, phân
bố từng tàu đậu ở ga để hành khách (các em chơi) biết : Bằng hình thức giới
thiệu của cô: Hôm nay cô sẽ cho các em đi mua hàng ở tỉnh xa, nếu em nào mua
vé tàu “ôm ” là đi mua hàng ở Gia Lai, em nào mua vé tàu “ơm” là đi mua hàng
ở Đăk Lăk.
Muốn đi tàu nào hành khách chọn cho mình một vé mang vần “ôm, ơm ” mà
em thích. Giáo viên là người quản lý thông báo tàu “ôm”, “ơm ” ở các vé giáo
viên ghi sẵn các tên hàng cần mua như: nấm rơm, cơm nếp, rau thơm, chôm
chôm, con tôm, bánh cốm tàu sắp chuyển bánh, mời hành khách chuẩn bị hành
lý ( giáo viểm kiểm tra vé xem các em đã đi đúng tàu của mình chưa, hỏi các em
, đây là đoàn tàu biển số gì ? Hoặc em mua vé tàu nào ?). Từ đó giúp các em
nhận biết vần đã chọn và phát âm đúng những tiếng có mang vần “ôm, ơm ”
khi các em trả lời giáo viên. Sau mỗi lần chơi cho các em đổi vé để gây sự chú ý
và ghi nhớ các âm đã học thông qua việc chọn tàu. Đặc biệt bác lái tàu phải cầm

vô lăng quay biển số tàu về các bạn, sao cho tất cả các em đều nhận ra đoàn tàu
đó.
Qua trò chơi giúp các em hiểu cách chơi, rõ ràng, xác định được vị trí của hai
đoàn tàu và biết cách lựa chọn âm hoặc vần thích hợp (tuỳ theo từng bài học)
không chọn những âm vần mà giáo viên chuẩn bị mà không có tàu, phiên định
vị của từng tàu, tránh sự lộn xộn khi di chuyển, giúp các em chơi đạt kết quả và
Giáo viên: Hồ Thị Hà

9


Kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 nhận biết và phát âm đúng các âm – vần
trật tự trong quá trình chơi.
* Thực hiện thêm một trò chơi mới : “Đi chợ”.
a) Qua trò chơi nhằm giúp học sinh nhận biết, phát âm đúng vần đã
học. Nhận biết các âm qua từ , đồ vật.
b) Chuẩn bị: Một số loại quả, hoa, rau thật (đồ vật cắt bằng bìa hoặc vẽ
có dán chữ, âm, vần đang học có chứa trong từ đồ vật )
Ví dụ: Quả na ( âm n), quả mận (âm m), rau muống (vần uông), quả ớt ( vần
ơt).
c) Cách chơi: Giáo viên là người đi chợ xách giỏ hoặc bưng rổ.
- Học sinh là người bán hàng rau quả.
- Giáo viên vừa đi vừa đọc :“ Đi chợ, đi chợ”.
- Học sinh hỏi :“ Mua gì ? Mua gì ?”
Ví dụ:
Giáo viên nói “ Tôi thích mua quả có âm n hoặc quả có vần ân, ” thì các
em học sinh mang những quả có âm và vần cô vừa nói đến.
Giáo viên đố các em: Cô mua chữ n là quả gì ? Cô mua vần ân là quả
gì ?
Giáo viên sẽ mua hết số hoa, quả, rau đã chuẩn bị hoặc cho các em học sinh làm

người đi chợ mua.
Thực tế qua trò chơi này, các em rất thích chơi. Vì đồ dùng cho trẻ rất
gần gũi, phong phú, màu sắc đẹp gần giống thật. Các em rất thích làm người bán
hàng và người đi chợ để làm người lớn. Qua đọc từ của đồ vật, âm vần chứa
trong các từ giúp trẻ em phát triển ngôn ngữ, vốn từ, củng cố nhận biết âm vần
trong trò chơi.
Trong các tiết học tôi luôn đưa các trò chơi cho phù hợp và thay đổi hình
thức chơi để các em khỏi nhàm chán, thích thú hơn khi học môn Tiếng Việt .
5. So sánh sự giống nhau và khác nhau về cấu tạo âm, vần:
Nhằm giúp các em nhận biết một số âm, vần giống nhau về cấu tạo.
Giáo viên: Hồ Thị Hà

10


Kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 nhận biết và phát âm đúng các âm – vần
Ví dụ: Các con chữ: p, q, d, b; u, ư; e, ê; m, n ;
Ngoài ra cho các em quan sát, nhận xét một số điểm giống nhau và khác nhau.
Để giúp các em phân biệt dễ dàng hơn khi học đến âm nào tôi vận dụng những
phế liệu như: vỏ bao thuốc cứng tôi cắt chữ theo những nét rời. Ví dụ : âm b, d,
đ gồm một nan giấy dài thẳng, một nan cong trái hoặc nan cong phải, một nan
ngang nhỏ rồi cho học sinh chọn những nan giấy rời của cô cắt sẵn để xếp thành
chữ. Khi xếp, các em đọc âm mà các em vừa xếp, các em lựa chọn và xác định
vị trí của từng nét tạo nên chữ, giúp các em có sự phân biệt rõ ràng hơn về dấu
hiệu khác nhau và giống nhau giữa các cặp chữ giúp các em có sự ghi nhớ vần
có chủ định.
6. Từ đó tạo nên sự kết hợp hài hoà giữa gia đình và nhà trường:
Không những như vậy muốn cho học sinh có thể nhận biết và phát âm đúng
các âm, vần đã học, chúng tôi yêu cầu phụ huynh mỗi em có sẵn một cuốn vở để
giáo viên giúp các em ôn các kiến thức ở lớp vào lúc cần thiết về việc tập viết

thêm về các âm ,vần, tiếng ,từ đã học ở lớp mỗi ngày. Sau đó các em mang về
nhà để phụ huynh theo dõi, biết và hướng dẫn con em mình đọc đúng, viết đúng
( dành thời gian buổi tối 20 phút ) để kiểm tra, nhận xét bài viết của các em để
phụ huynh có thể uốn nắn kịp thời những bài học con mình chưa đọc đúng, viết
đúng ở lớp.
7. Củng cố kiến thức thông qua hoạt động tự chọn, vui chơi ngoại khóa:
Cho các em xếp âm, vần, từ đã học trong bảng ghép Tiếng Việt biểu diễn
(mỗi học sinh đều có một bộ từ đầu năm). Cho các em ghép các nét rời thành âm
đã học, luyện cho các em đọc trong bảng con nhiều lần theo yêu cầu của giáo
viên là đọc đúng các âm, vần đã viết. Từ đó, nâng cao dần ở mức độ cao hơn
là : Cô đọc để các em viết.
Ví dụ : Cho học sinh viết chữ “d ” giáo viên nêu câu hỏi chữ “d ” gồm
mấy nét ? (một nét cong hở phải và một nét móc ngược).
Giáo viên: Hồ Thị Hà

11


Kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 nhận biết và phát âm đúng các âm – vần
Hoặc khi viết vần “an” tôi hỏi học sinh vần “an” gồm mấy con chữ nối lại ?
Sau khi viết xong cho các em nhìn và đọc đúng âm hoặc vần mình đã viết.
Giáo viên động viên, khuyến khích các em viết đẹp hơn và đúng hơn.
8. Hướng dẫn học sinh thực hiện phiếu học tập (phiếu tập tô):
Ngoài việc tiến hành luyện viết ở mỗi tiết học về âm, vần, tiếng, từ đã học
tôi đã lựa chọn và đưa ra nội dung tập tô phiếu học tập vào những thời gian
rãnh.
Chẳng hạn : Cứ đến tiết ôn tập về âm, tôi phát cho mỗi học sinh một phiếu
học tập có vẽ một số hình vẽ về con bò, con hổ, con ếch, hộp bánh, cái cân….
Tuỳ theo nội dung của tiết ôn tập có các từ vừa ôn và hướng dẫn học sinh nhìn
vào hình vẽ (trong phiếu) để đọc tên các từ hoặc âm, vần đã học trong bài ôn

hôm nay và giáo viên yêu cầu học sinh tô màu vào hình vẽ đó (hoặc gạch chân
dưới hình vẽ mang âm, vần vừa ôn), (áp dụng đối với những bài vào cuối học kỳ
I).
Ví dụ : Hôm nay các em đã ôn một số vần có âm “c” đứng ở cuối vần, cô
phát cho mỗi em một phiếu có vẽ hình mang các vần đã ôn và một số hình có
vần chưa ôn và nêu yêu cầu: Em nào tô màu, gạch chân đúng những hình vẽ có
vần chưa ôn và đọc đúng các từ đó thì sẽ được cô tuyên dương (hình vẽ ở mỗi
phiếu là hình vẽ có con vạc, cần trục, cá lóc, cái cân, con ếch, hộp bánh) .
9. Hình thức giúp đỡ học sinh yếu
Đối với học sinh khó khăn trong đọc và viết Tiếng Việt, giáo viên cần kiên
trì, quan tâm gần gũi giúp đỡ hướng dẫn các em đọc tiếng, từ khó sau đó mới
viết vào bảng con, đọc lại nhiều lần rồi mới viết vào vở tập viết, vở ô li. Có như
thế các em sẽ nhớ được mặt chữ để viết bài từ dễ đến khó với tốc độ nhanh dần.
- Khuyến khích kịp thời những em có cố gắng trong việc đọc tốt, nhận diện các
âm vần tốt bằng nhiều hình thức như thưởng vở, bút, màu…,tuyên dương trước
lớp, trước toàn trường. Những em chưa tiến bộ các bạn trong tổ, trong lớp giúp
đỡ thêm.
Giáo viên: Hồ Thị Hà

12


Kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 nhận biết và phát âm đúng các âm – vần
- Tổ chức đôi bạn cùng tiến để những học sinh khá giỏi hơn giúp đỡ bạn học đọc
và nhớ các âm vần hay quên.
- Thường xuyên có kế hoạch phụ đạo với thời gian thêm riêng, giúp học sinh
nhận diện và nhớ lâu bảng chữ cái, sau đó tiến hành ghép âm vần từ đơn giản
đến khó.
- Chủ động liên hệ với gia đình để phụ huynh kèm cặp học sinh sau những giờ
lên lớp.


Chương IV: Thực nghiệm sư phạm
I. GIÁO ÁN: ( Áp dụng tăng cường Tiếng Việt cho học sinh )
 Phân môn: Học vần
Bài 13 :

n-m

I/ Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Đọc được: n, m, nơ, me
Ca nô bó mạ
Giáo viên: Hồ Thị Hà

13


Kinh nghim giỳp hc sinh lp 1 nhn bit v phỏt õm ỳng cỏc õm vn
Bũ bờ cú c - bũ bờ no nờ.
- Vit c: ch n. m, n, m
- Luyn núi t 2-3 cõu theo ch b m, ba mỏ.
2. K nng:
- Cú t th c ỳng: Ngi (hoc ng) thng lng; sỏch v m rng trờn mt
bn (hoc trờn hai tay. Gi khong cỏch gia mt vi sỏch, v khong 25cm.
- Bit ghộp õm, to ting, rốn vit ỳng mu, u nột, p. Phỏt trin li núi t
nhiờn theo ch .
3. Thỏi :
- Yờu thớch n trng v ý thc c vic quan trng ca vic n trng.
* GD HS coự yự thửực trong hoùc taọp, t tin trong giao tip. Yờu quý v bo v cỏc
vt, con vt, tụn trng v yờu quý cha m.

II/ dựng dy hc ;
-B ch hc vn ; tranh minh ho sgk ; tranh m rng
III / Hot ng dy -hc :
PHNG PHP
1/ Kim tra bi c :(4)

NI DUNG

- Gi 2 hc sinh lờn bng c bi 12: i

- i, bi, a, cỏ, bi ve, ba lụ, bộ h cú v

-a

ụ li.

- 1HS lờn bng vit: bi
- Cho lp vit bng con: cỏ
- GV cựng HS nhn xột, chnh sa.
- GV nhn xột, tuyờn dng.
- GV nhn xột chung phn KTBC.
2/ Bi mi :
2.1/ Gii thiu bi:
- Giỏo viờn gn tranh trong sỏch giỏo
Giỏo viờn: H Th H

14


Kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 nhận biết và phát âm đúng các âm – vần

khoa lên bảng.
- Hãy quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
+ Tranh 1: ? Trong tranh vẽ gì?
- Giáo viên nói đồng thời viết bảng: Từ

- Tranh vẽ chị đang cài nơ cho bé.

“cài nơ” có tiếng nơ.
+ Tranh 2: ? Bức tranh vẽ quả gì?
- Giáo viên nói đồng thời viết bảng: Từ

- Bức tranh vẽ quả me.

“quả me” có tiếng me.
- Chỉ tiếng “nơ” và tiếng “me” hỏi:
? Trong tiếng “ nơ” và tiếng “me’ có
âm nào đã học rồi?

- Có âm ơ và âm e đã học rồi.

- Giáo viên giới thiệu: Hôm nay chúng
ta sẽ học âm: mờ, nơ và chữ m - n.
- GV ghi đề bài, HS nhắc lại đồng
Bài 13 : n – m

thanh.
2.2/ Giảng bài:
Hoạt động 1: Nhận diện chữ và tiếng
chứa chữ mới
a. Nhận diện chữ n

-Viết chữ n lên bảng.

- n

- GV đọc mẫu ( lưỡi cong lên, miệng
mở vừa phải.)

- (nờ)

- Học sinh đọc cá nhân, bàn, lớp.
- GV theo dõi chỉnh sửa lỗi phát âm
cho HS
? Có âm n thêm âm ơ đứng sau âm n ta
được tiếng gì?

- Tiếng nơ

-Viết chữ nơ lên bảng.
Giáo viên: Hồ Thị Hà

15


Kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 nhận biết và phát âm đúng các âm – vần
- Chỉ tiếng nơ và cho hs tìm chữ mới
học.

- Đánh vần và nhận diện chữ n trong

-Theo dõi và cho hs đánh vần.


tiếng nơ

- Phân tích tiếng và cho học sinh đọc cá - ( n-ơ nơ)
nhân, tổ, lớp.
- GV theo dõi chỉnh sửa lỗi phát âm

- Tiếng nơ gồm n và ơ
n + ơ -> nơ

cho HS
- Giúp đỡ hs thêm
- Cho hs ghép chữ
- GV ghi từ khóa: nơ
- GV đọc mẫu, hs đọc cá nhân, bàn,

- (Cá nhân lần lượt ghép)

lớp.

- nơ

-Theo dõi và sửa lỗi phát âm cho hs
* chữ m
- Cho hs quan sát tranh sgk.

* chữ m

- Viết chữ m lên bảng.
- GV đọc mẫu, hs đọc cá nhân, bàn,


-m

lớp.
- GV theo dõi chỉnh sửa lỗi phát âm
cho HS
b. Nhận diện chữ m
-Viết chữ m lên bảng.
* Phát âm và đánh vần tiếng

- m

- Giáo viên đọc mẫu âm m (môi mím
bật hơi ra.)

- mờ

- Học sinh đọc cá nhân, bàn, lớp.
- GV theo dõi chỉnh sửa lỗi phát âm
cho học sinh.
Giáo viên: Hồ Thị Hà

16


Kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 nhận biết và phát âm đúng các âm – vần
? Có âm m muốn có tiếng me phải thêm
âm gì sau âm m?
-Viết chữ me lên bảng.


- Âm e.

- Chỉ tiếng me và cho hs tìm chữ mới
học.

- me

- Giáo viên đọc mẫu
- Phân tích tiếng và cho học sinh đọc cá
nhân, tổ, lớp.

- (mờ - e – me)

- GV theo dõi chỉnh sửa lỗi phát âm

- Tiếng me gồm m và e

cho học sinh.

m + e -> me

- GV viết từ khóa: me
- GV đọc mẫu, hs đọc cá nhân, bàn,
lớp.
* Đọc tổng hợp hai âm:
Hoạt động 2: So sánh 2 âm n và m
- Âm n và âm m có điểm gì giống và
khác nhau?

+ Giống: đều có nét móc xuôi và nét


- HS đọc đồng thanh, cá nhân.

móc hai đầu

Hoạt động 3: Trò chơi nhận diện

+ Khác: âm m có nhiều hơn một nét

- Hướng dẫn hs cách chơi: Nhặt ra từ

móc xuôi

một chiếc hộp do GV chuẩn bị trước
các tiếng, từ có chứa chữ n và m.

+ né, nô, nê, nổ… mô, mi, mê, mũ…

Nhóm nào nhặt được nhiều thì là nhóm
đó thắng cuộc.
- Thực hiện theo yêu cầu, số còn lại
theo dõi và nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương
- Cử HS đọc lại các tiếng, từ vừa tìm
Giáo viên: Hồ Thị Hà

17


Kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 nhận biết và phát âm đúng các âm – vần

được.
Tiết 2
Hoạt động 1: Tập viết vần mới và tiếng
khoá
* Chữ n, nơ
- Giáo viên đính mẫu

* Chữ n, nơ

? Con chữ n có mấy nét?
? Con chữ n cao mấy dòng li?

- Nét móc xuôi, nét móc hai đầu.

- GV nêu cấu tạo chữ n:

- Hai dòng li ( một đơn vị).
+ Cấu tạo: Cao 2 ô li; rộng 3 ô li
rưỡi; viết 2 nét: nét móc xuôi trái và

- GV viết mẫu và hướng dẫn quy trình

nét móc 2 đầu

viết chữ n và nơ.

- Quy trình:
+ Chữ n: Điểm đặt bút giữa ô li thứ
hai cô viết nét móc xuôi rê bút viết
nét móc hai đầu, điểm kết thúc nằm

dưới đường kẻ thứ hai.
+ Chữ nơ: Muốn viết chữ “nơ” cô
viết con chữ en - nờ lia bút cô viết

- Học sinh viết mẫu lên không

con chữ ơ sau con chữ en - nờ.

- Lưu ý: Nét nối giữa n và ơ.
- HS viết bảng con.
- Nhận xét bảng con, chỉnh sửa.

* Chữ m, me

* Chữ m, me
- Giáo viên đính mẫu:
- Con chữ m có 3 nét, hai nét móc
? Con chữ m có mấy nét? Cao mấy
Giáo viên: Hồ Thị Hà

xuôi, một nét móc hai đầu. Cao hai
18


Kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 nhận biết và phát âm đúng các âm – vần
dòng li?

dòng li.
- Cấu tạo: Cao 2 ô li; rộng 5 ô li; viết


- GV nêu cấu tạo chữ m:

3 nét: 2 nét móc xuôi trái và 1 nét
móc 2 đầu
- Quy trình:

- GV viết mẫu và hướng dẫn quy trình

+ Chữ m: Đặt bút dưới đường kẻ thứ

viết chữ m và me.

ba viết một nét móc xuôi, rê bút viết
nét móc xuôi, rê bút viết nét móc hai
đầu. Điểm kết thúc tại đường kể thứ
hai.
+ Chữ m: Muốn viết chữ “me”: đặt
bút dưới đường kể thư ba viết con
chữ m, rê bút viết con chữ e, điểm
kết thúc khi viết xong con cữ e.

- HS viết bảng con.
- Nhận xét bảng con, chỉnh sửa.
Hoạt động 2: Trò chơi viết đúng
+ Thời gian: 5 phút
- Chia hs lớp làm 3 nhóm

+ né, nô, nê, nổ… mô, mi, mê, mũ…

- Mời đại diện 3 nhóm lên nhặt phiếu

có các tiếng chứa âm m và n vừa học,
học sinh nối tiếp nhặt được tiếng nào
viết tiếng đó.
- Nhóm nào viết đẹp, viết đúng, nhóm
đó thắng cuộc.
- GV theo dõi, nhận xét, chỉnh sửa, ghi
điểm, tuyên dương.
Giáo viên: Hồ Thị Hà

19


Kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 nhận biết và phát âm đúng các âm – vần
- HS đọc đồng thanh các chữ vừa viết.
Hoạt động 3: Đọc tiếng, từ ứng dụng

no





- GV viết tiếng, từ ứng dụng lên bảng,

mo






HS đọc nhẩm.

Ca nô

bó mạ

- Gọi HS đọc, tìm tiếng có âm vừa học.
- Gọi HS gạch chân âm mới học.
- GV đọc mẫu, kết hợp giải nghĩa các
từ ứng dụng.
- HS luyện đọc các tiếng, từ ứng dụng.
- Đọc tổng hợp các tiếng, từ ứng dụng.
Tiết 3
Hoạt động 1: Luyện đọc trên bảng
- GV chỉ bảng, HS sinh đọc đồng thanh
nội dung tiết 1 + 2.
Hoạt động 2: Đọc câu ứng dụng.
- Cho HS quan sát tranh SGK trang 29;
hội thoại :
? Tranh vẽ gì?

- Tranh vẽ một đàn bò bê đang ăn cỏ.
- Bãi cỏ xanh tốt, bò bê ăn no.

? Bãi cỏ như thế nào?

“ Bò bê có cỏ, bò bê no nê ”

- Giáo viên giới thiệu câu ứng dụng:
- GV cho HS tìm ra tiếng có chứa âm

mới học, GV gạch chân tiếng đó.
- Hướng dẫn HS luyện đọc. Theo dõi
uốn nắn và chỉnh lỗi phát âm cho HS.
- HS đọc cá nhân, tổ, lớp.
Hoạt động 3: Luyện viết
- Giáo viên viết mẫu và nêu quy trình
Giáo viên: Hồ Thị Hà

20


Kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 nhận biết và phát âm đúng các âm – vần
viết như tiết 1.
- Lưu ý: Nối nét, vị trí dấu thanh,
khoảng cách con chữ.
- Chú ý tư thế viết đúng, cầm bút.
- Hướng dẫn cho HS viết vào vở tập
viết
- Theo dõi uốn nắn cho HS yếu.
- Cuối giời thu bài chấm và nhận xét.
Hoạt động 4 : Luyện nói
- GV cho học sinh hat bài “ Cả nhà

- Bố, mẹ và con cái trong gia đình.

thương nhau” .
? Bài “ Cả nhà thương nhau” nói đến
những ai?
- Vậy chủ đề luyện nói hôn nay là chủ
đề ba mẹ.

- Treo tranh cho HS quan sát tranh

- Một gia đình gồm có bố, mẹ và em

phần luyện nói SGK trang 29.

bé.

? Tranh vẽ gì?

-> Bố mẹ là người sinh thành ra các
em và nuôi dưỡng chúng ta nên

- GV chốt ý:

người.
- Cha mẹ, ba má, thầy bu, ba mẹ...

? Ở nhà, em nào có cách gọi khác về bố -> Từ ba má, ba mẹ, cha mẹ, thầy
mẹ mình?

bu... Đều có cùng một ý nghĩa là nói

- GV chốt:

về người sinh ra các em.
- Ba mẹ ẵm bé, âu yếm bé, nựng bé.

- Giáo viên chỉ tranh:
Giáo viên: Hồ Thị Hà


21


Kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 nhận biết và phát âm đúng các âm – vần
? Tranh vẽ ba mẹ em bé đang làm gì?
( Giáo viên hướng dẫn uốn nắn các em

- KL: Người yêu thương và lo lắng

nói thành câu)

cho em nhất đó là cha mẹ. Hình ảnh

- GV kết luận:

trong tranh cho ta thấy được tình
cảm rất yêu thương mà cha mẹ dành
cho em bé.
( Dự kiến các câu trả lời của học
sinh)

? Nhà em có bao nhiêu anh em?
? Em là con thứ mấy?
- GV nói: Qua hình ảnh ba mẹ yêu
thương em bé trong tranh. Các em hãy
kể về gia đình mình. Tình cảm của
mình đối với ba mẹ cho cả lớp nghe.

bố mẹ


ba má

( Giáo viên kết hợp giáo dục tư tưởng.)
- Đọc tên chủ đề và cho hs đọc:
IV/ Củng cố - dặn dò :
- Cho HS đọc bài trong sách giáo khoa.
- Giáo dục học sinh yêu thích Tiếng
Việt. Tự tin trong giao tiếp yêu quý và
bảo vệ các con vật.
- Về nhà đọc bài, luyện viết vào vở ô li.
- Chuẩn bị cho bài sau.
- Nhận xét tiết học.
* Với thực tế ở trường tôi, học sinh là người dân tộc thiểu số chiếm số nhiều,
nhiều thành phần dân tộc khác nhau nên vốn Tiếng Việt của các em còn hạn chế.
Được sự chỉ đạo của Ngành và Nhà trường tôi đã dạy tăng cường tiếng Việt và
Giáo viên: Hồ Thị Hà

22


Kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 nhận biết và phát âm đúng các âm – vần
lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho các em, sử dụng nhiều phương pháp trực
quan sinh động. Vì vậy tiết theo phân môn Tiếng Việt được chia làm 3 tiết,
trong đó tôi sử dụng các trò chơi học tập giúp các em hứng thú hơn trong học
tập, tạo sự ham học cho các em, và thừoi gian để các em lĩnh hội kiến thức một
cách tốt nhất.
II. KẾT QUẢ ÁP DỤNG:
Sau một thời gian nghiên cứu kể từ đầu tháng 9 của năm 2013 - 2014 đến
nay. Tôi nhận thấy đa số các em kể cả học sinh yếu đều có thể nhận biết và phát

âm đúng những âm, vần đã học từ đó đã hình thành được kỹ năng đọc, viết chữ
rất tốt ở một số học sinh giỏi và kết quả khảo sát như sau:
* Năm học 2013 -2014:
Xếp loại
Thời gian

Số học sinh

Nhận biết phát

Lớp 1a1

âm đúng

Viết chữ đúng

Đầu năm
28
45%
40%
Học kì 1
28
70%
65%
Cả năm
28
90%
87%
+ Trong đó có 1 em đạt giải 3 viết chữ đẹp cấp huyện.


Biết chơi trò
chơi
45%
65%
90%

* Năm học 2014 -2015:
- Áp dụng vào năm học 2014-2015 từ tháng 8 cho đến nay:
Xếp loại
Thời gian
Đầu năm

Số học sinh

Nhận biết

Lớp 1a1

phát âm

32

đúng
55%

Giáo viên: Hồ Thị Hà

Viết chữ

Biết chơi trò


đúng

chơi

50%

50%

23


Kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 nhận biết và phát âm đúng các âm – vần

C. PHẦN KẾT LUẬN
Với nhiều công sức và sự cố gắng của cô trò, cùng với sự hỗ trợ đắc lực phụ
huynh học sinh. Đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo của Ban giám hiệu trường TH
Hoàng Hoa Thám nói chung và các đồng chí trong tổ khối 1 nói riêng nên thời
gian qua khả năng nhận biết và phát âm của học sinh lớp 1A1 do tôi phụ trách
tiến bộ một cách rõ rệt và có những kết quả như đã nêu trên.

Đề xuất:
- Đối với ngành: Với đặc thù của trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám chúng tôi,
phần lớn học sinh là người dân tộc thiểu số, khả năng tiếp thu kiến thức còn gặp
rất nhiều hạn chế nên việc dạy học các môn học nói chung và môn Tiếng Việt
nói riêng còn gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì vậy điều mong mỏi lớn nhất của
mỗi giáo viên chúng tôi là được tham gia các lớp tập huấn, hội thảo, chuyên đề,
bồi dưỡng, kĩ năng giảng dạy môn Tiếng Việt do Phòng Giáo dục tổ chức, để
Giáo viên: Hồ Thị Hà


24


Kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 nhận biết và phát âm đúng các âm – vần
giúp chúng tôi có cơ hội giao lưu học hỏi bạn bè, đồng nghiệp về những kinh
nghiệm dạy học các môn học, nhất là môn Tiếng Việt.
- Đối với trường: Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, giao lưu Tiếng Việt với các
trường lân cận nhằm khích lệ, tạo hứng thú học tập thi đua giữa các em. Đầu tư
đồ dùng, thiết bị đồ chơi tự làm hợp với lứa tuổi, đẹp, hấp dẫn và gây được hứng
thú học tập cho học sinh.
- Đối với địa phương: Thường xuyên quan tâm, vận động khích lệ các em, nhất
là phụ huynh học sinh người dân tộc thiểu số cần thường xuyên giao tiếp bằng
tiếng phổ thông, giúp các em có thể học tốt Tiếng Việt và phát triển ngôn ngữ
một cách tốt nhất.

D.BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Theo tôi nghĩ: Muốn dạy tốt môn Tiếng Việt nói chung và phát triển ngôn ngữ
cho học sinh nói riêng, trước hết người giáo viên phải :
- Xây dựng nề nếp học tập, phân loại đối tượng học sinh và bố trí chỗ ngồi hợp
lý ngay từ đầu năm học.
- Tạo tâm thế và gây hứng thú khi tiến hành giờ học.
- Phát huy cao tác dụng và hiệu quả của các trò chơi, thay đổi các hình thức
chơi phong phú và sáng tạo.
- Cần phối hợp nhịp nhàng giữa phụ huynh và nhà trường trong việc chăm sóc,
giáo dục và giảng dạy học sinh ngay từ đầu năm học.
- Đầu tư đồ dùng, thiết bị đồ chơi tự làm hợp với lứa tuổi, đẹp, hấp dẫn và gây
được hứng thú học tập cho học sinh.
- Giáo viên phải phát âm chuẩn, đọc đúng và rèn trẻ phát âm ở mọi lúc mọi nơi.
Giáo viên: Hồ Thị Hà


25


×