Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

BỘ BA bất KHẢ THI trong nền kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (478.21 KB, 14 trang )


BỘ BA BẤT KHẢ THI
Toàn cầu hóa một mặt mang lại nhiều cơ hội cho các nước đang phát triển, nhưng mặt
khác cũng đặt các quốc gia vào những thử thách lớn trong việc thực thi chính sách vĩ mô.
Một trong số ấy là “Bộ ba bất khả thi”.
Vậy bộ ba bất khả thi là gì?
1. Khái niệm:
1.1 Bộ ba bất khả thi:
Bộ ba bất khả thi còn được gọi là bộ ba chính sách không đồng thời, là một trong những
lý thuyết rất quan trọng của tài chính quốc tế, được phát triển dựa trên những ý tưởng của
Robert Mundell và Marcus Fleming vào thập niên 1960. Krugman (1979) và Frankel
(1999) đã mở rộng và hình thành nên lý thuyết “Bộ ba bất khả thi”.
Và vào những năm 1980 khi vấn đề kiểm soát vốn bị thất bại ở nhiều quốc gia cùng với
mâu thuẫn giữa việc neo giữ tỷ giá và chính sách tiền tệ độc lập ngày càng rõ ràng thì Lý
thuyết bộ ba bất khả thi đã trở thành nền tảng cho kinh tế học vĩ mô của nền kinh tế mở.
“Bạn không thể có đồng thời tất cả: một quốc gia chỉ có thể chọn tối đa 2 trong 3. Nó có
thể chọn một chính sách ổn định tỷ giá nhưng phải hi sinh tự do hóa dòng vốn tức là tiếp
tục kiếm soát vốn (giống như Trung Quốc ngày nay), nó có thể chọn một chính sách tự
do hóa dòng vốn nhưng vẫn tự chủ về tiền tệ, song phải để tỷ giá thả nổi (giống như Anh
hoặc Canada), hoặc nó có thể chọn kiểm soát vốn và ổn định chính sách tiền tệ , nhưng
phải thả nổi lãi suất để chống lạm phát hoặc suy thoái (giống như Archentina hoặc hầu
hết Châu Âu)”.
● Bộ ba bất khả thi là một lý thuyết được phát biểu là một quốc gia không thể thực
hiện đồng thời ba chính sách gồm : ổn định tỷ giá hối đoái, chính sách tiền tệ độc lập
và tự do lưu chuyển vốn. Tức là một quốc gia chỉ có thể lựa chọn thực hiện đồng thời
hai trong ba chính sách này mà thôi.


Thị trường vốn đóng

Chính sách tiền tệ



Ổn định tỷ giá

độc lập

Tỷ giá
thả nổi

Tỷ giá
Hội nhập tài chính

cố định

Mô hình bộ ba bất khả thi
1.2
Các thành phần của bộ ba bất
1.2.1
Chính sách tiền tệ độc lập:

khả thi:

Chính sách tiền tệ độc lập được hiểu là khả năng Ngân hàng trung ương có thể chủ
động thực thi các công cụ chính sách tiền tệ thích hợp với các mục tiêu đã xác định,
còn “độc lập” nghĩa là không quan tâm đến những chính sách đến tỉ giá hay tăng
giảm, hay các biến số vĩ mô khác.
Mục tiêu khi thực hiện chính sách độc lập tiền tệ là điều tiết kinh tế, nghĩa là ổn định kinh
tế và kết hợp với chính sách tài khóa để tăng trưởng kinh tế.
Sự độc lập về chính sách tiền tệ có tác dụng quan trọng đến giảm thiểu những biến động
về lạm phát, không phụ thuộc vào quy mô của dự trữ ngoại hối quốc gia.
Trong khi đó, tự do hóa tài chính mặc dù giảm biến động về lạm phát nhưng lại gia tăng

biến động về sản lượng; mức độ ổn định về tỷ giá , thì mặc dù giảm được biến động sản
lượng nhưng lại tăng biến động lạm phát; và cần có những điều kiện nhất định về dự trữ
ngoại hối cũng như chuẩn ổn định tỷ giá thì biến số này mới có tác dụng ổn định lạm
phát.
1.2.2 Ổn định tỷ giá hối đoái
Ổn định tỷ giá hối đoái chính là thực hiện cơ chế tỷ giá cố định. Tỷ giá cố định được
quyết định bởi ngân hàng trung ương. Và ngân hàng trung ương sẽ điều hòa cung
cầu ngoại tệ, nội tệ để duy trì tỷ giá cố định.
Việc thực hiện cơ chế tỷ giá cố định mang lại những lợi ích như : tăng xuất khẩu ròng, cải
thiện cán cân thương mại, chống suy thoái (phá giá tiền tệ) hay chống lạm phát (nâng giá
tiền tệ), tạo môi trường đầu tư tốt hơn.
1.2.3

Tự do lưu chuyển vốn (hội nhập tài chính)


Vốn tự do luân chuyển nghĩa là tự do tham gia thị trường tài chính quốc tế. Khi đó,
dòng vốn hoàn toàn nhạy cảm với lãi suất, nghĩa là khi lãi suất thay đổi sẽ ảnh
hưởng rất lớn đến lượng vốn chảy vào hay chảy ra.
Khi lãi suất trong nước thấp hơn lãi suất quốc tế, lượng vốn chảy ra sẽ có xu hướng tăng.
Ngược lại, khi lãi suất trong nước cao hơn lãi suất quốc tế thì lượng vốn chảy vào sẽ có
xu hướng tăng.
Lợi ích : +hữu hình: giúp quốc gia tăng trưởng nhanh hơn và phân bổ nguồn lực tốt hơn,
giúp nhà đầu tư đa dạng hóa đầu tư.
+vô hình: tạo ra động lực giúp cho chính phủ tiến hành nhiều cải cách và quản trị tốt hơn
để theo kịp nhưng thay đổi từ hội nhập.
=>Lợi ích của việc tự do lưu chuyển vốn là giúp cho nền kinh tế của quốc gia linh hoạt
hơn, hội nhập sâu hơn vào kinh tế khu vực và thế giới. Công dân của các nước có thể đa
dạng hóa tài sản bằng cách đầu tư ra nước ngoài, đồng thời khuyến khích các nhà đầu tư
nước ngoài đem theo nguồn lực, kinh nghiệm, chuyên môn để đầu tư vào nước đó.

2. Giải thích bộ ba bất khả thi và các thước đo của bộ ba bất khả thi
Giả sử nền kinh tế đang ở trạng thái khiếm dụng Y0 < Yp. Để điều tiết nền kinh tế, ngân
hàng trung ương thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng : SM ↑ → LM dịch chuyển sang
phải →Y tăng và r giảm.
Nếu ta thực hiện chính sách tự do luân chuyển vốn, khi lãi suất giảm xuống thấp hơn lãi
suất quốc tế, doanh nghiệp hay cá nhân sẽ có xu hướng đầu tư ra nước ngoài. Khi đó,
dòng vốn chảy ra sẽ tăng → Cán cân thanh toán thâm hụt → tỷ giá có xu hướng tăng.

Cán cân thanh toán thâm hụt

-

Muốn ổn định tỷ giá, ta sẽ phải điều chỉnh một trong hai yếu tố : chính sách tiền tệ hoặc
dòng vốn.
Giả sử ta điểu tiết thông qua chính sách tiền tệ : Tỷ giá hối đoái tăng → nội tệ mất giá →
Ngân hàng trung ương sẽ phải bán ngoại tệ và mua vào nội tệ → SM ↓ → LM dịch
chuyển sang trái về vị trí cũ →Y và r không đổi → Chính sách tiền tệ vô tác dụng, hay
chính sách tiền tệ bị phu thuộc vào tỷ giá hối đoái.


-

Giả sử ta điều tiết thông qua dòng vốn : Khi lãi suất trong nước giảm thấp hơn lãi suất
quốc tế, nếu ta thực hiện kiểm soát vốn, trong trường hợp này là hạn chế dòng vốn chảy
ra tăng lên, khi đó ta sẽ phá được mối liên hệ giữa lãi suất và tỷ giá hối đoái. Do dòng
vốn chảy ra không tăng lên → cán cân thanh toán không bị thâm hụt → tỷ giá không bị
ảnh hưởng.
Qua đó, ta có thể thấy, nếu ta muốn thực hiện chính sách tiền tệ độc lâp và ổn định tỷ giá
thì ta buộc phải kiểm soát vốn. Ngược lại, nếu như ta muốn thực hiện tự do hóa dòng vốn
và ổn định tỷ giá thì sẽ không thể thực hiện chính sách tiền tệ. Nhưng nếu ta muốn thực

hiện đồng thời chính sách độc lập tiền tệ và tự do luân chuyển vốn thì sẽ phải chấp nhận
thả nổi tỷ giá.
Thước đo “Bộ ba bất khả thi”
Để đo lường từng mục tiêu chính sách trong bộ ba bất khả thi, Chinn và Ito (2008) đã
phát triển 3 thước đo để đánh giá mức độ độc lập tiền tệ (MI), ổn định tỷ giá (ERS) và
hội nhập tài chính (KAOPEN).
Thước đo chính sách tiền tệ độc lập:
MI là thước đo mức độ độc lập chính sách tiền tệ của một quốc gia, được đo lường bằng
hàm nghịch đảo của mức tương quan hằng năm của lãi suất hàng tháng giữa quốc gia
sở tại và quốc gia cơ sở.
MI được tính bằng công thức:

MI = 1ii : lãi suất nước sở tại
ij : lãi suất nước cơ sở
MI nằm trong khoảng [0,1]
MI càng lớn nghĩa là chính sách tiền tệ càng độc lập.
VD


Hình 3: Mức độ độc lập tiền tệ.
Theo lý thuyết bộ ba bất khả thi, nếu hai trong ba chỉ số đã gia tăng thì chỉ số còn lại chắc
chắn sẽ đi theo xu hướng ngược lại như một sự đánh đổi bắt buộc. Các quốc gia châu Á
gia tăng mức độ hội nhập tài chính trong khi vẫn muốn duy trì tỷ giá hối đoái tương đối
ổn định đồng nghĩa với việc phải giảm mức độ tự chủ trong chính sách tiền tệ.
Thực tế VN đã chứng minh điều đó qua chỉ số độc lập tiền tệ MI. Chỉ số MI đạt cao nhất
0,77 vào năm 1999 và thấp nhất 0,26 năm 2002 trước khi trở về mức trung bình khoảng
0,45. Nếu so với khu vực, MI của VN thường xuyên cao hơn mức trung bình của khu vực
và khoảng cách này dường như luôn được duy trì. Mức độ độc lập trung bình của các
nước châu Á -11 dao động trong khoảng từ 0,4 – 0,5. Như vậy, qua quan sát xu hướng
bộ ba bất khả thi của các nước châu Á -11 (trong đó có VN) hơn một thập kỷ trở lại đây,

chúng ta có thể thấy xu hướng chính sách trong giai đoạn hiện nay và sắp tới của các
quốc gia này là gia tăng hội nhập tài chính, tỷ giá linh hoạt hơn và độc lập tiền tệ ở mức
độ vừa phải.
Thước đo chính sách ổn định tỷ giá:
Độ ổn định tỷ giá chính là độ lệch chuẩn của tỷ giá, được tính theo năm dựa trên dữ liệu
tỷ giá mỗi tháng giữa quốc gia sở tại và quốc gia cơ sở.

ERS=
ERS nằm trong khoảng [0,1]
ERS càng lớn nghĩa là tỷ giá càng ổn định
VD :


Dữ liệu cho thấy trước khủng hoảng tài chính châu Á , các nước Châu Á này chủ yếu áp
dụng chính sách tỷ giá kém linh hoạt. Trong thời kỳ khủng hoảng tài chính, châu Á
-11 gần như phải thả nổi tỷ giá.
Ở VN, chỉ số ERS cho thấy mức độ ổn định tỷ giá của VN đã có những thay đổi rõ
rệt. Đến trước năm 2008, VN đã ưu tiên lựa chọn mục tiêu ổn định tỷ giá và kết quả là
chỉ số ERS đã tăng vọt từ dưới mức trung bình của khu vực lên trên mức trung bình này
với một khoảng cách đáng kể. Tuy nhiên, kể từ 2008, chỉ số ERS đã đột ngột giảm mạnh
(trung bình ở mức 0,44) - trở về thấp hơn mức trung bình của khu vực. Điều này phù
hợp với thực tế là tỷ giá USD/VND những năm gần đây đã trở nên linh hoạt hơn nhiều
với những lần điều chỉnh tỷ giá gần nhau hơn và sát với thực tế thị trường hơn.
Thước đo chính sách tự do luân chuyển vốn:
Đây là chính sách khó đo lường nhất trong ba thành phần của Bộ ba bất khả thi. Việc đo
lường chính sách tự do luân chuyển vốn cũng chính là đo lường mức đô kiểm soát vốn
của quốc gia đó. Nhưng việc đo lường về mức độ kiểm soát vốn là rất phức tạp, vì việc
nhận diện và lượng hóa các hình thức kiểm soát vốn là khá phức tạp. KAOPEN là thước
đo do Chin – Ito đề xuất năm 2008 để đo lường độ mở của tài khoản vốn. Tuy nhiên,
KAOPEN dựa trên thông tin trong báo cáo hàng năm về cơ chế tỷ giá và những hạn chế

ngoại hối do IMF phát hành (Annual Report on Exchange Arrangements and Exchange
Restrictions - AREAER), nên chỉ cho thấy một quốc gia về mặt pháp lý có tiến hành các
chính sách kiểm soát vốn hay không.
KAOPEN cũng nằm trong khoảng [0,1]
KAOPEN càng tiến về 1 nghĩa là quốc gia đó càng ít kiểm soát vốn, dòng vốn luân
chuyển tự do hơn.
Vd:


Chỉ số KAOPEN của khu vực gia tăng với tốc độ chậm so với giai đoạn trước khủng
hoảng 1997 và giảm nhẹ sau năm 2008. Điều này cho thấy một sự cẩn trọng của các nhà
hoạch định chính sách ở các quốc gia đối với vấn đề hội nhập tài chính
Chỉ số KAOPEN có xu hướng gia tăng rõ rệt ở VN sau mỗi cuộc khủng hoảng, đặc biệt
là sau khủng hoảng tài chính 2008, cho thấy xu hướng mở cửa và hội nhập ngày càng gia
tăng của nền kinh tế. Mức độ hội nhập của VN luôn thấp hơn khu vực, tuy nhiên
khoảng cách đang dần được thu hẹp theo thời gian. Hình 3 thể hiện rất rõ điều này.
Chỉ số KAOPEN chỉ cho ta thấy độ mở tài khoản vốn theo phấp lý dựa trên cáo báo cáo
của chính phủ cho IMF, WB các chỉ số kinh tế vĩ mô liên quan đến kiểm soát vốn và
ngoại hối.
3. Các phương án của bộ ba bất khả thi:
Theo lý thuyết Bộ ba bất khả thi, một quốc gia chỉ có thể đồng thời theo đuổi hai trong ba
mục tiêu trong Bộ ba bất khả thi, và phải từ bỏ mục tiêu còn lại, vậy thì ta nên chọn hai
mục tiêu nào và từ bỏ mục tiêu nào ?
Ổn định tỷ giá và hội nhập tài chính được kết hợp bằng cách lựa chọn chế độ tỷ giá
cố định nhưng phải từ bỏ độc lập tiền tệ. Điều này có nghĩa chính phủ đã mất đi một công
cụ để điều chỉnh lãi suất trong nước độc lập với lãi suất nước ngoài.
Độc lập tiền tệ và hội nhập tài chính được kết hợp bằng cách lựa chọn chế độ tỷ giá
thả nỗi nhưng phải từ bỏ mục tiêu ổn định tỷ giá. Với lựa chọn này, ngân hàng trung
ương được quyền tự do ấn định lãi suất nhưng đổi lại tỷ giá phải vận hành theo những
nguyên tắc của thị trường.

Ổn định tỷ giá và độc lập tiền tệ được kết hợp bằng cách lựa chọn thị trường vốn
đóng. Lựa chọn này có nghĩa chính phủ phải thiết lập kiểm soát vốn. Khi có kiểm soát
vốn, mối liên hệ giữa lãi suất và tỷ giá sẽ bị phá vỡ. Song, quốc gia đó không thể hội
nhập tài chính tốt.
→Mỗi cách kết hợp đều có những mặt tích cực và những mặt hạn chế, mỗi quốc gia sẽ
lựa chọn cách kết hợp phù hợp với tình hình của nước mình.


4. Lựa chọn của các nước:
Nước Mỹ: đã chọn hai mục tiêu đó là sử dụng chính sách tiền tệ và lưu chuyển dòng vốn
tự do vào nền kinh tế. Mọi người Mỹ đều có thể dễ dàng đầu tư ra nước ngoài, đơn giản
nhất là gửi tiền cho 1 quỹ đầu tư tương hỗ quốc tế và người nước ngoài có thể dễ dàng
mua chứng khoán, trái phiếu tại Mỹ. Mặt khác, Cục dự trữ liên bang Fed cũng sử dụng
chính sách tiền tệ để góp phần tạo việc làm và ổn định giá cả. Tuy nhiên, kết quả của
quyết định này là sự bất ổn đối với giá trị của đồng USD trên thị trường ngoại hối.
Ngược lại, Trung Quốc lại có 1 cách lựa chọn khác. Ngân hàng trung ương nước này
thực hiện chính sách tiền tệ và duy trì kiểm soát chặt chẽ đối với giá trị của đồng nhân
dân tệ. Nhưng để hoàn thành 2 mục tiêu này, Truong Quốc phải hạn chế dòng vốn quốc
tế bao gồm cả việc hạn chế công dân Trung Quốc chuyển tài sản ra nước ngoài. Nếu
không có những hạn chế đó, tiền sẽ chu chuyển ra và vào đất nước 1 cách không có kiểm
soát, khiến cho lãi suất trong nước bằng với mức lãi suất do ngân hàng trung ương nước
ngoài thiết lập.
Phần lớn các nước châu Âu đã chọn cách thứ 3. Bằng cách sử dụng đồng euro để thay
thế cho đồng franc Pháp, mác Đức, lira Italia... những nước này đã loại bỏ những biến
động tỷ giá hối đoái trong khu vực của họ. Thêm vào đó, dòng vốn tự do di chuyển trong
các quốc gia này. Nhưng cái giá của sự lựa chọn này là việc từ bỏ khả năng sử dụng
chính sách tiền tệ một cách độc lập.
5. Bộ ba bất khả thi ở Việt Nam
a) Chính sách tỷ giá
Giống như các nền kinh tế nhỏ mới mở cửa thì Việt Nam cũng sử dụng chính sách thả nổi

có điều tiết :
→Ngân hàng nhà nước duy trì biên độ giao động của tỷ giá
→Vấn đề phát sinh dưới áp lực của thâm hụt thương mại
 Dự trữ ngoại hối thấp
 Áp lực duy chuyển vốn thấp và ngân hàng nhà nước vẫn chưa độc lập trong chính
sách tiền tệ
→áp lực phá giá tỷ giá.
Nền kinh tế nước ta có độ mở và tăng trưởng kinh tế dựa vào xuât khẩu→việc phá giá
VND luôn được ủng hộ để có thể hổ trợ xuất khẩu. Nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh
tế thâm dụng vốn và lao động , các doanh nghiệp FDI đầu tư vào nhiều cũng hướng tới
giảm giá thành và xuất khẩu → nên tôi cho rằng khả năng phá giá 2% của chính phủ để
ủng hộ mục tiêu tăng trưởng và duy trì lạm phát mục tiêu của Chính phủ là cần thiết khi
tình hình Dự trữ ngoại hối đã ở mức an toàn ,thâm hụt thương mại đã ở mức thấp so với
các năm trước và lạm phát đã ổn định dưới 7%.


Tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng của Đồng
Việt Nam với Đô la Mỹ
Biểu đồ biến động tỷ giá VND 2 năm 2012-2013

Tỷ giá giữa hai đồng tiền là tỷ lệ trao đổi giữa đồng tiền này so với đồng tiền khác. Sự
biến động của tỷ giá do chịu tác động trực tiếp bởi cung cầu ngoại tệ so với đồng nội tệ
vào thời điểm giao dịch.
Tại Việt Nam ngoại tệ được sử dụng để giao dịch chủ yếu là USD. Tỷ giá USD/VND
được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thả nổi có kiểm soát, còn tỷ giá các đồng tiền khác
do thị trường quyết định.
Tuy nhiên, ngay cả khi NHNN kiểm soát tỷ giá thì nó vẫn chịu tác động trực tiếp bởi
cung cầu (Điều này thể hiện rõ nhất qua sự biến động tỷ giá của thị trường tự do).
Tỷ giá cũng chịu tác động bởi “nồng độ” ngoại tệ hoặc tiền đồng trong nền kinh tế . Một
khi cung ngoại tệ trong nền kinh tế tăng lên thì sẽ làm tỷ giá giảm, đồng nội tệ lên giá.

Ngược lại, cung nội tệ tăng thì làm cho tỷ giá tăng, tức đồng nội tệ mất giá.
Cung ngoại tệ trong nền kinh tế được quyết định bởi các yếu tố như :
Cán cân thanh toán (lượng ngoại tệ ròng ra vào một nền kinh tế).
Thay đổi dự trữ ngoại hối của ngân hàng trung ương.
Mức độ tích trữ ngoại tệ của người dân.
Cung đồng nội tệ trong nền kinh tế.
Ngày 11-2-2011, NHNN đã điều chỉnh tỷ giá USD/VND tăng mạnh từ mức 19.498 lên
mức 20.875 VND/USD.
Vào ngày 10-2-2014 tỷ giá trên thị trường được giao dịch quanh mức 21.155 VND/USD,
tức chỉ tăng khoảng 1,38% trong suốt ba năm qua.
→ Sự ổn định này của tỷ giá trong thời gian qua có thể dễ dàng lý giải dựa trên các
nguyên lý đã nêu ở trên.
Thực vậy, cán cân thanh toán của Việt Nam trong suốt ba năm qua luôn thặng dư khá lớn
với mỗi năm 1,5 - 4 tỉ đô la Mỹ.
Nguyên nhân:
Việt Nam đã chuyển từ việc nhập siêu hàng chục tỉ đô la mỗi năm trước đó sang cân
bằng cán cân thương mại hàng hóa trong hai năm qua.


Các dòng vốn vào như đầu tư trực tiếp (FDI), đầu tư gián tiếp (FPI) và kiều hối vẫn
tiếp tục chảy vào khá tích cực.
Một nguyên nhân có tính quyết định khác đó là tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế
giảm khá mạnh (Tính hết năm 2013, tổng tiền gửi ngoại tệ trên tổng tiền gửi của các tổ
chức tín dụng (TCTD) giảm xuống dưới 12%, từ mức hơn 20% trước đó). Như vậy,
người dân thay vì giữ ngoại tệ trong túi hoặc gửi tại ngân hàng họ đã bán ngoại tệ ra thị
trường → đồng nghĩa với việc nguồn cung ngoại tệ trong nền kinh tế tăng lên, còn cầu
cho việc tích trữ giảm.
Chính nhờ nguồn cung ngoại tệ dồi dào này mà dự trữ ngoại tệ của NHNN hiện nay ước
đạt khoảng 30 tỉ đô la Mỹ, mức cao nhất từ trước tới nay và tăng hơn gấp đôi so với hồi
đầu năm 2011.

Một nguyên nhân quan trọng khác khiến cho tỷ giá ổn định chính là cung tiền đồng
trong những năm vừa qua cũng tăng chậm hơn rất nhiều so với những năm trước (tăng
trưởng cung tiền M2 trong ba năm qua chỉ tăng trung bình 15%/năm, thấp hơn nhiều so
với mức hơn 30% những năm trước đó) → Điều này làm giảm hiệu ứng “pha loãng” tỷ
giá.
Đầu năm 2014, VnEconmy đã khảo sát 16 chuyên gia kinh tế và lãnh đạo doanh nghiệp
về biến động tỷ giá.
Kết quả:
Sáu người dự báo tỷ giá năm 2014 tăng hầu hết những chuyên gia và lãnh đạo
doanh nghiệp đều dự báo mức tăng tỷ giá
khoảng 3%.
Tám người dự báo tỷ giá tăng khoảng 2%. khá thấp.
Có hai người dự báo khoảng 1%.
Tuy nhiên, đây vẫn là mức cao hơn rất nhiều so với trung bình ba năm vừa qua. Kết quả
này cũng khá tương đồng với kết quả dự báo của nhiều tổ chức trong và ngoài nước.Vào
khoảng thời gian này năm trước tỷ giá đã có một sự biến động khá mạnh. Có thời điểm tỷ
giá trên thị trường tự do lên đến gần 22.000 VND/USD → nhiều chuyên gia cho rằng
NHNN nên phá giá tiền đồng.
Vào cuối năm 2013, Chính phủ dự định phá giá VND khoảng 2% vào cuối năm vì nó
đang được định giá quá cao so với USD, nhưng lại không thực hiện. Ngoài điểm tích cực
thì việc tỷ giá ổn định suốt ba năm vừa qua cũng khiến cho không ít người lo ngại. Tiền
đồng đang được cho là định giá cao hơn các ngoại tệ khác và ảnh hưởng lớn đến xuất
khẩu của Việt Nam, đặc biệt là xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước. Tuy nhiên, vẫn
chưa thể khẳng định tỷ giá có phải là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến xuất khẩu của
các doanh nghiệp trong nước hay chỉ do sự suy yếu chung của nền kinh tế.
Năm 2014, Việt Nam có thể nhập siêu trở lại do nhu cầu nhập khẩu tăng bởi việc gia tăng
đầu tư trong nền kinh tế (Tuy nhiên, con số này được dự báo sẽ không lớn ). Trong khi đó
dòng tiền vào nền kinh tế là FDI và kiều hối được dự báo vẫn được duy trì ở mức khá
cao. Ngoài ra, dòng vốn FPI năm 2014 được dự báo sẽ vào Việt Nam mạnh hơn.
Như vậy, nhiều khả năng Việt Nam tiếp tục thặng dư cán cân thanh toán. Tình trạng đô la

hóa hiện nay đang ở mức thấp nhất trong lịch sử . Đây là một trong những thành công của
NHNN trong việc kiểm soát việc giao dịch bằng ngoại tệ. Năm 2014, nếu không có biến
động thực sự lớn trong nền kinh tế hoặc từ chính sách thì cũng rất khó có một cơn sốt tỷ
giá bởi đầu cơ.


→ Cuối cùng, yếu tố quan trọng góp phần làm tỷ giá “không bị pha loãng” là cung tiền
đồng cũng khó tăng mạnh bởi sự suy yếu của nền kinh tế. Như vậy, qua các phân tích
trên có thể thấy tỷ giá sẽ tiếp tục ổn định trong năm 2014. Mức tăng nếu có cũng chỉ
khoảng 1%.
b) Dòng vốn tự do luân chuyển
Trên thực tế lãi xuất của mỗi nước sẽ không thể bằng với nhau do chi phí cơ hội rủi ro
điều khác nhau và mức độ lãi xuất chấp nhận ở mỗi thị trường nên không thể cho rằng lãi
xuất của chúng ta phải thấp so với những quốc gia khác . Mà nên gắn liền với sự so sánh
các giai đoạn ở các quốc gia có tương đồng trong khi bản thân chúng ta là nền kinh tế
thâm dụng vốn đòi hỏi để đổi lấy tăng trưởng để bắt kịp tốc độ với các quốc gia khác thì
lạm phát sẽ được đem ra cân nhắc. Thực tế ,Việt Nam được xem là một trong những quốc
gia có độ ổn định về chính trị tuy nhiên do :
→cơ sở hạ tầng thấp
→rủi ro hệ thống chính sách→ảnh hưởng đến mức độ thu hút vốn
→bù rũi ro khá cao khi tình hình nợ xấu ở hệ thống ngân hàng→đang tác động làm tăng
rủi ro đối với thị trường, mức độ tăng vay nợ nước ngoài và nợ công để bù đắp sự bội chi
ngân sách khi tình hình tăng trưởng khó khăn
là con dao hai lưỡi nếu quản lý không tốt
Hiện tại , khi thông tin nới room đối với các doanh nghiệp trong nước là một bước thay
đổi chính sách thu hút dòng vốn hỗ trợ tăng trưởng trong dài hạn rất tốt , giúp làm giảm
rủi ro lạm phát.
- Việc tái cơ cấu kinh tế nhà nước cũng được đánh giá khá cao khi giảm sự phụ thuộc
trong việc sử dụng ngân sách cho các khoản đầu tư không hiệu quả và làm hạn chế chính
sách tài khóa của Chính phủ.

- Việc sớm đàm phán về hiệp định TTP sẽ thúc đẩy xu hướng xuất khẩu và dòng vốn đầu
tư trực tiếp từ trong và ngoài khối TTP sẽ tác động đến việc tư do luân chuyển vốn như
tăng xuất khẩu, giảm thâm hụt cán cân vãn lai và thương mại, giảm bội chi và nợ nước
ngoài cũng như gián tiếp cho sự ổn định của hệ thống tài chính quốc gia.
- Việc dòng vốn đầu tư FDI đạt 19 tỷ USD vượt mục tiêu là một minh chứng cho sự đón
nhận xu hướng đón đầu từ dòng vốn đi vào Việt Nam để đầu tư và tiềm kiếm đối tác ,các
dòng vốn thông qua kênh thị trường chứng khoán như các hoạt động M&A hay đầu tư tài
chính.


- Các chính sách làm tăng tự do luân chuyển vốn → giúp chúng ta giải quyết các vấn đề
nợ xấu trong nước mà chủ yếu là BĐS ( bất động sản)

% GDP Việt Nam từ năm 2007 đến 2013
c) Độc lập chính sách tiền tệ
Việc Ngân hàng nhà nước là một cơ quan ngang bộ→ảnh hưởng lớn tới sự độc lập của
chính sách tiền tệ khi tung ra hai gói QE gần 10 tỷ USD vào năm 2008 đã gây lạm phát
mạnh tác động tiêu cực về mặt dài hạn đối với nền kinh tế và dự trữ ngoại hối thấp. Hiệu
quả của độc lập chính sách tiền tệ dựa vào khả năng kiểm soát lượng tiền cung ứng và lãi
xuất. Bên cạnh các chính sách tác động đến hoạt động bình ổn thị trường ngoại tệ, vàng
trong nước khi cấp bách và mang tính cưỡng chế là một điều cần thiết trong ngắn hạn.
Tuy nhiên các chính sách hiệu quả thì về dài hạn Ngân hàng nhà nước nên có những hành
động mang tính định hướng và quy chuẩn cho chính phủ để làm lành mạnh hóa thị trường
ngoại tệ, vàng và tăng dự trữ ngoại tệ lên mức 32 tỷ→để tạo an toàn cho cán cân thanh
toán thương mại theo hướng có lợi cho xuất khẩu.
Việc sử dụng chính sách tiền tệ hiện nay đang rất cần yếu tố độc lập để có thể kiểm soát
lạm phát và duy trì tăng trưởng một cách ổn định, cũng như các công cụ kiểm soát hiệu
quả mà đặt biệt là vấn đề nợ xấu ở hệ thống ngân hàng đang tác động đến sự lành mạnh
của hệ thống tài chính quốc gia khi số nợ xấu đang là một ẩn số và trông chờ sự hiệu quả
từ công ty xử lý nợ VAMC từ lĩnh vực BĐS, cũng như kiểm soát tăng trưởng tín dụng

của các ngân hàng bên cạnh các chính sách lập lại trật tự huy động vốn.
→ Chúng ta cần nhìn nhận rằng các chính sách tài khóa đang bị kiềm hãm tác dụng do
yếu tố doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả, nợ xấu và áp lực bội chi ngân sách.


d) Thực tiễn điều hành chính sách vĩ mô
Những quốc gia nhỏ như Việt Nam khi điều hành chính sách vĩ mô theo gốc độ bộ ba bất
khả thi thì việc duy trì chính sách tiền tệ một điều cần thiết còn hai yếu tố còn lại thì có
thể điều chỉnh linh hoạt cho nhau.Tuy nhiên khi qua trình hội nhập sâu→bắt buộc chúng
ta phải phá giá VND là một điều cần thiết để duy trì các hoạt động thương mại. Khả năng
nhập siêu lớn vào các tháng cuối năm cũng là yếu tố tiêu cực và ảnh hưởng tới khả năng
phá giá để điều chỉnh cán cân thương mại. Bên cạnh đó các cam kết về nới room cho nhà
đầu tư nước ngoài muốn nắm cổ phần tại Viêt Nam và gia nhập TPP sẽ làm dòng vốn
luân chuyển vào trong nước ngày một nhiều điển hình là FDI và FPI tăng trở lại trong
thời gian gần đây.
→ Tóm lại việc điều hành các chính sách trọng bộ ba bất khả thi nên được điều hành một
cách sáng tạo thông qua các chiến lược như lạm phát mục tiêu, dự trữ ngoại hối ở mức an
toàn , và quan trong nhất là các giải pháp cụ thể và đặt thù nhằm tạo ra sự ổn định trong
ngắn hạn và phát triển trong dài hạn.



×