Tải bản đầy đủ (.ppt) (40 trang)

Chương 1. Môi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh-pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.64 KB, 40 trang )

HỌC PHẦN:

PHÁP LUậT KINH Tế

Giảng viên: Hoàng Thị Thanh
 Đơn vị: Tổ bộ môn Cơ sở ngành kinh tế, Khoa Kinh tế
vận tải
 Email:
 Tel: 01669 808 909



PHÁP LUậT KINH Tế

HỌC PHẦN:
1. Số tín chỉ: 03
2. Thời gian học tập: 45 tiết
3. Mục tiêu của học phần:
* Kiến thức: Trang bị cho sinh viên kiến thức pháp luật kinh
tế về quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanh
trong doanh nghiệp.
* Kỹ năng:
- Xác định được địa vị pháp lý về doanh nghiệp ở Việt Nam.
- Lập được các hợp đồng kinh doanh, thương mại; hợp đồng lao
động; giải quyết tranh chấp và các vụ việc cạnh tranh.
- Xác định được các dấu hiệu phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.


HỌC PHẦN:

PHÁP LUậT KINH Tế



4. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:
Học phần bao gồm các nội dung:
Chương 1. Môi trường pháp lý cho hoạt động kinh
doanh
Chương 2. Địa vị pháp lý các doanh nghiệp Việt nam
Chương 3. Pháp luật hợp đồng kinh doanh, thương mại
Chương 4. Pháp luật quan hệ lao động trong doanh
nghiệp
Chương 5. Pháp luật giải quyết tranh chấp trong kinh
doanh và vụ việc cạnh tranh
Chương 6. Pháp luật về phá sản doanh nghiệp


HỌC PHẦN:

PHÁP LUậT KINH Tế

5. Tài liệu học tập:
- Sách, giáo trình chính:
[1] TS Nguyễn Hợp Toàn (2008), Pháp luật kinh tế,
Trường Đại học kinh tế quốc dân, NXB Đại học kinh
tế quốc dân.
- Sách tham khảo:
[2] Luật doanh nghiệp (2005), NXB Chính trị Hà nội.
[3] Luật dân sự (2005), NXB Chính trị Hà nội.
[4] Luật lao động (2012), NXB Tài chính.
[5] Luật phá sản (2004), NXB Tài chính;



HỌC PHẦN:

PHÁP LUậT KINH Tế

6. Nhiệm vụ của sinh viên:
- Nghiên cứu trước giáo trình, tài liệu học tập.
- Tham gia đầy đủ các giờ lên lớp.
- Tham gia kiểm tra giữa kỳ và thi kết thúc học
phần
7. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên:
- Điểm chuyên cần; 10%
- Điểm kiểm tra giữa kỳ;
20%
- Điểm thi kêt thúc học phần; 70%
8. Thang điểm: 10 (lấy một chữ số thập phân)


CHƯƠNG 1. MÔI TRƯờNG PHÁP LÝ CHO
HOạT ĐộNG KINH DOANH


Giới thiệu chương

1.1. Khuôn khổ pháp lý cho hoạt động kinh doanh
1.2. Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội
của doanh nghiệp
1.3. Quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh
doanh



1.1. KHUÔN KHổ PHÁP LÝ CHO HOạT
ĐộNG KINH DOANH
1.1.1. Hoạt động kinh doanh và hoạt động
quản lý nhà nước về kinh tế
Hoạt động kinh doanh
- Khái niệm: Kinh doanh là việc thực hiện
liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn
của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ
sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường
nhằm mục đích sinh lợi. (Theo Khoản 2, Điều 3,
Luật Doanh nghiệp)
⇒ Kinh doanh có phải là buôn bán,
thương mại?



1.1.1. HOạT ĐộNG KINH DOANH VÀ
HOạT ĐộNG QUảN LÝ NHÀ NƯớC Về
KINH Tế

-

Hoạt động kinh doanh
Chủ thể kinh doanh:
Chủ thể kinh doanh là bất kỳ cá nhân, tổ
chức, đơn vị nào theo quy định của pháp luật
thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn
của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ
sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường
nhằm mục đích sinh lợi.



1.1.1. HOạT ĐộNG KINH DOANH VÀ
HOạT ĐộNG QUảN LÝ NHÀ NƯớC Về
KINH Tế

- Chủ thể kinh doanh:
Đặc điểm của chủ thể kinh doanh:
+ Phải được thành lập, đăng ký hợp pháp
+ Phải có tài sản riêng
+ Phải có chức năng kinh doanh
+ Có tính liên quan đối kháng với nhau
Các loại hình chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế
thị trường: DN nhà nước, Hợp tác xã, Tổ hợp tác, DN
tư nhân, Công ty hợp danh, Công ty cổ phần, Công ty
TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH 2 thành viên trở
nên, Công ty 100%vốn nước ngoài, Công ty liên doanh.


1.1.1. HOạT ĐộNG KINH DOANH VÀ
HOạT ĐộNG QUảN LÝ NHÀ NƯớC Về
KINH Tế
-

Chủ thể kinh doanh:
Môi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh: là
sự thể chế hóa thành quyền và nghĩa vụ đối với cả hai
phía chủ thể kinh doanh và cơ quan nhà nước.



1.1.1. HOạT ĐộNG KINH DOANH VÀ
HOạT ĐộNG QUảN LÝ NHÀ NƯớC Về
Tế quản lý nhà nước về kinh tế
•KINH
Hoạt động
Hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế là sự tác
động của Nhà nước đối với các chủ thể kinh doanh
bằng các phương pháp và nội dung do pháp luật quy
định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh
doanh đạt được lợi nhuận tối đa, đồng thời trên cơ sở
đó mà đạt được các mục tiêu kinh tế, xã hội được đặt ra
trong các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà
nước.
=> Mục đích?


1.1.2. PHÁP LUậT ĐIềU CHỉNH HOạT
ĐộNG KINH DOANH
 Khái
-

-

niệm: Pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh
doanh gồm 2 nhóm:
Nhóm 1: những quy định pháp luật điều chỉnh
trực tiếp, dành riêng cho các chủ thể kinh
doanh,
Nhóm 2: Những quy định pháp luật áp dụng
chung cho mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh cũng

như không kinh doanh nhưng khi các chủ thể
kinh doanh thực hiện những quyền và nghĩa vụ
có liên quan nên phải tuân theo.


1.1.2. PHÁP LUậT ĐIềU CHỉNH HOạT
ĐộNG KINH DOANH
 Vai

trò của pháp luật điều chỉnh hoạt động
kinh doanh:
- Tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho doanh
nghiệp trong hoạt động kinh doanh.
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách
hàng, người tiêu dùng, người lao động và cộng
đồng xã hội nói chung.


1.1.3. NGUồN VÀ CÁC VĂN BảN PHÁP
LUậT ĐIềU CHỉNH HOạT ĐộNG KINH
DOANH


Các văn bản pháp luật
- Khái niệm: Nguồn luật điều chỉnh các hoạt động
kinh doanh là các văn bản quy phạm pháp luật
và các hình thức khác chứa đựng các quy phạm
điều chỉnh các hoạt động kinh doanh.
Bao gồm:
 Hiến pháp năm 1992.

 Các đạo luật có tên gọi là Luật hoặc Bộ Luật tùy theo quy mô điều chỉnh
một hoặc một số nhóm quan hệ xã hội nhất định.
 Các văn bản dưới luật: Nghị quyết của Quốc hội,Pháp lệnh của Ủy ban
thường vụ quốc hội, Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ;
 Công văn
 Điều ước, Công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.


1.1.3. NGUồN VÀ CÁC VĂN BảN PHÁP
LUậT ĐIềU CHỉNH HOạT ĐộNG KINH
 DOANH
Các văn bản pháp luật
- Hình thức: Những quy định về điều kiện đối với ngành
nghề kinh doanh phải được quy định trong các văn bản
Luật, Pháp lệnh, Nghị định mà không thể quy định trong
các văn bản khác.
Văn bản pháp luật của các cơ quan Nhà nước ở
trung ương phải được đăng Công báo nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam, văn bản pháp luật của Hội
đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân phải được yết thị tại
trụ sở của cơ quan ban hành và những địa điểm khác do
Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân quyết định.


1.1.3. NGUồN VÀ CÁC VĂN BảN PHÁP
LUậT ĐIềU CHỉNH HOạT ĐộNG KINH
DOANH
 Các

văn bản pháp luật

- Điều kiện có hiệu lực: Những quy định pháp luật
áp dụng cho hoạt động kinh doanh phải là
những quy định còn hiệu lực thi hành về mặt
thời gian, không gian và đối tượng.
Ví dụ: Luật Quảng cáo 2012 quy định: CHƯƠNG V: ĐIỀU KHOẢN
THI HÀNH, Điều 42. Hiệu lực thi hành:
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.
Pháp lệnh quảng cáo số 39/2001/PL-UBTVQH10 ngày 16 tháng 11
năm 2001 hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi
hành.


1.1.3. NGUồN VÀ CÁC VĂN BảN PHÁP
LUậT ĐIềU CHỉNH HOạT ĐộNG KINH
DOANH




Công văn
Công văn không được Luật ban hành văn
bản quy phạm pháp luật 1996, được sửa đổi năm
2002 coi là văn bản quy phạm pháp luật.
Các điều ước quốc tế
Theo cam kết của Việt Nam khi gia nhập
WTO, các cam kết quốc tế của Việt Nam với tổ
chức này sẽ có hiệu lực trực tiếp mà không phải
chờ đến cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam
ban hành văn bản quy phạm pháp luật để nội
hóa.



1.1.3. NGUồN VÀ CÁC VĂN BảN PHÁP
LUậT ĐIềU CHỉNH HOạT ĐộNG KINH
DOANH
• Nguồn dự trữ, tìm kiếm các văn bản quy phạm pháp
luật (1):
- Công báo do Văn phòng Chính phủ ban hành, đăng
toàn văn các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ
quan nhà nước ở trung ương ban hành. Công báo là
nguồn văn bản chính thức, có giá trị như văn bản gốc.
- Mạng cơ sở dữ liệu Luật Việt Nam do Văn phòng Quốc
hội xây dựng, gồm tất cả các văn bản do cơ quan nhà
nước ở trung ương ban hành. Ví dụ:
www.vietlaw.gov.vn


1.1.3. NGUồN VÀ CÁC VĂN BảN PHÁP
LUậT ĐIềU CHỉNH HOạT ĐộNG KINH
DOANH
• Nguồn dự trữ, tìm kiếm các văn bản quy phạm pháp
-

-

luật (2):
Các trang web của Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, Ủy
ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương, gồm các văn bản do các cơ quan này ban hành
và có liên quan.

Các tập hợp hóa các văn bản quy phạm pháp luật do
các Bộ, các nhà xuất bản ấn hành theo một chủ đề
nhất định.


1.2. ĐạO ĐứC KINH DOANH VÀ
TRÁCH NHIệM XÃ HộI CủA DOANH
NGHIệP
1.2.1. Đạo đức kinh doanh
• Khái niệm
Đạo đức là các chuẩn mực của con người về
các giá trị chân, thiện, mỹ.
Đạo đức kinh doanh là các chuẩn mực đạo
đức của các chủ thể kinh doanh khi tiến hành
hoạt động kinh doanh.


1.2.1. ĐạO ĐứC KINH DOANH


Quy tắc đạo đức (1):

- Đảm bảo thông tin bí mật. Khi tiếp nhận những
thông tin thuộc bí mật kinh doanh của khách
hàng thì doanh nghiệp, trước hết là nhân viên
của họ phải tuyệt đối giữ bí mật thông tin của
khách hàng, không được để lộ thông tin đó ra
ngoài dù cố ý hay vô tình.



1.2.1. ĐạO ĐứC KINH DOANH


Quy tắc đạo đức (2):

- Tránh xung đột lợi ích. Một doanh nghiệp có thể
tiếp nhận cùng lúc nhiều khách hàng và quyền
lợi của họ có thể xung đột với nhau.
- Năng lực chuyên môn. Người kinh doanh phải từ
chối giao kết hợp đồng nếu như nhận thấy mình
không đủ năng lực chuyên môn hay kinh nghiệm
để thực hiện công việc được giao.


1.2.1. ĐạO ĐứC KINH DOANH


Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức kinh doanh?


MốI QUAN Hệ GIữA PHÁP LUậT VÀ
ĐạO ĐứC KINH DOANH
Pháp luật điều chỉnh hoạt động
kinh doanh
Mối Pháp luật thể chế hóa các chuẩn
quan mực đạo đức, phản ánh những giá
hệ
trị đạo đức mà người kinh doanh
cần phải hành động khi quan hệ
với người khác.

Hậu
quả

Đạo đức kinh doanh
Không phải tất cả các
chuẩn mực đạo đức
đều được pháp luật
thể chế hóa.

Việc vi phạm pháp luật sẽ phải Vi phạm quy tắc đạo
gánh chịu hậu quả pháp lý nhất đức chỉ bị dư luận xã
định như bị phạt tiền, tước quyền hội lên án.
kinh doanh, xử lý hình sự.


1.2.2. TRÁCH NHIệM XÃ HộI CủA
DOANH NGHIệP
 Nội

dung trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp(1):
- Trách nhiệm của các thành viên doanh nghiệp: Người
quản lý, điều hành doanh nghiệp có trách nhiệm sử
dụng hợp lý nhất các nguồn lực kinh tế để tạo ra
nhiều nhất những giá trị kinh tế, đồng thời làm tốt
những chức năng xã hội của doanh nghiệp. Nội dung
trách nhiệm của các thành viên doanh nghiệp được
thể hiện thành nghĩa vụ pháp lý của người quản lý
doanh nghiệp.



×