Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

báo cáo thực tập sản xuất chuyên ngành kỹ thuật dầu khí tại xí nghiệp khoan sửa giếng thuộc liên doanh việt nga vietsovpetro

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.98 MB, 37 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DẦU KHÍ VIỆT NAM
KHOA DẦU KHÍ
------------

BÁO CÁO THỰC TẬP SẢN XUẤT

CHUYÊN NGÀNH KỸ THUẬT DẦU KHÍ
TẠI XÍ NGHIỆP KHOAN & SỬA GIẾNG
THUỘC LIÊN DOANH VIỆT NGA VIETSOVPETRO

SV thực hiện: Trịnh Đắc Trường
ĐƠN VỊ THỰC TẬP
MSSV: 02PET110167
Xí nghiệp Khoan & Sửa
Lớp: K2KKT
giếng
Thời gian thực tập: 11/7 – 31/8/2016
Liên doanh
Số buổi trong tuần: 3
Vietsovpetro
Số buổi thực tập: 21


Tháng 08/2016


Báo cáo thực tập sản xuất

LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý Thầy Cô Khoa Dầu khí, trường Đại


học Dầu khí Việt Nam đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt kiến thức cũng như đã giúp đỡ,
tạo điều kiện để em có thời gian thực tập tại Xí nghiệp Khoan và Sửa giếng thuộc Liên
doanh Vietsovpetro.
Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo và các anh chị trong Phòng Công nghệ Khoan
và Sửa giếng, đặc biệt là kỹ sư Phạm Văn Phương Hưng và kỹ sư Lê Quang Cường đã
hướng dẫn trực tiếp, giúp đỡ nhiệt tình và tạo những điều kiện thuận lợi nhất để em có
thể thu thập được những kiến thức thực tiễn trong thời gian thực tập sản xuất tại đơn
vị.
Tuy vậy, do thời gian có hạn cũng như kinh nghiệm còn hạn chế nên trong bài báo cáo
thực tập sản xuất này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế nhất định. Em rất
mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các anh kỹ sư, thầy cô và các bạn
khác để từ đó em có thể bổ sung và nâng cao chất lượng bài báo cáo cũng như những
kiến thức chuyên môn của bản thân.
Em xin chân thành cám ơn!
Sinh viên thực hiện

Trịnh Đắc Trường

Trịnh Đắc Trường


Báo cáo thực tập sản xuất

MỤC LỤC

Trịnh Đắc Trường


Báo cáo thực tập sản xuất


PHẦN 1: BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI CÔNG TY
1.1.

KHÁI QUÁT VỀ XÍ NGHIỆP KHOAN & SỬA GIẾNG.

1.1.1. Chức năng, nhiệm vụ và nguồn lực của Xí nghiệp Khoan và Sửa giếng.

 Chức năng và nhiệm vụ:
• Khoan tìm kiếm, khoan thăm dò, khoan khai thác các giếng khoan dầu khí.
• Hỗ trợ phương tiện, vật tư cho nhà thầu khoan của Petrovietnam.
• Sửa chữa và hủy giếng.
• Khoan định hướng và đo khoan định hướng.
• Cứu chữa sự cố trong thi công giếng khoan.
• Cung ứng nhân lực cho dịch vụ khoan và sửa giếng.
• Bơm trám xi măng và kiểm tra độ kín giếng khoan.
• Dịch vụ dung dịch và hóa phẩm khoan.
• Cung cấp cần khoan, ống chống, đầu treo ống chống lửng.
• Dịch vụ ống mềm (CTU)
• Sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị khoan, lấy mẫu.
• Cho thuê và bảo dưỡng thiết bị khoan.
• Cho thuê giàn khoan.
 Nguồn lực: Hiện nay Xí nghiệp có gần 1000 CBCNV với trình độ, tay nghề cao
đang quản lý và vận hành 4 giàn khoan tự nâng với các thiết bị hiện đại (Tam
Đảo 01, Tam Đảo 02, Tam Đảo 03, Cửu Long), 6 bộ giàn khoan Uranmash-3D, 2
giàn nhẹ sửa giếng (MMWU-01, MMWU-02), căn cứ dịch vụ trên bờ với hệ
thống nhà xưởng hiện đại, Ban khoan định hướng, Xưởng máy đo khoan định
hướng, Ban dung dịch khoan, Ban gia cố giếng khoan và 6 đội khoan có khả
năng đáp ứng được dịch vụ trọn gói hoặc riêng lẻ trong công tác thi công và sửa
chữa giếng khoan.


1.1.2. Cơ cấu tổ chức của Xí nghiệp Khoan và Sửa giếng

Xí nghiệp Khoan được thành lập vào ngày mồng 2 tháng 6 năm 1983.

Trịnh Đắc Trường

5


Báo cáo thực tập sản xuất

Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Xí nghiệp Khoan & Sửa giếng

1.2.

Kết quả thực tập

1.2.1. Mục tiêu & Nội dung tìm hiểu

Mục tiêu: nắm bắt cách thức hoạt động của Xí nghiệp Khoan và Sửa giếng và một số
phòng như: Phòng Công nghệ Khoan - Sửa giếng, Phòng Khoan Xiên...
Nội dung tìm hiểu được từ đơn vị Thực tập:
• Nghiên cứu và đọc hiểu được Thiết đồ kỹ thuật - địa chất thuật.
Trịnh Đắc Trường

6


Báo cáo thực tập sản xuất


• Tìm hiểu quy trình chống các cấp ống chống và một số lưu ý trong quá trình
chống các cấp ống chống.
• Nghiên cứu các thông số trên toolface thuộc khoan định hướng.
Quy mô công việc: Công việc bao gồm một số phần trong các công việc của đơn vị để
từ đó làm cơ sở bước đầu cho nghề nghiệp tương lai của sinh viên, tích lũy và trao đổi
các kinh nghiệm làm việc thực tế trên giàn khoan với các anh kỹ sư.
1.2.2. Phương pháp tiến hành - tiến độ thực tập.

 Phương pháp tổ chức tiến hành thực tập
• Sinh viên được cán bộ hướng dẫn tạo điều kiện tìm hiểu tổng quan về cấu trúc,
quy mô và tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị thực tập.
• Sinh viên gặp gỡ trao đổi, tìm hiểu môi trường làm việc và công việc chính của
một kỹ sư chuyên ngành Khoan.
• Trao đổi và học hỏi kinh nghiệm trực tiếp từ cán bộ hướng dẫn hoặc gián tiếp
qua các báo cáo cho phép từ Xí nghiệp Khoan & Sửa giếng.
• Sinh viên nghiên cứu báo cáo được giao, vận dụng kiến thức được dạy trong
trường và hướng dẫn của cán bộ đơn vị để tìm hiểu thông tin.
• Viết báo cáo quá trình thực tập dưới sự hướng dẫn, đánh giá và sửa chữa của
cán bộ đơn vị.
 Tiến độ và kết quả công việc:
Quá trình thực tập từ ngày 11/07/2016 đến 31/08/2016. Vào ngày đầu tuần, cán bộ đơn
vị sẽ phân công sinh viên công việc cần tìm hiểu và cách thức nghiên cứu. Vào tuần
cuối cùng, sinh viên phải hoàn thành báo cáo hoàn chỉnh để cán bộ đơn vị đánh giá,
góp ý và sửa chữa. Qua đó, sinh viên đạt được những kiến thức chung về quy trình,
cách thức làm việc thực tế của kỹ sư trong Xí nghiệp Khoan & Sửa giếng.
1.2.3. Những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm mà sinh viên thu thập được
trong quá trình thực tập
a) Phòng Công nghệ Khoan – Sửa giếng:

Trịnh Đắc Trường


7


Báo cáo thực tập sản xuất

Hình 1.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng Công nghệ Khoan – Sửa giếng
 Chức năng Bộ phận CN Khoan:
• Điều hành việc thi công Khoan các giếng khoan trên giàn khoan.
• Lập các kế hoạch chuẩn bị thân giếng khoan, kế hoạch thả và gia cố cột ống
chống cho các giếng khoan.
• Lập các kế hoạch đổ cầu xi măng khắc phục sự cố ở các giàn khoan.
• Lập đơn hàng mua sắm xi măng cho toàn bộ giếng thi công trong cả năm.
• Tư vấn, giám sát, cung cấp nhân lực điều hành công việc Khoan các giếng
khoan trên giàn thuê.
• Báo cáo, tổng kết thi công của các giếng khoan.

 Chức năng Bộ phận phụ trách CN Sửa giếng:
• Điều hành việc thi công các công việc liên quan đến Sửa chữa giếng trên các
giàn khoan.
• Lập các kế hoạch làm việc cho công việc sửa giếng.
• Báo cáo, tổng kết thi công các giếng Sửa chữa.
• Tư vấn, giám sát, cung cấp nhân lực điều hành công việc Sửa chữa giếng cho
các nhà thầu.

Trịnh Đắc Trường

8



Báo cáo thực tập sản xuất

 Thiết đồ kỹ thuật - địa chất:

Trịnh Đắc Trường

9


Báo cáo thực tập sản xuất

Hình 1.3: Thiết đồ kỹ thuật - địa chất thuật

Trịnh Đắc Trường

10


Báo cáo thực tập sản xuất

 Quy trình khoan và kế hoạch chống các cấp ống chống từ giàn Jack-up:
1. Khoan thân trần 36 inches.
2. Thả cấp ống chống định hướng 30 inches. Vòng dừng 30 inches phải được định vị
đúng vị trí (kiểm tra bằng thợ lặn), nên gần đáy biển nhưng vẫn cách phía trên mudline
khoảng 5 ft. Cấp ống chống 30 inches có vị trí mudline bơm rửa cách đáy biển khoảng
2-5 m. Lắp đặt hệ thống phân nhánh 29-1/2 inches để điều tiết dòng dung dịch hồi về.
3. Khoan thân trần 26 inches.
4. Thả cấp ống chống bề mặt 20 inches. Hanger 20 inches tì lên trên vòng dừng 30
inches. Bơm trám xi măng. Vặn washports 20 inches bằng cách xoay bộ khoan cụ theo
chiều kim đồng hồ 2.5 vòng. Bơm rửa khu vực chân đế, bơm chất chậm đông, đóng

washports, kiếm tra ống chống 20 inches xem có bị móp méo hay bị lủng không.
5. Gỡ bỏ hệ thống phân nhánh 29-1/2 inches và lắp đặt cấp wellhead đầu tiên. Lắp đặt
BOP và kiểm tra.
6. Khoan thân trần 17-1/2 inches.
7. Thả cấp ống chống 13-3/8 inches. Hanger 13-3/8 inches tì lên trên hanger 20 inches.
Bơm trám xi măng. Vặn washports 13-3/8 inches bằng cách xoay bộ khoan cụ theo
chiều kim đồng hồ 6 vòng. Bơm rửa khoảng không vành xuyến giữa ống 20 inches và
13-3/8 inches, bơm chất chậm đông, đóng washports, kiểm tra ống chống 13-3/8
inches xem có bị móp méo hay bị lủng không.
8. Gỡ bỏ BOP, lắp đặt hanger 13-3/8, cắt phần ống chống 13-3/8 dư, lắp đặt packoff.
9. Lắp đặt mặt bích ống chống 9-5/8 và kiểm tra. Lặp đặt cấp BOP 13-3/8 và kiểm tra.
10. Khoan thân trần 12-1/4 inches.
11. Thả cấp ống chống 9-5/8 inches. Hanger 9-5/8 inches tì lên trên hanger 13-3/8
inches. Bơm trám xi măng. Vặn washports 9-5/8 inches bằng cách xoay bộ khoan cụ
theo chiều kim đồng hồ 6 vòng. Bơm rửa khoảng không vành xuyến giữa ống 13-3/8
inches và 9-5/8 inches, bơm chất chậm đông, đóng washports, kiếm tra ống chống 95/8 inches xem có bị móp méo hay bị lủng không.

Trịnh Đắc Trường

11


Báo cáo thực tập sản xuất

12. Gỡ bỏ BOP, lắp đặt hanger 9-5/8, cắt phần ống chống 9-5/8 dư, lắp đặt packoff.
Lắp đặt lại BOP và kiểm tra.
13. Khoan thân trần 8-1/2 vào tầng sản phẩm.
14. Thả và lắp đặt packer khai thác.
15. Thả bộ dụng cụ kiểm tra xuống và SCSSV (Surface Controlled Subsurface Safety
Valve - Van an toàn dưới giếng khống chế từ trên mặt đất được đặt ở dưới đầu giếng

dùng để ngăn dòng chảy không được khống chế không trào lên, van hoạt động bằng
cơ, điện hoặc thủy lực). Kiểm tra khả năng khai thác của giếng.
16. Kéo bộ dụng cụ kiểm tra lên và tạm đóng giếng bằng các cầu xi măng.
17. Gỡ bỏ packoff 9-5/8. Sử dụng spear casing (một dụng cụ cứu kẹt có ren ngoài) và
loại bỏ hanger. Vặn ren phải, tháo và kéo ra khỏi giếng riser 9-5/8.
18. Lặp lại bước 17 cho cấp ống chống 20 inches và 13-3/8 inches.
19. Lắp đặt corrosion caps (nắp chụp cho từng cấp ống chống).
20. Giật mạnh hoặc dùng thủy lực để tháo mối nối không ren đầu tiên phía trên
mudline. Kéo riser 30 inches lên.
21. Bơm dung dịch vào giếng và điền đầy với chất ức chế ăn mòn.
22. Giếng bây giờ có thể tiến hành lắp đặt thiết bị hoàn thiện giếng hoặc cây thông
khai thác.

 Một số lưu ý khi thả các cấp ống chống:
Các cấp ống chống phía trên và phía dưới cần có độ dày lớn: do phải chịu ứng suất
kéo và ứng suất nổ.
Các cấp ống chống ở khu vực giữa không cần quá dày nếu như khu vực đó không có
áp suất dị thường.
Định tâm mềm dùng cho giếng nghiêng và thân trần để tránh mài vào thành hệ. Trong
khi đó định tâm cứng để định tâm giữa các cấp ống chống.

Trịnh Đắc Trường

12


Báo cáo thực tập sản xuất

Các thông tin cần chú ý trong quy trình chống cấp ống chống 762 mm đối với một
giếng khoan X:


Hình 1.4: Quy trình chống ống 762 mm

Mục 4: thông số của bộ khoan cụ: choòng 660.4 mm, cần nặng 228.9 mm -18.8 m +
định tâm 660 mm, cần khoan 127 mm. Sử dụng choòng mở rộng thành hệ 914 mm với
hệ số mở rộng là 1.3.
Mục 5: chế độ khoan: G – tải trọng của bộ khoan cụ, N – tốc độ quay của bộ khoan cụ,
Q – lưu lượng tuần hoàn dung dịch (5 m đầu là 20 l/s, các mét tiếp theo là 55 – 65 l/s),
sau khi tiến hành bơm rửa xong sẽ bơm 10 -15 m 3 dung dịch có độ nhớt cao xuống để
bơm quét.
Mục 6: bơm dung dịch có tỉ trọng 1.06 -1.07 g/cm3 với độ nhớt khoảng 70 – 80 cp.
Mục 7: sau khi khoan đến mục tiêu, kéo bộ khoan cụ lên cách đáy biển 5 – 10 m chờ
khoảng 2 giờ (dừng kĩ thuật) để xem thành hệ có sạt lở không.
Mục 8: thả bộ khoan cụ lại xuống đáy, khoan doa xem có vấn đề gì không và bơm
dung dịch có tỉ trọng 1.06 – 1.07 g/cm3 xuống lần nữa.
Mục 11: tiến hành thả ống chống 762 mm xuống.

Trịnh Đắc Trường

13


Báo cáo thực tập sản xuất

Mục 12: bơm trám xi măng không cần nút trám, do sử dụng nước biển để bơm ép xi
măng xuống.

Các thông tin cần chú ý trong quy trình chống cấp ống chống 508 mm (cấp ống
chống 340 mm cũng tương tự) đối với một giếng khoan X:


Trịnh Đắc Trường

14


Báo cáo thực tập sản xuất

Trịnh Đắc Trường

15


Báo cáo thực tập sản xuất

Hình 1.5: Quy trình chống ống 340 mm
1/ Thông số giếng ban đầu.
Mục 3: đường kính ống chống trước đó.
Mục 4: chiều sâu thả ống chống trước đó.
Mục 5: đường kính của choòng khoan.
Mục 6: hệ số mở rộng thành hệ (nhân với đường kính choòng).
Mục 13: tải trọng kéo bộ khoan cụ.
Mục 17: nhiệt độ và áp suất đáy giếng.
2/ Vật tư và thiết bị cần thiết chuyển ra giàn.
Mục 2: bao gồm các thiết bị như sau.
- Vòng nút bao giữ ống chống (do những ống đầu tiên chưa đủ tải để kéo chấu chặt
xít).
- Mỡ bôi trơn ren.
- Đầu bơm trám.
- Khóa vặn cần bằng thủy lực hay khóa càng cua.
- Elevator.

- Cấp ống chống ngắn (để căn chỉnh chiều cao lắp đầu bơm trám ở trên bàn roto)
- Nút trám xi măng.
- Thiết bị thông ống (kiểm tra xem ống chống có bị móp méo bên trong hay không).
- Đầu nối bơm rửa (một đầu nối với ống chống một đầu nối với cần khoan).
- Định tâm cứng ở phía trên.
- Các định tâm mềm ở phần dưới khu ống chống đi qua thân trần.
- Vòng dừng (landing collar).
- Chân đế (float shoe).
Mục 6: lắp bộ khoan cụ để khoan doa mở rộng thành hệ.
Trịnh Đắc Trường

16


Báo cáo thực tập sản xuất

Mục 8: điều chỉnh thông số dung dịch khoan.
3/ Thả ống chống.
Mục 5: thứ tự thả: chân đế, 2 ống 508, vòng dừng, 1 ống 508, casing hanger, đoạn ống
tie-back (đoạn ống chống 508 mm nằm bên trong khu vực ống chống 762 mm), thả tất
cả đến mục tiêu.
Mục 6: thông số momen vặn ống chống.
Mục 7: tốc độ thả 0.6 m/s và thả không quá tải trọng 10 tấn.
Mục 8: ren BTC (ren có ở cấp 508 mm và 340 mm).
Mục 9: 5 ống đầu tiên sau khi vặn xong ren thì hàn chấm 4 điểm (do đây là những ống
chống sẽ tiếp xúc nhiều với đáy giếng nên sẽ dễ bị tháo ren ra).
Mục 10: thả khoảng 50m (khoảng 4 ống) thì tiến hành bơm đẩy dung dịch vào trong
ống chống để tránh ống bị bóp méo.
Mục 11: bơm rửa bên trong ống chống.
4/ Trám xi măng gia cố thành hệ.

Mục 1: lắp đầu bơm trám.
Mục 2: ép thử áp suất để đảm bảo ống chống kín (ép bằng nước biển khoảng 250 atm).
Mục 3: trám xi măng với tỉ trọng và thể tích theo tính toán.
Mục 5: bơm 6 m3 nước rửa thân ống, bơm 45.8 m3 vữa xi măng, bơm 42.4 m3 dung
dịch đẩy, bơm 4 m3 nước rửa với áp suất làm việc 25at, mở mudline, bơm rửa trong 12
giờ (tránh xi măng đông ở vị trí mudline), bơm 5 m3 chất chống đông ở ví trí mudline.
Mục 9: chờ 36 giờ để xi măng đông.
Chú ý: vòng dừng (landing collar) để cách chân đế ống chống khoảng 2 lần chiều dài
của một thân ống chống (khoảng 24 m). Để khi bơm trám xi măng, ở khu vực A sẽ có
một lượng xi măng nhất định tạo tải để lượng xi măng ở khoảng không vành xuyến
trong quá trình ngừng bơm trám và đông kết không bị chảy ngược vào lại cần khoan.

Trịnh Đắc Trường

17


Báo cáo thực tập sản xuất

Hình 1.6: Mô tả vị trí thiết lập vòng dừng (landing collar)
5/ Các công việc sau khi trám xi măng.
Mục 1: chờ xi măng đông và lắp thiết bị đầu giếng và BOP.
Mục 2: lắp choòng của cấp ống chống tiếp theo và thả xuống để tiến hành bơm rửa tại
vị trí chân ống chống 508 mm.

Các đặc điểm trong quy trình chống cấp ống chống ống lửng 194 mm đối với một
giếng khoan X:
Việc sử dụng ống chống lửng có thể tiết kiệm được thời gian cũng như chi phí thi công
khoan. Ngoài ra, còn có một lợi thế lớn trong việc sử dụng ống chống lửng đó là có thể
tiến hành sidetrack với đường kính giếng khoan lớn ở khu vực phía trên cấp ống chống

lửng.
Trước khi thả cấp 194 mm xuống đội khoan sẽ thả scraper có các múi khế xuống khu
vực A, khi gia áp bằng dung dịch, các múi khế sẽ bung ra để làm sạch khu vực chân đế
của cấp ống chống 245 mm.

Trịnh Đắc Trường

18


Báo cáo thực tập sản xuất

Ống chống lửng 194 mm được thả xuống bằng cần khoan. Sau đó, một viên bi sẽ được
thả xuống để đến khu vực B có vòng dừng (landing collar), tiếp đến là gia áp đến
khoảng 120 at để mở chấu rồi ấn tải khoảng 4-5 tấn để các chấu bám chặt vào cấp ống
chống 245 mm, giúp treo giữ cấp ống chống lửng 194 mm.
Sau đó tiến hành gia tải và xoay trái cần khoan để tháo ren kết nối giữa cần khoan và
cấp ống chống lửng.
Kéo cần khoan lên khoảng 3-4 m, tiến hành bơm rửa trước khi trám xi măng (áp suất
bơm rửa không được vượt quá 170 at, để tránh làm nút trám trên ở trong cần khoan tụt
xuống chạm nút trám dưới ở vị trí chân đế ống chống 245 mm).
Tiến hành trám xi măng ống chống lửng 194 mm, khi đã bơm hết khối lượng xi măng
tính toán, tiến hành gia áp lên trên 200 at để nút trám trên đi xuống trạm nút trám dưới.

Một số sự cố trong việc thi công cấp ống chống lửng 194 mm:
Khi tiến hành tháo trái mối nối giữa cần khoan và ống chống lửng, do tải trọng của các
cấp ống 194 mm khá nhẹ (chỉ khoảng 8 tấn) nên ren không tháo ra hết, nên rất có thể
lúc kéo cần khoan lên có thể kéo luôn cả cấp 194 mm này lên luôn và sau đó cả cấp
ống chống này có thể rơi tự do xuống lại.
Cấp ống lửng 194 mm ở dưới sâu, nếu như việc trám xi măng không kín, khí sẽ rất dễ

xâm nhập. Vì vậy cách sử lý là trong thời gian chờ xi măng đông, hệ thống BOP sẽ
đóng và được gia áp lên khoảng 40-50 at để khí không xâm nhập vào, cùng lúc này sẽ
lặp đặt packer nổ ở ống chống đầu tiên của cấp ống chống lửng 194 mm.

Trịnh Đắc Trường

19


Báo cáo thực tập sản xuất

Thả cấp ống lửng 194 mm không xuống đáy được do thành hệ bị móp méo (phải tiến
hành kéo toàn bộ lên và doa lại thành hệ, do bên Vietsovpetro nếu vừa thả vừa xoay sẽ
tháo ren trái đầu nối cần khoan và cấp ống chống lửng).

b) Phòng Khoan xiên:
Magnetic and gravity toolface được sử dụng trong khoan định hướng để mô tả quỹ đạo
của giếng.
Magnetic toolface: góc tạo bởi hình chiếu của bộ khoan cụ lên mặt phẳng nằm ngang
và phương Bắc, áp dụng cho giếng có góc nghiêng (inclination) < 5o.

Hình 1.7: Magnetic toolface

Trịnh Đắc Trường

20


Báo cáo thực tập sản xuất


Gravity toolface (high-side toolface): áp dụng cho giếng có góc nghiêng (inclination)
> 5o. High side: hướng tăng góc nghiêng, low side: hướng giảm góc nghiêng.

Hình 1.8: Gravity toolface

Toolface = 0o: bộ dụng cụ đáy khi khoan làm sẽ tăng góc nghiêng của giếng, nhưng
góc phương vị không đổi.

Hình 1.9: Số chỉ trên Toolface là 0o

Trịnh Đắc Trường

21


Báo cáo thực tập sản xuất

Toolface = 180o: bộ dụng cụ đáy khi khoan làm sẽ giảm góc nghiêng của giếng, nhưng
góc phương vị không đổi.

Hình 1.10: Số chỉ trên Toolface là 180o

Toolface = 90o hoặc = 270o: bộ dụng cụ đáy khi khoan sẽ rẽ phải/trái để tăng/ giảm góc
phương vị nhưng vẫn giữ nguyên góc nghiêng của giếng.

Hình 1.11: Số chỉ trên Toolface là 90o và 270o

Trịnh Đắc Trường

22



Báo cáo thực tập sản xuất

Toolface = 0o -> 90o hoặc 270o -> 360o: bộ dụng cụ đáy khi khoan sẽ rẽ phải/trái để
tăng/ giảm góc phương vị và tăng góc nghiêng của giếng

Hình 1.12: Số chỉ trên Toolface là 45o và 315o

Toolface = 90o -> 180o hoặc 180o -> 270o: bộ dụng cụ đáy khi khoan sẽ rẽ phải/trái để
tăng/ giảm góc phương vị và giảm góc nghiêng của giếng

Hình 1.13: Số chỉ trên Toolface là 135o và 225o

Trịnh Đắc Trường

23


Báo cáo thực tập sản xuất

 Một số sự cố điển hình trong khi khoan và cách xử lý:
• Khi bị mất dung dịch hoàn toàn:
Tiến hành tắt bơm.
Kéo toàn bộ bộ khoan cụ lên khu vực có ống chống.
Bơm và tuần hoàn dung dịch có tỉ trọng nhẹ, nếu hiện tượng mất dung dịch vẫn
diễn ra thì dùng LCM.
• Khi khoan qua tầng cát kết (tầng có độ thấm cao, sẽ làm dung dịch mất nước, dẫn
đến kẹt dính. Cách xử lý là sử dụng chất làm giảm độ thải nước, chất bôi trơn và
làm tăng độ dày lớp mud cake.

• Góc nghiêng của giếng dễ gặp sự cố nhất là từ 40 o – 60o: ở khu vực nghiêng dễ
hình thành cutting bed. Cách xử lý là dung dung dịch nặng nhưng loãng (dung
dịch có chất làm nặng nhưng độ nhớt thấp).
• Hiện tượng kẹt lòng máng trong giếng khoan nghiêng: ở vị trí cong của giếng,
phần cần khoan cạ vào thành giếng sẽ tạo một lòng máng có đường kính nhỏ hơn
đường kính giếng. Nên khi kéo bộ khoan cụ lên, nếu kéo quá nhanh thì theo quán
tính phần bộ dụng cụ đáy có đường kính lớn hơn cần khoan sẽ đi qua khu vực
lòng máng, dẫn đến bộ khoạn cụ bị kẹt.
c) Xưởng cần ống và sửa chữa bộ khoan cụ:

Hình 1.14: Cấp ống chống 30 inches

Trịnh Đắc Trường

Hình 1.15: Cấp ống chống 20 inches

24


Báo cáo thực tập sản xuất

Hình 1.16: Cấp ống chống 13-3/8 inches

Hình 1.17: Cấp ống chống 9-5/8

inches

Hình 1.18: Cấp ống chống khai thác 4-1/2 inches

Ống chống bẹp: là ống chống được thu nhỏ đường kính bằng cách làm bẹp đi để có thể

thả lọt vào trong cột ống chống cũ.

• Sử dụng dãn ống bằng áp suất bơm qua cần: Sử dụng máy bơm khoan nâng dần áp
suất từ 50 - 150 at, áp suất sẽ làm các ống tự dãn tròn ra, tăng đường kính ống
chống.

Trịnh Đắc Trường

25


×