Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Giáo trình công nghệ sửa chữa và bảo dưỡng ô tô chương 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (563.42 KB, 8 trang )

CHƯƠNG III
THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ BẢO
DƯỢNG VÀ SỬA CHỮA Ô TÔ
Nội dung bảo dưỡng kỹ thuật của từng cấp được thực hiện cưỡng bức theo chế độ
bảo dưỡng đã ban hành, áp dụng chung cho các xí nghiệp.
Nội dung bảo dưỡng được bố trí theo trình tự dựa trên cơ sở trang thiết bò của xí
nghiệp, biện pháp tổ chức sản xuất… để đạt được yêu cầu kỹ thuật đã đề ra thì gọi là
quy trình bảo dưỡng kỹ thuật. Như vậy một quy trình bảo dưỡng kỹ thuật phải gắn liền
với thời gian thực hiện, trình độ, trang thiết bò kỹ thuật, biện pháp tổ chức… chính vì vậy
mà quy trình ở các nhà máy khác nhau sẽ không giống nhau hoặc trong cùng một nhà
máy nhưng ở các thời điểm khác nhau cũng sẽ có những chỗ khác nhau. Cho nên quy
trình công nghệ bảo dưỡng cần luôn đổi mới theo tiến bộ kỹ thuật chung của ngành
hoặc có sự đổi mới công nghệ ở nhà máy, hoặc thay đổi số lượng, chủng loại xe hoặc
điều kiện khai thác thay đổi khác nhau. Mục đích của việc thiết kế quy trình công nghệ
bảo dưỡng nhằm nâng cao chất lượng bảo dưỡng, tiết kiệm các chi phí, giảm thời gian
xe nằm bảo dưỡng.

I. CÁC TƯ LIỆU CẦN THIẾT ĐỂ LẬP QUY TRÌNH BẢO DƯỢNG KỸ THUẬT
1.1. Những tư liệu về tổ cức sản xuất
Những tư liệu về tổ chức sản xuất bao gồm:

Số, kiểu, loại xe cần bảo dưỡng kỹ thuật.

Số lượng xe của một loại cần bảo dưỡng đối với mỗi cấp trong một ngày
đêm.

Trình độ bậc thợ, mức độ chuyên môn hóa của của thợ, số lượng thợ.

Mức độ ưu tiên khác nhau giữa thời gian xe nằm và chi phí sản xuất.

Tình hình trang thiết bò, cung cấp vật tư, nguyên liệu…


Những tư liệu này làm cơ sở quyết đònh phương án tổ chức để từ đó thiết kế quy
trình bảo dưỡng cho phù hợp.
1.2. Những tư liệu về kỹ thuật
Chế độ bảo dưỡng hiện hành, xu thế phát triển của chẩn đoán, bảo dưỡng kỹ thuật,
đặc điểm khai thác và sử dụng xe của xí nghiệp.
Các đặc tính và yêu cầu kỹ thuật của các chi tiết lắp ghép, các cụm, các tổng
thành, các thông số kỹ thuật để kiểm tra, điều chỉnh…
II. THỨ TỰ VÀ NỘI DUNG THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ BẢO DƯỢNG
KỸ THUẬT
2.1. Lựa chọn các phương pháp tổ chức sản xuất
Với mỗi phương pháp tổ chức khác nhau ta có thể thực hiện được nội dung bảo
dưỡng kỹ thuật theo một trình tự, phương thức khác nhau. Dựa vào điều kiện thực tế của
xí nghiệp ta lựa chọn phương pháp tổ chức sản xuất cho phù hợp tại trạm bảo dưỡng
(vạn năng, chuyên môn hóa, hoặc chuyên môn hóa theo tổng thành…).


2.2. Xây dựng chỉ tiêu kỹ thuật của quy trình
Khi đã lựa chọn được phương pháp tổ chức sản xuất ta tiến hành xây dựng các chỉ
tiêu kỹ thuật của quy trình theo:
+
Lựa chọn phân bố đònh mức thời gian, nhân lực
+
Nghiên cứu nội dung bảo dưỡng các cấp.
+
Nghiên cứu bản vẽ kết cấu để xác đònh phương pháp tháo lắp cần thiết khi
bảo dưỡng,
+
Dựa vào phương pháp tổ chức sản xuất đã chọn, dựa vào công việc ta lựa
chọn đònh mức thời gian cho phù hợp với trình độ bậc thợ.
+

Xác đònh các tiêu chuẩn kỹ thuật, thông số và giá trò kiểm tra, điều chỉnh.
2.3. Lựa chọn các thiết bò cơ bản, các thiết bò công nghệ
Dựa vào kiểu mác xe, số lượng xe, điều kiện của xí nghiệp để trang bò những thiết
bò phù hợp với phương pháp tổ chức sản xuất để phát huy hết tính năng tác dụng của
thiết bò.
2.4. Xây dựng sơ đồ công nghệ của quy trình bảo dưỡng
Sơ đồ công nghệ của quy trình bảo dưỡng tốt nhất là thể hiện dưới dạng sơ đồ tháo
lắp kết hợp với bảo dưỡng. Tuy nhiên về nội dung khi bảo dưỡng không tháo hoặc lắp
tất cả các chi tiết như khi sửa chữa lớn.
Trên sơ đồ phải chỉ rõ được thời điểm, đối tượng bắt đầu tác động và thời điểm, đối
tượng kết thúc tác động bảo dưỡng kỹ thuật. Chỉ rõ thứ tự, thời gian hoàn thành các công
việc bảo dưỡng. Kiểm tra, điều chỉnh hoặc người ta lập sơ đồ công nghệ theo dạng bắt
đầu và kết thúc là tổng thành hoặc cụm.
2.5. Tiến hành bảo dưỡng kỹ thuật theo mẫu đã lập
Dựa vào các bước tính toán ta tiến hành lấy nhóm công nhân cần thiết như đã tính
để bảo dưỡng mẫu quy trình công nghệ đã lập và theo dõi, bấm giờ để hiệu chỉnh lại các
tính toán ban đầu cho phù hợp với điều kiện kỹ thuật, đảm bảo chất lượng.
2.6. Lập phiếu công nghệ
Sơ đồ công nghệ có tính tổng quát giúp cho người tổ chức giám sát, theo dõi nhưng
chưa đầy đủ vì vậy phải lập phiếu công nghệ chi tiết hơn.
Trong phiếu công nghệ sẽ chỉ rõ thứ tự, vò trí, chi tiết, nội dung thao tác, trang thiết
bò sử dụng, tiêu chuẩn kỹ thuật, số lượng thợ, cấp bậc thợ, thời gian hoàn thành của từng
công việc và toàn bộ quy trình.
Sơ đồ công nghệ và phiếu công nghệ là hai văn bản chính thức và đầy đủ của một
quy trình bảo dưỡng kỹ thuật.
Ngoài ra người ta dựa vào điều kiện thực tế có khi cần thiết thêm những dụng cụ,
đồ gá chuyên dùng để sử dụng nhằm nâng cao năng suất lao động và chất lượng bảo
dưỡng kỹ thuật.
III. CÁC THIẾT BỊ DÙNG TRONG BẢO DƯỢNG VÀ SỬA CHỮA
Trong bảo dưỡng và sửa chữa thường xuyên ta giới thiệu hai loại thiết bò:



-

Thiết bò cơ bản trên trạm bảo dưỡng và sửa chữa.
Thiết bò công nghệ.

3.1. Thiết bò cơ bản dùng trên trạm bảo dưỡng và sửa chữa
Là các thiết bò phụ gián tiếp tham gia vào quá trình bảo dưỡng và sửa chữa.
3.1.1. Hầm bảo dưỡng
Hầm bảo dưỡng là thiết bò vạn năng thường dùng ở các xí nghiệp vận tải ô tô, các
trạm bảo dưỡng, dùng để kiểm tra ở trạm đăng kiểm. Nó đảm bảo đồng thời cho phép
thực hện các công việc từ mọi phía.
Phân loại hầm:
Theo chều rộng: hầm rộng, hầm hẹp.
Theo cách xe vào, ra: hầm tận đầu và hầm thông qua
Theo kết cấu có: hầm ở giữa hai bánh xe, hầm ở hai bên cạnh xe, hầm
nâng, hầm treo bánh xe.

Hình 3.1. Các loại hầm dùng trong bảo dưỡng và sửa chữa.
Các loại hầm có thể làm độc lập hoặc giữa các hầm có hào nối thông các hầm với
nhau. Nó có ưu điểm: tính vạn năng của hầm, có thể tiến hành cùng một lúc các công
việc ở mọi phía đều đảm bảo an toàn, tránh bệnh nghề nghiệp của công nhân. Bên cạnh
đó còn có nhược điểm: khả năng chiếu sáng và thông gió tự nhiên kém, kết cấu hầm
phức tạp, tốn diện tích, cản trở đến việc quy hoạch mặt bằng sản xuất.
3.1.2 Cầu cạn
Cầu cạn là cầu nâng bố trí cao hơn mặt đất từ 0,7 – 1,4 m có độ dốc (20 – 25)% để
ô tô lên xuống dễ đàng.
Cầu cạn có thể làm bằng gỗ, thép để di chuyển hoặc xây bằng gạch, bê tông, có
loại tận đầu hoặc thông qua. Cầu cạn có ưu điểm; cấu tạo đơn giản, có thể di chuyển

được, thuận tiện cho việc bảo dưỡng phía dưới và hai bên nhưng còn tồn tại bánh xe
không được nâng lên, có độ dốc để lên xuống nên chiếm diện tích lớn.
3.1.3. Thiết bò nâng hạ
Thiết bò nâng dùng để nâng ô tô lên khỏi mặt sàn với độ độ cao nào đó để thuận
tiện cho bảo dưỡng và sửa chữa. thiết bò nâng có thể cố đònh, di chuyển, xách tay, có
loại dẫn động cơ khí, thủy lực hoặc dẫn động bằng điện. Thường dùng nhất hiện nay là
thiết bò nâng dẫn động bằng điện và thủy lực, nó nâng xe lên bằng cách đỡ ở các bánh
xe, giữa hai bánh xe hoặc đỡ ở khung ngang.


Hình 3.2. Các thiết bò nâng hạ.
a, b: thiết bò nâng thủy lực loại 1 pit-tông, 2 pit-tông
c: thiết bò nâng kiểu điện loại 2 trục.
d: thiết bò nâng kiểu điện loại 4 trục.
3.1.4. Cầu lật
Dùng để nghiêng ô tô dưới những góc khác nhau nhưng không lớn hơn 60 o. Cầu có
thể được dẫn động bằng cơ khí, ở hình 3.3a hoặc dẫn động bằng điện 3.3b

Hình 3.3. (a): dẫn động cơ khí: (b): dẫn động điện.
Chú ý: khi dùng cầu lật phải tháo ắc quy ra khỏi xe, đồng thời nút kín các lỗ đổ
dầu, nước, dầu phanh nhiên liệu…
3.1.5. Kích nâng thủy lực
Loại kích nâng từng cầu (hoặc từng bánh xe) để bảo dưỡng, sửa chữa chỉ rõ trên
hình 3.4.


Hình 3.4. Kích nâng từng cầu.
1- van xả; 2- tay cầm; 3- vít; 4- phớt làm kín; 5- cần; 6- xy lanh;
7- vỏ kích; 8- nắp kín; 9- trục vít nâng; 10- đế đỡ; 11- lỗ; 12- van nạp;
13- pit-tông bơm dầu; 14- lỗ để lắp với tay bơm; 15- tay bơm;

16- xy lanh bơm dầu; 17- đế kích; 18- van bơm dầu vào.
3.2. Các thiết bò công nghệ dùng trong bảo dưỡng và sửa chữa thường xuyên.
Các thiết bò công nghệ là các thiết bò trực tiếp tham gia vào tác động của quá trình
công nghệ bảo dưỡng và sửa chữa nó bao gồm thiết bò rửa xe, tra dầu mỡ, cấp phát
nhiên liệu, băng chuyền và bằng chạy rà…
3.2.1. Thiết bò rửa xe
Rửa xe được thực hiện theo đònh kỳ trước khi vào các cấp bảo dưỡng và sửa chữa
hoặc sau những hành trình làm việc xe bò bám bùn hoặc chở những vật liệu gây ăn mòn
hóa học… mục đích rửa xe để bảo vệ lớp sơn của vỏ xe, hạn chế sự ô xy hóa các thiết bò
bám bùn đất. Có các thiết bò rửa như: giàn phun, chỗi lau mặt bên và chỗi lau phía trên.
3.2.2. Băng chuyền
Băng chuyền dùng để di chuyển ô tô từ vò trí này sang vò trí khác tên các tuyến
bảo dưỡng kỹ thuật. Có loại băng chuyền chuyển động liên tục với tốc độ thấp, thường
dùng trong bảo dưỡng thường xuyên và loại băng chuyền gián đoạn có chu kỳ, thường
dùng trong bảo dưỡng cấp 1, cấp 2.


Hình 3.6. Một số loại băng chuyền.
(a) băng chuyền kéo; (b) băng chuyền nâng; (c) băng chuyền chòu lực.
Băng chuyền kéo hình (a) người nối pơxốc của ô tô ở phía trước với dây cáp 2
và băng chuyền với móc khóa 1.
Băng chuyền nâng hình (b) loại này thường dùng trong bảo dưỡng cấp 2, bánh xe ô
tô được đặt ngang trên băng chuyền, thường dùng loại băng chuyền nâng chuyển động
dọc nhưng cũng có loại chuyển động ngang.
Băng chuyền chòu tải hình (c), loại này thường dùng trong bảo dưỡng cấp 2, có thể
làm việc ở phía dưới và bên cạnh được thuận lợi, cầu xe được mở khóa với băng chuyền
và chuyển động cùng băng chuyền.
3.2.3. Thiết bò kiểm tra và chạy rà
a. Thiết bò kiểm tra, chẩn đoán kỹ thuật.
Mục đích:

- Xác đònh xe có cần bảo dưỡng hay sửa chữa không.
- Xác đònh khối lượng công việc, khối lượng lao động trong bảo dưỡng và sửa
chữa nhỏ.
- Đánh giá chất lượng công tác sau khi bảo dưỡng và sửa chữa.
b. Thiết bò chạy rà, thử nghiệm
Các thiết bò chạy rà, thử nghiệm được dùng để nghiên cứu, thử nghiệm các tổng
thành, ô tô sau khi chế tạo hoặc sau khi bảo dưỡng và sửa chữa chúng.


Mục đích thiết bò này là giúp cho việc đánh giá chất lượng công tác chế tạo, sửa
chữa lắp ráp. Vì vậy thiết bò này mang chức năng chạy rà, thử nghiệm.
c. Thiết bò tra dầu, mỡ, cấp nhiên liệu
 Thiết bò tra dầu, mỡ gồm:
Thiết bò bơm mỡ và thiết bò tra dầu. Thiết bò bơm mỡ dùng để bơm mỡ vào những
nơi bôi trơn bằng mỡ như: ổ bi của khớp các-đăng, chốt chuyển hướng, ổ bi của bạc mở
ly hợp…

Hình 3.7. Bơm mỡ bằng tay.
1- dầu bơm để tỳ vào các vú mỡ; 2- ống dẫn mỡ; 3- van bi một chiều;
4- pit-tông bơm; 5- êcu; 6- lỗ dẫn mỡ; 7- tay đẩy; 8- lò xo; 9- xy lanh chứa mỡ;
10- nắp đậy; 11- tay bơm; 12- pit-tông của xy lanh

Hình 3.8. Bơm mỡ điện cơ.
1- các bánh răng truyền động; 2- van một chều; 3- động cơ điện; 4- lưới lọc mỡ;
5- cánh vít xoắn vận chuyển mỡ; 6- pit-tông bơm mỡ; 7- xy lanh bơm mỡ; 8- con
đội gắn với pit-tông bơm; 9- cánh gạt mỡ; 10- thùng đựng mỡ; 11- cam lệch tâm
dẫn động pit-tông bơm mỡ; 12- vỏ.
 Thiết bò tra dầu : Thiết bò tra dầu bằng tay cấp dầu với khối lượng ít



Hình 3.9. Thiết bò tra dầu bằng tay.
a- dùng cho những nơi cần dung tích dầu lớn;
b- dùng cho những nơi cần dung tích dầu nhỏ;

Hình 3.10. Thiết bò tra dầu.
1- thùng chứa dầu; 2- ống hút
3- động cơ điện và bơm dầu; 4- lọc dầu;
5- cột cấp dầu; 6- đồng hồ báo
mức dầu đã cấp; 7- súng tra dầu;
8- công tắc.
Thiết bò tra dầu có nhiệm vụ tra dầu vào cacte dầu của: động cơ, hộp số, cầu chủ
động, hộp tay lái… mỗi khi thay dầu hoặc bổ sung dầu.
Khi cấp dầu với khối lượng lớn người ta dùng thiết bò tra dầu.
Hình 3.10 giới thiệu cột tra dầu động cơ, dầu từ thùng chứa được bơm hút đưa đến
cột tra dầu, trong cột có súng tra dầu và đồng hồ báo mức dầu đã cấp.
 Thiết bò cấp nhiên liệu
Thông thường nhiên liệu được chứa trong các thùng có dung tích lớn chôn ngầm
dưới đất.
Cột nhiên liệu đặt trên mặt đất, nhiên liệu được hút lên qua hệ thống bơm dẫn
động bằng động cơ điện. Trên cột nhiên liệu có đồng hồ đếm số lượng nhiên liệu đã cấp
hoặc được chỉ thò bằng số trên màng hiển thò và tổng giá thành phải trả như đại bộ phận
các trạm bán xăng dầu hiện nay ta đang sử dụng.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Trình bày những tư liệu cần thiết để để lập quy trình bảo dưỡng kỹ thuật.
2. Trình bày nội dung thiết kế quy trình công nghệ bảo dưỡng kỹ thuật.
3. Nêu những thiết bò dùng trong bảo dưỡng và sửa chữa thường xuyên.




×