Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Quản lý trường hợp đối với trẻ em mồ côi từ thực tiễn Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Sóc Trăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (579.28 KB, 95 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN NGỌC THƠ

QUẢN LÝ TRƢỜNG HỢP ĐỐI VỚI TRẺ EM MỒ CÔI
TỪ THỰC TIỄN TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI
TỈNH SÓC TRĂNG

Chuyên ngành: Công tác xã hội
Mã số: 60.90.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HÀ THỊ THƢ

HÀ NỘI, 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
ghi trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa
từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

NGUYỄN NGỌC THƠ


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1


Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TRƢỜNG HỢP ĐỐI
VỚI TRẺ EM MỒ CÔI ............................................................................................... 9
1.1. Trẻ em mồ côi: khái niệm và đặc điểm .................................................................... 9
1.2. Lý luận về quản lý trường hợp đối với trẻ em mồ côi ........................................... 12
1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng quản lý trường hợp đối với trẻ em mồ côi .................... 25
1.4. Cơ sở pháp lý về quản lý trường hợp đối với trẻ em mồ côi ................................. 28
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TRƢỜNG HỢP ĐỐI VỚI TRẺ EM
MỒ CÔI TẠI TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI TỈNH SÓC TRĂNG .............. 31
2.1. Vài nét về địa bàn và khách thể Nghiên cứu.......................................................... 31
2.2. Thực trạng thực hiện nhiệm vụ quản lý trường hợp đối với trẻ em mồ côi .......... 35
2.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý trường hợp đối với trẻ em mồ côi
tại Trung tâm Bảo trợ Xã hội tỉnh Sóc Trăng ............................................................... 51
Chƣơng 3: BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TRƢỜNG HỢP
TRẺ EM MỒ CÔI TỪ THỰC TIỄN TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI TỈNH
SÓC TRĂNG ............................................................................................................... 65
3.1. Biện pháp nâng cao nhận thức .............................................................................. 65
3.2. Biện pháp giáo dục đào tạo .................................................................................... 67
3.3. Biện pháp nâng cao năng lực, trình độ cho nhân viên công tác xã hội .................. 68
3.4. Biện pháp Tăng cường công tác hỗ trợ nguồn lực ................................................. 69
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 75
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 77


DANH MỤC CÁC CHỮ VIỀT TẮT

BTXH: Bảo trợ xã hội
CBCTXH: Cán bộ công tác xã hội

CTXH: Công tác xã hội

CSVC: Cơ sở vật chất
NVCTXH: Nhân viên công tác xã hội
NVQLTH: Nhân viên quản lý trường hợp
QLTH: Quản lý trường hợp
TEMC: Trẻ em mồ côi
TTBTXH: Trung tâm Bảo trợ xã hội


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
Bảng 2.1.

Tên bảng
Các nguồn thu thập thông tin về trẻ em mồ côi

35

Bảng 2.2.

Các phương pháp thu thập thông tin của NVQLTH

37

Bảng 2.3.

Các nội dung thông tin cần thu thập

38


Bảng 2.4.

NVQLTH tìm hiểu các nhu cầu của trẻ em mồ côi

40

Bảng 2.5.

Các nội dung đánh giá về trẻ em mồ côi

41

Bảng 2.6.

Các bước trong xây dựng kế hoạch trợ giúp của NVQLTH

43

Bảng 2.7.

Các hoạt động thực hiện kế hoạch trợ giúp của NVQLTH

45

Bảng 2.8.

Các tiêu chí đánh giá cuối kỳ trong QLTH đối với TEMC

47


Bảng 2.9.

Các tiêu chí kết thúc QLTH đối với trẻ em mồ côi

49

Trang

Bảng 2.10. Các công việc cần làm của NVQLTH khi kết thúc quy trình
quản lý trường hợp

50

Bảng 2.11. Mức độ các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý trường hợp đối

52

với trẻ em mồ côi (xếp theo thức bậc
Bảng 2.12. Các yếu tố thuộc về bản thân trẻ em mồ côi

55

Bảng 2.13. Yếu tố thuộc về bản thân nhân viên quản lý trường hợp

56

Bảng 2.14. Năng lực đáp ứng của Trung tâm

58


Bảng 2.15. Nhận thức của cộng đồng chính quyền địa phương

61

Bảng 2.16. Các nội dung cần thực hiện trong quản lý trường hợp

62


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất nước ngày một phát triển, sự phân hóa giàu nghèo, phân tầng xã hội vì
thế cũng diễn ra với tốc độ nhanh chóng, làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội cần phải
quan tâm và giải quyết. Đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong đó
có trẻ em mồ côi ngày càng gia tăng, sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói “Trẻ
em như búp trên cành, biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”. Câu nói như một
lời khuyên, lời nhắc nhở nhẹ nhàng không chỉ dành riêng cho các em, mà còn dành
cho chính các bậc cha mẹ và cộng đồng xã hội. Chính vì vậy trong các đạo lý truyền
thống của dân tộc, cũng như các chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước luôn
dành sự ưu tiên hàng đầu cho trẻ em, do đó đã ban hành nhiều chương trình, chính
sách, kế hoạch hành động nhằm gắn mục tiêu bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
với và các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, hệ thống cơ sở bảo trợ xã
hội dành cho trẻ em được hình thành rộng khắp cả nước là sự cụ thể hóa hành động
của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ
em, nhất là những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trong đó có trẻ mồ côi không nơi
nương tựa.
Theo báo cáo tổng kết năm 2015 của Cục Bảo trợ xã hội có khoảng 1,5 triệu
trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong đó có khoảng 350.000 trẻ em mồ côi,
trẻ em bị bỏ rơi không nơi nương tựa (10, tr.1). Tính đến năm 2015, trên địa bàn cả
nước triển khai quy hoạch phát triển mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội cho 63

tỉnh, thành phố; mạng lưới các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội được hình
thành, phát triển với 408 cơ sở trợ giúp xã hội công lập và ngoài công lập, trong đó
có 34 Trung tâm công tác xã hội nuôi dưỡng trên 20.000 trẻ em có hoàn cảnh đặc
biệt. Tuy vậy, mạng lưới cơ sở bảo trợ xã hội vẫn chưa thể đáp ứng kịp thời sự gia
tăng nhanh chóng về số lượng đối tượng trẻ em cần được bảo vệ đặc biệt là trẻ mồ
côi không nơi nương tựa [1, tr.6].
Sóc Trăng là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long với mật độ dân
số khoảng 1.300.000 người, có 4.432 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trong đó có 245

1


trẻ em mồ côi không nơi nương tựa [20, tr.2], có 3 dân tộc sinh sống Kinh, Hoa,
Khơme, trình độ dân trí thấp, mạng lưới công tác xã hội chỉ bố trí được 3 huyện thí
điểm, huyện Trần đề, huyện Thạnh Trị và thành phố Sóc Trăng và một Trung tâm
Bảo trợ xã hội của tỉnh.
Trung tâm Bảo trợ xã hội là cơ sở tổng hợp bao gồm 5 dạng đối tượng trong
đó có 60 là trẻ em mồ côi, tại đây các em được nuôi dưỡng chăm sóc cả về mặt thể
chất lẫn tinh thần, nhân viên xã hội tại Trung tâm chính là cầu nối để các em tiếp
cận với cộng đồng. Tuy nhiên cũng giống như một số Trung tâm trong cả nước,
Trung tâm chỉ chú trọng công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục nhằm đảm bảo
cho trẻ em được ăn no, ngủ ấm, được đến trường. Riêng công tác quản lý trường
hợp đối với trẻ em chưa được quan tâm đúng mức, có thực hiện công tác quản lý
trường hợp tại cơ sở nhưng theo tiến trình 5 bước chưa thực hiện đầy đủ, nhân viên
công tác xã hội chưa kết nối trẻ em với các nguồn lực bên ngoài, chưa đánh giá
được nhu cầu đích thực của trẻ em như nhu cầu đi học, nhu cầu vui chơi giải trí, nhu
cầu chăm sóc sức khỏe, nhu cầu học nghề, nhu cầu việc làm, nhu cầu về tình cảm
… để từ đó kết nối một cách có hiệu quả những nhu cầu và nguồn lực đó.
Từ những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài “Quản lý trường hợp đối với trẻ em
mồ côi từ thực tiễn Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Sóc Trăng” làm luận văn tốt

nghiệp chương trình thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trẻ em mồ côi là một trong những đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt nhận
được sự quan tâm của xã hội. Trong thời gian qua có rất nhiều công trình, đề tài,
báo cáo, bài viết khác nhau hướng tới đối tượng này.
Thứ nhất, công trình nghiên cứu, bài viết liên quan đến trẻ em nói chung
Nghiên cứu “Một số vấn đề cơ bản về trẻ em Việt nam”của tác giả Đặng
Bích Thủy (2010) đã chỉ ra những vấn đề xã mang tính gay gắt mà trẻ em đang phải
đối mặt như bất bình đẳng trong tiếp cận các cơ hội chăm sóc, bảo vệ, lao động
sớm, bị xâm hại, bị bỏ rơi… Qua nghiên cứu tác giả lý giải, phân tích, nguyên nhân
các vấn đề trẻ phải đối mặt từ góc độ chính sách, nhận thức, hành vi, hành động xã

2


hội đồng thời dự báo xu hướng, đề xuất giải pháp cho giai đoạn 2010-2020 nhằm
góp phần hạn chế và giải quyết vấn đề của trẻ em [25].
Bài viết “Kinh nghiệm của một số nước về hệ thống bảo vệ trẻ em” của tác
giả Nguyễn Hải Hữu (2012) cho thấy thực tế thực tế ở Australia, Thụy Điển, Hồng
Kông, việc hình thành hệ thống bảo vệ trẻ em liên quan rất nhiều đến các quy định
của pháp luật và chính sách hiện hành. Một trong những điểm mới trong bài viết là
khái niệm “Tư pháp thân thiện với trẻ em” [14].
“Một số kinh nghiệm quốc tế và những vấn đề đặt ra đối với việc phát triển
các dịch vụ công tác xã hội trong công tác bảo vệ trẻ em” của tác giả Đỗ Thị Ngọc
Phương (2012) nhận định tại Anh, Mỹ, úc, Philippines, Thái Lan, Singapore, Nhật
bản, Trung Quốc, việc cung cấp dịch vụ xã hội chủ yếu là trách nhiệm của các bộ
phận và cơ quan nhà nước. Tại các quốc gia này, cán bộ xã hội vẫn thực hiện chức
năng tham vấn tâm lý xã hội, nhưng lồng ghép đánh giá các nhu cầu phúc lợi xã hội
và quản lý việc tiếp cận với các dịch vụ đa dạng khác nhau [19].
“Báo cáo phân tích tình hình trẻ em ở Việt Nam”do INICEF thực hiện năm

2010 đã xem xét tình hình trẻ em dựa trên quan điểm các nguyên tắc chính về quyền
con người như bình đẳng, không phân biệt đối xử và trách nhiệm giải trình. Các cơ
sở chăm sóc cả công lập và dân lập có ở hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước dưới
nhiều hình thức như chăm sóc tại nhà, chăm sóc tập trung và các hình thức chăm
sóc hỗ trợ không chính thức khác. Tình trạng số lượng cho con nuôi ra nước ngoài
cao trong khi đây được quy định là biện pháp cuối cùng chỉ sử dụng khi không còn
cách nào khác. Ngoài ra báo cáo cũng chỉ ra rằng Việt Nam còn thiếu các quy định
cụ thể cho việc truy tố những đối tượng hoạt động môi giới cho nhận con nuôi trái
pháp luật [23].
Thứ hai, công trình nghiên cứu, bài viết liên quan đến trẻ em mồ côi
“Xây dựng môi trường bảo vệ trẻ em : đánh giá pháp luật và chính sách bảo
vệ trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt nam” do Bộ Lao động
Thương binh và Xã hội được sự giúp đỡ của UNICEF tổ chức biên soạn năm 2009.
Bài báo cáo nêu ra tổng quan tình hình trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ dễ bị tổn
thương trên thế giới và ở Việt nam. Đồng thời báo cáo còn cho chúng ta thấy các

3


hoạt động chăm sóc, bảo vệ trẻ em theo Công ước quốc tế về Quyền trẻ em ở Việt
Nam, các dịch vụ hỗ trợ các trẻ như trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi, trẻ bị lạm dụng và trẻ
em đường phố, dựa trên pháp luật và chính sách của Việt Nam [4].
Tác giả Nguyễn Thị Thảo và Vũ Thị Lệ Thủy (2006), trường Đại học Lao
động xã hội với nghiên cứu “Công tác chăm sóc và đáp ứng nhu cầu của trẻ em mồ
côi tại làng trẻ Birla, thực trạng và giải pháp”. Trong nghiên cứu của mình nhóm
tác giả chỉ ra được thực trạng công tác chăm sóc và đáp ứng nhu cầu cần thiết của
trẻ em mồ côi tại làng trẻ Birla cũng như đưa ra được những hướng giải quyết nhằm
khắc phục những tồn tại khó khăn đó [24].
Với chuyên đề “Đánh giá tình hình chăm sóc trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi
tại Việt nam trong thời gian qua” của tác giả Nguyễn Thị Bích Hằng (2011), tác giả

đã nêu lên được thực trạng tình hình trẻ em mồ côi ở nước ta hiện nay và các chính
sách hỗ trợ cho trẻ em mồ côi và những định hướng cụ thể cho hoạt động chăm sóc
trẻ mồ côi ở nước ta hiện nay [13].
Cũng trong một chuyên đề của tác giả Vũ Thị Kim Hoa (2011)về “Chăm sóc
trẻ em mồ côi, bỏ rơi thông qua chăm sóc thay thế”. Trong bài viết tác giả đã chỉ rõ
được thực tế tình trạng trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi không nơi nương tựa, các nhu cầu
cơ bản không được đáp ứng và gặp nguy hiểm khi các em phải sống lang thang.
Cũng trong bài viết của mình tác giả đã trình bày cụ thể về các mô hình gia đình
chăm sóc trẻ thay thế ở trên thế giới và ở Việt Nam. Song song với những thuận lợi
của mô hình chăm sóc thay thế đó là những hạn chế và hướng khắc phục những
hạn chế đó [16].
Từ những công trình nghiên cứu, những đánh giá, bài viết kể trên có thể nhận
thấy, các tác giả đã tập trung tìm hiểu, phân tích, đánh giá một số nội dung như
quyền trẻ em, môi trường bảo vệ trẻ em, sự hiểu biết về quyền trẻ em, chăm sóc trẻ
em dựa vào cộng đồng, mô hình chăm sóc thay thế (nuôi con nuôi). Tiếp cận dưới
gốc độ quyền trẻ em, pháp luật dân sự được nhiều tác giả đề cập đến nhằm làm nổi
bậc vị trí của trẻ em trên bản đồ xã hội. Các phương pháp chủ yếu được vận dụng
trong quá trình nghiên cứu là điều tra, khảo sát, nghiên cứu có sự tham gia.

4


Qua tổng quan một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài tôi nhận
thấy trẻ em mồ côi là nhóm đối tượng đã được nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu,
chuyên gia quan tâm tìm hiểu, phân tích, đánh giá, dưới nhiều gốc độ khác nhau.
Tuy vậy tiếp nhận từ gốc nhìn công tác xã hội đối với nhóm trẻ em mồ côi không
nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi đang sinh sống, học tập, lao động tại các Trung tâm
Bảo trợ Xã hội thì hầu như chưa có công trình nghiên cứu chính thức nào đề cập tới.
Đây là một trong những lý do chính tôi thực hiện nghiên cứu về vấn đề này.
3. Mục đích và nhiện vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận từ thực trạng quản lý trường hợp đối với trẻ em mồ côi
tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Sóc Trăng và các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề
này; từ đó đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục khó khăn và nâng cao hiệu quả
công tác quản lý trường hợp đối với trẻ em mồ côi tại Trung tâm.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về quản lý trường hợp đối với trẻ em mồ côi.
- Phân tích đánh giá thực trạng quản lý trường hợp đối với trẻ em mồ côi tại
Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Sóc Trăng.
- Lý luận và thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý trường hợp trẻ em
mồ côi.
- Đề xuất biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản lý trường hợp trẻ em mồ
côi tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Sóc Trăng và các Trung tâm trong khu vực.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý trường hợp đối với trẻ em mồ côi từ thực tiễn Trung tâm Bảo trợ xã
hội tỉnh Sóc Trăng.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Cán bộ làm việc với trẻ em mồ côi và trẻ em mồ côi
4.3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vị về đối tượng: đề tài tập trung nghiên cứu lý luận và thực trạng về
nhiệm vụ quản lý trường hợp đối với trẻ em mồ côi.

5


- Phạm vi khách thể: đề tài nghiên cứu 35 nhân viên quản lý trường hợp và
40 trẻ em mồ côi, độ tuổi từ 11 đến 16 tuổi.
- Phạm vi về thời gian: từ năm 2014 đến năm 2016
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp luận nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu trên cơ sở duy vật biện chứng, từ việc đánh giá thực trạng
về trẻ em mồ côi, thực trạng công tác quản lý trường hợp đối với trẻ em mồ côi từ
thực tiễn Trung tâm Bảo trợ Xã hội để rút ra những lý luận và đưa ra được những đề
xuất về biện pháp nâng cao hiệu quả về quản lý trường hợp đối với trẻ em mồ côi.
Nghiên cứu vấn đề lý luận trong hệ thống: Nghiên cứu quy trình quản lý
trường hợp đối với trẻ em mồ côi. Từ đó giúp chúng ta hiểu sâu hơn về tâm lý, sinh
lý, quá trình phát triển của con người, nhất là trẻ em, cũng như các yếu tố có liên
quan như các dịch vụ hỗ trợ cho trẻ em mồ côi, các hoạt động công tác xã hội với
trẻ em mồ côi tác động tới quá trình phát triển về thể chất và tinh thần của trẻ.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích tài liệu: Để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện, tôi
sẽ áp dụng phương pháp phân tích tài liệu bằng cách : đọc các công trình nghiên
cứu trước, đọc và tìm hiểu các giáo trình, các tài liệu có liên quan đến công tác xã
hội với trẻ em, các giáo trình, bài viết về quản lý trường hợp với trẻ em mồ côi.
Trên cơ sở đó phân tích vai trò của nhân viên công tác xã hội và đánh giá nhu cầu
của trẻ em mồ côi.
- Phương pháp thống kê toán học: dùng phần mềm SPSS 20.0 để xử lý số liệu.
- Phương pháp điều tra bảng hỏi: là phương pháp dựa trên hình thức hỏi, đáp
gián tiếp dựa trên bảng các câu hỏi được soạn thảo trước, điều tra viên tiến hành
phát bảng hỏi, hướng dẫn thống nhất cách trả lời các câu hỏi, người được hỏi tự đọc
các câu hỏi trong bảng hỏi rồi ghi cách trả lời của mình vào phiếu hỏi rồi gởi lại cho
các điều tra viên.
Với phương pháp này, tôi sẽ phát bảng hỏi dành cho 40 trẻ em mồ côi, để tìm
hiểu, thu thập thông tin chung về trẻ và nhu cầu của trẻ em mồ côi, bên cạnh đó

6


cũng phát bảng hỏi cho 35 nhân viên quản lý trường hợp nhằm đánh giá trình độ,

khả năng, phương pháp trong quản lý trường hợp đối với trẻ em mồ côi.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: để có thêm nhiều thông tin chất lượng phục
vụ cho đề tài nghiên cứu, tôi thực hiện phương pháp phỏng vấn sâu được lựa chọn
06 trẻ em mồ côi và 03 nhân viên quản lý, chăm sóc đã được tiến hành thực hiện
khảo sát bằng phương pháp điều tra bảng hỏi.
- Phương pháp quan sát: là phương pháp thu thập thông tin của nghiên cứu
xã hội học thực nghiệm thông qua các tri giác như nghe, nhìn để thu thập các thông
tin từ thực tế xã hội nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
Trong đề tài này tác giả sử dụng phương pháp quan sát nhầm thu thập, bổ
sung thông tin còn thiếu. Cụ thể đề tài tập trung quan sát về môi trường, không gian
sống của trẻ, quan sát thể chất, quan sát tình thần, thái độ giao tiếp và trạng thái tâm
lý của đối tượng khảo sát với người điều tra, nhằm xác định xem trẻ có gặp phải
những vấn đề khó khăn sức khỏe, tâm lý hay không. Quá trình này được thực hiện
trong suốt thời gian nghiên cứu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa về mặt lý luận
Luận văn sẽ xác định khung lý thuyết nghiên cứu quản lý trường hợp đối với
trẻ em mồ côi để làm rõ thêm các khái niệm, mục đích, nguyên tắc trong quản lý
trường hợp đối với trẻ em mồ côi, các quy trình quản lý trường hợp và vai trò,
nhiệm vụ của cán bộ quản lý trường hợp.
Là nguồn tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu sau này về quản lý trường
hợp đối với trẻ em mồ côi.
6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn
Quản lý trường hợp đối với trẻ em mồ côi trong Trung tâm Bảo trợ xã hội là
việc làm cần thiết nhằm giúp các em vượt qua khó khăn, mặc cảm, giúp các em xác
định những nhu cầu cần thiết, tìm kiếm tiềm năng, điểm mạnh từ đó nâng cao năng
lực tự giải quyết vấn đề của mình, kết nối các nguồn lực, cung cấp các dịch vụ cần
thiết theo nhu cầu của các em, giúp các các em đủ tự tin để hòa nhập cộng đồng.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, công tác này gặp rất nhiều khó khăn, bất cập


7


chưa đánh giá đúng nhu cầu đích thực của trẻ em, việc tìm kiếm các dịch vụ còn
hạn chế, nhân viên chăm sóc với kiến thức, phương pháp, kỹ năng còn giới hạn. Với
luận văn này tôi mong muốn sẽ cung cấp những thông tin cụ thể về thực trạng quản
lý trường hợp đối với trẻ em mồ côi từ thực tiễn Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Sóc
Trăng ; qua đó sẽ đề xuất một số giải pháp để bảo đảm thực hiện hiệu quả hơn nữa
công tác quản lý trường hợp đối với trẻ em mồ côi trong các Trung tâm Bảo trợ xã
hội.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo. Nội dung của
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về quản lý trường hợp đối với trẻ em mồ
côi.
Chương 2: Thực trạng về quản lý trường hợp đối với trẻ em mồ côi tại Trung
tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Sóc Trăng.
Chương 3: Biện pháp nâng cao hiệu quản về quản lý trường hợp đối với trẻ
em mồ côi từ thực tiễn Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Sóc Trăng.

8


Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TRƢỜNG HỢP
ĐỐI VỚI TRẺ EM MỒ CÔI
1.1. Trẻ em mồ côi: khái niệm và đặc điểm
1.1.1. Một số khái niệm
* Khái niệm trẻ em
- Khái niệm trẻ em theo luật pháp quốc tế

Theo Điều 1, Công ước quốc tế về Quyền trẻ em của Liên hiệp quốc công bố
năm 1989 xác định “Trong phạm vi công ước này trẻ em có nghĩa là người dưới 18
tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng đối với trẻ em đó có quy định tuổi thành niên
sớm hơn” [9, tr.28].
- Khái niệm trẻ em theo luật pháp Việt Nam
Theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em số 25/2004/QH11 quy định
trẻ em là “ công dân Việt Nam dưới 16 tuổi” [18, tr.35].
Trong luật tố tụng hình sự sử dụng khái niệm “người chưa thành niên” là
“người đủ 14 tuổi đến 18 tuổi”.
Từ các quy định trên, trên phương diện pháp lý có thể thống nhất khái niệm
trẻ em theo pháp luật Việt Nam là “Trẻ em là người chưa thành niên dưới 16 tuổi”.
Trong phạm vi của đề tài, tác giả vận dụng khái niệm Trẻ em theo Luật Bảo
vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Trên cơ sở đó nhóm trẻ trong phạm vi nghiên cứu
là những trẻ em mồ côi không nơi nương tựa từ 11 đến dưới 16 tuổi tại Trung tâm
Bảo trợ xã hội tỉnh Sóc Trăng.
Như vậy chúng ta có thể hiểu trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi chưa
phát triển đầy đủ về thể chất, tinh thần, trẻ em cần được chăm sóc, bảo vệ, giáo dục.
* Khái niệm trẻ em mồ côi
Theo Sở di trú Mỹ: “Trẻ em mồ côi là trẻ dưới 16 tuổi, không có sự chăm
sóc của cả cha lẫn mẹ”.
Theo Công ước quốc tế về Quyền trẻ em, việc xếp trẻ em mồ côi không nơi
nương tựa, bị bỏ rơi vào một nhóm là vì đặc điểm của nhóm trẻ em này không có

9


cha mẹ hoặc vì lý do nào đó không được sống cùng cha mẹ “Trẻ em tạm thời hoặc
hoàn toàn không được sống trong môi trường gia đình hoặc vì lý do ảnh hưởng đến
lợi ích của một cá nhân không được quyền tiếp tục sống trong môi trường gia đình
sẽ có quyền được nhận sự trợ giúp và bảo vệ đặc biệt của Nhà nước” [9, tr.3].

Theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em thì trẻ em mồ côi không nơi
nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi được hiểu là những trẻ em có hoàn cảnh như sau [18,
tr.134]:
- Mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc bị bỏ rơi, bị mất nguồn nuôi dưỡng và không
còn người thân thích ruột thịt (ông bà nội, ngoại, cha mẹ hợp pháp, anh, chị) để
nương tựa.
- Mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại (mẹ hoặc cha) mất tích theo quy
định của Bộ luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng (như tàn
tật nặng, đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại cải tạo), không có nguồn
nuôi dưỡng và không có người thân thích để nương tựa.
1.1.2. Đặc điểm tâm lý và nhu cầu của trẻ em mồ côi
* Đặc điểm tâm lý trẻ em mồ côi
Điều nhận thấy rõ trong tâm lý trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi đó là cảm giác
cô đơn,buồn bã, trống trải, trẻ tự ti, dễ tủi thân, sống thầm lặng, mặc cảm với số
phận. Một số trẻ em thì hay lo lắng sợ hãi, xa lánh không muốn quan hệ với mọi
người, hoài nghi, thiếu tin tưởng, đôi khi căng thẳng quá trẻ thường hung hăng và
phá phách, số khác lại trở nên gan lỳ, mánh khóe sao có tiền để kiếm cơm tồn tại
qua ngày, không nói thật trong thời gian tiếp xúc ban đầu.
Trẻ luôn khao khát tình thương, luôn ước mơ có một gia đình có cha, có mẹ.
Trẻ thèm được cha mẹ chở đi học, đi chơi và được chăm lo như bao đứa trẻ khác.
Ước mơ tuy bình dị nhưng với trẻ thì lại rất xa vời. Chính vì thế, trẻ em mồ côi và
trẻ em bị bỏ rơi thường có tâm lý thù ghét, ghen tỵ với những đứa trẻ có gia thế hơn
nó hay có cả cha và mẹ.
* Nhu cầu của trẻ em mồ côi

10


Nhu cầu có tầm quan trọng rất lớn và cần thiết, chúng là những yếu tố đảm
bảo cho sự tồn tại và phát triển của con người. Khi giúp đở em mồ côi cần xác định

được nhu cầu xuất phát từ bản thân của trẻ.
- Nhu cầu về mặt vật chất phục vụ cho việc ăn, ở, vệ sinh, đảm bảo cho sự
phát triển về thể chất của trẻ.
+ Về dinh dưỡng : Dinh dưỡng là những chất cung cấp cho cơ thể nguồn
sống và năng lượng để cơ thể hoạt động. Với cơ thể trẻ em còn non nớt, để phát
triển cân đối và đảm bảo có đủ sức khỏe, cơ thể các em cần được cung cấp đủ các
chất dinh dưỡng. Các em cần được ăn đủ no, đủ bữa và đủ các chất dinh dưỡng như
đạm, chất béo, đường, chất khoáng, vitamin và nước.
+ Nhu cầu vệ sinh, nước sạch và đồ dùng sinh hoạt
+ Về chăm sóc y tế: trẻ cần được chăm sóc y tế
- Nhu cầu chăm sóc về tâm lý, tình cảm: Đối với trẻ em mồ côi, tình cảm là
nguồn cổ vũ, động viên các em vượt qua mặc cảm về sự thiệt thòi, vượt qua những
khó khăn, thiếu thốn về vật chất, thiếu hụt của hoàn cảnh sống để vươn tới cuộc
sống tốt đẹp, bản thân các em có nghị lực, có ước mơ, hoài bão để các em đứng
vững chính đôi chân của mình.
- Nhu cầu vui chơi giải trí: Với trẻ em mồ côi là những người chịu thiệt thòi
hơn cả nên việc đáp ứng nhu cầu về vui chơi, giải trí càng trở nên quan trọng và
không thể thiếu đối với các em. Thông qua các hoạt động vui chơi, các em cảm thấy
tinh thần được thoải mái, cảm thấy cuộc sống có ích và gần gũi với mọi người hơn.
Vì lý do đó, tại Trung tâm Bảo trợ xã hội, ngoài việc thiết kế khu vực ăn, ở của trẻ,
việc thiết kế các khu vực vui chơi giải trí là không thể thiếu. Nhân viên công tác xã
hội tại các cơ sở bảo trợ xã hội luôn là người tạo điều kiện cho trẻ tham gia vui
chơi, giải trí, tổ chức cho trẻ đi tham quan, đi chơi tại các khu vui chơi, công viên
trong và ngoài địa phương.
- Nhu cầu được đi học : Trẻ em mồ côi cần được học tập nhu bao trẻ em
khác. Đối với các em học tập không chỉ là một quyền mà đó còn là cơ hội cho tương
lai. Đi học đối với các em cũng không chỉ đơn thuần là tiếp nhận kiến thức mà đó là

11



môi trường quan trọng để trẻ em hoà nhập xã hội. Vì vậy, người chăm sóc và các
ban ngành có liên quan cần tạo mọi điều kiện để trẻ em mồ côi được đến trường.
- Nhu cầu tham gia hoạt động xã hội: tham gia hoạt động xã hội đặc biệt có ý
nghĩa đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nói chung và trẻ em mồ côi nói
riêng, hoạt động này giúp trẻ thấy mình được hòa nhập, được mọi người đồng cảm,
được chia sẻ và được quan tâm. Chính vì thế mà nhân viên công tác xã hội tại Trung
tâm Bảo trợ xã hội cần quan tâm và tổ chức cho các em tham gia các hoạt động xã
hội, khuyến khích các em tham gia một cách tự nguyện, tôn trọng quyền được tham
gia của trẻ, không ép trẻ tham gia nếu trẻ không có nhu cầu.
- Nhu cầu được tôn trọng: Đối với trẻ em mồ côi thì nhu cầu được tôn trọng
là nhu cầu không thể thiếu, nhằm giúp các em nhận ra giá trị của bản thân, phát hiện
ra tiềm năng của mình, tự thấy mình là người có ích, từ đó có thái độ hợp tác nhằm
giúp trẻ hòa nhập cộng đồng một cách hiệu quả nhất.
- Nhu cầu cao nhất của trẻ đó là tự khẳng định mình, chứng minh rằng mình
có năng lực, mình có thể làm được mọi việc.
1.2. Lý luận về quản lý trƣờng hợp đối với trẻ em mồ côi
1.2.1. Một số khái niệm
* Khái niệm quản lý trường hợp
Có nhiều định nghĩa khác nhau về QLTH. Sau đây là một số định nghĩa về
QLTH của các tác giả trên thế giới :
- Luise Johnson (1995) cho rằng QLTH là sự điều phối các dịch vụ, trong
quá trình này nhân viên xã hội làm việc với thân chủ để xác định dịch vụ cần thiết,
tổ chức và theo dõi sự chuyển giao các dịch vụ đó tới thân chủ một cách hiệu quả
(Social Work Practice, 1995).
- Ballew and Mink (1996) nhấn mạnh vào đối tượng trợ giúp của quản lý
trường hợp “những người mà cuộc sống của họ không thỏa mãn hay không phong
phú do gặp nhiều vấn đề cần sự trợ giúp cùng lúc của nhiều nơi giúp đỡ”.
- Rapp et al (1992) nhấn mạnh phương pháp can thiệp “hỗ trợ bệnh nhân tái
nhận thức về các nguồn lực bên trong như sự thông minh, tài năng và khả năng giải

quyết vấn đề ; thiết lập và thương lượng các quy tắc làm việc và giao tiếp giữa bệnh

12


nhân và các nguồn lực bên ngoài và biện hộ vận động các nguồn lực bên ngoài để
tăng cường tính liên tục, khả năng tiếp cận, tinh thần trách nhiệm và tính hiệu quả
của những nguồn lực đó”.
- “Đánh giá nhu cầu của thân chủ và gia đình thân chủ, sắp xếp, phối hợp,
giám sát và biện hộ một gói nhiều dịch vụ để đáp ứng những nhu cầu phức tạp của
thân chủ cụ thể” (US National Association of Social Workers, 1992).
- Là một tiến trình hợp tác trong việc đánh giá, hoạch định, tạo thuận lợi và
biện hộ cho những phương án và dịch vụ đáp ứng nhu cầu sức khỏe của một cá
nhân thông qua giao tiếp và các nguồn lực sẳn có để thúc đẩy những kết quả có chất
lượng và hiệu quả” (Case Management Society of Americe).
Tóm lại, QLTH là một quá trình trợ giúp của công tác xã hội, bao gồm các
hoạt động đánh giá nhu cầu đối tượng (cá nhân, gia đình, xác định, kết nối và điều
phối các nguồn lực, dịch vụ nhằm giúp đối tượng tiếp cận với các nguồn lực để giải
quyết vấn đề của họ một cách hiệu quả [15, tr.6].
* Khái niệm quản lý trường hợp đối với trẻ em mồ côi
Từ các khái niệm trên, quản lý trường hợp đối với trẻ em mồ côi được hiểu
như sau: Quản lý trường hợp đối với trẻ em mồ côi là một hoạt động công tác xã
hội nhằm trợ giúp cho trẻ em mồ côi phát triển đầy đủ về mặt thể chất, tâm lý và xã
hội thông qua thực hiện các nhiệm vụ tiếp nhận thông tin đánh giá nhu cầu của trẻ,
lập kế hoạch và triển khai kế hoạch, đánh giá trẻ em mồ côi.
1.2.2. Nguyên tắc trong quản lý trường hợp đối với trẻ em mồ côi
* Nguyên tắc chấp nhận trẻ
Trong quản lý trường hợp đối với trẻ em mồ côi, đây là người có hoàn cảnh
và nhu cầu chưa được đáp ứng. Đối trẻ em mồ côi vẫn có nhân phẩm và gía trị riêng
và có quyền được tôn trọng, bình đẳng. Chính vì vậy trong các hoạt động trợ giúp,

nhân viên quản lý trường hợp cần có thái độ tôn trọng và chấp nhận trẻ, không được
phê phán hay áp đặt ý kiến của mình đối với trẻ em [1, tr.10].
* Nguyên tắc cá thể hóa trong trợ giúp

13


Nguyên tắc cá thể hóa tin rằng mỗi trẻ có tính khác biệt khác nhau và những
mong muốn nguyện vọng cũng không giống nhau, mỗi trẻ có những đặc điểm riêng
và nhu cầu riêng.
Việc đảm bảo tính khác biệt trong trợ giúp trẻ thể hiện ở việc tìm hiểu và
phát hiện những nét đặc thù của trường hợp đó, linh hoạt trong giải quyết vấn đề,
không giải quyết cách giống nhau cho các trường hợp. Giải pháp cho các trường
hợp cần được cân nhắc trên cơ sở nhu cầu, đặc điểm, khả năng và nguồn lực mà họ
có [1, tr.11].
* Nguyên tắc tôn trọng quyền tự quyết của trẻ
NVQLTH không quyết định thay cho trẻ, không áp đặt mà chỉ đóng vai trò là
người xúc tác và giúp trẻ đưa ra quyết định đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh của
chúng. Nếu trẻ không tự quyết định được như trường hợp trẻ còn quá nhỏ, nhân
viên quản lý trường hợp cần lấy ý kiến từ người bảo trợ cho trẻ.
Trẻ tự đưa ra quyết định giúp trẻ có trách nhiệm với lựa chọn của mình,
không lệ thuộc vào sự trợ giúp của NVQLTH. Thực hiện nguyên tắc này cũng là
cách mà NVQLTH gúp cho trẻ trở nên tự tin, nâng cao khả năng đưa ra quyết định
đúng đắn trong cuộc sống [1, tr.12].
* Nguyên tắc trợ giúp toàn diện và liên tục
Nguyên tắc dịch vụ toàn diện đảm bảo rằng trẻ sẽ nhận được đầy đủ các dịch
vụ để đáp ứng các nhu cầu của mình. Mỗi trẻ thường gặp nhiều vấn đề. Để giải
quyết triệt để các khó khăn, hỗ trợ cho trẻ phục hồi và phát triển toàn diện, trẻ cần
được đáp ứng nhiều nhu cầu. Ví dụ khi quản lý một trẻ do tai nạn thương tích, các
dịch vụ thường cung cấp cho trẻ thường là : khám điều trị bệnh tật, giáo dục và hỗ

trợ tâm lý…Ngoài ra các dịch vụ hỗ trợ để tạo ra môi trường an toàn cho trẻ cũng
được quan tâm [1, tr.13].
* Nguyên tắc đảm bảo tính công bằng
Đảm bảo công bằng trong quản lý trường hợp đối với trẻ em mồ côi là mỗi
trẻ đều có các quyền như nhau khi tiếp cận các dịch vụ. Các NVQLTH phải có thái
độ khách quan và công bằng khi xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện kế
hoạch trợ giúp đối với tất cả các trẻ mà họ đang quản lý [1, tr.14].

14


1.2.3. Nhiệm vụ quản lý trường hợp đối với trẻ em mồ côi
1.2.3.1. Thu thập thông tin của trẻ em mồ côi [1, tr.19]
Trước khi thu thập thông tin và đánh giá nhu cầu của trẻ em mồ côi,
NVQLTH cần thiết phải lập mối quan hệ đối với trẻ em mồ côi.
NVQLTH phải gặp trực tiếp trẻ em mồ côi để tìm hiểu và hỗ trợ. NVQLTH
cần thiết lập mối quan hệ với trẻ mồ côi để tìm hiểu rõ hơn những khó khăn và nhu
cầu cần trợ giúp của trẻ. NVQLTH cần tạo sự tin tưởng ở trẻ, cần thể hiện sự tôn
trọng và chấp nhận trẻ, để trẻ biết rằng trẻ được chấp nhận.
* Nguồn thu thập thông tin
Thu thập thông tin toàn diện để đánh giá toàn diện về trẻ em mồ côi trước
khi xây dựng kế hoạch cung cấp dịch vụ. Do vậy nguồn thu thập thông tin cần liên
quan tới trẻ mồ côi và những người có liên quan đến trẻ trong việc chăm sóc, nuôi
dưỡng và trong các mối quan hệ xã hội: bản thân của trẻ ; anh, chị, em, ông bà, cô
dì, chú bác…; bạn bè tại trường học ; các nhân viên sóc trẻ tại Trung tâm…
* Phương pháp thu thập thông tin
- Phỏng vấn: trao đổi qua việc đặt những câu hỏi liên quan tới mục đích của
việc thu thập thông tin ;
- Quan sát: qua quan sát trẻ để có những thông tin về sức khỏe thể chất, tinh
thần và kiểm chứng những gì đã nghe được qua các kênh thông tin khác ;

- Chuyện trò: tạo ra bầu không khí thân thiện để trẻ chia sẻ các thông tin một
cách thoải mái.
* Nội dung thông tin cần thu thập
- Thông tin nhân khẩu
+ Họ và tên:

+ Nơi sinh sống:

+ Giới tính:

+ Học vấn:

+ Ngày sinh:

+ Thành phần gia đình:

- Thông tin về cá nhân của trẻ em mồ côi
+ Thông tin liên quan tới trẻ về mặt thể lực và trí lực
+ Vấn đề khó khăn hiện nay theo quan điểm của trẻ
+ Vấn đề theo quan điểm của NVQLTH

15


+ Vấn đề có ảnh hưởng đến cuộc sống trẻ em mồ côi như thế nào ?
+Tiểu sử vấn đề: đã có từng can thiệp hỗ trợ chưa? (Đó là gì, tự bao giờ, tiến
triển như thế nào?..)
+ Nhu cầu của trẻ?
- Thông tin về gia đình (trước khi trẻ vào Trung tâm)
+ Hoàn cảnh gia đình, khả năng nuôi dưỡng, giáo dục của người giám hộ:

kinh tế, mức thu nhập, sức khỏe của người giám hộ.
+ Các mối quan hệ thành viên trong gia đình với trẻ và giữa các thành viên
với nhau.
+ Nguồn lực trợ giúp về vật chất và tinh thần từ gia đình.
+ Mong muốn của gia đình để trợ giúp trẻ.
+ Kế hoạch dự định của gia đình để đạt được mong muốn đó.
- Thông tin về nguồn lực cộng đồng
+ Các thông tin liên quan đến các tổ chức đoàn thể có trong cộng đồng: sự
kết nối, sự cam kết hỗ trợ cho trẻ;
+ Nguồn lực về vật chất và con người có liên quan đến kế hoạch giải quyết
vấn đề;
+ Các chương trình, chính sách hay mô hình đặc biệt cho nhóm thân chủ đặc thù;
+ Sự cam kết của các nhóm, tổ chức của cộng đồng với việc hỗ trợ thực hiện
kế hoạch.
* Phỏng vấn thu thập thông tin
- Ý nghĩa của phỏng vấn thu thập thông tin : Thông tin thu được chuẩn xác
và có giá trị sẽ đảm bảo cho chất lượng của bản kế hoạch.
- Yêu cầu của phỏng vấn thu thập thông tin: lựa chọn thời gian phỏng vấn
phù hợp để mang lại hiệu quả cao, nên là những lúc mà người tham gia phỏng vấn
thấy thoải mái nhất về tâm lý.
- Kỹ năng đặt câu hỏi: là khả năng sử dụng nhiều loại câu hỏi khác nhau để
thu thập thông tin cũng như hỗ trợ thân chủ bày tỏ cảm xúc, qua đó nhà chuyên môn
sẽ giúp thân chủ thay đổi được các cảm xúc và suy nghỉ tiêu cực bằng cảm xúc và
suy nghỉ tích cực để cải thiện vấn đề hiện tại của mình. Như các loại câu hỏi :

16


+ Câu hỏi đóng/mở ; câu hỏi khai thác cảm xúc, suy nghỉ, hành vi ; câu hỏi
định hướng, tập trung vào chủ đề ; câu hỏi khẳng định lại thông tin.

+ Khi đặt câu hỏi, nói không với những trường hợp sau: không nên đặt quá
nhiều câu hỏi đóng trong buổi làm việc với trẻ vì khiến trẻ có cảm giác như bị hỏi
cung ; không nên sử dụng câu hỏi kép, hỏi nhiều thông tin một lúc.
+ Khi đặt câu hỏi cần: cẩn thận khi sử dụng câu hỏi “Tại sao” ; cần sử dụng
ngôn ngữ dễ hiểu và phù hợp với khả năng và văn hóa của người giao tiếp.
1.2.3.2. Đánh giá thân chủ trẻ em mồ côi
Sau khi thu thập thông tin của trẻ em mồ côi, nhân viên QLTH tiến hành các
bước đánh giá toàn diện về trẻ em mồ côi để làm cơ sở xây dựng kế hoạch can thiệp
trợ giúp. Nhân viên QLTH cần tập trung đánh giá các nội dung sau [17, tr125] :
* Nhu cầu của trẻ mồ côi
Sau khi có các bước thu thập thông tin thì nhân viên QLTH cùng với trẻ hoặc
người giám hộ tiến hành xem xét các nhu cầu của trẻ để làm cơ sở xây dựng kế
hoạch trợ giúp. Nếu trường hợp trẻ không có khả năng cung cấp đầy đủ thông tin thì
nhân viên QLTH có trách nhiệm phối hợp với người giám hộ xác định nhu cầu của
trẻ. Bao gồm các nhu cầu:
- Môi trường, hoàn cảnh trẻ đang sinh sống
- Chăm sóc sức khỏe và y tế
- Tâm lý, tình cảm của trẻ
- Giáo dục, học nghề và việc làm
- Các mối quan hệ xã hội của trẻ
- Các kỹ năng sống
- Tham gia, hòa nhập cộng đồng
* Đánh giá tình trạng của trẻ
- Sức khỏe thể chất hiện tại của trẻ (chú ý độ tuổi và giới tính): xem trẻ có
bệnh lý hay không, có đang sử dụng thuốc không, nếu có là loại thuốc gì? sức khỏe
của trẻ có tốt không?
- Thái độ, hành vi và lòng tin của trẻ đối với những người xung quanh: xem
các em thường có thái độ tự ti, mặc cảm, không thân thiện, hay lo lắng sợ sệt khi

17



tiếp xúc với mọi người xung quanh không ? hành vi trẻ thay đổi liên tục các em dễ
bị kích động hoặc ngược lại thờ ơ lãnh đạm; các em sống ít tin tưởng vào người
khác, sống nghi ngờ hoặc tỏ ra bất cần.
- Nhận thức của trẻ: trẻ có được đi học không, nhận thức của trẻ đối với mọi
sự việc xung quanh, mức độ hiểu biết của trẻ đến đâu.
- Khả năng tự khẳng định bản thân của trẻ
- Khả năng tự chăm sóc và tự bảo vệ bản thân của trẻ: trẻ mồ côi thường hay
thụ động nên việc tự chăm sóc và tự bảo vệ bản thân thường gặp những hạn chế
nhất định.
- Khả năng tiếp cận đến các dịch vụ bảo vệ trong trường hợp cần thiết, khả
năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản: trẻ em mồ côi có cuộc sống vật chất và tinh
thần rất chật vật, khó khăn, nên cản trở trẻ trong việc tiếp cận các dịch vụ bảo vệ
cũng như các dịch vụ xã hội cơ bản.
- Các vấn đề trẻ em mồ côi đang gặp phải: thiếu thốn tình cảm, các em rất
hụt hẩng trong cuộc sống, cảm thấy cô đơn, phải lao động sớm để kiếm sống, vướn
vào các tệ nạn xã hội, ít được học hành, môi trường sống không an toàn…
* Đánh giá thông tin liên quan đến vấn đề của trẻ
- Môi trường trẻ em mồ côi đang sống: xem trẻ sống có tốt, có an toàn
không? nhu cầu chăm sóc của trẻ có được đáp ứng không?
- Các mối quan hệ xã hội của trẻ: xem các mối quan hệ của trẻ gồm những ai,
gia đình, họ hàng, thầy cô, bạn bè, hàng xóm, cá tổ chức đoàn thể, các tổ chức xã
hội.
- Các tổ chức đã hỗ trợ cho trẻ em mồ côi: những hỗ trợ của cộng đồng hay
những chính sách, chương trình, dịch vụ xã hội mà trẻ đang được thụ hưởng.
1.2.3.3. Xây dựng và thực hiện kế hoạch trợ giúp
* Xây dựng kế hoạch trợ giúp [1, tr 25]
Bước 1: Xác định vấn đề ưu tiên của trẻ em mồ côi
Từ những thông tin đã thu thập được ở các bước trên, cần phải xác định vấn

đề ưu tiên của trẻ để dựa vào đó có thể xây dựng kế hoạch trợ giúp, cụ thể :

18


+ Trẻ em mồ côi cần có các dịch CTXH: khi trẻ gặp các vấn đề liên quan tới
sự thiếu thốn tình cảm, thiếu các mối quan hệ và có những tổn thương tâm lý trước
đó, thì trẻ em mồ côi thường sống khép kín dẫn đến hạn chế trong giao tiếp.
+ Trẻ em mồ côi gặp vấn đề về giới và gia đình: có thể liên quan đến quyền
được tham gia trong gia đình và xã hội, trẻ dễ bị tổn thương về thể chất lẫn tinh
thần, bị phân biệt đối xử, nhận thức hạn chế…
+Trẻ em cần được bảo vệ: thường gặp phải các vấn đề thiếu an toàn: dễ bị
xâm hại, bạo hành và bị bóc lột, không được đảm bảo chăm sóc về dinh dưỡng y tế,
không được học hành, có nguy cơ bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội, không có người
chăm sóc, nuôi dưỡng đúng mức, nhận thức hạn chế, không có các kỹ năng tự bảo
vệ, dễ bị tổn thương về mặt tinh thần và tình cảm.
Bước 2: Xác định nhu cầu ưu tiên của trẻ, trên cơ sở đó xác định mục tiêu
trợ giúp
Dựa trên các vấn đề đã được xác định và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên ở trên,
nhân viên QLTH cần tiếp tục xác định nhu cầu ưu tiên của trẻ em mồ côi để từ đó
đưa ra giải pháp can thiệp phù hợp, những nhu cầu ưu tiên của trẻ em mồ côi liên
quan đến các lĩnh vực:
- Được chăm sóc y tế trước mắt và lâu dài
- Được cung cấp dinh dưỡng
- Được hỗ trợ tâm lý
- Được cung cấp thông tin, trang bị kiến thức kỹ năng
- Được hỗ trợ việc làm, hỗ trợ pháp lý
- Được quan tâm theo dõi và duy trì những thay đổi tích cực.
Bước 3: Xây dựng các hoạt động can thiệp
Từ những thông tin thu thập được và đánh giá vấn đề cũng như các mục tiêu

đã được xác định ở các bước trên, nhân viên QLTH cùng với trẻ em mồ côi và
người có trách nhiệm tham gia thảo luận có thể đưa ra các hoạt động can thiệp.

19


Mục tiêu trợ giúp

Các hoạt động cụ thể

Hỗ trợ phục hồi tâm lý cho - Gần gũi chia sẻ với trẻ
trẻ.

- Tham vấn, động viên khích lệ trẻ

Thay đổi thái độ đối với - Tư vấn cho trẻ em mồ côi về tầm quan trọng của việc
việc học của trẻ em mồ côi

học tập, đặc biệt trong hoàn cảnh của trẻ hiện tại
- Giới thiệu cho trẻ về những thành công trong cuộc sống
của những bạn gặp khó khăn tương tự

Đảm bảo đời sống vật chất - Cung cấp các đồ dùng trang thiết bị cần thiết cho sinh
cho trẻ em mồ côi để các hoạt và học tập của trẻ
em sống và học tập như - Sử dụng nguồn lực của Trung tâm
những trẻ em khác

- Vận động các tổ chức xã hội, nhà trường và các nhà hảo
tâm trong và ngoài nước.


Trang bị kiến thức và kỹ - Tạo điều kiện để trẻ em mồ côi tham gia vào các hoạt
năng cần thiết giúp trẻ hòa động của nhóm
nhập với mọi người

- Kết nối đôi bạn thân để trẻ dễ dàng hơn trong việc chia
sẻ tâm tư nguyện vọng của mình.

Đảm bảo sự an toàn cho trẻ - Trang bị cho trẻ những hiểu biết về pháp luật
trước nguy cơ bị lôi kéo bởi - Tăng cường cho trẻ tham gia vào các hoạt động lành
những phần tử xấu

mạnh
-Theo dõi, giám sát các biểu hiện bất thường của trẻ để có
những can thiệp kịp thời.

Hỗ trợ tái hóa nhập cộng - Tìm hiểu, liên lạc với các thành viên trong gia đình mở
đồng cho trẻ em mồ côi

rộng và đề nghị đón trẻ về gia đình, (khi trẻ có mong
muốn được ở củng họ)
- Trường hợp không có thành viên trong gia đình mở rộng
+ Làm việc với trẻ để tìm hiểu nguyện vọng của trẻ
+ Tìm kiếm người đỡ đầu hoặc nuôi dưỡng thay thế tùy
theo nguyện vọng của trẻ.

20


×