Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

Công tác xã hội cá nhân với người nghiện ma túy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.49 KB, 46 trang )

Báo cáo Công tác xã hội cá nhân với người nghiện ma túy
LỜINÓIĐẦU……………………………………………………………...…….
I- GIỚI THIỆU CHUNG
1. Dự án Cải thiện chính sách và nâng cao chất lượng dịch vụ tại cộng đồng cho
người sử dụng ma túy tại Hải Phòng
2. Một số khái niệm liên quan
II - TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ
1. Tiếp cận địa bàn
2. Mô tả ca
3. Tiến trình trợ giúp thân chủ
3.1

Tiếp nhận thân chủ

3.2

Thu thập thông tin

3.3

Đánh giá tình hình thân chủ và xác định nhu cầu

3.4 Xây dựng kế hoạch hoạt động hỗ trợ
3.5 Hỗ trợ thân chủ tiếp cận tiếp cận dịch vụ
3.6 Theo dõi, giám sát và hỗ trợ thân chủ
3.7 Lượng giá và kết thúc
III- HỒ SƠ XÃ HỘI THÔNG TIN XÃ HỘI – NHÂN KHẨU – Y TẾ
LỜI NÓI ĐẦU

Công tác xã hội là một trong những phương pháp can thiệp để giải quyết các
vấn đề xã hội và phát triển xã hội. Hiện nay, tuy là một ngành mới mẻ nhưng công


tác xã hội đã được phát triển mạnh và đang được áp dụng vào nhiều lĩnh vực của
đời sống.
Trong những năm qua, mặc dù Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương,
biện pháp nhằm tăng cường công tác đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội và tội
Sinh viên thực hiện: Đào Hồng Ngọc _ Đại học Lao động- xã hội

1


Báo cáo Công tác xã hội cá nhân với người nghiện ma túy
phạm nhưng tình hình tội phạm và tệ nạn xã hội như mại dâm, cờ bạc,…đặc biệt là
tệ nạn ma túy vẫn diễn biến vô cùng phức tạp, với tính chất ngày càng nghiêm
trọng, gây nhức nhối cho xã hội và trở thành nỗi lo của nhiều gia đình.
Ma túy là một trong những đại họa mà toàn nhân loại phải đối mặt và là vấn
đề vẫn còn đang nhức nhối, ám ảnh xã hội Việt Nam nói riêng, thế giới nói chung .
Ma túy không chỉ hủy hoại sức khỏe con người mà còn khiến nhiều gia đình rơi
vào cảnh kiệt quệ về kinh tế, bần cùng. Ma túy không chỉ là nguyên nhân của các
mối bất hòa trong gia đình mà còn là nguyên nhân dẫn đến tội phạm xã hội, gây
mất trật tự, an toàn xã hội. Những tác hại và hậu quả của ma túy vẫn đang tác động
và gây ảnh hưởng đến tất cả chúng ta hằng ngày, từng giờ. Vì vậy, chung tay đẩy
lùi ma túy và giảm thiểu tác hại của ma túy không chỉ là trách nhiệm của các cơ
quan quản lý Nhà nước hay các tổ chức quốc tế , các tổ chức liên đến việc phòng
chống ma túy mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội.
Theo mô hình dự án “ Cải thiện chính sách và nâng cao chất lượng dịch vụ
tại cộng đồng cho người sử dụng ma túy tại Hải Phòng” do tổ chức FHI 360 phối
hợp với Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội tại Thành phố Hải Phòng và trường
Đại học Lao động – xã hội thực hiện. Là một sinh viên năm thứ 3 khoa Công tác xã
hội trường Đại học Lao động – xã hội đi theo mô hình Quản lý trường hợp với
người sử dụng ma túy do tổ chức FHI 360 thực hiện và sự giúp đỡ của cán bộ quản
lý trường hợp trong 7 tuần tôi đã có cơ hội được thực hành trải nghiệm với mô

hình “Quản lý trường hợp với người nghiện ma túy” tại Quận Hải An thành phố
Hải Phòng. Với mô hình này, tôi đã được vận dụng các lý thuyết về Công tác xã
hội cá nhân và gia đình vào thực tế và viết lại những nội dung và tiến trình trợ giúp
cho khách hàng qua bài Báo cáo Công tác xã hội với người sử dụng ma túy dưới
đây.
Sinh viên thực hiện: Đào Hồng Ngọc _ Đại học Lao động- xã hội

2


Báo cáo Công tác xã hội cá nhân với người nghiện ma túy
Trong quá trình tìm hiểu, làm việc và trợ giúp cho khách hàng với kinh
nghiệm còn ít, khuân khổ thời gian có hạn mặc dù đã cố gắng nhưng bài Báo cáo
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp
đóng góp từ phía giảng viên khoa Công tác xã hội, trường Đại học Lao động – Xã
hội để bài Báo cáo được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn

I1.

GIỚI THIỆU CHUNG
Dự án Cải thiện chính sách và nâng cao chất lượng dịch vụ tại cộng đồng cho
người sử dụng ma túy tại Hải Phòng
Dự án “Cải thiện chính sách và Nâng cao chất lượng dịch vụ tại cộng đồng
cho người sử dụng ma túy ở Hải Phòng” được bắt đầu từ ngày 16/02/2011 tại
thành phố Hải Phòng. Dự án do Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, và Chi Cục
Phòng chống Tệ nạn Xã hội Hải Phòng thực hiện với sự hỗ trợ kỹ thuật của Tổ
chức Sức khỏe Gia đình Quốc tế (FHI Việt Nam), dưới sự tài trợ của Quỹ Atlantic
Sinh viên thực hiện: Đào Hồng Ngọc _ Đại học Lao động- xã hội

3



Báo cáo Công tác xã hội cá nhân với người nghiện ma túy
Philanthropies với tổng kinh phí 120.000 USD trong 4 năm.
Dự án nhằm nâng cao năng lực cho các cán bộ tuyến xã/phường về công tác
xã hội, đào tạo về công tác xã hội cấp đại học và sau đại học nhằm đưa công tác xã
hội trở thành một nghề chính quy ở Việt Nam, mà cụ thể là cho các cán bộ hỗ trợ
người sử dụng ma túy cải thiện tình trạng sức khỏe.
Hải Phòng được chọn là địa bàn thực hiện dự án nhằm tăng cường đào tạo
tại chỗ cho cán bộ địa phương tuyến xã/phường sẵn có ở cộng đồng về lĩnh vực
cung cấp dịch vụ công tác xã hội/quản lý trường hợp đối với người sử dụng ma
túy. Các cán bộ này có nhiệm vụ giúp họ tiếp cận các dịch vụ điều trị cai nghiện
hiệu quả tại cộng đồng.
Ước tính Hải Phòng hiện có khoảng 8.000 người thường xuyên tiêm chích
ma túy, trong số này có khoảng 1.800 đến 2.000 người được quản lý tại các trung
tâm. “Hải Phòng đang dẫn đầu trong việc cung cấp các dịch vụ cho người sử dụng
ma túy. Chính quyền Hải Phòng đã sớm thực hiện chương trình Methadone cùng
với các dịch vụ y tế khác để nâng cao sức khỏe cho người sử dụng ma túy. Dự án
sẽ tiếp tục đi theo xu hướng này và hỗ trợ đào tạo tại chỗ cho các cán bộ làm công
tác xã hội và dịch vụ quản lý đối với người sử dụng ma túy”.
Ngoài ra, dự án còn tạo cơ hội cho các sinh viên được đào tạo chính quy về
công tác xã hội trong các trường đại học được thực tập và học hỏi kinh nghiệm làm
việc tại cộng đồng.
Dự án “Cải thiện chính sách và Nâng cao chất lượng dịch vụ tại cộng đồng
cho người sử dụng ma túy ở Hải Phòng” được xây dựng và thực hiện nhằm hưởng
ứng Đề án Phát triển nghề Công tác xã hội giai đoạn 2010-2020 được Thủ tướng
Chính Phủ phê duyệt ngày 25/03/2010 do Bộ Lao động Thương Binh Xã hội đảm
nhận chính.

Sinh viên thực hiện: Đào Hồng Ngọc _ Đại học Lao động- xã hội


4


Báo cáo Công tác xã hội cá nhân với người nghiện ma túy
2.

Một số khái niệm liên quan
Quản lý trường hợp là một tiến trình hợp tác giữa các nhà chuyên môn với
các hoạt động đánh giá nhu cầu thân chủ (cá nhân, gia đình), xác định, kết nối và
điều phối các nguồn lực, dịch vụ nhằm giúp thân chủ tiếp cận nguồn lực để giải
quyết vấn đề và đáp ứng nhu cầu một cách hiệu quả.
Quy trình quản lý trường hợp là một công cụ quan trọng trong khi làm việc
với thân chủ (người sử dụng ma túy). Vận dụng quy trình này sẽ giúp nhân viên
quản lý trường hợp làm việc với thân chủ một cách khoa học và lôgic.
Quy trình này bao gồm 5 bước: (1) Xây dựng mối quan hệ và đánh giá nhu
cầu của thân chủ; (2) Xây dựng kế hoạch; (3) Chuẩn bị cho người sử dụng ma túy
tiếp cận dịch vụ được chuyển gửi; (4) Theo dõi giám sát và hỗ trợ đối tượng; (5)
Lượng giá và kết thúc.
Thực hành Quản lý trường hợp với người sử dụng ma túy được hiểu là quá
trình sinh viên tiếp xúc, làm việc với các thân chủ là người sử dụng ma túy dưới sự
hướng dẫn, giám sát của kiểm huấn viên nhà trường và kiểm huấn viên đang làm
việc tại các cơ sở xã hội có chương trình quản lý trường hợp.
Công tác xã hội là hoạt động nghề nghiệp chuyên biệt hướng tới các giá trị
nhân văn cao cả phát triển con người, gia đình và cộng đồng, thúc đẩy cho xã hội
công bằng, văn minh và phát triển.
Công tác xã hội cá nhân là phương pháp của Công tác xã hội thông qua tiến
trình giúp đỡ khoa học và chuyên nghiệp nhằm hỗ trợ cá nhân tăng cường năng lực
tự giải quyết vấn đề của mình.


Sinh viên thực hiện: Đào Hồng Ngọc _ Đại học Lao động- xã hội

5


Báo cáo Công tác xã hội cá nhân với người nghiện ma túy
Hiện nay, tình trạng sử dụng ma túy tại Việt Nam vẫn đang là một mối
quan tâm lớn của các ngành chức năng , các tổ chức về sức khỏe, trong nước và
quốc tế. Việc giải quyết vấn đề này cần thiết phải mang tính chuyên môn và toàn
diện, vận dụng các lý thuyết của ngành Công tác xã hội.
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về ma túy. Nhưng nhìn chung khi nói tới
ma túy là nói đến các chất có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp, khi được đưa vào
cơ thể (bằng cách: tiêm, trích, hút., nhai, nuốt…) nó có thể làm thay đổi trạng thái
ý thức và sinh lý người đó.
Nghiện ma túy cũng là một khái niệm mà có rất nhiều định nghĩa khác
nhau.
Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO: nghiện ma túy là tình trạng nhiễm độc
mãn tính hay chu kỳ do sử dụng nhiều lần chất ma túy với những đặc điểm là:
không cưỡng lại được nhu cầu sử dụng ma túy và tìm mọi cách để có ma túy; liều
dùng tăng dần; lệ thuộc chất ma túy cả về vật chất và tinh thần.
Theo Hiệp hội tâm lý học Hoa kỳ(APA): nghiện là các hội chứng tăng liều
ma túy để có tác dụng mong muốn sử dụng ma túy để giảm hội chứng thiếu thuốc,
không có khả năng giảm liều hoặc dùng ngừng sử dụng ma túy, và tiếp tục sử dụng
ma túy mặc dù biết nó có hại cho bản thân và những người khác.
Tại Việt Nam hiện nay, để có thể cai nghiện thì có rất nhiều hình thức khác
nhau như: cai nghiện tại trung tâm, cai nghiện tại cộng đồng hoặc tại chính gia
đình của mình…nhưng hiệu quả lại không cao hầu hết là người đi cai nghiện về
đều tái nghiện trở lại. Hiện nay trên thế giới và cả ở Việt Nam thì Chương trình sử
dụng methadone thay thế cho người sử dụng ma túy đang là phương pháp tiến tiến
nhất vì những tác dụng rất tốt của methadone như: dừng sử dụng hoặc giảm đáng


Sinh viên thực hiện: Đào Hồng Ngọc _ Đại học Lao động- xã hội

6


Báo cáo Công tác xã hội cá nhân với người nghiện ma túy
kể lượng heroin sử dụng; dừng tiêm chích, cải thiện tình trạng sức khỏe dinh
dưỡng,ổn định cuộc sống lâu dài tăng sức sản xuất của xã hội…
Methadone là thuốc tổng hợp có tác dụng kéo dài được sản xuất với mục
đích ban đầu là làm thuốc giảm đau trong Chiến tranh thế giới thứ II. Nó là một
chất đồng vận với chất dạng thuốc phiện, nghĩa là có tác dụng tương tự các chất
dạng thuốc phiện như morphine, heroin nhưng có tác dụng kéo dài hơn. Methadone
có thể sử dụng thay thế cho người nghiện ma túy dưới dạng Heroin.
Trong 7 tuần thực tế, tôi đã có cơ hội được thực hành trải nghiệm với mô
hình “Quản lý trường hợp với người nghiện ma túy” tại Quận Hải An thành phố
Hải Phòng

với một trường hợp cụ thể đang bị nghiện ma túy và sử dụng

methadone thay thế như sau:
II - TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ
1.

Tiếp cận địa bàn
Sau khi được phân công về làm việc thực tế tại Phường Đằng Hải, với sự

giúp đỡ của cán bộ quản lý trường hợp là chị N là cán bộ đang công tác tại phường,
tôi đã lên Ủy Ban nhân dân phường gặp chị và trao đổi với chị về một số nội dung
để tìm hiểu và thu thu thập một số thông tin về phường Đằng Hải.

Phường Đằng Hải là một trong 8 phường của quận Hải An được thành lập
theo Nghị định 106/2002/NĐ – CP ngày 20/12/2002 của Chính Phủ trên cơ sở là
một xã thuần nông nghiệp của huyện Hải An, thành phố Hải Phòng với diện tích
đất tự nhiên 315,79 ha, dân số hiện nay là: 12,362 nhân khẩu với 3.256 hộ dân. Đời
sống nhân dân trước đây chủ yếu là trồng hoa, trồng rau, cây ăn quả nay đại đa số
đã chyển sang các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp – thương nghiệp, dịch vụ. Đời
sống kinh tế tương đối phát triển và ổn định. Cơ sở hạ tầng từng bước được đầu tư,
Sinh viên thực hiện: Đào Hồng Ngọc _ Đại học Lao động- xã hội

7


Báo cáo Công tác xã hội cá nhân với người nghiện ma túy
xây dựng cơ bản đáp ứng đáp ứng yêu cầu phát triển chung của địa phương và khu
vực. Tuy nhiên do đô thị hóa nhanh kèm theo có nhiều dự án lớn của Thành phố và
Quận đã và đang triển khai trên địa bàn phường nên phần nào ảnh hưởng đến địa
phương. Xuất phát từ thực tiễn, nên ngay từ đầu năm; Đảng ủy và Ủy ban nhân
dân phường đã tập trung triển khai thực hiện đồng thời, coi đây là nhiệm vụ trọng
tâm của cả hệ thống chính trị.
Việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng chống tham nhũng và
công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư tại địa phương có nhiều chuyển biến và đạt
được những kết quả quan trọng; nhiều vụ việc đã được giải quyết dứt điểm ngay tại
cơ sở. Với sự cố gắng tập trung của Đảng ủy, Ủy ban nhân dân phường và sự đoàn
kết nhất trí cao của các ban, ngành đoàn thể phường nên tình hình khiếu kiện, tham
nhũng, lãng phí, tiêu cực trên địa bàn phường đã từng bước đẩy lùi, ngăn chặn.
Tuy nhiên thì tại Phường Đằng Hải vẫn là một trong những phường có tỷ lệ người
nghiện rất cao trong địa bàn Quận Hải an, điều đó khiến Phường cần quan tâm, đẩy
mạnh hơn nữa các công tác phòng chống tệ nạn xã hội và triển khai rộng hơn mô
hình điều trị thay thế bằng Methadone cho người đã bị nghiện trên địa bàn huyện
để ổn định cuộc sống cho họ và giữa gìn an ninh trật tự trong địa bàn Phường.


2.

Mô tả ca
Anh Hoàng Văn D sinh năm 1973, là con trai cả trong một gia đình gồm 4

anh, chị em. Anh có hai đời vợ, vợ đầu của anh sau một thời gian chung sống với
nhau biết anh bị nghiện nên chị đã ly dị với anh. Hai người có một người con trai
sinh năm 1993 đang là sinh viên Đại học tại Hải Phòng. Sau khi ly dị vợ đầu, anh
lấy vợ thứ hai của anh, nhưng sau khi lấy nhau về cũng biết anh nghiện ngập, kinh
Sinh viên thực hiện: Đào Hồng Ngọc _ Đại học Lao động- xã hội

8


Báo cáo Công tác xã hội cá nhân với người nghiện ma túy
tế ra đình cạn kiệt, hai vợ chồng thường xuyên cãi nhau, mâu thuẫn gay gắt không
có lối thoát nên chị đã uống thuốc cỏ tự tử để lại hai đứa con gái nhỏ.
Hiện giờ, anh đang ở với mẹ già hơn 70 tuổi, 1 anh con trai của vợ đầu và 2
đứa con gái của vợ hai. Một em 7 tuổi học lớp 2 và một em 5 tuổi đang học mẫu
giáo. Anh không có công việc và thu nhập ổn định, thỉnh thoảng thì ai thuê gì làm
đấy kinh tế eo hẹp vì thu nhập bấp bênh lại nuôi 3 người con. May mắn là mẹ anh
D tuy đã già nhưng sức khỏe vẫn còn tốt nên vẫn làm được việc già và phụ giúp
kinh tế cùng anh D được.
Anh bị nghiện từ năm 1996 do bạn bè rủ rê và tư tưởng thích thể hiện mình là
đấng nam nhi cái gì cũng phải biết. Lúc đầu anh cũng chỉ hít thử cho biết, anh cảm
thấy cảm giác rất phê và khoái cảm vì thế nên lần sau anh lại dùng tiếp. Sau đó anh
đã bị lệ thuộc ma túy rồi đi vào con đường nghiện ngập. Với ý chí quyết tâm muốn
từ bỏ Heroin, anh đã vào Trung tâm cai nghiện 06 ở Gia Minh một lần vào năm
2002 nhưng khi ra khỏi Trung tâm được 8 tháng anh lại bị tái nghiện trở lại. Đó là

lần đầu anh cai nghiện không thành công. Về sau, trong một lần bị ốm nặng một
tuần kéo dài anh bị những cơn thèm nhớ thuốc hành hạ đau đớn, vật vã không đi
lại được. Qua lần đó anh quyết tâm bỏ thuốc và lần này anh đã bỏ được hai năm thì
sau rồi anh vẫn đi vào con đường cũ và lại tái nghiện trở lại. Đây là lần thứ 2 anh
từ bỏ Heroin không thành công của anh.
Bây giờ, mặc dù tình trạng sức khỏe của anh tốt nhưng anh không đi làm
thêm gì cả, chỉ ở nhà dọn dẹp nhà của, nuôi thêm một đàn chó vừa trông nhà, vừa
có thêm một ít thu nhập phụ giúp vào kinh tế gia đình cùng mẹ già. Hằng ngày cứ
vào khoảng 8h – 10h sáng thì anh đi uống methadone tại Cơ sở điều trị methadone
tại Phường Đằng Lâm, Quận Hải An, thành phố Hải Phòng. Trưa thì đi đón con gái
lớn đi học về. Cuộc sống của anh cứ diễn ra hàng ngày như vậy, nhiều lúc anh
Sinh viên thực hiện: Đào Hồng Ngọc _ Đại học Lao động- xã hội

9


Báo cáo Công tác xã hội cá nhân với người nghiện ma túy
không muốn đi làm gì thêm chỉ ở nhà vì sợ nhỡ đi làm thì lại bị bạn bè rủ rê nghiện
ma túy lại.
Lần anh sử dụng ma túy gần đây nhất là vào ngày 30/05/2011. Trước đó anh
có đi xét nghiệm về HIV nhưng không bị nhiễm. Nhưng từ lần cuối cùng sử dụng
Heroin này, anh D sử dụng bằng con đường tiêm trích chung bơm kim tiêm nên
anh hiện giờ anh đang lo lắng có bị nhiễm HIV không mà vẫn chưa đi kiểm tra lại
được.
Được sự quan tâm của gia đình và cán bộ quản lý trường hợp phường ĐH,
Quận Hải An, thành phố Hải Phòng anh đã được tham gia vào chương trình “Quản
lý trường hợp” trên địa bàn phường ĐH. Tại đây , anh D đã được tiếp cận với chị
N là cán bộ quản lý trường hợp theo quy trình của Quản lý trường hợp. Sau khi
tôi được Chị N giới thiệu cho anh D, tôi và anh đã cùng nhau làm việc trong một
khoảng thời gian nhất định và đưa ra các nhu cầu cần được trợ giúp cho anh D.

Hiện nay, anh D đã ngừng sử dụng Heroin bằng cách uống methadone thay thế
tại Cơ sở điều trị methadone của Quận Hải An – thành phố Hải Phòng theo sự
hướng dẫn của đội ngũ y bác sĩ và cán bộ. Và anh cũng là một trong những người
đầu tiên uống methadone tại phường khi có chương trình uống methadone thay thế
tại trên địa bàn Quận Hải An.

3.
3.1

Tiến trình trợ giúp thân chủ
Tiếp nhận thân chủ

Được sự giới thiệu của Chi cục phòng chống tệ nạn xã hội tại Quận Hải An,
thành phố Hải Phòng. Tôi đã được gặp và làm việc với chị N là Cán bộ quản lý
trường hợp. Sau khi nghe chị N trình bày về tình hình chung của khu vực chị N
Sinh viên thực hiện: Đào Hồng Ngọc _ Đại học Lao động- xã hội

10


Báo cáo Công tác xã hội cá nhân với người nghiện ma túy
quản lý, trình bày về trường hợp của anh D. Chị N đã sắp xếp cho tôi gặp anh D,
rồi chị N bàn giao làm tiếp nhiệm vụ trợ giúp của anh D cho tôi. Và tôi bắt đầu
tiếp tục giúp đỡ anh D thực hiện các nhu cầu tiếp theo của mình và anh D cũng
đồng ý.
Sau khi được sự giới thiệu làm quen của chị N cho tôi với anh D thì tôi sẽ
trực tiếp làm việc với anh D để tìm hiểu các nhuc cầu tiếp theo của anh H, từ đó có
kế hoạch giúp đỡ, kết nối chuyển gửi anh H tới các cơ sở dịch vụ có sẵn tại cộng
đồng.
Nhiệm vụ của tôi sau khi chị N bàn giao công việc cho tôi thì tôi sẽ trực tiếp

làm việc với anh D theo đúng nguyên tắc của Công tác xã hội cá nhân đó là mối
quan hệ 1- 1 giữa nhân viên xã hội và thân chủ. Khi bàn giao anh D cho tôi thì chị
N cũng đã cung cấp cho tôi một số thông tin sơ lược ban đầu về những khó khăn
mà anh D đang gặp phải và những nhu cầu của anh cần được đáp ứng như sau:
Bảng đánh giá nhu cầu của anh D
Khó khăn của anh D

Nhu cầu cần đáp ứng cho anh D

Anh luôn mang trong mình tâm lý tự ti Giúp anh không còn mặc cảm, tự ti và
và cảm giác bị mọi người kỳ thị
cảm giác mình bị mọi người kỳ thị.
Anh gặp khó khăn khi tái hòa nhập Anh D tham gia vào các câu lạc bộ,
cộng đồng
hoạt động xã hội để cải thiện và tạo lập
mối quan hệ
Anh không có việc làm, thu nhập để lo
Hỗ trợ anh tìm kiếm việc làm
cho cuộc sống của bản thân và các con
Anh bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ khi Anh D cần được tư vấn và khám sức
uống methadone (táo bón, khó ngủ…)
khỏe
Anh lo lắng về việc mình bị nhiễm Anh cần được đi khám sức khỏe và xét
HIV
nghiệm HIV

3.2

Thu thập thông tin


Sinh viên thực hiện: Đào Hồng Ngọc _ Đại học Lao động- xã hội

11


Báo cáo Công tác xã hội cá nhân với người nghiện ma túy
Buổi làm việc thứ nhất:
Trước khi gặp anh D, tôi đã được chị N Cán bộ quản lý trường hợp hẹn
lịch trước với anh D để tôi được gặp và cũng cung cấp cho một số thông tin cơ bản
về tên, tuổi và vài nét về tình hình hiện nay của anh D để tôi chuẩn bị tâm thế sẵn
sàng cho buổi gặp đầu tiên của tôi với thân chủ của mình là anh D.
Phúc trình buổi 1:
Họ và tên đối tượng: Hoàng Văn D, 41 tuổi, giới tính nam.
Địa chỉ đối tượng: Tổ dân phố 7, Phường Đằng Hải, Quận Hải An, thành phố Hải
Phòng.
Địa điểm thực hiện: Tại nhà riêng của anh D vào lúc 9h15 phút đến 11h30 phút
sáng, ngày 18/03/2014.
Mục tiêu cuộc vấn đàm:
-

Giới thiệu về bản thân, về chương trình Quản lý trường hợp, một số nguyên tắc

-

bảo mật thông tin với thân chủ.
Tạo lập mối quan hệ với khách hàng.
Thu thập những thông tin cơ bản ban đầu về anh D.
Sinh viên thực hiện: Đào Hồng Ngọc.
Nôi dung buổi vấn đàm như sau:


Sinh viên thực hiện: Đào Hồng Ngọc _ Đại học Lao động- xã hội

12


Báo cáo Công tác xã hội cá nhân với người nghiện ma túy

Mô tả phúc trình vấn đàm tại hiện trường

SV: Chào anh,.
TC: Ừ, chào em. Mời em vào nhà.
SV: vậng ạ. (cười).
TC: Mời em ngồi.Em uống nước đi (cười mỉm).
SV: Dạ vâng. Cảm ơn anh ạ. (cười). Em xin tự giới
thiệu với anh, em tên là Ngọc. Em là sinh viên
trường Đại học Lao động- xã hội về thực tế tại đây.
Em rất vui vì đã được gặp anh.(cười)
Hôm nay em đến đây với mục đích là được gặp gỡ,
nói chuyện và làm quen với anh. (cười)
TC: (Cười vui vẻ) Ừ anh cũng nghe qua chị N (cán
bộ quản lý trường hợp) nói qua về em rồi, Chắc em
cũng biết tên tuổi anh rồi chứ ?(cười)
SV: Dạ .Vâng ạ. Em cũng nghe chi N chia sẻ với
em là anh tên là D, năm nay 41 tuổi. (cười)
TC: (Mỉm cười) ừ đúng rồi. Anh sinh năm 1973 giờ
41 tuổi. Thế em sinh năm bao nhiêu?
SV: Dạ em sinh năm 1993.(cười mỉm) chắc cũng
kém anh nhiều tuổi đấy ạ. (cười)
TC: (Cười vui vẻ) Ừ em bằng tuổi con trai lớn nhà
anh, nó cũng sinh năm 1993 và giờ đang là sinh viên

Đại học tại Hải Phòng sáng đi học tối lại về nhà.
SV: ôi thế thì phải gọi anh là chú rồi ạ (cười rất vui
vẻ)
TC: (cười to) không sao cứ gọi là anh cho dễ nói
chuyện. Không cần khách sáo đâu (cười).
Anh cũng đã nghe chị N nói qua về em rồi, giờ có
điều gì em muốn hỏi thì em cứ hỏi anh nếu có gì giúp
đỡ được anh sẽ giúp…không phải ngại đâu (cười).
SV: (rất vui vẻ, cười niềm nở) vâng. Em rất cảm ơn
anh. Nếu anh đã nói như vậy thì anh em mình sẽ bắt
Sinh viên thực hiện: Đào Hồng Ngọc _ Đại học Lao động- xã hội

Nhận
xét Tự đánh giá
cảm
xúc, cảm xúc, kỹ
hành vi của năng
của
thân chủ
sinh viên

Rụt rè, lúng
Niềm nở, vui túng không
vẻ, đón tiếp
biết nói gì.
-Kỹ
năng
quan sát

Cảm

giác
Chủ động, thân thiện, dễ
tạo ra sự thỏa gần.
mái
-Kỹ năng đặt
Chủ
động câu hỏi.
đặt câu hỏi để
cho dễ trả lời
và bắt nhịp Anh D là
theo.
người
rất
khéo ăn nói.

Niềm nở và Thỏa mái, tự
rất nhiệt tình tin, thấy dễ
chia sẻ.
gần.

13


Báo cáo Công tác xã hội cá nhân với người nghiện ma túy
đầu luôn nhé. (Cười)
TC: Ừ. Em hỏi đi?
SV: Vâng ạ. Nhưng trước khi hỏi, em có một điều
em muốn xin phép anh là anh có thể cho em ghi chép
lại những thông tin anh chia sẻ với em để sau này em
lấy làm tài liệu viết bài được không ạ?

TC: Ừ. Không sao em cứ chép đi.(cười) lần trước
cán bộ bên FHI họ về họ còn quay cả phim mà.
Không sao đâu em đừng ngại cứ tự nhiên.
SV: Vâng. Em rất cảm ơn anh ạ.
Vậy em bắt đầu nhé? (cười)
TC: Ừ.(ngồi im lặng chờ hỏi).
SV: Đầu tiên thì em muốn biết về anh và gia đình
anh hiện nay như thế nào ?
TC: Gia đình anh thì gồm 4 anh chị em, anh là con
cả còn 2 đứa em gái và 1 đứa em trai nữa giờ chúng
cũng lập gia đình hết rồi. Bây giờ thì anh đang sống
cùng với mẹ đẻ anh và 3 đứa con. (cười)
SV:Vậy ạ, thế bà và các em đi đâu mà từ lúc nãy em
đến em không gặp vậy anh ?
TC: À mẹ anh đi chợ bán ít hoa, còn 2 đứa con gái
anh một đứa học lớp 2 đi học trưa mới về tý anh đi
đón nó, còn một đứa bé 5 tuổi đang học mẫu giáo.
Mà cái thằng con trai bằng tuổi em đấy nó đi học
sáng tý nữa nó về thôi. (cười)
SV: Vâng. Anh có thể chia sẻ cho em biết là bây
giờ anh có đi làm gì không ạ?
TC: (im lặng) về việc làm, thì nói thật với em là giờ
anh cũng không đi làm gì, chỉ ở nhà dọn dẹp nhà cửa,
tầm khoảng từ 8-10 sáng thì anh đi uống methadone,
trưa về đón con đi học về. Đấy em nhìn thấy đấy
nuôi thêm đàn chó kia kìa vừa trông nhà thỉnh thoảng
cũng thêm thắt ít tiền phụ giúp kinh tế cùng mẹ anh
thôi chứ có làm gì đâu. Nhiều lúc anh cũng muốn đi
nhưng sợ lại bị bạn bè rủ rê rồi tái nghiện trở lại lắm.
Nên tốt nhất là ở nhà cho lành. Nói thì nói thật với

em chứ, như bọn anh bây giờ muốn xin việc cũng
khó lắm chứ, mọi người cứ nói là không có gì nhưng
họ vẫn có cái gì kỳ thị lắm chứ em .(im lặng).
SV: Vâng, theo như những gì anh vừa chia sẻ với
Sinh viên thực hiện: Đào Hồng Ngọc _ Đại học Lao động- xã hội

Anh rất tạo
điều kiện để
thu
thập
thông tin
Nhiệt tình
Xúc động
Im lặng, chờ
đợi, tò mò câu -Kỹ năng đặt
hỏi.
câu hỏi.

-Kỹ
năng
lắng nghe tích
cực.

Im lặng
Lắng nghe.
Cảm giác sự
chia sẻ chân
Chân thành, thành từ phía
thẳng thắn.
anh D

Thở dài

-Kỹ
14

năng


Báo cáo Công tác xã hội cá nhân với người nghiện ma túy
em thì em rất hiểu hoàn cảnh của anh bây giờ. Nhưng
em thấy công việc của anh ở nhà cũng nhiều việc ấy
chứ. Đúng không ạ ? (cười).
TC: Ừ (cười) nhìn thế thôi nhưng cũng nhiều việc
không tên lắm ấy chứ (cười). Hơn nữa, anh đi uống
methadone thế đi làm gì cũng khó vì thời gian ngắt
quãng thế mà lại không thể bỏ không đi uống đều
đặn được.
SV: Vâng. Em hiểu ạ. (cười). Thế tình hình uống
methadone tại cơ sở điều trị thế nào hả anh ?
TC: anh vẫn uống methadone đều đặn mỗi ngày vào
khoảng tầm từ 8h - 10h sáng. Hiện giờ anh đang
uống 60ml methadone/ lần. Anh cảm thấy khi uống
methadone khiến anh không còn thèm nhớ ma túy
nữa, sức khỏe cũng tốt hơn.
SV: vậy thế là mừng quá rồi anh ạ.(Cười). Anh cố
gắng kiên trì điều trị tốt nhé.(cười)
TC: Ừ, cũng phải cố gắng thôi chứ biết làm sao
được hả em. (mỉn cười).
SV: (cười) vâng. Thấy anh có ý chí quyết tâm như
vậy em cũn mừng cho anh. Thế hôm nay anh đi uống

methadone chưa ạ?
TC: Tý nữa anh đi uống cũng được, lúc nào dỗi đi
uống cũng được mà. (cười)
SV: vậy ạ. Phiền anh quá làm anh giờ này vẫn chưa
đi uống methadone được ?
TC: (cười) ồ không sao đâu em ạ bình thường hôm
nào anh có việc gì bận anh vẫn đi uống tầm này mà.
(cười)
SV: vâng. Ngại anh quá. Mà giờ cũng trưa rồi em
cũng xin phép anh hôm khác em qua, giờ anh còn đi
đón em chứ ạ. (cười)
TC: ừ. (cười). Không có gì đâu lần sau có cần thông
tin gì nữa thì cứ gặp anh anh giúp nhé. (cười)
SV: (cười) vâng. Em rất cảm ơn anh hôm nay ạ. Mà
tuần sau anh dỗi hôm nào không em muốn gặp anh
một chút nữa được không ạ?
TC: ừ được thôi không vấn đề gì đâu. Sáng thứ 2
tuần sau nhé khoảng cũng tầm giờ này cũng được.
SV: (cười). vâng. Cảm ơn anh nhiều lắm. Thôi em
Sinh viên thực hiện: Đào Hồng Ngọc _ Đại học Lao động- xã hội

thấu cảm.
- kỹ năng
phản hồi.

Chân thành

-Kỹ năng đặt
câu hỏi
Vui mừng

Động viên,
khích lệ.

Vui vẻ, sẵng
sàng chia sẻ

Vui vẻ, phấn
khởi
Có ý chí
quyết tâm
Đặt lịch hẹn
Tôn
khách

trọng

15


Báo cáo Công tác xã hội cá nhân với người nghiện ma túy
xin phép anh em về ạ. (cười)
TC: Ừ. Em về cẩn thận nhé.

Lượng giá của cá nhân về buổi vấn đàm:


Mặt đặt được:
Sau hơn 1tiếng đồng hồ nói chuyện với anh D, thái độ niềm nở, vui vẻ và sự chia
sẻ chân thành, nhiệt tình với tôi thì tôi cảm thấy bước đầu mình đã tạo lập được




mối quan hệ gần gũi và thân thiện với anh D.
Thu thập được một số thông tin cơ bản về tên, tuổi và các thành viên trong gia đình



thân chủ.
Mặt hạn chế:
Vẫn còn mặc cảm tự ti nhiều chuyện không muốn chia sẻ nhiều về ra đình ( ví dụ
như chia sẻ về vợ). khi chia sẻ về gia đình chỉ nhắc đến mỗi mẹ và các con của



mình không nhắc đến vợ.
Sinh viên còn nhiều bỡ ngỡ, lúng túng trong lúc đặt câu hỏi.

Thu thập thông tin
-Thông tin chung:
• Họ và tên: Hoàng Văn D
• Mã số khách hàng: 01
• Năm sinh: 1973
• Đại chỉ: Tổ dân phố 7, phường Đằng Hải, Quận Hải An, thành phố
• Trình độ học vấn: 9/12
• Tình trạng hôn nhân: đã kết hôn
- Thông tin về việc làm và thu nhập:
• Việc làm: tự do, có lúc làm việc bán thời gian, ai thuê gì làm đấy.

Sinh viên thực hiện: Đào Hồng Ngọc _ Đại học Lao động- xã hội


Hải Phòng.

16


Báo cáo Công tác xã hội cá nhân với người nghiện ma túy


Đánh giá: Anh D không có công việc ổn định, thu nhập bấp bênh không có thu

nhập thường xuyên để lo cho cho các con ăn học, cần được hỗ trợ.
-Nhà ở
• Hiện nay anh đang ở cùng mẹ đẻ mình và 3 đứa con.
• Anh D đang ở nhà riêng của mình, nhà cấp 4 diện tích 30 m2.
-Quan hệ gia đình và xã hội
• Mối quan hệ gia đình
+ Anh D đã lập gia đình và đã qua 2 đời vợ.
+ Là con trai cả trong gia đình gồm 4 anh chị em. 2 trai, 2 gái
+ Mẹ anh D thì sáng thỉnh thoảng đi bán hoa để kiếm thêm thu nhập.

+ Anh

và mẹ có mối quan hệ khăng khít với nhau. Mẹ anh D là người rất hiểu anh, luôn
luôn là người động viên, hỗ trợ anh rất nhiều trong cuộc sống.
+ Các em anh thì có mối quan hệ qua lại với nhau, vì các em trai và gái của anh


đều lấy chồng làm ăn xa nên thỉnh thoảng mới qua lại thăm anh D và mẹ được.
Mối quan hệ xã hội
+ Anh D có mối quan hệ tốt với hàng xóm láng riềng xung quanh.

+ Anh cũng chưa từng vi phạm pháp luật.
+ hiện nay, thì anh ít giao du với bạn bè ngoài xã hội, anh vẫn chơi thân với một
số bạn thân có cùng hoàn cảnh như mình, thỉnh thoảng các anh cũng gặp nhau



nói chuyện hoặc thăm hỏi qua điện thoại.
Thông tin về sức khỏe
+ Thể trạng cao to, trên 60 kg.
+ Anh D đã từng đi xét nghiệm HIV kết quả âm tính
+ Đã xét nghiệm Viêm gan B kết quả âm tính.
+ Đã xét nghiệm Viêm gan C kết quả âm tính vào ngày 25/05/2011 tại BVĐK
Hải An
+ Tình trạng sức khỏe tốt. Không mắc các bệnh mãn tính. KH không mắc
BLTQĐTD.
+ Anh D không sử dụng ARV và có điều trị methadone từ 01/06/2011
+ Anh D không có các triệu trứng như trầm cảm, lo lắng, mất ngủ.



Tiền sử sử dụng ma túy
+ Sử dụng ma túy từ năm 1996 (khoảng 18 năm)
+ Anh chưa bị sốc thuốc bao giờ.

Sinh viên thực hiện: Đào Hồng Ngọc _ Đại học Lao động- xã hội

17


Báo cáo Công tác xã hội cá nhân với người nghiện ma túy

+ Lần sử dụng gần đây nhất của anh là: 30/05/2012
+ Điều trị cai nghiện 2 lần:
▪ 1 lần tự cai ở nhà.
▪ 1 lần cai tại Trung Tâm cai nghiện tập trung Gia Minh.
+ Nguyên nhân tái nghiện: Do bạn bè rủ rê, do những cơn thèm nhớ thuốc không
vượt qua được chính bản thân mình.
+ Tiền sử sử dụng ma túy:
▪ Loại ma túy sử dụng là: Heroin.
▪ Lượng dùng: 3 lần/ngày.
▪ Chi phí sử dụng thuốc khoảng: 300.000đ/ngày.
▪ Đường dùng: Hít
3.3

-

Đánh giá tình hình thân chủ và xác định nhu cầu
Sau buổi gặp gỡ đầu tiên tại nhà riêng của anh D hôm 18/03 vừa qua thì

theo lịch đã hẹn tôi đến gặp anh để cùng anh trao đổi về một số công việc:
Tôi muốn anh D giúp tôi để tôi cùng anh D vẽ sơ đồ phả hệ của gia đình anh D.
Sau đó tôi cũng cần anh giúp tôi cùng xây dựng biểu đồ sinh thái biểu hiện các
nguồn lực, các mối quan hệ xung quanh anh có thể giúp anh D trong quá trình tôi

-

trợ giúp cho anh.
Cùng anh D xác định các nhu cầu hiện tại cần được đáp ứng của anh bây giờ và
xem nhu cầu nào là nhu cầu cần thiết nhất để tôi tiến hành hỗ trợ.

-


Sơ đồ phả hệ gia đình anh D

Mẹ D

Bố D

Em

Em gái D

trai D
Sinh viên thực hiện: Đào Hồng Ngọc _ Đại học Lao động- xã hội

Em gái D

18


Báo cáo Công tác xã hội cá nhân với người nghiện ma túy

Vợ cả

Anh

D

Con

Vợ hai


Con gái 7t

Con gái 5t

trai D

Chú thích:
Nam
Nữ
Đã mất
Đã mất
Quan hệ tác động qua lại 2 chiều
Quan hệ thân thiết trong gia đình
Ly dị
Quan hệ xa cách
Nhận xét về mối quan hệ của anh D trong gia đình:
Nhìn vào sơ đồ phả hệ gia đình anh D ta thấy anh D có mối quan hệ tốt
với mọi người trong gia đình không có mâu thuẫn gì với các thành viên. Cụ thể:

Sinh viên thực hiện: Đào Hồng Ngọc _ Đại học Lao động- xã hội

19


Báo cáo Công tác xã hội cá nhân với người nghiện ma túy
- Mẹ anh D, là người có quan hệ thân thiết trong gia đình với anh D và các con
của anh. Mặc dù đã tuổi cao, sức yếu nhưng mẹ anh vẫn là người trợ giúp chính hỗ
trợ anh cả về mặt kinh tế cũng hư cuộc sống hằng ngày của anh. Mẹ anh có một
mảnh vườn nhỏ trồng hoa nên thỉnh thoảng cũng đi bán hoa ngoài chợ hoặc nhập

hoa bán để kiếm thêm thu nhập.
- Các con của anh D vì là con của mình nên anh cũng có mối quan hệ rất thân
thiết với các con của anh. Con trai lớn thì sáng đi học rồi trưa lại về phụ giúp việc
nhà với bố, 2 đứa con gái mặc dù tuổi nhỏ nhưng rất thương bố và với anh các con
rất tình cảm. Đặc biệt là cô con gái út lúc nào đi đâu cũng bố.
→ Những đứa con chính là động lực rất lớn đối với anh để anh quyết tâm hơn nữa
để từ bỏ con đường ma túy của mình.
- Còn đối với các em trai và em gái của anh anh D cũng có mối quan hệ tốt, thỉnh
thoảng các em vẫn qua lại thăm anh và mẹ; cũng hỏi han tình hình của anh và các
cháu. Tuy nhiên các em anh D đều lập gia đình và làm ăn xa nên ít khi mới về
thăm anh và mẹ được chỉ là khi có dỗ hoặc tết mới về thăm còn bình thường cũng
bận công việc riêng của mình.
- Với người vợ đầu của anh thì anh D có mối quan hệ xa cách hầu như hai người
không còn liên quan đến cuộc sống của nhau nữa. Vì sau khi ly dị với anh thì vợ
đầu của anh D cũng đã tìm hạnh phúc riêng của mình và cũng đã có một gia đình
riêng của mình. Nếu người vợ đầu có quan hệ thì cũng chỉ là quan hệ với người
con trai đầu của anh là đứa con trai của hai người. Còn với anh thì hầu như là
không còn bất kỳ một mối quan hệ nào nữa.
-

Biểu đồ sinh thái

Sinh viên thực hiện: Đào Hồng Ngọc _ Đại học Lao động- xã hội

20


Báo cáo Công tác xã hội cá nhân với người nghiện ma túy

Chính quyền địa phương (Cán bộ

phường)
Tổ dân phố

Gia đình anh D

Hàng xóm

Trạm y tế
Hội phụ nữ

Việc làm

Chú thích:
: Quan hệ xa cách
Sinh viên thực hiện: Đào Hồng Ngọc _ Đại học Lao động- xã hội

21


Báo cáo Công tác xã hội cá nhân với người nghiện ma túy
: Quan hệ 1 chiều
: Quan hệ 2 chiều tác động qua lại

Nhìn vào biểu đồ sinh thái ta thấy các vòng tròn to nhỏ và khoảng cách
gần, xa bằng các nét đứt hay nét liền cũng thể hiện phần nào các nguồn lực có mối
quan hệ mật thiết hoặc xa cách tác động đến đến anh D và gia đình anh D cụ thể
như sau:
- Chính quyền địa phương và Tổ dân phố luôn quan tâm và giúp đỡ anh rất nhiều
trong việc điều trị cai nghiện cũng như uống methadone tại cơ sở điều trị
methadone tại phường Đằng Lâm. Luôn tạo điều kiện về thủ tục hành chính hay có

các chương trình nào liên quan đến diện chính sách về hộ nghèo cho anh D. Vì gia
đình anh D cũng thuộc một trong những gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong Tổ
dân phố. Đây có coi là một nguồn lực quan trọng có thể tham gia vào quá trình trợ
giúp anh D.
- Anh D và gia đình có mối quan hệ tốt với hàng xóm. Mặc dù anh bị nghiện
nhưng anh chưa bao giờ chộm cắp gì của hàng xóm. Hơn nữa anh cũng chưa từng
vi phạm pháp luật nên khi biết anh cai nghiện thì mọi người hàng xóm cũng động
viên và an ủi anh nhiều. Đây cũng là một nguồn lực không thể bỏ qua trong tiến
trình trợ giúp anh D.
- Trạm y tế có mối quan hệ tác động một chiều với anh và gia đình anh D. Khi
nào anh có nhu cầu muốn khám bệnh hay tư vấn về sức khỏe thì anh ra trạm y tế
còm trạm y tế không tự nhiên đến khám chữa bệnh cho anh. Vì thế chạm y tế chỉ
có tác động một chiều với anh.

Sinh viên thực hiện: Đào Hồng Ngọc _ Đại học Lao động- xã hội

22


Báo cáo Công tác xã hội cá nhân với người nghiện ma túy
- Các đoàn thể tiêu biểu như Hội phụ nữ thì không quan tâm đến anh và gia đình
anh D mà biểu hiện qua biểu đồ sinh thái là hình tròn nằm xa và nét đứt thể hiện
quan hệ xa cách.
- Việc làm thì rất khó khăn và nó cũng được biểu hiện rất rõ qua biểu đồ sinh thái.
Đây là một nguồn lực đang cần phải khai thác để hỗ trợ anh trong cuộc sống của
mình. Như anh D chia sẻ thì “họ nói là bình đẳng nhưng trong tâm lý chung của họ
luôn có một sự kỳ thị, phân biệt và một khoảng cách nào đó không thể xóa bỏ được
vì vậy nên anh muốn có việc làm rất khó. Nhiều lúc anh chỉ muốn đi làm bảo vệ
hay trông xe tại một nhà hàng hay công ty nào đó mà họ cũng không nhận và từ
chối ngay”.

 Qua phân tích về biểu đồ sinh thái trên, ta thấy các nguồn lực đang có mối
quan hệ tốt với anh D và gia đình của anh D mà cần được tận dụng tốt để hỗ trợ
anh đó là: Chính quyền địa phương, tổ dân phố và hàng xóm xung quanh nhà anh
D.
- Bảng đánh giá điểm mạnh, điểm hạn chế của thân chủ

Thân chủ
STT và hệ thống
sinh thái
1

2

Điểm mạnh

-. Có sức khỏe tốt
- Không vi phạm pháp
Thân chủ
luật.
- Thương mẹ và các con.
- Là người có khả năng
giao tiếp tốt.
Mẹ anh D, -. Mẹ anh D là người hỗ
các con và trợ lớn cho anh về kinh tế
các
thành trong cuộc sống hằng ngày.

Sinh viên thực hiện: Đào Hồng Ngọc _ Đại học Lao động- xã hội

Hạn chế

-. Không có công việc và
thu nhập ổn định.
- Chưa có lập trường
vững vàng, dễ bị bạn bè rủ
rê.
-. Mẹ anh đã già (hơn 70
tuổi ).
- Kinh tế gia đình khó
23


Báo cáo Công tác xã hội cá nhân với người nghiện ma túy
viên trong
gia đình

- Các con thì thương bố.
khăn.
- Anh có quan hệ tốt với - Em trai và các em gái
các thành viên trong nhà.
lấy vợ, lấy chồng xa.
- Không thuộc diện chính
sách gì tại địa phương.
Chính
Quan tâm đến hoàn cảnh
Nguồn lực con người và
quyền
địa anh và anh D. Đặc biệt là kinh tế còn hạn chế.
phương
cán bộ Lao động – thương
binh xã hội tại Phường.

Môi trường Hàng xóm tốt, quan tâm
Tổ dân phố lao động còn
xung quanh đến anh và gia đình anh D
nghèo, phức tạp.

3

4

Như vậy, nhìn vào bảng phân tích điểm mạnh, điểm hạn chế của thân chủ ta
thấy nguồn lực hỗ trợ chủ yếu cho thân chủ là mẹ của anh D. Bên cạnh đó thì ta có
thể tận dụng các nguồn lực từ bên ngoài như: Chính quyền địa phương và môi
trường xung quanh anh để hỗ trợ thêm anh trong quá trình trợ giúp thân chủ.
Buổi làm việc thứ 2:
Theo như lịch đã hẹn anh D, thì hôm nay tôi đã đến gặp anh để tìm hiểu và
trao đổi với anh về những mong muốn và nhu cầu của anh D .
Phúc trình buổi 2:
Họ và tên đối tượng: Hoàng Văn D, 41 tuổi, giới tính nam.
Địa chỉ đối tượng: Tổ dân phố 7, Phường Đằng Hải, Quận Hải An, thành phố Hải
Phòng.
Địa điểm thực hiện: Tại nhà riêng của anh D vào lúc 8h30 phút dến 10h00 phút
sáng, ngày 28/03/2014.
Mục tiêu cuộc vấn đàm: Xác định mong muốn và nhu cầu thân chủ.
Sinh viên thực hiện: Đào Hồng Ngọc _ Đại học Lao động- xã hội

24


Báo cáo Công tác xã hội cá nhân với người nghiện ma túy
Sinh viên thực hiện: Đào Hồng Ngọc.

Nôi dung buổi vấn đàm như sau:

Mô tả phúc trình vấn đàm tại hiện trường

Nhận xét về Tự đánh giá
cảm xúc, hành cảm xúc, kỹ
vi của thân chủ năng của sinh
viên

SV: Em chào anh.(cười vui vẻ)
TC: Ừ, chào em. Vào nhà đi em. (cười). Mời em
uống nước.
Tự nhiên, niềm
Hôm nay em kiếm đâu xe đạp mà đến đây thế ? nở, đón tiếp.
(cười)
SV: (cười)vâng. Em xin. Em mượn được của bạn
em anh ạ.
TC: ừ. Thế hôm trước thông tin anh cung cấp cho Hỏi han, quan
em em đã làm được ít bài báo cáo nào chưa ? tâm
(Cười)
SV: (Cười vui vẻ). Dạ em có làm được một ít rồi
anh ạ. Cảm ơn anh đã quan tâm đến em.
Hôm nay em đến đây, em muốn anh chia sẻ cho
em biết một số mong muốn cũng như nhu cầu hiện
tại bây giờ của mình được không ạ ?(cười)
TC: ừ. Anh sẵn sàng thôi. Có điều gì muốn hỏi em
cứ hỏi đi.
SV: vâng ạ. Như anh đã chia sẻ với em hôm trước
đấy, thì hiện tại anh đang uống methadone thay thế
Im lặng, thở

tại cơ sở điều trị methadone tại phường Đằng Lâm,
dài.
quận Hải An và anh thấy không còn thèm nhớ
heroin nữa.
Buồn
Vậy anh có thể cho em biết tình hình sức khỏe của
anh hiện nay như thế nào ? bây giờ anh có gặp sức
khỏe về bản thân không?
TC: Chẳng dấu gì em, nếu nhìn bề ngoài thì thấy
anh cũng to, cao khỏe mạnh và anh cũng cảm giác
Sinh viên thực hiện: Đào Hồng Ngọc _ Đại học Lao động- xã hội

Vui vẻ, thấy tự
nhiên hơn.

Kỹ năng đặt
câu hỏi.

-Kỹ năng đặt
câu hỏi.

-Kỹ năng lắng
nghe tích cực

25


×