Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường nước mặt tại xã quỳnh hội – quỳnh phụ tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 89 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------o0o--------------

NGUYỄN THỊ MAI TRANG
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO VỆ
MÔI TRƢỜNG NƢỚC MẶT TẠI XÃ QUỲNH HỘI – QUỲNH PHỤ
TỈNH THÁI BÌNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học môi trƣờng

Khoa

: Môi trƣờng

Khóa học

: 2011 – 2015

Thái Nguyên, năm 2015



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------o0o--------------

NGUYỄN THỊ MAI TRANG
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO VỆ
MÔI TRƢỜNG NƢỚC MẶT TẠI XÃ QUỲNH HỘI – QUỲNH PHỤ
TỈNH THÁI BÌNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học môi trƣờng

Lớp

: K43 – KHMT – N02

Khoa

: Môi trƣờng

Khóa học

: 2011 – 2015


Giảng viên hƣớng dẫn : PGS.TS Lƣơng Văn Hinh

Thái Nguyên, năm 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Thực tập là một quá trình giúp cho bản thân sinh viên áp dụng kiến
thức đã được học vào thực tế, từ đó giúp cho sinh viên hoàn thiện bản thân và
cung cấp kiến thức thực tế cho công việc sau này.
Với ý nghĩa thiết thực đó, được sự đồng ý của khoa Tài nguyên và Môi
trường – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi tiến hành thực tập tại
ủy ban nhân dân xã Quỳnh Hội, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Thời gian
thực tập kết thúc, tôi đã đạt được những kết quả để hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp của bản thân.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu nhà trường, Ban
Chủ nhiệm khoa cùng toàn thể các thầy cô giáo công tác trong khoa Tài nguyên và
Môi trường. Đặc biệt xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS Lƣơng Văn Hinh
người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tận tình tôi trong suốt quá trình thực hiện
đề tài để tôi có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Qua đây em xin gửi lời cảm ơn trân thành nhất tới các cô chú, anh chị
làm việc tại UBND Xã Quỳnh Hội, huyện Quỳnh Phụ , tỉnh Thái Bình đã tạo
điều kiện giúp đỡ em hoàn thành được nhiệm vụ và hoàn thành tốt bản báo
cáo tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên và giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Bình, ngày tháng năm 2015

Sinh viên
Nguyễn Thị Mai Trang


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Tỷ lệ người dân nông thôn được cấp nước sạch ở các vùng ................12
Bảng 2.2. Tình trạng phát sinh chất thải rắn (CTR) ..........................................16
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu và phương pháp phân tích chất lượng nước sinh hoạt
trên địa bàn xã. .....................................................................................................33
Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt của các hộ gia đình ......................49
Bảng 4.2: Kết quả điều tra, khảo sát chất lượng nguồn nước đang sử dụng của
các hộ gia đình......................................................................................................51
Bảng 4.3: Kết quả điều tra, khảo sát tình trạng sử dụng bể lọc của các hộ gia
đình .......................................................................................................... 52
Bảng 4.4: Kết quả phân tích một số chỉ tiêu môi tường nước mặt tại hộ gia
đình .......................................................................................................... 53
Bảng 4.5 Kết quả điều tra việc tích trữ nước mặt ................................................54
Bảng 4.6: Kết quả điều tra, khảo sát các kiểu nguồn tiếp nhận nước thải sinh hoạt
của các hộ gia đình ...............................................................................................55
Bảng 4.7: Kết quả điều tra việc phân loại rác tại nguồn của các hộ gia đình ......56
Bảng 4.8: Kết quả điều tra nơi chứa rác thải các hộ gia đình ..............................57
Bảng 4.9: Kết quả điều tra các nguồn tiếp nhận nước thải từ nhà vệ sinh ...........58
Bảng 4.10: Kết quả điều tra tình hình xử lý chất thải chăn nuôi của các hộ gia
đình .......................................................................................................................59
Bảng 4. 11: Kết quả điều tra các loại phân bón được các hộ gia đình sử dụng ...60
Bảng 4.12 Kết quả điều tra tình hình mức độ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của
các hộ gia đình......................................................................................................61
Bảng 4.13 Kết quả điều tra về tình hình xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật của

hộ gia đình ............................................................................................................62
Bảng 4.14 Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước ......................................63
Bảng 4.16: Kết quả điều tra về tình hình nhận các thông tin về vệ sinh môi
trường của người dân trên địa bàn xã ...................................................................64
Bảng 4.17: Kết quả điều tra ý kiến về việc cải thiện điều kiện môi trường của các
hộ dân trên địa bàn xã ..........................................................................................65


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1 Thể hiện hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt của các hộ gia đình ........49
Hình 4.2 Khảo sát chất lượng nguồn nước đang sử dụng của các hộ gia đình ...51
Hình 4.3 Thể hiện việc tích trữ nước mặt ........................................................... 55
Hình 4.4 Thể hiện kết quả điều tra, khảo sát các kiểu nguồn tiếp nhận nước
thải ........................................................................................................... 56
Hình 4.5 Thể hiện kết quả điều tra nơi chứa rác thải các hộ gia đình ................57
Hình 4.6. Thể hiện kết quả điều tra các nguồn tiếp nhận nước thải từ nhà vệ
sinh .......................................................................................................... 58
Hình 4.7.Thực hiện kết quả điều tra tình hình xử lý chất thải chăn nuôi của ......59
Hình 4.8 Thể hiện kết quả điều tra các loại phân bón được các hộ gia đình sử
dụng ...................................................................................................................... 60
Hình 4.9 Thể hiện kết quả điều tra tình hình mức độ sử dụng thuốc bảo vệ thực
vật của các hộ gia đình .........................................................................................61
Hình 4.10. Thể hiện kết quả điều tra về tình hình xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực
vật của hộ gia đình ...............................................................................................62
Hình 4.11. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước ................................... 63
Hình 4.12 Thể hiện tình hình nhận các thông tin về vệ sinh môi trường của
người dân trên địa bàn xã .....................................................................................64
Hình 4.13 Thể hiện ý kiến về việc cải thiện điều kiện môi trường của các hộ dân

trên địa bàn xã ..................................................................................................... 65


iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

STT

Ý nghĩa

1

BNN

Bộ Nông nghiệp

2

BNNPTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

3

BTC

Bộ Tài chính


4

BTNMT

Bộ Tài nguyên Môi trường

5

BVTV

Bảo vệ thực vật

6

BYT

Bộ Y tế

7

CHXHCN

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

8

COD

9


CP

lượng oxy cần thiết để oxy hoá các hợp chất hoá
học trong nước bao gồm cả vô cơ và hữu cơ.
Chính phủ

10

CTR

Chất thải rắn

11

DO

Hàm lượng oxy hòa tan trong nước

12

Fe

Sắt

13

HGĐ

Hộ gia đình


14



Nghị định

15

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

16



Quyết định

17

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

18

TDS

Tổng chất rắn hòa tan


19

TT

Thông tư

20

TTg

Thủ tướng

21

UBND

Ủy ban nhân dân

22

UNICEF

23

VSMT

Quỹ nhi đồng liên hợp Quốc tế (United Nations
Children's Fund)
Vệ sinh môi trường



v

MỤC LỤC

PHẦN 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1.1.Đặt vấn đề......................................................................................................... 1
1.2 Mục đích, yêu cầu và ý nghĩa của đề tài .......................................................... 3
1.2.1. Mục tiêu chung ............................................................................................. 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể của đề tài ............................................................................ 3
1.2.3. Yêu cầu của đề tài ........................................................................................ 4
1.2.4. Ý nghĩa của đề tài ......................................................................................... 4
1.2.4.1 Ý nghĩ trong học tập và nghiên cứu khoa học ........................................... 4
1.2.4.2 Ý nghĩa trong thực tiễn .............................................................................. 4
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................... 5
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ............................................................................... 5
2.1.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................ 5
2.1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................. 8
2.1.3. Cơ sở pháp lý ............................................................................................... 9
2.1.4 Cơ sở thực tiễn ............................................................................................10
2.1.4.1. Một số đặc điểm và hiện trạng môi trường nước mặt trên thế giới ........10
2.1.4.2. Các vấn đề môi trường nông thôn ở Việt Nam. ......................................11
2.2. Các loại ô nhiễm nước...................................................................................17
2.2.1. Phân loại ô nhiễm nước ..............................................................................17
2.3. Nguyên nhân gây ô nhiễm nước ...................................................................18
2.3.1. Nguồn gốc tự nhiên ....................................................................................18
2.3.2. Nguồn gốc nhân tạo ...................................................................................19
2.4. Vài nét về tài nguyên nước ...........................................................................21
2.4.1. Tình hình sử dụng nước trên thế giới .........................................................21
2.4.2. Tình hình sử dụng nước ở Việt Nam .........................................................22



vi

PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ........................................................................................................ 29
3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.....................................................................29
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .................................................................29
3.3. Nội dung nghiên cứu .....................................................................................29
3.4. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................30
3.4.1. Phương pháp thu thập và kế thừa tài liệu thứ cấp ......................................30
3.4.2. Phương pháp phỏng vấn .............................................................................30
3.4.3.Phương pháp phân tích ................................................................................30
3.4.4. Phương pháp lấy mẫu .................................................................................30
3.4.5. Phương pháp phân tích ..............................................................................33
3.4.6. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu ......................................................33
3.4.7. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa .....................................................33
3.4.8. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia ...............................................34
3.4.9. Xử lý số liệu, tổng hợp và phân tích thống kê ...........................................34
PHẦN 4. NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................................35
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội ............................................................35
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................................35
4.1.2. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên ..............................................................42
4.1.3. Tình hình kinh tế - xã hội ...........................................................................43
4.2. Đánh giá hiện trạng môi trường tại xã Quỳnh Hội .......................................48
4.2.1. Hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt tại các hộ gia đình ..............................48
4.2.2. Vấn đề nước thải ........................................................................................55
4.2.3. Vấn đề rác thải............................................................................................56
4.2.4. Đánh giá hiện trạng vệ sinh môi trường.....................................................58
4.2.5. Tình hình sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật vào môi trường ........60

4.2.8. Công tác tuyên truyền và giáo dục vệ sinh môi trường .............................64
4.2.9. Nhận thức của người dân địa phương về vấn đề vệ sinh môi trường ........66


vii

4.3. Đánh giá chung và đề xuất giải pháp ............................................................66
4.3.1. Đánh giá chung ..........................................................................................66
4.3.2. Đề xuất giải pháp .......................................................................................67
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................68
5.1. Kết luận..........................................................................................................68
5.2. Kiến nghị .......................................................................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................70
PHỤ LỤC


1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong công cuộc đổi mới chuyển sang nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chử nghĩa, công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và hội nhập
kinh tế quốc tế, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế cũng như xã
hội. Song song với đó là sự tăng lên nhanh chóng của dân số đặc biệt là các
khu đô thị các thành phố lớn, cùng với việc sự tăng sức mạnh kinh tế việc
tăng dân số cũng là nguyên nhân chính dẫn tới các vấn đề về môi trường như
các vấn đề về rác thải, nước thải, vấn đề vệ sinh môi trường. Nhưng vấn đề
cần quan tâm hơn cả là vấn đề ô nhiễm môi trường nước.
Nước là một dạng tài nguyên vô cùng phong phú và rất đa dạng.Tài
nguyên nước là các nguồn nước mà con người sử dụng hoặc có thể sử dụng

vào những mục đích khác nhau. Nước được dùng trong các hoạt động nông
nghiệp, công nghiệp, dân dụng, giải trí và môi trường.Tài nguyên nước bao
gồm nguồn nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và nước biển. Trong đó
nguồn nước mặt và nước dưới đất là quan trọng nhất, có liên quan trực tiếp
đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của con người. Nguồn nước mặt là các
dạng tích tụ nước tự nhiên hay nhân tạo có thể khai thác sử dụng trên mặt đất
hoặc hải đảo bao gồm: sông, suối, ao, hồ, kênh, rạch, đầm, phá, hồ chứa nước
tự nhiên, hồ chứa nước nhân tạo, băng tuyết…. Nước mặt là nước trong sông,
hồ hoặc nước ngọt trong vùng đất ngập nước. Nước mặt được bổ sung một
cách tự nhiên bởi giáng thủy và chúng mất đi khi chảy vào đại dương, bốc hơi
và thấm xuống đất.
Như chúng ta đã biết trong hoạt động sống hàng ngày của con người dù
là nông thôn hay thành thị, bất kì tại đâu: tại hộ gia đình, trên đường đi, hay
nơi công cộng... Con người đều thải ra một lượng chất thải nhất định. Trước


2
đây mọi người cho rằng vùng nông thôn là nơi có môi trường không khí trong
lành, ít tiếng ồn và đặc biệt có nguồn nước dồi dào và sạch tại các giếng làng,
ao hồ hay sông ngòi. Nhưng hiện nay đất chật người đông nông thôn cũng
như thành thị vấn đề ô nhiễm môi trường nước cũng đang trở lên búc xúc.
Nếu người dân đô thị chịu ô nhiễm bởi rác thải, chất thải công nghiêp, ô
nhiễm không khí do khói bụi,... thì người dân nông thôn, đặc biệt khu vực
đồng bằng hạ lưu các con sông lớn phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm do nhà
vệ sinh, phân gia súc, gia cầm, do thuốc bảo vệ thực vật, rác thải, chất thải từ
thượng nguồn. Trong khi đó ý thức của đại bộ phân người dân còn chủ quan
xem nhẹ, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, dịch vụ môi trường chưa phát triển nên
khả năng xử lí ô nhiễm còn hạn chế.
Thái Bình cũng như các tỉnh đồng bằng ven biển khác là nơi có khí hậu
trong lành, có lợi thế về nông nghiệp với diện tích đồng bằng lớn nguồn nước

dồi dào với 4 con sông lớn phía bắc và đông bắc có sông Hóa dài 35 km, phía
bắc và tây bắc có sông Luộc (phân lưu của sông Hồng) dài 53 km, phía tây
và nam là đoạn hạ lưu của sông Hồng dài 67 km, sông Trà Lý (phân lưu cấp 1
của sông Hồng) chảy qua giữa tỉnh từ tây sang đông dài 65 km. Những năm
gần đây Thái Bình đã hòa mình vào tiến trình phát triển kinh tế xã hội của cả
nước và đã có được những bước phát triển tích cực, đời sống nhân dân ngày
càng được nâng cao về vật chất và tinh thần. Để đảm bảo cho chất lượng cuộc
sống của người dân tỉnh Thái Bình đã luôn quan tâm phát triển tới các huyện,
các xã trong tỉnh. Quỳnh Hội là một trong những xã phát triển tích cực trông
những năm qua, Tuy nhiên đằng sau sự phát triển đấy còn tồn tại những
những vấn đề thiếu bền vững cửa quá trình phát triển như môi trường bị ô
nhiễm, tài nguyên chưa được khai thác quản lí đúng mức. Đặc biệt các hoạt
động công nghiệp, nông nghiệp cùng với các hoạt động dịch vụ, sinh hoạt đã
làm xuất hiện những vấn đề môi trường đã trở thành búc xúc và quan trọng


3
hơn cả tình trạng ô nhiễm môi trường nước ngày càng nghiêm trọng. Trước
tình hình đó chúng ta cần đặt ra câu hỏi phải làm gì để bảo đảm sự cân bằng
và bền vững giữa phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường. Nhân thức
được việc bảo vệ môi trường là một vấn đề mang tính toàn cầu, có ý nghĩa
quyết định đến sự sống còn của nhân loại, là lĩnh vực trách nhiệm của mọi
quốc gia, dân tộc trên thế giới.trường, Ban chủ nhiệm khoa Môi Trường, dưới
sự hướng dẫn của Thầy giáo PGS.TS Lƣơng Văn Hinh– Giảng viên khoa
Môi Trường, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi đã tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường
nước mặt tại xã Quỳnh Hội – Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình”.
1.2 Mục đích, yêu cầu và ý nghĩa của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Điều tra, đánh giá hiện trạng môi trường nông thôn trên địa bàn xã

Quỳnh Hội- Quỳnh Phụ- Thái Bình.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể của đề tài
- Điều tra, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của xã
Quỳnh Hội
- Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại xã Quỳnh Hội,
huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.
- Nắm được tình hình sử dụng nước sinh hoạt trên địa bàn xã Quỳnh
Hội, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.
- Tìm ra những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước trên địa bàn
xã Quỳnh Hội, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.
- Đề xuất một số biện pháp khắc phục, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm
nước sinh hoạt và cung cấp nước sạch nhằm nâng cao chất lượng nước sinh
hoạt, đáp ứng nhu cầu nước sạch của người dân địa phương.


4
1.2.3. Yêu cầu của đề tài
- Phản ánh đúng hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại xã Quỳnh
Hội, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.
- Số liệu đảm bảo trung thực, khách quan.
- Các mẫu nghiên cứu và phân tích phải đảm bảo tính khoa học và đại
diện cho khu vực nghiên cứu.
- Kết quả phân tích các thông số về chất lượng nước chính xác.
- Đảm bảo những kiến nghị, đề nghị đưa ra có tính khả thi, phù hợp với
điều kiện địa phương.
1.2.4. Ý nghĩa của đề tài
1.2.4.1 Ý nghĩ trong học tập và nghiên cứu khoa học
+ Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút kinh nghiệm thực tế phục vụ cho
công tác sau này.
+ Vận dụng và phát huy được các kiến thức đã học tập và nghiên cứu.

1.2.4.2 Ý nghĩa trong thực tiễn
+ Kết quả của chuyên đề sẽ góp phần nâng cao được sự quan tâm của
người dân về việc bảo vệ môi trường.
+ Làm căn cứ để cơ quan chức năng tăng cường công tác tuyên truyền
giáo dục nhận thức của người dân về môi trường.
+ Xác định hiện trạng môi trường nông thôn tại xã Quỳnh Hội - huyện
Quỳnh Phụ - tỉnh Thái Bình.
+ Đưa ra các giải pháp bảo vệ môi trường cho khu vực nông thôn
thuộc tỉnh Hưng Yên nói chung.


5

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Tầm quan trọng của nước
Nước là khởi nguồn của sự sống trên trái đất, đồng thời cũng là nguồn để duy
trì sự sống tiếp tục tồn tại nơi đây. Sinh vật không có nước sẽ không thể sống
nổi và con người nếu thiếu nước cũng sẽ không tồn tại. Nước là vô cùng quan
trọng và hãy lưu ý tới vai trò của nó đối với sức khỏe của bạn.
Nước cũng là một nguồn cung cấp khoáng chất quan trọng cho cơ thể
bởi nó hòa tan khoáng chất như Flo, Iốt, kẽm, canxi…, là môi trường cho các
phản ứng sinh hóa và cũng là nguồn nuôi dưỡng, phát tán nòi giống sinh vật.
Nước giúp cho cơ thể duy trì nhiệt độ ổn định để chống chọi với thời tiết, giúp
làn da tươi trẻ mịn màng, giúp cơ thể tràn đầy năng lượng và đẹp hơn.
Không những vậy, nước còn là bộ phận quan trọng của hệ thống bài
tiết, giúp cơ thể thải loại những chất độc tích tụ hàng ngày qua hệ dinh dưỡng
và hô hấp. Việc cung cấp nước đầy đủ sẽ giúp tránh được các bệnh nguy hiểm
như sỏi thận, viêm bàng quang, viêm cơ khớp, ung thư và các bệnh khác do

độc tố tích lũy lâu ngày sinh ra.
Nước sạch là yếu tố quan trọng kéo dài tuổi thọ con người.
2.1.1. Cơ sở lý luận
Khái niệm môi trường
Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác
động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật ( Theo điều 3
chương I) Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2014 ).[8]


6
* Hoạt động bảo vệ môi trƣờng
Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế
các tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô
nhiễm suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài
nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành.[8]
* Chức năng của môi trƣờng
- Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật.
- Môi trường là nơi cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và
sản xuất của con người.
- Môi trường là nơi chứa đựng phế thải do con người tạo ra trong hoạt
động sống và hoạt động sản xuất.
- Chức năng giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người
và sinh vật trên Trái Đất
- Chức năng lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người
- Ô nhiễm môi trường nước: Sự ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi
thành phần và tính chất của nước gây ảnh hưởng đến hoạt động sống bình
thường của con người và sinh vật.
* Quản lý môi trƣờng và phòng chông ô nhiễm: “Quản lý môi trường
là một hoạt động trong quản lý xã hội: có tác động điều chỉnh các hoạt động
của con người dựa trên sự tiếp cận có hệ thống và các kĩ năng điều phối

thông tin, đối với các vấn đề môi trường có liên quan đến con người, xuất
phát từ quan điểm định lượng, hướng tới phát triển bền vững và sử dụng hợp
lý tài nguyên”.
Khái niệm ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù
hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh


7
hưởng xấu đến con người và sinh vật ( Theo điều 3 chương I Luật Bảo vệ môi
trường Việt Nam năm 2014). [8]
Nước và một số khái niệm có liên quan
Nguồn nước: là các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể
khai thác, sử dụng bao gồm sông, suối, kênh, rạch, hồ, ao, đầm, phá, biển, các
tầng chứa nước dưới đất; mưa, băng, tuyết và các dạng tích tụ nước khác.
Nước mặt: là nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo.
Nước dưới đất: là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới đất.
Nước sinh hoạt: là nước sạch hoặc nước có thể dùng cho ăn, uống, vệ
sinh của con người.
Nước sạch: là nước có chất lượng đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về nước
sạch của Việt Nam.
Ô nhiễm nguồn nước: là sự biến đổi tính chất vật lý, tính chất hóa học
và thành phần sinh học của nước không phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật cho phép, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.
Suy thoái nguồn nước: là sự suy giảm về số lượng, chất lượng nguồn
nước so với trạng thái tự nhiên hoặc so với trạng thái của nguồn nước đã được
quan trắc trong các thời kỳ trước đó.
Cạn kiệt nguồn nước: là sự suy giảm nghiêm trọng về số lượng của
nguồn nước, làm cho nguồn nước không còn khả năng đáp ứng nhu cầu khai
thác, sử dụng và duy trì hệ sinh thái thủy sinh.

Hành lang bảo vệ nguồn nước: là phần đất giới hạn dọc theo nguồn
nước hoặc bao quanh nguồn nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy
định (TS. Dư Ngọc Thành 2012 ).
*Tiêu chuẩn môi trƣờng
“Tiêu chuẩn môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất môi
trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải,


8
các yêu cầu kĩ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước, các tổ chức công
bố dưới dạng văn bản nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường” (Luật Bảo vệ
môi trường 2014).[8]
2.1.2. Cơ sở thực tiễn
2.1.2.1. Vai trò của nước đối với cơ thể con người
Nước có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cơ thể, con người có thể
nhịn ăn được vài ngày nhưng không thể nhịn uống nước. Nước chiếm khoảng
60% thành phần cấu tạo cơ thể. Nước có chức năng điều chỉnh nhiệt độ cơ
thể. Bình thường, nhiệt độ cơ thể con người luôn giữ ở mức 37°C. Lượng
nhiệt dư thừa sinh ra trong quá trình thay thế của các tế bào sẽ nhanh chóng
được đào thải ra ngoài nhờ nước, thông qua hoạt động tỏa nhiệt trên bề mặt
da. Ngoài ra, nước là một chất dẫn nhiệt tốt nhất. Nước giúp vận chuyển oxy,
chất dinh dưỡng và chất kích thích… đến các tổ chức tế bào, làm cho các chất
dod phát huy được tác dụng, đồng thời đào thải các chất thải có hại ra ngoài
cơ thể thông qua con đường hô hấp và thoát mồ hôi. Hơn thế, nước còn là
chất dung môi của hầu hết các phản ứng hóa học xảy ra trong cơ thể, nó đóng
vai trò trung gian cho các phản ứng trao đổi oxy, thúc đẩy các hoạt động sinh
lý và phản ứng hóa học. Không có nước, hầu hết các phản ứng trao đổi chất
trong cơ thể sẽ bị ngưng lại và sự sống sẽ bị hủy diệt.
2.1.2.2. Vai trò của nước đối với đời sống sản xuất
- Đối với đời sống sinh hoạt: Nước được sử dụng cho nhu cầu ăn

uống, tắm giặt và hoạt động vui chơi giải trí như bơi lội, lướt ván…
- Đối với hoạt động nông nghiệp: Ông cha ta có câu “ Nhất nước,
nhì phân, tam cần, tứ giống” để nói lên sự quan trọng của nước đối với trồng
trọt. Nước cần thiết cho cả trồng trọt và chăn nuôi. Thiếu nước các loài cây
trồng, vật nuôi không thể phát triển được.


9
- Đối với hoạt động công nghiệp: Nước sử dụng trong các ngành công
nghiệp là rất lớn. Tiêu biểu là các ngành khai khoáng, sản xuất nguyên liệu
công nghiệp như than, thép, giấy,… đều cần trữ lượng nước lớn.
- Ngoài ra, nước còn có vai trò rất quan trọng trong hoạt động du lịch,
giao thông vận tải, thủy điện,..
2.1.3. Cơ sở pháp lý
- Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13 có 10 chương 57 điều. Đây là
sự thể hiện pháp chế đường lối , chủ trương và quan điểm của nhà nước về tài
nguyên nước.
- Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014 được Quốc hội nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23/06/2014
và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015.
- Nghị định số 162/2003/NĐ-CP ngày 19/12/2003 của chính phủ Ban
hành quy chế thu nhập, quản lý, khai thác,sử dụng dữ liệu, thông tin về tài
nguyên nước.
- Nghị định số 179/1999/NĐ-CP ngày 30/12/1999 của chính phủ quy
định việc thi hành tài nguyên nước.
- Nghị định số 34/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước.
- Nghị định số 117/2009/NĐ- CP quy đinh về các hành vi vi phạm
trong lĩnh vực Bảo vệ môi trường, hình thức xử phạt, mức phạt, thủ tục xử
phạt và các biện pháp khắc phục hậu quả.

- Thông tư số 02/2005/TT-BTNMT ngày 24/06/2005 của Bộ Tài
Nguyên và Môi Trường hướng dấn thực hiện Nghị định số 149/2004/NĐ-CP
ngày 27/07/2004 của chính phủ Quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác,
sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.


10
- Thông tư số 05/2005/TT-BTNMT ngày 22/7/2005 của Bộ Tài Nguyên
Môi Trường hướng dẫn thi hành Nghị Định số 34/2005/NĐ-CP ngày
17/3/2005 của Chính Phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực tài nguyên nước.
- Thông tư 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP
ngày 18/4/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược,
đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.
- Quyết định số 81/2006/QĐ-TT ngày 14/04/2006 của Thủ Tướng
Chính Phủ phê duyệt Chiến lược Quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2010.
- TCVN 5992 - 1995 (ISO 5667-2), Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu.
- QCVN 01:2009/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất
lượng nước.
- QCVN 02:2009/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng
nước sinh hoạt.
- QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng
nước mặt.
- QCVN 09:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng
nước ngầm.
2.1.4 Cơ sở thực tiễn
2.1.4.1. Một số đặc điểm và hiện trạng môi trường nước mặt trên thế giới
Nước bao phủ 71% diện tích của quả đất trong đó có 97% là nước mặn,
còn lại là nước ngọt. Nước giữ cho khí hậu tương đối ổn định và pha loãng

các yếu tố gây ô nhiễm môi trường, nó còn là thành phần cấu tạo chính yếu
trong cơ thể sinh vật, chiếm từ 50%-97% trọng lượng của cơ thể, chẳng hạn
như ở người nước chiếm 70% trọng lượng cơ thể và ở Sứa biển nước chiếm
tới 97%.


11
Trong 3% lượng nước ngọt có trên quả đất thì có khoảng hơn 3/4 lượng nước
mà con người không sử dụng được vì nó nằm quá sâu trong lòng đất, bị đóng
băng, ở dạng hơi trong khí quyển và ở dạng tuyết trên lục điạ... chỉ có 0, 5%
nước ngọt hiện diện trong sông, suối, ao, hồ mà con người đã và đang sử
dụng. Tuy nhiên, nếu ta trừ phần nước bị ô nhiễm ra thì chỉ có khoảng
0,003% là nước ngọt sạch mà con người có thể sử dụng được và nếu tính ra
trung bình mỗi người được cung cấp 879.000 lít nước ngọt để sử dụng
(Miller, 1988). Theo hiểu biết hiện nay thì nước trên hành tinh của chúng ta
phát sinh từ 3 nguồn: bên trong lòng đất, từ các thiên thạch ngoài quả đất
mang vào và từ tầng trên của khí quyển; trong đó thì nguồn gốc từ bên trong
lòng đất là chủ yếu. Nước có nguồn gốc bên trong lòng đất được hình thành ở
lớp vỏ giữa của quả đất do quá trình phân hóa các lớp nham thạch ở nhiệt độ
cao tạo ra, sau đó theo các khe nứt của lớp vỏ ngoài nước thoát dần qua lớp
vỏ ngoài thì biến thành thể hơi, bốc hơi và cuối cùng ngưng tụ lại thành thể
lỏng và rơi xuống mặt đất. Trên mặt đất, nước chảy tràn từ nơi cao đến nơi
thấp và tràn ngập các vùng trủng tạo nên các đại dương mênh mông và các
sông hồ nguyên thủy
2.1.4.2. Các vấn đề môi trường nông thôn ở Việt Nam.
Kết quả điều tra toàn quốc về vệ sinh môi trường (VSMT) nông thôn
do Bộ Y tế và UNICEF thực hiện được công bố ngày 26/3/2012 cho thấy
VSMT và vệ sinh cá nhân còn quá kém chỉ có 18% tổng số hộ gia đình,
11,7% trường học, 36,6% trạm y tế xã, 21% UBND xã và 2,6% khu chợ tuyến
xã có nhà vệ sinh theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế ( Quyết định 08/2005/QĐBYT); Tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sạch còn rất thấp 7,8%

khu chợ nông thôn; 11,7% dân cư nông thôn; 14,2% trạm y tế xã; 16,1%
UBND xã; 26,4% trường học có tiếp cận sử dụng nước máy. Ngoài ra, kiến


12
thức của người dân về vệ sinh cá nhân và VSMT còn rất hạn chế, thái độ của
người dân còn rất bàng quang về vấn đề này (Nguyễn Hằng, 2008) [3].
Vấn đề nước sạch và vệ sinh môi trường: Vấn đềnày phải kể đến hiện
tượng môi trường sống của người dân ở các vùng nông thôn Việt Nam đang
bị tàn phá nghiêm trọng là nước sạch và VSMT nông thôn.
Bảng 2.1 Tỷ lệ người dân nông thôn được cấp nước sạch ở các vùng
Tỷ lệ ngƣời dân
STT

Vùng

nông thôn đƣợc cấp
nƣớc sạch (%)

1

Vùng núi phía Bắc

15

2

Trung du Bắc Bộ & Tây Nguyên

18


3

Bắc Trung Bộ & Duyên Hải miền Trung

4

Đông Nam Bộ

21

5

Đồng Bằng Sông Hồng

33

6

Đồng Bằng Sông Cửu Long

39

36 – 36

(Nguồn: Lê Văn Khoa, Hoàng Xuân Cơ (2004), Chuyên đề Nông thôn Việt
Nam, trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên, Hà Nội)
Qua bảng trên, chúng ta có thể thấy rõ, những người dân ở nông thôn
Việt Nam đang phải sinh hoạt với những nguồn nước như thế nào. Ở vùng
Đồng bằng Sông Cửu Long, nơi có tỷ lệ cao nhất cũng chỉ 39% dân số

được sử dụng nước sạch. Còn vùng thấp nhất là vùng núi phía Bắc, chỉ có
15% dân số được cấp nước sạch.
Tình trạng ô nhiễm môi trường nước tác động trực tiếp đến sức khỏe
con người, là nguyên nhân gây ra các bệnh như tiêu chảy, tả, thương hàn, giun
sán… Các bệnh này gây suy dinh dưỡng, thiếu sắt, thiếu máu, kém phát triển,
gây tử vong nhất là trẻ em. Có 88% trường hợp tiêu chảy là do thiếu nước
sạch, VSMT kém.


13
Hiện trạng về VSMT nông thôn vấn còn nhiều vấn đề bức xúc. Chất
lượng của chúng ngày một tăng, lan tràn làm ô nhiễm đất. Ô nhiễm môi
trường gây ra do con người trong hoạt động nông nghiệp, công nghiệp chế
biến các sản phẩm nông nghiệp, chăn nuôi và do những chất thải sinh hoạt các
khu vực phân bố dân cư.
 Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước nông thôn Việt Nam
 Ảnh hưởng của hóa chất nông nghiệp
Trước tiên dẫn đến trình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay là do việc
lạm dụng và sử dụng không hợp lý các loại hoá chất trong sản xuất nông
nghiệp.
Cuối những năm 1960, chỉ có khoảng 0,48% diện tích đất canh tác sử
dụng thuốc bảo vệ thực vật thì hiện nay là 100% với trên 1.000 chủng loại
thuốc, trong đó nhiều loại thuốc có độc tính cao.
Ngoài ra, cả nước còn khoảng 50 tấn thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu tại
hàng chục kho bãi; 37.000 tấn hóa chất dùng trong nông nghiệp bị tịch thu
đang được lưu giữ chờ xử lý. Môi trường nông thôn đang phải gánh chịu
những bất lợi từ hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Phần lớn các hộ, cơ sở sản xuất ở làng nghề sử dụng ngay diện tích ở
làm nơi sản xuất. Khi quy mô sản xuất tăng lên, đòi hỏi đầu tư về thiết bị, sử
dụng nguyên vật liệu, hóa chất nhiều hơn…, đồng nghĩa với việc gia tăng

mức độ ô nhiễm môi trường.
Điển hình là nước thải, nước thải được xả thẳng ra cống rãnh, không qua
bất kỳ khâu xử lý nào, tồn đọng thời gian dài, gây ô nhiễm không khí và ngấm
xuống lòng đất gây ô nhiễm môi trường đất, suy giảm chất lượng nước ngầm.
Ngoài ra, không khí ở nông thôn đang bị ô nhiễm về nhiệt, tiếng ồn,
hơi độc, bụi khói, không gian bị thu hẹp do đất bị chiếm dụng để xây


14
dựng cơ sở sản xuất, chứa nguyên vật liệu, sản phẩm hàng hoá và nhất là
chất thải đủ loại.
Nước ngầm nhiều nơi bị ô nhiễm nặng về mặt sinh học và hóa học. Một
số ít làng xây dựng được hệ thống cống rãnh thoát nước nhưng mất tác dụng
do bị lấp bởi chất thải rắn, gây ngập úng mỗi khi mưa.
 Ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi
Ở nước ta, chất thải chăn nuôi cũng đã trở thành vấn nạn. Theo báo cáo
của Cục Chăn nuôi, hàng năm đàn vật nuôi thải ra 80 triệu tấn chất thải rắn,
vài chục tỷ khối chất thải lỏng và hàng trăm triệu tấn chất thải khí.
Hầu hết do tập quán hay do điều kiện sản xuất mà chất thải chăn nuôi
ngày càng gây ô nhiễm đang ở mức báo động, các chất thải chăn nuôi không
những gây ra mùi khó chịu ảnh hưởng nặng nề đến không khí mà còn ngấm
vào đất gây ảnh hưởng đến nguồn nước và từ đó ảnh hưởng đến con người.
Ngoài ra, việc xử lý xác động vật chết do bị dịch bệnh vẫn chưa được
người dân xử lý một cách có hiệu quả, một số nơi còn không chôn lấp xác
động vật chết mà còn đem ra thả trôi ngoài sông, suối hay vứt ở nơi ít người
qua lại.
Bên cạnh đó, trong sản xuất nông nghiệp còn thải ra các chất thải nông
nghiệp như rơm, rạ, các loại phế phẩm từ thu hoạch nông sản. Trước kia thì
rơm rạ dùng làm chất đốt hay sử dụng cho mục đích nào đó của người dân thì
bây giờ rơm, rạ sau khi thu hoạch xong sản phẩm thì không xử lý các chất thải

còn lại mà để cho chúng tự phân hủy ngoài trời, và đó cũng là tác nhân gây ra
sự ô nhiễm.
 Ảnh hưởng của công nghiệp hóa
Hiện nay, lĩnh vực được phát triển mạnh nhất khu vực nông thôn là công
nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, thủy hải sản. Chất thải sau chế biến đều
không được xử lý mà thải trực tiếp ra môi trường đất, nước, không khí.


15
Theo báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam về chất thải rắn, tổng
lượng chất thải phát sinh từ các cơ sở công nghiệp mỗi năm khoảng 2,6 triệu
tấn, trong đó chất thải nghuy hại công nghiệp vào khoảng 130.000 tấn/năm.
Phần lớn các khu công nghiệp, khu chế xuất, liên doanh đặt tại khu vực
nông thôn để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Một số các
khu công nghiệp, chế xuất, liên doanh không có công nghệ xử lý môi trường
hoặc không quan tâm nhiều đến việc xử lý rác thải của doanh nghiệp mình, và
nếu có cũng chỉ là chống đối, hoạt động không thực sự hiệu quả từ đó đã góp
phần làm ảnh hưởng đến môi trường nông thôn ngày thêm tồi tệ hơn.
Hơn nữa quá trình công nghiệp đang diễn ra rất mạnh mẽ tại các vùng
nông thôn, do đó số lượng các khu công nghiệp ngày càng nhiều lên cả về số
lượng lẫn quy mô. Trái lại vấn đề về bảo vệ môi trường lại không được chú
trọng nhiều đã làm cho môi trường ngày một ô nhiễm hơn.
 Ảnh hưởng do chất thải sinh hoạt
Hiện nay, vấn đề đáng báo động tại vùng nông thôn là tình trạng chất thải
sinh hoạt. Cuộc sống của nhân dân được cải thiện, nhu cầu xả rác cũng
không ngừng tăng như bì ni lông, vỏ chai lọ, các đồ dùng sinh hoạt có
chứa nhiều chất độc hại do người dân thải ra như pin các loại, bình điện,
bóng đèn, các loại vỏ bao gói...
Trong khi đó, ý thức vệ sinh công cộng của bộ phận dân chưa thực sự
tốt, cơ sở hạ tầng yếu kém, dịch vụ môi trường chưa phát triển nên khả năng

xử lý ô nhiễm môi trường hạn chế chưa đem lại hiệu quả cao.
Việc sinh hoạt thường ngày của người dân cũng gây ra sự ô nhiễm môi
trường, chẳng hạn như ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long còn nhiều hộ sử
dụng nhà vệ sinh trên kênh rạch đã gây ra sự ô nhiễm trược tiếp cho nguồn
nước và gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.


16
Phần lớn các bệnh viện đặt trong các khu dân cư đông đúc. Năm 2001,
Bộ Y tế đã tiến hành khảo sát tại 280 bệnh viện đại diện cho tất cả các tỉnh,
thành phố trên cả nước về vấn đề quản lý và xử lý chất thải rắn y tế.
Kết quả khảo sát ban đầu cho thấy tỷ lệ phát sinh chất thải rắn y tế theo
từng tuyến, loại bệnh viện, cơ sở y tế rất khác nhau. Lượng chất thải rắn bệnh
viện phát sinh trong quá trình khám chữa bệnh mỗi ngày vào khoảng 429 tấn
chất thải rắn y tế, trong đó lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh ước tính
khoảng 34 tấn/ngày.
Mặt khác, nếu phân lượng chất thải rắn y tế phát sinh theo khu vực
của các tỉnh, thành thì 70% lượng chất thải y tế nguy hại tập trung ở các
tỉnh, thành phố, thị xã thuộc các đô thị và 30% ở các huyện, xã, nông thôn
và miền núi.
Bảng 2.2. Tình trạng phát sinh chất thải rắn (CTR)
Các loại chất thải rắn

Toàn quốc Đô thị

Nông thôn

12.800.000 6.400.000

6.400.000


128.400

125.000

2.400

2.510.000

1.740.000

770.000

Chất thải y tế lây nhiễm (tấn/năm)

21.000

-

-

Tỷ lệ thu gom trung bình (%)

-

71

20

-


0,8

0,3

Tổng lượng phát sinh chất thải sinh
hoạt (tấn/ năm)
Chất thải nguy hại từ nông nghiệp
(tấn/năm)
Chất thải nguy hại từ công nghiệp
(tấn/năm)

Tỷ lệ phát sinh chất thải đô thị trung
bình theo đầu người (kg/người/ngày)

(Nguồn : Theo báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam 2004 - Chất thải rắn)
- Ảnh hưởng do ý thức


×