Tải bản đầy đủ (.pdf) (221 trang)

QUY HOẠCH CHI TIẾT PHÁT TRIỂN CÁC VÙNG SẢN XUẤT CHUYÊN CANH HÀNG HÓA (LÚA, RAU MÀU, THỦY SẢN) TỈNH AN GIANG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.04 MB, 221 trang )

 

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TỈNH AN GIANG

-------------------

BÁO CÁO TỔNG HỢP

QUY HOẠCH CHI TIẾT PHÁT TRIỂN CÁC VÙNG SẢN
XUẤT CHUYÊN CANH HÀNG HÓA (LÚA, RAU MÀU,
THỦY SẢN) TỈNH AN GIANG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH
HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

THÁNG 8 NĂM 2014
1


 

2


Mụclục
 

Các từ viết tắt ................................................................................................................................................ 7 
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................................................... 9 
1. Sự cần thiết quy hoạch vùng chuyên canh ................................................................................................ 9 
2. Các căn cứ văn bản pháp lý để xây dựng Quy hoạch vùng chuyên canh ............................................... 10 
3. Mục tiêu, yêu cầu xây dựng Quy hoạch vùng chuyên canh.................................................................... 11 


3.1. Mục tiêu ............................................................................................................................................... 11 
3.2. Yêu cầu ................................................................................................................................................ 11 
Phần 1: ........................................................................................................................................................ 13 
1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................................................................ 13 
1.1.1. Vị trí địa lý kinh tế ............................................................................................................................ 13 
1.1.2. Địa hình, địa mạo .............................................................................................................................. 13 
1.1.3. Khí hậu .............................................................................................................................................. 14 
1.1.4. Thuỷ văn ........................................................................................................................................... 14 
1.2. Các nguồn tài nguyên........................................................................................................................... 15 
1.2.1. Tài nguyên đất................................................................................................................................... 15 
1.2.2. Tài nguyên nước ............................................................................................................................... 17 
1.2.2.1. Tài nguyên nước mặt ..................................................................................................................... 17 
1.2.2.2. Tài nguyên nước dưới đất .............................................................................................................. 18 
1.2.3. Tài nguyên rừng ................................................................................................................................ 18 
1.3. Tác động của biến đổi khí hậu đến ngành nông nghiệp tỉnh An Giang ............................................... 19 
Phần 2: ........................................................................................................................................................ 21 
2.1. Thực trạng phát triển ngành hàng lúa gạo ............................................................................................ 21 
2.1.1. Về sản xuất lúa .................................................................................................................................. 21 
2.1.2. Tình hình sản xuất lúa theo các huyện: ............................................................................................. 31 
2.1.3. Các mô hình liên kết trong sản xuất lúa ............................................................................................ 38 
2.1.4. Cánh đồng mẫu lớn ........................................................................................................................... 44 
2.1.5. Cơ giới hóa trong ngành hàng lúa gạo (cơ giới hóa trước, trong và sau khi thu hoạch) ................... 49 
2.1.6. Thương mại lúa gạo .......................................................................................................................... 51 
2.1.7. Những tồn tại của ngành hàng lúa gạo:............................................................................................. 53 
2.2. Thực trạng phát triển ngành hàng nuôi trồng thủy sản ........................................................................ 54 
2.2.1. Đất nuôi trồng thủy sản ..................................................................................................................... 54 
2.2.2. Tình hình sản xuất ............................................................................................................................. 60 
2.2.2.1. Hình thức nuôi ............................................................................................................................... 63 

3



2.2.2.2. Đối tượng nuôi ............................................................................................................................... 67 
2.2.2.3. Sản xuất giống thủy sản ................................................................................................................. 81 
2.2.3. Chế biến thủy sản .............................................................................................................................. 84 
2.2.4. Tiêu thụ thủy sản ............................................................................................................................... 85 
2.2.5. Thực hiện chuỗi liên kết cá tra .......................................................................................................... 86 
2.2.6. Những khó khăn, thách thức đặt ra đối với ngành hàng nuồi trồng thủy sản ................................... 88 
2.3. Thực trạng phát triển ngành hàng rau màu .......................................................................................... 92 
2.3.1. Cây bắp ............................................................................................................................................. 92 
2.3.2. Cây rau màu thực phẩm .................................................................................................................... 93 
2.3.2.1. Nhóm rau dưa các loại ................................................................................................................... 93 
2.3.2.2. Nhóm đậu các loại ......................................................................................................................... 94 
2.3.3. Tình hình sản xuất rau màu ở một số địa phương trong tỉnh ............................................................ 95 
2.3.4. Một số mô hình liên kết trong ngành hàng rau màu ......................................................................... 97 
2.3.4.1. Mô hình trồng bắp thu trái non ...................................................................................................... 97 
2.3.4.2. Mô hình trồng đậu nành rau ........................................................................................................... 97 
2.3.4.3. Đề án thí điểm “chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ rau màu” ........................................................ 98 
2.3.5. Tình hình tổ chức sản xuất rau an toàn của tỉnh ............................................................................... 99 
2.3.6. Những thuận lợi, khó khăn của ngành hàng rau màu tỉnh An Giang .............................................. 100 
2.3.6.1. Những thuận lợi, tiềm năng, cơ hội phát triển ngành hàng .......................................................... 100 
2.3.6.2. Những khó khăn, thách thức ........................................................................................................ 100 
Phần 3: ...................................................................................................................................................... 102 
3.1. Bối cảnh quốc tế, khu vực .................................................................................................................. 102 
3.2. Bối cảnh trong nước, trong vùng, trong tỉnh ...................................................................................... 110 
3.3. Dự báo các nhân tố tác động đến phát triển các vùng chuyên canh hàng hóa (lúa, rau màu, thủy sản)
tỉnh An Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 .................................................................... 112 
3.3.1. Đất đai ............................................................................................................................................. 112 
3.3.2. Thị trường ....................................................................................................................................... 113 
3.3.3. Nhu cầu tiêu thụ trên địa bàn tỉnh ................................................................................................... 118 

3.4. Dự báo về các tiến bộ khoa học và công nghệ có thể áp dụng........................................................... 119 
3.5. Biến đổi khí hậu và công trình thượng nguồn sông Mê Kông tác động đến sản xuất nông nghiệp ... 120 
3.5.1. Biến đổi khí hậu .............................................................................................................................. 120 
3.5.2. Tác động từ các công trình thượng nguồn sông Mê Kông .............................................................. 121 
Phần 4: ...................................................................................................................................................... 122 
4.1. Quy hoạch vùng chuyên canh lúa hàng hóa ....................................................................................... 122 
4.1.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển ....................................................................................................... 122 

4


4.1.1.1. Quan điểm phát triển .................................................................................................................... 122 
4.1.1.2. Mục tiêu phát triển ....................................................................................................................... 123 
4.1.2. Quy hoạch chi tiết các vùng chuyên canh lúa ................................................................................. 123 
4.1.3. Giải pháp phát triển ngành hàng lúa trên các vùng chuyên canh .................................................... 137 
4.2. Quy hoạch phát triển vùng chuyên canh nuôi trồng thủy sản ............................................................ 147 
4.2.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển: ...................................................................................................... 147 
4.2.1.1. Quan điểm phát triển:................................................................................................................... 147 
4.2.1.2. Mục tiêu phát triển: ...................................................................................................................... 148 
4.2.2. Quy hoạch các vùng chuyên canh NTTS: ....................................................................................... 149 
4.2.2.1. Đất nuôi trồng thủy sản: ............................................................................................................... 149 
4.2.2.2. Dự báo quy mô NTTS đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 .............................................. 150 
4.2.2.3. NTTS phân theo các địa phương trong tỉnh ................................................................................. 151 
4.2.2.4. Quy hoạch chi tiết vùng chuyên canh NTTS ............................................................................... 154 
4.2.3. Giải pháp phát triển ngành hàng NTTS trên các vùng chuyên canh ............................................... 163 
4.2.3.1. Về tổ chức sản xuất: ..................................................................................................................... 163 
4.2.3.2. Về đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, bảo vệ môi trường vùng nuôi
.................................................................................................................................................................. 169 
4.2.3.3. Về ứng dụng KHCN vào nuôi trồng, chế biến thuỷ sản .............................................................. 170 
4.2.3.4. Về phát triển nguyên liệu cho chế biến, xuất khẩu ...................................................................... 170 

4.2.3.5. Về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: .................................................................................... 171 
4.2.3.6. Về cơ chế chính sách.................................................................................................................... 171 
4.2.3.7. Về thị trường tiêu thụ ................................................................................................................... 171 
4.3. Quy hoạch phát triển vùng sản xuất rau màu hàng hóa ..................................................................... 172 
4.3.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển ....................................................................................................... 172 
4.3.1.1. Quan điểm phát triển .................................................................................................................... 172 
4.3.1.2. Mục tiêu phát triển ....................................................................................................................... 173 
4.3.2. Quy hoạch chi tiết vùng chuyên canh rau màu ............................................................................... 175 
4.3.3.1 Vùng chuyên canh bắp lai ............................................................................................................. 184 
4.3.3.2. Vùng chuyên canh trồng bắp thu trái non .................................................................................... 185 
4.3.3.3. Vùng chuyên canh rau dưa các loại ............................................................................................. 185 
4.3.3.4. Vùng chuyên canh khoai cao, khoai mì ....................................................................................... 186 
4.3.3.5 Vùng chuyên canh đậu phộng, đậu xanh, mè................................................................................ 186 
4.3.4. Giải pháp phát triển ngành hàng rau màu trên các vùng chuyên canh ............................................ 187 
4.3.4.1. Nhóm giải pháp tổ chức sản xuất ................................................................................................. 187 
4.3.4.2. Nhân rộng mô hình liên kết 4 nhà trong ngành hàng rau màu theo tiêu chuẩn GAP ................... 190 

5


4.3.4.3. Nâng cấp công nghệ trồng trọt và công nghệ thu hái, chế biến, xử lý – kiểm dịch, bảo quản, đóng
gói ............................................................................................................................................................. 191 
4.3.4.4. Liên kết, hợp tác với các tỉnh lân cận trong sản xuất và tiêu thụ ................................................. 193 
4.3.4.5. Chính sách thương mại và công tác xúc tiến thương mại ............................................................ 193 
4.3.4.6. Giải pháp đẩy mạnh quản lý nhà nước ......................................................................................... 196 
4.3.4.7. Giải pháp ưu tiên đầu tư các dự án/đề án/chương trình công nghệ cao: ...................................... 196 
Phần 5: ...................................................................................................................................................... 198 
Các giải pháp thực hiện quy hoạch ........................................................................................................... 198 
5.1. Giải pháp đầu tư nâng cấp, xây dựng mới hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, kỹ thuật thiết yếu phục vụ
trực tiếp và hỗ trợ phát triển cho các vùng chuyên canh........................................................................... 198 

5.2. Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đầu tư công........................................................................... 201 
5.3. Khuyến khích và thu hút đầu tư ngoài Nhà nước............................................................................... 202 
5.4. Tiếp tục đổi mới hệ thống nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ, đào tạo và dịch vụ công . 203 
5.5. Tiếp tục sửa đổi và hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và tạo động lực cho sản xuất nông nghiệp
.................................................................................................................................................................. 204 
5.6. Nâng cao năng lực cho kinh tế hợp tác .............................................................................................. 206 
5.7. Phát triển đối tác công tư, hợp tác công tư (PPP) .............................................................................. 206 
5.8. Cải cách hành chính ........................................................................................................................... 207 
Kết luận ..................................................................................................................................................... 207 
Kiến nghị................................................................................................................................................... 208 
Phụ lục ...................................................................................................................................................... 209 
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ ...................................................................................................... 209 
Tài liệu tham khảo .................................................................................................................................... 219 
 

6


Các từ viết tắt
NN

Nông nghiệp

NT

Nông thôn

TS

Thủy sản


GTSX

Giá trị sản xuất

SXNN

Sản xuất nông nghiệp

NLTS

Nông lâm thủy sản

ĐX

Đông Xuân

HT

Hè Thu



Thu Đông

1P5G

1 phải 5 giảm

3G3T


3 giảm 3 tăng

NS

Năng suất

DT

Diện tích

SL

Sản lượng

DN

Doanh nghiệp

HTX

Hợp tác xã

THT

Tổ hợp tác

CNC

Công nghệ cao


CNH

Công nghiệp hóa

HĐH

Hiện đại hóa

KH - CN

Khoa học - công nghệ

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

BQTK

Bình quân thời kỳ

NGTK

Niên giám thống kê

NSLĐ

Năng suất lao động

NTTS


Nuôi trồng thuỷ sản

BĐKH

Biến đổi khí hậu

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

KTTĐ

Kinh tế trọng điểm

TW

Trung ương

7


8


MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết quy hoạch vùng chuyên canh
Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT1, đến nay vùng ĐBSCL trở thành trung tâm sản
xuất và cung cấp lương thực, trái cây, thủy sản lớn nhất nước tham gia trong chuỗi giá trị
toàn cầu với mức đóng góp trên 40% giá trị sản xuất nông lâm thủy sản, 55% sản lượng

lúa, 70% sản lượng trái cây, 60% sản lượng thủy sản, 90% sản lượng gạo xuất khẩu và
60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước.
Với tỉnh An Giang, nhờ được thiên nhiên ưu đãi với hơn 70% diện tích là đất phù
sa, có diện tích mặt nước ngọt lớn nên tỉnh đã phát triển những mặt hàng nông – thủy sản
trở thành những sản phẩm chủ lực của tỉnh. Năm 2011, An Giang đứng đầu cả nước về
sản lượng lúa (hơn 3,8 triệu tấn) và đứng thứ 2 về sản lượng thủy sản nuôi trồng (gần 300
ngàn tấn(2)), hàng năm giá trị xuất khẩu mang về hơn 800 triệu USD (trong đó xuất khẩu
cá tra đạt gần 400 triệu USD). Ngoài 2 loại sản phẩm trên, An Giang còn đứng đầu vùng
ĐBSCL về sản xuất rau hàng hóa, hàng năm sản xuất hơn 800 ngàn tấn rau màu các loại3.
Dù vậy, những kết quả đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và
ngành nông nghiệp tỉnh An Giang còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn, sẽ gặp nhiều thách
thức mới trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế cũng như chịu tác động của BĐKH.
Nông nghiệp phát triển thiếu ổn định và bền vững, năng suất lao động nông nghiệp thấp4;
sức cạnh tranh nông sản hàng hóa chưa cao; nghiên cứu, chuyển giao khoa học - công
nghệ và đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế. Các quy hoạch phát triển nông nghiệp trên
địa bàn tỉnh được xây dựng riêng rẻ, thiếu liên kết, thường bị điều chỉnh (rà soát), thiếu
tầm nhìn dài hạn và đặc biệt là yếu kém trong khâu dự báo, tổ chức thị trường. Đặc biệt là
đến nay tỉnh vẫn chưa có quy hoạch phát triển các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa
nông sản chủ lực của tỉnh.
Để có cơ sở khoa học và thực tiễn cho ngành nông nghiệp tổ chức sản xuất theo
hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh;
áp dụng khoa học công nghệ để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh
tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài, đáp
ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu; nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, nguồn nước,
lao động và nguồn vốn; nâng cao thu nhập và đời sống của nông dân, ngành nông nghiệp
tỉnh An Giang cần thiết phải xây dựng quy hoạch chi tiết phát triển các vùng sản xuất
chuyên canh hàng hóa (lúa, rau màu, thủy sản) tỉnh An Giang đến năm 2020. Và nhiệm
vụ này cũng đã được UBND tỉnh An Giang chấp nhận chủ trương trong Công văn
                                                            
1


Bộ NN&PTNT, 2012. Diễn đàn hợp tác kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long năm 2012.
An Giang chỉ chiếm 0,18% diện tích nhưng chiếm hơn 10% sản lượng nuôi trồng thủy sản của cả nước.
3
Nguồn: NGTK tỉnh An Giang năm 2011.
4
Năng suất lao động nông nghiệp tỉnh An Giang năm 2011 bình quân đạt 29,2 triệu đồng/lao động/năm.
2

9


3472/UBND-KT ngày 28/10/2011 về việc Lập quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông
nghiệp và quy hoạch chi tiết vùng sản xuất chuyên canh hàng hóa.
2. Các căn cứ văn bản pháp lý để xây dựng Quy hoạch vùng chuyên canh
1) Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/09/2006 của Chính phủ về việc Lập, thẩm định
và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội. Nghị định số 04/2008/NĐCP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
92/2006/NĐ-CP. Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT ngày 09/02/2012 về việc Hướng
dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu.
2) Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 05/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt
Chiến lược quốc gia về BĐKH.
3) Quyết định số 1690/QĐ-TTg ngày 16/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt
Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020.
4) Quyết định số 1590/QĐ-TTg ngày 09/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt
định hướng Chiến lược Phát triển thủy lợi Việt Nam.
5) Quyết định số 2006/QĐ-TTg ngày 14/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt
Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020.
6) Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt
Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn

đến 2030.
7) Quyết định số 439/QĐ-TTg ngày 16/04/2012 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt
Danh mục sản phẩm quốc gia thực hiện từ năm 2012 thuộc Chương trình phát triển
sản phẩm quốc gia đến năm 2020.
8) Nghị quyết số 26 - NQ/T.Ư của Ban chấp hành Trung Ương Khóa X về nông nghiệp,
nông dân, nông thôn.
9) Quyết định số 939/QĐ-TTg ngày 19/07/ 2012 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long đến
năm 2020.
10) Quyết định số 1397/QĐ-TTg ngày 25/09/2012 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt
Quy hoạch thủy lợi đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2012 - 2020 và định hướng
đến năm 2050 trong điều kiện BĐKH, nước biển dâng.
11) Quyết định số 801/QĐ-TTg ngày 27 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về
Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh An Giang đến năm 2020.
12) Công văn số 3472/UBND-KT ngày 28/10/2012 của UBND tỉnh An Giang, về việc
cho phép Sở NN&PTNT tỉnh An Giang tiến hành Quy hoạch tổng thể phát triển
10


ngàng nông nghiệp – nông thôn tỉnh An Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm
2030.
13) Quyết định số 859/QĐ-UBND ngày 27/04/2006 của UBND tỉnh An Giang về việc
phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành thủy sản đến năm 2010 và định
hướng đến năm 2020 và Quyết định số 3354/QĐ-UBND ngày 12/12/2007 của của
UBND tỉnh An Giang về việc phê duyệt điều chỉnh bổ sung Quy hoạch phát triển
ngành thủy sản đến năm 2010.
14) Quyết định số 312/QĐ-UBND ngày 19/12/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang
về phê duyệt Đề cương và dự toán kinh phí xây dựng Quy hoạch chuyên canh hàng
hóa (lúa, rau màu, thủy sản) tỉnh An Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm
2030.

3. Mục tiêu, yêu cầu xây dựng Quy hoạch vùng chuyên canh
3.1. Mục tiêu
+ Xây dựng quy hoạch phát triển các vùng sản xuất nông sản hàng hóa tập trung về
lúa, rau, thủy sản giai đoạn từ nay đến năm 2020, làm động lực cho tăng trưởng và phát
triển ngành trồng trọt và nuôi trồng thủy sản (NTTS) trên phạm vi toàn tỉnh.
+ Quy hoạch phải có cơ sở khoa học và thực tiễn vững chắc để đảm bảo tính khả thi
cao, đạt hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và ít tác động xấu đến môi trường để phát triển
bền vững.
+ Quy hoạch phù hợp với định hướng phát triển nông nghiệp và NTTS trên phạm vi
toàn tỉnh.
+ Sản phẩm quy hoạch phải được bàn giao xuống từng huyện để tổ chức triển khai.
3.2. Yêu cầu
(1) Xác định địa bàn và quy mô diện tích tiến hành quy hoạch các vùng sản xuất tập
trung về lúa, rau, thủy sản hàng hóa tập trung.
(2) Đánh giá các yếu tố tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng đến sản xuất lúa,
rau, thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng và
phát triển bền vững.
(3) Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển ngành hàng lúa gạo, rau màu, thủy sản
trên địa bàn vùng (tiểu vùng) chuyên canh lúa, rau, thủy sản (bao gồm cả sản xuất,
chế biến, thương mại).
(4) Dự báo được các yếu tố tác động đến vùng chuyên canh hàng hóa, từng ngành
hàng lúa gạo, rau màu, thủy sản trên vùng sản xuất tập trung tỉnh An Giang.
(5) Xác định quan điểm, mục tiêu phát triển cho vùng (tiểu vùng) chuyên canh hàng
hóa, từng ngành hàng lúa gạo, rau màu, thủy sản.
11


(6) Định hướng phát triển vùng (tiểu vùng) chuyên canh hàng hóa, từng ngành hàng
lúa gạo, rau màu, thủy sản.
(7) Giải pháp phát triển từng ngành hàng lúa gạo, rau màu, thủy sản.

(8) Đưa ra danh mục các dự án hạ tầng và dự án sản xuất, kinh doanh phục vụ cho
phát triển vùng chuyên canh và từng ngành hàng.
(9) Giải pháp thực hiện quy hoạch vùng chuyên canh.

12


Phần 1:
Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên tác động đến sản xuất
lúa, thủy sản và rau màu của tỉnh An Giang
1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý kinh tế
An Giang là tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Diện tích tự nhiên toàn
tỉnh 353.666,85 ha, với 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm thành phố Long Xuyên,
thành phố Châu Đốc, thị xã Tân Châu và 8 huyện là An Phú, Phú Tân, Chợ Mới, Châu
Phú, Châu Thành, Thoại Sơn, Tịnh Biên và Tri Tôn. Đơn vị hành chính cấp xã, phường,
thị trấn có 156 đơn vị gồm 119 xã, 21 phường và 16 thị trấn (thống kê đến tháng 6 năm
2014).
Tỉnh An Giang có vị trí địa lý kinh tế cực kỳ quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển sản xuất nông nghiệp nói riêng, thành phố Long Xuyên là
trung tâm hành chính, kinh tế, văn hoá của tỉnh, thành phố Châu Đốc và thị xã Tân Châu
là 2 cực phát triển của tỉnh về phía Bắc. Bên cạnh đó, tỉnh còn có lợi thế về ngoại thương
với hệ thống cửa khẩu cấp quốc gia và cấp quốc tế như Vĩnh Xương (Tân Châu), Tịnh
Biên, Khánh Bình (An Phú) và Vĩnh Hội Đông (An Phú), đây là một trong những điều
kiện thuận lợi để hàng hóa nông sản của tỉnh (lúa, cá, rau màu) xuất khẩu sang
Campuchia và các quốc gia Đông Nam Á khác như Lào, Thái Lan, Myanmar,...
Ngoài ra, tỉnh còn có hệ thống giao thông thủy bộ (QL 91, QL N1, QL 2, tuyến sông
Tiền, tuyến sông Hậu) đóng vai trò quan trọng trong việc thông thương hàng hóa lúa, cá
và rau màu với các trung tâm đô thị lớn như Tp. Phnôm Pênh, Tp. Cần Thơ, thành phố
Hồ Chí Minh và các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
1.1.2. Địa hình, địa mạo

Địa hình tỉnh An Giang có nét đặc trưng so với các tỉnh, thành khác trong vùng
đồng bằng sông Cửu Long với 1/3 diện tích là vùng đồi núi ở phía Tây, 2/3 diện tích còn
lại là vùng đồng bằng châu thổ, với độ cao dưới 5 m so với mặt nước biển, nghiêng đều
từ Đông sang Tây và từ Bắc xuống Nam với độ chênh lệch cao từ 0,5 - 1 cm/km theo mỗi
chiều.
Tỉnh có hai dạng địa hình chính:
- Địa hình đồng bằng:
Có cao độ thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam với độ chênh cao 0,5 - 1 cm/km.
Cao trình của toàn đồng bằng biến thiên từ 0,8 m đến 3 m và được chia thành 2 vùng:

13


+ Vùng cù lao gồm 4 huyện: An Phú, Tân Châu, Phú Tân và Chợ Mới có cao trình
biến thiên từ 1,3 - 3 m và thấp dần từ ven sông vào nội đồng. Dọc theo ven đê về phía nội
đồng thường có khu trũng cục bộ.
+ Vùng hữu ngạn sông Hậu thuộc tứ giác Long Xuyên gồm thành phố Long Xuyên,
thành phố Châu Đốc, các huyện Châu Phú, Châu Thành và Thoại Sơn có cao trình biến
thiên từ 0,8 - 3 m và thấp dần về phía Tây.
- Địa hình đồi núi:
Tập trung và chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên
với nhiều núi có độ cao từ 300 - 700 m, cao nhất là núi Cấm 710 m. Có ba khu vực núi
tập trung là núi Cấm, núi Dài và núi Tô. Bao bọc chung quanh núi là đồng bằng chân núi,
dạng địa hình chuyển tiếp giữa núi và đồng bằng, có cao trình từ 4 - 40 m và độ dốc từ 30
- 80.
Các dạng địa hình của tỉnh có ảnh hưởng đáng kể đến sản xuất nông nghiệp của tỉnh
và đặc biệt là đối với ngành trồng trọt, địa hình đồng bằng khá bằng phẳng (đầu tư hệ
thống thủy lợi ít tốn kém) thích hợp đối với canh tác lúa, nuôi cá và trồng cây màu, địa
hình đồi núi khí hậu thay đổi khi càng lên cao, thích hợp với trồng cây dược liệu, trồng
rừng, trồng hoa. Tuy nhiên, xét về mặt lâu dài, vùng đồng bằng của tỉnh chịu tác động

của BĐKH nước biển dân, do cao trình quá thấp, thấp hơn 5 m so với mặt nước biển, ảnh
hưởng tiêu cực đối với phát triển và sản xuất nông nghiệp của tỉnh.
1.1.3. Khí hậu
An Giang có đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa rõ rệt: mùa mưa (từ
tháng 5 đến tháng 11), lượng mưa nhiều và phân bổ theo mùa, lượng mưa hàng năm bình
quân từ 1.500 mm - 1.600 mm/năm, cao nhất đạt 2.100 mm/năm và thấp nhất là 900
mm/năm và mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau), có nền nhiệt cao và ổn định với
nhiệt độ trung bình năm là 270C, khu vực đồi núi thường có nhiệt độ bình quân thấp hơn
so với khu vực đồng bằng 20C, tổng tích ôn trên 10.0000C.
Địa bàn An Giang không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, các hiện tượng lốc xoáy
có xảy ra trong mùa mưa nhưng tần suất thấp nên mức độ ảnh hưởng không lớn. Tóm lại
với nền nhiệt cao đều trong năm, giàu nắng, mưa theo mùa và không có bão, điều kiện
khí hậu ở An Giang khá thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp như thâm canh,
tăng vụ và đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi.
1.1.4. Thuỷ văn
Mang đặc trưng thủy văn của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh An Giang có hệ
thống sông và kênh rạch chằng chịt, với 2 con sông chính: sông Tiền và sông Hậu là phần
hạ lưu của sông Mê Kông, chi phối nguồn nước và các đặc điểm thuỷ văn của tỉnh, đây là
nguồn nước mặt dồi dào đóng vai trò là nguồn nước tưới dồi dào cho sản xuất nông
14


nghiệp; ngoài ra có sông Vàm Nao nối liền từ sông Tiền sang sông Hậu có điều kiện tự
nhiên nuôi được cá bông lau mà ở những đoạn sông khác không nuôi được. Chế độ thuỷ
văn ở An Giang phụ thuộc chủ yếu vào chế độ bán nhật triều biển Đông và chịu ảnh
hưởng của các yếu tố dòng chảy của sông Tiền, sông Hậu, chế độ mưa, đặc điểm địa hình
và hình thái kênh rạch.
Bên cạnh việc mang lại nguồn nước dồi dào cho sản xuất nông nghiệp, chế độ thủy
văn cũng tạo điều kiện phân mùa với 2 mùa rõ rệt: mùa lũ (từ tháng 9 đến tháng 11 hàng
năm) và mùa cạn (từ tháng 2 đến tháng 5 hàng năm). Lưu lượng đỉnh lũ trước khi tràn

vào Đồng bằng sông Cửu Long thường từ 50.000 đến 60.000 m3/ngày, có năm đến
70.000 m3/ngày. Lợi ích của lũ đối với sản xuất nông nghiệp trong những năm qua đã thể
hiện rất rõ qua các mặt: mang lại nguồn phù sa màu mỡ; vệ sinh đồng ruộng; cải thiện
chất lượng đất, chất lượng nước, bổ sung nguồn nước ngầm, mang lại nguồn lợi thuỷ sản
và tạo công ăn việc làm cho một bộ phận nông dân trong mùa nước nổi; tuy nhiên lũ về
cũng ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế - xã hội như tốn kém chi phí đầu tư và bảo
dưỡng cơ sở hạ tầng, gây ảnh hưởng đến thời vụ gieo trồng, thu hoạch và sản lượng nông
- thuỷ sản và gây thiệt hại đến tính mạng và tài sản của nhân dân,...Đối với mùa cạn, cũng
có tác động 2 mặt rất rõ đối với sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho cây
màu và cây trồng cạn (cây không chuộng nước) phát triển. Tuy nhiên, đối với cây lúa thì
cho năng suất không cao, chi phí chăm sóc tăng cao do phải bơm nước từ hệ thống kênh
rạch và chịu ảnh hưởng bởi sự xâm nhập mặn.
1.2. Các nguồn tài nguyên
1.2.1. Tài nguyên đất
Theo tài liệu chỉnh lý bản đồ đất tỉnh An Giang năm 2006, tài nguyên đất tỉnh gồm
những loại sau:
-Nhóm đất than bùn: phân bố ở huyện Tri Tôn, diện tích 984,04 ha, chiếm 0,28%
diện tích tự nhiên. Thành phần chính của nhóm đất này gồm sét và lưu huỳnh, lượng hữu
cơ trong đất rất cao, rất chua, phèn nghèo chất dinh dưỡng. Loại đất này không thích hợp
đối với canh tác, thích hợp với trồng tràm.
-Nhóm đất cát núi: phân bố tập trung ở các triền núi thuộc thành phố Châu Đốc và
các huyện Tri Tôn, Tịnh Biên, diện tích 22.675,02 ha, chiếm 6,41% diện tích tự nhiên.
Loại đất này rất dễ rửa trôi và nghèo dinh dưỡng không thích hợp canh tác lúa, rau màu.
Ở khu vực đỉnh núi của các khối núi lớn như núi Cấm, núi Cô Tô, núi Dài có thể trồng
cây dược liệu, cây ăn trá ưa lạnh, su su,... nơi các sườn.
- Nhóm đất phù sa cổ: phân bố chủ yếu ở huyện Tịnh Biên, Tri Tôn (vùng tiếp giáp
với biên giới Vương quốc Campuchia và tỉnh Kiên Giang), diện tích 14.617,72 ha, chiếm
4,13% diện tích tự nhiên, thành phần cơ giới xốp, mềm. Đây là nhóm đất có khả năng
thâm canh, tăng vụ của tỉnh, thích hợp cho việc luân canh 2-3 vụ lúa – màu hoặc lúa cá.
15



-Nhóm đất phù sa: diện tích 226.866,0 ha, chiếm 64,15% diện tích tự nhiên, và được
phân thành các loại như sau:
* Đất phù sa đang phát triển, glây, dinh dưỡng khá: chiếm diện tích 16.742,75 ha
(chiếm 4,92% diện tích tự nhiên), phân bố chủ yếu ở huyện Chợ Mới, thành phố Long
Xuyên, Châu Thành, Châu Phú, và một ít ở các huyện Phú Tân và Tân Châu. Loại đất
này thích hợp với sản xuất nông nghiệp, người dân thường sử dụng lớp mặt để canh tác
lúa. Tuy nhiên, cây trồng trồng trên loại đất này sinh trưởng kém, cho năng suất thấp
nguyên nhân la do mất đi tầng canh tác trong phẫu diện.
* Đất phù sa đang phát triển, glây, dinh dưỡng kém: có diện tích 15.977,51 ha
(chiếm 4,69% diện tích tự nhiên), phân bố chủ yếu ở huyện Tịnh Biên và Tri Tôn và một
ít ở huyện Châu Phú, cũng do phân bố ở địa hình khá cao (dọc theo các chân núi của
vùng Bảy Núi) nên sa cấu chủ yếu là thịt đến cát pha. Loại đất này thích hợp với canh tác
lúa và trồng các loại rau màu.
* Đất glây, tầng mặt dày, dinh dưỡng khá, có dấu tích phù sa bồi: có diện tích
70.729,21 ha (chiếm 20,76% diện tích tự nhiên), phân bố tập trung ở các huyện cù lao An
Phú, TX. Tân Châu, Phú Tân, Chợ Mới, các vùng đất ven sông của các địa phương như:
Châu Đốc, Châu Phú, Châu Thành, Long Xuyên và một diện tích nhỏ của huyện Thoại
Sơn. Loại đất này nghèo chất dinh dưỡng, cộng với sự thấp trũng của phẫu diện là yếu tố
cơ bản không có lợi cho việc trồng các loại cây trồng cạn. Do đó cần bố trí mùa vụ hay có
biện pháp canh tác thích hợp để mang lại hiệu quả cao.
* Đất glây, tầng mặt dày, dinh dưỡng kém: có diện tích 15.231,53 ha (chiếm 4,47%
diện tích tự nhiên), phân bố tập trung ở thành phố Châu Đốc, và số ít ở các huyện Châu
Phú, Châu Thành, Thoại Sơn và Chợ Mới. Loại đất này không thích hợp cho việc trồng
các loại cây trồng cạn.
* Đất glây, đọng mùn, dinh dưỡng kém: có diện tích 87.887,26 ha (chiếm 25,80%
diện tích tự nhiên), tập trung thành vùng lớn ở các huyện Châu Phú, Châu Thành và
Thoại Sơn, rải rác với diện tích nhỏ ở huyện Tri Tôn và thành phố Châu Đốc.
* Đất glây, tầng mặt mỏng, dinh dưỡng kém: có diện tích 20.297,74 ha (chiếm

5,96% diện tích tự nhiên), đây là loại đất mới của An Giang và chỉ có ở huyện Chợ Mới.
Do khu vực đất chủ yếu nằm trong đê bao nên đất có lượng phù sa thấp.
-Nhóm đất phèn: diện tích 44.687,06 ha, chiếm 12,64% diện tích tự nhiên, phân bố
chủ yếu ở Tri Tôn, Tịnh Biên, Thoại Sơn, Châu Phú, Châu Thành, Chợ Mới và được
phân thành 2 loại như sau:
* Đất phèn hoạt động nông: xuất hiện chủ yếu ở Tịnh Biên và Tri Tôn và một ít ở
Châu Phú. Loại đất này có độ phì tự nhiên tư trung bình đến khá, thành phần cơ giới từ
trung bình đến nặng, tỷ lệ sét cao (41-55%), hàm lượng cát mịn (21,2-38%), đất dễ bị
dính dẻo khi ướt, cứng và nứt nẻ thành rảnh khi khô. Loại đất này không thích hợp sản
16


xuất nông nghiệp, có thể trồng một số giống lúa chịu phèn trong vụ mùa, mùa khô có thể
lên líp trồng khoai. Hướng sử dụng thích hợp đối với loại đất này là trồng lúa 1 vụ hoặc 2
vụ với các giống lúa chịu phèn và các loại rau màu thích hợp khác và có thể kết hợp nuôi
cá.
* Đất phèn hoạt động sâu: xuất hiện ở hầu hết các huyện trong tỉnh, trừ huyện An
Phú, trong đó tập trung chủ yếu ở Tri Tôn, Tịnh Biên, Thoại Sơn, Châu Phú, Châu Thành
và Chợ Mới. Loại đất này nghèo chất dinh dưỡng, tỷ lệ các chất dinh dưỡng không cân
đối và nhiều biến động. Đây là loại đất hạn chế đối với sản xuất nông nghiệp, có thể trồng
lúa 1 – 2 vụ nhưng năng suất không cao, có thể trồng hoa màu vào mùa khô. Tuy nhiên,
trong điều kiện cần thiết thì có thể thâm canh tăng vụ do có thuận lợi gần nguồn nước
ngọt.
-Nhóm đất phù sa bồi: tập trung chủ yếu ven theo sông Tiền và sông Hậu, có diện
tích 30.793,17 ha (chiếm 8,71% tổng diện tích đất toàn tỉnh), phân bố ở các huyện An
Phú, Tân Châu, Phú Tân, thành phố Châu Đốc, Châu Phú, và xã Mỹ Hòa Hưng của TP.
Long Xuyên. Đất có thành phần sét khá cao so với các biểu loại đất ven sông khác, dưới
tầng canh tác thường xuất hiện một tầng tích tụ sét, có khả năng trao đổi cation bằng hoặc
hơn 24 cmol(+) kg - 1 sét trong suốt và độ bão hòa base (bởi NH4OAc) bằng hoặc lớn
hơn 50% trong suốt tầng B đến độ sâu 125 cm. Hàm lượng dinh dưỡng không cao lắm,

nhưng tiềm năng đất còn rất tốt cho cây trồng sinh trưởng và phát triển.
Tóm lại, tài nguyên đất tỉnh An Giang có chất lượng khá cao, độ phì trung bình đến
khá, nguồn nước ngọt quanh năm, hệ thống sông, kênh rạch dày đặc, tạo cơ chế ém phèn
tự nhiên, thoát rửa phèn tốt. Tuy nhiên, đất đai đã được khai thác, thâm canh từ lâu, hệ số
vòng quay của đất lúa đạt 2,78-2,80 lần/năm đã dẫn một số nơi có hiện tượng thoái hóa
đất. Do đó, việc bố trí cơ cấu cây trồng phải theo hướng đa dạng hoá cây trồng, trong đó
chú trọng đến cơ cấu lúa màu, chuyên màu, lúa - thuỷ sản và cây ăn quả theo tiềm năng
đất đai và có biện pháp sử dụng đất thích hợp đối với từng loại đất và bảo vệ môi trường
đất theo hướng bền vững.
1.2.2. Tài nguyên nước
1.2.2.1. Tài nguyên nước mặt
Nguồn cung cấp chủ yếu từ Sông Tiền và sông Hậu và hơn 280 tuyến sông rạch lớn
khác, lưu lượng của các sông khá lớn nên đủ cung cấp nước cho các hoạt động sản xuất
và sinh hoạt kể cả trong mùa khô.
Nguồn nước mặt của tỉnh khá dồi dào, có khả năng khai thác đa mục tiêu trong đó
quan trọng nhất là mục tiêu sản xuất nông nghiệp với năng suất cao và chất lượng tốt.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, dưới tác động của nhiều yếu tố như: xâm nhập
mặn, xây dựng các đập thủy điện ở thượng nguồn sông Mekong, ô nhiễm môi trường
17


nước cũng gây ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp của
tỉnh.
Nguồn nước mặt ở An Giang hiện nay phục vụ chủ yếu cho sinh hoạt, sản xuất nông
nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. Theo số liệu quan trắc môi trường hàng năm cho thấy,
chất lượng nước mặt sông Tiền, sông Hậu, kênh rạch nội đồng đang có dấu hiệu ô nhiễm
chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng và vi sinh vật, đặc biệt tại các khu vực nuôi trồng thuỷ sản,
các khu công nghiệp, đầu nguồn và cuối nguồn của các sông. Nguyên nhân thì có nhiều,
nhưng có thể khẳng định các yếu tố: chất ô nhiễm do các hoạt động của các khu vực sống
dọc theo sông trên thượng nguồn đổ về, hệ thống lồng bè, đăng quầng nuôi trồng thuỷ

sản, hệ thống nhà trên kinh rạch, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Bên cạnh đó,
các cơ sở, nhà máy công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đang hoạt động thải nước thải chưa
xử lý hay xử lý không hiệu quả vào nguồn nước mặt cũng là một nguyên nhân gây ô
nhiễm nguồn nước mặt tỉnh An Giang.
1.2.2.2. Tài nguyên nước dưới đất
Nước dưới đất ở An Giang có trữ lượng khá dồi dào, có thể khai thác và phục vụ sản
xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt (trừ vùng núi Tri Tôn và Tịnh Biên). Theo
thống kê chưa đầy đủ, toàn tỉnh có 7.133 giếng khoan, phục vụ sinh hoạt 92,14%, phục
vụ sản xuất 7,86% và khảo sát sơ bộ có khoảng 240 giếng bị ô nhiễm hoặc có nguy cơ
nhiễm bẩn các loại cần phải xử lý trám lấp để bảo vệ nguồn nước.
Hiện nay An Giang vẫn tiếp tục chương trình cải tạo, nâng cấp và xây mới các nhà
máy nước ở khu dân cư tập trung và các cụm công nghiệp. Tiếp tục xây thêm một số hồ
chứa trên núi để dự trữ cho mùa khô và phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt cho
các huyện vùng núi.
1.2.3. Tài nguyên rừng
An Giang hiện có 13.912 ha rừng với 4.112 ha rừng sản xuất, 8.725 ha rừng phòng
hộ và 1.075 ha rừng đặc dụng. Trong đó, có trên 583 ha rừng tự nhiên thuộc loại rừng ẩm
nhiệt đới, đa số là cây lá rộng, với 154 loài cây quý hiếm thuộc 54 họ, ngoài ra còn có
3.800 ha rừng tràm. Sau một thời gian diện tích rừng bị thu hẹp, những năm gần đây tỉnh
đã chú ý nhiều tới việc gây lại vốn rừng.
Rừng trồng chủ yếu là các loại cây mọc nhanh bạch đàn, keo lá tràm, tai tượng kết
hợp với cây gỗ quý như sao, dầu, giáng hương, cây dó bầu (để tạo trầm hương) và các
loại cây ăn quả lâu năm. Rừng tự nhiên hiện còn giữ được các cây gỗ quý như giáng
hương, thau lao, dầu, căm xe. Rừng đất ngập nước chủ yếu là cây tràm (rừng tràm Trà
Sư).
Tài nguyên rừng An Giang có diện tích không lớn nhưng có ý nghĩa quan trọng về
mặt sinh thái, an ninh quốc phòng và đặc biệt ở vùng núi, tài nguyên rừng tạo môi trường
18



thuận lợi đối với việc trồng cây dược liệu dưới tán rừng tạo ra sản phẩm dược liệu có
dược tính rất cao so với các tỉnh khác trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
1.3. Tác động của biến đổi khí hậu đến ngành nông nghiệp tỉnh An Giang
An Giang là một trong bốn tỉnh (An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ và Cà Mau) thuộc
vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL, đang chịu nhiều ảnh hưởng do BĐKH toàn cầu.
Đất đai bị bạc màu, đa dạng sinh học bị giảm mạnh, diện tích đất bị xâm nhập mặn, khô
hạn, nhiễm phèn ngày càng tăng, nhiệt độ tăng cao và hạn hán bất thường, lũ lụt không
theo quy luật, nhiều dịch bệnh mới hình thành... đã tác động không nhỏ tới sản xuất nông
nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, đe doạ đến đời sống và hoạt động của người dân trong tỉnh.
+ Tác động của BĐKH đối với ngành trồng trọt của tỉnh:
Tuy chưa có nghiên cứu đánh giá tác động của BĐKH đối với từng ngành sản xuất,
lĩnh vực cho riêng tỉnh An Giang nhưng có thể thấy ảnh hưởng to lớn của BĐKH lên hoạt
động sản xuất nông nghiệp, môi trường sinh thái, tài nguyên nước, tài nguyên đất thông
qua nghiên cứu cho vùng ĐBSCL (Bộ NN&PTNT, 2013). Theo đó, sản xuất nông nghiệp
của vùng ĐBSCL chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH. BĐKH làm giảm diện tích
đất canh tác, gây ra tình trạng hạn hán và sâu bệnh, gây áp lực lớn cho sự phát triển của
ngành trồng trọt. Cụ thể, tổng sản lượng sản xuất từ trồng trọt có thể giảm 1-5%, năng
suất cây trồng chính có thể giảm đến 10%, trường hợp thời tiết cực đoan có thể mất mùa
hoàn toàn... BĐKH còn làm thay đổi điều kiện sống của các loài sinh vật, làm gia tăng
một số loài dịch hại mới và các đợt dịch bùng phát trên diện rộng. Đơn cử, trong khoảng
3 năm trở lại đây (2010-2013), dịch rầy nâu và vàng lùn, lùn xoắn lá trên cây lúa đã làm
giảm đáng kể sản lượng lúa ở khu vực ĐBSCL, gây thiệt hại khoảng 400.000 ha lúa,
khiến năng suất lúa giảm từ 30-70%.
+ Tác động của BĐKH đối với ngành NTTS của tỉnh:
BĐKH có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến NTTS thông qua nguồn nước,
diện tích nuôi, môi trường nuôi, con giống, dịch bệnh5… và qua đó gây ảnh hưởng đến
năng suất, sản lượng và cơ sở hạ tầng của các vùng NTTS. Các hiện tượng thời tiết bất
thường như thời tiết nắng nóng kéo dài làm gia tăng nhiệt độ6 và biến đổi lượng mưa đã
tác động tiêu cực đến nguồn nước và sức đề kháng của các đối tượng nuôi, gây bùng phát
dịch bệnh, gây thiệt hại rất lớn đến ngành nuôi trồng của tỉnh trong thời gian qua. Trước

diễn biến của BĐKH trong thời gian tới, đặc biệt là sự gia tăng nhiệt độ, biến đổi lượng
mưa, dịch bệnh sẽ tác động rất lớn đến hoạt động NTTS trên địa bàn tỉnh.
                                                            
5
Nhiệt độ tăng cao làm cho sức khỏe của các loài nuôi, môi trường nước bị xấu đi, là điều kiện thuận lợi
cho sự phát triển của các loài vi sinh vật gây hại cho ngành thủy sản của tỉnh.
6
Nhiệt độ tăng cao làm cho sức khỏe của các loài nuôi, môi trường nước bị xấu đi, là điều kiện thuận lợi
cho sự phát triển của các loài vi sinh vật gây hại cho ngành thủy sản của tỉnh.

19


Thời gian qua, công tác ứng phó với BĐKH, phòng tránh thiên tai, quản lý tài
nguyên và bảo vệ môi trường đã được tỉnh An Giang quan tâm7, có bước chuyển biến và
đạt được một số kết quả bước đầu quan trọng. Tuy nhiên, việc ứng phó với BĐKH còn bị
động, lúng túng; tài nguyên chưa được quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả và bền
vững, một số loại tài nguyên bị khai thác quá mức dẫn tới suy thoái, cạn kiệt; ô nhiễm
môi trường vẫn tiếp tục gia tăng, có nơi nghiêm trọng; đa dạng sinh học suy giảm, nguy
cơ mất cân bằng sinh thái đang diễn ra, ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội,
sức khoẻ và đời sống nhân dân.
Những hạn chế, yếu kém nêu trên có nguyên nhân khách quan, nhưng nguyên nhân
chủ quan là chủ yếu. Nhận thức và tầm nhìn của các cấp uỷ, chính quyền, doanh nghiệp
và cộng đồng về công tác này chưa đầy đủ, thiếu thống nhất, còn thiên về lợi ích kinh tế
trước mắt, chưa coi trọng phát triển bền vững. Hệ thống pháp luật thiếu đồng bộ; một số
cơ chế, chính sách chưa sát với thực tế, thiếu tính khả thi. Chất lượng công tác dự báo và
quy hoạch còn nhiều hạn chế, chưa theo kịp yêu cầu phát triển, tính tổng thể, liên ngành,
liên vùng; chưa rõ trọng tâm, trọng điểm và nguồn lực thực hiện. Tổ chức bộ máy, quản
lý nhà nước và việc phân công, phân cấp, phối hợp giữa các sở, ban, ngành, địa phương
còn thiếu chặt chẽ; tổ chức thực hiện chưa thực sự chủ động, cương quyết; hiệu lực, hiệu

quả thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm chưa cao. Chủ trương xã hội hoá chưa
huy động được sự tham gia của các đoàn thể, hiệp hội, doanh nghiệp, cộng đồng và người
dân.
Vấn đề BĐKH vừa có tính trước mắt, vừa có tính lâu dài, phức tạp. Cho nên, để
thực hiện được mục tiêu ứng phó và giảm nhẹ tác động tiêu cực của BĐKH đối với tỉnh
thì các cấp, các ngành và cộng đồng dân cư phải có trách nhiệm thực hiện bảo vệ tài
nguyên nước, đất, hệ sinh thái và môi trường tốt hơn.
Để đối phó với BĐKH, hiện ngành nông nghiệp đã và đang tích cực áp dụng khoa
học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn kết hợp với quy hoạch tổng thể vùng sản xuất cũng những giải pháp
nhằm phát triển bền vững cho nền nông nghiệp. Những biện pháp đã được triển khai như:
trong khuôn khổ Chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2011-2015 có 36 danh mục
dự án ưu tiên ứng phó với BĐKH, giai đoạn 2016-2020 là 20 dự án và sau 2020 là 9 dự
án; giảm phát khí thải nhà kính qua kỹ thuật 3 giảm, 3 tăng, 1 phải 5 giảm sử dụng tiết
kiệm chi phí đầu vào; thúc đẩy quy trình VietGAP trong chăn nuôi; cải tiến kỹ thuật và
công nghệ trong hoạt động NTTS; đẩy mạnh trồng rừng, phục hồi rừng, và xúc tiến tái
sinh rừng…
                                                            
7
như Quyết định số 1848/QĐ-UBND ngày 27/08/2013 của UBND tỉnh An Giang phê duyệt Kế hoạch
hành động chi tiết của các ngành, lĩnh vực ứng phó với Biến đổi khí hậu tỉnh An Giang trong khuôn khổ
Chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2011-2015.

20


Phần
P
2:
Thực trạng ph

hát triển các
c ngàn
nh hàng llúa, thủy sản và rrau màu ggiai
đoạn 20
000 – 201
13 của tỉn
nh An G
Giang
2.1. Thực trạng phát triiển ngành hàng
h
lúa gạạo
2.1.1. Về sản xuất lúa
Sau
u gần 40 năăm (1975 – 2012), diện
n tích gieo ttrồng lúa hààng năm củaa tỉnh An G
Giang
đã tăng gấp
g 3 lần, từ
t 210 ngàn
n ha (1975) lên 625 nggàn ha (2012). Riêng ggiai đoạn 20000 –
2012, tăăng bình qu
uân gần 16 ngàn ha/năăm. Hiện naay hệ số sử
ử dụng đất lúa là 2,433 lần8
(diện tícch đất canh tác lúa9 là 257,6
2
ngàn ha, diện tícch gieo trồnng là 625 nggàn ha).
Hình
H
2.1:


Nguồn
n: NGTK năm 2012 tỉnnh An Gianng.
Hình
H
2.2:

Nguồn
n: NGTK năm 2012 tỉnnh An Gianng.
                                                            
8
9

Hệ số sử dụng đất lúa bình
b
quân của cả
c nước là 1,92
2 lần.
Theo số liệu
l kiểm kê đấất đai đến ngày
y 01/01/2012.

21


Đã có sự thay
y đổi rất lớn
n trong diện
n tích và cơ
ơ cấu sản xuuất theo mùùa vụ. Giai đoạn
M giảm mạnh

m
trong khi lúa Đôông Xuân vvà Hè Thu tăng
1975 – 2000: diện tích lúa Mùa
g đoạn 20
000 – 2012:: tăng chủ yếu
y ở diện tíích lúa vụ T
Thu Đông.
nhanh; giai
Hìn
nh 2.3:

Nguồn
n: NGTK năm 2012 tỉnnh An Gianng.
Năng suất lúa tăng bình quân 2,95%
%/năm thời kỳ 1976 – 2012, từ 2,,2 tấn/ha (11975)
t
(2012); hiện cao gấp 1,15 lần so với năng suất llúa bình quuân của cả nnước
lên 6,3 tấn/ha
(Việt Naam là 5,5 tấấn/ha).
Hình 2.4: Năng suất và sản
n lượng lúaa bình quâân đầu ngư
ười

Nguồn
n: NGTK năm 2012 tỉnnh An Gianng.
Nh
hờ mở rộng diện tích canh
c
tác vàà năng suất được cải thhiện mà sảnn lượng lúaa của
tỉnh đã tăng

t
nhanh một cách ấn
ấ tượng, gấp
g 8,5 lần trong gần 4 thập kỷ 11975 – 2012, từ
469 ngàn tấn năm 1975 lên 3..942 ngàn tấn
t năm 20 12. Trong 220 năm đầuu (1975 – 11995)
sản lượn
ng liên tục nhân lên gấp
g đôi sau
u mỗi 10 năăm. Riêng thời kỳ 20001 – 2012, sản
22


lượng lú
úa tăng bình
h quân 4,6%
%/năm, cao hơn rất nhiiều so với tốốc độ phát triển của dâân số
(chỉ 0,39%/năm). Nhờ đó, sản
s lượng lúa bình qquân đầu nngười tăngg nhanh từ 350
kg/ngườ
ời (1975) lêên 1.140 kg
g/người (20
000) và gầnn 1.850 kg/nngười (2012); cao gấpp 3,8
lần mứcc bình quân
n của cả nướ
ớc (Việt Naam khoảng 490 kg/nggười). Có thhể nói, đó là kết
quả của một quá trìình dài cải tạo đất cũn
ng như đầu tư về hệ thốống thủy lợ
ợi, trình độ canh
n

dân được
đ
cải thiiện thông qua
q hoạt độộng khuyến nông, cải tthiện năng suất,
tác của nông
thâm can
nh tăng vụ (như
(
mở rộ
ộng diện tích
h lúa vụ Thhu Đông).
Hình
H
2.5:

Nguồn
n: NGTK năm 2012 tỉnnh An Gianng.
Từ năm 2010 đến nay, tỉn
nh ổn định diện tích sảản xuất lúa trên dưới 6600 ngàn haa, sản
ứng hàng th
hứ 2 trong vvùng ĐBSC
CL, sau tỉnnh Kiên Giang),
lượng trrên dưới 3,8 triệu (đứ
đảm bảo
o an ninh lư
ương thực và
v cung cấp
p lượng lúa hàng hóa rrất lớn cho tthị trường ttrong
nước và xuất khẩu.
Hìn

nh 2.6:

n: NGTK nă
ăm 2012 cácc tỉnh ĐBSC
CL.
Nguồn
23


Về cơ cấu sản
n xuất lúa th
heo cấp huy
yện:
Cácc huyện/thịị/thành có tỷ
t trọng về diện tích vvà sản lượnng lúa chiếm
m trên 10%
% của
tỉnh là Thoại
T
Sơn, Châu Phú, Tri Tôn, Châu
C
Thànhh; chiếm từ 5 – 10% cóó Phú Tân, Chợ
Mới, Tịn
nh Biên, Tâân Châu, An
n Phú; chiếm
m dưới 5% có Châu Đ
Đốc, Long X
Xuyên.
Hình
H

2.7: Cơ cấu sản lượng,
l
diện
n tích lúa n
năm 2012

n: NGTK năm 2012 tỉnnh An Gianng.
Nguồn
Bảng 2.1: Diện tích lúa cả năm
m phân theeo huyện, th
hị xã, thàn
nh phố

Toàn tỉn
nh (ha)
Long Xu
uyên
Châu Đố
ốc
An Phú
Tân Chââu
Phú Tân
Châu Ph

Tịnh Biêên
Tri Tôn
Châu Th
hành
Chợ Mớ
ới

Thoại Sơ
ơn

2005

2010

2011

20122

529.698
8
11.810
15.635
23.605
26.583
57.444
74.486
34.027
70.620
56.652
53.819
105.017
7

589.253
3

607.5990


10.845
5

11.2755

17.919
9
29.791

20.1011
31.2222

33.618
8

34.3677

66.831

59.1799

87.159
9

92.2277

39.190
0
85.992

2

41.5300
91.9855

63.566
6

69.9811

49.603

49.5200

104.738
8

106.2003

625.1886
11.2008
17.6990
32.3554
33.6993
59.4557
95.8772
42.0668
98.3443
78.8113
49.5113

106.1776

Trungg bình
giai đ
đoạn
2010--2012
608.191
11.1109
18.5594
31.1122
33.8892
61.8822
91.5528
40.8849
91.9993
70.7786
49.5545
106.950

T
Tỷ
trọọng
(%
%)
100,0
1,8
3,1
5,1
5,6
100,2

155,0
6,7
155,1
111,6
8,1
177,6

Nguồn
n: NGTK năm 2012 tỉnnh An Gianng.

24


25


×