Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Lãnh đạo trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu kinh nghiệm trên thế giới và bài học đối với việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (408.69 KB, 20 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHUYÊN NGÀNH KINH DOANH QUỐC TẾ
-------***-------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:

Lãnh đạo trong bối cảnh khủng hoảng
toàn cầu: Kinh nghiệm trên thế giới
và bài học đối với Việt Nam
Họ và tên sinh viên

: Hà Hải Vân

Lớp

: Anh 5

Khóa

: 44

Giáo viên hướng dẫn

: ThS Đặng Thị Lan

Hà Nội - 11/2009


Khoá luận tốt nghiệp



MỤC LỤC
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
LỜI NÓI ĐẦU .............................................................................................. 1
CHƢƠNG I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ LÃNH ĐẠO TRONG BỐI CẢNH
KHỦNG HOẢNG TOÀN CẦU ................................................................... 4
I. Lý luận chung về lãnh đạo........................................................................ 4
1. Khái niệm về lãnh đạo ............................................................................... 4
2. Đặc điểm của lãnh đạo .............................................................................. 6
3. Sự khác nhau giữa quản lý và lãnh đạo ................................................... 8
II. Lý luận về khủng hoảng toàn cầu ......................................................... 11
1. Khái niệm và chu kì khủng hoảng .......................................................... 11
1.1. Khái niệm .............................................................................................. 11
1.2. Chu kì khủng hoảng ............................................................................... 11
2. Một số loại khủng hoảng về mặt kinh tế ................................................. 12
2.1. Khủng hoảng tài chính .......................................................................... 12
2.2. Khủng hoảng kinh tế .............................................................................. 14
3. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay ........................................ 17
3.1. Nguyên nhân.......................................................................................... 17
3.2. Diễn biến ............................................................................................... 20
3.3. Hậu quả................................................................................................. 21
III. Lý luận về lãnh đạo trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu ............... 21
1. Vai trò của lãnh đạo trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu .................. 21
2. Nhiệm vụ của lãnh đạo trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu.............. 22
2.1. Đảm bảo hiệu suất trên phương diện sử dụng vốn ................................. 23
2.2. Đảm bảo hiệu suất trên phương diện các quyết định về nhân sự ........... 25
2.3. Đảm bảo quản lý các quyết định theo mục tiêu ...................................... 26

Hà Hải Vân - Anh 5 - Quản trị Kinh doanh B- K44



Khoá luận tốt nghiệp
CHƢƠNG II. THỰC TRẠNG LÃNH ĐẠO TRONG

BỐI CẢNH

KHỦNG HOẢNG TOÀN CẦU ................................................................. 29
I. Thực trạng lãnh đạo của các công ty trên thế giới trong bối cảnh khủng
hoảng toàn cầu ............................................................................................ 29
1. Những vấn đề đặt ra đối với lãnh đạo trong bối cảnh khủng hoảng toàn
cầu ............................................................................................................... 29
1.1. Thiếu hụt năng lực lãnh đạo trên toàn cầu ............................................ 29
1.2. Khả năng lãnh đạo thích ứng với xu thế toàn cầu trong khủng hoảng ... 30
2. Tác động của khủng hoảng toàn cầu đối với hoạt động lãnh đạo của các
công ty trên thế giới .................................................................................... 33
2.1. Hiệu suất trên phương diện sử dụng vốn ............................................... 33
2.2. Hiệu suất trên phương diện các quyết định về nhân sự .......................... 36
3. Tìm hiểu các kinh nghiệm lãnh đạo thành công trong khủng hoảng của
các tập đoàn trên thế giới ............................................................................ 38
3.1. Kinh nghiệm lãnh đạo trong khủng hoảng của tập đoàn Wal-Mart ....... 38
3.2. Kinh nghiệm lãnh đạo trong khủng hoảng của tập đoàn IBM ................ 43
II. Thực trạng lãnh đạo của các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh
khủng hoảng toàn cầu ................................................................................ 49
1. Đặc điểm lãnh đạo trong các doanh nghiệp Việt Nam ........................... 49
1.1. Đặc điểm doanh nghiệp Việt Nam ......................................................... 49
1.2. Thực trạng lãnh đạo trong các doanh nghiệp Việt Nam......................... 53
2. Tác động của khủng hoảng toàn cầu đối với hoạt động lãnh đạo trong
các doanh nghiệp Việt Nam ........................................................................ 58
2.1. Hiệu suất trên phương diện sử dụng vốn ............................................... 59

2.2. Hiệu suất trên phương diện các quyết định về nhân sự .......................... 62
2.3. Quản lý theo mục tiêu ............................................................................ 63
CHƢƠNG III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ LÃNH ĐẠO TRONG
BỐI CẢNH KHỦNG HOẢNG TOÀN CẦU ............................................ 64

Hà Hải Vân - Anh 5 - Quản trị Kinh doanh B- K44


Khoá luận tốt nghiệp
I. Bài học cho chính phủ Việt Nam ............................................................ 64
1. Hoàn thiện các chính sách về pháp luật, cải tổ bộ máy nhà nước ......... 64
2. Đánh giá sớm và chính xác các tác động của cuộc khủng hoảng .......... 65
3. Tập trung giải quyết các yếu điểm của nền kinh tế trong bối cảnh khủng
hoảng ........................................................................................................... 67
4. Tăng cường biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các tập
đoàn ............................................................................................................. 69
II. Bài học cho các nhà lãnh đạo ................................................................ 71
1. Tăng cường công tác dự báo ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế ....... 71
2. Tổ chức và điều hành doanh nghiệp hợp lý và linh hoạt ........................ 72
3. Đưa ra các chính sách mới tương thích với tình hình kinh tế chung ..... 74
3.1. Xây dựng chiến lược thương hiệu và hệ thống phân phối mạnh để giành
được thị phần .............................................................................................. 75
3.2. Xem xét lại toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp, ưu tiên cho các
công việc phù hợp với tình hình thực tế ....................................................... 76
3.3. Tiếp tục đầu tư vào thế mạnh của doanh nghiệp .................................... 78
3.4. Cân nhắc với thị trường ngoại và các hoạt động Mua lại và Sát nhập
(M&A) .......................................................................................................... 79
4. Phát triển tốt các mối quan hệ tăng cường hợp tác của các bộ phận và
mỗi người trong doanh nghiệp .................................................................... 80
4.1. Củng cố tinh thần nhân viên .................................................................. 80

4.2. Xây dựng mối quan hệ với khách hàng và nhà cung cấp........................ 82
4.3. Lắng nghe ý kiến của các chuyên gia..................................................... 83
KẾT LUẬN ................................................................................................. 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 86

Hà Hải Vân - Anh 5 - Quản trị Kinh doanh B- K44


Khoá luận tốt nghiệp
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

CKKTSXTBCN : Chu kì kinh tế sản xuất tư bản chủ nghĩa
KHTC

: Khủng hoảng tài chính

KHKT

: Khủng hoảng kinh tế

CNTT

: Công nghệ thông tin

R&D

: Nghiên cứu và phát triển

M&A


: Mua bán và sáp nhập

DN

: Doanh nghiệp

DNVN

: Doanh nghiệp Việt Nam

DNNVV

: Doanh nghiệp nhỏ và vừa

DNTN

: Doanh nghiệp tư nhân

DNNN

: Doanh nghiệp Nhà nước

TQM

: Quản lý chất lượng toàn diện

KCS

: Kiểm tra chất lượng sản phẩm


TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

BHTG

: Bảo hiểm tiền gửi

Hà Hải Vân - Anh 5 - Quản trị Kinh doanh B- K44


Khoá luận tốt nghiệp

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. So sánh sự khác nhau giữa quản lý và lãnh đạo ............................. 9
Bảng 1.2. So sánh sự khác nhau giữa quản lý truyền thống .......................... 10
và lãnh đạo hiện đại ..................................................................................... 10
Bảng 2.1. So sánh đặc điểm DNVN và doanh nghiệp trong nền kinh tế thị
trường .......................................................................................................... 50
Bảng 2.2. Kết quả khảo sát mức độ hài lòng với môi trường làm việc của lãnh
đạo và nhân viên trong tổ chức .................................................................... 57

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Chu kì khủng hoảng kinh tế ...................................................... 11
Biểu đồ 2.1. Tính thanh khoản của các công ty ở Mỹ sụt giảm kỉ lục năm 2008
..................................................................................................................... 34
Biểu đồ 2.2. Số lượng doanh nghiệp Mỹ phá sản tính từ tháng 1/2006 đến
tháng 11/2008 .............................................................................................. 35
Biểu đồ 2.3. Lãnh đạo công ty Mỹ đối phó với khủng hoảng dựa trên các
quyết định về nhân sự ................................................................................... 36

Biểu đồ 2.4. Tỷ lệ thất nghiệp ở Anh, Pháp, Đức và Tây Ban Nha tăng lên
trong khủng hoảng ....................................................................................... 37
Biểu đồ 2.5. Biểu đồ thể hiện doanh số của các công ty bán lẻ ..................... 40
trong tháng 2 ................................................................................................ 40
Biểu đồ 2.6. Điều tra tâm lý tiêu dùng của khách hàng ................................ 41
trong năm 2008 ............................................................................................ 41
Biểu đồ 2.7. Trình độ học vấn của lãnh đạo trong các doanh nghiệp ........... 54
Biểu đồ 2.8. Đánh giá mức độ nghiêm trọng của mỗi thách thức đối với tình
hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam ................................. 59
Biểu đồ 2.9. Biểu đồ thể hiện tình trạng DNNVV ở Việt Nam trong 2008 .... 61

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Mô hình chức năng của doanh nghiệp Việt Nam ........................... 51
Hình 2.2. Mô hình chức năng của doanh nghiệp hiện đại trong nền kinh tế
kinh tế thị trường .......................................................................................... 51

Hà Hải Vân - Anh 5 - Quản trị Kinh doanh B- K44


Khoá luận tốt nghiệp

LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trên khắp thế giới, không ai còn xa lạ trước những thống kê về số lao
động mất việc, số hợp đồng bị hủy, số công ty đóng cửa hàng ngày. Khi mà
ngay cả những người khổng lồ ở phố Wall cũng phải gục ngã, thì việc hiệu
ứng toàn cầu đánh tan cái “chủ nghĩa kinh nghiệm” vốn rất phổ biến trong
suốt chặng đường kinh doanh của người Việt cũng không mấy bất ngờ.
Chúng ta cũng có thể tự nhận ra rằng các năng lực lãnh đạo hiện nay của
doanh nhân là chưa đáp ứng kịp nhu cầu của thời cuộc. Chính vì thế, “lột xác”

để đi lên chính là việc sống còn. Những nhà lãnh đạo, doanh nghiệp Việt Nam
không chỉ phải tìm cách vượt qua khủng hoảng kinh tế - tài chính hiện nay,
mà còn phải biết cách vượt qua khủng hoảng về năng lực kinh doanh của
chính mình. Đó cũng là hành trình bước vào một “thế giới kinh doanh” và
một “thời đại kinh doanh” hoàn toàn đổi khác.
Cuộc khủng hoảng kinh tế, không chỉ gây ra những tổn thất, mà còn
mang đến một giá trị vô hình rất lớn cho cộng đồng doanh nhân Việt Nam.
Cái “được” vô hình này lớn không kém gì so với những cái “mất” hết sức hữu
hình mà mọi người đều nhận ra. Đó chính là sự thức tỉnh ở nhiều doanh nhân
Việt Nam, rằng: một kỷ nguyên mới trong kinh doanh đã bắt đầu, kỷ nguyên
mới đòi hỏi phải có những con người với khát vọng mới, năng lực mới và văn
hóa mới. Xã hội đang chờ đợi sự “trở mình” của những doanh nhân muốn
khẳng định mình trong cuộc đua tranh toàn cầu. Xã hội đang sẵn sàng tôn
vinh những người con người dấn thân vào sự nghiệp kinh thương, để tạo dựng
những giá trị vững chắc và trường tồn cho chính mình, cho dân tộc mình và
mang nhiều giá trị cho thế giới.
Khủng hoảng - cũng là tiếng chuông báo hiệu thời đại mới đã vang lên.
Cách tốt nhất để vượt qua khó khăn là nhìn thấy cơ hội, và cách hay nhất để
thoát khỏi bế tắc là nhận ra con đường dài phía trước. Một nền kinh doanh mới
đang chờ đợi chúng ta. Việt Nam đang thực sự cần những nhà lãnh đạo dẫn dắt
Hà Hải Vân - Lớp Anh 5 - QTKDB - K44

1


Khoá luận tốt nghiệp
những doanh nghiệp trong hành trình chinh phục kinh tế. Với lý do như vậy,
người viết lựa chọn đề tài khóa luận là : “Lãnh đạo trong bối cảnh khủng
hoảng toàn cầu: Kinh nghiệm trên thế giới và bài học đối với Việt Nam”
2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu

Thứ nhất, tìm hiểu những lý thuyết, quan điểm liên quan đến lãnh đạo
và lãnh đạo trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu để có cái nhìn vĩ mô mang
tính lý thuyết về đề tài.
Thứ hai, nghiên cứu thực tiễn lãnh đạo trong các tập đoàn đang bươn
chải trong khủng hoảng lấy ví dụ ở hai tập đoàn hàng đầu thế giới là tập đoàn
bán lẻ Wal-Mart và tập đoàn Công nghệ thông tin IBM để sàng lọc và đánh
giá những kinh nghiệm lãnh đạo trong khủng hoảng đối chiếu với tình hình
kinh tế Việt Nam hiện tại ứng phó với cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính
toàn cầu.
Thứ ba, nghiên cứu thực tiễn lãnh đạo trong các doanh nghiệp Việt
Nam đánh giá về chất lượng, năng lực và các phong cách lãnh đạo thường
được các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng là gì? Đã mang lại hiệu quả cho
hoạt động của doanh nghiệp hay chưa? Và đã có những biện pháp lãnh đạo gì
để đối phó với khủng hoảng toàn cầu?
Cuối cùng, người viết thực sự mong muốn qua thời gian nghiên cứu,
tìm tòi thực hiện khóa luận sẽ đúc rút được nhiều kinh nghiệm có giá trị cho
bản thân đồng thời đưa ra một số đề xuất giúp các doanh nhân nâng cao nhận
thức và năng lực lãnh đạo để mang lại hiệu quả cao nhất trong môi trường
kinh doanh đầy biến động.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là quan điểm về lãnh đạo trong thời kì khủng
hoảng, bản thân các nhà lãnh đạo trên thế giới, các nhà lãnh đạo Việt Nam,
các tập đoàn trên thế giới và các doanh nghiệp Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu sẽ dừng lại ở các quan điểm mang tính chung và
phổ biến nhất về lãnh đạo trong khủng hoảng kinh tế hiện nay, những hoạt
động lãnh đạo ứng phó với khủng hoảng trên thế giới lấy dẫn chứng ở hai tập
Hà Hải Vân - Lớp Anh 5 - QTKDB - K44

2



Khoá luận tốt nghiệp
đoàn đương đầu khá thành công trong khủng hoảng và hoạt động lãnh đạo tại
các doanh nghiệp Việt Nam thuộc hai mảng nhà nước, tư nhân và những biện
pháp mang tính đối phó với cuộc khủng hoảng tại các doanh nghiệp này nói
chung.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được lựa chọn để thực hiện khóa luận này là
phương pháp nghiên cứu tình huống. Việc nghiên cứu tại bàn sẽ được tiến
hành trên cơ sở thu thập nhiều nguồn tài liệu: sách, báo, tạp chí và mạng
Internet. Bước này sẽ giúp người viết có cái nhìn toàn diện về thực trạng lãnh
đạo trong bối cảnh khủng hoảng trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
Phương pháp xử lý thông tin là tổng hợp phân tích và đánh giá.
5. Kết cấu khóa luận
Chương 1: Lý luận chung về lãnh đạo trong bối cảnh k hủng hoảng
toàn cầu
Chương 2: Thực trạng về lãnh đạo trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu
Chương 3: Bài học kinh nghiệm về lãnh đạo trong khủng hoảng đối với
Việt Nam
Đây là một đề tài còn rất mới đồng thời vẫn còn những tồn tại mà thế
giới phải đối phó trong bối cảnh khủng hoảng do đó khóa luận không thể
tránh khỏi sai sót và hạn chế về mặt cập nhật thông tin. Em hy vọng sẽ nhận
được sự góp ý từ các thầy cô, các nhà lãnh đạo và bạn đọc quan tâm để đề tài
được hoàn thiện và mang giá trị thực tiễn cao hơn.
Cuối cùng, em xin cảm ơn trường ĐH Ngoại Thương , khoa Quản trị
kinh doanh đã tạo điều kiện cho em viết khóa luận này , đặc biệt cảm ơn Thạc
sỹ Đặng Thị Lan, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành khóa
luận. Bên cạnh đó, em cũng muốn gửi lời cảm ơn đến tác giả các tài liệu em
tham khảo và hi vọng khóa luận của em sẽ góp phần là tiền đề cho các công
trình nghiên cứu sau này.


Hà Hải Vân - Lớp Anh 5 - QTKDB - K44

3


Khoá luận tốt nghiệp

CHƢƠNG I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ LÃNH ĐẠO TRONG BỐI
CẢNH KHỦNG HOẢNG TOÀN CẦU
I. Lý luận chung về lãnh đạo
1. Khái niệm về lãnh đạo
Có rất nhiều định nghĩa về thuật ngữ “lãnh đạo”, và chúng ta hay đồng
nhất khái niệm lãnh đạo với quyền lực và cách quản lý nhân viên cấp dưới.
Thuật ngữ “lãnh đạo” có nghĩa khác nhau tùy theo từng lĩnh vực và thời đại.
- Trong thời kỳ phong kiến: “Lãnh đạo” nhằm nói về những người dẫn
đầu trong các nhóm, lực lượng quân đội hay nắm giữ những quyền lực chính trị
lớn như hoàng đế, tướng lĩnh, quan hay người dẫn đầu một cuộc khởi nghĩa.
- Trong kinh tế: Thuật ngữ này thường được sử dụng để nói đến những
người nắm giữ vai trò và quyền lực quan trọng trong tổ chức, với tư cách là
người đại diện, dẫn đầu, quyết định cho các hoạt động nội bộ, duy trì kỷ luật
và đề xướng hướng đi cho mọi người cũng như khả năng ảnh hưởng đến tính
hiệu quả tài chính, cách phát sinh tiền lời cho đơn vị, nâng cao năng suất và
hiệu quả lao động, sự hài lòng của nhân viên và khách hàng cũng như khả
năng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của tổ chức.
Dù nhìn nhận theo cách nào, lãnh đạo cũng phải đảm bảo được 3 yếu
tố: khả năng tạo tầm nhìn, khả năng truyền cảm hứng và khả năng gây ảnh
hưởng. Tùy theo từng khía cạnh nghiên cứu mà các nhà nghiên cứu có các
định nghĩa khác nhau về lãnh đạo.
Theo Stogdill: “Lãnh đạo phải luôn được định nghĩa cùng với sự ràng

buộc của tính cách, cách ứng xử, ảnh hưởng của một cá nhân đối với người
khác, các chuỗi hoạt động tương tác, quan hệ, vị trí quản lý, và nhìn nhận của
người khác về tính hợp pháp của quyền lực và sự tạo dựng ảnh hưởng”. 1
1

Stogill, R. M. (1974), Handbook of leadership: A survey of theory, and research - The Free Press, 81, New
York.

Hà Hải Vân - Lớp Anh 5 - QTKDB - K44

4


Khoá luận tốt nghiệp
Robert House định nghĩa rằng: “Lãnh đạo là khả năng gây ảnh hưởng,
kích thích và khuyến khích người khác đóng góp vào các hoạt động có hiệu
quả và thành công của tổ chức họ trực thuộc”. 2
Maxwell định nghĩa: “Lãnh đạo là khả năng gây ảnh hưởng đến người
khác”.3 Trong bất cứ tình huống nào, một nhóm từ hai người trở lên luôn luôn
có một người có ảnh hưởng nổi bật, người đó là lãnh đạo. Vì vậy mỗi chúng
ta đều gây ảnh hưởng và bị ảnh hưởng từ người khác. Điều này có nghĩa là:
tất cả chúng ta lãnh đạo người khác trong một vài lĩnh vực; ngược lại ở một
số lĩnh vực khác chúng ta được người khác dẫn dắt. Không ai nằm ngoài quy
luật này: hoặc là nhà lãnh đạo hoặc là người bị lãnh đạo.
Nhà lãnh đạo có thể xuất hiện ở mọi vị trí từ những người có chức vụ
quan trọng đến những người có vị trí bình thường như chủ tịch nước, tổng
thống, vua, các bộ trưởng, chủ tịch các tập đoàn đa quốc gia, giám đốc, kế
toán trưởng, trưởng phòng, nhân viên, thuyền trưởng, cha xứ, giáo chủ một
giáo phái, hay thậm chí là đội trưởng đội bóng, cha mẹ trong gia đình, trưởng
nhóm trong một nhóm bạn học... Có thể thấy lãnh đạo luôn xuất hiện trong

các nhóm hoặc tổ chức với tư cách là người đại diện, dẫn đầu, có khả năng đề
xướng hướng đi cho mọi người, và quyết định cho các hoạt động nội bộ.
Chúng ta nên chú ý tới hai cụm từ: “lãnh đạo” và “nhà lãnh đạo”. Lãnh
đạo là động từ, chỉ hoạt động, còn nhà lãnh đạo là danh từ chỉ chủ thể thực
hiện hành động. Nhưng lãnh đạo và nhà lãnh đạo không phải bao giờ cũng
gắn với nhau. Đôi khi người được mệnh danh là nhà lãnh đạo thì không thực
hiện được công việc lãnh đạo. Vì vậy, trong thực tế, thường có hai kiểu nhà
lãnh đạo: nhà lãnh đạo chức vị và nhà lãnh đạo thật sự.
Nhà lãnh đạo chức vị có quyền hành do vị trí, nghi thức, truyền thống
và các cơ cấu tổ chức đem lại. Nhà lãnh đạo này sử dụng chức vụ để gây ảnh
2

Robert J. House (2004), Culture, Leadership and Organizations - The GLOBE Study of 62 Societies, Sage
Publications Inc., 35, Thousand Oasks.
3
John C. Maxwell, The 21 Irrefutable Laws of Leadership, 17, New York Tímes.

Hà Hải Vân - Lớp Anh 5 - QTKDB - K44

5


Khoá luận tốt nghiệp
hưởng lên người khác khi mất chức rồi thì không còn gây ảnh hưởng lên
người khác được nữa. Mọi người sẽ không phục tùng nhà lãnh đạo này nếu sự
việc nằm ngoài thẩm quyền của ông ta.
Nhà lãnh đạo thật sự là nhà lãnh đạo dùng tài năng, phẩm chất của
mình để gây ảnh hưởng tới mọi người, lôi cuối mọi người đi theo con đường
của họ. Đây mới là những nhà lãnh đạo có giá trị bền vững, sức mạnh của họ
đến tự nhiên xuất phát từ con người họ chứ không phải từ cái gì bên ngoài họ.

Kể từ thập niên cuối cùng của thế kỷ 20, các kiểu lãnh đạo - quản lý đã
đi theo hướng tập trung vào việc hoàn thành công việc, nhấn mạnh vào giá trị,
lòng tin cá nhân và sự hỗ trợ trong công tác nhằm đảm bảo các thành viên
đang đi theo đúng hướng đã quy định dưới tác động của hệ thống mở do ảnh
hưởng của các yếu tố chính trị - xã hội bên ngoài. Bên trong một tổ chức là
một hệ thống các văn hóa cá nhân và văn hóa nhóm cùng tồn tại cộng sinh và
tác động mạnh mẽ lên văn hóa tổ chức và khả năng hoàn thành công tác mà
trong đó lãnh đạo đóng vai trò là người điều khiển và hướng dẫn các hoạt
động của nhóm bằng cách sử dụng quyền lực chính trị ở cấp vi mô (và vĩ mô)
của mình.
Điều quan trọng trong khái niệm “lãnh đạo” là người được lãnh đạo
thông thường sẽ thừa nhận quyền lực hợp pháp và khả năng thực thi quyền
lực này của lãnh đạo. Lãnh đạo sẽ không thể là lãnh đạo nếu không thể gây
ảnh hưởng lên người khác và quyền lực này sẽ được thể hiện qua nhiều hình
thức như tiền thưởng, địa vị, phạt tiền, cảnh cáo, đuổi việc,... để khiến người
khác phải làm điều mà lãnh đạo muốn làm.
2. Đặc điểm của lãnh đạo
Qua các định nghĩa trên, ta có thể thấy “lãnh đạo” nhìn chung có các
đặc điểm sau:


Thứ nhất, lãnh đạo là một tiến trình hay một chuỗi các tiến trình

gây ảnh hưởng đến người khác trong các hoạt động có tổ chức để đạt được
Hà Hải Vân - Lớp Anh 5 - QTKDB - K44

6


Khoá luận tốt nghiệp

mục tiêu nhất định. Như vậy, để có lãnh đạo, nhất thiết phải có người được
(hoặc bị) lãnh đạo và nhóm phải có mục tiêu hoạt động cụ thể nào đó.


Thứ hai, người lãnh đạo phải có năng lực dẫn đầu và hướng dẫn

cả nhóm những việc nên và không nên làm thông qua việc giao tiếp bằng
ngôn ngữ để trao đổi thông tin. Nói cách khác, người lãnh đạo được giả định
rằng phải làm điều đúng (do the right things) bởi vì những áp lực về trách
nhiệm, hơn là làm đúng như những gì đã được yêu cầu (do things right) như
là các nhà quản lý.


Thứ ba, các hoạt động của lãnh đạo luôn gắn liền với các yếu tố

cấu thành như quyền lực, ảnh hưởng, địa vị và các kỹ năng lãnh đạo. Trong
đó, người lãnh đạo sẽ có được quyền và quyền lực từ địa vị đó để gây ảnh
hưởng người cấp dưới bên cạnh việc chịu trách nhiệm trước cấp cao hơn hoặc
tập thể. Chính vì thế, nhà lãnh đạo phải đáp ứng một số tiêu chí đặc biệt nổi
trội hơn thành viên còn lại trong nhóm để có thể đóng vai trò dẫn đầu trong
công việc, thậm chí thâm niên công tác và bằng cấp cho dù chuyên môn của
họ có thể không liên quan gì đến lãnh đạo.


Thứ tư, do lãnh đạo thường bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh xã hội,

chính trị, kinh tế và văn hóa, và nó cũng tác động ngược lại các yếu tố ngoại
cảnh này, làm cộng đồng dịch chuyển về hướng mới nên bản thân người lãnh
đạo phải có tầm nhìn xa và chính xác để có thể dẫn đầu cả nhóm trong việc
tìm ra hướng đi mới. Đây là khả năng cá nhân trong việc phát huy việc tồn tại

và phát triển của một tổ chức.
Khóa luận này đi sâu nghiên cứu về vấn đề lãnh đạo gắn liền với quản
trị trong doanh nghiệp. Chính vì thế, khóa luận sẽ tập trung phân tích hoạt
động lãnh đạo gắn với doanh nghiệp hoạt động kinh doanh mà mục đích chủ
yếu là lợi nhuận và làm thế nào để những người trong doanh nghiệp đi theo
mình, đặt ra mục tiêu, định hướng hoạt động, và hướng mọi người cùng đạt
tới mục tiêu đó.
Hà Hải Vân - Lớp Anh 5 - QTKDB - K44

7


Khoá luận tốt nghiệp
Trong doanh nghiệp, hoạt động của nhà lãnh đạo được xác định từ vị
trí, nhiệm vụ và hoạt động của họ đối với doanh nghiệp. Nhà lãnh đạo có thể
xuất hiện ở mọi cấp trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, như lãnh đạo toàn
bộ doanh nghiệp có tổng giám đốc, giám đốc, lãnh đạo phòng có trưởng
phòng, lãnh đạo nhóm làm việc có trưởng nhóm. Càng ở vị trí cao, nhà lãnh
đạo càng có quyền lực chức vị và trách nhiệm công việc càng lớn. Lãnh đạo
cao nhất của doanh nghiệp là tổng giám đốc hoặc giám đốc. Họ là người đại
diện cho doanh nghiệp trước pháp lý, trước lợi ích chung của doanh nghiệp và
kết quả cuối cùng mà doanh nghiệp đạt được đồng thời duy trì và phát triển
doanh nghiệp trong môi trường kinh tế cạnh tranh, ảnh hưởng đến tính hiệu
quả của tài chính, cách phát sinh tiền lời cho đơn vị, nâng cao năng suất và
hiệu quả lao động, sự hài lòng của nhân viên và khách hàng. Khi lãnh đạo một
doanh nghiệp cụ thể, nhà lãnh đạo doanh nghiêp thường thực hiện những hoạt
động sau:


Xác định tầm nhìn rõ ràng, chính xác cho doanh nghiệp và lịch


trình để đạt được mục tiêu đó.


Huy động và thúc đẩy cấp dưới thực hiện mục tiêu, tập trung vào

yếu tố con người đồng thời kêu gọi, lôi kéo những người dưới quyền đi theo
mình hướng tới thực hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp.


Liên kết giữa các bộ phận trong doanh nghiệp và giữa doanh

nghiệp với hệ thống bên ngoài.


Thực hiện công việc của một nhà quản lý cấp cao thông qua xây

dựng, thực thi chiến lược, lập kế hoạch, phân bổ nguồn lực của công ty, kiểm
tra và đánh giá mức độ thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp.
3. Sự khác nhau giữa quản lý và lãnh đạo
Lãnh đạo và quản lý là hai khái niệm khác nhau, tuy nhiên đã có nhiều
quan điểm đồng nhất giữa hai khái niệm này. Peter Ferdinand Drucker, cha đẻ
của quản trị kinh doanh hiện đại cho rằng: Quản lý là làm việc đúng cách, còn
Hà Hải Vân - Lớp Anh 5 - QTKDB - K44

8


Khoá luận tốt nghiệp
lãnh đạo là làm đúng việc. Drucker muốn nhấn mạnh rằng ở vị trí đứng đầu

luôn có hai khái niệm: lãnh đạo và quản lý. “Nhà quản lý có thể đóng vai trò
của nhà lãnh đạo nhưng nhà lãnh đạo thì không phải lúc nào cũng là nhà quản
lý. Quản lý là quá trình đảm bảo cho chương trình và mục tiêu hành động của
tổ chức được thực hiện trong khi lãnh đạo xây dựng tầm nhìn và tạo động lực
cho mọi người”.4 (Bảng 1.1.).
Bảng 1.1. So sánh sự khác nhau giữa quản lý và lãnh đạo
Quản lý

Lãnh đạo

 Lập ra trật tự rõ rang cho doanh 

Đưa ra phương hướng đi lên cho

nghiệp

doanh nghiệp

 Nâng cao hiệu quả của nhân viên



Nâng cao độ hài lòng của nhân

viên
 Đảm bảo cho doanh nghiệp ổn định



Thúc đấy cho doanh nghiệp thay


đổi để phát triển
 Lấy công việc làm gốc, sắp xếp các 
nguồn tài nguyên một cách thỏa đáng

Lấy con người làm gốc, động

viên, khuyến khích và liên kết với
nhân viên tạo thành một tập thể
đồng thuận và tích cực.

(Nguồn: Bài giảng của TS. Nguyễn Quốc Phồn)
Trước đây, trong quản lý người ta coi giám sát và đánh giá là trọng tâm
của quản lý truyền thống. Còn lãnh đạo chỉ xem là thứ yếu trong quản lý
truyền thống. Hiện nay và sau này, lãnh đạo trở nên có vai trò nổi trội; nó
không tách ra khỏi quản lý truyền thống, mà trở thành một chức năng quan
trọng mới trong quản lý doanh nghiệp hiện đại. Sự kết hợp giữa khái niệm
mới về lãnh đạo hiện đại với lý luận quản lý truyền thống, sẽ hình thành nên
một lý luận mới, phương pháp mới về quản lý hiện đại. (Bảng 1.2.)
4

Peter F.Drucker, Quản lý trong thời đại bão táp, Nguyễn Minh Tú dịch, NXB Chính trị Quốc Gia, 1993

Hà Hải Vân - Lớp Anh 5 - QTKDB - K44

9


Khoá luận tốt nghiệp
Bảng 1.2. So sánh sự khác nhau giữa quản lý truyền thống

và lãnh đạo hiện đại
Quản lý truyền thống

Lãnh đạo hiện đại

 Chú trọng vào việc giám sát, đánh giá

 Coi trọng vào việc động viên, khích lệ

 Chú trọng vào việc duy trì trật tự

 Coi trọng vào việc đổi mới, đột phá

 Chú trọng vào chế độ và tổ chức

 Chú trọng vào con người

 Chú trọng vào việc làm tốt những

 Coi trọng vào việc quyết đinh và thực

công việc đã được quyết định

hiện chính xác công việc

 Dựa vào nguồn lực và quy tắc

 Chủ yếu dựa vào tác dụng của sự ảnh

 Coi người quản lý là chủ thể, nhân


hưởng phi quyền lực, dựa vào nghệ thuật

viên cấp dưới là khách thể của quản lý

lãnh đạo

(người quản lý có trách nhiệm vạch ra



quyết định, nhân viên cấp dưới có trách

cấp dưới là chủ thể của hoạt động thực

nhiệm chấp hành và thực hiện quyết

hiện và hoạt động quyết sách. Giới hạn

sách, hai đối tượng này không thể vượt

giữa hai đối tượng này không rõ ràng

qua giới hạn và xâm phạm các lĩnh vực



của nhau)

triển của doanh nghiệp


 Chú trọng đến các quyết sách và



sách lược kinh doanh của doanh nghiệp

hoạch sách lược, có nghĩa là quan tâm

 Quan tâm đến những vấn đề hiện tại

đến lý do vì sao phải đưa ra quyết định

 Quan tâm đến việc mình là trọng tài,

này, vì sao phải vạch ra sách lược kia

chỉ quen nói mà không làm

Người lãnh đạo hiện đại học cách làm

 Lấy sự việc, công việc, hiệu suất và

người huấn luyện, người phụ trách, người

thị trường làm gốc.

giáo viên, ngoài ra còn:

Coi cả người lãnh đạo và nhân viên


Quan tấm đến sự sinh tồn và phát
Quan tâm đến mục đích đằng sau quy

+ Tạo môi trường làm việc thuận lợi cho
nhân viên cấp dưới.
+ Cung cấp sự phục vụ mà nhân viên cấp
dưới cần
 Lấy con người, nhân viên, khách hàng,
hiệu quả và giá trị làm gốc.

Hà Hải Vân - Lớp Anh 5 - QTKDB - K44

10


Khoá luận tốt nghiệp
( Nguồn: Bài giảng của Giáo sư Nguyễn Hữu Phồn)

Quản lý hiện đại: thực ra chính là quản lý theo loại hình lãnh đạo
Phương pháp quản lý hiện đại = Cách quản lý truyền thống + Lãnh đạo hiện đại
II. Lý luận về khủng hoảng toàn cầu
1. Khái niệm và chu kì khủng hoảng
1.1. Khái niệm
Khủng hoảng được hiểu như là một giai đoạn hay một trạng thái không
ổn định đặc biệt là khi có những thay đổi nghiêm trọng ngoài mong đợi hay
những tình huống đã đến giai đoạn nguy kịch do những mâu thuẫn chưa giải
quyết được. Đôi khi khủng hoảng diễn ra theo chu kì, trong khoảng thời gian
ngắn. Nếu không được hỗ trợ, hoặc không có chiến lược ứng phó phù hợp,
khủng hoảng có thể quay trở lại. 5

1.2. Chu kì khủng hoảng
Chu kì khủng hoảng không cố định mà phụ thuộc vào từng thời kỳ, đặc
điểm của khoảng thời gian, nền kinh tế, chính trị…
Biểu đồ 1.1. Chu kì khủng hoảng kinh tế

(Nguồn: Wikipedia)
5

/>
Hà Hải Vân - Lớp Anh 5 - QTKDB - K44

11


Khoá luận tốt nghiệp
- Chu kì khủng hoảng là biểu hiện của sự vận động được lặp lại thường
xuyên của sản xuất tư bản chủ nghĩa từ cuộc khủng hoảng kinh tế này đến
cuộc khủng hoảng kinh tế khác. Khủng hoảng là giai đoạn cơ bản của chu kì
kinh tế tư bản chủ nghĩa (CKKTSXTBCN) diễn ra có tính chất chu kì, trải
qua những giai đoạn có liên quan kế tiếp nhau: khủng hoảng - tiêu điều - phục
hồi - hưng thịnh. Quá trình phát triển của mỗi giai đoạn đã nảy sinh những
điều kiện làm cho việc chuyển sang giai đoạn tiếp theo được hình thành (Biểu
đồ 1.1.).
- Cơ sở vật chất của sự phát triển có tính chu kì của nền kinh tế tư bản
chủ nghĩa và các cuộc khủng hoảng sản xuất thừa nảy sinh định kì là sự đổi
mới hàng loạt tư bản cố định.
- Độ dài của CKKTSXTBCN khoảng 8 - 10 năm. Bắt đầu từ những
năm 70 thế kỉ 19, CKKTSXTBCN được rút ngắn lại khoảng 7 - 8 năm. Trong
điều kiện của chủ nghĩa tư bản hiện đại, CKKTSXTBCN có tính chất lạm
phát - suy thoái. Những biện pháp điều tiết của nhà nước đối với nền kinh tế

tư bản chủ nghĩa tuy có ảnh hưởng nhất định, nhưng không thủ tiêu được hiện
tượng khủng hoảng kinh tế.6
2. Một số loại khủng hoảng về mặt kinh tế
2.1. Khủng hoảng tài chính
2.1.1. Khái niệm
Khủng hoảng tài chính (KHTC) là sự thất bại của một hay một số nhân
tố của nền kinh tế trong việc đáp ứng đầy đủ nghĩa vụ, bổn phận tài chính của
mình gây ra trạng thái chấn động của hệ thống tài chính, từ hệ thống lưu
thông tiền tệ, tín dụng, đến tài chính nhà nước.
2.1.2. Nguyên nhân
- KHTC bắt nguồn từ sự thiếu hụt ngân sách do đề phòng và chuẩn bị
chiến tranh, tăng cường lực lượng quân sự, hoặc do chi tiêu vào phúc lợi xã
6

/>
Hà Hải Vân - Lớp Anh 5 - QTKDB - K44

12


Khoá luận tốt nghiệp
hội quá sức chịu đựng của nền kinh tế, hoặc đầu tư nhiều mà không có hiệu
quả, tất cả đều có thể dẫn đến KHTC.
- KHTC xảy ra khi những món nợ đến hạn không thu hồi được, do việc
cấp phát vốn, cấp tín dụng không kiểm tra, kiểm soát, không xem xét khả
năng hoàn vốn của những đơn vị vay hoặc do giá chứng khoán có phần đột
nhiên giảm sút.
2.1.3. Biểu hiện
Nền kinh tế mất cân đối giữa thu và chi, thiếu hụt nghiêm trọng và
kéo dài các nguồn vốn ngân sách nhà nước và tín dụng của ngân hàng, kéo

theo lạm phát, đồng tiền mất giá nghiêm trọng.7
2.1.4. Khủng hoảng tài chính châu Á (1997 – 1999)
a. Nguyên nhân
- Thứ nhất là do chính sách kinh tế vĩ mô. Chính sách kinh tế vĩ mô của
nhiều nước bị khủng hoảng cho phép các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư ồ ạt và
đầu cơ tích trữ là không phù hợp. Trong khi đó, giá trị của đồng nội tệ lại thấp
hơn so với đồng USD.
- Thứ hai là do hệ thống ngân hàng yếu, không quản lý nổi để các dòng
vốn đầu tư vào một cách ồ ạt và thường xuyên có các khoản nợ khó đòi.
- Thứ ba là do khả năng giám sát yếu của các cơ quản điều hành
pháp lý ngân hàng, bản thân ngân hàng thiếu chuyên gia trong việc theo
dõi và giám sát hành vi của đối tương vay, những khoản lỗ do nợ xấu bắt
đầu tăng lên, tác động tiêu cực đến cả nguồn vốn thực của ngân hàng.
Nguồn lực bị bào mòn, ngân hàng không còn đủ khả năng cho vay, khi
hoạt động cho vay không còn được tiếp tục, các hoạt động của nền kinh tế
bị thu hẹp.

7

/>
Hà Hải Vân - Lớp Anh 5 - QTKDB - K44

13


Khoá luận tốt nghiệp
b. Diễn biến
Cuộc khủng hoảng châu Á mang mầu sắc của một cuộc khủng hoảng
có nguồn gốc tài chính. Ði ngược với những mô hình khác, quá trình kinh tế
bùng lên ở châu Á trong những năm 80 không dựa vào các thị trường tài

chính để đánh giá các đề án đầu tư. Đầu tư của các doanh nghiệp đã được tài
trợ bằng cách vay vốn ngân hàng. Khi những quốc gia, đặc biệt ở khu vực
Đông Á, bắt đầu nới lỏng các quy định với thị trường tài chính vào đầu những
năm 1990, một làn sóng vay dâng lên rất cao, trong đó, hoạt động cho vay tín
dụng với các khu vực kinh doanh phi tài chính tư nhân đặc biệt tăng nhanh.
Nhân một cuộc khủng hoảng về bất động sản ở Thái Lan, các ngân hàng, do
thiếu hụt vốn đồng thời phải gánh nhiều nợ nần khả nghi, đã mất khả năng
thanh toán. Một đợt đầu cơ phá giá đồng bath Thái lập tức diễn ra, kéo theo
việc phá giá các đồng tiền khác trong vùng. Nền kinh tế Nhật Bản đã phải
chịu hậu quả nặng nề vì các nước trên thuộc về vùng kinh tế của Nhật không
còn sức mua để nhập hàng. Với một mức lãi suất gần bằng không và những
chương trình khởi động lại kinh tế qua ngân sách nhà nước, Nhật Bản đã tìm
cách gia tăng cầu trên thị trường bên trong song không bù đắp được giảm sút
về cầu trên thị trường bên ngoài ở Đông Nam Á.
2.2. Khủng hoảng kinh tế
2.2.1. Khái niệm
Khủng hoảng kinh tế (KHKT) là sự suy giảm các hoạt động kinh tế kéo
dài và trầm trọng hơn cả suy thoái trong chu kỳ kinh tế. Trong đó, suy thoái
kinh tế được định nghĩa trong Kinh tế học vĩ mô là sự suy giảm của Tổng sản
phẩm quốc nội thực trong thời gian hai hoặc hơn hai quý liên tiếp trong năm.
Suy thoái kinh tế có thể liên quan tới sự suy giảm đồng thời của các chỉ số
kinh tế của toàn bộ hoạt động kinh tế như việc làm, đầu tư, và lợi nhuận
doanh nghiệp. Các thời kỳ suy thoái có thể đi liền với hạ giá cả (giảm phát),
hoặc ngược lại tăng nhanh giá cả (lạm phát) trong thời kì đình lạm.
Hà Hải Vân - Lớp Anh 5 - QTKDB - K44

14




×