Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Bước đầu tìm hiểu về lễ hội gầu tào của người mông ở huyện si ma cai, tỉnh lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 66 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

THÀO A LONG

BƢỚC ĐẦU TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI GẦU TÀO
CỦA NGƢỜI MÔNG Ở HUYỆN SI MA CAI,
TỈNH LÀO CAI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Sơn La, năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

THÀO A LONG

BƢỚC ĐẦU TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI GẦU TÀO
CỦA NGƢỜI MÔNG Ở HUYỆN SI MA CAI,
TỈNH LÀO CAI

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Phí Thị Toan

Sơn La, năm 2015



LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo - Thạc sĩ Phí Thị Toan, giảng viên môn
Lịch Sử Việt Nam, khoa Sử - Địa đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo, đóng góp
nhiều ý kiến bổ ích giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn cô giáo chủ nhiệm cố vấn học tập Hoàng Thị
Thanh Giang, tới các thầy cô giáo trong khoa Sử - Địa, Phòng quản lý quan hệ
quốc tế, thư viện trường Đại học Tây Bắc, Phòng văn hóa huyện Si Ma Cai Lào Cai, Ban tuyên giáo và các bà con nhân dân huyện Si Ma Cai - Lào Cai đã
cung cấp tài liệu, tư liệu để em có những trang viết khá đầy đủ, chân thực khi
thực hiện đê tài này.
Em xin cảm ơn toàn thể các bạn sinh viên lớp K52 Đại học sư phạm Sử Địa đã động viên, giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sơn La, ngày 05 tháng 05 năm 2015
Sinh viên
Thào A Long


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................ 2
3. Đối tượng, phạm vi, mục đích nghiên cứu và đóng góp đề tài: ........................ 3
3.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................... 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 3
3.3. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 4
3.4. Những đóng góp của đề tài ............................................................................ 4
4. Cơ sở tư liệu và phương pháp nghiên cứu ........................................................ 4
4.1. Cơ sở tư liệu ................................................................................................... 4
4.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 4
5. Cấu trúc của đề tài ............................................................................................. 5
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HUYỆN SI MA CAI ..................... 6

1.1. Khái quát về vị trí, đặc điểm tự nhiên và xã hội ............................................ 6
1.1.1. Vị trí ............................................................................................................ 6
1.1.2. Địa hình ....................................................................................................... 6
1.1.3. Khí hậu, thủy văn ........................................................................................ 7
1.1.4. Đặc điểm xã hội........................................................................................... 7
1.2. Tình hình dân cư - văn hóa - xã hội ............................................................... 9
1.3. Truyền thống đoàn kết, chống giặc ngoại xâm ............................................ 14
CHƢƠNG 2: LỄ HỘI GẦU TÀO CỔ TRUYỀN CỦA NGƢỜI MÔNG Ở SI
MA CAI, LÀO CAI ........................................................................................... 18
2.1. Nguồn gốc lễ hội Gầu Tào ........................................................................... 18
2.2. Đặc điểm và công việc chuẩn bị cho lễ hội Gầu Tào.................................. 20
2.2.1. Đặc điểm của lễ hội Gầu Tào ................................................................... 20
2.2.2 Công việc chuẩn bị cho lễ hội .................................................................... 21
2.2.3. Thời gian và không gian diễn ra lễ hội ..................................................... 24
2.3. Lễ hội Gầu Tào ............................................................................................. 25


2.3.1. Phần lễ ....................................................................................................... 25
2.3.2 Phần hội ...................................................................................................... 31
CHƢƠNG 3: LỄ HỘI GẦU TÀO TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI CỦA
ĐẤT NƢỚC HIỆN NAY .................................................................................. 41
3.1. Lễ hội Gầu Tào trong bối cảnh đổi mới, công nghiệp hóa hiện đại hóa ...... 41
3.2. Lễ hội Gầu Tào ở huyện Si Ma Cai so với lễ hội Gầu Tào của các huyện
trong tỉnh Lào Cai ............................................................................................... 44
3.3. Tác dụng của lễ hội Gầu Tào đối với đời sống văn hóa của người Mông ........... 46
3.4. Những nguyên nhân làm cho lễ hội Gầu Tào biến đổi ................................. 47
3.5. Kiến nghị và đề xuất..................................................................................... 48
3.5. Ý nghĩa Lễ hội Gầu Tào ............................................................................... 50
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 53
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 54



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Văn hóa là sợi chỉ đỏ xuyên
suốt toàn bộ lịch sử của dân tộc nó làm nên sức sống mãnh liệt giúp cộng đồng
dân tộc Việt Nam vượt qua được để không ngừng phát triển và lớn mạnh.” Việt
Nam mảnh đất tạo hóa đặc biệt hình chữ S ấy 54 dân tộc anh em cùng sinh sống
tồn tại và phát triển. Mỗi dân tộc lại mang một bản sắc văn hóa riêng đã tạo nên
sự đa dạng và phong phú trong văn hóa Việt Nam. Nó tạo thành sợi chỉ đỏ
xuyên suốt toàn bộ quá trình lịch sử của dân tộc. Với nền văn hóa Việt Nam dân
tộc ta đã tồn tại và không ngừng phát triển suốt hơn 2000 năm trải qua bao thăng
trầm biến động của lịch sử, Việt Nam không ngừng đi lên.
Trong số các dân tộc tạo nên văn hóa Việt Nam, thống nhất trong đa dạng,
dân tộc Mông là một trong những dân tộc có đóng góp to lớn tạo nên bản sắc
văn hóa Việt Nam. Dân tộc Mông cư trú rải rác ở các tỉnh Yên Bái, Lào Cai…
nhưng tập trung đông nhất ở Lào Cai. Mặc dù dân tộc Mông được xếp vào nhóm
dân tộc thiểu số nhưng ở Lào Cai đây lại là dân tộc chiếm đa số, trong quá trình
phát triển của mình người Mông đã góp phần to lớn vào quá trình phát triển kinh
tế xã hội đặc biệt là góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần
đối với tỉnh Lào Cai. Trong sự phát triển chung ấy không thể không kể đến sự
đóng góp của người Mông ở huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai. Do đó việc tìm hiểu
đời sống kinh tế vật chất đặc biệt là đời sống văn hóa tinh thần của người Mông
là một điều vô cùng quan trọng. Nó không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ về đời sống
của họ mà góp phần nâng cao hiểu biết của mình một cách toàn diện và sâu sắc
cũng như nhìn nhận đánh giá chính xác hơn về dân tộc Mông ở huyện Si Ma Cai
nói riêng và Lào Cai nói chung. Cho đến nay rất nhiều công trình nghiên cứu về
dân tộc Mông được công bố nhưng do nhiều lí do khác nhau mà lễ hội Gầu Tào
của người Mông ở huyện Si Ma Cai, Lào Cai vẫn chưa có công trình nghiên cứu
nào đề cập một cách hệ thống và chi tiết. Do đó tôi quyết định chọn vấn đề :

“Bước đầu tìm hiểu về Lễ Hội Gầu Tào của người Mông ở huyện Si Ma Cai,
tỉnh Lào Cai.”
1


Sau hơn 20 năm đổi mới đất nước, nước ta đã thay da đổi thịt từng ngày,
xã hội không ngừng phát triển nó đã tác động tới mọi mặt đời sống xã hội. Sự
giao lưu văn hóa càng được mở rộng giữa các dân tộc với nhau. Bên cạnh việc
bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của người Mông đang tiếp
thu những yếu tố mới. Vậy lễ hội Gầu Tào của người Mông ở Si Ma Cai tỉnh
Lào Cai có bị mai một đi không? Điều này chúng ta cần làm sáng tỏ hơn nữa.
Sinh ra tại miền núi với thiên nhiên tươi đẹp, những con người bình dị mộc
mạc sống chan hòa với thiên nhiên. Tôi cảm thấy tự hào về nguồn gốc của mình.
Tôi thấy sự thân thiện, thật thà chất phát của con người dân tộc tôi. Bằng lòng
ham mê và yêu khoa học, nó đã thôi thúc tôi tìm hiểu về đời sống văn hóa của
người Mông đặc biệt là “Lễ hội Gầu Tào” nên tôi quyết định chọn đề tài: “Bước
đầu tìm hiểu về lễ hội Gầu Tào của người Mông ở huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào
Cai”. Với hy vọng góp phần nhỏ bé vào việc bảo tồn và phát huy những giá tri
văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc Mông ở Si Ma Cai, Lào Cai.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trải dài trên mảnh đất Việt Nam nhỏ bé hình chữ S có 54 dân tộc anh em
cùng chung sống. Mỗi dân tộc lại có bản sắc văn hóa riêng của mình, chính
những nét văn hóa riêng ấy đã góp phần dệt nên bức tranh văn hóa Việt Nam
sống động đầy màu sắc. Do đó việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa
của các dân tộc đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay có ý nghĩa vô cùng quan
trọng. Chính vì vậy mà việc nghiên cứu về đời sống văn hóa của dân tộc thiểu số
nói chung và dân tộc Mông nói riêng đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà
nghiên cứu về người Mông, trong đó phải kể đến: Lễ hội “Gầu Tào” đã được
một số tác giả như Doãn Thanh, Lê Trung Vũ, tìm hiểu và giới thiệu trong tạp
chí chuyên ngành. Các công trình nghiên cứu khác phải kể đến như: “Lễ hội

truyền thống của các dân tộc thiểu số ở miền Bắc Việt Nam.” (2002) của
GS.TS.Hoàng Lương đã nghiên cứu và khái quát những nét tiêu biểu, đặc sắc,
những truyền thống tốt đẹp, phong tục tập quán của lễ hội truyền thống của các
dân tộc thiểu số ở miền Bắc Việt Nam

2


Cuốn “Lễ hội truyền thống của Lào Cai” (1999) của Trần Hữu Sơn (chủ
biên) nghiên cứu về những nét đẹp truyền thống của các lễ hội ở Lào Cai trong
đó có nhắc tới lễ hội Gầu Tào của người Mông.
Cuốn “Các dân tộc Hà Giang” (2003) do Lê Duy Đại và Triệu Đức Thanh
(chủ biên). Đây là công trình nghiên cứu về các dân tộc sống trên địa bàn tỉnh
Hà Giang trong đó có nhắc tới nguồn gốc và sự phát triển của dân tộc Mông.
Cuốn “Người Mông” do Chu Thái Sơn, TS.Trần Thị Thu Thủy(chủ biên) Nhà xuất bản trẻ 2005. Đã nghiên cứu khá chi tiết những đặc trưng tiêu biểu về
vật chất và tinh thần của người Mông.
Còn rất nhiều công trình khác nữa và qua các tác phẩm trên ta thấy các tác
giả đã phần nào đề cập đến cuộc sống con người, các phong tục tập quán trong
văn hóa Mông cổ truyền song phạm vi còn rộng và còn mang tính khái quát.
Việc tìm hiểu về lễ hội của người Mông ở Si Ma Cai, Lào Cai chưa có tác phẩm
nào đề cập đến một cách cụ thể chi tiết. Do đó đây là một vấn đề mới cần được
quan tâm tìm hiểu.
Hy vọng với đề tài “Bước đầu tìm hiểu về lễ hội Gầu Tào của người Mông
ở Si Ma Cai, Lào Cai” sẽ ít nhiều góp phần tìm hiểu những nét độc đáo riêng
trong lễ hội “Gầu Tào” nói chung. Đồng thời góp phần giáo dục truyền thống
văn hóa, ý thức, giữ gìn bản sắc dân tộc cho thế hệ trẻ.
3. Đối tƣợng, phạm vi, mục đích nghiên cứu và đóng góp đề tài:
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Trên cơ sở của những công trình nghiên cứu về lễ hội của người Mông, đề tài
tập trung nghiên cứu “Lễ hội Gầu Tào của người Mông ở Si Ma Cai, Lào Cai.”

3.2. Phạm vi nghiên cứu
Để đi sâu tìm hiểu nội dung nghiên cứu của đề tài, đề tài chủ yếu nghiên
cứu về “Lễ hội Gầu Tào của người Mông ở Si Ma Cai, Lào Cai”. Phạm vi tập
trung ở các xã Sín Chéng, Bản Mế, Nàn Sán, Thao Chư Phìn, Cán Cấu… và có
sự so sánh với các huyện trong tỉnh Lào Cai.

3


3.3. Mục đích nghiên cứu
Việc tìm hiểu “lễ hội Gầu Tào của người Mông ở Si Ma Cai, Lào Cai” góp
phần tìm hiểu những nét đặc trưng trong văn hóa truyền thống của người Mông.
Đề tài nhằm tái hiện lại, phục dựng lại những trò chơi dân gian trong Lễ hội Gầu
Tào. Đề tài đánh giá vị trí vai trò của Lễ hội Gầu Tào trong đời sống văn hóa
người Mông. Đề tài giới thiệu những nét văn hóa người Mông. Trên cơ sở ấy
phát huy những giá trị đặc sắc, những mặt tiến bộ tích cực của “lễ hội Gầu Tào”
đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm loại bỏ những hủ tục không còn phù hợp
với xu thế phát triển của xã hội.
3.4. Những đóng góp của đề tài
Trong đề tài này, tôi muốn khôi phục lại bức tranh văn hóa truyền thống
của người Mông ở huyện Si Ma Cai, Lào Cai. Qua đó, giúp chúng ta hiểu
những tục lệ tốt đẹp của ông cha ta từ xa xưa để lại cho con cháu thế hệ hôm nay
và mai sau. Đồng thời góp phần vào việc gìn giữ và phát huy những nét văn hóa
đẹp đẽ ấy.
Để tài hoàn thành sẽ cung cấp nguồn tư liệu cho việc nghiên cứu, tìm hiểu
về lịch sử địa phương. Đặc biệt là tìm hiểu văn hóa của các tộc người thiểu số
nói chung, văn hóa của người Mông nói riêng, trong việc nghiên cứu giảng dạy
lịch sử địa phương. Để từ đó đề ra những giải pháp nhằm bảo vệ và phát huy
truyền thống văn hóa của dân tộc trong xu thế phát triển mới của xã hội.
4. Cơ sở tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu

4.1. Cơ sở tƣ liệu
Nguồn tư liệu về người Mông đã được sưu tầm và tìm hiểu từ rất lâu. Sau khi đất
nước giải phóng các nhà nghiên cứu có điều kiện để tìm hiểu, đánh giá, nghiên cứu cụ
thể hơn về người Mông, đặc biệt là ở Lào Cai. Đó là những tư liệu, các văn bản của
Đảng bộ địa phương, các báo dân tộc, các tạp chí chuyên ngành về lễ hội và một
nguồn tư liệu quan trọng từ công tác điền dã.
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài chúng tôi sử dụng các phương pháp chủ
yếu là:
- Phương pháp lịch sử.
4


- Phương pháp logic.
- Hệ thống phương pháp điều tra điền dã, sưu tầm thơ ca.
- Phương pháp phân tích, đánh giá.
5. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài gồm III chương:
Chương 1: Khái quát chung về Si Ma Cai, Lào Cai.
Chương 2: Lễ hội Gầu Tào cổ truyền của người Mông ở huyện Si Ma Cai,
Lào Cai.
Chương 3: Lễ hội Gầu Tào trong công cuộc đổi mới của đất nước hiện nay.

5


CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HUYỆN SI MA CAI
1.1. Khái quát về vị trí, đặc điểm tự nhiên và xã hội
1.1.1. Vị trí

Si Ma Cai là một huyện của Tỉnh Lào Cai, có nhiều dân tộc thiểu số sinh
sống. Địa bàn có tọa độ địa lý từ 22o35’ đến 22o44’ độ Kinh Bắc,104o 06’
đến 104o12’ độ Kinh Đông. Cách trung tâm tỉnh lỵ Lào Cai 95 km về phía
Đông Bắc.
- Phía Tây và một phần phía Bắc giáp huyện Mường Khương.
- Phía Nam giáp huyện Bắc Hà.
- Phía Đông giáp huyện Sín Mần (tỉnh Hà Giang).
- Một phần phía Bắc với 12,2 km đường biên giới giáp huyện Mã Quan
(tỉnh Vân Nam - Trung Quốc).
1.1.2. Địa hình
Địa hình Si Ma Cai được kiến tạo bởi nhiều dải núi chạy theo hướng Đông
Bắc - Tây Nam, thấp dần về phía Bắc, có đặc trưng phân tầng độ cao lớn và chia
cắt mãnh liệt với nhiều thung lũng nhỏ hẹp. Các dải núi được hình thành từ hai
mạch núi chính: Mạch núi trung tâm địa bàn huyện khởi nguồn từ Đông Nam
xã Nàn Sán với nhiều đỉnh núi có độ cao từ 1.630 m đến 1.800 m chạy theo
hướng Đông Bắc - Tây Nam. Phía Đông Bắc xã Sán Chải, mạch núi khu Tây
Bắc chạy theo hướng chính là Đông Bắc - Tây Nam. Ngoài hai mạch núi chính
trên khu Đông Nam còn có dãy núi nhỏ chạy từ Bắc Hà sang theo hướng Đông
Bắc - Tây Nam.
Si Ma Cai có diện tích 234,54 km2, trong đó đất nông nghiệp có 6.447,7 ha,
đất lâm nghiệp 4.298,5 ha. Địa hình có độ dốc khá lớn, trên 25 độ chiếm 53% diện
tích; từ 15 độ đến 25 độ chiếm 32% diện tích; dưới 15 độ chiếm 15% diện tích.
Đất lâm nghiệp huyện Si Ma Cai chiếm 18,37% diện tích đất tự nhiên. Là
huyện có diện tích rừng tự nhiên chiếm tỉ lệ thấp. Tài nguyên rừng nghèo hơn
các huyện khác của tỉnh Lào Cai.
6


Khoáng sản có quặng chì, kẽm ở xã Bản Mế với trữ lượng 150 ngàn tấn.
Khí hậu trong lành mát mẻ quanh năm nên Si Ma Cai có tiềm năng du lịch lớn.

1.1.3. Khí hậu, thủy văn
Do địa hình bị chia cắt mạnh nên khí hậu Si Ma Cai diễn biến khá phức
tạp, hình thành nên các tiểu vùng khí hậu khác biệt. Có hai tiểu vùng khí hậu
chính là cận nhiệt đới và nhiệt đới, vùng ven sông Chảy bao gồm các vùng đất
thấp gồm các xã Lùng Sui, Sán Chải, Nàn Sán, Bản Mế, Nàn Sín, là vùng khí
hậu nhiệt đới không điển hình. Phần đất cao trên 800 m thuộc các xã Quan Thần
Sán, Cán Hồ, Sán Chải, Nàn Sín, Thào Chư Phìn có khí hậu cận nhiệt đới. Nhiệt
độ trung bình cả năm khoảng 18,9OC, tháng lạnh nhất khoảng 10OC, chế độ
nhiệt nhiệt độ có sự thay đổi rõ rệt giữa hai mùa, thậm chí khác biệt trong phạm
vi một xã. Ở vùng ven sông Chảy và trong các thung lũng, nhiệt độ thường cao,
cường độ chiếu sáng lớn hơn so với khu vực các đai cao trên 800m. Lượng mưa
trung bình cả năm đạt từ 1.300 mm đến 2.000 mm. Mưa tập trung vào các tháng
6, 7, 8 độ ẩm không khí trung bình cả năm đạt từ 83% đến 87%. Độ ẩm có tỉ lệ
lớn về mùa mưa và thay đổi theo từng vùng. Đất đai huyện Si Ma Cai màu mỡ.
Quá trình bào mòn rửa trôi đã bồi tụ nên nhiều vùng có lớp đất màu phong phú,
bao gồm đất màu đỏ, đất màu vàng thích hợp với nhiều loại cây trồng. Dọc theo
sông Chảy có nhiều dải đất bằng phẳng và các thung lũng có lớp đất phù sa rất
dày thích hợp trồng các loại cây lương thực, nhất là lúa, ngô.
Sông Chảy bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) chảy vào miền Bắc
nước ta qua địa phận huyện Si Ma Cai với tổng chiều dài 43 km, có ý nghĩa
quan trọng đối với chiến lược phòng thủ biên giới của huyện. Ngoài sông Chảy,
Si Ma Cai còn có hệ thống khe suối tương đối dày đặc chảy từ dãy núi cao
xuống thung lũng, song phần lớn các suối bị cạn nước vào mùa khô. Do địa hình
có độ dốc lớn, độ chi cắt mạnh, khí hậu lượng mưa không đồng đều gây khó
khăn trong việc phát triển kinh tế xã hội.
1.1.4. Đặc điểm xã hội
Lịch sử khoa học phương Tây và Châu Á nghiên cứu về người Mông đầu
tiên ở Sibria của nước Nga

[13].


Sau đó mới xuống theo hướng Đông Nam vào
7


Hồ Nam - Trung Quốc khoảng 2500 năm TCN, tiếp tục tiến sâu vào phía Nam
cho đến khi gặp khúc uốn quanh của sông Hoàng Hà. Người Mông gặp nhóm
người Lung Shang ở đây, họ cùng người Lung Shang thành lập vương quốc đầu
tiên của vùng này người Mông cũng là dân tộc cổ nhất ở Châu Á. Theo lịch sử
Trung Quốc cho rằng sự kiện đầu tiên làm cho người Mông bắt đầu di cư đi nơi
khác là cách đây khoảng 4000 năm Trung Quốc có một vị tướng tên là Huan
You lần đầu đánh bại người Mông, tự xưng là Hoang Ti, người Mông đã nhiều
lần chống lại Hoang Ti nhưng đến thế kỉ 26 TCN thì người Mông bắt đầu di cư
đến phía Nam vào vùng Quý Châu Vân Nam. Sau sự kiện đó người Mông đã
trở thành cư dân vùng ngoại biên của nhà Thương. Đến thời kì nhà Chu, họ dồn
người Mông vào sống tập trung San wei. Từ đó thế kỉ IV sau công nguyên sự
suy tàn của phong kiến Trung Quốc người Mông đã đứng lên làm chủ vùng Hồ
Bắc, Hồ Nam - Trung Quốc. Nhưng không lâu khoảng thế kỉ IX bị người Hán
giành lại, truy đuổi người Mông xuống vùng Quý Châu, Tứ Xuyên khiến cho
người Mông bị mất tổ quốc, sau đó người Mông tiếp tục dời Tứ Xuyên vào phía
Nam để khỏi sự tàn sát của người Há. Dần dần như vậy người Mông mới thiên
di vào miền Bắc Việt Nam, Lào, Myanma và Đông Bắc Thái Lan sống rải rác
thành các nhóm ở nước này. Theo các điều tra thì người Mông có mặt sớm nhất
ở Việt Nam vào khoảng thế kỉ XVII, với nhiều đợt lớn nhỏ vào Việt Nam, theo
các nhà nghiên cứu người Mông thiên di vào nước ta chia làm 3 đợt: đợt sớm
nhất là 350 năm, đó là nhóm Mông sống ở Tàu Làn di cư xuống Mèo Vạc - Hà
Giang hiện nay. Đợt thứ hai cách đây khoảng 200 năm và đây cũng là đợt người
Mông di cư nhiều nhất vào Việt Nam. Họ tràn theo hai hướng, một hướng tiếp
tục di cư xuống Đồng Văn - Hà Giang, một hướng vào vùng Si Ma Cai rải rác ở
các xã Mường Khương. Đợt thứ ba cách đây khoảng 150 năm người Mông tiếp

tục di cư xuống Si Ma Cai và Mường Khương đi sâu vào vùng Tây Bắc. Từ đó
người Mông sống rải rác các xã, các bản như hiện nay. Địa bàn Si Ma Cai từ
thời Hùng Vương thuộc đất Tây Âu của Thục Phán. Thời kì Bắc thuộc là vùng
đất thuộc châu Cam Đường, quận Giao Chỉ.

8


Đến thời Lý thuộc đất Đăng Châu, đời Trần thuộc lộ Quy Hóa. Từ thời Lê
đến trước khi thực dân Pháp chiếm đóng, Si Ma Cai thuộc động Ngọc Uyển,
châu Thủy Vĩ, phủ Quy Hóa, tỉnh Hưng Hóa. Năm 1906 tỉnh Lào Cai được
thành lập, Si Ma Cai là một trong 3 tổng của châu Bắc Hà gồm Man Tổng, Ngọc
Uyển, và Si Ma Cai. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Si Ma Cai là một
trong 4 tổng của huyện Bắc Hà thuộc tỉnh Lào Cai đó là: Bắc Hà, Lùng Phình, Si
Ma Cai và Bảo Nhai. Năm 1967 huyện Bắc Hà được chia làm hai huyện là Bắc Hà
và Si Ma Cai. Năm 1976, Si Ma Cai là một huyện của Hoàng Liên Sơn. Năm 1979,
Si Ma Cai và Bắc Hà sát nhập vào thành huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai. Năm 2000,
huyện Bắc Hà tách thành huyện Si Ma Cai và Bắc Hà thuộc tỉnh Lào Cai.
Từ thời nguyên thủy địa bàn Si Ma Cai đã là nơi cư trú của người cổ. Trải
qua quá trình di cư, Si Ma Cai đã có thêm nhiều tộc người ở các nơi đến sinh
sống. Hiện nay huyện có bốn dân tộc anh em chung sống gồm có Mông, Nùng,
Thu Lao, Kinh. Đầu thế kỉ XX địa bàn Si Ma Cai có thêm 3.000 người. Năm
1950 có trên 9.500 người. Năm 2000 dân số Si Ma Cai tăng lên 25.325 người
4.176 hộ, bao gồm 11 dân tộc anh em, là huyện có tỷ lệ dân tộc thiểu số sinh sống
lớn nhất tỉnh Lào Cai. Trong đó người Mông chiếm đại đa số 80% sau đó là người
Nùng, La Chí, Thu Lao,…mỗi dân tộc cư trú thành từng làng, bản riêng và có nét
đặc trưng văn hóa rất phong phú. Đến năm 2000, toàn huyện có 13 xã, mỗi xã có từ
7 đến 12 thôn bản. Toàn huyện có 90 thôn bản. Tổng số người trong độ tuổi lao
động có 12.350 người chiếm 48,7% dân số của huyện. Lao động chủ yếu là lao
động nông, lâm nghiệp (chiếm 87% lực lượng lao động toàn huyện)

1.2. Tình hình dân cƣ - văn hóa - xã hội
* Đôi nét về huyện Si Ma Cai
Địa danh Si Ma Cai theo âm tiếng Mông là Xênh Mùa Ca, có nghĩa là
“Chợ ngựa mới”. Xưa kia chợ họp 6 ngày một phiên ở phố cũ tương đối bằng
phẳng, nên người dân dựng nhà san sát hai bên đường tạo thành dãy phố. Về sau
do yêu cầu mở rộng, chợ được chuyển lên phía trên địa thế thoáng đãng, thuận tiện
cho giao thương và cái tên Si Ma Cai “Chợ ngựa mới” được hình thành để phân
biệt với chợ cũ. Si Ma Cai thuộc địa bàn cao nguyên đá vôi cổ. Những hiện vật
9


khảo cổ học đã được phát hiện dọc hai bên sông Chảy khẳng định: Cách ngày nay
gần một vạn năm, người nguyên thủy đã sinh sống tại Si Ma Cai, họ tạo nên
những công cụ sản xuất bằng đá vôi ghè đẽo ở rìa cạnh (thuộc nền văn hóa Sơn
Vi). Đến thời dựng nước, cư dân Si Ma Cai đã sinh sống tập trung thành từng
cụm điểm ven sông Chảy, dựa vào nguồn tự nhiên để khai phá ruộng nước.
Do điều kiện địa hình núi non trùng điệp nên tổng diện tích đất canh tác
lúa nước của huyện Si Ma Cai bình quân đầu người thấp, người dân sống chủ
yếu dựa vào diện tích đất nương đồi. Điều kiện sản xuất khó khăn vất vả, nhưng
con người Si Ma Cai vẫn luôn yêu quý mảnh đất của mình. Cần cù sáng tạo là
truyền thống quý báu của người dân Si Ma Cai. Người Mông Si Ma Cai có kĩ
thuật và kinh nghiệm thâm canh cây ngô. Ngô là cây lương thực chính của đồng
bào dân tộc Mông gieo trồng cả trên núi cao, núi đá. Với kĩ thuật canh tác và sử
dụng phân bón rất khoa học, đồng bào Mông ở Si Ma Cai đã tạo nên những
nương ngô tươi tốt cho năng suất, sản lượng rất cao ngay cả trên những mảnh
đất được coi là khắc nghiệt. Ngoài ra còn có một số loại cây ăn quả mơ mận
cũng đang phát triển về diện tích và sản lượng góp phấn thúc đẩy kinh tế hộ
gia đình. Ở vùng đất thấp, người Nùng tập trung khai khẩn thung lũng hoang
vu thành những cánh đồng lúa màu mỡ. Ở Si Ma Cai các đồng bào dân tộc còn
sáng tạo các làng nghề thủ công có giá trị. Điển hình là nghề rèn đúc của người

Mông với kĩ thuật tôi thép rất cao tạo ra các sản phẩm công cụ sản xuất có giá
trị rất cao. Bên cạnh nghề đúc rèn còn có nghề dệt và thêu, vải Lanh của người
Mông Si Ma Cai có từ rất sớm đã trở thành loại vải quý hiếm được chọn làm
quà tặng cho khách phương xa. Người Mông thường đáng giá về phẩm chất
của người thanh niên:
“Gái đẹp mà không biết làm Lanh cũng xấu
Trai khỏe không biết làm nương cũng hèn”.[9,

tr.12]

Cùng với nghề dệt thêu đạt tới trình độ kĩ thuật khá tinh tế. Nghệ thuật
sáng tạo hoa văn bằng in sáp ong, thêu ghép vải màu phụ nữ Mông đã tạo ra
phong cách nghệ thuật trang trí nền trang phục độc đáo.

10


Trang phục phụ nữ Mông không khoe vẻ đẹp cơ thể qua kĩ thuật cắt khâu
mà chủ yếu thể hiện vẻ đẹp qua các mô típ trang trí và màu sắc hoa văn. Phụ nữ
Mông là tác giả nghệ thuật tạo hình trên nền trang phục. Cả cuộc đời người phụ
nữ gần như gắn bó với công việc thêu dệt và in hoa văn. Em bé gái Mông mới
có 9, 10 tuổi đã được các mẹ, các chị tập cho thêu thùa. Nét đẹp của đức tính đó
thể hiện rất rõ trong thơ ca của đồng bào Mông:
“Lớn lên anh theo cha đi cày nương,
Theo anh vào rừng săn thú,
Lớn lên em theo mẹ tập thêu,
Theo chị nhuộm in hoa trên váy mới”. [9,

tr.12]


Hạnh phúc của mỗi cặp vợ chồng, niềm vui của mỗi gia đình được phản
ánh ngay trong bức tranh sinh hoạt. Người vợ ngồi thêu, chồng thổi khèn hoặc
giúp vợ trong công việc thêu thùa.
“Cuối nhà là nơi em ngồi thêu váy,
Đầu nhà là nơi anh thổi sáo múa khèn,
Em thêu váy mới không có sáp,anh ra chợ kiếm,
Em in hoa mới không biết đường,anh cầm que vạch giúp”. [9,

tr.13]

Sắc thái văn hóa dân tộc Mông Si Ma Cai phản ánh rõ nét nhất ở lễ hội
Gầu Tào, đây là lễ hội của người Mông ở Si Ma Cai phản ánh kho tàng văn hóa
dân tộc độc đáo. Lễ hội có nội dung cầu phúc hoặc cầu mệnh.
Bên cạnh đó trong kho tàng văn hóa của người Mông còn có sự độc đáo
với lễ hội “Cúng rừng”, lễ hội cúng rừng của người Mông có ý nghĩa giáo dục
truyền thống sâu sắc thông qua quy ước thôn bản và các làn điệu dân ca thấm
đậm trữ tình. Ngoài ra người Mông Si Ma Cai còn có những điệu múa in đậm
dấu ấn các thế võ cổ truyền như múa gậy sênh tiền, múa khăn,... múa gậy có
động tác võ thuật nhanh, gắn với thiên nhiên, bảo tồn các rừng cấm, bảo vệ môi
trường, đây là nét độc đáo trong vũ hội Si Ma Cai.
Sắc thái văn hóa dân tộc Mông Si Ma Cai phản ánh nhất ở chợ phiên, chợ
phiên không chỉ là trung tâm trao đổi kinh tế mà còn là nơi giao lưu văn hóa.
Nếu như ở Sa Pa, Bắc Hà và nhiều nơi khác yếu tố văn hóa bị ảnh hưởng mạnh
11


bởi yếu tố thị trường thì ở Si Ma Cai vẫn còn giữ nguyên được sắc thái bản địa.
Thể hiện người đến chợ giao lưu tình cảm, hỏi thăm tin tức họ hàng, kinh
nghiệm làm ăn trên bàn “Thắng Cố” với bát rượu nồng nàn thắm tình dân tộc.
Cũng từ đây mà họ có thêm bạn bè, anh em kết nghĩa khi đã thổ lộ hết tâm can.

Huyện Si Ma Cai là một trong những cái nôi bảo vệ văn hóa truyền thống độc
đáo của các dân tộc.
* Loại hình văn hóa
Văn hóa vật chất:
Nhà cửa: do đặc điểm địa hình, đặc điểm khí hậu nên nó đã quy định nhà
cửa phù hợp với điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế. Nhà cửa của người
Mông đất khung gỗ được làm bằng nhiều loại gỗ khác nhau nhưng phải là loại
gỗ bền, lâu năm, kết hợp với kèo gồm hai mái lớn và hai mái nhỏ nhà có ba
gian, gian giữa là gian để thờ. Nguyên liệu lập nhà chủ yếu là có tranh và ngói.
Trong nhà có cột ma, đây là cột được coi là thiêng liêng nhất, người lạ và phụ nữ
không được treo bất cứ thứ gì vào cột.
Trang phục: trang phục truyền thống của người Mông nơi đây được làm
bằng sợi lanh. Kĩ thuật, thời gian nguyên liệu để làm được một bộ quần áo và
váy phải qua rất nhiều công đoạn. Đó là bắt đầu từ trồng lanh, rồi chặt cây tước
vỏ lấy sợi, quá trình xe tuy không mấy phức tạp đòi hỏi nhiều thời gian và sự
tranh thủ ở mọi lúc, mọi nơi. Sự khéo léo và bàn tay thoăn thoắt của người phụ
nữ Mông trở thành biểu tượng của đức tính cần cù và chăm chỉ. Khi sợi lanh xe
được hoàn thành, họ cho vào nồi nấu cùng nước vôi để tách vỏ khỏi sợi lanh
bằng các nấu rồi mới mang đi giặt và phơi khô. Sau đó mới cho vào guồng quay
và trúc để xe lại cho nhỏ và chắc hơn, cuối cùng sợi lanh được lắp vào khung
cửi để dệt thành vải. Khi thành vải rồi nhuộm bằng củ nâu và một số loại cây
trồng lá rộng, người Mông gọi là “Nkaj”. Kỹ thuật làm thuốc hay màu nhuộm
cũng rất cầu kì. Họ chặt cây ngâm vào trong nước một thời gian khi thuốc thối
nát hết rồi mới cho lên đun, đặc lại rồi mới pha thêm nước của cây đó hòa tan
mới nhúng vải xuống rồi mang đi phơi khô. Như vậy đã có vải và váy theo như
ý muốn. Hiện nay trang phục thường làm bằng vải công nghiệp. Trang phục của
12


người phụ nữ Mông rất sặc sỡ, đa dạng gồm: Váy, áo yếm, khăn cuốn đầu, xà

cạp. Váy của phụ nữ Mông có hình nón cụ, xếp nếp xòe rộng. Khi bước đi váy
đung đưa lượn sóng. Trang phục đàn ông giống như đàn ông Nùng: quần dài,
đũng chân què, cạp lá tọa, áo ngắn ống rộng, cổ đứng mở bụng cài khuy, quần
áo đều màu chàm nhưng kĩ thuật khâu may khác nhau.
Văn hóa tinh thần:
Tín ngưỡng tôn giáo: đối với người Mông thì thờ cúng tổ tiên và các vị thần
có ý nghĩa vô cùng quan trọng, vừa thể hiện niềm tin, vừa thể hiện tín ngưỡng
thiêng liêng sự gắn kết dòng họ và văn hóa cội nguồn. Thờ cúng tổ tiên được
mỗi dòng họ quy định rất rõ ràng, nếu đó là một gia đình thì dưới mái nhà phải
có nơi thờ cúng tổ tiên, nơi thờ cúng truyền thống là vách tường giữa ngôi nhà
tức là gian giữa của ngôi nhà. Nơi thờ này người Mông gọi là chỗ nghỉ chân của
tổ tiên, chỗ hai tấm ván gỗ ngắn làm bàn thờ, tấm đặt cao hơn gọi là tấm phụ,
tấm thấp hơn là tấm chính. Trên hai tấm ván có ba ống tre ngắn để thắp hương.
Tấm chính đặt một ống tre, tấm phụ đặt hai ống tre. Theo phong tục tập quán chỉ
có người trong nhà mới được quyền thực hiện các nghi lễ thờ cúng tổ tiên. Thờ
cúng tổ tiên không chỉ thể hiện lòng biết ơn đối với cha ông ta với những người
đã khuất mà còn thể hiện sự cầu mong, sự tạ lỗi, xin tha thứ của tổ tiên. Lễ được
thực hiện vào các dịp: Mừng năm mới tết, lễ gọi vía, lễ thả hồn.
Chữ viết, tiếng nói:
Người Mông có hệ thống chữ viết riêng, chữ viết của người Mông là chữ
La tinh ghép và biến thành chữ Mông. Hiện nay loại chữ này được sử dụng rộng
rãi và phổ biến đến từng bản người Mông và trên thế giới. Chữ được sử dụng
viết truyện, ghi nhớ lại các phong tục tập quán, các nghi lễ viết thư thăm hỏi
nhau. Trước hệ thống chữ viết người Mông có tiếng nói riêng của mình, hệ
thống tiếng mẹ đẻ của mình rất đa dạng và phong phú.
Văn hóa dân gian:
Y học dân gian: cũng là một phần không thể thiếu trong cuộc sống du canh
du cư của người Mông ở nơi đây. Người Mông tự tìm cho mình những bài thuốc
riêng để chữa bệnh và những bài thuốc ấy lấy từ tự nhiên. Như thuốc bó xương
13



hay thuốc bong gân, thuốc chữa đau bụng, thuốc trị độc khi bị rắn độc cắn và
nhiều loại thuốc khác.
1.3. Truyền thống đoàn kết, chống giặc ngoại xâm
Bên cạnh truyền thống văn hóa nghệ thuật, đồng bào dân tộc Mông còn có
truyền thống văn hóa cố kết cộng đồng bền chặt. Họ sống xen kẽ đoàn kết tương
chợ lẫn nhau ở tất cả mọi nơi, mọi lúc, không bao giờ có sự phân biệt hiềm
khích với các dân tộc khác, giữa dòng họ này với dòng họ kia. Nó tạo thành sức
mạnh để chiến thắng thiên nhiên, vượt qua khó khăn để bảo vệ xây dựng mảnh
đất quê hương mình phát triển. Tinh thần đoàn kết là một trong những nấc thang
văn hóa tinh thần cao nhất của người dân Si Ma Cai.
Đầu năm 1258 giặc Nguyên Mông tiến đánh nước ta theo đường sông Chảy,
dân binh Si Ma Cai đã tổ chức phục kích cản bước tiến của quân giặc. Trong lần
kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ hai (1285) đồng bào Si Ma Cai đã tổ
chức đối phó địch, đánh tan lực lượng quân địch rút lui khi quân ta tấn công từ
miền xuôi, góp phần vào thắng lợi chung trên ải Quy Hóa (khu vực Lào Cai).
Năm 1410, ngay sau khi giặc Minh đặt ách thống trị lên vùng biên ải phía
Bắc Tổ quốc, đồng bào các dân tộc ở Quy Hóa nổi dậy tham gia phong trào
nghĩa binh “Áo Đỏ” chống ách đô hộ của quân xâm lược, trong đó có đông đảo
người Mông, cùng với người Nùng ở Si Ma Cai. Năm 1427, dân binh Si Ma Cai
cùng với dân binh Bắc Hà đã đi theo thủ lĩnh của họ Ma Nghĩa Đô tiến quân lên
ải Lê Hoa chặn đánh quân Mộc Thạch, góp phần vào thắng lợi chung của dân
tộc đánh đuổi quân Minh giải phóng đất nước.
Năm 1866, thực dân Pháp đánh chiếm Lào Cai. Sau khi hoàn toàn đánh
chiếm miền Tây Lào Cai, chúng tiến công các huyện của miền Đông Lào Cai
năm 1891 thực dân Pháp tiến công Bắc Hà. Nghĩa binh Si Ma Cai đã phối hợp
với nghĩa binh Bắc Hà và cùng một số quân cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc đánh tan
một đại đội lính Pháp ở Trung Đô. Tiếp đó một tiểu đoàn địch mở cuộc tiến
công Bắc Hà, nghĩa binh Bắc Hà được sự phối hợp của nghĩa binh Si Ma Cai đã

kiên trì phục kích đánh địch buộc quân địch nhiều lần rút lui.

14


Năm 1913, một thủ lĩnh Dao ở Nậm Lúc (Bắc Hà) là Triệu Tiến Kiên
dựng cờ khởi nghĩa. Nghĩa quân xây dựng căn cứ ở Nghĩa Đô, liên kết với người
Dao khắp 3 tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang chống Pháp. Nhân dân các dân tộc
ở Si Ma Cai đã đi theo Triệu Tiến Kiên rất đông, góp phần xây dựng căn cứ
rộng để chống Pháp, làm cho chúng khiếp sợ suốt mấy năm trời. Ngoài ra còn có
các cuộc nổi dậy của già làng, trưởng bản nổi dậy đấu tranh chống áp bức bóc
lột, chống tô thuế nặng của Pháp như: Giàng A Páo, Giàng Seo Dùng, Sùng A
Sử, Giàng A Vư,... đứng lên vận động chống Pháp nhưng thất bại các ông đã hy
sinh quên mình. Năm 1929 - 1934 Pháp chỉ huy đồn Bảo Nhai, đồn Bắc Hà xây
dựng một số sân bay để chi phối quân sự ở châu Bắc Hà. Chúng tiến hành bắt
lính, việc bắt lính được giao cho Bình Thầu trực tiếp chỉ đạo. Ở mỗi đồn bình
thường bố trí một tiểu đội hoặc trung đội làm nhiệm vụ kiểm soát khống chế cả
khu vực. Đây là công cụ đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân, cưỡng bức
thu thuế, tiến hành các đợt bắt lính bắt phu, bảo vệ cho chế độ cai trị hà khắc của
thực dân Pháp.
Nếu như trước thực dân Pháp xâm chiếm, Si Ma Cai nằm dưới sự cai trị
gián tiếp của triều đình phong kiến nhà Nguyễn mà trực tiếp cai trị là tầng lớp
thổ hào địa phương mức thuế đóng hằng năm không cao lắm, chế độ phu phen
tạp dịch không mấy nặng nề, thì từ khi thực dân Pháp áp đặt chế độ cai trị thực
dân, phong kiến, nhân dân các dân tộc châu Bắc Hà nói chung và tổng Si Ma
Cai nói riêng, phải chịu hai tầng áp bức bóc lột. Những năm đấu mới chiếm
đóng, thực dân Pháp còn phải lo đối phó với phong trào đấu tranh của quần
chúng nhân dân nên chúng vẫn áp dụng chế độ thu thuế như triều đình phong
kiến nhà Nguyễn. Từ năm 1910, khi bình định được cơ bản Bắc Hà, thực dân
Pháp ấn định lại thể lệ thu thuế. Lúc đầu mỗi năm mỗi hộ phải nộp từ 2,5 - 3,5

đồng thuế (tiền Đông Dương) khi nổ ra chiến tranh thế giới thứ 2 thực dân Pháp
tăng thu thuế lên từ 3,5 - 4,5 đồng và sau cuộc khủng hoảng kinh tế ở các nước
tư bản (1939) thực dân Pháp tăng mức thuế thu mỗi hộ lên 4,5 - 5 đồng. Ngoài
các loại thuế trực thu, thực dân Pháp còn đặt ra nhiều loại thuế gián thu như thuế
muối, rượu, thuốc phiện. Ngay năm 1892, thực dân Pháp đã áp dụng thuế muối
15


khá cao đối với người sản suất và độc quyền bán muối. Chúng quản lý chặt chẽ
từ khâu sản suất đến thu mua nhưng lại thả nội gián bán trên thị trường. Do đó
giá muối ở Si Ma Cai - Bắc Hà thường xuyên tăng vọt. Trong điều kiện giao
thông đi lại khó khăn việc vận chuyển đi muối từ miền xuôi lên miền núi không
được thuận lợi, thực dân Pháp đã sử dụng muối ăn như một thứ vũ khí để đàn áp
phong trào đấu tranh của nhân dân miền núi. Chúng dùng muối để dụ dỗ đe dọa,
khi đồng bào nổi dậy đấu tranh chúng cấm không cho bán muối.
Cùng với tăng cường bóc lột về thuế thực dân Pháp còn tăng cường bóc lột
vơ vét tài nguyên. Ở Si Ma Cai thực dân Pháp không khai thác được nhiều
khoáng sản nên chúng tập trung vơ vét tài nguyên rừng. Chúng tạo ra các hình
thức cống nạp, thu mua giá rẻ các sản vật tài nguyên mà người dân có khả năng
khai thác trong rừng. Chúng khuyến khích trồng cây thuốc phiện, mỗi năm thực
dân Pháp mua được giá rẻ của người dân châu Bắc Hà được từ 1,8 - 2,3 tấn
thuốc phiện chúng khuyến khích nghiện hút, ma túy, rượu chè, cờ bạc làm bần
hàn đời sống nhân dân để dễ bề cai trị và bóc lột, chúng không quan tâm nhiều
đến trật tự an dân, năm 1938 hơn 100 tên cướp xông vào chợ Si Ma Cai và các
bản xung quanh cướp giật giết chết 12 người dân nhưng thực dân Pháp và tay sai
làm ngơ. Một số chức dịch, thổ ti còn cấu kết với bọn cướp đe dọa nhân dân. Tệ
nạn hút thuốc phiện, cờ bạc được duy trì phổ biến chợ nào cũng có sòng bạc,
tiệm hút. Cùng với việc bắt lính, bóc lột thuế khoán, thực dân Pháp và tay sai
còn ra sức bóc lột sức lực người dân bằng việc tăng cường các hình thức phu
phen, tạp dịch. Chúng bắt dân đi phu xây dựng đồn bốt, sân bay, công sự phục

vụ làm nhà làm đường cho Hoàng A Tưởng (vua Mèo) [9, tr.21] ở Bắc Hà. Dưới
thời thực dân, phong kiến ở Si Ma Cai Bắc Hà chế độ phu phen tạp dịch hết sức
nặng nề dân nhân hết sức nghèo đói .
Như vậy, để đầu tư cho chiến tranh và làm giàu cho chính quốc, thực dân
Pháp đã tăng cường chính sách bóc lột thuộc thuộc địa về thuế khoán và tài
nguyên. Do sưu cao thuế nặng cuộc sống của người dân Si Ma Cai thường
xuyên bị nạn đói đe dọa, phần lớn các gia đình thiếu ăn từ 6 đến 8 tháng họ phải
vào rừng kiếm ăn và săn bắt hái lượm.
16


Cũng như các địa phương trong cả nước người dân Si Ma Cai phải chịu
cảnh áp bức bóc lột nặng nề của thực dân, phong kiến phải sống trong tình cảnh
nô lệ tối tăm. Suốt mấy chục năm chiến đấu ở Si Ma Cai, thực dân Pháp không
chỉ mở mang giao thông mà còn đầu tư xây dựng các cơ sở phục vụ đời sống
dân sinh cả huyện Si Ma Cai tuy nhiên đó chỉ là một con đường nhỏ đủ cho
người và ngựa đi. Mãi tới thập kỉ 30 Pháp mới mở thêm một lớp tiểu học phục
vụ cho con em tầng lớp trên còn lại 99% dân số mù chữ nghèo đói đi liền với
bệnh tật như sốt rét, dịch tả, kiết lị đã làm hàng trăm người chết.
Đứng trước muôn vàn khó khăn gian khổ nhưng nhân dân các dân tộc miền
núi chưa một phút giây nào nguôi đi tinh thần đấu tranh “Quyết tử cho tổ quốc
quyết sinh”.
Có thể nói truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm trong lịch sử của nhân
dân các tộc người ở Si Ma Cai thể hiện tinh thần yêu quê hương đất nước sâu
sắc. Tinh thần đấu tranh giữ gìn mảnh đất thiêng liêng cùng với những yếu tố
văn hóa và đức tính cần cù sáng tạo trong lao động, đã tạo nên bức tranh truyền
thống văn hóa tinh thần độc đáo của nhân dân các dân tộc huyện Si Ma Cai.
Si Ma Cai vốn có một bề dày lịch sử hàng ngàn năm được gắn chung với
lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Si Ma Cai không chỉ là
vùng đất có lịch sử lâu đời mà còn là vùng đất có nền văn hóa mang đặc thù của

nền “văn hóa đồi núi” có sắc thái riêng của nền văn hóa dân gian Mông phong
phú và đa dạng với nhiều nghi lễ, lễ hội .
Cầu mệnh, cầu phúc, là sinh hoạt tín ngưỡng dân gian truyền thống trong
cuộc sống của đồng bào Mông đã giúp con người trở về với thế giới tâm linh
của niềm tin, của niềm kính trọng, của lòng biết ơn, của tinh thần tương trợ cộng
cảm, cộng mệnh… Điều này thể hiện rất rõ trong “Lễ Hội Gầu Tào của người
Mông ở Si Ma Cai, Lào Cai”.

17


CHƢƠNG 2
LỄ HỘI GẦU TÀO CỔ TRUYỀN CỦA NGƢỜI MÔNG
Ở SI MA CAI, LÀO CAI
2.1. Nguồn gốc lễ hội Gầu Tào
Theo truyền thuyết của người Hán về người Miêu (Mông) thì đến thời
Nghiêu, (-2357 – 2285), Thuẫn (-2255 – 2208), thư tịch vẫn nhắc đến người
Miêu và những cuộc xung đột giữa Miêu tộc và Hoa tộc. Truyền thuyết được
học giả phong kiến thời sau này ghi lại nên có giọng kỳ thị dân tộc, tự tôn Hoa
Hạ và khinh Miêu Man. Tiếp đó Mặc Tử ghi lại chiến tranh giữa Hạ Vũ và Tam
Miêu (Hạ -2205 -1776), tướng Miêu bị trúng tên, quân Miêu tan chạy, Tam
Miêu bị suy vong

[8].

Và các triều đại sau, người Mông bị đẩy lùi xuống phía

Nam, trước những chính sách cai trị hà khắc của các triều đại phong kiến Trung
Quốc. Người Mông đã nghĩ ra một cách đó là chặt cây tre, dựng trên đồi cao để
thông báo cho toàn người Mông cùng nhau tập trung bàn bạc tìm cách thoát khỏi

sự cai trị của người Hán. Sợ bị người Hán phát hiện nên họ bảo là đi lễ hội Gầu
Tào. Với cái cớ đó họ bàn bạc ngày qua ngày mà không bị người Hán phát hiện
nên người Mông cho là có thần linh phù hộ. Cũng chính từ đó cây tre trở thành
biểu tượng cho tín ngưỡng tôn giáo của Mông và khi có gì vướng mắc, khó khăn
mà không thể giải quyết được, người Mông lại dựng cây nêu mong chờ thần linh
giúp đỡ. Lễ hội Gầu Tào bắt nguồn từ đó. Dân tộc Mông là một dân tộc có đời
sống tinh thần, tâm linh hết sức phong phú và đa dạng tạo nên truyền thống văn
hóa dân tộc Mông với nhiều nét đặc sắc. Lễ hội Gầu Tào hay Say Sán chính là
biểu hiện chân thực thể hiện truyền thống đó.
Cũng có quan niệm khác về nguồn gốc lễ hội Gầu Tào. Lễ hội Gầu Tào cổ
của người Mông vốn xuất phát từ nguyên nhân về cuộc thiên di của người Mông
sau khi thất bại trước người Hán. Chuyện kể rằng:
“Trước kia, người Mông ở phương Bắc, do tranh chấp đất đai với người
Hán nên hai bên giao ước lấy mốc gianh giới để phân chia. Người Hán lấy bia
đá chôn xuống đất làm mốc giới. Còn người Mông thì cuộn túm cỏ gianh lại
đánh dấu gianh giới của mình. Khi túm cỏ gianh ấy khô héo, người ta lại cuộn
18


túm cỏ gianh khác. Một ngày nọ, vùng đất tranh chấp ấy xảy ra một trận hỏa
hoạn, mọi thứ cỏ cây lớn nhỏ đều bị thiêu rụi, kể cả đám cỏ gianh được người
Mông cuộn lại làm mốc giới của mình, nơi đó chỉ còn trơ lại những cột bia đá
đánh dấu mốc giới của người Hán. Lấy lý do đó, người Hán đuổi người Mông ra
khỏi vùng đất tranh chấp. Người Mông phải lìa bỏ quê hương, tản mát khắp nơi.
Đến phương Nam, thủ lĩnh người Mông dựng một cột tre mai cao mười mấy mét,
treo lên đó một dải vải lanh nhuộm chàm đen thẫm - loại vải truyền thống của
người Mông để làm cờ. Đó là tín hiệu hiệu triệu người Mông ở khắp nơi về ”.[St]
Ngày nay, ít người còn biết đến tích xưa nhưng trong bài hát dựng cây nêu
vẫn có câu: “Người Hán ăn tết, người Hán cúng vào bia đá. Người Mông ăn tết,
người Mông cúng vào cây nêu” (Trích lời bài hát dựng cây nêu)

Gầu Tào - theo tiếng Mông có nghĩa là “địa điểm chơi”, ở những khu vực
gần biên giới như Si Ma Cai, người Mông ở đây gọi lễ hội theo tiếng Quan
Hỏa là Say Sán. Ngay từ thời xa xưa, quan niệm con cái là lộc của trời, tư
tưởng trọng nam khinh nữ đã ăn sâu vào tư tưởng của người Việt Nam cũng
như người Mông ở Lào Cai. Với mục đích như vậy lễ hội Gầu Tào đã được
diễn ra từ bao đời nay.
Theo quan niệm của người Mông, lễ hội chỉ được diễn ra khi có một gia
đình nào lâm vào một trong hai trường hợp sau: Trường hợp thứ nhất là khi gia
đình gia chủ không có con, ít con hoặc sinh con một bề,... gia chủ sẽ lên đồi Gầu
Tào quỳ khấn xin thần linh ban cho con cái theo ước nguyện. Khi đứa trẻ được
sinh ra, được đặt tên, mùa xuân năm đó gia chủ sẽ làm lễ Gầu Tào để tạ ơn.
Trường hợp thứ hai là khi gia đình gia chủ có một vài thành viên trong gia đình
thường xuyên đau ốm và bệnh tật, mùa màng thì thường xuyên thất bát, vật nuôi
còi cọc, kinh tế sa sút,… gia chủ cũng lên đồi Gầu Tào quỳ khấn xin thần linh
cho gia đình khỏe mạnh, làm ăn thuận lợi. Khi mọi tai ương đã hết, mùa xuân
năm đó gia chủ sẽ làm lễ Gầu Tào để tạ ơn. Theo tập quán lễ hội Gầu Tào
thường do ba gia đình có quan hệ huyết thống hoặc thông gia với nhau hay có
hoàn cảnh như nhau cùng tổ chức. Lễ hội thường diễn ra vào mùa xuân trong ba
năm liền. Mỗi năm, người ta lần lượt trồng cây nêu để ba gia chủ lần lượt lấy
19


cây nêu và những vật treo trên cây về làm phúc, lấy lộc. Đó là nguồn gốc chung
của lễ hội Gầu Tào, riêng với vùng đất biên cương xa xôi như Si Ma Cai, ngoài
ý nghĩa nơi cầu phúc, cầu con,... người Mông ở Si Ma Cai Lào Cai còn coi đây
là nơi giao duyên của trai gái người Mông sau một năm là việc vất vả, là thời
gian mà người Mông tế lễ tổ tiên cầu cho người Mông được che chở, sống một
năm mưa thuận gió hòa, nhà nhà no đủ, con cái sum vầy. Với ý nghĩa như vậy,
ban đầu chỉ mang tính gia đình, lễ hội Gầu Tào hay Say Sán đã vượt qua thời
gian, mở rộng quy mô của mình trở thành lễ hội chính của người Mông và cũng

là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Mông ở Si Ma
Cai Lào Cai. Hiện nay, lễ hội Say Sán ở Si Ma Cai đã và đang được giữ gìn và
phát triển góp phần gắn kết khối đoàn kết cộng đồng người Mông và bổ sung nét
văn hóa tốt đẹp vào kho tàng văn hóa Việt Nam cũng như thế giới.
2.2. Đặc điểm và công việc chuẩn bị cho lễ hội Gầu Tào
2.2.1. Đặc điểm của lễ hội Gầu Tào
Đây là lễ hội được tổ chức với mục đích cầu nguyện, gắn liền với hoạt động
tâm linh của người Mông. Lễ hội thường được tổ chức trong vòng 3 năm liên
tiếp, tuy nhiên tùy vào điều kiện gia đình có thể tổ chức hai năm hoặc ba năm,
nếu tổ chức hai năm thì sẽ có một năm phải trồng hai cây nêu. Còn nếu tổ chức
ba năm thì mỗi năm dựng một cây nêu. Lễ hội thường được tổ chức vào ngày
Tết, thường hay bắt đầu từ mùng 3 đến mùng 6, ngoài ra tùy điều kiện thời tiết
có thể đến mùng 9.
Lễ hội mang tính chất gia đình do một gia đình chủ trì, họ đã cầu xin các
vị thần linh đất trời giúp họ được như ý muốn nên họ mở hội mang tính chất
là tạ ơn, trả ơn. Nên lễ hội không có tính chất cố định, thường xuyên năm nào
cũng tổ chức.
Gầu Tào tức là hội lên chơi đồi, hội thực chất là những ngày vui của thôn
xóm, bản làng và khách từ xa tới. Đây còn là nơi giao duyên trai gái, khi hội
diễn ra thu hút đông đảo bà con cô bác, không phân biệt già trẻ, gái trai không
phân biệt dân tộc này với dân tộc khác nên lễ hội còn mang tính chất gắn kết
cộng đồng.
20


×