Tải bản đầy đủ (.doc) (159 trang)

Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị phẫu thuật bệnh trĩ tại một số bệnh viện tỉnh miền núi phía Bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.86 MB, 159 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trĩ là những cấu trúc bình thường ở ống hậu môn. Bệnh trĩ là tập hợp
những bệnh lý có liên quan đến biến đổi cấu trúc của mạng mạch trĩ và các tổ
chức tiếp xúc với mạng mạch này [26],[70],[77],[89],[104],[120].
Là một trong những bệnh thường gặp ở vùng hậu môn trực tràng.
Trên thế giới, theo J.E Goligher (1984) hơn 50% số người ở độ tuổi trên 50
mắc bệnh trĩ [89], nghiên cứu của S. Riss (2012) công bố tỷ lệ mắc bệnh trĩ
chiếm 39% [114]. Ở Việt Nam, theo thống kê tại phòng khám hậu môn trực
tràng của khoa phẫu thuật tiêu hoá Bệnh viện Việt Đức (tháng 6/19933/1996), bệnh trĩ chiếm 45% tổng số bệnh nhân đến khám [68].
Bệnh trĩ tuy không đe doạ đến sự sống còn, nhưng gây khó chịu, ảnh
hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Chẩn đoán và phân độ bệnh
trĩ tương đối đơn giản dựa vào thăm trực tràng và soi trực tràng ống cứng. Mục
tiêu chính của điều trị bệnh trĩ là giảm thiểu các triệu chứng gây khó chịu và cải
thiện chất lượng sống cho người bệnh. Điều trị bệnh trĩ trên thế giới cũng như ở
Việt Nam có rất nhiều phương pháp: điều chỉnh chế độ ăn uống, chế độ làm
việc, vệ sinh tại chỗ, dùng thuốc đông tây y toàn thân hoặc tại chỗ, các thủ thuật
điều trị trĩ (tiêm xơ, thắt vòng...) cho đến các phương pháp phẫu thuật kinh điển
(Milligan- Morgan, Whitehead...) hay hiện đại (Longo, THD…). Các phương
pháp cắt trĩ kể trên đã được thực hiện nhiều thập kỷ nay nếu chỉ định đúng và
thực hiện đúng kỹ thuật nói chung cho kết quả tốt.
Tại Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về bệnh trĩ và các
phương pháp phẫu thuật trĩ. Nhưng chủ yếu tập trung tại các trung tâm,
thành phố lớn như bệnh viện Việt Đức, bệnh viện Trung ương quân đội 108
[20], chỉ có một số báo cáo ngắn thực hiện tại một số bệnh viện đa khoa


2

tỉnh [16], [51], [65]. Điều này cho thấy rằng, bệnh trĩ là một vấn đề sức


khỏe nhưng chưa được sự quan tâm đúng mức ở nhiều địa phương trong cả
nước.
Miền núi phía Bắc nước ta là một địa bàn chiến lược quan trọng về
kinh tế, chính trị và quốc phòng, là khu vực sinh sống chủ yếu của đồng bào
dân tộc ít người trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. Hàng năm tỷ lệ bệnh
nhân bị bệnh trĩ đi khám và điều trị khá cao (nghiên cứu của Nguyễn Mạnh
Nhâm trên 2651 người dân tại 5 tỉnh miền Bắc trong vòng 3 tháng phát hiện
được 1446 trường hợp bị trĩ, chiếm tỷ lệ 55% [40] ). Tuy nhiên chỉ có một vài
báo cáo về kết quả điều trị tại số ít BVĐK tỉnh miền núi như Hòa Bình [ 58],
Lai Châu [51], Sơn La [55].... Các báo cáo này chưa có sự thống nhất về chẩn
đoán, soi đại trực tràng, xét nghiệm giải phẫu bệnh…, để tháo gỡ những tồn
tại đó, năm 2009 đề tài độc lập cấp nhà nước mã số ĐTĐL.2009G/49 ra đời,
đề tài đã xây dựng được 12 quy trình chẩn đoán và điều trị một số bệnh ngoại
khoa đường tiêu hóa (trong đó có bệnh trĩ) cho các tỉnh biên giới và miền núi
phía Bắc [57]. Các tỉnh miền núi phía Bắc, theo phân tuyến chuyên môn kỹ
thuật của Bộ Y tế hầu hết BVĐK tỉnh thuộc bệnh viện tuyến II [9], nhưng
thực trạng các bác sỹ ở đây tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh ra
sao đồng thời ứng dụng quy trình phẫu thuật đó như thế nào để thực hiện công
tác chăm sóc sức khỏe nhân dân ? nhằm tìm hiểu công tác chẩn đoán và điều
trị phẫu thuật bệnh trĩ tại các BVĐK tỉnh miền núi phía Bắc, cung cấp thông
tin, cơ sở khoa học và ứng dụng can thiệp chẩn đoán và điều trị phẫu thuật
hiệu quả, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị
phẫu thuật bệnh trĩ tại một số bệnh viện tỉnh miền núi phía Bắc”. Với các
mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng chẩn đoán và phẫu thuật bệnh trĩ tại một số bệnh viện
đa khoa tỉnh miền núi phía Bắc.


3


2. Ứng dụng quy trình chẩn đoán và phẫu thuật bệnh trĩ tại một số
bệnh viện đa khoa tỉnh miền núi phía Bắc.


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giải phẫu, sinh lý ống hậu môn liên quan đến bệnh trĩ
1.1.1. Giải phẫu ống hậu môn
Ống hậu môn (OHM) hay còn gọi là đoạn trực tràng tầng sinh môn là
phần trực tràng đi ngang qua phần sau của tầng sinh môn. OHM hợp với phần
thấp của trực tràng (bóng trực tràng) một góc 90 0- 1000 chạy xuống dưới ra sau
và đổ ra da qua lỗ hậu môn ở tam giác đáy chậu sau. OHM dài 3- 4 cm, đường
kính khoảng 3 cm, đóng mở chủ động [26],[39], [41], [83].
1.1.1.1. Ống hậu môn
Thuật ngữ OHM (anal canal) được biết đến từ năm 1888 theo mô tả của
Symington [83].
Lòng OHM được phủ bởi lớp biểu mô với cấu trúc thay đổi dần từ
trong ra ngoài, thực chất đây là sự chuyển tiếp giữa niêm mạc trực tràng và
da quanh lỗ hậu môn, bắt đầu bằng lớp tế bào trụ đơn giống biểu mô tuyến
của trực tràng chuyển dần qua biểu mô vuông tầng, lát tầng và kết thúc là
biểu mô giả da ở đoạn cuối cùng của OHM. Bên cạnh sự chuyển tiếp cấu
trúc là sự thay đổi về chức năng sinh lý quan trọng trong lòng OHM [39],
[83], [89], [92].
- Đường lược: là mốc quan trọng trong phẫu thuật hậu môn- trực tràng,
cách rìa hậu môn da khoảng 1,5- 2 cm, đường lược được tạo nên bởi sự tiếp nối
các van hậu môn, xen giữa là các cột trực tràng vì vậy nhìn đường lược có hình
răng cưa. Thuật ngữ “dentate line” theo Fenger được đề cập nhiều trong y văn và
được tổ chức y tế thế giới (WHO) chấp nhận [83].

Các van hậu môn là những nếp niêm mạc nối liền hai chân cột trực tràng
liền nhau, góp phần thực hiện chức năng đóng kín hậu môn. Phía dưới mỗi van
này là các hốc hậu môn, nơi các tuyến hậu môn giải phóng chất tiết. Một số
nhánh của ống tuyến hậu môn có thể đâm xuyên qua cơ thắt trong ở nhiều mức


5

độ khác nhau. Các ống tuyến này tạo thành đường thâm nhập quan trọng của các
viêm nhiễm từ lòng OHM tới các cơ thắt hậu môn, giai đoạn chủ yếu trong việc
hình thành các áp xe và rò hậu môn [48].
Đường lược chia OHM làm hai phần trên van và dưới van mà sự khác
biệt mô học là rõ rệt.
Phần trên van là biểu mô trụ đơn, giống biểu mô của trực tràng, niêm
mạc lỏng lẻo có màu đỏ thẫm. Lớp dưới niêm mạc có đám rối tĩnh mạch trĩ
trong, gồm ba bó ở vị trí 3h, 8h và 11h khi đám rối này bị giãn sẽ tạo ra trĩ
nội, lúc đầu búi trĩ còn nhỏ, nằm trên đường lược. Về sau to dần ra mô nâng
đỡ và dây chằng Parks chùng ra, trĩ sa xuống hình thành trĩ ngoại. Đây là
đoạn trực tràng nhận các nhánh thần kinh tự động, cảm giác không rõ, các
phẫu thuật trĩ tác động trên vùng này sẽ ít đau hơn [50], [60], [75], [100].
Phần dưới van là biểu mô không sừng hoá, không có tuyến bã và nang lông
gọi là niêm mạc Herman, ở dưới có đám rối tĩnh mạch trĩ ngoại. Phần dưới van
lại chia làm hai vùng: vùng lược và vùng da.
- Vùng lược (vùng Pecten): nằm giữa rãnh liên cơ thắt và đường lược,
cao khoảng 10 mm niêm mạc nhẵn, mỏng, màu sáng xanh phớt đặc biệt rất ít
di động do cố định bởi dây treo niêm mạc trực tràng (dây chằng Parks) [45],
[63],[83]. Lord (1969) cho rằng các mô sợi ở lớp dưới niêm mạc vùng pecten
là nguyên nhân chính gây bệnh trĩ [91].
- Vùng da: ở phần trên da nhẵn bóng không có tuyến và lông, phía
dưới là phần da có tuyến và lông tiếp nối với da tầng sinh môn. Ranh giới

giữa hai vùng là đường trắng Hilton (1887) hay còn gọi là rãnh liên cơ thắt
có màu xanh lam [41],[63],[83].
Niêm mạc Herman có cấu trúc 3- 6 lớp tế bào, rất giàu các đầu mút thần
kinh là các thụ thể cảm giác tự do (Meissner, Golgi, Paccini, Krauss) rất nhạy
cảm với các tác nhân đau, nóng, lạnh, áp lực và nhận biết tính chất phân (rắn,
lỏng, khí). Do vậy vùng niêm mạc này rất quan trọng trong việc duy trì chức


6

năng sinh lý của OHM. Điều đó càng khẳng định ý nghĩa của việc bảo tồn,
tránh lấy bỏ toàn bộ vùng niêm mạc này trong các kỹ thuật mổ trĩ [63], [83].
Thomson (1975) khi nghiên cứu lớp niêm mạc lót của OHM đã chứng
minh rằng lớp lót này không phải có bề dày đồng đều mà có những cột dày
(trùng với vị trí các búi trĩ chính), mà tác giả gọi là các đệm hậu môn (anal
cushions), lớp đệm này được tạo bởi các mạch máu giãn, nối thông nhau
trong một mạng các sợi cơ, sợi chun của lớp dưới niêm mạc, giúp cho cơ
tròn bịt chặt hậu môn [77],[83],[103],[120],[124].
Một số tác giả trong đó có Arnaud [74] phân chia các PT điều trị bệnh
trĩ ra làm hai loại dựa trên mốc giải phẫu là đường lược, đó là các PT trĩ tầng
thấp và các PT trĩ tầng cao. Các PT trĩ tầng thấp còn được gọi là PT trĩ
thường qui, đến nay vẫn còn được sử dụng rộng rãi (PT Milligan Morgan, PT Ferguson,…) can thiệp trực tiếp vào các búi trĩ bao gồm cả vùng
da nhẵn OHM, do đó vấn đề thời sự vẫn là đau sau PT, dễ chảy máu, hẹp
HM…. Đã có nhiều nghiên cứu và nhiều cải biên đề xuất nhằm làm giảm đau
sau PT nhưng vẫn chưa thỏa đáng, cho đến khi các phương pháp PT trĩ trên
đường lược ra đời, điển hình là PT Longo, phẫu PT Longo cải tiến, PT THD
[14], [61], [72], [97], [119]. Sự hiện diện của tế bào biểu mô OHM trong
khoanh niêm mạc trực tràng chứng tỏ có tác động đến vùng nhạy cảm trên
đường lược, đồng thời được xem như yếu tố phản ánh vị trí đường khâu nối
của PT Longo [67].

Đường lược cũng là ranh giới của trĩ nội và trĩ ngoại. Trĩ nội: phát sinh ở
khoang dưới niêm mạc, trên đường lược. Khi trĩ nội tiến triển cùng với sức ép
của phân trong quá trình đại tiện làm cho toàn bộ niêm mạc OHM bị sa
xuống, hiện tượng sa này là một trong các nguyên nhân quan trọng làm xuất
hiện các triệu chứng của bệnh trĩ như: chảy máu, sa búi trĩ và đau [77],[89],
[90],[103],[116].


7

Phân độ trĩ nội được chia theo mức độ tổn thương về lâm sàng và giải
phẫu, theo Goligher trĩ nội được chia thành 4 độ [39], [89], [92].
. Độ 1: trĩ cương tụ, có thể có hiện tượng chảy máu (chỉ to lên trong lòng
ống hậu môn).
. Độ 2: sa trĩ khi rặn, tự co lên sau khi đi ngoài.
. Độ 3: sa trĩ khi rặn, phải dùng tay đẩy lên.
. Độ 4: trĩ sa thường xuyên, kể cả trường hợp sa trĩ tắc mạch.
Trĩ ngoại: nằm ở khoang cạnh hậu môn, dưới da, dưới đường lược, được
tạo nên bởi đám rối trĩ ngoại (mạch trực tràng dưới). Khi phần dưới của niêm
mạc và lớp dưới niêm mạc hậu môn sa xuống có thể gây ngứa và tiết dịch ướt
gây khó chịu cho người bệnh [89],[90],[103],[116].
Trĩ hỗn hợp: trĩ nội và trĩ ngoại lúc đầu còn phân cách với nhau bởi rãnh
liên trĩ vùng lược, do niêm mạc dính chặt với mặt trong cơ thắt trong bởi dây
chằng Parks. Khi dây chằng Parks bị thoái hoá, nhẽo ra không đủ sức phân
cách trĩ nội và trĩ ngoại, những búi trĩ này hợp lại với nhau tạo thành trĩ hỗn
hợp [90],[103],[116].


8


Hình 1.1. Thiết đồ đứng ngang qua giữa hậu môn trực tràng
(Nguồn: Nguyễn Đình Hối (2002), Hậu môn trực tràng học, Nxb Y học,
Tp Hồ Chí Minh, tr. 5)
1.1.1.2. Mạch máu của hậu môn – trực tràng
Các đệm hậu môn (anal cushions) được cấp máu từ nhánh tận của động
mạch trĩ trên (động mạch trực tràng trên) và một phần của động mạch trĩ giữa.
Những nhánh động mạch này nối với nhau và nối với động mạch trĩ dưới. Các
tĩnh mạch trĩ trên, giữa, dưới nhận máu từ các mô của ống hậu môn tương ứng
với các động mạch trĩ [77].


9

Hình 1.2. Các động mạch của trực tràng và ống hậu môn
(Nguồn: Nguyễn Đình Hối (2002), Hậu môn trực tràng học, Nxb Y học,
Tp Hồ Chí Minh, tr. 15).
Cấu trúc mạch máu trong các mô dưới niêm mạc và dưới da của OHM
gọi là thể hang của trực tràng, tổ chức này ngoài khả năng co giãn còn có
thể chun lại tạo được độ tinh tế trong khả năng tự chủ của hậu môn. Giả
thuyết này có cơ sở ở một số BN sau PT trĩ rối loạn tự chủ của hậu môn, có
thể do bị cắt mất thể hang này [41],[89].
Theo Nguyễn Đình Hối, Durett cho thấy có sự thông thương giữa động –
tĩnh mạch ở lớp dưới niêm mạc của OHM và máu ở trĩ là máu động mạch nên
tác giả đưa ra lý thuyết thông động tĩnh mạch góp phần gây bệnh trĩ [26]. Nhận
xét trên lâm sàng là máu chảy trong bệnh trĩ có màu đỏ tươi với hàm lượng
oxy cao [26].


10


Hình 1.3. Các tĩnh mạch của trực tràng và ống hậu môn
(Nguồn: Nguyễn Đình Hối (2002), Hậu môn trực tràng học, Nxb Y học,
Tp Hồ Chí Minh, tr. 16
Shanmugam thấy rằng với đường khâu vòng trên đường lược 3-4 cm
trong PT Longo có thể đảm bảo triệt được nguồn máu tới các mô trĩ đồng thời
kéo các búi trĩ sa vào OHM [118].
1.1.1.3. Thần kinh
Hậu môn trực tràng được chi phối bởi thần kinh sống và thần kinh thực
vật. Hoạt động bài tiết phân thực hiện được tự chủ thông qua sự chi phối của
hai hệ thần kinh này [39].
- Thần kinh sống: có dây thần kinh hậu môn, tách từ dây cùng III và dây
cùng IV. Dây này vận động cơ thắt hậu môn và cảm giác vùng quanh lỗ hậu
môn, PT làm tổn thương dây này sẽ gây nên mất tự chủ khi đại tiện.
- Thần kinh thực vật:
+ Các sợi tận cùng của dây thần kinh X đi qua đám rối mạc treo tràng
dưới, qua dây cùng trước và dây hạ vị đi xuống. Các nhánh này vận động và
chỉ huy việc tiết dịch trực tràng.


11

+ Các dây cương tách ra từ đoạn cùng của tuỷ sống và mượn
đường đi của rễ trước thần kinh cùng II, III, IV tới đám rối hạ vị chi phối
cho các tạng niệu dục, điều này giải thích cho việc rối loạn tiểu tiện ở
các BN có PT ở vùng hậu môn trực tràng do sự chi phối của thần kinh
thực vật [80], [85].
Theo Nguyễn Mạnh Nhâm, hai tác giả Duthie và Gairns đã đề cập một
cách khá chi tiết các đầu tận cùng thần kinh trong OHM, theo đó những
đầu tận cùng thần kinh có mối liên hệ mật thiết đến các cảm giác đau, cảm
giác sờ, cảm giác lạnh, căng và cảm giác chà xát [39].

Nghiên cứu của Thomson nói đến sự liên thông giữa động mạch và tĩnh
mạch ở mạng mạch trĩ, toàn bộ hệ thống động tĩnh mạch này nằm ở lớp dưới
niêm mạc trong một hệ thống tổ chức thể hang và chịu sự điều khiển của thần
kinh thực vật [120].
Các nghiên cứu khi đề cập đến vùng hậu môn đều cho rằng đây là vùng
có nhiều phản xạ, Lê Quang Nghĩa cho biết Lord khuyến cáo khi nong hậu
môn cần thực hiện một cách nhẹ nhàng và từ từ không thô bạo để có thể tránh
phản xạ gây ngừng tim [41].
1.1.2. Sinh lý ống hậu môn
1.1.2.1. Sự tự chủ hậu môn
Khả năng tự chủ của hậu môn tuỳ thuộc vào một chuỗi quá trình phức
tạp, có quan hệ chặt chẽ với nhau [41],[85].
Hiện nay với những hiểu biết về sinh bệnh học bệnh trĩ, các nhà hậu môn
học công nhận đám rối tĩnh mạch trĩ là trạng thái sinh lý bình thường, tạo nên
lớp đệm ở OHM, giúp kiểm soát sự tự chủ của đại tiện [90],[92], [104],[120],
[124].
Khi phân xuống trực tràng làm tăng áp lực trong bóng trực tràng và kích
thích các bộ phận nhận cảm áp lực để từ đó gây ra các phản xạ giúp tự chủ
hậu môn (phản xạ ức chế và phản xạ bảo vệ).


12

- Phản xạ ức chế: bắt đầu bằng việc cơ thắt trong giãn ra để phân tiếp
xúc với các tế bào nhạy cảm ở phần trên OHM, từ đó cơ thể nhận cảm được
khối lượng và tính chất phân, sự nhận biết này là vô thức.
- Phản xạ bảo vệ: trong khi cơ tròn trong giãn ra thì cơ tròn ngoài vẫn co
thắt không cho phân ra ngoài, khi cơ thể nhận biết được khối lượng, tính chất
phân thì cơ thắt ngoài co thắt mạnh hơn không cho phân ra ngoài, đồng thời
trực tràng giãn ra để thích nghi với khối lượng phân lớn hơn, khi đó áp lực

trong bóng trực tràng đã giảm xuống và cảm giác buồn đi ngoài triệt tiêu do
các bộ phận nhận cảm không còn bị kích thích. Phản xạ đó là vô thức, có sự
chỉ huy của trung tâm phía dưới tuỷ sống và vỏ não.
1.1.2.2. Cơ chế đại tiện
OHM với chức năng sinh lý chính là đào thải phân bằng động tác đại tiện.
Hoạt động sinh lý bình thường của OHM hoàn toàn tự chủ [41], [85].
Khi muốn đi đại tiện thì cơ thể phải huỷ bỏ cơ chế giữ phân như đã nêu,
phân xuống đến trực tràng áp lực trong bóng trực tràng đến ngưỡng (45 mmHg)
thì có cảm giác buồn đại tiện: phản xạ ức chế cơ thắt ngoài và bó mu trực tràng
xuất hiện làm cho hai cơ này giãn ra, kết hợp với tư thế ngồi gấp đùi 90 0 sẽ làm
mất góc hậu môn- trực tràng; động tác rặn làm tăng áp lực trong ổ bụng để đẩy
phân xuống, lúc này hiệu ứng van không còn nữa áp lực trực tràng tăng cao vượt
quá sức cản của OHM, phân được tống ra ngoài.
1.1.2.3. Cơ chế bệnh sinh
Đã có nhiều công trình nghiên cứu khác nhau về nguyên nhân và cơ chế
bệnh sinh của bệnh trĩ [89]. Những công trình này đã dựa trên cơ sở nhận xét
lâm sàng hoặc trên cơ sở tổ chức học để xây dựng nên các lý thuyết cắt nghĩa
cơ chế bệnh sinh. Trong các thuyết nêu ra có hai thuyết được nhiều người
chấp nhận [68].


13

- Thuyết mạch máu: sự rối loạn điều hoà thần kinh vận mạch gây phản
ứng quá mức điều chỉnh bình thường của mạng mạch trĩ và vai trò của các
shunt động - tĩnh mạch. Khi các yếu tố khởi bệnh tác động làm các shunt mở
rộng, máu động mạch chảy vào ồ ạt làm các đám rối bị đầy, giãn quá mức, nhất
là nếu lúc đó lại có một nguyên nhân cản trở đường máu trở về (rặn mạnh vì
táo bón, co thắt cơ tròn…) các mạch máu phải tiếp nhận một lượng máu quá
khả năng chứa đựng nên phải giãn ra (xung huyết), nếu tiếp tục tái diễn sẽ đi

đến chảy máu, máu đỏ tươi vì đi trực tiếp từ động mạch sang tĩnh mạch.
- Thuyết cơ học: do áp lực rặn trong lúc đại tiện khó khăn (táo bón) các
bộ phận nâng đỡ các tổ chức trĩ bị giãn dần trở nên lỏng lẻo, các búi trĩ (vốn
là bình thường) bị đẩy xuống dưới và dần dần lồi hẳn ra ngoài lỗ hậu môn,
luồng máu tĩnh mạch trở về bị cản trở, trong khi luồng máu từ động mạch vẫn
đưa máu đến vì áp lực cao. Quá trình đó tạo thành vòng luẩn quẩn, lâu dài làm
mức độ sa trĩ càng nặng lên.
Như vậy trĩ là trạng thái sinh lý bình thường, các khoang mạch máu của
lớp dưới niêm mạc OHM thể hiện chức năng vị trí “ngã tư đường” [26]. Khi
một mạch máu bị tắc thì mạng mạch máu này đóng vai trò bù trừ, nhưng sự
bù trừ bị quá ngưỡng sẽ gây ra bệnh trĩ. Những hiểu biết này là nền tảng của
những nguyên tắc trong điều trị bệnh trĩ hiện nay.
1.2. Nghiên cứu về thực trạng chẩn đoán và điều trị phẫu thuật bệnh trĩ
trên thế giới và Việt Nam
1.2.2. Nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về bệnh trĩ. Các nghiên cứu cho
thấy bệnh trĩ là một bệnh khá phổ biến trên các nhóm người, trên các quốc gia
khác nhau, ở những nước phát triển cũng như ở nước đang phát triển.


14

Tại Pháp, J.P. Arnaud và cộng sự tổng kết nghiên cứu 140 bệnh nhân trĩ
được điều trị phẫu thuật bằng phương pháp Longo, trong đó 3 bệnh nhân trĩ
độ 2, 97 bệnh nhân trĩ độ 3 và 40 bệnh nhân trĩ độ 4 [74].
Tại Hàn Quốc nhóm tác giả của bệnh viện Ilsan, Goyang khi nghiên cứu
đánh giá mối liên quan của tổ chức cơ lấy ra từ bệnh phẩm của vòng cắt sau
phẫu thuật Longo với áp lực ống hậu môn trên các bệnh nhân được chẩn đoán
trĩ độ 2, độ 3 và độ 4 [126].
J. Goligher cho rằng có hai triệu chứng chính của trĩ nội là chảy máu và

sa trĩ, triệu chứng đau không thường xuyên xuất hiện. Tuy nhiên trong tiền sử
bệnh của nhiều tác giả là dấu hiệu hay gặp, trong khi nghiên cứu của Bennett
có 86% bệnh nhân với tiền sử đau (n= 138) [89] thì nghiên cứu tại Pháp của
nhóm tác giả ở Angers, Tours, Strasbourg các triệu chứng ỉa máu (78,5%), ẩm
ướt hậu môn (11,4%), ngứa hậu môn (14,3%) là chính [74].
Các triệu chứng trong nghiên cứu của Jai Bikhchandani và cộng sự khi
so sánh kết quả sớm và trung hạn giữa PT Longo và PT Milligan- Morgan của
trĩ độ 3 và độ 4 cho thấy: ỉa máu ở nhóm PT Longo là 73,8%, sa trĩ là 26,2%
còn ở nhóm Milligan- Morgan, triệu chứng ỉa máu chiếm 80,9%, sa trĩ chiếm
19,1% [97].
Tại Áo, nhóm tác giả S. Riss và cộng sự đã tiến hành một chương trình
nghiên cứu quốc gia về sàng lọc ung thư đại trực tràng với sự hợp tác của bốn
trung tâm nghiên cứu y khoa [114]. Đối tượng tham gia nghiên cứu tuổi từ 50
trở lên và các bệnh nhân có nguy cơ cao từng được phát hiện qua soi đại
tràng. Bệnh nhân được kiểm tra bởi các chuyên gia nhiều kinh nghiệm trong
chẩn đoán và điều trị trĩ, sau khi thăm khám lâm sàng và soi đại tràng ống
mềm mỗi bệnh nhân được ghi nhận đầy đủ trong bộ câu hỏi nghiên cứu tiêu
chuẩn. Kết quả: có 380/976 (38,93%) bệnh nhân trĩ, trong đó trĩ độ 1 chiếm
72,89%, trĩ độ 2: 18,42%, trĩ độ 3: 8,16% và 0,53% trĩ độ 4, 170 bệnh nhân trĩ


15

(44,74%) than phiền về các triệu chứng liên quan đến bệnh như: chảy máu,
ngứa hậu môn, sa trĩ và đau. Nghiên cứu cho thấy, triệu chứng đại tiện ra máu
tăng lên có ý nghĩa thống kê ở các bệnh nhân có độ sa trĩ lớn (p= 0,0019). Các
tổn thương được ghi nhận trong: polyp đại tràng (polyp < 6mm và polyp > 6
mm), 9,47% có da thừa hậu môn, viêm túi thừa (Diverticulosis) chiếm
34,21%. Chỉ số cơ thể BMI cũng cho thấy có liên quan đến bệnh trĩ (p=
0,0391), nghiên cứu này chỉ số BMI trung bình trong nhóm bệnh nhân trĩ là

27,04 (19,03- 46,06).
Soi đại tràng bên cạnh chẩn đoán bệnh trĩ còn góp phần phát hiện thêm
các bệnh lý đi kèm với trĩ vì cùng có dấu hiệu ỉa máu.
Trên thế giới, đã có nhiều tài liệu nói về phẫu thuật điều trị trĩ. Năm
1700 trước công nguyên trong bản giấy cói của người Ai Cập đã nói về điều
trị bệnh trĩ [72]. Hippocrate năm 460 trước công nguyên mô tả điều trị bệnh
trĩ giống như phương pháp thắt vòng cao su ngày nay. Celcus, bác sĩ La Mã
mô tả các biến chứng của thắt và cắt trĩ [72]. Galen cho rằng việc cắt đứt liên
kết của động mạch đến tĩnh mạch có thể giảm đau và tránh lây lan hoại tử
[72]… Các phương pháp PT được nhiều PTV áp dụng hiện nay trên thế giới
cũng như tại Việt Nam được kể đến gồm: PT Milligan –Morgan (1937) [39],
[89], Parks (1956) [77], Ferguson (1959) [77], Toupet (1969) [27], Longo
(1998) [78].
Năm 1937, tại BV Saint Marks ở Anh các tác giả Milligan, Morgan,
Jones và Officer [39],[89] đã mô tả PT trĩ bằng phương pháp MilliganMorgan. Vì thế PT này còn có tên là PT “Bệnh viện Saint Marks” hoặc “Kỹ
thuật người Anh”. Với nguyên tắc cắt riêng biệt từng búi trĩ, để lại cầu da và
niêm mạc, chỉ định cho trĩ nội độ 3, độ 4, trĩ ngoại tắc mạch hoặc sa lồi búi trĩ
và tắc nghẹt gây đau đớn phải mổ cấp cứu, hiện được coi là PT cơ bản được
nhiều PTV ứng dụng nhất. Năm 1970, Giáo sư Tôn Thất Tùng quyết định chỉ


16

dùng phương pháp mới này sau khi đọc báo cáo của Arnous (Bệnh viện
Lepold Bellan – Paris) qua trên 3000 ca mổ [24], [26], [41], [52].
- Xuất phát từ nước Anh PT Whitehead do Whitehead công bố năm
1882 với nguyên tắc lấy toàn bộ búi trĩ và niêm mạc OHM bằng bốn đường
rạch dọc theo trục hậu môn, sau đó đính niêm mạc phần trực tràng lành với da
hậu môn, tuy có ưu điểm là rất triệt để nhưng hẹp hậu môn, đại tiện mất tự
chủ, hậu môn luôn tiết dịch lại là mối lo ngại cho các PTV cũng như người bệnh

[28], [70], [89]. Vì các bất lợi đó nên ở Anh Quốc các tác giả đã không áp dụng
phương pháp này từ lâu. Tuy nhiên ở Mỹ vẫn còn tác giả như Buie (1932),
Granet (1953) và Mc- Mahon (1956), cải tiến lại kỹ thuật, để điều trị các trường
hợp trĩ phức tạp, trĩ vòng và cho rằng có kết quả tốt [41]. Tại Việt Nam, từ 19872007 khoa Ngoại bụng Bệnh viện 103 đã điều trị PT cho 1115 BN trĩ vòng bằng
PT cắt bỏ vòng niêm mạc trĩ với dụng cụ tự tạo (Whitehead cải tiến). 77,4% trĩ
vòng độ 3 và 4, kết quả tốt và khá chiếm 92,7%, 6,9% trung bình, 0,4% kém.
Công trình kết luận: đây là kỹ thuật mổ an toàn, đơn giản, ít chảy máu, mang lại
kết quả tốt đã được ứng dụng thành công ở nhiều bệnh viện [70].
- PT Toupet A (1969). Đây là PT Whitehead cải tiến bởi Toupet (Pháp)
khắc phục nhược điểm hẹp hậu môn, đại tiện không tự chủ và sa niêm mạc
[27], [77], [89]. Chỉ định cho trĩ vòng sa lồi độ 3, độ 4 có thể kèm theo polyp
hoặc nứt kẽ hậu môn, trĩ vòng sa tắc mạch. Lê Xuân Huệ (1998) qua 47 BN
trĩ vòng độ 3, độ 4 được điều trị theo phương pháp Toupet tại bệnh viện Việt
Đức từ 1993 đến 1997 cho kết quả tốt đạt 94%, trung bình 6%, không có kết
quả xấu, trong đó rối loạn tự chủ nhẹ 2%, hẹp hậu môn nhẹ 4%, không có
biến chứng di chứng nặng nề [27].
- PT Parks (1965). Rạch niêm mạc OHM từ trong ra ngoài theo hình
chữ Y lộn ngược, phẫu tích cắt bỏ búi trĩ sau đó khâu phủ lại niêm mạc
trong OHM, còn gọi là cắt trĩ dưới niêm mạc, với mục đích giảm đau sau


17

mổ. Đa số ý kiến cho rằng đây là PT khó, thường phải truyền máu trong khi
mổ [77]. Năm 1956, Parks báo cáo 50 trường hợp, đến 1971, tác giả này
báo cáo đã theo dõi 600 BN mổ theo phương pháo cắt trĩ dưới niêm, theo
Parks, kết quả về sau tốt và ít đau hơn phương pháp khác [41].
- PT Ferguson. Cắt bỏ cả ba búi trĩ nhưng sau đó khâu kín lại niêm mạc
ở hậu môn nên còn gọi là “cắt trĩ kín” do Ferguson- Heaton đề xuất năm 1959
với ưu điểm ít chảy máu trong mổ và nhanh liền sẹo, là PT rất được thịnh

hành ở Mỹ [28], [77], [89], [90]. Ở Việt Nam, do điều kiện nhiệt đới nên
Nguyễn Mạnh Nhâm chủ trương để vết thương mở hoàn toàn (như Milligan
Morgan) thời gian hậu phẫu sẽ kéo dài có khi tới 8- 10 tuần. Dultsev (Nga)
thực hiện khâu nửa kín (khâu kín nửa trong vết mổ, từ mép hậu môn trở ra thì
để hở) [39]. Wang, Đài Loan, nghiên cứu 88 BN, một nửa cắt trĩ thông
thường theo kỹ thuật Ferguson, một nửa cắt trĩ bằng Laser CO2 phối hợp
Laser Nd:YAG thấy kết quả của nhóm dùng Laser tốt hơn vì dùng thuốc giảm
đau narcotic sau mổ ít hơn (11% so với 56%), tỷ lệ bí đái cũng thấp hơn (7%
so với 39%) [41]. M. Milone (2012) tổng kết PT Ferguson điều trị cho 693
BN trĩ độ III và độ IV tại trường đại học Napoli, Italia từ tháng 9/1998 đến
tháng 7/2009 [106]. Theo tác giả kết quả của PT có thể là tiêu chuẩn để so
sánh giữa PT Ferguson với các PT đang thịnh hành như PT Longo, PT cắt trĩ
bằng dao LigaSure. Tỷ lệ BN đau sau mổ sau PT Ferguson thấp hơn so với
PT Longo, PT cắt trĩ bằng dao LigaSure (thang điểm đau VAS 2,47± 1,1 sau
1 ngày, 1,34 ± 0,7 sau 7 ngày và 0,51± 0,1 sau 2 tuần). Kết quả xa chứng
minh số lượng BN thỏa mãn với kết quả rất cao (624 BN hài lòng sau 2 tuần,
658 BN hài lòng sau 1 năm), tỷ lệ tái phát thấp (7 BN tái phát sau 1 năm, 21
BN tái phát sau 2 năm). Tác giả tin tưởng PT “cắt trĩ kín” Ferguson vẫn được
phát huy và có thể xem như tiêu chuẩn vàng để so sánh với các kỹ thuật khác.
Tháng 6/1998, Longo tác giả người Italia, đã trình bày tổng kết một


18

phương pháp PT để điều trị bệnh trĩ (cho 144 BN từ 1993- 1996), tại Hội nghị
PTNS quốc tế lần thứ 6 ở Rome. Nghiên cứu của Kanellos (2006) [100] cho
thấy điều trị PT theo phương pháp Longo ít đau sau mổ và phục hồi nhanh so
với các biện pháp điều trị PT khác. Nhóm các tác giả tại trường đại học Y
khoa trung tâm ở Hamburg (Đức) [94] nghiên cứu so sánh kết quả xa giữa PT
Milligan Morgan với PT Longo ở 130 BN trĩ vòng độ 3. Kết quả sau 5 năm tỷ

lệ tái phát là 18% (n= 11) ở nhóm PT Longo, 23% (n = 14) ở nhóm PT
Milligan Morgan. Tỷ lệ chảy máu sau mổ là 4,9% ở cả hai nhóm, tỷ lệ bí đái
không có sự khác biệt. Nhóm các tác giả kết luận: Tỷ lệ tái phát của PT
Longo và Milligan Morgan như nhau, nhóm Longo ít đau sau mổ hơn. PT
Longo điều trị trĩ vòng độ 3 hiệu quả hơn PT Milligan Morgan.
Nghiên cứu của Seyed Mohsen Towliat Kashani tại Teheran, Iran [98]
khi so sánh kết quả PT Milligan- Morgan với PT Longo ở 80 BN, trong đó
BN được chẩn đoán trĩ độ 3 chiếm 90% và 10% là trĩ độ IV. Tác giả kết luận,
hai PT đều hiệu quả với trĩ độ 3 và độ 4, PT Longo ít đau sau mổ hơn so với
PT Milligan- Morgan.
Nhóm tác giả Pháp [74] từ tháng 4/1998 đến tháng 8/1998 đã PT cho
140 BN trĩ bằng phẫu thuật Longo (40 trường hợp trĩ độ 4, 97 trường hợp trĩ
độ 3 và 3 trường hợp trĩ độ 2), tuổi trung bình 43,8. Các BN được theo dõi sau
2 tuần, 2 tháng và 18 tháng. Thời gian mổ trung bình 18 phút (8- 60 phút).
Không có biến chứng trong mổ. Biến chứng sau mổ 9 BN (6,4%). Thời gian
nằm viện trung bình 36 giờ (8- 72 giờ). Paracetamol là thuốc duy nhất được
dùng để giảm đau. 83 BN (59,3%) đã điều trị thuốc giảm đau < 2 ngày, 45
BN (32,1%) cần 2- 7 ngày, 12 BN (8,6%) phải dùng giảm đau sau 7 ngày.
Không có BN nào cần chăm sóc vết thương ở hậu môn. 104 BN có nghề
nghiệp: thời gian không làm việc < 3 ngàycó 22 BN (21,1%); 3- 7 ngày có 13
BN (12,5%); 7-14 ngày có 62 BN (59,6%); trên 14 ngày có 7 BN (6,8%). Ở


19

tháng thứ 18: 95,7% BN hoàn toàn thỏa mãn với kết quả điều trị, 3,6% BN ổn
định và 0,7% không thỏa mãn. Các tác giả kết luận: PT Longo an toàn, hiệu
quả, nhanh, ít biến chứng và ít đau sau mổ.
1.2.2. Nghiên cứu tại Việt Nam
Nghiên cứu của Trần Phương Kiều (1992) trên 25 cộng đồng thuộc một

số huyện vùng đồng bằng sông Hồng và một số cụm dân cư thuộc vùng đồng
bằng song Cửu Long cho thấy: tình trạng bệnh lý hay gặp ở BN trĩ là stress
tâm thần (18,96%), táo bón (16,20%), viêm đại tràng co thắt (8,32%), lao
động nặng nhọc (2,55%). Biến chứng chảy máu của trĩ có tần suất cao ở miền
Bắc là vào tháng 9, miền Nam là tháng 5 [34].
Nguyễn Mạnh Nhâm (2004): “Điều tra bệnh trĩ ở miền Bắc Việt Nam:
các biện pháp phòng - điều trị” thực hiện ở Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Ninh
Bình, Hải Dương, Hà Tĩnh với sự tham gia của các bác sỹ chuyên khoa hậu
môn- trực tràng. Kết quả nghiên cứu cho biết: tỷ lệ mắc trĩ trong cộng đồng là
55%, các triệu chứng cơ năng thường gặp của bệnh trĩ: Sa búi trĩ (89,6%), Ỉa
máu (69,4%), Đau hậu môn (42,3%), Táo bón (80%); Trĩ độ 1 (10,4%), Trĩ độ
2 (51,8%), Trĩ độ 3 (31,8%), Trĩ độ 4 (6%). Nghiên cứu kết luận: Chưa có
biện pháp nào có hiệu quả điều trị trĩ trong cộng đồng do không áp dụng đúng
chỉ định điều trị [40].
Tại bệnh viện Bình Dân (TP Hồ Chí Minh), nghiên cứu của Lê Quang
Nhân điều trị 41 BN trĩ nội độ 3 và trĩ nội độ 4 bằng PT Longo cải tiến.
Nghiên cứu với hai nhóm: nhóm chứng và nhóm nghiên cứu trong thời gian
từ 12/2002 đến 9/2003, qua thăm khám tác giả không đưa và nghiên cứu các
BN đang mang thai, suy tim, xơ gan gây ra trĩ triệu chứng, BN ung thư trực
tràng, ung thư vùng chậu, BN đã có tiền sử tiêm xơ, hẹp hậu môn. Kết quả
nghiên cứu theo tác giả bước đầu là khả quan tuy nhiên cũng phải cần có thời


20

gian nghiên cứu dài hơn với số lượng BN lớn hơn mới đánh giá được đầy đủ
hiệu quả của việc cải tiến PT Longo [42].
Trần Thiện Hòa (2010) “Khảo sát một số đặc điểm dịch tễ học và lâm
sàng của bệnh trĩ ở người trên 50 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh”. Nghiên
cứu khảo sát tại 24 quận huyện ở thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 01/2006

đến tháng 07/2006, đối tượng nghiên cứu là những người ≥ 50 tuổi ở 24 quận
huyện tại thành phố Hồ Chí Minh. Qua sàng lọc, chọn được 3355 người thỏa
mãn tiêu chuẩn chọn mẫu (nam: 1895, nữ: 1460) được phỏng vấn và thăm
khám trực tiếp. Tuổi trung bình của mẫu khảo sát là 65,96 ± 9,54. Tỷ lệ hiện
mắc bệnh trĩ trong cộng đồng là 25,13%, nam có nguy cơ mắc bệnh cao
gấp1,36 lần so với nữ. Nhóm tuổi mắc trĩ cao nhất trong mẫu nghiên cứu là
65-69 tuổi và có sự giảm nhẹ tỷ lệ sau tuổi 75. Các yếu tố nguy cơ có tương
quan với bệnh trĩ: táo bón (OR = 1,80, khoảng tin cậy 95%) và bệnh hô hấp
mạn tính gây ho nhiều (OR = 1,40, khoảng tin cậy 95%). Triệu chứng cơ năng
thường gặp: sa trĩ (53,38%), đại tiện ra máu (17,55%), đau vùng hậu môn
(6,05%). Trĩ nội chiếm 54,21%, trĩ ngoại 45,79%, trĩ hỗn hợp 11,74%; thường
gặp nhất ở 04 vị trí 1-2h, 3h, 7 -8h, 10-11h. Trĩ độ 1 (21,23%), độ 2
(59,96%), độ 3 (16,85%), độ 4 (1,96%). Nghiên cứu kết luận: Tỷ lệ hiện mắc
bệnh trĩ ở nhóm người ≥ 50 tuổi trong cộng đồng vẫn còn khá cao. Do vậy
cần phải tích cực tuyên truyền và giáo dục trong cộng đồng để mọi người có
một cái nhìn đúng đắn hơn về phòng và điều trị bệnh trĩ [23].
Ở Việt Nam, sau 3 trường hợp trĩ đầu tiên được áp dụng PT Longo
tại BV Việt Đức ngày 11/5/2001 do giáo sư Descottes (Pháp) giúp đỡ thực
hiện, kỹ thuật này đã được một số BV áp dụng và hiện nay đã có mặt tại
nhiều các BV tỉnh thành trong cả nước. Năm 2005, Trịnh Hồng Sơn [ 47],
[49] thông báo về kết quả bước đầu trong điều trị bệnh trĩ bằng PT Longo
trong đó có trĩ tắc mạch. Theo tác giả, sau khi chẩn đoán trĩ tắc mạch


21

không điều trị nội bảo tồn, mà được PT cấp cứu, trong PT không nên can
thiệp vào các búi tắc mạch.
Tại bệnh viện 103, nghiên cứu của Quách Kim Dũng với 109 BN (84
nam, 25 nữ) được khám lâm sàng, thăm trực tràng, soi hậu môn trực tràng

chẩn đoán trĩ vòng độ 3 và độ 4 và PT theo phương pháp Longo bằng dụng cụ
KGZ- 32 (Trung Quốc) [17]. Kết quả: Thời gian PT: 15,52 phút, chảy máu
trong mổ phải khâu cầm máu (11,93%). Đau sau mổ: mức độ A (38,53%),
mức độ B (51,85%), mức độ C (9,17%) và mức độ D (2,76%). Thời gian nằm
viện trung bình 3,77± 1,2 ngày.
Các thông báo về PT Longo áp dụng tại tỉnh Sơn La và Hòa Bình của
Trịnh Hồng Sơn và cộng sự [55] cho biết: PTV đều được tập huấn về chỉ
định, kỹ thuật (các bước tiến hành), biết rõ các biến chứng của PT và thực
hiện theo một quy trình thống nhất.
- Phương pháp triệt mạch trĩ có sử dụng Doppler: phương pháp này
được gọi tắt tên tiếng Anh lúc đầu là DG - HAL (Doppler Guided
Haemorrhoid Artery Ligation); về sau do cải biên về phương tiện dụng cụ,
phương

pháp

này

được

gọi



THD

(Transanal

Haemorrhoidal


Dearterialisation). Theo Trịnh Hồng Sơn, từ năm 2001, DG- HAL bắt đầu sử
dụng tại Đức, nghiên cứu kết quả sớm trên 248 BN điều trị bằng DG – HAL
cho thấy: 171 (69%) BN không cần giảm đau, 147 BN không cần can thiệp
thêm được khám lại 6 tuần sau mổ, 61,2% không có triệu chứng. Phương
pháp THD đã được Trịnh Hồng Sơn tiến hành lần đầu tiên tại Bệnh viện Việt
Đức ngày 18 tháng 4 năm 2009 (BN nữ 50 tuổi); tại Bệnh viện Hòe Nhai
ngày 13 tháng 7 năm 2009 (BN nam 56 tuổi); Bệnh viện Saint- Paul ngày 8
tháng 7 năm 2009 (BN nam 56 tuổi) và bệnh viện Hữu Nghị ngày 14 tháng 7
năm 2009 (BN nam 56 tuổi) [52].


22

1.2.2. Nghiên cứu tại các tỉnh miền núi phía Bắc
Các tỉnh miền núi phía Bắc bao gồm 3 tỉnh thuộc vùng Tây Bắc (Lai
Châu, Điện Biên, Sơn La) và 9 tỉnh thuộc vùng Đông Bắc (Hà Giang, Cao
Bằng, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Bắc Giang). Tổng
diện tích của 12 tỉnh là 89.435 km 2, chiếm khoảng 26,9% diện tích Việt Nam.
Diện tích lớn nhất là tỉnh Sơn La 14.055 km 2 và diện tích nhỏ nhất là tỉnh Bắc
Giang 3.822 km2. Theo số liệu tổng điều tra dân số ngày 01/4/2009, dân số
các dân tộc thiểu số khu vực trung du, miền núi phía Bắc chiếm tỷ lệ là
54,68% so với tổng dân số các dân tộc thiểu số Việt Nam; có 7 tỉnh có tỷ lệ
dân tộc thiểu số chiếm trên 80% là: Cao Bằng (94,25%), Hà Giang (86,75%),
Bắc Kạn (86,63%), Lạng Sơn (83,01%), Sơn La (82,39%), Lai Châu (82,02%)
và Điện Biện (81,58%). Tỉnh có số dân đông nhất là Bắc Giang 1.548.600
người và tỉnh có dân số ít nhất là tỉnh Bắc Cạn 292.000 người. Hầu hết các
tỉnh có mật độ dân cư thưa thớt, cá biệt Lai Châu chỉ có 35 người/km 2. Dân
cư sống trên địa bàn này chủ yếu là dân tộc thiểu số như Nùng, Thái,
Mông, Sán Dìu, Dao...; chỉ có 2/12 tỉnh là Bắc Giang và Quảng Ninh mà
người Kinh chiếm số đông.

Mô hình bệnh tật ở các tỉnh miền núi cũng rất đa dạng, đã có nhiều
nghiên cứu [1], [15], [46].
Luận án phó tiến sĩ của Nguyễn Võ Kỳ Anh (1995) “Nghiên cứu mối
liên quan giữa một số yếu tố môi trường sống và tình hình sức khỏe, bệnh
tật ở học sinh tiểu học của một số địa phương miền núi phía Bắc Việt
Nam”. Nghiên cứu tại 4 tỉnh là Tuyên Quang, Hòa Bình, Thái Nguyên và
Yên Bái, tác giả đề xuất kiến nghị: cần có những giải pháp thích hợp, đồng
bộ để triển khai có hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân
dân miền núi [1].


23

Luận án tiến sĩ của Nguyễn Văn Sơn (2000). Nghiên cứu tại 9 xã thuộc 6
tỉnh miền núi phía Bắc (Thái Nguyên, Hà Giang, Lạng Sơn, Sơn La, Hòa
Bình, Lai Châu), về các yếu tố nguy cơ còi xương dinh dưỡng ở trẻ em dưới 3
tuổi tại một số vùng miền núi phía Bắc và hiệu quả điều trị bằng vitamin D
liều thấp của. Tác giả kết luận: tỷ lệ mắc bệnh còi xương dinh dưỡng của trẻ
em dưới 3 tuổi ở một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam là 14,4% [46].
Luận án tiến sĩ của Lê Thị Kim Dung (2003) nghiên cứu tại huyện Sa
Pa (Lao Cai) và Yên Bình (Yên Bái) về chỉ số nhân trắc và chỉ số tỏa nhiệt
của học sinh trung học cơ sở liên quan tới môi trường sống. Tác giả kiến
nghị: “…Nhà nước cần có những chính sách ưu tiên về các mặt cho vùng
sâu, vùng xa, vùng chịu nhiều thiệt thòi để làm giảm bớt sự mất công bằng,
mang lại hạnh phúc cho người dân ở đây nhất là cho các trẻ em, học sinh
miền núi phía Bắc” [15].
Điểm lại đã có nghiên cứu về một số bệnh lý tại một số tỉnh miền núi
phía Bắc, nhưng chưa thấy bất kỳ một nghiên cứu nào về chẩn đoán và điều
trị các bệnh ngoại khoa đường tiêu hóa thường gặp (trong đó có bệnh trĩ) tại
các tỉnh ở vùng, miền này.

Chẩn đoán và điều trị phẫu thuật bệnh trĩ phụ thuộc vào nhiều yếu tố
như: con người (nội soi, gây mê, giải phẫu bệnh và phẫu thuật viên), trang
thiết bị (soi đại trực tràng, phòng mổ, máy mê, dụng cụ phẫu thuật, giải phẫu
bệnh) và bệnh nhân. Về mặt lý thuyết, tại các bệnh viện đa khoa tỉnh miền núi
phía Bắc đã có đầy đủ các điều kiện phục vụ cho chẩn đoán và điều trị phẫu
thuật bệnh trĩ, cụ thể là:
. Năm 2002 Quyết định của Bộ Y tế ban hành danh mục trang thiết bị y
tế bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, huyện, phòng khám đa khoa khu vực, trạm y


24

tế xã và túi y tế thôn bản [4]. Danh mục trang thiết bị y tế bệnh viện đa khoa
tuyến tỉnh theo quyết định này đáp ứng đầy đủ cho phẫu thuật bệnh trĩ.
. Năm 2005 Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế về tiêu chuẩn thiết kế
khoa phẫu thuật bệnh viện đa khoa - tiêu chuẩn ngành [5].

Số thứ tự

Tên phòng mổ

1
2
3
4
5
6

Mổ tổng hợp
Mổ hữu khuẩn

Mổ chấn thương
Mổ cấp cứu
Mổ sản
Mổ chuyên khoa
Cộng

Số lượng đơn vị phòng mổ
Quy mô 1
Quy mô 2
Quy mô 3
250 - 350
400 - 500
Trên 550
giường
giường
giường
01
01
02
01
01
02
01
01
01
01
01
01
01
01

01
02
04
06
09

(Nguồn: Quyết định về việc ban hành tiêu chuẩn thiết kế khoa phẫu thuật
bệnh viện đa khoa- tiêu chuẩn ngành, số 34/2005/QĐ-BYT, ngày 31/10/2005).
Theo quyết định này các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh thuộc quy mô 2
(400- 500 giường bệnh) đã có phòng mổ hữu khuẩn, phù hợp cho phẫu thuật
bệnh trĩ.
. Thông tư số 13/2012/TT-BYT ngày 20 tháng 08 năm 2012 về Hướng dẫn
công tác gây mê - hồi sức có đoạn : “Bác sỹ gây mê - hồi sức là bác sỹ đã được
đào tạo về chuyên khoa gây mê - hồi sức từ 18 tháng trở lên và được cấp chứng
chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh ”. Theo
thông tư này, bố trí nhân lực cho phẫu thuật như sau: “nhân lực cho mỗi ca phẫu
thuật tối thiểu gồm 01 (một) bác sỹ gây mê - hồi sức, 01 (một) điều dưỡng viên
gây mê - hồi sức, 01 (một) điều dưỡng viên làm nhiệm vụ dụng cụ, 01 (một)
điều dưỡng viên làm nhiệm vụ vòng ngoài và 01 (một) hộ lý” [7].


25

. Năm 2008 Bộ Y tế ban hành danh mục vật tư tiêu hao, vật tư thay thế
dùng trong khám, chữa bệnh trong đó có dụng cụ cắt nối tự động sử dụng
trong kỹ thuật Longo được quỹ bảo hiểm thanh toán [10].
. Thông tư số 43/2013/TT- BYT ngày 11 tháng 12 năm 2013 quy định chi
tiết phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh [8] đối với các bệnh viện tuyến tỉnh. Theo đó bệnh trĩ thuộc phân tuyến
chuyên môn kỹ thuật của bệnh viện hạng 2, là các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh.

. Quyết định của thủ tướng chính phủ số 186/2001/QĐ-TTg ngày 07
tháng 12 năm 2001 về phát triển kinh tế xã hội ở 6 tỉnh đặc biệt khó khăn
miền núi phía Bắc thời kỳ 2001- 2005, trong đó có đoạn: “Phát triển kinh tế
xã hội 6 tỉnh đặc biệt khó khăn vùng núi phía Bắc: Cao Bằng, Bắc Cạn, Lào
Cai, Hà Giang, Sơn La, Lai Châu thời kỳ 2001- 2005 nhằm phát huy những
tiềm năng, lợi thế về địa lý, đất đai, khí hậu, rừng và khoáng sản,…và tiềm
năng con người trong khu vực; gắn phát triển kinh tế xã hội với thực hiện các
chính sách dân tộc, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân; bảo
vệ môi trường sinh thái cho vùng và hạ lưu ở đồng bằng Bắc Bộ; góp phần
giữ vững an ninh quốc phòng” [10].
Tuy vậy, thực tế triển khai những nghị quyết này còn rất nhiều khó khăn.
Về thực trạng chẩn đoán và điều trị các bệnh lý tại 12 tỉnh miền núi phía
Bắc chúng tôi thống kê được qua niên giám thống kê của Bộ y tế năm 2012
với tổng số BS là 7660, trong đó số BS tuyến tỉnh là 3274 (42,7 %), số lượt
khám bệnh là 18997510, số lượt điều trị nội trú 1638641, số lượt phẫu thuật là
149458 [7]. Tuy nhiên không có thống kê cụ thể về chẩn đoán và điều trị các
bệnh lý ngoại khoa tiêu hóa, trong đó có bệnh trĩ. Do vậy chưa có sự thống
nhất các xét nghiệm thăm dò chẩn đoán trước mổ, GPB và điều trị PT đối với
bệnh lý này. Chính vì vậy để góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh,
việc áp dụng một quy trình cụ thể về chẩn đoán và điều trị bệnh trĩ tại các tỉnh
này là rất cần thiết.


×