Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Chuyên đề 3 môn luật tố tụng dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.2 KB, 6 trang )

CHƯƠNG 3:
ÁN PHÍ, LỆ PHÍ, CHI PHÍ TỐ TỤNG DÂN SỰ;
CHỨNG CỨ, CHỨNG MINH TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ
I/ Trả lời đúng sai, nêu căn cứ pháp lý, giải thích?
1/ Tòa án chỉ thụ lý vụ án khi đương sự đã nộp tạm ứng án phí dân sự sơ
thẩm.
Trả lời:
Nhận định sai. Vì Tòa án không chỉ thụ lý vụ án trong trường hợp khi đương
sự đã nộp tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm, mà còn trường hợp đương sự được miễn
án phí không cần nộp tạm ứng án phí thì Tòa án vẫn thụ lý theo quy định của Pháp
luật. CSPL: khoản 2 điều 146 BLTTDS.
2/ Đương sự không được Tòa án chấp nhận yêu cầu phải chịu án phí sơ
thẩm.
Trả lời:
Nhận định Sai. Vì theo khoản 1 điều 147 BLTTDS thì đương sự phải chịu án
phí sơ thẩm nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận, trừ trường hợp được
miễn hoặc không phải chịu án phí sơ thẩm, Trong vụ án ly hôn thì nguyên đơn phải
chịu án phí sơ thẩm, không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp
nhận yêu cầu của nguyên đơn. Trường hợp cả hai thuận tình ly hôn thì mỗi bên
đương sự phải chịu một nửa án phí sơ thẩm theo khoản 4 điều 147 BLTTDS và Điều
10 ,11 Pháp lệnh 10/2009
3/ Chi phí giám định do người yêu cầu giám định chịu.
Trả lời:
Nhận định sai, Vì trường hợp không có thỏa thuận giũa các bên đương sự
hoặc pháp luật không quy định khác thì theo khoản 1, điều 161 BLTTDS có quy định
người yêu cầu giám định chỉ nộp án phí khi kết quả giám định chứng minh yêu cầu
của người đó là không có căn cứ, khoản 4 điều 161 BLTTDS thì trường hợp người
yêu cầu giám định theo quy định tại khoản 3 điều 160 BLTTDS nếu kết quả giám


định chứng minh yêu cầu của người đó là có căn cứ thì người thua kiện phải chịu chi


phí giám định; Trường hợp Tòa án xét thấy cần thiết và quyết định trưng cầu giám
định thì nguyên đơn, người yêu cầu giải quyết việc dân sự, người kháng cáo theo thủ
tục phúc thẩm phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định theo Khoản 2 Điều 160
BLTTDS.
4/ Chi phí cho người làm chứng do bị đơn chịu.
Trả lời:
Nhận định Sai. Vì theo khoản1 điều 167 BLTTDS quy định thì chi phí cho
ngươig làm chứng do đương sự chịu (có thể là nguyên đơn, bị đơn, người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan), theo khoản 2 điều 167 BLTTDS thì chi phí người làm chứng
do người đề nghị Tòa án cho triệu tập người làm chứng nếu lời làm chứng phù hợp
với sự thật nhưng không đúng với yều cầu của người đề nghị. Trường hợp lời làm
chứng phù hợp với sự thật và đúng với yêu cầu của người đề nghị triệu tập người làm
chứng thì chi phí này do đương sự có yêu cầu độc lập với yêu cầu của người đề nghị
chịu.
5/ Tại phiên tòa phúc thẩm, nếu nguyên đơn rút đơn khởi kiện thì nguyên
đơn không phải chịu án phí phúc thẩm.
Trả lời:
Nhận định sai, Vì theo khoản 1 điều 148 BLTTDS quy định đương sự kháng
cáo phải chịu án phí phúc thẩm, nếu Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án, quyết
định sơ thẩm bị kháng cáo, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí
phúc thẩm; khoản 2 điều 148 BLTTDS thì trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm sửa bán
án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo thì đương sự không phải chịu án phí phúc thẩm.
6/ Tòa án ra quyết định định giá tài sản khi có yêu cầu của đương sự
Trả lời
Nhận định sai, Tòa án có thể ra quyết định định giá tài sản và thành lập Hội
đồng định giá khi Các đương sự không thỏa thuận lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài
sản hoặc đưa ra giá tài sản khác nhau hoặc không thỏa thuận được giá tài sản.


CSPL: Điểm b Khoản 3 Điều 104 BLTTDS

7/ Tại phiên tòa sơ thẩm, đương sự có quyền giao nộp chứng cứ.
Trả lời:
Nhận định Sai, vì theo khoản 1 điều 96 BLTTDS thì việc đương sự giao nộp
chứng cứ cho Tòa án tại phiên tòa xét xử sơ thẩm không chỉ là quyền mà là quyền và
nghĩa vụ, nên bắt buộc đương sự cần giao nộp chứng cứ cho tòa án để việc giải quyết
vụ việc tại phiên tòa diễn ra khách quan và chuẩn xác.
8/ Biên bản xem xét, thẩm định tại chỗ bắt buộc phải có đầy đủ chữ ký
(hoặc lăn tay, điểm chỉ) của tất cả các đương sự trong vụ án.
Trả lời:
Nhận định sai, vì theo khoản 2 điều 101 BLTTDS thì biên bản xem xét, thẩm
định tại chỗ không nhất thiết phải có đầy đủ chữ ký của tất cả các đương sự trong vụ
án mà chỉ cần có chữ ký của người xem xét, thẩm định và chữ ký hoặc điểm chỉ của
đương sự nếu có mặt, của đại diện UBND cấp xã hoặc công an xã...và những người
được mời tham gia việc xem xét, thẩm định.
9/ Di chúc là chứng cứ trong vụ án dân sự.
Trả lời:
Nhận định đúng, trong trường hợp di chúc được lập hợp pháp không giả mạo,
và có liên quan đến vụ án dân sự cần giải quyết.
Ví dụ như trường hợp ông H chết, để lại một bản di chúc ghi với nội dung để
lại cho cháu nội 500 triệu.Trong giả thiết này thì:



Chứng cứ là tính tiết sự kiện: trong nội dung di chúc cho cháu 500 triệu.
Nguồn chứng cứ là mặt hình thức: phát hiện ra bản di chúc của ông H chết

đi để lại.

Phương tiện chứng minh: di chúc được gửi tới tòa, tòa dùng công cụ để
chứng minh nhằm đạt được kết quả nhất định.

Cơ sở pháp lý: điểm c khoản 1 Điều 92 BLTTDS 2015
10/ Đương sự được miễn án phí sơ thẩm dân sự đương nhiên được miễn án
phí phúc thẩm dân sự.


Trả lời:
Nhận định sai, nếu đương sự được miễn án phí sơ thẩm nhưng đương sự
không đồng ý với bản án sơ thẩm và kháng cáo thì đương sự có thể phải chịu án phí
phúc thẩm nếu Tòa án giữ nguyên bản án , quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, trừ
trường hợp đương sự kháng cáo được miễn hoặc không phải chịu án phí phúc thẩm
theo khoản 1 điều 148 BLTTDS.
II/ Bài tập
Câu 1/ Ông Nam khởi kiện ông Hùng yêu cầu Tòa án giải quyết chia thừa kế
là căn nhà do cha mẹ chết để lại. Bản án sơ thẩm tuyên xử như sau: Chấp nhận yêu
cầu khởi kiện của ông Nam; xác định di sản thừa kế là căn nhà tọa lạc tại địa chỉ
(…), có giá trị được định giá là 6 tỷ đồng; phân chia như sau: ông Nam (nguyên đơn)
được nhận 1 tỷ đồng, ông Hùng (bị đơn) được nhận 2 tỷ đồng, ông Lâm (người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, là em út của nguyên đơn, bị đơn) được nhận 3 tỷ đồng
(…).
Ông Nam kháng cáo, yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại vụ án, chia đều
giá trị căn nhà cho 3 đồng thừa kế, mỗi người 2 tỷ đồng. Bản án phúc thẩm tuyên xử
không chấp nhận đơn kháng cáo của ông Nam, tuyên giữ nguyên bản án sơ thẩm.
Hỏi:
a/ Tính án phí sơ thẩm theo bản án sơ thẩm?
Trả lời
Vụ án được Tòa án chấp nhận yêu cầu giải quyết và các đương sự yêu cầu giải
quyết về việc chia thừa kế do cha mẹ để lại, do đó đây là vụ án dân sự có giá ngạch
nên Án phí sơ thẩm theo bản án sơ thẩm tính như sau:
Do Tòa án chấp nhận đơn yêu cầu khởi kiện của ông Nam và ông Hùng là bị
đơn trong vụ án nên ông Hùng là người chịu án phí sơ thẩm với phần giá trị tài sản

ông nhận được là 2 tỷ đồng trong tổng giá trị căn nhà 6 tỷ.
Tuy nhiên trong vụ án dân sự này còn có người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan là ông Lâm nên ông Lâm cũng là một đương sự của vụ án và phải tham gia xét


xử và tham gia đóng án phí sơ thẩm theo khoản 4 điều 68, khoản 2 điều 70, điều 73
BLTTDS, trong khi đó đây là vụ án tranh chấp về chia thừa kế và các đương sự
không tự xác định được phần tài sản của mình trong khối tài sản chung nên mỗi
đương sự điều phải đóng án phí sơ thẩm theo khoản 2 điều 147 BLTTDS:
Ông Hùng: 36.000.000 + 3%(2.000.000.000 – 800.000.000) =



39.600.000đvn

Ông Nam:

36.000.000

+

3%(1.000.000.000



800.000.000)

=

42.000.000đvn


Ông Lâm:

72.000.000

+

2%(3.000.000.000



200.000.000)

=

92.000.000đvn
CSPL: phụ lục I.2, Danh mục mức án phí, lệ phí Tòa án ban hành kèm theo
Pháp lệnh số 10/2009/UBTVQH12
b/ Tính án phí sơ thẩm và án phí phúc thẩm theo bản án phúc thẩm? Trả lời:
 Án phí phúc thẩm theo bản án phúc thẩm:

Do Ông Nam là người kháng cáo yêu cầu Tòa án chia đều giá trị cưn nhà và
không được chấp nhận nên theo bản án phúc thẩm ông Nam là chịu án phí phúc thẩm
theo bản án phúc thẩm 1 tỷ:
36.000.000 + 3%(1.000.000.000 – 800.000.000) = 42.000.000 đvn
 Án phí sơ thẩm theo bản án phúc thẩm: là 200.000đ theo phụ lục I.1, Danh mục mức

án phí, lệ phí Tòa án ban hành kèm theo Pháp lệnh số 10/2009/UBTVQH12. Án phí
sơ thẩm theo bản án phúc thẩm thì ông Nam là người kháng cáo nhưng không được
Tòa án chấp nhận yêu cầu kháng cáo do đó ông Nam là người chịu án phí phúc thẩm

theo bản án phuc thẩm khi nhận giá trị tài sản trị gái 1 tỷ đồng theo khoản 1 điều 148
BLTTDS.
Câu 2/ Nhà chị Mai và nhà anh Tuấn liền kề nhau. Anh Tuấn sửa nhà. Sau đó
nhà chị Mai bị nứt. Theo chị Mai, nhà của chị bị nứt là do việc sửa nhà của anh Tuấn
gây ra. Chị yêu cầu anh bồi thường 50tr nhưng anh không đồng ý (vì cho rằng nhà
chị Mai bị nứt do nhà chị được xây dựng trên nền móng yếu). Chị Mai đã khởi kiện
anh Tuấn đến tòa án có thẩm quyền, yêu cầu xét xử buộc anh Tuấn phải bồi thường


thiệt hại là 50tr. Tòa án thụ lý vụ án, trưng cầu giám định theo yêu cầu của chị Mai,
chi phí giám định là 5 triệu đồng. Kết quả giám định xác định: nhà chị Mai có 2 vết
nứt, do tác động của việc sửa nhà của anh Tuấn. Hỏi:
a.

Chị Mai phải chứng minh những vấn đề gì? Bằng các chứng cứ nào?
Trả lời:



Chị Mai phải chứng minh nhà chị có hai vết nứt là do lỗi của nhà anh Tuấn

trong quá trình sửa chữa.

Bằng các chứng cứ do gia đình chị Mai thu thập được như kết quả giám
định vết nứt do đâu, hình ảnh vết nứt, hình ảnh video nhà anh Tuấn khi sửa chữa
đã gây ảnh hưởng đến nhà chị Mai nếu có để chứng minh cho việc khởi kiện, yêu
cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp theo điều 91 BLTTDS.
b.
Bản án sơ thẩm chấp nhận yêu cầu khởi kiện của chị Mai, buộc anh Tuấn
bồi thường cho chị Mai số tiền 50tr. Chi phí giám định đương sự nào chịu?

Trả lời:
Bản án sơ thẩm chấp nhận yêu cầu khởi kiện của chị Mai, buộc anh Tuấn bồi
thường cho chị Mai số tiền 50tr, thì chi phí giám định do anh Tuấn chịu. Vì
bản án sơ thẩm chấp nhận yêu cầu khởi kiện và Tòa án thụ lý vụ án, trưng cầu
giám định theo yêu cầu của chị Mai điều đó ta thấy yêu cầu chị Mai đưa ra và
kết quả giám định là có căn cứ theo khoản 1 điều 161 BLTTDS, theo quy định
tại khoản 3 điều 160 BLTTDS nếu kết quả giám định chứng minh yêu cầu của
người đó là có căn cứ thì người thua kiện phải chịu chi phí giám định.



×