Ngày soạn: 28/11/06
Ngày dạy: 2/12/06
TIẾT 47 Nỗi lòng
A. Mục tiêu bài học
Giúp học sinh
-hiểu được tâm trạng bi tráng của người anh hùng được thể hiện trong bài thơ
- Cảm nhận được những hình ảnh kì vĩ có sức diễn tả mạnh mẽ tình cảm, khát vọng
của tác giả
B. Phương tiện thực hiện- Cách thức tiến hành
- sgk, sgv
- thiết kế bài học.
- GV tổ chức giờ dạy học theo cách thức nêu vấn đề kết hợp với các hình thức trao
đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi
C. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ:Đọc thuộc bài Tỏ lòng, cho biết chủ đề bài thơ
2. Giới thiệu :Bên cạnh những người anh hùng lập được nhiều chiến công hiển hách
còn có biết bao nhiêu con người mà cuộc đời, sự nghiệp phải chấp nhận thất bại. Từ
sự thật chua chát đó, có nhiều người đã làm thơ bày tỏ làng mình, bày tỏ tâm trạng
của người anh hùng chiến bại. "Nỗi lòng" của Đặng Dung là một bài thơ như thế
3. Nội dung bài dạy
Hoạt động thầy và trò Nội dung
Hoạt động 1
Giáo viên hướng dẫn học sinh
tìm hiểu tác giả
-Học sinh đọc tiểu dẫn sgk
Hoạt động 2
-Cho biết những nét chính về
cuộc đời và con người Đặng
Dung?
Hoạt động 3
Học sinh đọc bài thơ.
- Dựa vào phần chú thích gv
cho lớp tìm hiểu nghĩa của
những từ khó
Hoạt động4
- Bài thơ được sáng tác theo
thể thơ nào? Bố cục?
- Cho biết nội dung chính từng
phần?
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả:
(?-1414) người Can Lộc, Hà Tĩnh
Con tướng Đặng Tuất. Dưới triều Hồ ông giúp cha
cai quản đất Thuận Hóa
- Ông từng giao chiến với quan giặc hàng trăm
trận không nhụt chí.
- Năm 1414 ông bị giặc Minh bắt đưa về TQ. Ông
nhảy xuống sông tự vẫn
2.Bài thơ
-Thể loại: Thất ngôn bát cú Đường luật
-Bố cục: Thường có 4 phần : Đề - Thực- Luận-
Kết
Dựa vào mạch cảm xúc có thể chia bài thơ này
thành 2 phần:
+ Bốn câu đầu: Bi kịch của nhà thơ và nỗi lòng
của vị tướng già trước thời cuộc
+ Tâm trạng bi tráng và ý chí quật cường
- Em hãy cho biết chủ đề bt?
Hoạt động 5:
Giáo viên hướng dẫn học sinh
tìm hiểu 4 câu đầu.
HS đọc lại câu đầu
- Qua 4 câu thơ em hiểu nỗi
lòng nhà thơ như thế nào ?
-Đặt hoàn cảnh riêng của mình
trong thời cuộc, nhà thơ thấy
gì?
Nguyễn Trãi: Anh hùng để hận
mấy trăm đời
HQLy- vua, nhà cải cách vĩ
đại tk XV- ôm hận vì không có
nhân hòa
- Cảm hóa về thời thế có phải
là bộc lộ tư tưởng bi quan
không?
Hoạt động 6
Giáo viên hướng dẫn hs tìm
hiểu 4 câu cuối
Học sinh đọc
Giáo viên diễn nghĩa
- Tâm trạng bi tráng và ý chí
quật cường biểu hiện như thế
nào?
Thơ Đỗ Phủ: Tẩy binh mã
An đắc tràng sĩ vãn thiên hà
Tịnh tẩy giáp binh trường bất
- Chủ đề:Bìa thơ là lời giải bày tâm sự của tác giả
trước hoàn cảnh và thời cuộc. Đồng thời thể hiện
tâm trạng bi tráng và ý chí quật cường của tác giả.
II. ĐỌC- HIỂU
1. Bốn câu đầu: Nỗi lòng nhà thơ trước hoàn cảnh
và thời cuộc
- Hoàn cảnh:Việc đời đang diễn ra-> bản thân thì
già
Thời gian cuộc sống vô tận->cuộc đời ngắn ngủi
Lấy cái hữu hạn đối lập cái vô hạn-> nổi bật lòng
băn khoăn của một con người ham sống, ham vật
lộn, ham đấu tranh nhưng rối bời, bất lực vì tuổi
tác cho nên phải đắm mình trong rượu và ca
Đằng sau những câu thơ ấy không chỉ là nỗi băn
khoăn day dứt mà thoáng một nỗi buồn, một nỗi
cảm hoài về nhân thế đến rưng rưng.
- Nhà thơ suy nghĩ về thời thế. Thời thế xưa nay là
nhân tố quyết định sự thành đạt của con người
+ Hàn Khóai bán thịt chó.
+Hàn Tín câu cá
(cả hai về sau giúp cao tổ làm nên việc lớn)
=> thời thế tạo anh hùng
Gặp thời: người bình thường cũng làm được việc
lớn
Mất thời, không thế: người tài cung nốt hận mà
thôi
-> Bày tỏ mối hận của người anh hùng lỡ vận,
không có thiên thời
- Có buồn nhưng không bi quan tiêu cực.
Con người ấy đã đánh đông dẹp bắc trên 500 trận
vẫn không nản lòng
2. Bốn câu thơ cuối: Bộc lộ tâm trạng bi tráng và
ý chí quật cường
- Xoay trục đất: muốn nâng đỡ giang sơn nghiêng
lệch
- Tẩy binh: chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình
cho đất nước
dụng
Ước gì có tráng sĩ kéo nước
sông xuống
Rửa sạch khí giới mãi mãi
không dùng nữa
- qua bài thơ em thấy người
xưa quan niệm như thế nào
giữa anh hùng và thời vận?
=> Muốn mang tài năng, đức độ giúp vua giữ
nước, mang lại nền thái bình cho dân, cho nước.
Đây cính là khát vọng lớn lao của người anh hùng
nhưng ĐD không thực hiện được chí nguyện ấy vì
ông đã già.
Chí lớn nhưng lực bất tòng tâm. Nỗi làng, tâm
trạng của Đ D thật bi tráng
- Bất lực nhưng vẫn thể hiện ý chí quật cường. Đó
là tinh thần kiên trì chiến đấu. Hinhg tượng cuối
bài thơ
" bao phen mang gươm báu mài dưới ánh trăng"
-> Nuôi chí lớn cho đời sau để " sáu trăm đời vẫn
còn tưởng thấy sinh khí lẫm liệt"
III. CỦNG CỐ
Qua bài thơ, chúng ta thấy đựợc :
- Cảm xúc bi tráng của một lão tướng trước tình
thế, vận nước nguy nan
- Bài thơ để lại dấu ấn: Bài thơ đi sâu thể hiện tâm
trạng nhân vật trữ tình, phần nào bộc lộ cái tôi,
bước đầu phá vỡ qui ước của thơ ca TĐ
IV. DẶN DÒ: học thuộc bài thơ
Soạn bài: Cảnh ngày hè của NT