Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Van 10 - Tiet 53

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.98 KB, 3 trang )

NGAY SOẠN:3/12/06
NGÀY DẠY:5/12/06
TIẾT: 53
BÀI : NHÀN (NGUYỄN BỈNH KHIÊM)
A. Mục tiêu bài học
Giúp học sinh
-Hiểu được cái thú vị và ý nghĩa triết lí trong cách sống nhàn dật.
- Cảm nhận đựoc nét đặc sắc về nghệ thuật của nhà thơ, lời tự nhiên, giản dị mà có ý vị,
bằng chứng về sự trưởng thành của ngôn ngữ thơ Nôm
B. Phương tiện thực hiện- Cách thức tiến hành
- sgk, sgv
- thiết kế bài học.
- GV tổ chức giờ dạy học theo cách thức nêu vấn đề kết hợp với các hình thức trao đổi thảo
luận, trả lời các câu hỏi
C. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ:Đọc thuộc bài " Cảnh ngày hè", cho biết chủ đề bài thơ.
2. Giới thiệu :Sống gần trọn thế kỉ XVI, NBK đã chứng kiến biết bao điều bất công ngang
trái, thối nát của các triều đại phong kiến thời Lê- Mạc. Xót xa hơn ông thấy sự băng hoại
đạo đức của xã hội
- Còn bạc còn tiền còn đệ tử.
Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi
- Đời nay những trong người nhiều của
Bằng đến tay không ai kẻ vì
- Thớt có tanh tao, ruồi đậu đến
Gang không mặt mỡ, kiến bò chi.
Chốn quan trường bon chen đường danh lợi. Ông dâng sớ xin chém 18 tên lộng thần, vua
không nghe. Ông trả áo mũ trièu đình về sống quê nhà với triết lí:
Am Bạch Vân rỗi nhàn hứng
Bụi hồng trần biếng ngại chen
Hay
Nhàn một ngày là tiên một ngày


3. Bài dạy
Hoạt động gv-hs Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1
Giáo viên giúp học sinh tìm hiểu
về tác giả, sự nghiệp thơ văn của
Nguyễn Bỉnh Khiêm
- HS đọc tiểu dẫn
- Cho biết những nét chính về
cuộc đời và thơ văn của NBK?
I.TÌM HIỂU CHUNG
1. tác giả: Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585),quê
Trung Am, Vĩnh Lại, Hải Dương.
- Ông học giỏi nhưng 41 tuổi mới thi hương. Năm sau
đỗ trạng nguyên
- Ông là nhà thơ lớn ở thế kỉ XVI
- Tác phẩm:
+chữ Hán: Bạch Vân am thi tập :700 bài thơ
+chữ Nôm: Bạch Vân quốc ngữ thi : 170 bài
Nội dung thơ văn ông là tiếng nói của tầng lớp tri
thức dân tộc trong giai đoạn suy tàn của chế độ phong
kiến, thể hiện khát vọng tìm hiểu tự nhiên xã hội,
khẳng định lí tưởng sống nhân nghĩa, hòa hợp với
thiên nhiên, đồng thời phê phán thói đời đen bạc
Hoạt động 2
Giáo viên giúp học sinh tìm hiểu
chung về bài thơ
- Cho biết vị trí bài thơ?
- Học sinh đọc
- Xác định thể loại và bố cục?
- Cho biết chủ đề bài thơ?

Hoạt động 3:
Giáo viên phân nhóm, cho học
sinh tìm hiểu bài thơ theo câu hỏi
định hướng và các em trình bày
suy nghĩ của mình
- HS đọc 2 câu đầu.
- Nhu cầu của tác giả thể hiện như
thế nào?
- Em hãy nhận xét nhịp thơ? Nhịp
thơ đó có tác dụng gì?
- Như vậy lối sống của tác giả
được trình bày trong hai câu thơ
đầu là gì?
Hoạt động 5
Giáo viên hướng dẫn hs tìm hiểu
bốn câu thơ tt: Quan niệm về lối
sống ở đời.
- Biểu tượng "nơi vắng vẻ" đối lập
với " chốn lao xao" có ý nghĩa gì?
- Bốn câu thơ thể hiện triết lí gì
của tác giả về cuộc sống?
Hoạt động 6
2. Bài thơ
-Vị trí: Nằm trong tập : Bạch Vân quốc ngữ thi
- Bố cục: 2/4/2
- Chủ đề:Bài thơ thể hiện quan niệm về cuộc sống
nhàn tản: Không vất vả, không quan tâm tới xã hội,
chỉ lo an nhàn của bản thân, hòa hợp với tự nhiên,
không tham danh lợi để giữ cốt cách thanh cao.
II. ĐỌC -HIỂU

1. Hai câu đầu:Lối sống của tác giả
+Mai, cuốc: dụng cụ nhà nông để đào đất. Cần câu:
câu cá
+Dẫu ai vui thú nào-> ta cứ sống theo cáh của ta
Hai câu thơ thể hiện quan niệm về cách sống nhàn
tản, nhịp 2/2/1/2 của câu thơ đầu diễn tả trạng thái
ung dung của nhân vật trữ tình trong cuộc sống hàng
ngày
+3 tiếng " một"-> nhu cầu cuộc sống giản dị, chẳng
có gì cao sang
+2 tiếng "thơ thẩn" gợi ra trạng thái con người thật
nhàn hạ, thảnh thơi, người không bận chút mưu cơ, tư
dục
+ Dẫu ai vui thú-> tác giả không hề bận tâm với lối
sống bon chen, chạy đua với danh lợi, khẳng định
cách sống của mình đã chọn, đó là lối sông an nhàn.
2. Bốn câu giữa:Quan niệm về lối sống ở đời
+Ta dại>< người khôn: khẳng định phương châm
sống của tác giả, mỉa mai người khác mình
+Ta dại:"đại trí như ngu"-> người có trí tuệ lớn,
không khoe khoang, bề
ngoài xem ra rất vụng về, dại dột.
->không phải xa lánh cuộc đời mà tìm nơi mình thích
thú để đựợc an nhàn
+vắng vẻ><lao xao-> làm rõ sự đối lập về cách sống
+ chốn lao xao: nơi đua tranh giành lợi, nơi chợ búa
giành giật, hãm hại lẫn nhau
Bốn câu thơ thể hiện quan niệm của tác giả về triết lí
sống nhàn. Đó là không quan tâm tới xã hội, chỉ lo an
nhàn của bản thân , hòa hợp với tự nhiên

- sinh hoạt hàng ngày:măng trúc, giá đỗ, aotù, hồ sen-
> cuộc sống quê mùa, chất phác, thuần hậu, đạm bạc.
Con người gần gũi với thiên nhiên, hòa với thiên
nhiên, tìm thấy những gì mình thích thú. Mùa nào
thức ấy, sẵn có quanh mình chẳng phải tìm kiếm vất
vả gì. Thật an nhàn
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu triết
lí nhân sinh của tác giả
Đọc 2 câu thơ
- Tác giửa mượn tích cũ, người
xưa để nói điều gì?
- Nhận xét chung về giá trị nội
dung bài thơ
3. Hai câu cuối: Triết lí nhân sinh
Mượn tích cũ, người xưa->ý nghĩa coi thường sự phú
quí. NBK một lần nữa lại khẳng định lối sống cho
riêng mình
III. TỔNG KẾT
Cả bài thơ, tác giả cho ta thấy một nhân cách sống
qua cách nói giản dị, giọng thơ chân tình.
Tg coi nhàn là một triết lí sống yên vui, lạc thú cho
bản thân. Đó là thứ lạc thú cá nhân trong sạch
Cách thể hiện của bài thơ cũng tự nhiên góp phần dạy
người, dạy đời mà xung quanh cuộc sống đầy những
kẻ mưu cơ tư dục
IV. Dặn dò:
- Học thuộc bài
- Soạn bài " Đọc tiểu thanh kí"

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×