Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Van 10 - Tiet 58

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.39 KB, 2 trang )

Ngày soạn:15/12/06
Ngày dạy:17/12/06
Tiết 58:
CẢM XÚC MÙA THU ( ĐỖ PHỦ)
A. Mục tiêu bài học
Giúp học sinh
-Cảm nhận đựợc lòng yêu nước thương nhà sâu lắng của Đỗ Phủ trước một chiều thu u ám
- Thấy được kết cấu chặt chẽ và tính chất đặc biệt cô đọng, hàm súc của bài thơ
B. Phương tiện thực hiện- Cách thức tiến hành
- sgk, sgv
- thiết kế bài học.
- GV tổ chức giờ dạy học theo cách thức nêu vấn đề kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả
lời các câu hỏi
C. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ:Đọc thuộc bài " Cảnh ngày hè", cho biết chủ đề bài thơ.
2. Giới thiệu :
Nếu nhà thơ Lí Bạch đời Đường thiên về bút pháp lãng mạn thì Đỗ Phủ lại mang duyên nợ với những
dòng thơ hiện thực gắn liền với cuộc sống đời thường. Tiếng thơ ông mang âm hưởng của nỗi buồn ai
oán, triền miên về những cảnh đời đau khổ, bất hạnh mà chính ông đã từng nếm trải. Bài thơ " Thu
hứng" thể hiện một cachs sâu lắng nỗi nhớ quê hương của người xa xứ
3. Tiến trình
Hoạt động gv-hs Nội dung cần đạt
Hoạt động 1
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu
về tác giả, tác phẩm
- Đọc tiểu dẫn SGK
- Em hãy cho biết những nét chính về
cuộc đời và con người Đỗ Phủ.
- Oử Đỗ Phủ có điểm gì khác so với Lí
Bạch?
Học sinh đọc bài thơ


- Bài thơ viết theo thể loại gì?
- Hãy phân tích bố cục của bài thơ?
Hoạt động 3
Gv chia nhóm cho học sinh thảo luận
rút ra chủ đề. Đai diện nhóm phát
biểu?
Hoat động 4
GV hướng dẫn hs tìm hiểu bốn câu thơ
đầu
-Đọc bốn câu thơ đầu
- Cho biết địa danh được môtả, nó có
điểm gì đặc biệt?
- Rừng thu ở đây hiện lên trước mắt
nhà thơ như thế nào?
I.Tìm hiểu chung
1 Tác giả:
Đỗ Phủ (712-770) xuất thân trong gia đình có truyền
thống 13 đời làm quan.
Ông ôm ấp hoài bão lớn là làm qua giúp vua, nhưng con
đường thi cử, công danh lận đận
- Sống cuộc đời cùng khổ, tủi nhục-> gắn bó yêu thương
những người nông dân nghèo
- Sáng tác: Hơn 1400 bài thơ ( chưa kể những tác phẩm
bị mất trong loạn biến An Sử)
2. Bài thơ
a.Thể loại: Thất ngôn bát cú Đường luật
b. Bố cục: 2 phần
+4 câu trên: Miêu tả bức tranh thiên nhiên
+ 4 câu dưới: Bốn câu dưới thể hiện nỗi buồn thương
nhớ quê hương

c. Chủ đề
Bài thơ viết về vùng núi Vu Sơn, Vu Giáp bao la, hiểm
trở, hùng vĩ mà hiu hắt, đông thời bộc lộ tâm trạng cô
độc và nõi lòng nhớ quê hương da diết của nhà thơ.
II. ĐỌC- HIỂU
1. Bốn câu đầu:
- Địa danh: Vu Sơn- Vu Giáp-> nơi núi non hùng vĩ,
hiểm trở
- Rừng thu:sương thu dày đặc phủ xuống rừng phong
-> không khí ảm đạm, xác xơ, iêu điều vì sương trắng
xóa bao phủ
- Khí thu: lạnh lẽo, thâm u
- Cảnh thu: giữa lòng sông sóng vọt lên cao trắng xóa
tận trời
- Nhận xét về bức tranh thiên nhiên
mùa thu và tâm trạng của nhà thơ?
Hoạt động 5
Gv hướng dân hs tìm hiểu 4 câu cuối.
- Hs đọc 4 câu cuối
+ Hình ảnh khóm cúc nở, hình ảnh con
thuyền có ý nghĩa gì?
- Cảm nhận của em về hình ảnh trong
hai câu thơ cuối?
- Gv liên hệ thơ Lí Bạch và Bạch Cư
Dị để minh họa.
Gv hướng dẫn học sinh tổng kết
Cửa ải: mây kéo đến bao trùm gần như tiếp giáp với
mặt đất
Cảnh ở hai câu thơ: đối nhau về ý và lời tạo nên hai bức
tranh đối nghịch. Cảnh mang dấu ấn rõ rệt của vùng núi

non hùng vĩ
Qua bốn câu thơ ta nhận ra được bức tranh thiên nhiên
được vẽ bằng tâm cảnh. Núi non trùng điệp mà hiu hắt,
cảnh sôi động mà nhạt nhòa, u ám. Tất cả diễn tả nỗi
buồn thu. Đất nước chìm ngập trong loạn li. Nhà thơ
cảm nhận được nỗi dau khổ của mọi người mọi cảnh
ngộ, trong đó có cả nỗi xót xa của riêng mình. Một nỗi
niềm thương nhớ đến rưng rưng
2. Bốn câu cuối:
- Nhìn khóm cúc nở,tác giả thấy như tuôn thêm dòng
lệ.Những đau khổ trong quá khứ trở về với hiện tai và
đọng lại trên nhành hoa.Đỗ Phủ không chỉ khóc trong
hiện tại mà nước mắt đã rơi từ lâu rồi (loạn biến An Lộc
Sơn)
- Hình ảnh con thuyền:
+Tính chất trôi nổi , cô độc
+ Phương tiện để nhà thơ mong đợi được trở về quê
hương
+ Hiện tai con thuyền còn trôi nổi, biết dạt vào đâu
-> càng nhớ nhà
- Hai câu cuối: bao trùm nhiều dư vị và có vẻ đột ngột:
+ mọi người nô nức may áo rét
+ Giặt áo cũ, chuẩn bị cho mùa Đông tới gần
=>không bộc lộ tình cảm chủ quan mà quay về tả cảnh
khách quan ngoài đời.
Thơ Đường, tiếng chày đập áo có sức gợi cảm lớn. Thơ
Lí Bạch:" Tiếng đập áo của muôn nhà có thể làm cho
chinh phụ xao xuyến nghĩ tới người thân nơi biên ải,"
nghe tiếng chày qua đêm có thể sáng mai đầu bạc phau"
vì" mỗi tiếng chày lên xuống là một sợi tóc trắng như

tơ" (Bạch Cư Dị) Ở đây cảnh chiều thu thành Bạch Đế
tiếng chày đập áo nghe dồn dập. Chao ôi, cảnh ấy càng
khơi dậy trong lòng người nỗi thương nhớ khôn nguôi.
III. Tổng kết
- Đây là bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật được xem
là hay nhất của thời nhà Đường
- Bài thơ tái hiện lại một cảnh thu buòn hiu hắt, xao
động, mang nét đặc trưng của Qùi Châu với núi rừng,
sông nước, cây cối dưới cái nhìn của người tha hương
Nguời đọc liên tưởng tới cảnh ngộ đau buồn của đất
nước qua tâm trạng Đỗ Phủ. Bài thơ không miêu tả trực
tiếp mà vẫn có ý nghĩa hiện thực rộng lớn
D. Dặn dò: Học bài, soạn bài Tì Bà Hành của Bạch Cư Dị

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×