Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Van 10 - Tiet 61

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.36 KB, 2 trang )

Ngày soạn:21/12/06
Ngày dạy:23/12/06
Tiết 61:
THƠ HAI CƯ(Mausuô Basô và Y. Busôn)
A. Mục tiêu bài học
Giúp học sinh
1. Nắm được đặc điểm thơ hai cư và cuộc đời sáng tác của hai tác giả
2. Hiểu được ý nghĩa và cảm nhận được vẻ đẹp của những bài thơ
B. Phương tiện thực hiện- Cách thức tiến hành
- sgk, sgv
- thiết kế bài học.
- GV tổ chức giờ dạy học theo cách thức nêu vấn đề kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả
lời các câu hỏi
C. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ:Đọc thuộc 3 bài thơ đọc thêm.
2. Giới thiệu :
Ta đã đọc thơ Đường của TQ. Rồi đây ta sẽ tìm đến thơ Sigiô của Triều Tiên,Ru bai của Iran. Song
thơ hai cư NB vẫn là thơ ngắn nhất
3. Tiến trình
Hoạt động gv-hs Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:
Giáo viên hướng dan học sinh
tìm hiểu về thơ Hai cư
- hs dọc tiểu dẫn
- Cho biết những nét cơ bản về
thơ hai cư?
Hoạt động 2
Giáo viên hướng dẫn học sinh
tìm hiểu về tác giả
-đọc tiểu dẫn
- SGK trình bày vấn đề gì về


Masuô Basô?
- Yôsa Bu son là con người như
thế nào? Ông có vai trò gì trong
phong trào thơ hai cư?
Hoạt động 3
I. Tìm hiểu chung
1. Thơ hai cư:
- Thể thơ quan trọng của thơ ca truyền thống Nhật Bản
-Thơ Hai cư rất ngắn. Một bài chỉ có 3 câu gồm 17 âm tiết,
không có dấu câu. Toàn bài chỉ có 7-8 chữ, khong bao giừo
quá 10 chữ
- Nội dung thơ hai cư thường phản ánh vẻ đẹp thiên nhiên
và tâm trạng con người. Trong thơ thường dùng các từ
tượng trưng cho các mùa trong năm. Các từ đó phần nhiều
là cỏ cây hoa lá
- Chất Sabi vốn là nguyên tắc mĩ học của Nhật Bản. Sabi thể
hiện tính chất đơn sơ tao nhã, cô liêu, trầm lặng, u buồn
nhưng không chán chường bi lụy, oán đời. Sabi là vẻ đẹp
tâm hồn
2. Tác giả
a.Masuô Basô:
Sinh trưởng trong một gia đình võ sĩ đạo Samurai. Ông theo
thiền tông, sống cuôc đời lận đận. Lên chín tuổi phải đi hầu
hạ cho một gia đình lãnh chúa
Ông thích thơ văn từ nhỏ, lớn lên hiểu sâu rộng về thơvăn
cổ Nhật Bản và TH. Thích lãng du, thích tu luyện để giải
thoát tâm linh
b. Yôsa Bu son
là nhà thơ và nhà họa sĩ nổi tiếng Nhật Bản. Sinh trưởng
trong một gđ giàu có

cuộc sống không được suôn sẻ, từ nhỏ dã tự kiếm sống. Ông
là một trong những môn đồ tích cực phát huy phong cách
thơ Hai cư
Thơ ông giàu màu sắc, giàu âm thanh, ý hàm súc, ngắn gọn,
trữ tình. Thơ ông phần nhiều miêu tả về mùa xuân, do vậy
có người gọi ông là" thi sĩ mùa xuân"
Gv hướng dẫn học sinh phân
nhóm tìm hiểu thơ Masuô Basô
- Cành khô , chim quạ có liên
quan gì đến cảm nhận chiều thu
- Tác giả đã dùng cách nào để tạo
ra hiệu qủa cảm xúc cao cho bài
thơ?
- Hoa anh đào tượng trưng cho
điều gì?
- Việc nhà thơ không xác định rõ
tiếng chông đến từ đâu có ý
nghĩa như thế nào?
- Vì sao nhà thơ đặt những âm
thanh " Cây chuối trong gió thu"
và tiếng mưa rơi tí tách vào chậu
cạnh nhau để thể hiện tiếng đêm?
- Nhà thơ cảm nhận tiếng đêm
khuya bằng các giác quan nào?
Hoạt động 4
Giáo viên hướng dẫn học sinh
tìm hiểu thơ Yôsa Bu son
- Tiếng thác chảy tượng trưng co
điều gì?
- Tiếng thác chảy, lá non có quan

hệ gì?Tìm hiểu ý nghĩa bài thơ.
- Anh chị hiểu gì về hình ảnh áo
tơi và ô?
- Tìm hiểu mối quan hệ giữa hai
câu đầu và hai câu sau, nhà thơ
muốn nói điều gì?
II.ĐỌC-HIỂU
Thơ Masuô Basô:
BÀI 1
- Đặc trưng mùa thu: cây khô, lá vàng, chim quạ
Chim quạ là loài ăn thịt, chuyên rỉa xác chết->ở đâu có xác
chết là ở đó có tiếng quạ kêu. Vì thế quạ gắn liền với cái
chết, với sự ảm đạm của chiều thu
- Tác giả đã sử dụng liên tưởng và tưởng tượng để tạo ra
tính hàm xúc cao cho bài thơ
BÀI 2
-Hoa Đào tượng trung co mùa xuân đến. Đây là liên tưởng
gợi lên cái đẹp, cái đáng yêu của thiên nhiên
- Không rõ tiếng chuong tử đền Uenô hay đền Axacưxa đã
gợi cho nhà thơ cảm xúc vì đây là hai nơi có hoa an đào nở
rộ.
Sự giao cảm với thiên nhiên , với cái đẹp của thiên nhiên,
khiến nhà thơ cũng mơ hồ thấy tiếng chuông vang vọng
BÀI 3
Cây chuối trong gió thu đặt cạnh tiếng mưa rơi tí tách vào
chậu để thể hiện tiếng đêm vì:
+ Cây chuối NB->sự trong sáng và nhạy cảm-> tam hồn thi
sĩ. Tâm hồn ấy nhận ra gió thu, nhận ra tiếng mua rơi tí tách
đều đều buồn tẻ. Từ đó mà liên hệ tới nỗi buồn cô đơn trong
đêm thu

+ Nhà thơ cảm nhận đêm khuya bằng thính giác. Song cái
nghe đó bằng liên tưởng và tưởng tượng-> nhạy cảm, tinh tế
của nhà thơ.
Thơ Yôsa Bu son
BÀI 1
Tiếng thác chảy tựong trưng cho mưa nhiều ở NB, khí hậu
ôn hòa. Vì thế tiếng thác chảy và lá non có liên quan với
nhau. Đó là sự hòa hợp với thiên nhiên, khí hậu thích hợp,
cây cối xanh tốt
Ý nghĩa bài thơ:
Tg dẫ đặt niềm tin: Con người có quan hệ đặc biệt với cây
cỏ,thích ngắm cảnh thiên nhiên, tâm hồn cha hòa với thiên
nhiên, hấp thụ sức soongs chan chứa trong thiên nhiên
Bài 2
- Áo tơi và o cùng đi dưới mùa xuân lất phất. Mùa xuân đến.
Con người di dưới mưa xuân thưởng thức vẻ mát mẻ dịu
dàng. Mùa xuân hoa anh đào nở. Bài thơ gợi về vẻ dẹp giản
dị trong cuộc sống của con người
Bài 3
Mùa xuân về, hoa đào nở. Con người đón một mùa xuân
đẹp. Các cô gái đi sắm đai lưng của áo kimônô. Hình ảnh ấy
làm cho cuộc sống càng tươi đẹp, rộn ràng không khí xuân.
D. DẶN DÒ:
HỌC BÀI
CHUẨN BỊ CÁC BÀI ĐỌC THÊM

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×