Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Kế toán tổ chức lai va gia the

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (740.42 KB, 28 trang )

KẾ TOÁN TỔ CHỨC LẠI & GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP THEO LUẬT

CHƯƠNG
Accounting for Legal Reorganizations and Liquidations

13

MỤC TIÊU
Mô tả hiện trạng của phá sản và luật phá sản theo lịch sử và theo hiện hành.
Giải thích sự khác nhau giữa phá sản tự nguyện và không tự nguyện
Xác định các loại chủ nợ khác nhau vì họ sẽ được phân nhóm trong một phá sản.
Mô tả sự khác nhau giữa phá sản theo Chế định 7 và Chế định 11.
Kế toán cho một công ty khi lâm vào tình trạng phá sản.
Kế toán giải thể một công ty khi phá sản.
Liệt kê các điều khoản mà thường thể hiện trên một kế hoạch tổ chức lại.
Kế toán cho một công ty khi nó trãi qua tổ chức lại
Mô tả báo cáo tài chính cho một công ty thành công thoát khỏi phá sản như là một đơn vị được tổ chức lại.

M

ột chủ đề phổ biến xuyên suốt một phần quan trọng của giáo trình này là kế toán vị
khi xem xét nó còn nguyên vẹn 1. Ví dụ, một số chương xem xét hợp nhất thông tin
tài chính được tạo ra bởi hai hay nhiều công ty mà kết hợp với nhau thành một hợp
nhất kinh doanh. Mặc dù thảo luận đó đã được đề cập xử lý các tài khoản cụ thể,
nhưng sự nhấn mạnh chủ yếu vào lập báo cáo cho những công ty này như là một đơn vị kinh tế duy
nhất.
Tương tự, sự phân tích chuyển đổi ngoại tệ đã trình bày các thủ tục sử dụng khi hợp nhất tài sản
và nợ phải trả cũng nhưng báo cáo hoạt động của một công ty con hoạt động kinh doanh khắp nơi
trên thế giới.
Nhiều yêu cầu lập báo cáo khác nhau đối với thông tin bị tách ra cũng đã được trình bày như là
một cách thức để giúp công bố thông tin hoàn tất nhắm mô tả một đơn vị kinh doanh. Một lần nữa,


mục tiêu kế toán là để chuyển tải số liệu về hoạt động của toàn đơn vị.
Tiếp tục với vấn đề này, các chương sau sẽ trình bày các thủ tục kế toán đặc biệt mà các đơn vị
hợp danh, các đơn vị cơ quan nhà nước, các tổ chức phi lợi nhuận, bất động sản và tín thác.
1 Ngược lại, trong nhiều giáo trình kế toán cấp trung hướng đến xem xét một báo cáo về các tài sản và nợ phải trả đặc
biệt như là thuê tài chính, quỹ hưu trí, thuế thu nhập hoãn lại, và trái phiếu.


Kế toán tổ chức lại & giải thể theo luật

2

Trình bày thông tin tài chính để mô tả một tổ chức mà không phải là một cấu trúc cố định. Kế toán
có thể phù hợp. Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển trong một tình huống xác định: mục đích
của thông tin, bản chất của đơn vị, môi trường mà đơn vị hoạt động, v.v. Do đó, khi lập báo cáo hoạt
động và tình hình tài chính của một hợp nhất kinh doanh, một công ty con nước ngoài, một bộ phận
hoạt động, một hợp danh, một cơ quan chính phủ, một đơn vị bất động sản, hoặc một tổ chức phi
lợi nhuận, kế toán phải phát triển các kỹ thuật lập báo cáo đặc biệt mà đáp ứng các nhu cầu và các
vấn đề cụ thể đó.
Chương này giới hạn thảo luận này bằng cách trình bày các thủ tục kế toán được yêu cầu trong
các trường hợp phá sản. Một công ty gặp rắc rối về tài chính và chủ sở hữu, các chủ nợ đối mặt với
viễn cảnh gánh chịu các khoản tổn thất đáng kể. Một lần nữa, các nhà kế toán phải điều chỉnh báo
cáo tài chính nhằm thỏa mãn nhiều nhu cầu thông tin khác nhau. Nhiều doanh nghiệp thất bại trong
những năm gần đây đã thực hiện quy trình kế toán đặc biệt quan trọng này.

KẾ TOÁN TỔ CHỨC LẠI VÀ GIẢI THỂ THEO LUẬT
ACCOUNTING FOR LEGAL REORGANIZATIONS AND LIQUIDATIONS
LO1
Mô tả hiện trạng của phá sản và luật phá sản theo lịch sử và theo hiện hành

Nhiều thế kỷ trước ở nước Ý một thương gia bị phá sản sẽ bị thực thi một hình thức bêu rếu kỳ lạ. Người đó sẽ

có một cái bàn mà ông ấy đã làm kinh doanh trong thị trấn bị hỏng. Ít nhất nguồn gốc của từ “phá sản” xuất
phát từ lời truyền miệng của người Ý, từ này được dịch từ “cái bàn bị gãy”2

Một giả định cơ bản của kế toán là xem một doanh nghiệp trong tình trạng hoạt động liên tục
ngoại trừ có bằng chứng ngược lại. Kết quả là, tài sản như là hàng tồn kho, đất đai, nhà cửa, và
thiết bị được báo cáo như cách truyền thống được dựa trên giá trị lịch sử thay vì giá trị thuần có
thể thực hiện được. Rất tiếc rằng, không phải tất cả công ty đều chứng minh được giả định hoạt
động liên tục.
Khi cuộc suy thoái bắt đầu từ cuối tháng 12, các doanh nghiệp trên khắp quốc gia đã nộp hồ sơ đề nghị phá sản
trung bình 206 đơn mỗi ngày. Con số này đã tăng đáng kể từ tháng 6, đạt đến 318 đơn một ngày vào tháng 11.
Các hồ sơ xin phá sản thương mại đã tăng lên 111% ở Oregonm 91% ở Utah, và 83% ở California 3

Không chỉ là số lượng các cuộc phá sản tăng lên mà còn quy mô của nhiều cuộc phá sản đang trở
nên to lớn. Một số cuộc phá sản lớn nhất đã xảy ra trong những năm gần như sau:


Công ty Lehman Brothers, ngày 15/07/2008, $691.1 tỷ tài sản.



Công ty Washington Mutual, 21/07/2002, $103.9 tỷ.



Công ty WorldCom, ngày 21/12/2002, $103.9 tỷ.



Công ty General Motors, ngày 01/06/2009, $91.1 tỷ.




Tập đoàn Enrron, ngày 01/06/2009, $65.5 tỷ.



Công ty Conseco, ngày 17/12/2002, $61.4 tỷ.



Công ty Chrysler ngày 30/04/2009, $39.3 tỷ.



Công ty Thornburg Mortgage, ngày 01/05/2009, $36.5 tỷ.



Công ty Ga và Điện Pacific, ngày 06/04/2001, $36.2 tỷ.

2 ”In Pursuit of a Balanced Bankruptcy Law,” ABA Banking Journal,May 1993, p. 50.
3 Tony Pugh, “Business Bankruptcies Keep Rising; No Relief in Sight,” posted December 12, 2008, www.
mcclatchydc.com/homepage/story/57742.html.


Kế toán tổ chức lại & giải thể theo luật



3


Công ty Texaco, gày 12/04/1987, $35.0 tỷ 4.

Điều gì sẽ xảy ra đối với những doanh nghiệp này sau khi bị thất bại? Có phải phá sản là tương
đồng với một bản án tử hình không? Ai sẽ nhận tài sản này? Các chủ nợ có được bảo vệ không?
Bằng cách nào kế toán phản ánh những cam kết kinh tế của công ty?
Thực sự tất cả doanh nghiệp gánh chịu các khó khăn tài chính tại nhiều thời điểm khác nhau.
Nền kinh tế suy thoái, hiệu quả sản xuất đi xuống, tổn thất từ các cuộc kiện tụng có thể tạo ra các
khó khăn về dòng tiền ngay cả khi các tổ chức được quản lý tốt nhất. Hầu hết các công ty thực hiện
các hoạt động khắc phục và cố gắng mang lại hoạt động có khả năng sinh lời thông thường. Tuy
nhiên, như danh sách công ty ở trên cho biết, không phải tất cả công ty có thể giải quyết khó khăn
về tiền bạc mà họ đang gặp phải. Nếu các vấn đề này vẫn duy trì, thì một công ty có thể thực sự đã
mất khả năng thanh toán (insolvent), không thể thanh toán các khoản nợ đến hạn. Khi các chủ nợ
không được thanh toán, đương nhiên họ sẽ cố gắng bảo vệ lợi ích tài chính của mình trong hy vọng
giảm khả năng tổn thất đến mức có thể. Họ có thể thực hiện bằng nhiều cách thức khác nhau để
bảo vệ lợi ích từ những công ty này trong một số cách: thu hồi tài sản, mở hồ sơ tranh chấp, tịch
thu tài sản từ khoản vay, và nhiều cách khác. Một công ty bị mất khả năng thanh toán theo nghĩa
đen có thể đã bị bao vây bởi các chủ nợ.
Nếu không kiểm soát được, sự hỗn loạn sẽ là kết quả của một công ty mất khả năng thanh toán.
Kết quả là, một số chủ nợ và cổ đông cũng như chính bản thân công ty có thể tìm ra cách xử lý cho
chính bản thân họ không được công bằng cho lắm. Một bên có thể thu hồi được toàn bộ trong khi
bên khác sẽ bị mất hết. Không có gì ngạc nhiên, các luật phá sản đã được thiết lập trên nước Mỹ
nhằm cơ cấu quy trình này, tạo ra sự bảo vệ cho tất cả các bên, và đảm bảo xử lý hợp lý và công
bằng.
Mặc dù một đề cập hoàn chỉnh các đạo luật phá sản là thích hợp hơn đối với một giáo trình luật
kinh doanh, nhưng các khía cạnh quan trọng của quy trình này trực tiếp liên quan đến các nhà kế
toán.
Trong nhiều trường hợp doanh nghiệp nhỏ, kế toán công ty này chỉ là một nhà tư vấn tài chính bên ngoài và đầu
tiên nhận thấy rằng bức tranh tài chính đang xấu đi buộc phải cân nhắc vấn đề phá sản trong một hình thức
hoặc một cách khác. Trong nhiều trường hợp như vậy, vai trò kế toán viên trong việc thuyết phục ban quản lý

rằng đã đến lúc tổ chức lại theo luật phá sản là một phương tiện duy nhất để cứu vớt bất kỳ phần tài sản nào
của doanh nghiệp là thực sự quan trọng 5.

Luật phá sản năm 1978
Bankruptcy Reform Act of 1978
Qua nhiều thời kỳ, người mặc nợ bản thân họ không thể đáp ứng nghĩa vụ đã bị đối xử một cách khắc nghiệt.
Không chỉ tất cả tài sản bị tịch thu, mà còn họ được nhận ít hoặc không có sự hỗ trợ thông qua việc miễn nợ theo
luật. Nhiều trong số họ đã kết thúc trong các nhà tù của người mắc nợ mọi cách thức phục hồi đã bị loại bỏ. Một
số lượng lớn những người định cư trước đo trong nước này đã rời quê hương để thoát khỏi một bản án như
vậy6.

Dựa vào một quy định đầu tiên của Hiến pháp Mỹ, Quốc hội có trách nhiệm xây dựng các luật kinh
doanh. Tuy nhiên, không có bất kỳ luật phá sản liên ban nào thực sự được thông qua cho đến khi
Bộ luật Phá sản năm 1898 (sau đó được sửa đổi vào năm 1938 bởi Luật tàu biển). Sau đó, theo một

4 “The Top 10 U.S. Bankruptcy Filings,” Richmond Times-Dispatch, June 2, 2009, p. B6
5 John K. Pearson, “The Role of the Accountant in Business Bankruptcies,” The National Public Accountant, November
1982, p. 22.
6 Homer A. Bonhiver, The Expanded Role of the Accountant under the 1978 Bankruptcy Code(New York: Deloitte
Haskins & Sells, 1980), p. 7.


Kế toán tổ chức lại & giải thể theo luật

4

thập niên nghiên cứu và tranh luận bởi Quốc hội, Bộ luật cải cách phá sản năm 1978 đã thay thế
những luật này. Quốc hội đã chỉnh sửa luật này nhiều lần từ năm 1978 7.
Kết quả là, Luật cải cách phá sản 1978 được sửa đổi nhằm cung cấp thủ tục pháp lý cho hầu hết
các vụ tranh chấp phá sản. Nó cố gắng đạt hai mục tiêu liên quan đến các trường hợp mất khản

năng thanh toán: (1) phân phối công bằng tài sản cho các chủ nợ và (2) miễn trừ trách nhiệm
pháp lý của người mắc nợ.

Đơn đề nghị phá sản tự nguyện & Không tự nguyện
Voluntary and Involuntary Petitions
LO2
Giải thích sự khác nhau giữa phá sản tự nguyện và không tự nguyện.

Khi mất khả năng thanh toán, các bên có lợi ích liên quan có quyền tìm cách bảo vệ theo Luật cải
cách phá sản8. Do đó, chính bản thân công ty có thể nộp đơn đề nghị với tòa án để bắt đầu các quy
trình tố tụng phá sản9. Nếu công ty này là người bắt đầu (nguyên đơn), thì quy trình này được xem
như là một vụ phá sản tự nguyện. Trong các trường này, đơn đề nghị của công ty phải được kèm
với một bảng liệt kê danh sách chủ nợ và tài sản (được báo cáo theo giá trị hợp lý). Đại diện của
công ty cũng phải trả lời các câu hỏi liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau về kinh doanh.
Những câu hỏi bao gồm:


Doanh nghiệp đã bắt đầu khi nào?



Ai là người giữ sổ sách kế toán?



Hàng tồn kho cuối cùng được thực hiện khi nào?

Các chủ nợ có thể bắt buộc một người mắc nợ trong tình trạng phá sản (được biết đến như là
một vụ phá sản không tự nguyện) với hy vọng giảm tổn thất có thể. Để tránh những hành động có
thể tác động tiêu cực, luật phá sản quy định việc nộp đơn đề nghị phá sản không tự nguyện. Nếu

một công ty có từ 12 chủ nợ trở lên không có đảm bảo (unsecured creditor), thì ít nhất 3 người
phải ký vào đơn đề nghị phá sản. Hơn nữa, theo các quy định hiện hành, các chủ nợ đã ký phải là
các khoản nợ không có đảm bảo ít nhất $13,475 10. Nếu có ít hơn 12 chủ nợ không có đảm bảo, thì
chỉ yêu cầu duy nhất một người, nhưng khoản nợ tối thiểu vẫn là $13,475.
Trong khi các chủ sở hữu của Webster Holiday Inn Express Hotel & Suites được xây dựng gần đây đã có một cuộc
tranh luận trên tòa án tối cao, các chủ nợ tìm cách thanh toán các hóa đơn đã quá hạn lâu ngày đã can thiệp với
một lá đơn phá sản cáo buộc doanh nghiệp này vào Chương 11 phá sản. Được bắt đầu vào cuối tháng 10/2007,
tại phòng 104 khách sạn trên đường Holt Road là Rochester mới nhất - một khu mới gia nhập vào chuỗi
Intercontinental Hotels Group’s Holiday Inn. Ba công ty đặt tại đường Rochester - Concord Electric, Billone
Mechanical Contractors và Image City Interiors - cùng nhau lập một đơn đề nghị phá sản vào 27/03 ở Tóa án
7 Một cách bao quát về quy trình phá sản từ một quan điểm pháp lý có thể tải ở trang web www.
uscourts.gov/bankruptcycourts/bankbasics.pdf. Với nhan đề “Các cơ sở phá sản” được viết bởi Phòng hành chính của
Tòa án Hoa Kỳ, James C. Duff, Giám đốc. Phá sản có thể được xem là một điểm khác biệt hoàn toàn trong sách Comic
Wars được viết bởi Dan Raviv và được xuất bản năm 2002 bởi Broadway Books ở New York. Comic Wars sau cuộc
chiến giữa một số biểu tượng tài chính khi họ đạt được quyền kiểm soát Marvel Entertainment khi nó nỗ lực để tránh
giải thể.
8 Như đã thảo luận ở các chương trước, mất khả năng thanh toán (không thể thanh toán các khoản nợ đến hạn) không
nhất thiết phải mở đơn phá sản. Trong những năm 1980, nhưng công ty như là Manville, Texaco và A. H. Robins ban
đầu nộp đơn đề nghị được bảo hộ theo Luật cải cách phá sản với hy vọng xử lý một lượng yêu cầu thanh toán rất lớn.
9 Đơn đề nghị phá sản được nộp bởi Circuit City vào ngày 10/11/2008, có thể tìm ở ditslips.
org/creditslips/CircuitCity.pdf. Hồ sơ này chỉ ra rằng công ty nợ Hewlett-Packard, một chủ nợ có đảm bảo lớn nhất,
$118,797,964. Đơn này ban đầu đề nghị tổ chức lại nhưng nhanh chóng trở thanh một giải thể vào tháng 01/2009 sau
một nỗ lực kiếm tiền không thành công bán hàng vào mùa Giáng sinh.
10 Trong suốt các luật phá sản, một số lượng chuẩn mực tiền tệ như là sự hiện hữu này. Các giá trị này được điều chỉnh
theo lạm phát vào ngày 01/04/2007. Các số dư này được điều chỉnh 3 năm một lần đựa trên Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
đối với Người tiêu dùng thành thị.


Kế toán tổ chức lại & giải thể theo luật


5

Phá sản của Mỹ ở Rochester, gây áp lực chủ sở hữu khách sạn Webster, và Webster Hospitality Development LLC
vào một tranh chấp không tự nguyện theo Chương 11. Hồ sơ này đã liệt kê danh sách các khoản nợ như là
$31,060 cho Concord Electric, $24,020 cho Billone Mechanical, và $34,899 cho Image City 11.

Nếu không có đơn đề nghị tự nguyện hoặc cũng không có đơn không tự nguyện thì không tự
động tạo ra một vụ phá sản. Tòa án từ chối các đơn tự nguyện nếu hành động này được xem là bất
lợi đối với các chủ nợ. Các đơn không tự nguyện cũng có thể bị từ chối ngoại trừ có bằng chứng cho
biết người mắc nợ không có khả năng đáp ứng nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn thực sự. Nếu chỉ đơn
thuần là trả nợ chậm thì không đủ. Người mắc nợ có thể chống lại một đơn phá sản không tự
nguyện vì họ sợ rằng danh tiếng của họ sẽ không tốt trong cộng đồng kinh doanh.
Nếu tòa án chấp nhận đơn phá sản này, thì quyết định mở thủ tục phá sản (order for relief)
được ban ra. Quyết định này yêu cầu dừng tất cả hoạt động của người mắc nợ, do đó cung cấp thời
gian để các bên khác nhau liên quan thiếp lập tiến trình hành động. Hơn nữa, công ty này được
giám sát dưới thẩm quyền của tòa án phá sản để bất kỳ phân phối nào phải được thực hiện trong
một cách thức công bằng.
Để ngăn chặn các chủ nợ khỏi việc tịch thu bất cứ cái gì một khi phá sản đã được mở hồ sơ, Luật Phá sản quy
định ngăn ngừa tự động hoặc một lệnh của tòa án ngăn cấm các hành động bởi chủ nợ nhằm thu nợ từ người
mắc nợ hoặc tài sản sản của người mắc nợ mà không được phép của tòa án. Ngăn chặn từ tự đồng này ngăn
cản bất kỳ chủ nợ nào (bao gồm cả chủ nợ chính phủ như là Tổng cục thuế) thực hiện bất kỳ hành động nào đối
với người mắc nợ hoặc tài sản của người mắc nợ12.

Phân loại chủ nợ
Classification of Creditors
LO3
Xác định các loại chủ nợ khác nhau vì họ sẽ được phân nhóm trong một phá sản.

Theo việc ban hành một quyết định mở thủ tục phá sản, rủi ro tổn thất có thể ảnh hưởng đến mỗi
quan điểm của một vụ phá sản của chủ nợ. Tuy nhiên, nhiều chủ nợ có thể đã sẵn sàng có được

đánh giá an toàn cho bản thân họ. Khi một khoản nợ được tạo ra, các bên có thể thỏa thuận kèm
với tài sản thế chấp hoặc lợi ích đảm bảo đối với các tài sản xác định (được biết như là tài sản thế
chấp) được sở hữu bởi người đi vay. Hành động này xảy ra khi khi giá trị khoản vay rất lớn hoặc
người đi vay đang gặp khó khăn tài chính. Trong sự kiện mà nợ phải khả không thanh toán được
khi đến hạn, thì chủ nợ có quyền thực hiện bán (hoặc trong một số trường hợp trả lại) tài sản thế
chấp với tiền thu được sử dụng để đáp ứng toàn bộ hoặc một phần của nghĩa vụ khoản nợ. Do đó,
trong các vụ tranh chấp phá sản, một chủ nợ được đảm bảo ít bị tổn thất hơn một chủ nợ không
được đảm bảo.
Bởi vì có thể có tài sản thế chấp, nên tất cả khoản vay và các khoản nợ phải trả khác được báo
cáo cho tòa án theo mức độ được bảo vệ đối với sự tổn thất. Một số khoản nợ được xác định là
được đảm bảo toàn bộ (fully secured) là giá trị có thể thực hiện của tài sản thế chấp vượt giá trị
của khoản nợ. Mặc dù người mắc nợ mất khả năng thanh toán, nhưng các chủ nợ sẽ không gánh
chịu tổn thất; hoặc được bảo vệ hoàn toàn bởi tài sản thế chấp. Giá trị chênh lệch giữa tài sản thế
chấp và số dư nợ phải trả có đảm bảo được sử dụng để thanh toán cho các chủ nợ không được
đảm bảo.
Ngược lại, một khoản nợ phải trả được đảm bảo một phần (partially secured) nếu giá trị của
tài sản thế chấp chỉ là một phần của khoản nợ phải trả. Phần còn lại được xem là không được đảm
bảo (unsecured); chủ nợ có rủi ro bị tổn thất một phần hoặc tất cả phần còn lại này. Ví dụ, một
ngân hàng có một khoản cho vay trị giá $90,000 từ một bên mất khả năng thanh toán mà có tài
sản thế chấp đi kèm là $64,000. Khoản nợ này chỉ được đảm bảo một phần; tài sản này không đáp
11 Will Astor, “Hotel Tussle Sparks Move by Creditors,” Rochester Business Journal, April 3, 2009, p. 3.
12 Pearson, “The Role of the Accountant,” p. 24.


Kế toán tổ chức lại & giải thể theo luật

6

ứng là $26,000 số dư còn lại của khoản nợ. Phần giá trị còn lại này được báo cáo cho tòa án là
không được đảm bảo.

Tất cả khoản nợ phải trả khác không được đảm bảo; các chủ nợ này không có quyền pháp lý đối
với bất kỳ tài sản nào của người mắc nợ. Họ sẽ nhận được một phần chỉ trong phần còn lại sau khi
tất cả khoản nợ có đảm bảo đã được thanh toán hết. Rõ ràng, các chủ nợ không được đảm bảo ở
trong một tình trạng không chắc chắn. Ngoại trừ tài sản của người mắc nợ lớn hơn các khoản nợ
có đảm bảo (điều này thì không giống như là mất khả năng thanh toán), những chủ nợ này có thể
tổn thất đáng kể nếu việc thanh lý chứng minh cần thiết. Do đó, một trong những khía cạnh quan
trọng nhất của luật phá sản là đánh giá xếp loại các khoản nợ không được đảm bảo.
Luật Cải cách Phá sản xác định một số loại nợ không có đảm bảo mà có ưu tiên và phải được
thanh toán trước khi các khoản nợ không có đảm bảo khác được thanh toán. Những khoản nợ này
được xếp loại với mỗi mức có thỏa mãn toàn bộ trước khi thực hiện bất kỳ thanh toán nào tiếp
theo. Chỉ trong cách thức này thì sự phân phối tài sản còn lại một cách có hệ thống có thể diễn ra.
Các khoản nợ không có đảm bảo có ưu tiên Các khoản nợ sau đây có ưu tiên13:
1.

Yêu cầu thanh toán chi phí hành chính như là các khoản chi phí bảo quản và thanh lý tài
sản. Tất cả chi phí quản lý tài sản và chi phí luật sư, kế toán hoặc tư vấn khác bên ngoài
được tính vào khoản mục này. Nếu không được xếp vào ưu tiên cao này, các công ty mất
khả năng thanh toán sẽ gặp khó khăn thuyết phục các cá nhân có đủ khả năng phục vụ
trong các vị trí cần thiết. Những năm gần đây, các khoản tiền thu từ các dịch vụ này có
nhiều chỉ trích: “Nhiều phản đối theo một hồ sơ tòa án gần đây bởi Enron, một công ty
thất bại trong ngành năng lượng, dự kiến chi phí chuyên gia cho 13 tháng phá sản sẽ là
$306 triệu. Theo dự đoán, như đã nói chi phí hành chính trong thời gian này sẽ là $773,
hay gần $60 triệu một tháng.14”

2.

Các nghĩa vụ phát sinh từ ngày nộp đơn đề nghị phá sản cho tòa án đến ngày bổ nhiệm
một quản trị viên tài sản hoặc ngày ban hành quyết định mở thủ tục phá sản. Các các vụ
phá sản tự nguyện, những yêu cầu này thì rất ít bởi vì quyết định mở thủ tục phá sản
được được thực hiện khi đơn được thụ lý. Tuy nhiên, quy định này rất quan trọng giúp

người mắc nợ tiếp tục hoạt động nếu là một vụ phá sản không tự nguyện nếu không có
bất kỳ hành động pháp lý nào được thực hiện ngay. Nếu không thực hiện xếp hạng này,
người bán sẽ ngưng cung cấp hàng hóa cho người mắc nợ cho đến khi vấn đề được giải
quyết. Với việc xếp hạng cao, người mắc nợ hy vọng tiếp tục mua hàng hóa và duy trì kinh
doanh trong khi đang gánh chịu một đề nghị phá sản không tự nguyện.

3.

Nhân viên yêu cầu tiền lương đã phát sinh trong vòng 180 ngày trước khi nộp đơn đơn.
Số tiền này thuộc nhóm ưu tiên bị giới hạn chỉ $10,950 trên một người. Xếp loại ưu tiên
này không bao gồm tiền lương của ban quản lý. Được thiết kế để ngăn ngừa nhân viên
khỏi bị tổn thất quá nặng bởi các vấn đề của công ty và khuyến khích họ tiếp tục làm việc
cho đến khi phá sản được giải quyết. Hơn nữa, nhân viên không phải là chủ nợ của công
ty theo ý nghĩa truyền thống của thuật ngữ này. Họ không phải vào công ty làm việc như
là một người cho công ty vay. Tuy nhiên, học có thể vẫn bị tổn thất tài chính bởi phá sản.
Yêu cầu thanh toán $32 triệu nộp đơn trên đại diện nhân viên trước đây của Heller, được thay mặt bởi
Garfield Granett, Carl Goodman, và Anna Scarpa yêu cầu ít nhất $10,950 cho mỗi người trong 861 nhân
viên của hãng. Được gọi là yêu cầu ưu tiên, số tiền này được đảm bảo cho các nhận viên của một công ty
trong tình trạng phá sản, sau khi các chủ nợ có đảm bảo đã được thanh toán 15.

4.

Các yêu cầu thanh toán của nhân viên đối với các đóng góp vào kế hoạch phúc lợi thực

13 Chỉ các khoản nợ không có đảm bảo đáng kể được ưu tiên được đưa vào đây. Đối với một danh sách toàn bộ, kiểm tra
các giáo trình luật kinh doanh hiện hành.
14 Michael Orey, “Group of Enron Creditors Say Court Costs Grow Unwieldly,” The Wall Street Journal, November 4, 2002,
p. B3.
15 Amanda Royal, “Thelen, Heller Face Huge Wage Claims,” The Recorder, April 2, 2009.



Kế toán tổ chức lại & giải thể theo luật

7

hiện trong 180 ngày trước khi nộp đơn phá sản. Một lần nữa, $10,950 giới hạn trên một
người (đã được giảm bởi các khoản thanh toán được xác định cụ thể) được bắt buộc.
5.

Yêu cầu trả lại tiền đặt cọc từ khách hàng để mua tài sản hoặc dịch vụ mà người mắc nợ
chưa giao hàng hoặc cung cấp. Trong trường hợp này, số tiền ưu tiên này được giới hạn
là $2,425. Những người yêu cầu này không được xem là các chủ nợ; họ chỉ đơn thuần là
thực hiện mua hàng.

6.

Các yêu cầu của chính phủ đối với thuế chưa nộp.

Tất cả khoản nợ khác của một công ty mất khả năng thanh toán được xếp vào yêu cầu thanh toán
không có đảm bảo thông thường mà có thể được thanh toán chỉ sau khi các chủ nợ có ưu tiến đã
được thực hiện xong. Nếu quỹ còn lại cho các khoản nợ không có đảm bảo không đủ để thanh toán
tất cả yêu cầu, thì số tiền còn lại được chia theo tỷ lệ. Thay đổi định kỳ trong danh sách ưu tiên
được thực hiện và có thể ảnh hưởng đến giá trị khác của các loại chủ nợ khác nhau sẽ nhận. Ví dụ,
năm 2005, Quốc Hội phân loại lại tiền thuê trước đây vẫn là chi phí hành chính thay vì là các yêu
cầu không có đảm bảo như nó đã được phân loại trước đây. Kết quả là, nhiều khoản nợ thuê có thể
được thanh toán toàn bộ, làm cho phần còn lại ít đi cho các chủ nợ không có đảm bảo.

CÂU HỎI THẢO LUẬN
CHÚNG TA SẼ LÀM GÌ BÂY GIỜ?
Công ty Toledo Shirt sản xuất áo sơ mi nam bán cho các cửa hàng và các shop thời trang ở Ohio,

Illinois, và Indiana. Từ 14 năm qua, một trong những khách hàng chính của Toledo là Abraham
và Sons, một chuỗi chín của hàng bán quần áo nam. Ông Abraham đã về hưu 18 tháng trước và
hai người con của ông ta đảm nhận kiểm soát hoàn toàn tổ chức này. Kể từ lúc đó, họ đã đầu tư
số tiền rất lớn vào việc nỗ lực mở rộng mỗi cửa hàng bởi việc bán cả quần áo nữ. Thành công
trong thị trường mới này đã gặp nhiều khó khăn. Abraham và Sons không có kinh nghiệm trong
việc bán thời trang nữ, và không có ai trong công ty có nhiều kiến thức về lĩnh vực này.
Gần bảy tháng trước, James Thurber, giám đốc tài chính của Toledo, bắt đầu thông báo rằng
phải mất thời gian hơn bình thường để thu tiền thừ Abraham và Sons. Thay vì là 30 ngày, nhà
bán lẻ này đã kéo dài 45 ngày - thường là dài hơn - thanh toán những hóa đơn. Bởi vì vấn đề
tiền bạc, nên Thurber bắt đầu giám sát số dư hàng ngày. Khi tuổi nợ khoản phải thu ($243,000)
lên đến 65 ngày, thì ông ta gọi cho Abraham và Sons. Tài chính viên hứa với ông ta rằng công ty
có vấn đề là dòng tiền theo mùa nhưng các khoản thanh toán này sẽ sớm trở lại như lịch trình
thông thường.
Thurber vẫn còn bận tâm và ngay sau đó đặt Abraham và Sons vào một cơ sở “đưa tiền và lấy
hàng”. Không thực hiện bán hàng ngoại trừ ứng trước tiền mặt. Tài chính viên của công ty ngay
lập tức gọi cho Thurber phàn nàn rằng “Chúng tôi là một trong những khách hàng tốt nhất hơn
một thập kỹ, nhưng bây giờ chúng tôi gặp một chút khó khăn thì bạn đã quay lưng với chúng tôi.
Khi chúng tôi vượt qua khó khăn này, chúng tôi sẽ ghi nhớ điều này. Chúng tôi có thể lấy quần áo
từ một nhà cung cấp khác. Chúng tôi mở rộng đã hoàn tất; chúng tôi đã thuê một chuyên gia để
giúp chúng tôi về thị trường thời trang nữ. Chúng tôi có thể thấy ánh sáng cuối đường hầm.
Abraham và Són sẽ sớm tạo ra lợi nhuận hơn bao giờ hết”. Với hy vọng làm dịu lòng khách hàng
trong khi vẫn muốn bảo vệ vị trí của mình, Thurber đã đồng ký bán hàng cho Abraham và Sons
trên một cơ sở tín dụng bị hạn chế.
Sau đó một số ngày, Thurber nhận một cuộc điện thoại làm xáo trội từ một phó chủ tịch của
một nhà sản xuất quần áo khác. “Chúng tôi muốn buộc Abraham và Sons lâm vào tình trạng phá
sản ngay lập tức để bảo vệ bản thân chúng tôi. Những gã này sẽ đưa công ty xuống thẳng dưới
đất. Họ nợ tôi $160,000 và tôi chỉ hy vọng thu được một phần nhỏ. Tôi cần hai chủ nợ khác để ký
vào đơn đề nghị phá sản và tôi muốn Toledo là một trong số đó. Abraham và Sons đã có thế chấp
tất cả nhà cửa và thiết bị vì thế chúng tôi không thể nhận bất kỳ thứ gì từ những tài sản đó.
Hàng tồn kho đang thu hẹp và doanh thu là không còn từ khi họ cố gắng thay đổi hình ảnh cửa

hàng của họ. Chúng ta vẫn có thể lấy tiền chúng ta nhưng nếu chugns chờ đợi quá lâu sẽ không


Kế toán tổ chức lại & giải thể theo luật

8

còn thứ gì để lại ngoại trừ xương”.
Công ty Toledo Shirt có nên trung thành đối với khách hàng tốt này không hoặc tiến hành quy
trình phá sản để bảo vệ nó? Những hành động nào mà Thurber nên thực hiện?

Giải thể và Tổ chức lại
Liquidation versus Reorganization
LO4
Mô tả sự khác nhau giữa phá sản theo Chương 7 và Chương 11.

Quyết định quan trọng nhất trong bất kỳ nộp đơn phá sản nào (tự nguyện hoặc không tự nguyện)
là phương pháp nào mà người mắc nợ sẽ được miễn trách nhiệm từ các khoản nợ này. Một tùy
chọn rõ ràng là để thanh lý tài sản công ty với số tiền thu về phân phối cho các chủ nợ dựa trên
tình trạng có đảm bảo của họ và hệ thống xếp loại ưu tiên đã thực hiện. Tuy nhiên, một phương án
khác rất quan trọng so với giải thể là tiếp tục tồn tại. Công ty mắc nợ có thể khôi phục tình trạng
mất khả năng thanh toán và tiếp tục hoạt động nếu các bên liên quan chấp nhận một đề nghị để tổ
chức lại. Không phải ai cũng đồng ký với tổ chức lại. Lập luận này cho rằng việc duy trì các tổ chức
không hiệu quả và không thể cạnh tranh tốt trong ngành hoặc trong nền kinh tế.
Có nhiều lý do tại sao một doanh nghiệp “lâm bệnh”, nhưng không nhất thiết là phá hủy nó đi. Hàng trăm ngàn
doanh nghiệp mà đã từng một lần hay nhiều lần gặp khó khăn về tài chính vẫn tồn tại đến ngày nay như là kết
quả của Chương 11. Họ tiếp tục đóng góp cho việc làm, cho thu tuế, cho tăng trưởng chung. Thật là phản tác
dụng để phá hủy giá trị tài sản của một doanh nghiệp bằng cách thanh lý nó và thanh toán nó trong một
Chương 7 nếu công ty đó cho thấy các dấu hiệu có thể khôi phục nếu tổ chức lại 16.


Trái ngược với phát biểu này như sau:
Hiệu quả của Chương 11 đang được giám sát. Sự quan tâm đặc biệt, trong các ngành công nghiệp như là viễn
thông và hàng không, là các hãng phá sản sẽ trở lại với các khoản nợ có thể quản lý được và do đó có thể cạnh
tranh tốt hơn, với kết quả này họ sẽ buộc các đối thủ cạnh tranh mạnh hơn lâm vào tình trạng phá sán lần lượt
như họ. Chương 11 có tạo ra các công ty sống dở chết dở không, hay chỉ là kéo theo các công ty khác xuống nắm
mồ của họ?17

Theo hầu hết kế hoạch tổ chức lại, các chủ nợ đồng ý chấp nhận một phần tổn thất thay vì buộc
công ty mất khả năng thanh toán phải giải thể. Trước khi chấp nhận một thỏa thuận, các chủ nợ
(cũng như tòa phá sản) phải được thuyết phục rằng hỗ trợ khôi phục người mắc nợ sẽ dẫn đến
một khoản thu hồi cao hơn. Một lợi ích liên quan đến tổ chức lại là chủ nợ có khả năng giữ lại công
ty mất khả năng thanh toán như là một khách hàng. Trong nhiều trường hợp, duy trì mối quan hệ
này là một sự quan tâm quan trọng nếu người mắc nợ có lịch sử là một khách hàng tốt. Hơn nữa,
hệ thống xếp loại ưu tiên thường để lại các các chủ nợ không được đảm bảo chung có rất ít thu hồi
được bằng cách buộc giải thể.
Các hướng dẫn pháp luật đối với giải thể một chủ nợ được đề cập trong Chương 7 Mục 1 của
Luật Cải cách Phá sản; Chương 11 mô tả quy trình tổ chức lại. Kết quả là, thủ tục tố tụng được đề
cập trong Phá sản theo Chương 7 (giải thể) hoặc Phá sản theo Chương 11 (tổ chức lại). Kế toán
viên đối mặt với hai trường hợp lập báo cáo hoàn toàn khác nhau tùy thuộc vào loại phá sản nào
gặp phải. Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp, kế toán viên phải có đủ số liệu và báo cáo chúng một
cách đầy đủ để duy trì tất cả các bên được thông tin về các sự kiện liên quan khi chúng xảy ra.

Báo cáo tình hình tài chính
Statement of Financial Affairs
LO5
Kế toán cho một công ty khi lâm vào tình trạng phá sản.
Tương tự như các công ty lâm vào tình trạng phá sản khác, WorldCom đã được yêu cầu lập một bảng liệt kê tài
16 James A. Goodman as interviewed by Robert A. Mamis, “Why Bankruptcy Works,” Inc., October 1996, p. 39.
17 “The Night of the Killer Zombies,” The Economist, December 14, 2002



Kế toán tổ chức lại & giải thể theo luật

9

sản và nợ phải trả, các hợp đồng đang thực hiện và các hợp động thuê chưa đáo hạo, danh sách cổ đông, báo cáo
tình hình tài chính trong 15 ngày nộp đơn theo Chương 11. 18

Bắt đầu thủ tục tố tụng phá sản, người mắc nợ thông thường lập một báo cáo tình hình tài chính
(statement of financial affairs). Bảng tính toán này cung cấp thông tin về tình hình tài chính hiện
tại của công ty và giúp các bên cân nhắc hành động của họ. Báo cáo này đặc biệt quan trọng trong
việc hỗ trợ các chủ nợ không có đảm bảo như là họ quyết định thúc đẩy tổ chức lại hay giải thể. Tài
sản và nợ phải trả của người mắc nợ được báo cáo theo sự phân loại liên quan đến một cuộc giải
thể.
Kết quả là, tài sản được gọi tên như sau:
1.

Bị thế chấp với các chủ nợ có đảm bảo toàn bộ.

2.

Bị thế chấp với các chủ nợ có đảm bảo một phần.

3.

Sẵn sàng cho các khoản nợ ưu tiên và các chủ nợ không có đảm bảo (thường được đề
cập như là các tài sản tự do).

Các khoản nợ của công ty được liệt kê trong một cách như sau:
1.


Các khoản nợ ưu tiên

2.

Các chủ nợ có đảm bảo toàn bộ.

3.

Các chủ nợ có đảm bảo một phần

4.

Các chủ nợ không có đảm bảo.

Cổ đông được đưa vào nhóm cuối cùng.
Báo cáo tình hình tài chính được lập theo giả định mà giải thể sẽ xảy ra. Do đó, số liệu giá trị
lịch sử (historical cost) không thích hợp. Các bên khác nhau đối với phá sản mong muốn thông tin
phản ánh (1) giá trị thuần có thể thực hiện được của tài sản người mắc nợ và (2) việc sử dụng
những khoản tiền này đối với các khoản nợ phải trả xác định. Với sự hiểu biết này, cả hai chủ nợ và
cổ đông đều có thể ước tính nguồn lực tiền tệ sẽ còn lại sau khi tất cả yêu cầu thanh toán có đảm
bảo và các khoản nợ phải trả ưu tiên đã được thanh toán. Bằng cách so sánh số tổng cộng này và
giá trị của các khoản nợ không có đảm bảo, các bên có lợi ích liên quan có thể ước tính khoản lỗ có
thể mà họ đối mặt.
Thông tin tìm thấy trong một báo cáo tình hình tài chính có thể ảnh hưởng đến kết quả của phá
sản. Ví dụ, nếu báo cáo cho biết rằng các chủ nợ không có đảm bảo đã được dự định trước gánh
chịu một khoản tổn thất trọng yếu trong một giải thể, thì nhóm này sẽ có thể thiên về tổ chức lại
công ty với hy vọng giảm bớt tổn thất này. Ngược lại, nếu báo cáo cho thấy rằng tất cả chủ nợ mà
sẽ được thanh toán toàn bộ và sự phân phối cho các cổ đổng cũng có thể thực hiện, thì giải thể trở
thành một lựa chọn có khả năng hơn. Do đó, các bên liên quan đến một công ty mất khả năng

thanh toán nên nghiên cứu báo cáo tình hình tài chính trước khi thực hiện quyết định quan trọng
này.

CÂU HỎI THẢO LUẬN
NHÀ CỬA ĐÓ THỰC SỰ TRỊ GIÁ BAO NHIỀU?
Công ty Viron được thành lập vào năm 2004 tái chế các sản phẩm nhựa và sản xuất nhiều hàng
hóa khác nhau. Quy trình sản xuất thực tế quá phức tạp bởi vì nhựa cũ được chia thành nhiều
loại và sau đó được tái chế dựa trên cấu tạo. Viron tạo ra những sản phẩm mới dựa trên loại
nhựa sẵn có và theo yêu cầu thị trường.
18 “WorldCom Gets Judge’s Approval for $750 Million in Financing,” The Wall Street Journal, July 23, 2002, p. A-3.


Kế toán tổ chức lại & giải thể theo luật

10

Vào tháng 12/2007, công ty chi ra $7.1 triệu để xây dựng một nhà xưởng cho mục đích sản
xuất. Nó được thiế kế đặc biệt để đáp ứng yêu cầu của Viron. Nhà xưởng này được xây dựng gần
Gaffney, Nam Carolina, để có lợi thế về lực lượng nhân công sẵn có bời vì khu vực này có tình
trạng thất nghiệp cao.
Rất tiếc, công ty không thể tạo ra doanh thu nhanh chống đủ để đạt được hòa vốn và bị ép đến
mở thủ tục phá sản. Một kế toán viên được thuê để lập một báo cáo tình hình tài chính để hỗ trợ
các bên trong việc quyết định giải thể hay tổ chức lại.
Khi lập báo cáo tình hình tài chính, kế toán viên này cần lập một giá trị thanh lý cho nhà
xưởng ở Gaffney mà nó là tài sản lớn nhất của công ty này. Chuyên viên định giá bất động sản
được mời đến và đưa ra một số phê bình về cấu trúc.
Nhà xưởng này được xây dựng tốt và thực sự còn mới. Giá trị của nó vượt hơn $7 triệu.
Tuy nhiên, Tôi nghi ngờ rằng nếu ai trả nhiều cho nó. Chúng tôi không có nhiều ngành
công nghiệp ở khu mới này, vì thế không nhiều công ty cần mua nhà xưởng lớn như vậy.
Ngay cả khi một công ty đã mua nhà xưởng, thì nó sẽ phải chi ra một số tiền đáng kể để

chuyển đổi. Ngoại trừ một công ty chỉ muốn tài chế nhựa, thì nhà xưởng này sẽ hoàn toàn
phù hợp với mục đích của họ. Sự thật là, Tôi không tin chắc nó có thể bán được theo bất kỳ
giá nào. Có nhiều nhà xưởng bị bỏ hoang ở khu vực này. Tất nhiên, nếu ai đó muốn tái chế
nhựa, nó có thể mang về $7 triệu.
Khi lập một báo cáo tình hình tài chính, kế toán nên báo cáo nhà xưởng này như thế nào?

Minh họa báo cáo tình hình tài chính
Statement of Financial Affairs Illustrated

Công ty Chaplin gần đây trãi qua khó khăn tài chính nghiêm trọng và hiện tại mất khả năng thanh
toán. Nó sẽ sớm mở hồ sơ phá sản tự nguyện, và ban lãnh đạo công ty đang cố gắng đi đến quyết
định giải thể hay tổ chức lại. Kết quả, họ đã yêu cầu kế toán lập một bảng báo cáo tình hình tài
chính để hỗ trợ họ trong việc thiết lập một chiến lược thích hợp. Một bảng cân đối kế toán hiện
hành của Chaplin, được lập như thể là công ty đang được hoạt động liên tục, được trình bày ở
Bảng minh họa 13.1.
Trước khi lập bảng báo cáo tình hình tài chính, thông tin bổ sung phải được tìm hiểu chắc chắn
liên quan đến công ty mất khả năng thanh toán này và tài sản và nợ phải trả của nó. Ở minh họa
này, thông tin sau đây về công ty Chaplin được trích như sau:


Khoản đầu tư được báo cáo trên bảng cân đối kế toán đã tăng giá trị từ khi mua lại và bây
giờ trị giá $20,000. Cổ tức $500 từ khoản đầu tư hiện hành này, mặc dù Chaplin đã chưa
ghi nhận vào doanh thu.



Ban quản trị ước tính rằng $12,000 tài khoản phải thu của công ty có thể vẫn thu được
mặc dù đã mở thủ tục phá sản.




Bằng cách đã chi ra $5,000 cho sửa chữa và marketing, Chaplin có thể bán hàng tồn kho
với giá $50,000.



Công ty này sẽ nhận một khoản nhập lại quỹ $1,000 từ các chi phí trả trước khác nhau,
nhưng tài sản vô hình của nó không có giá trị bán lại.



Đất đai và nhà cửa ở vị trí đắc địa và có thể bán ở mức giá cao hơn 10% giá trị sổ sách.
Tuy nhiên thiết bị đã được thiết kế đặc biệt cho Chaplin. Ban lãnh đạo công ty dự kiến gặp
khó khăn trong việc tìm kiếm người mua ngoại trừ giá được giảm đáng kể. Do đó, họ mong
đợi nhận được chỉ 40% giá trị sổ sách hiện hành cho những tài sản này.



Chi phí hành chính $21,500 được dự định nếu công ty thực hiện thanh lý.


11

Kế toán tổ chức lại & giải thể theo luật



Chi phí phải trả bao gồm tiền lương $13,000. Trong giá trị này, một người bị nợ tổng số
$11,950 nhưng chỉ có nhân viên có giá trị vượt $10,950. Khoản thuế thu nhập đã được
khấu trừ vào lương nhưng chưa thanh toán cho chính phủ tổng số $3,000. Sổ sách công ty

hiện tại trình bày chỉ $1,000 là một phần trong khoản nợ phải trả này.



Khoản tiền lãi $5,000 trên khoản nợ phải trả dài hạn của công ty đã không được tính và
ghi nhận cho 6 tháng đầu tiên năm 2010.

BẢNG MINH HỌA 13.1

Tình hình tài chính trước khi mở đơn phá sản
CÔNG TY CHAPLIN
Bảng cân đối kế toán
Ngày 30/06/2010

Tài sản
Tài sản ngắn hạn:
Tiền mặt
Đầu tư (phương pháp vốn chủ)
Tài khoản phải thu (thuần)
Hàng tồn kho
Chi phí trả trước
Đất đai, nhà cửa, thiết bị và tài sản khác:
Đất đai
Nhà cửa (thuần)
Thiết bị (thuần)
Tài sản vô hình
Tổng tài sản
Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu
Nợ phải trả ngắn hạn:
Phải trả kỳ phiếu (được đảm bảo bởi hàng tồn kho)

Phải trả người bán
Chi phí phải trả
Nợ phải trả dài hạn:
Phải trả kỳ phiếu (được đảm bảo bởi thế chấp đất và nhà cửa)
Vốn chủ sở hữu:
Vốn cổ phần
Lợi nhuận giữ lại (thâm hụt)
Tổng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu

$ 2,000
15,000
23,000
41,000
3,000

$ 84,000
110,000
80,000
15,000

$ 75,000
60,000
18,000

$ 84,000

305,000
$389,000

$153,000

200,000

100,000
(64,000)

36,000
$389,000

Từ thông tin này, báo cáo tình hình tài chính trình bày ở Bảng minh họa 13.2 cho công ty Chaplin
đã được lập. Một số khía cạnh của báo cáo này được lưu ý đặc biệt như sau:
1.

Việc phân biệt giữa nợ ngắn hạn và dài hạn thường được áp dụng cho tài sản và nợ phải
trả được bỏ qua. Bởi vì công ty đang trên bờ vực ngưng hoạt động, nên phân loại này là
vô nghĩa, báo cáo này nên được thiết kế để phân biệt giữa các số dư có đảm bảo và không
có đảm bảo.

BẢNG MINH HỌA 13.2
CHAPLIN COMPANY
Statement of Financial Affairs
June 30, 2010
Giá trị sổ
sách

Dành cho
chủ nợ
không có
đảm bảo



12

Kế toán tổ chức lại & giải thể theo luật

$210,000

41,000

2,000
15,000
23,000
3,000
80,000
15,000

Tài sản
Cam kết với các chủ nợ có đảm bảo toàn bộ:
Đất đai và nhà cửa
Trừ: Phải trả kỳ phiếu (dài hạn)
Phải trả lãi vay
Cam kết với các chủ nợ có đảm bảo một phần:
Hàng tồn kho
Trừ: Phải trả kỳ phiếu (ngắn hạn)
Tài sản tự do:
Tiền mặt
Đầu tư vào chứng khoán thị
Phải thu cổ tức
Phải thu khách hàng
Chi phí trả trước
Thiết bị

Tài sản vô hình
Tổng giá trị sẵn sàng để trả nợ có ưu tiên và các chủ nợ không
có đảm bảo
Trừ: Nợ phải trả có ưu tiên (xem điểm A ở dưới Nợ phải trả)
Dành cho các chủ nợ không có đảm bảo
Thâm hụt dự kiến

$ 231,000
(200,000)
(5,000)
$ 45,000
(75,000)

2,000
20,000
500
12,000
1,000
32,000
0
93,500
(36,500)
57,000
38,000
$ 95,000

$389,000
Giá trị sổ
sách


0
$ 13,000
1,000

200,000

75,000

60,000
4,000
36,000
$389,000

$ 26,000

B
D
E

Nợ phải trả
không ưu
tiên không
có đảm bảo
Nợ phả trả và vốn chủ sở hữu
Nợ phải trả có ưu tiên:
Chi phí hành chính (ước tính)
Phải trả tiền lương (chi phí phải trả)
Phải trả thuế thu nhập (chi phí phải trả)
Tổng cộng
Các chủ nợ có đảm bảo toàn bộ:

Phải trả kỳ phiếu
Phải trả tiền lãi
Trừ: đất đai và nhà cửa
Các chủ nợ có đảm bảo một phần:
Phải trả kỳ phiếu
Trừ: Hàng tồn kho
Các chủ nợ không được đảm bảo:
Phải trả người bán
Chi phí phải trả (ngoại trừ lương và thuế thu nhập)
Vốn chủ sở hữu

$ 21,500
12,000
3,000
$ 36,500

$ 1,000

$ 200,000
5,000
(231,000)
$ 75,000
(45,000)

30,000
60,000
4,000
0
$ 95,000


2.

Giá trị sổ sách được tính ở bên trái của bảng liệt kê nhưng chỉ mục đích thông tin. Những
số liệu này không liên quan đến một cuộc phá sản. Tất cả tài sản được báo cáo tại giá trị
thuần có thể thực hiện được theo ước tính, trong khi khoản nợ phải trả được trình bày
theo giá trị được yêu cầu để thanh toán.

3.

Cả hai khoản phải thu cổ tức và phải trả tiền lãi được đưa vào ở Bảng minh họa 13.2,
mặc dù cả hai không được trình bày trên bảng cân đối kế toán. Thuế thu nhập phải nộp
cũng được báo cáo theo giá trị mà công ty hiện nay đang nợ. Báo cáo tình hình tài chính
phải được thuyết minh theo số liệu đã được cập nhật hiện hành.

4.

Các khoản nợ phải trả có ưu tiên được xác định từng khoản trong phần nợ phải trả (Điểm
A). Bởi vì những yêu cầu thanh toán này sẽ được thanh toán trước những chủ nợ không
có đảm bảo khác, tổng số $36,500 cũng được trừ trực tiếp từ tài sản tự do (điểm B). Mặc

C


Kế toán tổ chức lại & giải thể theo luật

13

dù chưa phát sinh, nhưng chi phí hành chính ước tích được bao gồm trong mục này bởi vì
những chi phí này sẽ cần thiết cho một cuộc giải thể. Tiền lương cũng được xem là khoản
nợ phải trả ưu tiên. Tuy nhiên, khoản nợ $1,000 của một nhân viên là phần vượt của giới

hạn $10,950 cho mỗi cá nhân được tách riêng như là một khoản yêu cầu thanh toán
không được đảm bảo (điểm C).
5.

Theo báo cáo này, nếu là giải thể, Chaplin dự kiến có $57,000 tài sản tự do còn lại sau khi
thanh toán tất cả khoản nợ phải trả có ưu tiên (mục D). Tiếc rằng, phần báo cáo nợ phải
trả trình bày các yêu cầu thanh toán không có đảm bảo với tổng số là $95,000. Do đó, các
chủ nợ này đối mặt với một khoản tổn thất là $38,000 ($95,000− $57,000) nếu công ty
này bị giải thể (điểm E). Phân phối cuối cùng này thường được báo cáo theo phần trăm:
Do đó, các chủ nợ không có đảm bảo có thể dự tính nhận được chỉ 60% yêu cầu thanh
toán của họ. Ví dụ, một cá nhân mà công ty nợ anh ta $400 nên dự định thu hồi là $240
($400 × 60%) theo giải thể.

6.

Nếu báo cáo tình hình tài chính đã trình bày công ty này với nhiều tài sản tự do (sau khi
trừ đi nợ phải trả có ưu tiên) hơn những yêu cầu không có đảm bảo, tất cả chủ nợ có thể
dự tính được trả toàn bộ với phần vượt còn lại sẽ dành cho cổ đông của Chaplin.

GIẢI THỂ - PHÁ SẢN THEO CHƯƠNG 7
LIQUIDATION—CHAPTER 7 BANKRUPTCY
LO6
Kế toán giải thể một công ty khi phá sản.

Khi một công ty mất khả năng thanh toán có thể bị giải thể, các quy định được thiết lập bởi
Chương 7 của Luật Cải cách Phá sản quy định quy trình này. Bộ luật này được soạn thảo nhằm
cung cấp một cấu trúc có trình tự và hợp lý đối với việc bán tài sản và trả nợ. Cho đến khi kết thúc,
một số sự kiện xảy ra sau khi tòa án đã ra một quyết định mở thủ tục phá sản cho một giải thể tự
nguyện hoặc không tự nguyện.
Để bắt đầu, tòa án chỉ định một quản trị viên tài sản tạm thời (interim trustee) để giám sát

công ty và quá trình giải thể. Người này có trách nhiệm bảo quản tài sản và ngăn chặn tổn thất tài
sản. Do đó, các chủ nợ được bảo vệ khỏi các hành động gây hại mà ban quản lý, chủ sở hữu hoặc
bất kỳ chủ nợ nào khác có thể thực hiện. Quản trị viên tài sản tạm thời (cũng như quản trị viên
chính thức, nếu chủ nợ sau đó lựa chọn một người) phải thực hiện một số nhiệm vụ ngay sau khi
được bổ nhiệm. Các chức năng này bao gồm (nhưng bị giới hạn):


Thay đổi khóa và dịch chuyển tất cả tài sản và sổ sách đến nơi mà quản trị viên này kiểm
soát.



Đăng thông báo rằng quản trị viên này nắm giữ tất cả tài sản doanh nghiệp và bất kỳ hành
vi nào làm xáo trộn hoặc dịch chuyển bất kỳ nội dung nào là một hành vi vi phạm luật liên
bang.



Tập hợp tất cả sổ sách tài chính và đặt chúng trong sự giám sát của kế toán viên riêng của
quản trị viên tài sản này.



Có quyền sở hữu của bất kỳ sổ sách công ty bao gồm cả sổ sách biên bản và các tài liệu
chính thức khác19.

Sau đó tòa án triệu tập Hội nghị các chủ nợ mà đã cung cấp bằng chứng thích hợp về yêu cầu
thanh toán đối với người mắc nợ. Nhóm này có thể lựa chọn bổ nhiệm một quản trị viên chính thức
19 Bonhiver, The Expanded Role of the Accountant,pp. 50–51.



Kế toán tổ chức lại & giải thể theo luật

14

nhằm thay thế quản trị viên tạm thời được chỉ định bởi tòa án. Đa số (về số lượng cũng như giá trị
từ số nợ công ty) chủ nợ không có đảm bảo, không ưu tiên phải đồng ý về quản trị viên mới này.
Nếu các chủ nợ không đạt được quyết định, thì quản trị viên tạm thời được duy trì tiếp tục.
Thực hiện thêm một hành động để đảm bảo công bằng, một ủy ban từ 3 đến 11 chủ nợ không có
đảm bảo được chọn ra nhằm hỗ trợ bảo vệ lợi ích của nhóm này. Ủy ban chủ nợ này thực hiện như
sau:


Bàn bạc với quản trị viên liên quan đến quản lý tài sản.



Đưa ra các kiến nghị cho quản trị viên liên quan đến việc thực hiện các nhiệm của quản trị
viên.



Trả lời các câu hỏi của tòa án mà ảnh hưởng đến việc quản lý tài sản 20.

Vai trò quản trị viên
Role of the Trustee

Khi giải thể bất kỳ công ty nào, quản trị viên là một vấn đề trọng tâm. Người này phải giám sát tất
cả tài sản thuộc về công ty mất khả năng thanh toán, bảo quản tài sản khỏi bất kỳ xâm hại nào,
thanh lý các tài sản phi tiền tệ, và thực hiện phân phối đúng người yêu cầu. Hơn nữa, quản trị viên

này có thể yêu cầu tiếp tục hoạt động công ty để hoàn tất các hoạt động kinh doanh đang dở dang
khi quyết định mở thủ tục phá sản được ban hành. Để hoàn thành nhiều mục tiêu này, người này
nắm giữ thẩm quyền rộng trong các vấn đề phá sản, bao gồm cả quyền yêu cầu hỗ trợ chuyên
nghiệp từ các luật sư hoặc các nhà kế toán.
Quản trị viên này cũng có thể ngăn chặn bất kỳ dịch chuyển tài sản nào (được biết như là một
đặc quyền) mà được thực hiện bởi người mắc nợ trong vòng 90 ngày trước ngày mở thủ tục phá
sản nếu công ty này đã thực sự mất khả năng thanh toán vào thời điểm đó. Người nhận phải trả
lại những khoản thanh toán này để mà chúng có thể được tính vào tài sản tự do của người mắc
nợ21.
Quy định hủy đặc quyền này được thiết kế để đảm bảo rằng bất kỳ phân phối nào từ tài sản của công ty phá sản
được thực hiện theo mô hình được thiết lập bởi Quốc hội. Quy định hủy đặc quyền này trong vòng 90 ngày đến
tròn một năm trước khi mở hồ sơ phá sản xem xét có hay không bất kỳ chủ nợ nào đã nhận nhiều hơn phần tài
sản của người mắc nợ tương ứng với tỷ lệ của họ trong thời gian đó. Nếu một chủ nợ đã nhận nhiều hơn phần
tài sản hợp lý của người mắc nợ, thì quản trị viên phá sản được trao quyền để tránh các giao dịch này và khôi
phục lại giá trị chuyển giao từ người nhận đối với lợi ích của tài sản phá sản của người mắc nợ như là ban
đầu.22

Tuy nhiên, trả lại tài sản là không cần thiết nếu việc chuyển giao này không lớn hơn giá trị được
trả cho bên này trongng một giải thể.
Không có gì ngạc nhiên, quản trị viên phải ghi nhận đúng tất cả hoạt động và báo cáo định kỳ
cho tòa án và các bên có lợi ích liên quan. Nguyên tắc báo cáo thực tế mà Luật Cải cách Phá sản tạo
ra khá tổng quát: “Mỗi quản trị viên, người kiểm tra, và người mắc nợ trong sở hữu được yêu cầu
để lập hồ sơ những báo cáo này khi cần thiết hoặc khi tòa án yêu cầu….Trong quá khứ không có
hướng dẫn cụ thể nào hoặc mẫu biểu sử dụng khi lập những báo cáo này. 23” Kết quả, có một sự
20 Ibid., p. 26.
21 Giới hạn 90 ngày được mở động đến 1 năm nếu việc chuyển giao này được thực hiện một đối tượng bên trong như là
một nhân viên hoặc một giám đốc hoặc một công ty phụ thuộc. Giới hạn 3 một năm cũng áp dụng bất kỳ chuyển giao
nào được thực hiện bởi người mắc nợ với một ý định lừa gạt một bên khác. Các chuyển giao nhỏ hơn $5,000 không thể
được xem là một đặc quyền.
22 Bradley S. Schmarak and Tracy L. Treger, “Avoiding the Preference Pitfall in Workouts,” Commercial Lending

Review,October 11, 1997, p. 37.
23 Bonhiver, The Expanded Role of the Accountant,p. 69.


Kế toán tổ chức lại & giải thể theo luật

15

khác nhau rất lớn giữa các báo cáo và mẫu biểu này có thể gặp phải trong một giải thể. Tuy nhiên,
quản trị viên này thường sử dụng một báo cáo thực hiện và thanh lý để lập những khía cạnh chính
của quy trình giải thể. Báo cáo này được thiết kế để chuyển tải những thông tin sau:


Các số dư tài khoản được báo cáo bởi công ty tại ngày mà quyết định mở thủ tục phá sản
được thực hiện.



Các khoản thu tiền mặt từ bán tài sản của người mắc nợ.



Các khoản chi tiền mặt mà quản trị viên tài sản được thực hiện chấm dứt các hoạt động
của doanh nghiệp và để thanh toán cho các chủ nợ có đảm bảo.



Bất kỳ giao dịch nào khác như là ghi giảm tài sản và công nhận nợ phải trả chưa được ghi
nhận.


Bất kỳ khoản tiền mặt nào mà còn lại sau chuỗi sự kiện này được thanh toán cho các chủ nợ
không có đảm bảo sau khi các yêu cầu thanh toán ưu tiên đã được thực hiện trước tiên.

Minh họa Báo cáo thực hiện và giải thể
Statement of Realization and Liquidation Illustrated

Để minh họa lập một báo cáo thực hiện và giải thể, thông tin trước đây đã trình bày cho Công ty
Chaplin sẽ được sử dụng lại. Giả định rằng ban quản lý công ty đã quyết định giải thể doanh
nghiệp, một thủ tục được quy định bởi Chương 7 của Luật Cải cách Phá sản. Tòa án chỉ định một
quản trị viên tạm thời người này sau đó được các chủ nợ xác nhận lại để giám sát thanh lý tài sản
và phân phối tiền.
Số tiền từ thanh lý này không nhất thiết bằng với các số dư đã sử dụng để lập báo cáo tình hình
tài chính ở Bảng minh họa 13.2. Báo cáo trước đây đã được dựa trên việc bán dự kiến và các ước
tính khác, trong khi một báo cáo thực hiện và giải thể trình bày các giao dịch thực sự và các sự
kiện khác khi xảy ra. Kết quả, sẽ có sự khác nhau. Giả định các giao dịch sau đây xảy ra khi giải thể
công ty:
Các giao dịch giải thể của công ty Chaplin — 2010 (Liquidation Transactions of Chaplin
Company—2010)
Ngày 01/07

Số liệu kế toán ở Bảng minh họa 13.1 được điều chỉnh các số dư ngay tại
ngày 30/06/2010, ngày mà quyết định mở thủ tục phá sản được ban hành.
Do đó, các khoản phải thu cổ tức, phải trả lãi vay, và phải trả thuế thu nhập
bổ sung được ghi nhận.

Ngày 23/07

Quản trị viên chi ra $7,000 để thanh lý hàng tồn kho công ty tại mức giá
thỏa thuận là $51,000. Kết quả tiền thuần được sử dụng cho phải trả kỳ
phiếu mà hàng tồn kho là đảm bảo một phần.


Ngày 29/07

Cổ tức tiền mặt $500, đã tính ngay tại ngày 30/06, đã được thu. Các khoản
đầu tư liên quan (đẫ báo cáo là $15,000) sau đó được bán với giá $19,600.

Ngày 17/08

Phải thu khác hàng là $16,000 đã được thu. Các số dư còn lại đã được ghi
giảm tất cả như là nợ khó đòi.

Ngày 30/08

Quản trị viên xác định rằng không có thu hồi nào từ các khoản chi phí trả
trước của công ty. Tài sản vô hình cũng được loại trừ khỏi sổ sách tài chính
bởi vì không có giá trị tiền mặt. Đất đai và nhà cửa được bán với giá
$208,000. Quản trị viên ngay sau đó sử dụng $205,000 khoản tiền này để
thanh toán hết cho các chủ nợ có đảm bảo.

Ngày 09/10

Sau khi tiềm kiếm người mua, thiết bị đã được bán với giá $42,000 bằng
tiền mặt.


16

Kế toán tổ chức lại & giải thể theo luật

Ngày 01/11


Một hóa đơn trị giá $24,900 được nhận cho các chi phí hành chính phát
sinh khi giải thể công ty. Quản trị viên cũng sắp xếp lại phần còn lại của của
các khoản nợ có đảm bảo một phần vào nhóm không có đảm bảo.

Ngày 09/11

Tài sản phi tiền tệ không được chuyển đổi thành tiền và tất cả yêu cầu
thanh toán có đảm bảo đã thanh toán, vì vậy quản trị viên bắt đầu phân
phối các quỹ còn lại. Các khoản nợ phải trả có ưu tiên được thanh toán đầu
tiên. Sau đó phần còn lại được sử dụng cho các chủ nợ không có đảm bảo
và không có ưu tiên.

Cấu trúc thực tế được sử dụng để lập một báo cáo thực hiện và giải thể có thể khác nhau đáng
kể. Một mẫu phổ biến trình bày các nhóm tài khoản khác nhau trên theo chiều ngang với các giao
dịch giải thể trình bày theo chiều dọc. Trong cách này, kế toán viên có thể ghi các sự kiện khi xảy ra
để trình bày và các ảnh hưởng của nó đến mỗi phân loại tài khoản. Bảng minh họa 13.3 đã được
xây dựng theo cách này nhằm thể hiện giải thể công ty Chaplin.
Có thể thông tin quan trọng nhất được trình bày trong báo cáo này được đánh giá và phân loại
các khoản nợ phải trả của công ty mất khả năng thanh toán. Theo cách thức giống như báo cáo
tình hình tài chính, các yêu cầu thanh toán có đảm bảo toàn bộ và một phần được báo cáo riêng
biệt với các khoản nợ phải trả có ưu tiền và các yêu cầu thanh toán không có đảm bảo và không ưu
tiên.

BẢNG MINH HỌA 13.2

Báo cáo cuối cùng

Đối với Chaplin, Bảng minh họa 13.3 thuyết minh rằng $135,900 nợ còn lại ngay tại ngày 09/11
($39,900 trong các yêu cầu ưu tiên và $96,000 trong các khoản nợ không có đảm bảo không ưu

tiên). Rất tiếc, sau khi đáp ứng tất cả khoản nợ có đảm bảo, thì công ty còn lại chỉ $83,100 tiền
mặt. Quản trị viên đầu tiên sử dụng khoản tiền này để thanh toán 3 khoản nợ phải trả có ưu tiên
theo xếp loại như sau:
Chi phí hành chính
Phải trả tiền lương (trong $10,950 giới hạn một người)
Phải trả thuế thu nhập cá nhân
Tổng cộng

$24,900
12,000
3,000
$39,900


Kế toán tổ chức lại & giải thể theo luật

17

Sau khi thực hiện các khoản chi này công ty còn lại $43,200 ($83,100 − $39,900) tiền mặt
nhưng $96,000 nợ phải trả không có đảm bảo. Kết quả, các chủ nợ không có đảm bảo có thể chỉ thu
được 45% yêu cầu thanh toán của họ với công ty Chaplin:

Bởi vì tất cả nợ phải trả không được thanh toán toàn bộ, nên cổ đông không nhận được gì từ
quá trình giải thể này.
Thật thú vị, các chủ nợ không có đảm bảo không có ưu tiên nhận được một tỷ lệ nhỏ hơn yêu
cầu thanh toán so với 60% đã dự kiện trên báo cáo tình hình tài chính (được lập ở Bảng minh họa
13.2). Mặc dù báo cáo trước đây đóng một vài trò quan trong trong kế hoạch và thủ tục phá sản,
nhưng khả năng của người lập đối với dự báo các sự kiện tương lai hạn chế độ chính xác của báo
cáo.


TỔ CHỨC LẠI — PHÁ SẢN THEO CHƯƠNG 11
REORGANIZATION—CHAPTER 11 BANKRUPTCY
LO7
Liệt kê các điều khoản mà thường thể hiện trên một kế hoạch tổ chức lại.
Tổ chức lại theo Luật Phá sản liên bang là một cách thức để cứu một công ty thay vì giải thế nó. Mặc dù các chủ
sở hữu ban đầu của công ty giải cứu theo cách này thường không để lại bất kỳ thứ gì, các chủ sở hữu khác phục
hồi dựa trên vận may của công ty có thể ra đi mà không ảnh hưởng đến lợi ích của họ. Ví dụ, các chủ nợ của
công ty có thể đảm nhiệm như là các chủ sở hữu mới. Các nhà cung cấp có thể duy trì công ty này như là một
khách hàng. Khách hàng có thể tiếp tục xem công ty như là một nhà cung cấp. Và có lẽ điều quan trọng nhất, đa
số nhân viên có thể tiếp tục công việc mà có thể không có khi giải thể 24.

Trong vòng 12 tháng kết thúc ngày 31/12/2008, 9,272 doanh nghiệp tổ chức lại theo Chương 11
đã bắt đầu ở Mỹ25. Tổ chức lại doanh nghiệp cố gắng cứu vãn công ty để nó có thể tiếp tục hoạt
động. Mặc dù các thủ tục pháp lý đưa ra với hy vọng công ty sẽ tồn tại, nhưng tổ chức lại không
phải là một đảm bảo chắc chắn sự phát triển tốt đẹp của công ty. Các công ty mà cố gắng tổ chức
lại thường bị giải thể thực sự. Whitehall Jewelers nộp đơn phá sản thoe Chương 11 vào ngày
23/06/2008, và bắt đầu giải thể vào ngày 13/08/2008. Circuit City nộp đơn theo Chương 11 vào
ngày 10/11/2008 và bắt đầu giải thể vào ngày 19/01/2009.
Nhiều doanh nghiệp tổ chức lại có thể thực sự đã thất bại bởi vì người mắc nợ gặp khó khăn
trong thời gian dài trước khi nộp đơn mở phá sản:
Tìm đến phá sản bởi vì “đại họa” sắp đến — nhưng sau đó không xảy ra — hỗ trợ (cho doanh nghiêp thời gian
và đối xử bình đẳng) . . . .Khi một công ty nộp đơn theo luật phá sản, các nhà cung cấp có thể giao hàng tiền mặt.
Vì vậy ban quản lý hành động trước khi tài sản khả thanh bị cạn kiệt tạo ra một cơ hội tốt hơn thực hiện tổ chức
lại doanh nghiệp26.

Rõ ràng, các hoạt động và các sự kiện xung quanh tổ chức lại doanh nghiệp khác biệt đáng kể so
với một giải thể. Một khác biệt quan trọng là việc kiểm soát công ty này mà thường được duy trì
bởi quyền sở hữu (được đề cập đến như là một người mắc nợ bị tiếp quản - debtor in possession).
Tuy nhiên, nếu chứng mình có gian lận hoặc quản lý kém thì tòa án có quyền bổ nhiệm một quản
trị viên độc lập để đảm nhận kểm soát. Ngoại trừ thay thế, người mắc nợ bị tiếp quản tiếp tục hoạt

động công ty và có trách nhiệm chính đối với việc phát triển một kế hoạch tổ chức lại mà có thể
chấp nhận được. Tuy nhiên, không có ai đồng ý với việc từ bỏ quyền sở hữu phụ trách công ty: “Một
24 John Robbins, Al Goll, and Paul Rosenfield, “Accounting for Companies in Chapter 11 Reorganization,” Journal of
Accountancy,January 1991, p. 75.
25 Nguồn thông tin này cũng cho biết rằng 30,035 doanh nghiệp
bắt đầu phá sản theo Chế định 7 trong năm 2008.
26 Daniel B. Moskowitz and Mark Ivey, “You Don’t Have to Be Broke to Need Chapter 11,” BusinessWeek, April 27, 1987, p.
108.


Kế toán tổ chức lại & giải thể theo luật

18

sự phản đối có tính triết lý đặt ra ngày càng tăng là nguyên tắc mà đặt người mắc nợ trong sự
kiểm soát của quy trình phá sản, một ý tưởng mà thường để lại cho người nước ngoài ‘choáng
váng’, một luật sư phá sản nói. Điều này đặc biệt có nghĩa rằng các nhà quản lý mà đã làm phá sản
một doanh nghiệp lại có thể tiếp tục tái cấu trúc công ty tiếp tục hồi sinh.” 27
Trong khi tổ chức lại doanh nghiệp đang diễn ra, các chủ sở hữu và các nhà quản lý thường
được yêu cầu có tính pháp lý bảo quản tài sản của công ty ngay tại ngày mà quyết định mở thủ tục
phá sản được ban ra. Trong cách thức này, các quy định các quy định phá sản muốn làm giảm tổn
thất mà các chủ nợ và cổ đông có thể gánh chịu khi tổ chức lại hoặc giải thể thực sự xảy ra.

Kế hoạch tổ chức lại doanh nghiệp
The Plan for Reorganization
Kế hoạch là vấn đề trọng tâm của tổ chức lại theo Chương 11. Các quy định của một kế hoạch xác định cách thức
xử lý tất cả chủ nợ và chủ sở hữu khi được Tòa án Phá sản phê duyệt. Hơn nữa, kế hoạch này tập trung vào cấu
trúc tài chính của doanh nghiệp. 28

Vấn đề quan tâm nhất của một phá sản theo Chương 11 là một kế hoạch lập ra để giải cứu công ty

khỏi tình trạng mất khả năng thanh toán. Đầu tiên, chỉ người mắc nợ bị tiếp quản có thể nộp các
đề nghị cho tòa án. Tuy nhiên, nếu một kế hoạch tổ chức là không được nộp trong vòng 120 ngày
của quyết định mở thủ tục phá sản hoặc được chấp nhận trong vòng 180 ngày (ngoại trừ tòa án
cho phép gia hạn mặc dù đặc quyền của người mắc nợ được đề nghị một kế hoạch nhưng không
thể vượt quá 18 tháng), bất kỳ bên có lợi ích liên quan nào đều có quyền lập và nộp một bảng đề
nghị.
Một kế hoạch tổ chức lại doanh nghiệp không bị giới hạn số lượng điều khoản: các thay đổi
được đề xuất cho công ty, các thỏa thuận tài chính bổ sung, thay đổi cơ cấu nợ. Bất kể là nội dung
chi tiết như thế nào, kế hoạch phải hướng đến việc đưa ra các giải pháp khả thi dài hạn đối với các
khó khăn về tài chính của công ty. Tuy nhiên, để đạt được sự chấp thuận của các bên liên quan, kế
hoạch phải thể hiện bằng chứng thuyết phục rằng nó sẽ làm cho doanh nghiệp thoát khỏi phá sản
và tiếp tục hoạt động.
Mặc dù việc đưa ra một danh sách các yêu tố được bao gồm trong một đề nghị tổ chức lại
doanh nghiệp là không thể, nhưng một số yếu tố thông thường như sau:
1.

Kế hoạch đề nghị thay đổi hoạt động công ty (Plans proposing changes in the company’s
operations). Với sự hy vọng cải thiện tính thanh khoản, lãnh đạo công ty có thể quyết định
giới thiệu một dòng sản phẩm mới hoặc bán những tài sản không sinh lợi hoặc thậm chí
toàn bộ doanh nghiệp. Đóng cửa các hoạt động không hiệu quả là phổ biến nhất. Một
người mắc nợ bị tiếp quản phải có trách nhiệm chứng minh rằng họ có thể loại trừ được
các vấn đề mà có thể đưa đến mất khả năng thanh toán và sau đó tránh xảy ra trong
tương lai.
Movie Gallery tìm đến sự bảo vệ của tòa án vào tháng 10/2007 sau hai năm lỗ liên tục. Công ty đã cắt
giảm 1,000 cửa hàng, tiết kiệm hơn $130 triệu tiền thuê. Chuỗi cửa hàng này cũng đã sửa đổi các hợp
đồng với các hãng phim và cắt giảm nợ. 29

2.

Kế hoạch tạo ra nguồn tiền bổ sung (Plans for generating additional monetary resources) .

Các công ty đang đối mặt với tình trạng mất khả năng thanh toán phải tạo ra nguồn tiền
mới, thường là ngắn hạn. Các khoản vay và bán cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi
thường được thương lượng trong quá trình tổ chức lại nhằm tạo ra quỹ để tiếp tục hoạt

27 “The Night of the Killer Zombies.”
28 FASB ASC (đoạn 852-10-05-4)
29 Birmingham News business staff, “Movie Gallery: Judge Approves Reorganization Plan as Retailer’s Bankruptcy Exit
Looms,” April 10, 2008.


Kế toán tổ chức lại & giải thể theo luật

19

động. “Chính phủ Mỹ sẽ đảm nhận khoảng 61% cổ phần mới trong GM sau khi cho nhà sản
xuất xe hơn này vay hơn $50 tỷ”30
3.

Kế hoạch thay đổi quản lý công ty (Plans for changes in company management). Thông
thường, một cuộc khủng hoảng tài chính bị đổ lỗi do quản lý kém. Trong trường hợp này,
đề nghị tổ chức lại công ty với đội ngũ quản lý cũ là một đề nghị không thực tế. Do đó,
nhiều kế hoạch bao gồm thuê các chuyên gia mới để thực hiện tổ chức lại và điều hành các
vấn đề quan trọng của công ty. Các thay đổi này thậm chi có thể ảnh hưởng đến cả hội
đồng quản trị mà được bầu từ các cổ đông để giám sát công ty và các hoạt động của nó:
Công ty Tribune đặt ở Chicago và các chủ nợ của nó đang ở giai đoạn đầu thương lượng một kế hoạch của
tổ chức lại ở Tòa án Phá sản Mỹ mà nguồn tin nó rằng có thể sẽ chuyển quyền kiểm soát của tập đoàn
truyền thông gặp khó khăn này từ tỷ phú Chicago Sam Zell sang một tập đoàn ngân hàng và các nhà đầu
tư năm giữ $8.6 tỷ nợ.31

4.


Kế hoạch thanh toán nợ của công ty mà đã tồn tại khi quyết định mở thủ tục phá sản ban
ra (Plans to settle the debts of the company that existed when the order for relief was
entered). Không có yếu tố nào của bản kế hoạch tổ chức lại mà quan trọng hơn đề xuất làm
hài lòng các chủ nợ khác nhau của công ty. Trong hầu hết trường hợp, sự thỏa thuận giữa
họ là cần thiết trước khi tòa án xem xét lại bất kỳ kế hoạch tổ chức lại nào. Các đề nghị
thực sự nhằm giải quyết các khoản nợ này có thể thực hiện một trong các hình thức sau:


Tài sản có thể được chuyển giao cho các chủ nợ nếu họ chấp nhận cách thanh toán
này cho một khoản nợ xác định. Giá trị sổ sách của nợ phải trả mà bị hủy thường
cao hơn (đáng kể) so với giá trị hợp lý của tài sản đưa ra.
Công ty Dow Corning thực hiện kế hoạch phá sản tổ chức lại $4.4 tỷ, một nỗ lực thứ ba để đưa
ra giải pháp để thoát khỏi phá sản và tìm kiếm một phương pháp để giải quyết hàng ngàn yêu
cầu mà việc cấy ghép túi ngực silicon gây ra bệnh và tổn thương. Công ty, mà nhiều năm dẫn
đầu thị trường về cấy ghép silicon ở Mỹ, đề nghị tổng cộng $3 tỷ để giải quyết ước tính 200,000
yêu cầu silicon hiện tại.32



Lợi ích vốn chủ sở hữu (như là vốn cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi, các quyền cổ
phiếu) có thể chuyển cho chủ nợ để thanh toán nợ đang lưu hành. Ví dụ, một thông
cáo rằng Garden Ridge đã đang thoát phá sản cho biết rằng “kế hoạch tổ chức lại
sẽ kêu gọi phân phối cổ phiếu ưu đãi cho các chủ nợ không có đảm bảo chung.” 33



Thuật ngữ nợ phải trả đang lưu hành có thể được xác định: ngày đáo hạn ngắn, lãi
suất thấp, mệnh giá giảm, tiền lãi phải trả được miễn, …


Một phát triển gần đây là việc sử dụng phá sản đã được sắp xếp trước và đã được dự định
trước. Trong những trường hợp này, công ty và chủ nợ thỏa thuận về một số hoặc tất cả điều kiện
của kế hoạch tổ chức lại trước khi đơn phá sản được ký. Do đó, các bên đi đến phá sản với một thỏa
thuần hoàn chỉnh hoặc một phần để trình cho tòa án. Trong cách này, có thể tránh đưuọc việc gia
tăng các khoản phí. Số lượng gia tăng của các doanh nghiệp phá sản tổ chức lại kéo dài chỉ hai
hoặc ba tháng thay vì hàng năm. Hơn nữa, các bên được bảo vệ tốt hơn bởi vì Tòa án Phá sản có
thể chấp nhận kế hoạch mà không yêu cầu thay đổi hoặc chỉnh sửa gì thêm. Thuyết minh về quyết
định thời gian các cuộc đàm phán ở thông báo mà Trump Hotels & Casino Resorts đã đạt được sự
xác nhận chấp thuận kế hoạch để thoát khỏi Chương 11: “Trái chủ người mà đàm phán tái cấu
trúc theo Chương 11 trước ngày 21/11 nộp hồ sơ xin bảo hộ phá sản đã biểu quyết áp đảo trong
việc ủng hộ kế hoạch theo Chương 11.”34
30 Mike Spector, “GM Asset Sale Gets Judge’s Nod,” The Wall Street Journal,July 6, 2009, p. B-1.
31 Michael Oneal, “Zell Could Lose Control of Tribune Co.,” McClatchy–Tribune Business News, June 8, 2009.
32 Thomas M. Burton, “Dow Corning Has $4.4 Billion Plan on Chapter 11 and Implant Claims,” The Wall Street Journal,
February 18, 1998, p. B2.
33 ”Garden Ridge Gets Bankruptcy Plans OK’d,” Home Textiles Today,April 4, 2005, p. 8.
34 “Trump Hotels & Casino Resorts: Court Overseeing Bankruptcy Clears Plan to Exit,” The Wall Street Journal, April 6,
2005, p. 1.


Kế toán tổ chức lại & giải thể theo luật

20

Chấp thuận và phê duyệt kế hoạch tổ chức lại
Acceptance and Confirmation of Reorganization Plan

Điều kiện của một kế hoạch tổ chức lại không đảm bảo tính thực thi của nó. Luật Cải cách Phá sản
xác định rằng một kế hoạch phải được biểu quyết bởi cả hai chủ nợ và cổ đông trước khi tòa án
phê duyệt. Để được chấp nhận, mỗi loại chủ nợ phải biểu quyết cho kế hoạch này. Sự chấp thuận

đòi hỏi thông qua hai phần ba (2/3) giá trị và quá bán số lượng yêu cầu thanh toán tham gia biểu
quyết. Để được chấp thuận, ít nhất hai phần ba (2/3) (được đo lường bởi số lượng cổ phiếu nắm
giữ) của chủ sở hữu người mà biểu quyết phải đồng ý tổ chức lại đã được đề xuất. Thực tế, thuyết
phục các bên ủng hộ một kế hoạch là một nhiệm vụ không mấy dễ dàng bởi vì sự thỏa thuận
thường có nghĩa là chấp nhận một tổn thất đáng kể. Cuối cùng, mặc dù sự chấp thuận là cần thiết
nhưng nếu tiến trình có thể thực hiện được.
Mặc dù kế hoạch có thể đạt được sự chấp thuận của chủ nợ và cổ đông, nhưng sự phê duyệt của
tòa án vẫn phải thực hiện. Tòa án xem xét bản đề nghị và có thể từ chối kế hoạch tổ chức lại nếu
một người yêu cầu thanh toán (người mà không được biểu quyết để thông qua) sẽ nhận được
nhiều hơn nếu giải thể. Tòa án cũng có quyền phê duyệt một kế hoạch tổ chức mà không được chấp
thuận bởi một số loại chủ nợ hoặc cổ đông nào đó. Quy định này được đề cập như là áp xuống
(cram down); nó xảy ra khi tòa án xác định rằng kế hoạch là hợp lý và công bằng. Như là một thay
thế, tòa án có thể chuyển một vụ án tổ chức lại theo Chương 11 sang giải thể theo Chương 7 tại
bất kỳ lúc nào nếu tiến trình của một kế hoạch đã chấp thuận không có dấu hiệu khả thi. Nguy cơ
này thường khuyến khích các bên làm việc cùng nhau để đạt được giải pháp có tính khả thi.

Lập báo cáo tài chính trong quá trình tổ chức lại
Financial Reporting during Reorganization
LO8
Kế toán cho một công ty khi nó trãi qua tổ chức lại.

Tiến trình phát triển và đạt được sự chấp thuận cho một kế hoạch tổ chức lại có thể kéo dài nhiều
năm. Trong thời gian đó, công ty tiếp tục hoạt động theo giả định rằng cuối cùng nó sẽ thoát khỏi
thủ tục phá sản. Trong quá trình tổ chức lại, công ty đối mặt với một số câu hỏi về kế toán như sau:


Ảnh hưởng thu nhập từ hoạt động kinh doanh có nên được tách riêng với các giao dịch chỉ
liên quan đến quá trình tổ chức lại không?




Nợ phải trả nên được báo cáo như thế nào? Bởi vì một số khoản nợ có thể không được
thanh toán trong nhiều năm và sau đó có thể yêu cầu thanh toán một giá trị xem như là
nhỏ hơn mệnh giá, thông tin này nên được trình bày như thế nào?



Tổ chức lại có yêu cầu thay đổi cơ sở lập báo cáo đối với tài sản công ty hay không?

Vào năm 1990, Đội ngũ thực hiện của AICPA (AICPA Task Force) về Lập báo cáo tài chính bởi
Các đơn vị đang Tổ chức lại theo Luật phá sản đã ban hành Công bố tình hình 90-7 (“Lập báo cáo
tài chính bởi Các đơn vị đang Tổ chức lại theo Luật phá sản”). Công bố này ngày nay được đưa vào
Khung chuẩn mực kế toán của FASB, Chủ đề 852, Tổ chức lại, và đưa ra nhiều hướng dẫn đối với
lập báo cáo tài chính tại hai giai đoạn:
1.

Trong giai đoạn mà một doanh nghiệp đang trong thời kỳ tổ chức lại

2.

Tại thời điểm mà công ty này thoát ra khỏi tổ chức lại.

Báo cáo thu nhập trong thời kỳ Tổ chức lại
The Income Statement during Reorganization


21

Kế toán tổ chức lại & giải thể theo luật


Theo GAAP Mỹ, bất kỳ khoản lãi, lỗ, doanh thu, và chi phí tạo ra từ tổ chức lại doanh nghiệp nên
được báo cáo riêng biệt. Những khoản mục này được đưa vào báo cáo thu nhập trước khi có bất
kỳ có lợi ích hay chi phí thuế thu nhập.35
Các khoản mục tổ chức lại được báo cáo một cách riêng biệt này bao gồm lãi và lỗ từ bán các
tài sản theo yêu cầu của tổ chức lại. Hơn nữa, như đã đề cập trước, khoản tiền chi phí chuyên gia
rất lớn có thể sẽ phát sinh. Các tài liệu có thẩm quyền này yêu cầu rằng các khoản chi này được ghi
nhận vào chi phí trong kỳ khi phát sinh.
GAAP Mỹ cũng quy định lập báo cáo chi phí lãi vay và thu nhập tiền lãi. Trong quá trình tổ chức
lại, chi phí lãi vay thường không được tính trên các khoản nợ tại ngày mà quyết định mở thủ tục
phá sản đã ban hành. Số tiền các khoản nợ phải trả vào ngày đó được khóa lại. Do đó, việc ghi
nhận lãi vay là cần thiết chỉ nếu việc thanh toán sẽ được thực hiện trong quá trình tố tụng (ví dụ,
tiền lãi trên khoản nợ phát sinh trong quá trình phá sản) hoặc chỉ nếu tiền lãi này có thể là một
yêu cầu được chấp nhận (ví dụ, khoản nợ đã phát sinh nhưng chưa được ghi nhận trước khi ban
hành quyết định mở thủ tục phá sản). Bất kỳ chi phí lãi vay nào được ghi nhận mà không phải là
kết quả từ quá trình tổ chức lại và nên được báo cáo riêng biệt như là một khoản mục của tổ chức
lại.
Ngược lại, thu nhập tiền lãi có thể tăng lên đáng kể trong quá trình tổ chức lại. Bởi vì công ty
không bị bắt buộc phải thanh toán các khoản nợ đã phát sinh trước ngày quyết định mở thủ tục
phá sản, quỹ tiền mặt có thể tăng lên đến mức mà tiền lãi trở thành một nguồn thu nhập đáng kể.
Bất kỳ khoản thu nhập tiền lãi nào mà sẽ không được thực hiện ngoại trừ trong thời gian tố tụng
được báo cáo riêng biệt như là một khoản mục của tổ chức lại.
Ví dụ, hãng hàng không Delta báo cáo số liệu sau đây như là các khoản mục tổ chức lại trong
báo cáo thu nhập 6 tháng đầu năm kết thúc ngày 30/06/2006 (triệu):
Hợp đồng thỏa thuận tập thể phi công
Đàm phán tài trợ máy bay, bị từ chối và trả về
Chi phí thù lao
Chi phí chuyên gia
Thuê thiết bị
Chi phí phát hành nợ
Thu nhập tiền lãi

Các khoản mục khác
Tổng cộng các khoản mục tổ chức lại

$2,100
1,590
55
53
24
13
(47)
(5)
$3,783

Để minh họa, giả định rằng Công ty Crawford nộp đơn phá sản tự nguyện và được ban hành
quyết định mở thủ tục phá sản vào ngày 01/01/2010. Sau đó, quyền sở hữu của công ty và ban
quản lý bắt đầu (1) thực hiện trên kế hoạch tổ chức lại và (2) khôi phục công ty. Nó đóng cửa một
số chi nhánh và thuê các kế toán, luật sư, và các chuyên gia khác để hỗ trợ quá trình tổ chức lại. Tại
cuối năm 2010, tiến trình phá sản vẫn đang tiếp diễn. Công ty lập một báo cáo thu nhập được cơ
cấu lại để người đọc có thể phân biệt được kết quả của hoạt động kinh doanh từ các khoản mục tổ
chức lại doanh nghiệp (xem Bảng minh họa 13.4).

Bảng cân đối kế toán trong quá trình tổ chức lại
The Balance Sheet during Reorganization

Không được thành lập một đơn vị kinh doanh mới khi công ty đang trong giai đoạn tổ chức lại. Do
đó, các nguyên tắc kế toán được chấp nhận phổ biến (GAAP) tiếp tục áp dụng. Ví dụ, Tài sản vẫn
nên được báo cáo theo giá trị sổ sách. Tuy nhiên, kế hoạch tổ chức lại cuối cùng sẽ làm giảm nhiều
35 Trong cùng một cách thức, báo cáo dòng tiền nên được lập để các khoản mục tổ chức lại được trình bày riêng biệt
trong các mục hoạt động, đầu tư và tài chính.



22

Kế toán tổ chức lại & giải thể theo luật

khoản nợ phải trả. Hơn nữa, do quyết định mở thủ tục phá sản, nên hệ thống phân loại ngắn
hạn/dài hạn không còn được áp dụng; các khoản thanh toán bị hoãn lại trong nhiều năm.
Do đó, khi lập báo cáo các khoản nợ phải trả của một công ty đang tổ chức lại, các khoản nợ tùy
thuộc vào thỏa thuận (có thể bị ghi giảm bởi tòa án thông qua phê duyệt kế hoạch tổ chức lại) phải
được thuyết minh riêng biệt. Các khoản nợ không có đảm bảo và có đảm bảo một phần tồn tại
ngay tại ngày ban hành quyết định mở thủ tục phá sản đưa vào loại này. Các khoản nợ có đảm bảo
toàn bộ và các khoản nợ phát sinh từ ngày mở thủ tục phá sản không được theo thỏa thuận và
phải được báo cáo theo cách thức thông thường như là hoặc nợ ngắn hạn hoặc nợ dài hạn.
Các khoản nợ mà tùy thuộc vào thỏa thuận phải được báo cáo để trình bày giá trị dự kiến các
yêu cầu thanh toán được phép thay vì giá trị thanh toán ước tính. Do đó, công ty không cần phải
cố gắng dự kiến giá trị thanh toán được yêu cầu bởi kế hoạch cuối cùng nhưng đơn thuần thuyết
minh giá trị yêu cầu thanh toán này. Ví dụ, ngày 31/03/2009, bảng cân đối kế toán của Công ty
Frontier Airlines báo cáo nợ ngắn hạn là $293 triệu và nợ dài hạn là $22 triệu. Sau đó nó cũng báo
cáo có các khoản nợ là $709 theo thỏa thuận.

BẢNG MINH HỌA 13.4

Báo cáo thu nhập trong giai đoạn tổ chức lại
CÔNG TY CHAPLIN
(Người mắc nợ bị tiếp quản)
Báo cáo thu nhập
Cho năm kết thúc 31/12/2010

Doanh thu
Giá vốn hàng bán và chi phí:

Giá vốn hàng bán
Chi phí chung và quản lý
Chi phí bán hàng
Chi phí lãi vay
Thu nhập trước ảnh hưởng của các khoản mục tổ chức lại và thuế
Các khoản mục tổ chức lại:
Lỗ do đóng cửa các chi nhánh
Chi phí chuyên gia
Thu nhập tiền lãi
Lỗ trước lợi ích thuế thu nhập
Lợi ích thuế thu nhập
Lỗ thuần
Lỗ trên cổ phiếu

$650,000
$346,000
165,000
86,000
4,000

(86,000)
(75,000)
26,000

601,000
49,000

(135,000)
(86,000)
18,800

$ (67,200)
$ (0.56)

Lập báo cáo tài chính cho những không ty thoát khỏi tổ chức lại
Financial Reporting for Companies Emerging from Reorganization
LO9
Mô tả báo cáo tài chính cho một công ty thành công thoát khỏi phá sản như là một đơn vị được tổ chức lại.

Có phải một công ty đã thành công thoát khỏi quy định theo Chương 11 được xem như là một đơn
vị mới để mà giá trị hợp lý nên được phân bổ cho các tài sản và nợ phải trả không (được gọi là lập
báo cáo tái hoạt động)? Hoặc có phải một công ty chỉ đơn thuần là sự tiếp tục của một tổ chức mà
đã lâm vào tình trạng phá sản để mà các số liệu lịch sử vẫn có thể áp dụng được không? Theo


Kế toán tổ chức lại & giải thể theo luật

23

GAAP Mỹ, những tài khoản này nên được điều chỉnh theo giá trị hợp lý nếu đáp ứng hai điều kiện
sau:


Giá trị (hoặc hợp lý) tài sản của công ty thoát khỏi tổ chức lại nhỏ hơn tổng giá trị các yêu
cầu thanh toán hợp lệ ngay tại ngày quyết định mở thủ tục phá sản cộng với các khoản nợ
phải trả phát sinh sau đó.



Các chủ sở hữu cổ phiếu biểu quyết ban đầu còn lại nhỏ hơn 50% vốn cổ phần biểu quyết
của công ty khi nó thoát khỏi phá sản.


Đáp ứng điều kiện đầu tiên cho thấy rằng công ty cũ không thể tiếp tục hoạt động kinh như là
một giả định hoạt động liên tục. Điều kiện thứ hai cho biết rằng kiểm soát của công ty đã thay đổi.
Nhiều (không phải tất cả) vụ phá sản theo Chương 11 đáp ứng hai điều kiện này. Kết quả là,
đơn vị này được lập báo cáo như thể là một doanh nghiệp mới. Ví dụ, một lưu ý trong báo cáo tài
chính của Kaiser Aluminum giải thích: “Sự thoát khỏi của công ty từ phá sản theo Chương 11 và
chấp nhận kế toán tái hoạt động dẫn đến một đơn vị lập báo cáo mới cho mục đích kế toán”
Khi áp dụng kế toán tái hoạt động, giá trị tổ chức lại của đơn vị mà mới thoát khỏi tình trạng
phá sản phải được xác định đầu tiên. Giá trị tổ chức lại này là một giá trị ước tính mà người mua
sẵn sàng trả cho tài sản của công ty sau khi tái cấu trúc. Không có gì ngạc nhiên, giá trị này
thường được tính toán bằng cách chiết khấu dòng tiền dự kiến trong tương lai. Tổng giá trị này
sau đó được phân bổ cho các tài sản hữu hình và vô hình có thể xác định được của công ty cùng
cách thức giống như một hợp nhất kinh doanh như đã được mô tả ở các chương trước.
Rất tiếc, việc xác định giá trị tổ chức lại đối với một công ty lớn và phức tạp có thể là một đánh
giá khó khăn. Mẫu 10-K được nộp bởi Kmart Holdings cho năm kết thúc ngày 26/01/2005, mô tả
một nỗ lực tính toán như sau:
Để thuận tiện trong việc tính toán giá trị doanh nghiệp của công ty Successor, chúng tôi phát triển một bộ dự
đoán tài chính. Dựa trên dự đoán tài chính này và với sự hỗ trợ của một chuyên gia tư vấn tài chính, chúng tôi
xác định giá trị doanh nghiệp bằng cách sử dụng nhiều phương pháp định giá khác nhau, bao gồm (i) so sánh
Công ty và thành quả dự tính với giá trị thị trường của các công ty có thể so sánh được, (ii) xem xét lại và phân
tích một số giao dịch của các công ty trong cùng ngành nghề với Công ty, và (iii) tính toán giá trị hiện tại của
dòng tiền tương lai dựa kiến. Giá trị doanh nghiệp được ước tính phụ thuộc rất nhiều vào việc đạt được kết quả
tài chính trong tương lai mà đã thiết lập trước các dự đoán cũng như thực hiện một số giả định chắc chắn khác
mà không được đảm bảo. Điểm giữa của khung đã được chọn là $2.6 tỷ, như là giá trị doanh nghiệp ước tính.

Sau khi giá trị doanh nghiệp đã được xác định, việc phân bổ cho từng tài sản nên được thực
hiện cùng cách thức như giá mua mà hình thành một hợp nhất kinh doanh. Khi áp dụng kế toán tái
hoạt động, những tài sản mà được nắm giữ bởi một công ty vào ngày mà nó thoát khỏi tổ chức lại
nên được báo cáo dựa trên giá trị hiện hành của từng tài sản, không phải là giá trị sổ sách lịch sử.
Đơn vị này được xem như là một tổ chức được thành lập mới. Đó là lý do mà các thuyết mình trong

Mẫu 10-K cho Kmart Holdings tiếp tục cho biết rằng “các khoản điều chỉnh giá trị hợp lý bao gồm
ghi nhận xấp xỉ $2.2 tỷ tài sản vô hình mà trước đây không được ghi nhận trong báo cáo tài chính
của Công ty Predecessor, như là lợi ích hợp đồng thuê có đặc quyền”. Như một hợp nhất, phần vượt
chênh lệch chưa phân bổ được ghi nhận như là lợi thế thương mại.
Lập báo cáo các khoản nợ phải trả theo một tổ chức lại cũng là một mối quan tâm bởi vì nhiều
số dư này sẽ bị ghi giảm và thời hạn thanh toán bị kéo dài. Tất cả khoản phải thu (ngoại trừ thuế
thu nhập hoãn lại) được báo cáo theo giá trị hợp lý của dòng tiền thanh toán tương lai.
Để thực hiện các điều chỉnh tài sản cần thiết đối với kế toán tái hoạt động, Thặng dư vốn cổ
phần thông thường được ghi tăng lên hoặc ghi giảm xuống. Tuy nhiên, bất kỳ ghi giảm nào cho
một khoản nợ phải trả tạo ra một khoản lãi được ghi nhận. Cuối cùng, bởi vì công ty này được xem
như là một đơn vị mới, nó phải thoát khỏi tổ chức lại với số dư bằng không (0) đối với Lợi nhuận
giữ lại.


24

Kế toán tổ chức lại & giải thể theo luật

Minh họa Kế toán tái hoạt động
Fresh Start Accounting Illustrated

Giả định rằng một công ty có bảng cân đối tài khoản sau đây ngay trước khi thoát khỏi phá sản:
Nợ

Tài sản ngắn hạn
Đất đai
Nhà của
Thiết bị
Phải trả người bán (phát sinh sau khi quyết định mở phá sản ban hành)
Nợ phải trả khi quyết định mở thủ tục phá sản được ban hành:

Nợ phải trả
Chi phí phả trả
Phải trả kỳ phiếu (đáo hạn 3 năm)
Phải trả trái phiếu (đáo hạn 5 năm)
Cổ phiếu thường (50,000 cổ phiếu mệnh giá $1)
Thặng dư vốn cổ phần
Lợi nhuận giữ lại (thâm hụt)
Tổng cộng



50,000
100,000
400,000
250,000
100,000
60,000
50,000
300,000
600,000
50,000
40,000
400,000

1,200,000

1,200,000

Thông tin khác




Tài sản: Đất có giá trị hợp lý $120,000; nhà cửa trị giá $500,000. Tài sản khác được định
giá theo giá trị sổ sách. Nhãn hiệu thương mại trị giá $10,000 mặc dù không được ghi
nhận. Giá trị tổ chức lại của tài sản được giá định là $1,000,000 dựa tren chiết khấu dòng
tiền tương lai.



Nợ phải trả: Nợ phải trả khi quyết định mở thủ tục phá sản được ban hành là $1,010,000
($60,000 + $50,000 + $300,000 +$600,000). Tài khoản phải trả $100,000 phát sinh sau khi
quyết định mở thủ tục phá sản được ban hành phải được thanh toán toàn bộ khi đến hạn.
Tài khoản phải trả này và chi phí phải trả mà đã nợ khi quyết định mở thủ tục phá sản sẽ
được chuyển đổi thành kỳ phiếu phải trả một năm là $70,000, lãi suất 10%. Kỳ phiếu phải
trả $300,000 trên bảng cân đối tài khoản sẽ được chuyển đổi sang kỳ phiếu 10 năm mệnh
giá $100,000 lãi suất hàng năm 8%. Các chủ nợ này cũng có thể nhận 20,000 cổ phiếu
thường do cổ đông trả lại. Cuối cùng trái phiếu phải trả $600,000 sẽ được chuyển đổi sang
kỳ phiếu 8 năm, lãi suất 9%, tổng cộng $430,000. Trái chủ cũng nhận được 15,000 cổ phiếu
thường do cổ đông trả lại.



Vốn chủ sở hữu cổ đông: Chủ sở hữu cổ phiếu thường sẽ trả lại 70% cổ phiếu của họ
(35,000 cổ phiếu) cho công ty và được phát hành như đã xác định ở trên. Giá trị tổ chức lại
của tài sản là $1,000,000, và các khoản nợ của công ty sau những sự kiện này tổng cộng
$700,000 ($100,000 + $70,000 + $100,000 + $430,000). Do đó, vốn chủ sở hữu phải là
$300,000 chênh lệch giữa tài sản và nợ phải trả. Bởi vì cổ phiếu với giá trị mệnh giá
$50,000 vẫn sẽ đang lưu hành, Thặng dư vốn cổ phần (APIC) cần được điều chỉnh thành
$250,000. Lợi nhuận giữ lại là không (0).


Trong kế toán tổ chức lại doanh nghiệp, câu hỏi đầu tiên được giải quyết là kế toán tái hoạt
động có thích hợp không. Điều kiện đầu tiên được đáp ứng bởi vì giá trị tổ chức lại của tài sản
($1,000,000) nhỏ hơn tổng số tất cả nợ phải trả sau khi nộp đơn ($100,000 tài khoản phải trả)
cộng với các yêu cầu thanh toán hợp lệ ($1,010,000 tổng cộng nợ phải trả còn lại từ ngày quyết
định mở thủ tục phá sản trước ghi được ghi giảm). Điều kiện thứ hai cũng thỏa mãn bởi vì cổ đông
ban đầu còn lại nhỏ hơn 50% tổng cổ phiếu sau khi kế hoạch được triển khai. Tại thời điểm này, họ
sẽ nắm giữ chỉ 15,000 trong 50,000 cổ phiếu đang lưu hành.


25

Kế toán tổ chức lại & giải thể theo luật

CÂU HỎI THẢO LUẬN
CÓ PHẢI ĐÂY LÀ MỤC ĐÍCH THỰC SỰ CỦA LUẬT PHÁ SẢN KHÔNG?
Mất khả năng thanh toán không phải là một điều kiện cần đối với phá sản. Hơn nữa một
doanh nghiệp có thể nộp đơn lên tòa sản để được bảo hộ theo Chương 11 ngay cả khi nó
không mất khả năng thanh toán. Nếu doanh nghiệp này trình bày khó khăn tài chính thực
sự, thì tòa án sẽ thông thường không bác đơn này. Trong những năm gần đây, Chương 11
được xem như là một nơi an toàn để có thời gian tái cấu trúc doanh nghiệp và loại bỏ
những vấn đề khó khăn về tài chính. Ví dụ, khi Johns Manville nộp đơn đề nghị phá sản
theo Chương 11, nó vẫn sinh lợi nhưng tài chính có vấn đề. Nó đối mặt với một số vụ tranh
chấp về thiệt hại khai thác sản phẩm ami ăng (một loại khoáng chất). Tổ chức lại giúp
Johns Manville xử lý các khó khăn về tài chính [nhấn mạnh thêm]*.
Trong những năm sau, nộp đơn phá sản tự nguyện theo Chương 11 đã trở thanh một công ty mà
các công ty đôi khi dùng để giải quyết những khó khăn về tài chính đáng kể. Cũng như Johns
Manville tổ chức lại để giải quyết các yêu cầu bồi thường của nạn nhân khai thác mỏ. A. H.
Robins cũng theo cách tương tự để giải quyết hàng ngày đơn kiện về việc gây tổn hại của thiết bị
lá chắn trong tử cung Dalkon. Công ty thực phẩm Wilson xoay xở nhằm giảm tiền lương bằng
cách nộp đơn theo Chương 11, cũng như Hãng hàng không Continental Airlines.

Không có gì ngạc nhiên, tìm đến sự bảo hộ theo Chương 11 để đưa đến một giải pháp được
thương lượng về khó khăn tài chính là một vấn đề pháp lý gây tranh cãi. Các chủ nợ và những
người yêu cầu thanh toán thường lập luận rằng thủ tục này được sử dụng để trốn tránh trách
nhiệm. Các công ty toan tính rằng phá sản có thể trở thành một phương tiện lý tưởng để đạt
được vấn đề thanh toán.
Các công ty có nên được phép sử dụng các quy định của Chương 11 trong cách thức này
không?
Bởi vì kế toán tái hoạt động được yêu cầu áp dụng, nên tài sản phải được điều chỉnh theo giá trị
hợp lý thay vì vẫn còn theo giá trị sổ sách. Giá tổ chức lại là $1 triệu, nhưng tổng giá trị hợp lý của
từng tài sản chỉ là $930,000 (tài sản ngắn hạn $50,000, nhãn hiệu thương mại $10,000, đất đai
$120,000 [đã điều chỉnh], nhà cửa $500,000 [đã điều chỉnh], và thiết bị $250,000). Do đó, lợi thế
thương mại được ghi nhận là $70,000 giá trị tổ chức lại của công ty vượt giá trị đã phân bổ cho
từng tài sản xác định.
Các tài khoản đã ghi nhận theo giá trị sổ sách; do đó, chỉ cần điều chỉnh khi giá trị hợp lý khác
với giá trị sổ sách.
Nhãn hiệu thương mại
Đất
Nhà cửa
Lợi thế thương mại
Thặng dư vốn cổ phần
Điều chỉnh các tài khoản tài sản từ giá trị sổ sách đối với kế
toán bắt đầu như mới và ghi nhận giá vượt như là lợi thế
thương mại

10,000
20,000
100,000
70,000
200,000


Tiếp theo, 35,000 cổ phiếu thường (với mệnh giá $1) trả lại cho công ty bởi những chủ sở hữu
ban đầu nên được ghi nhận như sau:
Vốn cổ phần
Thặng dư vốn cổ phần
Loại trừ cổ phiếu thường trả lại cho công ty bởi các chủ sở hữu
như là một phần của thỏa thuận tổ chức lại

35,000
35,000

Các tài khoản nợ phải trả trong sổ sách tại ngày quyết định mở thủ tục phá sản bây giờ phải
được điều chỉnh theo các điều khoản của kế hoạch tổ chức lại phá sản. Bởi vì tất khoản nợ mới ở


×