Tải bản đầy đủ (.ppt) (60 trang)

BÀI GIẢNG điện tử QUAN hệ QUỐC tế CHÍNH SÁCH đối NGOẠI của các nước lớn SAU CHIẾN TRANH LẠNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.27 MB, 60 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI
CỦA MỘT SỐ NƯỚC LỚN
SAU CHIẾN TRANH LẠNH
PGS, TS Thái Văn Long
Phó Viện trưởng
Viện Quan Hệ Quốc Tế

Hà Nội, tháng 7/2016


MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Mục đích:
- Cung cấp những nội dung chủ yếu trong chính sách đối ngoại
của một số nước lớn như: Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga sau
chiến tranh lạnh đến nay, quan hệ và đối sách của Việt Nam
với từng nước lớn tương ứng.
Yêu cầu:
- Người học chú ý nghe, ghi, đọc tài liệu, nắm bắt thông tin
từ đó thấy rõ vai trò của các nước lớn trong quan hệ quốc tế,
để góp phần thực hiện chủ trương của Đảng ta trong quan hệ
hòa bình, hữu nghị với các nước lớn, đồng thời phải luôn
cảnh giác trong quan hệ với các nước lớn này.


NỘI DUNG

I.
Những nhân tố
chi phối CSĐN


của các nước
lớn sau chiến
tranh lạnh

II.
Sự điều chỉnh
CSĐN của
một số
nước lớn sau
chiến tranh lạnh

III.
Quan hệ giữa
Việt Nam với
một số nước lớn
sau chiến tranh lạnh


I. NHỮNG NHÂN TỐ
CHI PHỐI CSĐN
CỦA CÁC NƯỚC
LỚN…

1. Nhân tố quốc tế

1.1 Cách mạng khoa học và công
nghệ: gia tăng tiềm lực sức mạnh

cho các nước lớn: sức mạnh tổng
lực quốc gia, “sức mạnh mềm”; “sức

mạnh thông minh”;tạo khả năng chi
phối,kiềm tỏa cho các nước lớn
không chỉ ở khu vực mà trên toàn
cầu.


1.2.Toàn cầu hóa: là xu thế
khách quan,nó bao trùm tất
cả các mặt đời sống kinh tế xã hội của các quốc gia trên
thế giới.Tạo nên sự tùy thuộc
lẫn nhau ngày càng lớn giữa các
nước,tạo xu thế Hòa bình-Hợp
tác-Phát triển, tạo sự cạnh tranh
khốc liệt trên phạm vi toàn cầu.


1.3.Sự thay đổi tương quan sức mạnh của mỗi chủ
thể. Tương quan sức mạnh kinh tế thay đổi sẽ đưa
đến những thay đổi về tương quan sức mạnh tổng
thể của quốc gia,bao hàm cả chính trị và quân sự.cả
“sức mạnh cứng” “sức mạnh mềm”…

Đồ họa chi tiêu quốc phòng của các nước. Nguồn: Vietnamplus


1.4.Lợi ích quốc gia dân tộc được đề cao:

Các nước lớn, nhỏ đều lấy lợi ích
quốc gia làm mục tiêu điều chỉnh và
thực thi CSĐN của mình



1.5.1 Xuất hiện các vấn đề
toàn cầu cấp bách: đòi hỏi

các nước phải hợp tác,
chung tay cùng nhau giải
quyết.


1.5.2 Xuất hiện các vấn đề toàn cầu cấp bách: đòi hỏi các nước phải
hợp tác, chung tay cùng nhau giải quyết. Đặc biệt là sự xung đột giữa hai
giáo phái Hồi giáo và Nhà nước Hồi giáo IS


I. NHỮNG NHÂN TỐ
CHI PHỐI CSĐN
CỦA CÁC NƯỚC
LỚN…

2.Nhân tố trong nước
1.1 Với nước Mỹ:
- Thực lực suy giảm tương đối,
khủng hoảng nợ công, “vách đá
tài khóa”;
- Mâu thuẫn giữa hai đảng Dân
chủ và Cộng hòa về những vấn
đề lớn trong đối nội và đối ngoại.



Nhân tố trong
nước của Mỹ
Thực lực của Mỹ có sự suy giảm tương đối, nhưng vẫn vượt xa so
với các cường quốc phía sau.


 Về kinh tế: là nền kinh tế lớn nhất thế giới: GDP năm 2015 là 18.287 tỷ USD

trong khi đó của Trung Quốc là: 11.285 tỷ USD và Nhật Bản là 4.882 tỷ; thu nhập
bình quân đầu người của Mỹ 2015 là 57.045 USD. Tuy chỉ chiếm 4% dân số toàn
cầu nhưng về GDP chiếm gần 30% của thế giới;
 Về quân sự: (SIPRI) năm 2015, với 596 tỷ USD, Mỹ đã giành ngôi vị quán quân
về chi tiêu quốc phòng. Trung Quốc 2015: 215 tỷ USD. Chỉ tính riêng chi phí quân
sự của Mỹ đã gần bằng tổng chi phí quân sự của 15 nước tiếp sau trong lĩnh vực
này.
 Về khoa học - công nghệ: dẫn đầu thế giới về ngân sách dành cho nghiên cứu và
phát triển (R&D) chiếm gần 40% tổng chi phí toàn thế giới. Chiếm 20/29 lĩnh vực
công nghệ mũi nhọn của thế giới.
 Về chính trị: Mỹ vẫn có khả năng tác động đáng kể tới cục diện chung cũng như
nhiều tổ chức quốc tế hàng đầu.



 Tuy nhiên, trong hơn một thập kỷ qua sức
mạnh của Mỹ đã có sự suy giảm
Về kinh tế: đang mất dần vai trò đầu tầu kinh tế của thế giới. Tính tới tháng
12/ 2015 số nợ công của Mỹ là 18.400 tỷ USD (trên 100% GDP). 47% số tiền
cho vay là từ các nhà đầu tư ngoại quốc, từ Nhật Bản và Trung Quốc.Vai trò
trung tâm tài chính quốc tế của New York đang giảm dần so với London,
Tokyo, Hongkong, Singapore...

 Về quân sự: Mỹ đang gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì vị thế số 1 của
mình. Cỗ máy quân sự khổng lồ của Mỹ cũng phản ánh sự tốn kém lớn vượt
quá sức chịu đựng của nền kinh tế. Nội bộ Mỹ phản đối chiến tranh vì quá hao
tổn kinh tế, ảnh hưởng đến các vấn đề an sinh xã hội…
Về khoa học - công nghệ: Mỹ không còn chiếm vị trí độc tôn như trước, các
cường quốc mới nổi như Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, thậm chí các nước và vùng
lãnh thổ công nghiệp mới (NECs) như Hàn Quốc cũng đã và đang tìm cách
vươn lên cạnh tranh với Mỹ.
 Về chính trị: Mỹ trở thành đối tượng bị nhiều nước, nhiều người không ưa,
là mục tiêu tấn công của nhiều thế lực, là đối thủ cạnh tranh của tất cả các
nước lớn (ngay cả đồng minh thân cận).


I. NHỮNG NHÂN TỐ
CHI PHỐI CSĐN
CỦA CÁC NƯỚC
LỚN…

2.2. Với Trung Quốc:
-Thực lực sau gần 40 năm cải cách
thành công đã đưa Trung quốc lên vị trí
cường quốc thế giới
- Thực hiện chuyển giao quyền lực sang
thế hệ thứ năm thành công và đang có
những kết quả khả quan trong cuộc
chiến chống tham nhũng.
- Mâu thuẫn dân tộc, sắc tộc, ly khai và
chênh lệch phát triển vùng miền còn
tiềm ẩn nhiều nguy cơ lớn.



“Mèo trắng, mèo đen”

Thông cáo chung Thượng Hải
1972

4 Hiện đại





a

Giấc mộng Trung Hoa
海 洋

981


TRUNG QUỐC SAU 36 NĂM CẢI CÁCH










1979 – 2009: GDP tăng 15 lần: công nghiệp tăng 20 lần; thương
mại hơn 100 lần
Tăng trưởng 9,2% năm 2009; 10,3% năm 2010; 9,2% năm 2011;
7,6% năm 2012; 7,6% năm 2013 và 7,4% năm 2014
16 trường đại học lọt vào danh sách các trường tốt nhất thế giới
Từ 2004 đến 2014: tỷ trọng của TQ tăng từ 6% lên 22% tổng sản
phẩm công nghệ cao toàn thế giới
443 Viện Khổng Tử tại 71 quốc gia, trong đó 144 Viện tại Mỹ


Về XH: Phân hóa giàu - nghèo, thất nghiệp tăng

- Cư dân thành thị thu nhập gấp 3 lần cư dân nông thôn (thực
tế là 6 lần);
- Chênh lệch giữa miền Đông và miền Tây;
- Chênh lệch lớn giữa bộ phận dân cư có thu nhập cao với bộ
phận có thu nhập thấp;
- Thất nghiệp có xu hướng tăng.


Về chính trị

- Chế độ dân chủ chưa
được kiện toàn;
- Tình trạng tham
nhũng có giảm;
nhưng cuộc chiến
chống tham nhũng
để lại nhiều hệ lụy.
- Vấn đề ly khai ở Tây

Tạng, Tân Cương;
- Chiến lược “Diễn biến
hòa bình” của chủ
nghĩa đế quốc.


I. NHỮNG NHÂN TỐ
CHI PHỐI CSĐN
CỦA CÁC NƯỚC
LỚN…

2.3. Với Nhật Bản:
- Nhật Bản là cường quốc phát triển không cân đối các lĩnh vực
bởi vì cán cân quân sự và ảnh hưởng chính trị của quốc gia này
không tương xứng với sức mạnh kinh tế;
- Những dấu hiệu như: dân số đang bị lão hóa, sự gia tăng chi
phí tiêu dùng, du lịch, gia tăng nhập khẩu, dịch chuyển sản xuất
sang các quốc gia khác, chuyển dịch cơ cấu từ sản xuất công
nghiệp sang các loại hình dịch vụ, gia tăng tính bất ổn định của
thị trường chứng khoán, làm cho sự phát triển không bền vững.
- Thủ tướng Abe và đảng Tự do Dân chủ (LDP) đề cao chủ nghĩa
dân tộc, sửa đổi Hiến pháp “quân đội hóa” Lực lượng Phòng vệ,
độc lập hơn với Mỹ và cứng rắn hơn với Trung Quốc.


I.NHỮNG NHÂN TỐ
CHI PHỐI CSĐN
CỦA CÁC NƯỚC
LỚN…


2.4. Với nước Nga:
- Trong nhiệm kỳ thứ hai, Nga chuyển từ “thân Phương Tây”
sang “trấn hưng chủ nghĩa dân tộc”; tạo ra sự cân đối (tương
đối) giữa các nước lớn nhằm duy trì hoà bình, ổn định, bảo vệ
vững chắc an ninh để phát triển kinh tế; khẳng định chính sách
hướng Đông trong thế kỷ XXI, giữ vững vị trí cường quốc trên
thế giới;
Sự kiện khủng hoảng chính trị và cuộc nội chiến tại Ukraine từ
tháng 2/2014 đến nay, giá dầu mỏ thế giới biến động và quan hệ
Nga - phương Tây đang nguội lạnh, cấm vận kinh tế, đang tạo
khó khăn cho Nga.
- Uy tín và độ tín nhiệm của người dân đối với TTh Putin đã
tăng lên mức cao nhất.


II. Sự điều chỉnh CSĐN của một số nước lớn

1. Mỹ

Các

2. Trung Quốc

nước
lớn

3. Nhật Bản

4. Liên bang Nga



2.1. Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Mỹ
dưới thời Tổng thống B.Obama (2009 - 2016)
- Điều chỉnh quan hệ với thế giới Arập, Hồi giáo
- “Xoay trục”, “tái cân bằng” về Châu Á - Thái Bình
Dương
- Điều chỉnh giá dầu,gây sức ép với Nga
- Hòa hoãn, bình thường hóa quan hệ với Cuba; ký thỏa
thuận vấn đề hạt nhân với Iran.


“MÙA XUÂN Ả
RẬP”


“MÙA XUÂN Ả RẬP”

Về thực chất, đây là sự điều chỉnh chiến
lược của Mỹ và phương Tây từ việc sử
dụng quyền lực cứng sang quyền lực
mềm đối với khu vực Trung Đông – Bắc
Phi và một số nước khác

 Cuối 2008, Tổng thống Obama có bài phát biểu tại Đại học Cairo
(Ai cập) chính thức “xin lỗi nhân dân Ả rập và người Hồi giáo”;
 Đầu năm 2009, tại Đại học Joocgiơ (Oa sinh tơn), Ngoại trưởng
Helari- Clintơn tuyên bố Mỹ sẽ chi 270 triệu USD cho các chương
trình mở các mạng xã hội và phát triển Internet tại các quốc gia
Trung Đông và những nước được Mỹ coi là hạn chế Internet
(trong đó có cả Nga, trung Quốc và Việt Nam);

 Từ mùa hè 2009, các tổ chức phi chính phủ hoạt động trên lĩnh
vực Internet đã mở các khóa tập huấn cho thanh niên, sinh viên,
trí thức của các quốc gia kể trên tại những nước trung lập như:
Thụy Sĩ, Bỉ, Thái Lan,…


×