Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

HÌNH THÀNH CHO học SINH một số kỹ NĂNG và PHƯƠNG PHÁP học môn hóa học ở TRƯỜNG THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.5 KB, 17 trang )

Một số biện pháp nâng cao chất lượng bộ môn Hóa học ở trường THCS

Nguyễn Hùng

2014-2015

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỘ MÔN HÓA HỌC
Ở TRƯỜNG THCS
PHẦN I- MỞ ĐẦU
Trường THCS Nguyễn Huệ đóng trên địa bàn xã Cù Bị, huyện Châu Đức là một
xã vùng sâu của huyện. Đa số phụ huynh có quan tâm đến việc học tập của các em
học sinh. Bên cạnh đó có nhiều cám dỗ dễ làm các em xao lãng việc học, nhất là
game online, khai thác mặt trái của internet, v.v… Vì vậy gia đình và nhà trường
phải kịp thời có định hướng tinh thần và thái độ học tập đúng đắn cho các em để
tránh sự tiêu cực, thiếu lành mạnh trong học tập, vui chơi, giải trí và sinh hoạt
thường nhật.
Ngày nay xã hội đòi hỏi nền giáo dục phải trang bị cho học sinh năng lực tư
duy sáng tạo như là một yếu tố then chốt của con người hiện đại, đặc biệt là từ
khi thế giới đã bắt đầu chuyển mạnh sang nền kinh tế tri thức và xã hội tri
thức ở nước ta. Yêu cầu đó cũng đã được nhiều nhà giáo dục đề nghị đưa vào
như là một nội dung quan trọng của triết lý giáo dục cho đất nước ta trong
thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Chính vì vậy, là một giáo viên tôi
không ngừng bổ sung kiến thức, luôn tìm tòi, sáng tạo và đổi mới phương
pháp giảng dạy nhằm đáp ứng những đòi hỏi đó.
I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong quá trình giảng dạy bộ môn hóa học ở trường Trung học Cơ sở tôi nhận
thấy có nhiều em học yếu bộ môn này vì các yếu tố sau:
- Hóa học ở trường Trung học Cơ sở là một bộ môn mà các em học sinh chỉ
được học ở lớp 8 và lớp 9. Hóa học là bộ môn khoa học thực nghiệm có số lượng
kiến thức và bài tập ở mỗi bài, mỗi tiết là rất nhiều.
- Nhưng trong chương trình hoá học ở bậc học này số tiết luyện tập và làm bài


tập quá ít nên có không không đáp ứng hết nhu cầu luyện tập và làm toán hóa học.
II- MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Để nâng cao chất lượng môn Hoá học, mỗi học sinh cần phải tích cực chủ
động học tập. Bên cạnh đó giáo viên phải đóng vai trò quan trọng trong việc cung
cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức cơ bản để từ đó học sinh sẽ khai thác kiến
thức đó vào những vấn đề cụ thể.
Trong chương trình môn Hoá học mục tiêu đặt ra là không chỉ truyền đạt cho
học sinh kiến thức theo yêu cầu mà phải hình thành ở các em những kiến thức tổng
quát để từ đó các em có thể vận dụng trong mọi trường hợp, các em có thể giải
quyết được những vấn đề đặt ra.

-1-


Một số biện pháp nâng cao chất lượng bộ môn Hóa học ở trường THCS

Nguyễn Hùng

2014-2015

III- GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI:
Đề tài này áp dụng để hình thành cho học sinh một số kỹ năng và phương
pháp học trong quá trình giảng dạy Hóa học lớp 8, 9 ở trường Trung học Cơ
sở Nguyễn Huệ, huyện Châu Đức.
IV- CÁC GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU:
Để áp dụng được đề tài này, giả thiết rằng học sinh nắm vững KHHH 1, hóa trị
của các NTHH2 thường gặp(khoảng 20 nguyên tố).
V- CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Chương trình Hoá học THCS3 có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh hệ thống
kiến thức cơ bản, phổ thông và thói quen làm việc khoa học. Góp phần hình thành

cho học sinh các năng lực nhận thức, năng lực hành động và các phẩm chất đạo
đức, nhân cách mà mục tiêu giáo dục đã đề ra.
Chương trình Hoá học THCS ngoài nhiệm vụ hình thành ở học sinh những
kiến thức hoá học cơ bản thì việc bồi dưỡng các kỹ năng: tư duy, nhận thức cho học
sinh là một nhiệm vụ không kém phần quan trọng.
Là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy bộ môn Hoá học ở trường THCS.
Qua nghiên cứu nội dung chương trình và quá trình học tập môn Hoá học của học
sinh tôi nhận thấy: Học sinh tiếp thu môn Hoá học rất chậm, dù rằng đây là môn
học còn mới đối với các em vì đến lớp 8 các em mới được học tập. Nhưng không
phải vì thế mà chúng ta có thể thờ ơ với mức độ nhận thức của các em.
VI- CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Từ chỗ khó tiếp thu ngay ban đầu sẽ dẫn đến sự hời hợt của học sinh đối với
môn Hoá học về những năm học sau. Vì lẽ đó mà mỗi giáo viên cần truyền đạt cho
học sinh các phương pháp, để từ những phương pháp được học các em vận dụng
vào những vấn đề cụ thể.
VII- KẾ HOẠCH THỰC HIỆN:
Đề tài này được xây dựng và thực hiện lồng ghép xuyên suốt trong quá trình
giảng dạy hóa học lớp 8, 9 từ tháng 9 năm 2010 đến tháng 12 năm 2012 tại
trường THCS Nguyễn Huệ, huyện Châu Đức.
Sau mỗi chương, mỗi học kỳ có sự đánh giá đúc rút kinh nghiệm và thay đổi
phương pháp thực hiện sao cho phù hợp với từng lớp, từng đối tượng học sinh.

1

Kí hiệu hóa học
Nguyên tố hóa học
3
Trung học Cơ sở
2


-2-


Một số biện pháp nâng cao chất lượng bộ môn Hóa học ở trường THCS

Nguyễn Hùng

2014-2015

PHẦN II- NỘI DUNG
A- THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG MÂU THUẪN:
1- Thuận lợi:
-

Được sự quan tâm, động viên của Ban Giám hiệu trường THCS Nguyễn Huệ
trong quá trình thực hiện đề tài.

-

Được sự đóng góp ý kiến xây dựng để hoàn thiện đề tài tập thể đồng nghiệp
trong tổ Hóa – Địa.

-

Đa phần học sinh hứng thú học tập bộ môn Hóa học

2- Khó khăn:
-

Một số học sinh có ý thức học tập chưa cao dù rằng giáo viên đã hướng dẫn,

giao phần đơn giản để học.

-

Một bộ phận không nhỏ phụ huynh học sinh không quan tâm hoặc quan tâm
chưa đúng mức đến việc học tập của con em mình. Thường có quan niệm
học ở trường là đủ, nhưng không biết con em mình hôm nay đến trường học
môn gì? Ngày mai học môn gì? Vì thế thiếu sự kiểm tra, đôn đốc.

B- CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT:
1. Yêu cầu đối với giáo viên:
Trong quá trình giảng dạy các tiết trên lớp, giáo viên cần phải đảm bảo các yêu cầu
sau:
 Gây hứng thú cho các em học hóa học trong tất cả các bước (kiểm tra bài cũ,

ôn tập cũng cố, giảng bài mới, luyện tập) trong mỗi tiết học. Nghĩa là, trước
hết giáo viên cần yêu cầu đối tượng học sinh yếu kém thuộc bài. Không yêu
cầu các em phải làm bài tập.
Ví dụ: Khi kiểm tra bài cũ các em hay quên, thì giáo viên nên nhắc chừng nội
dung trả lời hay cho các đọc những nội dung mà các em còn nhớ.
 Câu hỏi dành cho các em thường dễ trả lời để kích thích sự hứng thú
học tập ở các em. Giúp các em tham gia vào quá trình nghiên cứu bài
học, vì đối tượng học sinh này thường chỉ ghi bài học vào vỡ mà không
chú ý lúc thầy cô giảng bài.
Ví dụ: Nên đặt câu hỏi có nội dung trả lời nằm phần đang học trong sách giáo
khoa.
 Câu hỏi đặt ra cho các em có nội dung trả lời thường phải ngắn gọn.
Ví dụ: Nên đặt câu hỏi có tỉ lệ xác xuất đúng/sai như nhau.

-3-



Một số biện pháp nâng cao chất lượng bộ môn Hóa học ở trường THCS

Nguyễn Hùng

2014-2015

 Khi các em trả lời đúng hoặc làm bài đúng(dù chỉ một phần) giáo viên
cũng cần phải khích lệ các em bằng cách nêu phần trả lời đúng của các
em trước lớp mà tránh nhấn mạnh phần trả lời chưa đúng.
 Trong các tiết dạy giáo viên cần hướng dẫn làm những bài tập phức tạp
dành cho học sinh khá giỏi. Bên cạnh đó cũng cần hướng dẫn cho các em
yếu kém những bài tập đơn giản tại lớp như: hướng dẫn cách viết công
thức hóa học, kí hiệu hóa học, sơ đồ phản ứng, phương trình phản
ứng….
 Hướng dẫn các em học bài bằng cách vừa làm bài tập vừa học bài thì dễ
thuộc bài hơn, dễ nhớ hơn và nhớ lâu hơn như: Khi các em làm bài tập
trong sách giáo khoa thì cần kết hợp với vỡ ghi bài học để tra cứu những
phần, những nội dung chưa nhớ hay chưa thuộc nhằm nhớ lại những lời
thầy cô giảng trên lớp.
 Giáo viên cần tránh gây cho các em sự tự ti trong học tập do mình học
kém hơn các bạn trong lớp như: bắt các em học bài trên bục giảng khi
không thuộc bài, hay có những cử chỉ làm các em tự ái, xấu hổ. Đây là
vấn đề tối kỵ trong việc giảng dạy, đặc biệt là học sinh yếu kém sẽ dễ
dẫn đến chán học, bỏ tiết, trốn học.
 Cần có thái độ nhẹ nhàng khi giảng dạy, ân cần chỉ bảo và tránh gây cho
các em có tư tưởng môn học này khó quá.
 Khi giảng dạy cần chậm rãi và từ tốn trong lời giảng.
 Dành cho học sinh yếu kém giải những bài tập nhỏ, đơn giản và dễ như:

Viết một công thức toán học trong hóa học, lập công thức hóa học đơn
giản, cân bằng phương trình phản ứng.
 Có chế độ chấm điểm đặc biệt (nghĩa là vừa chấm điểm bài làm vừa
chấm điểm khuyến khích các em) trong kiểm tra bài cũ, làm bài tập
hoặc xung phong lên bảng. Không ngại ghi điểm 10 cho đối tượng học
sinh này, tránh cho các em có tư tưởng mình học sẽ không đạt điểm cao.
 Cần chỉ rõ những vấn đề học sinh yếu kém còn vướng mắc hoặc chưa
hiểu. Đây là vấn đề mấu chốt để giúp các em tiến bộ hơn đối với môn
học này.
 Sau mỗi phần, mỗi bài cần dành thời gian cho các em hỏi những vấn đề
chưa hiểu.Cần khuyến khích học sinh yếu kém hỏi những nội dung mà
các em chưa hiểu.
 Phải giảng giải kỹ cho các em những chỗ sai dù rất nhỏ khi làm bài trên
lớp.

-4-


Một số biện pháp nâng cao chất lượng bộ môn Hóa học ở trường THCS

Nguyễn Hùng

2014-2015

 Phải hình thành cho các em thói quen học bài và làm bài tập ở nhà. Đây
là việc làm rất khó khăn cho giáo viên bộ môn nhưng không thể lơ là. Để
có được thói quen này giáo viên bộ môn cần thường xuyên kiểm tra bài
cũ hay kiểm tra vỡ bài tập của các em đồng thời đánh giá cho điểm cho
dù các em còn làm ít chưa đáp ứng được yêu cầu của giáo viên.
2. Yêu cầu đối với học sinh:

 Các em phải học thuộc bài cũ.
 Đồng thời yêu cầu các em phải làm những bài tập lý thuyết trong sách giáo

khoa để củng cố và nhớ nội dung bài đã học.
 Tham gia phát biểu xây dựng bài.

Đây là những yêu cầu đơn giản đối với các em yếu kém nhưng lại cần thiết khi học
bộ môn hóa học. Để đảm bảo có các được yêu cầu này là một việc làm rất khó của
giáo viên bộ môn vì các em yếu kém thường lười, ít chịu tư duy động não suy nghĩ.
Nhưng đây là một yêu cầu không thể thiếu vì chính từ những yêu cầu này sẽ hình
thành một thói quen học tập giúp các em lĩnh hội kiến thức hóa học một cách chắc
chắn mà không bị hổng kiến thức.
I-

HÌNH THÀNH MỘT SỐ KỸ NĂNG CƠ BẢN:
3- Kỹ năng viết và đọc công thức hóa học:
Viết và đọc CTHH4 là 2 kỹ năng cơ bản nhất khi học hóa học. Vì thế trong
quá trình giảng dạy giáo viên phải chú ý hình thành, rèn luyện, uốn nắn các kỹ
năng này.
 Đọc CTHH: Đọc từ trái qua phải
Ví dụ:

CaCO3 đọc là “Xê a xê ô ba”
H2O đọc là “Hát hai ô”
Na đọc là Nờ a

 Viết CTHH: Để viết được CTHH học sinh phải thuộc KHHH, hóa trị một số
các nguyên tố thường gặp(trang 42 SGK)
 Đối với đơn chất: Để học sinh dễ nhớ và tránh nhầm lẫn khi viết CTHH
của đơn chất viết dưới dạng A hay là A 2. Giáo viên chỉ hướng dẫn cho các

em CTHH của những đơn chất thường gặp có dạng là A 2 như: H2, Cl2, O2,
N2, Br2(Bắt buộc phải nhớ); còn những đơn chất còn lại thì CTHH có dạng là
A(Không phải nhớ).
Ví dụ:

4

Công thức hóa học

-5-


Một số biện pháp nâng cao chất lượng bộ môn Hóa học ở trường THCS

Nguyễn Hùng

2014-2015

 Đối với hợp chất: Giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách viết CTHH của
hợp chất đối với 2 trường hợp sau:
a

b

A x By

Với:

A, B là KHHH của nguyên tố A, B
a, b lần lượt là hóa trị của A, B.


x, y lần lượt là chỉ số nguyên tử của A, B
* Lưu ý: Trong khi viết CTHH không thay đổi chỉ số của nhóm nguyên tử
• Nếu a = b (hóa trị bằng nhau) thì CTHH của hợp chất là AB. Nghĩa là chỉ
số của A và B đều bằng 1(x = y = 1).
Ví dụ: CTHH của hợp chất tạo bởi: Cu(II) và O(II); Ag(I) và Cl(I); Al(III) và
nhóm PO4(III)
Ta nhận thấy:
- Hóa trị của các nguyên tố Cu và O đều bằng II, nên CTHH của hợp chất là
CuO.
- Hóa trị của các nguyên tố Ag và Cl đều bằng I, nên CTHH của hợp chất là
AgCl.
- Hóa trị của nguyên tố Al và nhóm ≡PO 4 đều bằng III, nên CTHH của hợp chất
là AlPO4.
• Nếu a ≠ b (hóa trị khác nhau) thì CTHH của hợp chất là A bBa. Nghĩa là
chỉ số nguyên tử của A chính là hóa trị của B (x = b); còn chỉ số của B chính là
hóa trị của A (y= a).
Ví dụ: Viết CTHH của hợp chất tạo bởi: Cu(II) và -Cl(I); K(I) và nhóm
=SO4(II); Al(III) và nhóm =CO3(II); S(IV) và O(II).
Ta nhận thấy:
+ Hóa trị của các nguyên tố Cu và Cl không bằng nhau, nên chỉ số của Cu bằng
hóa trị của Cl là 1(không ghi) và chỉ số của Cl bằng hóa trị của Cu là 2.
CTHH của hợp chất là: CuCl2
+ Hóa trị của nguyên tố K và nhóm =SO 4 không bằng nhau, nên chỉ số của K
bằng hóa trị của nhóm =SO4 là 2 và chỉ số của nhóm =SO4 bằng hóa trị của K là
1(không ghi). CTHH của hợp chất là: K2SO4.
+ Hóa trị của nguyên tố Al và nhóm =CO 3 không bằng nhau, nên chỉ số của Al
bằng hóa trị của nhóm =CO3 là 2 và chỉ số của nhóm =CO3 bằng hóa trị của Al
là 3.
CTHH của hợp chất là Al2(CO3)3.


-6-


Một số biện pháp nâng cao chất lượng bộ môn Hóa học ở trường THCS

Nguyễn Hùng

2014-2015

+ Hóa trị của các nguyên tố S và O không bằng nhau, nên chỉ số của S bằng hóa
trị của O là 2 và chỉ số của O bằng hóa trị của S là 4. CTHH của hợp chất sẽ là:
S2O4, nhưng do chỉ số của S và O chưa tối giản nên các chỉ số được chia cho 2.
Vì vậy, CTHH của hợp chất phải là SO2
• Viết CTHH của oxit:
CTHH của oxit có dạng MxOy. Với hóa trị của M là a và hóa trị của O là II được
thực hiện một trong các trường hợp sau:
+ Nếu m chẳn thì CTHH của oxit là
Nghĩa là: x= 1; y =

MO m

2

.

a
(hay chỉ số của M luôn bằng 1(không ghi) và chỉ
2


số của O luôn bằng hóa trị của A chia cho 2).
Ví dụ: Viết công thức oxit của các nguyên tố sau: Ca, C(IV), S(VI)
Ta nhận thấy, hóa trị của các nguyên tố Ca, C, S là những số chẳn. Nên
CTHH lần lượt là: CaO, CO2, SO3(Vì chỉ số nguyên tử O lần lượt bằng
2:2=1; 4:2=2; 6:2=3)
+ Nếu m lẻ thì CTHH của oxit là

M 2 Om

.

Nghĩa là: x = 2; y = a chỉ số của M luôn bằng 2 và chỉ số của O luôn
bằng hóa trị của M.
Ví dụ: Viết công thức oxit của các nguyên tố sau: Na, Al, P(V)
Do hóa trị của các nguyên tố trên đều là những số lẻ(I, III, V). Vì vậy CTHH
oxit của Na, Al, P lần lượt là: Na2O, Al2O3, P2O5.
• Viết CTHH của axit:
Giả sử CTHH của axit có dạng: HnGa(Ga là gốc axit, n là chỉ số của H).
* Dựa vào gốc axit(Ga) có hóa trị bằng với số nét gạch viết kèm theo như:
=CO3(hóa trị II); -Cl(hóa trị I). Do vậy chỉ số của H bằng với số nét gạch(hóa
trị) của gốc axit.
Ví dụ: CTHH axit của –NO3, =SO4; =S lần lượt là: HNO3; H2SO4; H2S.
* Dựa vào CTHH của oxit axit: Tôi chia các oxit axit thành 2 nhóm:
+ Các oxit axit dạng AOy(như CO2, SO2, SO3, SiO2) thì CTHH của axit đều
có dạng là H2AOy+1.
Ví dụ: CTHH axit tương ứng của CO2 là H2CO2+1 ≡ H2CO3
+ Các oxit axit dạng A2Oy(như N2O5, P2O5 … ) thì tôi cho các em biết CTHH
của axit tương ứng là HNO3, H3PO4…
-7-



Một số biện pháp nâng cao chất lượng bộ môn Hóa học ở trường THCS

Nguyễn Hùng

2014-2015

• Viết CTHH của bazơ:
Giả sử CTHH của bazơ có dạng: M(OH)m. Với M là KHHH của kim loại, m là
chỉ số của nhóm -OH. Trong CTHH của bazơ thì chỉ số nhóm –OH luôn bằng hóa
trị của kim loại.
Ví dụ:

CTHH bazơ của Mg có hóa trị II là Mg(OH)2.
CTHH bazơ của Al có hóa trị III là Al(OH)3.

• Viết CTHH của muối:
n

Giả sử CTHH của muối có dạng M x  Ga ÷ . Với M là KHHH của kim loại; Ga là
 y
m

gốc axit; m, n là hóa trị của M, Ga.
* Nếu m = n => x = y = 1, CTHH của muối là: MGa
* Nếu m ≠ n => x = n, y = m, CTHH của muối là: Mn(Ga)m
4- Kỹ năng viết và đọc PƯHH 5:
 Viết PƯHH:Dựa vào hiện tượng hóa học
 Đọc PƯHH: PƯHH được đọc theo các nguyên tắc sau:
- Đọc từ trái sang phải.

- Dấu “cộng” (+) ở trước dấu mũi tên(→) được đọc là: phản ứng hay tác dụng.
- Dấu “cộng” (+) ở sau dấu mũi tên(→) được đọc là: và
- Dấu mũi tên(→) được đọc là: sinh ra hay tạo thành.
Việc hướng dẫn và chỉnh sửa cách đọc PƯHH được thực hiện trong suốt quá
trình giảng dạy
5- Kỹ năng lập PTHH6:
Việc lập PTHH đối với phần lớn học sinh là việc khó vì không biết phải bắt
đầu từ đâu và làm thế nào? Vì vậy trong quá trình giảng dạy tôi hướng dẫn cho
các em như sau:
+ Cách tính số nguyên tử của một nguyên tố có trong 1 chất: Chỉ số x hệ số
Ví dụ: Trong 2AlCl3 thì số nguyên tử Al là: 2*1=2; số nguyên tử Cl là: 2*3=6
+ Các tính số nguyên tử của một nguyên tố của một vế trong PƯHH:
Số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở các chất cộng lại
Nguyên tắc:
5
6

Phản ứng hóa học
Phương trình hóa học

-8-


Một số biện pháp nâng cao chất lượng bộ môn Hóa học ở trường THCS

Nguyễn Hùng

2014-2015

 Đối với những phản ứng hóa hợp: A + B + …→ C

- Đặt hệ số 2 trước chất sinh ra: C
- Dựa vào 2C tìm các hệ số đặt trước các chất tham gia: A, B
Ví dụ: Lập PTHH sau: Na + O2  Na2O
- Đặt hệ số 2 trước Na2O, ta được: Na + O2  2Na2O
- Dựa vào 2Na2O, ta đặt hệ số 4 trước Na và hệ số 1(không ghi) trước O2.
- Vậy ta được PTHH sau: 4Na + O2 → 2Na2O
 Đối với những phản ứng phân hủy: C → A + B + …
- Đặt hệ số 2 trước chất sinh ra: C
- Dựa vào 2C tìm các hệ số đặt trước các chất tham gia: A, B
Ví dụ: Lập PTHH sau: KClO3  KCl + O2↑
- Đặt hệ số 2 trước KClO3, ta được: 2KClO3  KCl + O2↑
- Dựa vào 2KClO3, ta đặt hệ số 2 trước KCl và hệ số 3 trước O2.
- Vậy ta có được PTHH sau: 2KClO3 → 2KCl + 3O2↑
 Đối với những phản ứng thế: Đơn chất + Hợp chất → Đơn chất + Hợp chất
Ta sử dụng phương pháp “chẳn – lẻ” là dựa vào sự mâu thuẩn chẳn – lẻ về số
nguyên tử H hoặc số nguyên tử O của các chất ở 2 vế trong sơ đồ PƯHH để tìm
các hệ số đặt trước các CTHH.
Ví dụ: Lập PTHH của các sơ đồ phản ứng sau:
a- Zn + HCl  ZnCl2 + H2↑

b- Na + H2O  NaOH + H2↑

- Ta nhận thấy số nguyên tử H trong - Ta nhận thấy số nguyên tử H trong
HCl lẻ, trong khi số nguyên tử H trong NaOH lẻ, trong khi số nguyên tử H
H2 chẳn.
trong H2, H2O đều chẳn.
- Vì thế, ta đặt hệ số 2(chẳn) trước HCl - Nên ta đặt hệ số 2(chẳn) trước NaOH
Zn + 2HCl  ZnCl2 + H2

Na + H2O  2NaOH + H2


- Dựa vào 2HCl, ta tìm các hệ số đặt - Dựa vào 2NaOH, ta tìm các hệ số đặt
trước Zn, ZnCl2 đều là 1.
trước Na, H2O lần lượt là 2.
PTHH: Zn + 2HCl → ZnCl2 +H2

PTHH: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

 Đối với những phản ứng khác: A + B +… → C + D +…
Các phản ứng thuộc loại này bao gồm:
+ Phản ứng giữa oxit bazơ tác dụng với axit;
-9-


Một số biện pháp nâng cao chất lượng bộ môn Hóa học ở trường THCS

Nguyễn Hùng

2014-2015

+ Phản ứng giữa bazơ tác dụng với axit;
+ Phản ứng giữa oxit axit tác dụng với bazơ;
+ Phản ứng giữa oxit bazơ tác dụng với axit;
+ Phản ứng trao đổi trong dung dịch
Để lập PTHH của các PƯHH thuộc các dạng trên, ta tiến hành tìm hệ số đặt
trước các CTHH theo trình tự sau:
- Trước tiên, ta cân bằng số nguyên tử kim loại.
- Cân bằng số nguyên tử phi kim
- Cân bằng số nguyên tử H
- Sau cùng là cân bằng số nguyên tử O

Ví dụ: Lập PTHH của các sơ đồ phản ứng sau:
a- Zn(OH)2 + HCl → ZnCl2 + H2O

b- K2O + HNO3 → KNO3 + H2O

- Do số nguyên tử Zn ở 2 vế bằng - Đặt hệ số 2 trước KNO3 để cân bằng số
nhau, nên ta cân bằng số nguyên tử Cl nguyên tử K trước.
bằng cách đặt hệ số 2 trước HCl
K O + HNO → 2KNO + H O
2

3

3

2

Zn(OH)2 + 2HCl → ZnCl2 + H2O

- Đặt hệ số 2 trước HNO3 để cân bằng số
- Số nguyên tử H ở vế trái là 4, vì thế nguyên tử N.
hệ số đặt trước H2O là 4:2 = 2.
K2O + 2HNO3 → 2KNO3 + H2O
- Số nguyên tử O ở 2 vế đều bằng 2. - Số nguyên tử H ở 2 vế bằng 2 và số
Ta được PTHH sau:
nguyên tử O ở 2 vế bằng 7. Ta được PTHH
Zn(OH)2 + 2HCl → ZnCl2 + 2H2O
II-

sau: K2O+ 2HNO3→ 2KNO3+ H2O


PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP:
Để nắm vững những kiến thức cơ bản của hóa học một cách căn cơ, lâu dài,
khó quên. Tôi hình thành cho các em học sinh 2 phương pháp học tập là:
Phương pháp học thuộc lòng và phương pháp học suy luận. Hai phương pháp
học này được hình thành đan xen, bổ trợ lẫn nhau

6- Phương pháp học thuộc lòng:
Đối với những kiến thức bắt buộc học sinh phải thuộc lòng (như thuộc bảng
cửu chương để làm bài tập toán) thì giáo viên hướng dẫn học sinh chia nhỏ nội
dung cần học thành nhiều phần nhỏ sao cho khi học chỉ cần một thời gian
ngắn(khoảng 2-5 phút) là thuộc. Với cách học này các em học sẽ nhanh thuộc,
nhớ lâu và không lẫn lộn giữa các nội dung đã học.

- 10 -


Một số biện pháp nâng cao chất lượng bộ môn Hóa học ở trường THCS

Nguyễn Hùng

2014-2015

Những kiến thức phải học thuộc theo phương pháp này gồm: KHHH; Hóa
trị; Tính tan của một số oxit, axit, bazơ; Oxit axit; Axit; Gốc axit; Tính chất hóa
học; Điều chế;
Ví dụ: Để học thuộc tên, KHHH và hóa trị của các nguyên tố trong bảng
trang 42 sách giáo khoa Hóa 8, thì tôi hướng dẫn các em chia bảng này làm 5
phần, mỗi phần gồm 4 nguyên tố để học cho nhanh thuộc, nhớ lâu.
MỘT SỐ NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

 Cách nhớ hoá trị I của một số nguyên tố và gốc axit: Khi (K) nào (Na) đồng
(Cu) bạc (Ag) có (Cl) hẹn (H) hò (-OH) nhau (-NO3) anh (-AlO2) nhé (-NH4).
 Cách nhớ hoá trị II: Ba (Ba) Thuỷ (Hg) cần (Ca) mua (Mg) sắt (Fe) kẽm
(Zn) đồng (Cu) cùng (=CO3) Oanh (O) sống (=S) sung (=SO3) sướng (=SO4)…
7- Phương pháp học suy luận:
Phương pháp này áp dụng để học những kiến thức có nội dung bao gồm n
trường hợp thì giáo viên hướng dẫn học sinh chỉ học n-1 trường hợp, 1
trường hợp còn lại có nội dung dài khó thuộc thì suy luận để loại trừ.
Những kiến thức phải học thuộc theo cách này gồm:
• Phân biệt đơn chất và hợp chất: Hướng dẫn học sinh cách nhận biết đơn
chất dựa vào CTHH chỉ gồm 1 chữ cái in hoa, các CTHH khác là thuộc
loại hợp chất
• Phân biệt kim loại và phi kim : Giáo viên hướng dẫn các em học thuộc
các nguyên tố phi kim(vì có ít hơn) để từ đó suy luận ra các nguyên tố
kim loại.
• Phân biệt oxit, axit, bazơ, muối:
Để phân biệt oxit, axit, bazơ, muối là một việc rất khó khăn đối với học
sinh khi học về các hợp chất vô cơ. Vì thế tôi hướng dẫn cho các em cách
nhận biết oxit, axit, bazơ thôi còn muối là các hợp chất vô cơ còn lại.
* Nhận biết oxit: CTHH của hợp chất có 2 chữ cái in hoa, trong đó có
1 chữ O.
Ví dụ: CaO, FeO
* Nhận biết axit: CTHH của hợp chất có chữ H viết trước(trừ H2O).
Ví dụ: HCl, H2SO4
* Nhận biết bazơ: CTHH của hợp chất có -OH viết sau.
Ví dụ: NaOH, Cu(OH)2
* Nhận biết muối: Các hợp chất còn lại
- 11 -



Một số biện pháp nâng cao chất lượng bộ môn Hóa học ở trường THCS

Nguyễn Hùng

2014-2015

Ví dụ: Na2CO3 là muối vì không phải là oxit(có 3 chữ cái in hoa), không
phải là axit(không có H viết trước) cũng phải là bazơ(không có nhóm -OH)
• Tính tan của mỗi loại hợp chất vô cơ:

Nếu để các em học thuộc tính tan của axit, bazơ, muối dựa vào bảng tính tan
thì không dễ học thuộc vì thế tôi hướng dẫn các em cách soạn ra chất nào tan,
chất nào không tan. Cụ thể như sau:
Loại hợp chất

Tan

Không tan

Bazơ

NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2

Nhiều

Muối nitrat(-NO3)

Tất cả

Muối clorua(-Cl)


Nhiều

AgCl

Muối sunfat(=SO4)

Nhiều

BaSO4, PbSO4

Muối cacbonat(=CO3)

Na2CO3, K2CO3

Nhiều

Muối photphat(≡PO4)

Na3PO4, K3PO4

Nhiều

Muối sunfit(=SO3)

Na2SO3, K2SO3

Nhiều

- 12 -



Một số biện pháp nâng cao chất lượng bộ môn Hóa học ở trường THCS

Nguyễn Hùng

2014-2015

Muối sunfua(=S)

Na2S, K2S, CaS, BaS

Nhiều

Sau đó học phần ít sẽ nhanh thuộc hơn. Học sinh chỉ học nội dung sau thì sẽ
biết tính tan axit, bazơ, muối:
- Bazơ tan: NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2
- Axit chỉ có H2SiO3 không tan
- Muối nitrat(-NO3) Tất cả đều tan(không học)
- Muối clorua(-Cl) có AgCl không tan
- Muối sunfat(=SO4) có BaSO4, PbSO4 không tan
- Muối cacbonat(=CO3) có Na2CO3, K2CO3 tan
- Muối photphat(≡PO4) có Na3PO4, K3PO4 tan.
- Muối sunfit(=SO3) có Na2SO3, K2SO3 tan.
- Muối sunfua(=S) có Na2S, K2S, CaS, BaS tan.
C- HIỆU QUẢ ÁP DỤNG:
Qua gần 3 năm áp dụng lồng ghép trong quá trình giảng dạy hóa học lớp 8, 9 ở
trường THCS Nguyễn Huệ đã đạt được những hiệu quả nhất định so với trước
như sau:
Năm học


Cuối học kỳ I

Cuối năm học

Lớp 9

Lớp 8

Lớp 9

Lớp 8

2011-2012

92,7%

86,9%

97,6%

90,2%

2012-2013

94,3%

87,0%

98,6%


93,4%

2013-2014

87,9%

92,1%

96,2%

93,8%

2014-2015

86,5%

92,2%

Ghi chú

PHẦN III- KẾT LUẬN
I- Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI ĐỐI VỚI CÔNG TÁC:
Việc hình thành và rèn luyện những kỹ năng viết, đọc CTHH và PTHH cũng
như hướng dẫn cho học sinh có phương pháp trong học tập Hóa học là vô cùng
quan trọng. Cho nên để thuận lợi trong việc thực hiện đề tài cho học sinh đòi hỏi
người giáo viên phải thực sự có niềm đam mê trong công việc. Luôn tìm tòi tham
khảo học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nắm vững các phương
pháp giảng dạy. Biết kết hợp các phương pháp đó một cách nhuần nhuyễn, linh
- 13 -



Một số biện pháp nâng cao chất lượng bộ môn Hóa học ở trường THCS

Nguyễn Hùng

2014-2015

hoạt và tối ưu nhất vào quá trình giảng dạy truyền tải vốn kiến thức cho các em. để
các em được tiếp thu lĩnh hội vốn kiến thức đó một cách chủ động tích cực. Có như
vậy mới thực sự trang bị cho học sinh một nền tảng vững chắc, một hành trang đầy
đủ khi các em bước vào các lớp học tiếp theo.
II- BÀI HỌC KINH NGHIỆM, HƯỚNG PHÁT TRIỂN:
- Phải thực sự yêu nghề. Thường xuyên tham khảo học hỏi trau dồi kiến thức,
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Nghiên cứu tìm hiểu tình hình thực tế về kinh tế xã hội và dân cư tại địa
bàn nơi mình công tác.
- Nghiên cứu kỹ đối tượng học sinh của lớp mình giảng dạy về tâm sinh lý
cũng như khả năng riêng của từng học sinh.
- Xây dựng kế hoạch chi tiết sao cho phù hợp với thực tế nơi địa bàn mình
dạy học mà cụ thể là của nhóm lớp mình dạy.
- Xây dựng giáo án tiết dạy sao cho linh hoạt phù hợp với địa phương nơi
mình dạy, để học sinh được học theo phương châm “Học mà chơi, chơi mà học”
mà vẫn đảm bảo theo yêu cầu, nhiệm vụ.
III- ĐỀ XUẤT:
Phòng Giáo dục – Đào tạo huyện Châu Đức cũng như Tổ bộ môn Hóa mở các
lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên để nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ nhằm thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao.
Trong quá trình xây dựng và thực hiện đề tài này không tránh khỏi sự thiếu
sót. Tôi rất mong được sự quan tâm giúp đỡ, đóng góp ý kiến của quý thầy cô để

bản thân tôi được hoàn thiện hơn trong giảng dạy cũng như hoàn chỉnh đề tài này
để vận dụng trong quá trình giảng dạy hóa học ở trường THCS./.

- 14 -


Một số biện pháp nâng cao chất lượng bộ môn Hóa học ở trường THCS

Nguyễn Hùng

2014-2015

XÁC NHẬN, ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
CỦA ĐƠN VỊ:

Cù Bị, ngày 05 tháng 01 năm 2015

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của bản
…………………………………………… thân tôi viết, không sao chép nội dung
....………………………………………… của người khác.
NGƯỜI VIẾT
……………………………………………
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Nguyễn Hùng

- 15 -


Một số biện pháp nâng cao chất lượng bộ môn Hóa học ở trường THCS


Nguyễn Hùng

2014-2015

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Sách giáo khoa hóa học 8. NXB Giáo dục năm 2012
2- Sách giáo khoa hóa học 9. NXB Giáo dục năm 2012
3- Phân loại và phương pháp giải các chuyên đề Hóa học 8 của Đỗ Xuân Hưng;
4- Phân loại và phương pháp giải các chuyên đề Hóa học 9 của Đỗ Xuân Hưng

- 16 -


Một số biện pháp nâng cao chất lượng bộ môn Hóa học ở trường THCS

Nguyễn Hùng

2014-2015

MỤC LỤC
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỘ MÔN HÓA HỌC Ở
TRƯỜNG THCS........................................................................................................1
PHẦN I- MỞ ĐẦU....................................................................................................1
I-LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:......................................................................................1
II-MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:..........................................1
III-GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI:................................................................................2
IV-CÁC GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU:...................................................................2
V-CƠ SỞ LÝ LUẬN:.............................................................................................2
VI-CƠ SỞ THỰC TIỄN:........................................................................................2

VII-KẾ HOẠCH THỰC HIỆN:.............................................................................2
PHẦN II- NỘI DUNG...............................................................................................3
A-THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG MÂU THUẪN:.................................................3
B-CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT:......................................................................3
I-HÌNH THÀNH MỘT SỐ KỸ NĂNG CƠ BẢN:................................................5
II-PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP:...........................................................................10
C-HIỆU QUẢ ÁP DỤNG:...................................................................................13
PHẦN III- KẾT LUẬN............................................................................................13
I-Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI ĐỐI VỚI CÔNG TÁC:.............................................13
II-BÀI HỌC KINH NGHIỆM, HƯỚNG PHÁT TRIỂN:....................................14
III-ĐỀ XUẤT:.......................................................................................................14
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................16

- 17 -



×