Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN ĐỘC HỌC MÔI TRƯỜNG VÀ SỨC KHỎE CON NGƯỜI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.83 KB, 20 trang )

1

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN ĐỘC HỌC MÔI TRƯỜNG
VÀ SỨC KHỎE CON NGƯỜI
1. Cơ chế lan truyền độc chất trong môi trường khí và tác động của chất độc trong
không khí đến con người, môi trường.
a. Cơ chế lan truyền
Cơ chế và sự lan truyền của độc chất là một quá trình rất phức tạp.
Các chất ô nhiễm khi thải ra khí quyển sẽ chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố về khí
tượng thuỷ văn cùng với các yếu tố về nguồn ô nhiễm, chúng sẽ phát tán pha loãng
trong khí quyển và đồng thời xảy ra quá trình biến đổi hoá học, sa lắng khô, sa lắng
ướt,…
- Cơ chế khuếch tán:
Là cơ chế chủ động, di động một cách ngẫu nhiên từ nơi có nồng độ cao đến nơi có
nồng độ thấp cho đến khi hòa tan.
• Khuếch tán trong 1 pha: pha khí.
• Khuếch tán trong 2 pha: kết hợp hơi và nước.
- Cơ chế đối lưu:
Là cơ chế thụ động, phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện khí tượng thuỷ văn
• Cơ chế đồng nhất: theo dòng chảy, không khuếch tán (khí di chuyển diện hẹp dưới
tác động của gió)
• Cơ chế không đồng nhất: các khí, các hơi được hấp thụ và lắng đọng trong các hạt
bụi rắn hoặc lỏng, bị rơi xuống từ trên cao xuống đất hoặc nước.
- Đặc điểm sự lan truyền: lan truyền không biên giới và lan truyền diện rộng.
b. Tác động đến con người, môi trường
 Ảnh hưởng của chất động đến người và động vật
Chất ô nhiễm trong không khí chủ yếu xâm nhập vào cơ thể qua con đường hô hấp.
Các loại độc chất khác nhau có cơ chế tác dụng lên cơ thể sinh vật và tác dụng gây
độc khác nhau.
− Tác động kích thích lên đường hô hấp trên: Các hạt có tác dụng kích thích lên đường
hô hấp trên chủ yếu là các hạt có kích thước lớn, khi vào cơ thể chúng đọng lại trên


các đường hô hấp trên và gây hại cho các bộ phận đó. Các chất bao gồm bụi kiềm :
NH3, SO3
− Tác động gây ngạt: các chất khí tác động gây ngạt theo 2 cơ chế
+ Các chất khí CO2, CH4, SO2…có trong không khí, làm pha loãng nồng độ oxy có
trong không khí, ngăn cản việc lấy oxy trong không khí.
+ Các chất trong không khí tác dụng trực tiếp ngăn cản khả năng vận chuyển oxy của
hemoglobin (Hb)
Ví dụ: CO tác dụng vs Hb ngăn cản khả năng vận chuyển oxy của Hb
1


2

















NO2 tăng khả năng tạo methemoglobin trong máu, giảm khả năng vận chuyển

oxy trong máu.
Các chất tác động lên phổi: gây các bệnh liên quan đến phổi như ung thư phổi, viêm
phổi, bệnh bụi phổi,…
Các chất gây mê và gây tê: etylen, etyl ete, xeton. Các chất này tác dụng lên hệ thần
kinh gây mê và tê.
Các chất gây dị ứng: như phấn hoa, isocyanat hữu cơ. Các chất này gây ra những
phản ứng miễn dịch không bình thường là nguyên nhân dẫn đến dị ứng
Các chất tác dụng lên thận: như Pb, Hg, các chất này tích động trong thận gây sỏi
thận, protein niệu.
Các chất tác dụng lên hệ thống tạo máu: các chất này ngăn cản sản xuất protein trong
máu, gây ra bệnh thiếu máu, và các bệnh liên quan đến hô hấp.
Các tác động khác: một số dung môi hữu cơ dễ dàng tích tụ trong cơ thể gây rối loạn
sinh lý, gây đột biến gen.
Ảnh hưởng tới thực vật
Hầu hết các chất ô nhiễm trong môi trường không khí đều có ảnh hưởng xấu đến thực
vật. Biểu hiện đó là:
Tác động lên sự phát triển của cây như là kìm hãm sự phát triển của cây, chồi non
không có khả năng nảy chồi, hoặc kích thích phát triển làm lá phát triển quá nhanh,
phiến lá bị quăn.
Bụi bám làm ảnh hưởng quá trình quang hợp của lá
Vàng lá, hoa quả bị lép, bị nứt, bị thui mức độ cao hơn thì lá cây, hoa quả bị rụng và
bị chết hoại
Ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng:
Ăn mòn bê tông
Mài mòn ,làm mất màu chất sơn trên bề mặt sản phẩm.

2


3


2. Trình bày về độc học của tác nhân điển hình: Kim loại (Pb, Hg, Cd); POP
(dioxin và PCBs); khí (CO; SO2; NOx;); một số tác nhân sinh học : dạng, nguồn
(Dạng tồn tại; Nguồn gốc ,đường xâm nhập vào cơ thể con người; tính độc; triệu
chứng, phòng ngừa, ví dụ về sự cố nhiễm độc do môi trường điển hình).
1) Kim loại
a. Pb
 Nguồn
-Tự nhiên: là thành phần của vỏ trái đất, tích tụ thành khoáng chất.
- Nhân tạo:
+ Công nghiệp: chất thải rắn, khí thải, nước thải của khu khai thác và chế biến quặng,
sản xuất sơn, acquy..
+ Nông nghiệp: thuốc trừ sâu, khói thải khu sản xuất nông nghiệp
+ Giao thông: khí thải các động cơ sử dụng xăng..
+ Hoạt động quân sự: trong các động cơ, xe cộ như xe tăng, máy bay, trong đạn..
+ Hoạt động hằng ngày: sơn, acquy, khói thuốc lá..
 Dạng tồn tại
− Môi trường không khí: tồn tại dưới dạng các hợp chất vô cơ, còn gọi là các hạt bụi
chì vô cơ.
− Môi trường nước: Chì phát thải từ các điểm khai khoáng và nghiền quặng xâm
nhập vào môi trường nước dưới dạng PbS, các oxit chì và cacbonat chì.
− Môi trường đất :Đối với loại đất phát triển trên đá vôi, chì chủ yếu tồn tại dưới
dạng muối cacbonat, các phức trung hòa và các cation chì.
Còn đối với đất có độ pH trung bình và thấp thì các dạng tồn tại chủ yếu của chì là
Pb(OH) , Pb (PO ) ,Pb (PO ) OH.
2
3
42 5
43









Đường xâm nhập vào cơ thể con người
Qua hô hấp
Chì từ môi trường đi vào cơ thể qua con đường hô hấp là đường xâm nhập chủ
yêu,chiếm 50-70%..
Sự nhiễm độc này là hậu quả của việc hít thở các khói bụi chì trong không khí
Ở 6000C hơi chì bay lên, đủ để nồng độ hơi chì trong môi trường lao động vượt quá
mức cho phép, ảnh hưởng đến hô hấp.
Qua đường tiêu hóa
Khi ăn thức ăn bị thôi nhiễm chì, từ các dụng cụ, chén, đĩa, muỗng, đũa có sơn màu
lòe loẹt, tay bẩn dính bụi chì, ăn uống tại nơi làm việc, bụi chì đọng vào thực phẩm,
không vệ sinh cá nhân, hoặc trẻ em mút, ngậm đồ chơi có sử dụng sơn pha chì,… Chì
và các dẫn xuất của chì sẽ huyển thành clorua, một loại muối có khả năng hấp thu qua
niêm mạc ruột để đi vào cơ thể.
3


4

• Qua da
Chì vô cơ hấp thụ qua da rất ít, chì qua da khi bụi chì bám vào vùng da bị tổn thương
hoặc khi có sự tiếp xúc với các chất có chứa chì, mà điển hình là xăng pha chì.
• Qua nhau thai và sữa mẹ
Sự phát triển hệ thần kinh phôi thai đặc biệt dễ bị tác động bởi sự nhiễm độc chì.

Chất độc sẽ ảnh hưởng đến thai nhi qua nhau thai và đứa trẻ qua sữa mẹ.
Chì qua nhau thai nên mẹ mang thai bị ngộ độc chì thì con sinh ra cũng bị ngộ độc
chì. Nồng độ chì trong máu của con bằng 80% nồng độ chì trong máu của mẹ.
 Tính độc:
− Chì và hợp chất của chì đều độc, nếu càng dễ hòa tan thì độc tính càng cao.
3
− Nếu hít phải nồng độ hơi chì trong khoâng khí quá 0,15mg/m thì công nhân có thể
bị nhiễm độc, nếu ăn phải 1g bụi chì thì có thể chết.
 Triệu chứng
 Nhiễm độc cấp tính
Nguyên nhân do muối chì hòa tan được hấp thu nhanh vào cơ thể gây ra:
• Rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, nôn, đau thượng vị, có thể gây tiêu chảy.
• Tòan thân suy sụp nhanh chóng: lo lắng, mạch nhỏ, tuột sút, co giật.
• Dấu hiệu viêm thận hoặc viêm gan – thận (tiểu ít, protein niệu đạm huyết tăng, vàng
da, có thể dẫn đến tử vong)
 Nhiễm độc mãn tính
• Toàn thân suy sụp, mệt mỏi, ít ngủ, nhức đầu, đau cơ xương, rối loạn tiêu hóa như táo
bón, ăn không ngon.
• Ở chân răng nơi tiếp xúc với lợi có đường viền chì do ứ đọng sunfua chì.
• Cơn đau bụng chì: dữ dội, thường đau ở vùng thượng vị. Đau bụng kèm theo nôn dữ
dội, kèm theo táo bón, huyết áp tăng và không cứng bụng.
• Liệt do chì: liệt thần kinh quay, liệt cơ chuỗi.
• Tai biến não: nhức đầu dữ dội, co giật động kinh mê sảng, dễ tử vong.
• Viêm thận: thường xuất hiện chậm, có thể có hồng cầu trong nước tiểu.
 Phòng ngừa
• Tăng cường tuyên truyền, giáo dục sức khỏe, nâng cao nhận thức của người dân
• Giữ vệ sinh môi trường: giám sát đánh giá tình trạng ô nhiễm do chì và có các biện
pháp can thiệp, xử lý thích hợp để tránh ô nhiễm và ngộ độc.
• Đảm bảo an toàn lao động, đặc biệt với nghề nghiệp có nguy cơ nhiễm độc chì cần
đảm bảo môi trường và an toàn lao động.

• Gia đình, nhà trường : thực hiện với cá nhân cho trẻ đặc biệt rửa tay,cắt móng tay,
không đưa tay và mọi vật lên miệng.
 Sự cố điển hình:
4


5

b.
























Các nạn nhân làm việc tại những nhà máy chế biến thiếc tại thành phố Thiệu Hưng,
phía đông tỉnh duyên hải Chiết Giang, China Daily đưa tin. Các kết quả kiểm tra cho
thấy trong số hơn 600 người có 26 người lớn và 103 trẻ em bị nhiễm độc chì nghiêm
trọng
Hg
Nguồn gốc
Tự nhiên
Tồn tại trong vỏ trái đất, khoáng vật, hoạt động của núi lửa…
Nhân tạo
Công nghiệp:
Khai thác mỏ :thủy ngân, vàng, đồng, kẽm, bạc…
Quá trình mạ vàng, bạc theo phương pháp hóa học sử dụng hỗn hống thủy ngân.
Quá trình sản xuất chlorate, ka li có liên quan tới Hg, clo và chất ăn da soda
Các ngành thuộc kỹ nghệ điện. Thủy ngân được dung để chế tạo các đèn hơi thủy
ngân, các máy nắn và ngắt dòng, các thiết bị kiểm tra công nghệ.
Công nghiệp bột giấy
Sản xuất clo, thép, photphat, vàng.
Trong nông nghiệp:
Sử dụng thủy ngân hữu cơ để sản xuất thuốc diệt loài gặm nhấm, diệt nấm, công nghệ
xử lý hạt giống chống nấm, sâu bệnh.
Trong y học: được sử dụng nhiều trong lĩnh vực này như:
Các loại hợp chất thủy ngân hữu cơ dưới dạng dược phẩm
Quá trình sản xuất và bảo quản vắcxin
Hg có trong một số dụng cụ y khoa
Nha khoa sử dụng hàn trám răng.
Trong sinh hoạt:
Nguồn thải thủy ngân từ việc đốt hay chôn lấp các chất thải đô thị, nước thải sinh
hoạt.

Trong phòng thí nghiệm:
Thủy ngân có mặt trong phong vũ kế thủy ngân, bơm khuyếch tán, tích điện kế thủy
ngân và nhiều thiết bị phòng thí nghiệm khác
Dạng tồn tại:
Thuỷ ngân là một kim loại rất dễ thay đổi dạng tồn tại cũng như tính chất. Rất dễ bay
hơi, nó dễ dàng chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái hơi ở nhiệt độ phòng. Khi có
mặt oxy, thuỷ ngân dễ dàng bị oxy hoá chuyển từ dạng kim loại , dạng lỏng hoặc khí
sang trạng thái ion, (Hg2+). Nó cũng dễ dàng kết hợp với những phân tử hữu cơ tạo
nên nhiều dẫn xuất thuỷ ngân.
Tính độc:
Hg ( kim loại) dạng lỏng Trơ và không độc độc thường có trong các nhiệt kế.
5


6

• Hg ( hơi): ở nhiệt độ thường thủy ngân kim loại chuyển về dạng hơi Độ bay hơi cao
( rất độc đối với não)
• Hg2+ ( phổ biến là Hg2Cl2) : Tạo hợp chất không tan với clorua, độc tính thấp.
• Hg2+ :Rất độc, khó di chuyển qua màng sinh học.
 Con đường xâm nhập:
• Qua đường hô hấp:
Ở nhiệt độ thường, kim loại thủy ngân bay hơi vào không khí và dễ dàng xâm nhập
vào cơ thể con người và động vật qua con đường hô hấp.
• Qua đường tiêu hóa:
Thủy ngân có khả năng tích lũy trong chuỗi thức ăn và xâm nhập vào cơ thể chủ yếu
là qua thực phẩm rồi tiếp tục tích lũy trong cơ thể.
• Qua đường da:
Da cũng có khả năng hấp thụ Hg và các hợp chất của Hg tuy không mạnh bằng qua
đường hô hấp và tiêu hóa. thủy ngân tiếp xúc với da do dùng thuốc, trám răng, mỹ

phẩm, các chế phẩm bôi ngoài da mà trong thành phần có chứa muối thủy ngân.
 Triệu chứng:
• Nhiễm độc cấp tính:
− Ảnh hưởng đến hô hấp, giảm clo huyết, nhiễm axit, gây viêm loét miệng, bỏng đường
tiêu hóa, nôn ra máu, toàn thân suy sụp
− Khó thở, chuột rút, giật cơ, mê sảng và bệnh nhân thường tử vong trong vòng 24 đến
36 giờ.
• Nhiễm độc bán cấp tính:
− Triệu chứng hô hấp: ho, kích ứng phế quản.
– Triệu chứng dạ dày–ruột (tiêu hoá): nôn, tiêu chảy.
– Đau do viêm lợi.
– Loét trong miệng; Đôi khi tăng anbumin niệu.
• Nhiễm độc mãn tính:
− Bực dọc, vô cảm, đần độn và đau đầu liên miên.
− Rối loạn thần kinh cảm giác và chỉ huy cũng là một phần của hội chứng thần kinh.
− Rối loạn cảm giác
 Phòng ngừa:
− Quy định nồng độ tối đa cho phép của thủy ngân sử dụng trong các lĩnh vực có sử
dụng thủy ngân
− Hạn chế sử dụng hoặc tìm chất thay thế nếu có
− Tổ chức kế hoạch và kế hoạch hóa lao động để giảm tiếp xúc với Hg.
− Không cho làm việc với Hg đối với các đối tượng sau: nữ dưới 18 tuổi, những người
bị bệnh thần kinh, tiêu hoá, gan, thận, người nghiện rượu. Phải khám định kỳ khi làm
việc trong môi trường phơi nhiễm thủy ngân
− Chống Hg bay hơi và bụi Hg bằng thông gió hợp lý.
6


7


− Nâng cao kiến thức về thủy ngân cũng như cách xử lý khi gặp sự cố liên quan tới
thủy ngân cho mọi người.
− Sử dụng các công nghệ xử lý hơi thủy ngân
c. Cd
 Nguồn gốc:
 Tự nhiên:
− Các hoạt động núi lửa, hay những hiện tượng tự nhiên khác như cháy rừng….
− Tồn tại trong đất, cát, đá, than đá, than bùn…..
− Cadmium còn có thể đi vào nước thông qua sự xói mòn và hạ nguồn các con sông từ
các mỏ khoáng cũ và các nguồn phân khoáng.
 Nhân tạo
 Công nghiệp:
− Nhà máy sản xuất nhuộm, trong những hợp kim để mạ, trong các sơn men trên đồ
gốm, nhựa PVC, trong sản xuất ắc quy có công suất lớn, pin, làm thanh điều chỉnh
trong lò phản ứng hạt nhân….
− Chất thải của khu khai thác và chế biến khoáng sản.
 Nông nghiệp:
Sử dụng phân bón trong nông nghiệp, đất bùn…
 Trong sinh hoạt:
Nước thải, chất thải rắn trong quá trình sinh hoạt thải ra .
 Dạng tồn tại:
Tồn tại ở các dạng: Cadimi oxit CdO, Cadimi hidroxit Cd(OH)2, Muối Cd(II).
 Con đường xâm nhập:
• Xâm nhập qua đường hô hấp
− Cd trong không khí sẽ được con người hít vào ảnh hưởng đến hệ hô hấp và các cơ
quan khác
− Cd được hấp thụ nhiều nhất khi xâm nhập qua đường hô hấp (25-50% lượng vào).
− Người ta ước tính, lượng Cd xâm nhập vào cơ thể (tính trung bình cho người lớn) qua
đường hô hấp khoảng 0,15µg/m³, với thể tích không khí thở hàng ngày ≈ 15m³/ngày
thì lượng Cd được hấp thụ là 0,04 µg/m³ (25%)

• Qua đường tiêu hóa
− Lượng Cd xâm nhập vào cơ thể qua thức ăn và nước uống chỉ hấp thụ 3-5%, còn lại
được đào thải qua phân nguyên dạng.
− Hằng ngày, qua ăn uống lượng Cd vào cơ thể từ 10-25 µg/ngày, nhưng chỉ 0,6-1,3µg
được hấp thụ.
• Qua da
Đường xâm nhập qua da rất ít và không đặc trưng cho Cd. Ngâm tay vào nước có
chứa Cd trong 5 giờ, chỉ có 1,8% lượng Cd trong nước thấm vào da.
• Qua nhau thai
7


8

− Khả năng thấm qua màng của nhau thai chủa Cd rất hạn chế.
− Ngay cả khi tiếp xúc ở liều cao cũng thấy ít lượng Cd truyền từ mẹ sang con qua
nhau thai ở gia đoạn cuối của thời kỳ mang thai.
 Tính độc
− Cadimium và các muối của nó có tính chất kích ứng và rất độc.
− Không khí có nồng độ Cd 25mg/m3 gây chết người trong 2 giờ.
− Tính chất gây ung thư: thí nghiệm trên động vật người ta thu được kết quả chúng bị
teo tinh hoàn, ung thư tinh hoàn, và theo dõi trên người thì đã có kết quả về ung thư
tuyến tiền liệt.
 Triệu chứng
• Nhiễm độc cấp tính
− Qua đường tiêu hóa (qua miệng): viêm dạ dày – ruột, co cơ thượng vị, đôi khi nôn ra
máu, tiêu chảy.
− Khó thở, xanh tím mặt, ho.
− Tỷ lệ tử vong trong nhiễm độc cấp tính do hít phải Cd được đánh giá từ 15 – 20%,
xảy ra sau khi hít phả Cd từ 1 – 3 ngày.

• Nhiễm độc mãn tính
− Gây ra các rối loạn chức năng ống thận và quá trình tái hấp thu các chất, đặc biệt là
tái hấp thu protein do phát triển xơ hóa màng ống thận, sỏi thận.
− Đau nhức xương.
− Tổn thương hệ hô hấp.
− Ung thư phổi, ung thư cơ quan sinh sản.
 Phòng ngừa
− Chế độ ăn uống của canxi và phosphate phải được tăng lên, cung cấp đủ kẽm và
protein.
− Địa điểm sản xuất không nên ăn và hút thuốc lá.
− Đồ dùng cadmium mạ không thể được lưu trữ thực phẩm, đặc biệt là các loại thực
phẩm có tính axit như giấm.
− Để ngăn chặn cadmium trên ô nhiễm môi trường, công tác bảo vệ môi trường phải
được thực hiện nghiêm chỉnh thi hành các tiêu chuẩn sức khỏe môi trường cadmium.
 Sự cố điển hình
Năm 2013 phát hiện gạo của tỉnh Hồ Nam –Trung Quốc nhiễm Cd vượt quá nồng độ
cho phép .
2) POP
a) Dioxin
 Nguồn gốc
Nguồn tự nhiên
8


9



























Các núi lửa đang hoạt động, nạn cháy rừng là một nguồn ô nhiễm dioxin,
furan trong không khí.
Nguồn nhân tạo
Phát sinh trong quá trình sản xuất thuốc diệt cỏ và các hợp chất clo hữu cơ khác, là
sản phẩm phụ của quá trình sản xuất này.
Phát sinh do quá trình đốt cháy nhiên liệu, cháy rừng, thiêu hủy rác thải và từ nguồn
khí thải của các phương tiện giao thông.
Dạng tồn tại
Trong khí quyển Dioxin và furan tồn tại dưới dạng hơi hoặc bám vào các hạt bụi.

Trong địa quyển liên kết với các chất ô nhiễm hữu cơ khác có trong đất.
Trong thủy quyển, dioxin và furan ít tan trong nước mà chủ yếu có ở đáy bùn, trầm
tích biển.
Sinh quyển, dioxin và furan tồn tại trong các mô mỡ của động vật, thực vật. qua
chuỗi thức ăn tích tụ lại trong cơ thể con người.
Dioxin còn có nhiều trong một số sản phẩm thực phẩm rau quả, thịt và sản phẩm sữa
Con đường xâm nhập
Đioxin nhập vào cơ thế người chủ yếu là qua con đường ăn uống (tới 98%) bởi những
thực phẩm nhiễm độc đioxin, qua đường hô hấp (2%). Đioxin là loại hợp chất ưa mỡ,
khi xâm nhập vào cơ thể chúng tích luỹ chủ yếu trong mô mỡ (hệ số phân bố của
2,3,7,8-TCDD trong mô mỡ là 300, da là 30, gan là 25, sữa là 13, máu là 10, thành
ruột: 10, thận: 7, bắp thịt: 4, mật: 0,5 và nước tiểu 0,00005)
Tính độc
Dioxin có độc tính cao và tác động của dioxin diễn ra ở cấp độ tế bào, gen
Liều gây độc của dioxin
Triệu chứng
PCDD được xếp vào nhóm 2B các chất có thể gây ung thư
Suy giảm miễn dịch, làm teo các cơ quan limpho, tiêu biến bạch huyết cầu.
Làm thay đổi tế bào ở tất cả các giai đoạn phát triển ở tinh hoàn con đực, tiêu biến
sinh sản
Tăng quá trình chết theo chương trình của tế bào ở một số vùng sau não giữa, gây suy
giảm chức năng của não bộ
Nổi mụn và các tổn thương da
Ức chế protein kinaza C trong các tế bào cơ nhẵn động mạch chủ
Phòng ngừa
Truyền thông và tư vấn về dự phòng phơi nhiễm dioxin trong thực phẩm tại cộng
đồng.
Xử lí nhiễm độc Dioxin
Không sử dụng và sãn xuất các chất có chứa dioxin
9



10

 Sự cố điển hình
Chất độc màu da cam và các loại thuốc diệt cỏ bắt đầu được thử nghiệm bở quân đội
Hoa Kỳ vào năm 1961 và được sử dụng rộng rãi với hàm lượng cao trong chiến tranh
vào các năm 1967 – 1968, rồi giảm xuống và ngừng sử dụng năm 1971.
b) PCBs
 Nguồn gốc
− Đốt rác thải, đốt rác thải đô thị thải ra một lượng khói chưa PCBs với nồng độ cao
− PCBs có trong các ngành điện tử, thiết bị công nghiệp
− Từ các nhà máy sản xuất công nghiệp như: xi măng, sản xuất thảm, sản xuất Parafin
chứa clo…
− Các sự cố tràn ầu và rò rỉ dầu
 Dạng tồn tại
− Ở trạng thái nguyên chất, PCB tồn tại ở dạng lỏng, sệt hoặc tinh thể, không mùi,
không vị, không màu hoặc màu vàng nhạt
− Ở nhiệt độ thấp, PCB không kết tinh mà đóng rắn thành nhựa.
− Tồn tại,tích luỹ trong cơ thể động thực vật
 Con đường xâm nhập
• Qua tiêu hóa
Ăn uống thức ăn bị nhiễm PCB, nuốt không chủ định dầu, đất, vật liệu chứa PCB.
• Qua da
Làm việc với vật liệu,thiết bị và chất thải như dầu máy biến áp,tụ điện,máy cắt, thiết
bị nâng tạ thủy lực, bơm cao áp, ….. chứa PCB hoặc vô tình tiếp xúc với đất,trầm
tích chứa PCB.
• Qua hô hấp
Hít thở không khí bị ô nhiễm PCB do bay hơi hoặc hình thành và phát sinh không
chủ định trong quá trình đốt , cháy nổ , gia nhiệt cao đối với các vật liệu, thiết bị chứa

các tiền chất của PCB.
• Qua sữa mẹ và nhau thai
 Tính độc

Cấp tính: Cơ quan đầu tiên bị PCB tác động là gan. PCB gây ra các thương tổn
như nổi mụn, cháy da và bỏng mắt;

Mãn tính: Nhiễm độc mãn tính với PCB dù ở nồng độ nhỏ cũng dẫn đến phá
hủy gan, rối loạn sinh sản và đặc biệt là nguy cơ biến đổi gen gây hàng loạt bệnh
nguy hiểm như ung thư, quái thai, dị dạng, tác động đối với sinh sản (rối loạn nội tiết)
và phát triển của trẻ (ảnh hưởng hệ thần kinh, chỉ số IQ).
 Triệu chứng
10


11

 Nhiễm độ cấp tính


















3)
I.







Chán ăn, buồn nôn, đau vùng bụng, phù mặt và tay.
Bỏng da, trầy da, thay đổi cấu trúc của da và móng tay.
Chức năng gan và hệ thống miễn dịch thay đổi.
Đau đầu, suy nhược thần kinh, hoa mắt, mất trí nhớ, hoảng loạn và bất lực.
Nhiễm độc mãn tính
Ban đỏ trên mặt, cổ, vai, cánh tay, ngực và bụng (đặc biệt quanh rốn và bìu).
Da trở nên khô và ngứa nhiều, các mụn trứng cá không gây viêm, các lang nông chứa
bã nhờn và keratin.
Phòng ngừa
Hạn chế ăn cá, trứng, sữa, gia cầm, thịt mỡ không rõ nguồn gốc
Loại bỏ da, chất béo khi chế biến thực phẩm không rõ nguồn gốc
Thận trọng khi tiếp xúc các loại vật liệu cũ như: Chấn lưu điện tử, bóng đèn huỳnh
quang, giấy than không cacbon, sơn chống cháy, giấy hắc ín,...
Không ăn các loài động thực vật được nuôi trồng tại các vùng được xác định là ô
nhiễm PCB
Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với bùn,đất,trầm tích và nước xung quanh khu vực chôn

lấp và xử lý chất thải nguy hại,khu công nghiệp,và hạ nguồn sông
Hạn chế sinh hoạt tại các khu vực này
Tránh sinh sống gần các khu vực đốt chất thải.
Sự cố điển hình
Kanemi Soko là nhà sản xuất dầu ăn chiết suất từ cám gạo nổi tiếng tại Nhật Bản,
năm 1968 đã gây vụ ngộ độc hóa chất nghiêm trọng cho hơn 14.000 người trong đó
1.853 người là những nạn nhận bị phơi nhiễm PCB (Polychlorinated Biphenyls) rất
nặng, gây các chứng bệnh mạn tính suốt đời và có thể di truyền sang thế hệ kế tiếp
qua sữa mẹ theo điều tra vào năm 1986.
Khí
CO
Nguồn gốc
Nguồn tự nhiên
Là sản phẩm của hoạt động núi lửa mà còn từ các đám cháy tự nhiên như cháy
rừng…
Nguồn nhân tạo
Công nghiệp:
Các chất hữu cơ bị đốt cháy không hoàn toàn như than đá, xăng dầu, khí đốt, giấy…
Trong công nghiệp gang-thép, đất đèn
11


12

 Giao thông
Khí thải của các động cơ nhiên liệu chưa nhiều khí CO như xăng, dầu ,diezen...
 Từ các khí trong nhà
Nguồn gốc sản sinh ra các khí carbon monoxide trong nhà chủ yếu là các hoạt động
sử dụng than để sưởi ấm hoặc dùng lò sưởi và hút thuốc lá, khởi động ôtô ngay trong
gara trong nhà… gây ra một lượng lớn khí CO.

 Dạng tồn tại
Carbon monoxide tồn tại trong khí quyển chủ yếu ở dạng khí. Khí CO trong máu tồn
tại dưới 2 dạng : dạng hòa tan và dạng kết hợp HbCO (carboxyhemoglobin)
 Con đường xâm nhập
• Qua hô hấp
Khí CO được hít vào cơ thể, ít vào trong máu mà tấn công tới hemoglobin, protein
trong tế bào máu mà mang oxy đến khắp cơ thể.
• Qua tiêu hóa
Khí CO được dùng trong việc bảo quản thịt và nguồn thức ăn bị ô nhiễm sẽ xâm nhập
vào cơ thể con người.
• Qua da
Theo nghiên cứu một lọ nước hoa nho nhỏ nhưng có tới 100 loại có thể gây dị ứng
trong đó có khí carbon monoxide (CO). Hóa chất độc hại trong nước hoa phát tán rất
nhanh trong không khí nên dễ dàng xâm nhập vào cơ thể thông qua tiếp xúc với da.
Nước hoa còn là thủ phạm tàn phá làn da của người dùng với các bệnh phổ biến là
viêm da tiếp xúc cấp tính hoặc mạn tính và sạm da.
 Tính độc
Tiếp xúc với nồng độ monoxide carbon thấp như 667 phần triệu theo thể tích (ppmv)
có thể gây ra lên đến 50% của hemoglobin của cơ thể để chuyển đổi để
carboxyhemoglobin mà có thể dẫn đến co giật, hôn mê và tử vong.
 Triệu chứng
• Nhiễm độc siêu cấp tính
Chỉ cần hít thở trong bầu không khí có nồng độ CO quá cao cũng đủ gây hôn mê và ngất
gay tại chỗ. Nếu được cấp cứu kịp thời thì qua khỏi nhưng vẫn còn một số triệu chứng
nặng trong ít lâu sau co giật, nhức đầu dai dẳng, chống mặt.
− Nhiễm độc cấp tính thể nặng
Theo sự phát triển của tình trạng thiếu oxy trong máu và mô, ảnh hưởng đến hệ thần
kinh trung ương, giảm dần khả năng phán đoán, rối loạn phán đoán, hô hấp, mất phản
xạ, co giật, liệt hô hấp và chết.
− Nhiễm độc cấp tính thể nhẹ

• Nhức đầu, buồn nôn, mệt mỏi, rối loạn thị giác.
• Nếu ngừng tiếp xúc thì triệu chứng hết.
− Di chứng của nhiễm độc cấp tính
12


13












II.


















Trong trường hợp giảm oxy mô kéo dài, các di chứng thường gặp là:
Tổn thương tim: rối loạn tim, nhồi máu.
Tổn thương hệ thần kinh, sa sút trí nhớ.
Có khả năng làm tổn thuơng da
Phòng ngừa
Không sử dụng bếp gas hoặc lò nướng để sưởi ấm trong nhà.
Không bao giờ để xe hơi nổ máy trong gara ngay cả khi mở cửa gara.
Không bao giờ được chạy máy phát điện trong nhà, trong gara hay ở gầm sàn nhà.
Khi chạy máy phát điện ngoài trời, hãy để cách xa cửa sổ và cửa chính đang mở.
Không bao giờ đốt than trong nhà, trong lều, trong xe hoặc trong gara.
Không bao giờ sử dụng thiết bị đốt khí gas không có thông hơi trong phòng kín hoặc
trong phòng nơi bạn đang ngủ
Sự cố điển hình
Nhiễm độc khí carbon monoxide là một hiện tượng phổ biến. Theo một nghiên cứu
năm 1991 của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh, 56.133 trường hợp tử
vong xảy ra ở Hoa Kỳ vì ngộ độc CO trong khoảng thời gian 10 năm từ năm 1979
đến năm 1988. Trong số đó, 25.889 trường hợp tử vong, hoặc khoảng 46% của tất cả
các vụ ngộ độc CO nguyên nhân là do tự tử bằng khí độc CO.
SO2
Nguồn gốc
Tự nhiên
Khí SO2 sinh ra do quá trình hoạt động núi lửa
Khí SO2 sinh ra từ các quá trình phân hủy, thối rữa xác động thực vật.

Nhân tạo
Chế tạo và sử dụng các hóa chất có chứa lưu huỳnh như Na 2SO3, bisunfit
( Na2S2O3), hidrosunfit…
Trong công nghiệp dầu mỏ (lọc dầu)
SO2 làm chất tẩy trắng trong công nghiệp giấy, đường, sợi, da…
Làm chất bảo quản
Làm chất xông hơi trong sát trùng, tẩy uế, diệt chuột, diệt côn trùng…
Dung trong công nghiệp luyện kim, sơn, thủy tinh…
SO2 được dùng trong các máy lạnh.
SO2 thường được thoát ra từ ống khói, hệ thống thông gió
Giao thông vận tải bằng đường hàng không có sử dụng dầu Kerosine làm nhiên liệu,
nhiên liệu này có chứa S, khi cháy sẽ cho sản phẩm là SO2.
Dạng tồn tại
SO2 là khí không phải thành phần tự nhiên trong không khí
Con đường xâm nhập
Khí SO2xâm nhập vào cơ thể con người qua đường hô hấp hoặc hòa tan vao nước bọt
rồi vào đường tiêu hóa, sau đó phân tán vào đường tuần hoàn máu.
13


14

 Tính độc
− SO2 được xem là chất độc hàng đầu trong nhóm SOx
− SO2 là loại khí không màu, không cháy, có vị hăng cay khi nồng độ trong không khí
không quá 1ppm và nó có vị hăng cay mạnh, mùi vị gây kích thích phát cáu khi ở
nồng độ khoảng 3ppm.
− Khi ở hàm lượng thấp SO 2 làm sưng niêm mạc. Khi ở hàm lượng cao (> 0.5 mg/m 3),
SO2 gây tức thở, ho, viêm loét đường hô hấp.
− Độc tính chung của SO2 thể hiện ở rối loạn chuyển hóa protein và đường, thiếu

vitamin B và C, ức chế enzym oxydaza.
− Giới hạn phát hiện thấy bằng mũi SO2 từ 8 – 13 mg/m3.
− Giới hạn gây độc tính của SO2 là 20 – 30 mg/m3, giới hạn gây kích thích hô hấp, ho là
50mg/m3.
− Giới hạn gây nguy hiểm sau khi hít thở 30 – 60 phút là từ 130 đến 260mg/m3
− Giới hạn gây tử vong nhanh (30’ – 1h) là 1.000-1.300mg/m3.
− Tiêu chuẩn cho phép của Bộ Y Tế Việt Nam đối với SO 2 là 0,5 mg/m3 (nồng độ tối
đa 1 lần nhiễm).
 Triệu chứng
• Nhiễm độc cấp tính
− Gây kích ứng dữ dội mắt và niêm mạc đường hô hấp, khó thở, tím tái.
− Tử vong có thể xảy ra do sốc nặng hoặc do ngạt thở vì phản xạ co thắt thanh quan,
tuần hoàn phổi ngừng đột ngột.
• Nhiễm độc mãn tính
− Rối loạn chức năng hô hấp.
− Kích ứng cục bộ niêm mạc miệng, cảm giác nóng bỏng, khô rát và đau mũi-họng,
tăng tiết dịch, ho, đau ngực, khó thở, chảy nước mắt, cay mắt, cảm giác nóng thực
quản và dạ dày, buồn nôn và đôi khi nôn. Triệu chứng khách quan thường gặp là xung
huyết, phù nề niêm mạc mũi, thành họng, thanh quản ...
− Niêm mạc có hiện tượng teo, giãn mạch, loét vách ngăn mũi ...
 Phòng ngừa
− Thay thế nhiên liệu mới
− Loại bỏ lưu huỳnh ra khỏi nhiên liệu
− Biệp pháp kĩ thuật: Bảo đảm quy trình kín, SO2 không thoát ra trong không khí nơi
làm việc…
− Phòng hộ các nhân
− Trồng cây
 Sự cố điển hình
Trong thập kỷ 50 của thế kỷ 20, công nghiệp dầu mỏ của Nhật trong đó có cả thành
phố Xưrư phát triển mạnh mẽ, Năm 1961,thành phố Xưrư bỗng xuất hiện dịch hen

suyễn. Nguyên nhân của bệnh hen là do nhạy cảm với bụi có chưa hàm lượng khí SO2
14


15

III.
























NOx
Nguồn gốc
Nguồn tự nhiên
Do các hoạt động núi lửa, cháy rừng, phân hủy xác động thực vật
Nguồn nhân tạo
Công nghiệp
Do sự rò rỉ trên dây truyền công nghệ, các quá trình vận chuyển các hóa chất bay hơi,
bụi
Các nghành công nghiệp nhiệt điện, khái thác dầu khí, than đá
Giao thông
Khí thải ủa các phương tiện giao thông như xe máy, oto, xe buyt
Nông nghiệp
Khí NOx sinh ra từ việc đốt và phân hủy các sản phẩm thừa trong nông nghiệp như
rơm rạ…
Hoạt động sinh hoạt
Chủ yếu là các hoạt động đun nấu hằng ngày, con người sử dụng một khối lượng lớn
nhiên liệu đốt: Củi, than, khí đốt,…
Dạng tồn tại
Ôxit Nitơ có nhiều dạng, có 5 hóa trị từ I đến V: NO, NO 2, N2O, N2O3, N2O5. Nhưng
trong không khí chúng tồn tại chủ yếu NO, NO2.
Con đường xâm nhập
Qua hô hấp
Độc chất NOx có trong không khí theo khí thở vào mũi, đến phế quản, khí quản qua
các phế nang vào hệ tuần hoàn máu.
Qua tiêu hóa
Khi NOx xâm nhập vào thực phẩm, hoặc đồ ăn khi phơi khô trong vùng có mặt của
NOx nó sẽ nhiễm vào đồ ăn và đi theo con đường ăn uống xâm nhập vào hệ tiêu hóa
sau đó được chuyển hóa và tích tụ tại các cơ quan trong cơ thể.
Qua da
NOx hấp thụ qua da phần lớn là qua lớp tế bào biểu bì da và một phần qua các tuyến

bã nhờn, tuyến mồ hôi, qua các túi nang của lông
Tính độc
NOx phản ứng với ammoniac, độ ẩm, và các hợp chất khác để tạo thành các hạt nhỏ.
Những hạt nhỏ xâm nhập sâu vào bộ phận nhạy scảm của phổi và có thể gây ra hoặc
làm nặng thêm bệnh đường hô hấp như khí quản thủng và viêm phế quản, có thể làm
nặng thêm bệnh tim và ở mức độ cao hơn là dẫn đến tử vong.
Triệu chứng
Nhiễm độc cấp tính
+ Cơ thể con người cảm thấy ngạt thở, khó chịu, bỏng rát phổi, thậm chí ngất nếu
nồng độ quá cao.
15


16











4)























+ Mắt cay, nhặm
+ Gây dị ứng da
Nhiễm độc mãn tính
+ Phổi sưng, tấy đỏ, phù thanh quản, viêm phổi, phá hủy khí quản, tử vong
+ Viêm giác mạc, mù lòa.
+ Viêm da, ung thư da.
Phòng ngừa
Quản lý và giám sát các nhà máy và nguồn phát thải
Tăng cường các phương tiện giao thông công cộng.
Thay thế các loại máy móc và dây chuyền công nghệ lạc hậu.
Giáo dục và tuyên truyền
Trồng cây

Sự cố điển hình
Thời điểm: vụ việc xảy ra khoảng 13h chiều ngày 27/5 tại khu vực để xe ở sân bay
nội bài (Hà Nội). Một chiếc xe ô tô 4 chỗ biển kiểm soát 29A-29390 của hành khách
Phan Tất Đạt bỗng dưng bốc cháy sau đó lan sang 2 xe bên cạnh.
Độc chất sinh học
Động vật
Nọc độc của nhện
Tên :
Nhện đen cửa sổ
Nhện Tarantukas
Nơi ở
Sống trong nhà, tủ chứa đồ
Con đường tiếp xúc
Tiếp xúc qua da và mắt
Triệu chứng:
Không gây đau nhưng phát sốt
Suy nhược, buồn nôn xuất huyết, máu chảy không đông
Chữa trị: dùng các thuốc chữa triệu chứng
Nọc độc của rắn
Tên : rắn lục xanh, rắn đỏ
Nơi sống: sống ở các nơi ẩm ướt, bụi rậm
Con đường tiếp xúc chủ yếu qua da
Triệu chứng: bijngatj thở nếu cắn ở phàn đầu, động mạch bị viêm, tế bào bị hủy hoại
Phòng ngừa và trị
Sử dụng bảo lao động khi vào các nơi ẩm thấp, rậm rạp
Khi bị cắn nên lấy dây buộc chặn đầu nơi bị cắn, nếu có thể nên hút các chất độc ra.
Sử dụng các thuốc chống viêm,và các loại thuốc kháng sinh khác
Thực vật
Cây độc chứa Glucozid cường tim
16



17

• Nguồn gốc :Lá cây dương địa hoàng chứa digitalis.
• Triệu chứng: Các glucozid cường tim đều có tác dụng đặc hiệu đến hoạt động của
tim; đồng thời vẫn còn tác đụng khác trong cơ thể ngoài tim. Đau bụng, lợm giọng,
buồn nôn, nôn, tiêu chảy, co giật. Tứ chi lạnh, nhiệt độ cơ thể bình thường hay giảm
thấp. Mạch nhanh nhưng yếu (trầm). Hô hấp tăng cả về tần số và biên độ (thở sâu).
Liệt và chết (trước khi chết thường không co giật). Các triệu chứng trên thường kéo
dài không quá 24 giờ
• Chữa trị: Nhanh chóng loại trừ tất cả chất chứa trong dạ dày và ruột. Động vật nhỏ
cho uống thuốc gây nôn sau đó thụt rửa dạ dày. Ngựa và trâu, bò dùng thuốc tẩy và
thụt rửa trực tràng. Loài nhai lại chú ý đến sự ổn định của vi sinh vật trong dạ cỏ.
 Vi khuẩn
• Tên : Vi khuẩn Clostridium botulinum
• Con đường nhiễm độc: Độc tố tiết ra trực tiếp từ vi khuẩn nhiễm trong thực phẩm và
xâm nhập vào cơ thể qua con đường ăn uống
• Triệu chứng: gây buồn nôn, chóng mặt
• Giải pháp:

Biện pháp tuyên truyền giáo dục người dân ăn uống hợp vệ sinh

Biện pháp công nghệ: Các tế bào C. botulinum có thể bị phá hủy ở nhiệt độ 80 oC
sau 30 phút nhưng bào tử của nó chỉ bị tiêu diệt ở 100 oC sau 6 h hoặc 120 oC sau 20
phút.
 Nấm
• Tên : Nấm ô tán trắng phiến xanh , Nấm độc trắng hình nón
• Nơi sống: nấm mọc hoang ở vườn, ruộng, nấm hái trong rừng...
• Triệu chứng: đối với một số loại nấm gây ngộ độc sớm, bệnh nhân có thể xuất hiện

các triệu chứng như giãn mạch, vã mồ hôi, chảy nước mắt, nước dãi, tiêu chảy, nôn
mửa, hạ huyết áp… Một số trường hợp còn có các biểu hiện như giãy giụa, co giật,
mê sảng, đồng tử giãn, đỏ da, niêm mạc miệng và mắt khô, có các ảo giác như nhìn
thấy các đốm sáng hoặc các vạch nối nhau chạy trước mắt…
• Cách xử lý: theo các chuyên gia y tế, khi có các dấu hiệu ngộ độc nấm, chúng ta
cần uống ngay than hoạt tính để thải độc rồi đưa đến các cơ sở y tế cấp cứu. Tuy
nhiên, để đảm bảo an toàn, các bạn tuyệt đối không nên ăn những loại nấm mọc
hoang, nấm không rõ nguồn gốc… Với các loại nấm được dùng làm thực phẩm đã
được đảm bảo là nấm không độc, chúng ta cũng chỉ nên ăn khi nấm còn tươi .

17


18

18



×