Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Xử lý nước thải nhà máy sản xuất hóa chất biên hòa - Chương 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.87 KB, 4 trang )

ĐỒ ÁN : XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY SẢN XUẤT HÓA CHẤT BIÊN HÒA


GVHD : TS.TRƯƠNG THỊ TỐ OANH
SVTH : HUỲNH MINH VIỄN
1

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Công ty sản xuất hóa chất Biên Hòa với hệ thống xử lý nước thải sơ bộ trước khi đưa
vào hệ thống xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp ( KCN) được đầu tư với chuẩn
nước thải đầu ra đạt loại A theo TCVN 5945: 2005 trước khi đổ ra sông Đồng Nai. Với
đặc thù sản xuất, nước thải có tính ăn mòn cao gây ảnh hưởng việc vận hành của hệ thống
xử lý nước thải nên việc bảo trì bảo dưỡng là hết sức cần thiết. Đồng thời với việc bảo trì
bảo dưỡng là việc nâng cấp hệ thống xử lý nước thải, đổi mới công nghệ và phương pháp
xử lý cũng không kém phần quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh vấn đề ô nhiễm môi
trường đang được quan tâm rất nhiều hiện nay.
Trong đề tài này đề cập vấn đề xử lý nước thải phát sinh trong dây chuyền sản xuất
xút -Clo, là loại nước thải mang tính kiềm và ảnh hưởng không nhỏ môi trường nước nếu
không được xử lý hiệu quả.
Với yêu cầu nhằm cải thiện và nâng cấp hệ thống xử lý nước thải của toàn bộ nhà máy
hóa chất Biên Hòa, thiết kế hệ thống xử lý nước thải Xút – Clo đạt yêu cầu để nâng cao
hiệu quả xử lý nước thải cho toàn bộ khu công nghiệp Biên Hòa là hết sức cần thiết.
1.2 Mục tiêu, đối tượng nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu :
- Đánh giá hiện trạng ô nhiễm nước mặt và nước ngầm của khu vực khu công nghiệp
Biên Hòa.
- Khảo sát qui trình sản xuất của các nhà máy sản xuất Xút – Clo, axid hydro clodrit
và tình hình xử lí nước thải của cơ sở sản xuất. Đánh giá hiệu quả xử lí của các hệ thống
xử lí nước thải này.
- Tính toán thiết kế một quy trình công nghệ xử lí nước thải hoàn chỉnh cho một trong


những loại nước thải của nhà máy. Trong đồ án này, chọn nước thải sản xuất Xut-Clo để
tính toán thiết kế.
1.2.2 Đối tượng
- Dây chuyền sản xuất Xút – Clo của nhà máy hóa chất Biên Hòa.
- Đặc tính của nước thải sau công đoạn sản xuất.
- Nguồn tiếp nhận nước thải sau xử lý của nhà máy hóa chất Biên Hòa mà cụ thể là sông
Đồng Nai

ĐỒ ÁN : XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY SẢN XUẤT HÓA CHẤT BIÊN HÒA


GVHD : TS.TRƯƠNG THỊ TỐ OANH
SVTH : HUỲNH MINH VIỄN
2

1.3 Nội dung nghiên cứu
- Phân tích hiện trạng các thành phần môi trường của Tỉnh.
- Các số liệu về nguồn nguyên liệu sản xuất Xút - Clo.
- Các số liệu về nhà máy hóa chất Biên Hòa.
Phân tích các thành phần nước thải sản xuất Xút – Clo ảnh hưởng đến chất lượng
nước ngầm mạch nông, nước mặt xung quanh khu công nghiệp.
- Các thông số được chọn là: BOD
5
, COD, Vi sinh, SS, Ca
2+
, Cl
-
, pH, Na
+
.

- Lấy mẫu nước thải, phân tích đánh giá các chỉ tiêu ô nhiễm
- Tính toán thiết kế một quy trình XLNT hoàn chỉnh.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
1.4.1 Phương pháp điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin
Để có được một bản đánh giá hiện trạng đầy đủ, thông tin được tổng hợp từ nhiều
nguồn: báo cáo đánh giá tác động môi trường, báo cáo của sở Tài nguyên Môi Trường,
các bài nghiên cứu đã có, các sách báo tạp chí về đặc điểm vị trí địa lý tỉnh Đồng Nai
cũng như đặc điểm địa chất thổ nhưỡng của vùng đất có ảnh hưởng đến chất lượng nguồn
nước.
Các thông tin từ sở Khoa học công nghệ cung cấp về số lượng các cơ sở sản xuất,
năng suất các nhà máy, lưu lượng thải, nguồn thải, có hệ thống xử lý nước thải (XLNT)
hay chưa, nếu có thì nước thải đã đạt tiêu chuẩn chưa, các hệ thống XLNT có chống thấm
hay không .v..v.
Bên cạnh đó, nguồn thông tin quan trọng nhất là từ người dân trong khu vực các nhà
máy. Trong quá trình khảo sát thực địa, đã tiến hành lấy ý kiến người dân trong khu vực,
từ đó giúp người đánh giá có cái nhìn sâu hơn và tập trung hơn.
1.4.2 Phương pháp tham khảo tài liệu
Tham khảo các sách, giáo trình về xử lý nước thải, các hướng dẫn thông tin từ giảng
viên, các bài báo cáo khoa học, thông tin từ Internet một cách có chọn lọc.
1.4.3 Phương pháp phân tích, so sánh lựa chọn
So sánh các số liệu, chỉ tiêu có được. So sánh lựa chọn các công nghệ đễ tìm ra công
nghệ xử lý nước thải nào là phù hợp với thực tế và đạt hiệu quả nhất từ có quyết định
được dây chuyền xử lý nước thải nào là tối ưu nhất về mặt hiệu quả xử lý và kinh tế.

ĐỒ ÁN : XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY SẢN XUẤT HÓA CHẤT BIÊN HÒA


GVHD : TS.TRƯƠNG THỊ TỐ OANH
SVTH : HUỲNH MINH VIỄN
3


1.4.4 Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm
Để đánh giá mức độ ô nhiễm của các mẫu nước thu thập, ta dùng các phương pháp
phân tích theo tiêu chuẩn Việt Nam quy định và các tiêu chuẩn hiện hành để phân tích
các thông số ô nhiễm có trong nguồn nước tiếp nhận nguồn thải xung quanh các cơ sở,
dòng thải từ công đoạn sản xuất cuối cùng của nhà máy.
1.4.4.5 Các chỉ tiêu khác:
Hai chỉ tiêu TDS và pH đo trực tiếp bằng máy đo.
1.5 Phạm vi, kế hoạch nghiên cứu
1.5.1 Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian từ 23/03/2011 đến 23/05/2011
- Nhà máy sản xuất hóa chất Biên Hòa, công đoạn sản xuất Xút – Clo
- Khu vực xung quanh khu công nghiệp Biên Hòa, Đồng Nai.
1.5.2 Kế hoạch nghiên cứu
- Tiến hành thu thập thông tin và xử lý số liệu
- Tiến hành lựa chọn công nghệ và tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải
- Thực hiện bản vẽ.
1.6 Nội dung dự kiến bài báo cáo
- Giới thiệu về đề tài
- Nêu tổng quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế tại khu vực, chất lượng nước tại khu vực
khu công nghiệp Biên Hòa, Đồng Nai.
- Đề xuất, lựa chọn công nghệ
- Thuyết minh công nghệ
- Khái toán về công trình
- Kết luận – Kiến nghị



ĐỒ ÁN : XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY SẢN XUẤT HÓA CHẤT BIÊN HÒA



GVHD : TS.TRƯƠNG THỊ TỐ OANH
SVTH : HUỲNH MINH VIỄN
4

1.7 Ý nghĩa thực tiễn và khoa học của đề tài
1.7.1 Ý nghĩa khoa học
Đề xuất công nghệ xử lý nước thải có tính khả thi cao trên cơ sở khoa học nhằm xử lý
nước thải trong dây chuyền sản xuất Xút – Clo đạt các chỉ tiêu mà tiêu chuẩn và quy
chuẩn đề ra.
1.7.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Đáp ứng yêu cầu xử lý nước thải đạt yêu cầu trước khi thải ra môi trường.
- Giảm chi phí xữ lý trong hệ thống xử lý nước thải chung của toàn khu công nghiệp
Biên Hòa, Đồng Nai.
- Hạn chế tác động đến môi trường xung quanh khu công nghiệp, đặc biệt là môi
trường nước mặt và nước ngầm.
- Việc đổi mới, cải tiến công nghệ giúp công ty giảm chi phí vận hành trong xử lý
nước thải.

×