Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

NHẬP MÔN CÔNG TÁC KỸ SƯ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.11 KB, 12 trang )

1

NHẬP MÔN CÔNG TÁC KỸ SƯ
Câu 1: Lập kế hoạch cho 1 môn học cụ thể?
1

Mục tiêu của việc lập kế hoạch môn tiếng anh
Muốn sử dụng thành thạo tiếng anh, nói được một cách lưu loát trong 9 tháng .

2
3
-

Lựa chọn các công cụ và tiện ích học tập.
Sổ tay
Kim từ điển hay từ điển, giáo trình, máy tính, sách chuyện bằng tiếng anh…
Bộ tài liệu luyện thi
Học từ vựng
Tập trung học các từ vựng, những cụm từ phổ biến nhất trước.
Tra cứu các từ và cụm từ mới sử dụng các công cụ mình đã có.
Thường xuyên ôn luyện những từ mới học càng nhiều càng tốt avf đưa những từ mới vào trong

-

những hoạt động hằng ngày để giúp mình nhớ lâu hơn.
Phát âm to từ mình mới học cho đến khi tự tin với phát âm của mình, nếu không chắc chăn sthif hãy

4
-

thu âm lại và nghe thử lại giọng của mình để chỉnh sửa dần dần cho tới khi đúng.


Học ngữ pháp
1 ngày dành ra 1 giờ để học ngữ pháp, nếu phát hiện 1 số ngữ pháp mình chưa biết có thể lên

5
-

internet để tìm hiểu thêm…
Tìm kiếm cơ hội thực hành ngữ pháp hằng ngày
Nghe 1 cách chủ động
1 ngày dành ra 30 phút lắng nghe thật kỹ xem người bản xứ nói gì và bắt trước ngữ điệu của họ,

6
-

đồng thời tìm ra những cụm từ và từ mới vừa học
Nâng cao kỹ năng đọc
Lựa chọn những tài liệu phù hợp với trình độ để đọc, đọc những chủ đề mình yêu thích, rồi mở rộng

7
-

sang những chủ đề khác ( dành riêng ra 1 tiếng )
Nâng cao kỹ năng viết và nói
Sau khi tích lũy đủ vốn từ và ngữ pháp, khả năng viết và viết khả năng ngoại ngữ thì cần chăm chỉ

-

thực hiện nhiều hơn để biến khả năng thành kỹ năng và sau đó năng cao kỹ năng lên.
1 ngày chủ động tìm cơ hội thực hành nói chuyện với người bản xứ, lắng nghe họ nói và bắt chước


-

ngữ điệu của họ.
Đối với kỹ năng viết thì mình nên viết theo chủ đề mình yêu thích sau đó mở rộng sang các chủ đề

8
-

khác.
Đánh giá và xem laị kế hoạch học tập
Tham gia các kì thi tiếng anh để đánh giá sự tiến bộ của bản thân
Mỗi tuần mình tự đánh giá xem mình đã tiến bộ được bao nhiêu, có đạt được mục tiêu học tập của
tuần chưa, từ đó có những điều chỉnh cho phù hợp.
Câu 2: Viết báo cáo kết quả học tập của một năm học của lớp KM?
BÁO CÁO KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA LỚP KM NĂM HỌC 2009 – 2010
Kính thưa:……..- trưởng khoa môi trường
Kính thưa:…….- Phó chủ nhiệm khoa môi trường
1

1


2

Kính thưa quý thầy cô, thưa toàn thể các bạn sinh viên.
Năm học 2009 – 2010 với những nhiệm vụ hết sức to lớn và có ý nghĩa cảu ngành giáo dục nói
chung và của trường chúng ta nói riêng.Với sự nỗ lực của thầy cô và trò, cùng với truyền thống tốt
đẹp của trường ĐẠI HỌC TÀI NGUYEN VÀ MÔIT RƯỜNG HÀ NỘI đến thời điểm này có thể
nói thầy và trò chúng ta đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ học năm học 2009 – 2010.
Sau đây em xin đánh giá kết quả hoạt động của lớp KM trong năm học vừa qua

1. Về tình hình chung:

Mặt thuận lợi: Lớp bao gồm có 66 sinh viên, nhưng sau kì học đầu vì có những lí do khác nhau có
bạn xin chuyển ngành hiện tại tổng số lớp là 60 sinh viên. Tập thể sinh viên lớp KM là một tập thể
đoàn kết vững mạnh, có sự phối hợp giữa Ban cán sự của lớp nói riêng, của sinh viên nói chung,
các bạn sinh viên luôn có tinh thần quan tâm, giúp đỡ và động viên nhau trong rèn luyện và học tập.
Trong tập thể mỗi sinh viên luôn có ý thức nỗ lực, phấn đấu đạt kết quả tốt nhất. Cùng với sự quan
tâm ân cần, sự chỉ bảo dạy dỗ tận tình của tất cả các thầy cô giáo, những động lực to lớn giúp chúng
em có thể vượt qua những khó khăn, thử thách trong thời gian học tập tại trường.
Mặt khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi rất lớn trên đây, không thể không kể đến những khó khăn
còn tồn tại. Mặc dù tổng số sinh viên là 60, đa số sinh viên lại ở tạm trú nên không tránh khỏi sự
phức tạp của cuộc sống sinh hoạt đời thường. Một bộ phận nhỏ sinh viên còn chưa ý thức được việc
học tập và rèn luyện nên vẫn vướng phải hạn chế nhất định. Cơ sở vật chất của trường dù được xây
dựng thêm nhưng vẫn còn thiếu, nhu cầu về tài liệu của sinh viên còn hạn chế, hay những quy chế,
quy định của hình thức học này nhiều sinh viên còn chưa hiểu rõ… Những điều đó đã gây ra những
khó khăn không nhỏ cho cả thầy cô giảng dạy và sinh viên trong việc học tập…
Tuy nhiên với sức trẻ, lòng nhiệt tình và khao khát đam mê sinh viên KM đã khắc phục những khó
khăn, phát huy những thuận lợi đã đạt được những kết quả cụ thể như sau:
+ Về học tập:
Từ 9.00 đến 10.00

:

0

Từ 8.00 đến 09.00

:

14 sv


21,9%

Từ 7.00 đến 8.00

:

38 sv

59,4%

Từ 5.00 đến 6.00

:

02 sv

03,1%

- Trong thi cử không có sinh viên vi phạm quy chế thi, luôn cố gắng, nỗ lực hết mình với phương
pháp học mới để tiếp thu bài tốt hơn.
+ Rèn luyện:
Kết quả rèn luyện năm học vừa qua như sau:
Từ 90 đến 100 điểm:
2

06 sv

9,4%
2



3

Từ 80 đến dưới 90 điểm: 46 sv

71,9%

Từ 70 đến dưới 80 điểm: 12 sv

18,7%

Trên đây là sự khái quát nhất về những kết quả trong học tập, rèn luyện đạo đức của SV KM. Một
lần nữa xin khẳng định lại rằng có được những kết quả đó, ngoài sự nỗ lực của tập thể KM cần phải
kể đến sự quan tâm, động viên khích lệ của Chi bộ BCN Khoa, của tất cả các thầy cô Khoa Môi
Trường. Chúng em hứa sẽ cố gắng đạt được mục tiêu không có bạn nào bị xếp loại yếu và không để
còn tình trạng các sinh viên bị đình chỉ học và thôi học xảy ra trong lớp, chúng em sẽ cùng nhau cố
gắng học tập tốt bên cạnh đó chúng em cũng mong được sự quan tâm và sự nhiệt tình của toàn thể
giáo viên trong khoa giúp đỡ chúng em nhiệt tình, dìu dắt chúng em từng bước để đạt được những
kết quả mà lớp đã đặt ra .chúng em kính mong nhà trường trang bị đầy đủ về tài liệu và cơ sở vật
chất để cho chúng em có thể chuyên tâm học tập tốt hơn.
Câu 3: Phân tích các bước trong quá trình lập kế hoạch?
3.2 Quá trình lập kế hoạch
3.2.1 Mục tiêu
- Lập kế hoạch công việc cho cá nhân hay một nhóm hoặc cho cả một tổ chức mang lai hiệu quả
trong công việc
- Tổ chức điều phối công việc theo đúng kế hoạch đặt ra và đạt được hiệu quả
- Sử dụng nguồn tài nguyên thời gian của bản thân có hiệu quả
- Giám sát và đánh giá chất lượng công việc theo kế hoạch và được trang bị các công cu để theo dõi
đánh giá

3.2.2 Phân tích vị thế hiện tại
Khám phá bản thân để xác định khuôn mẫu trong việc lập kế hoạch
- Điểm mạnh là những tố chất nổi trội xác thực và rõ ràng. Bao gồm:
+ Trình độ chuyên môn
+ Các kỹ năng có liên quan, kinh nghiệm công tác
+ Có nền tảng giáo dục tốt
+ Có mối quan hệ rộng và vững chắc
+ Có trách nhiệm, sự tận tâm và niềm đam mê công việc
+ Có khă năng phản ứng nhạy bén nhanh đối với công việc
- Điểm yếu
+ Những tính cách không phù hợp với công việc, những thói quen làm việc tiêu cực.
+ Thiếu kinh nghiệm công tác hoặc kinh nghiệm không thích hợp.
3

3


4

+ Thiếu sự đào tạo chính quy, bài bản.
+ Hạn chế về các mối quan hệ.
+ Thiếu sự định hướng hay chưa có mục tiêu rõ ràng.
+ Kỹ năng nghề nghiệp chưa cao.
- Cơ hội (đánh giá một cách lạc quan), là những sự việc bên ngoài không thể kiểm soát được, chúng
có thể là những đòn bẩy tiềm năng mang lại cho bạn nhiều cơ hội thành công, bao gồm:
+ Các xu hướng triển vọng.
+Nền kinh tế phát triển bùng nổ.
+ Cơ hội nghề nghiệp mới rộng mở.
+ Một dự án đầy hứa hẹn mà bạn được giao phó.
+ Học hỏi được những kỹ năng hay kinh nghiệm mới.

+ Sự xuất hiện của công nghệ mới.
- Thách thức (các trở ngại), là những yếu tố gây ra các tác động tiêu cực cho sự nghiệp của bạn,
mức độ ảnh hưởng của chúng còn tùy thuộc vào những hành động ứng biến của bạn. Các thách thức
hay gặp là:
+ Sự cơ cấu và tổ chức lại ngành nghề.
+ Những áp lực khi thị trường biến động.
+ Một số kỹ năng của bạn trở nên lỗi thời.
+ Bạn không sẵn sàng với phát triển của công nghệ.
+ Sự cạnh tranh gay gắt, với công ty cũng như với cá nhân bạn.
3.2.3 Thông tin lập kế hoạch
Để lập được một bản kế hoạch chi tiết, cụ thể và khoa học, bạn có thể dùng phương pháp
5W1H2C5M bao gồm các yếu tố sau:
a. Xác định mục tiêu, yêu cầu (Why)
Khi phải làm một công việc, điều đầu tiên mà bạn cần phải tự hỏi mình là : Tại sao tôi phải làm
công việc này? Nó có ý nghĩa như thế nào với tổ chức, bộ phận của tôi? Hậu quả gì nếu tôi không
thực hiện chúng? Khi bạn thực hiện một công việc thì điều đầu tiên bạn nên xem xét đó chín là why
với nội dung như trên. Khi xác định được yêu cầu, mục tiêu thì bạn sẽ luôn hướng trọng tâm các
công việc vào mục tiêu và đánh giá hiệu quả cuối cùng.
b. Xác định nội dung công việc (What)
WHAT: (cái gì?) Nội dung công việc đó là gì? Hãy chỉ ra các bước để thực hiện công việc đó. Bạn
hãy chắc rằng, bước sau là sự phát triển của bước trước.
c. Xác định 3W
4

4


5

- WHERE: (ở đâu?) có thể bao gồm các câu hỏi sau: Công việc đó thực hiện tại đâu ? Giao hàng tại

địa điểm nào ? Kiểm tra tại bộ phận nào ? Thử nghiệm những công đoạn nào ? v.v…
- WHEN: (khi nào?) Công việc đó thực hiện khi nào, khi nào thì giao, khi nào kết thúc… Để xác
định được thời hạn phải làm công việc, bạn cần xác định được mức độ khẩn cấp và mức độ quan
trọng của từng công việc. Có 4 loại công việc khác nhau: công việc quan trọng và khẩn cấp, công
việc không quan trọng nhưng khẩn cấp, công việc quan trọng nhưng không khẩn cấp, công việc
không quan trọng và không khẩn cấp. Bạn phải thực hiện công việc quan trọng và khẩn cấp trước.
- WHO: (ai?) bao gồm các khía cạnh sau: Ai làm việc đó? Ai kiểm tra? Ai hỗ trợ? Ai chịu trách
nhiệm,…
d. Xác định cách thức thực hiện (How)
HOW: (như thế nào?) nó bao gồm các nội dung: Tài liệu hướng dẫn thực hiện là gì (cách thức thực
hiện từng công việc)? Tiêu chuẩn là gì? Nếu có máy móc thì cách thức vận hành như thế nào?
e. Xác định phương pháp kiểm soát (Control)
Cách thức kiểm soát (CONTROL) sẽ liên quan đến: Công việc đó có đặc tính gì? Làm thế nào để
đo lường đặc tính đó? Đo lường bằng dụng cụ, máy móc như thế nào? Có bao nhiêu điểm kiểm soát
và điểm kiểm soát trọng yếu.
f. Xác định phương pháp kiểm tra (Check)
Phương pháp kiểm tra (CHECK) liên quan đến các nội dung sau: Có những bước công việc nào cần
phải kiểm tra. Thông thường thì có bao nhiêu công việc thì cũng cần số lượng tương tự các bước
phải kiểm tra. Tần suất kiểm tra như thế nào? Việc kiểm tra đó thực hiện 1 lần hay thường xuyên
(nếu vậy thì bao lâu một lần?). Ai tiến hành kiểm tra? Những điểm kiểm tra nào là trọng yếu? Trong
tổ chức của bạn không thể có đầy đủ các nguồn lực để tiến hành kiểm tra hết tất cả các công đoạn,
do vậy chúng ta chỉ tiến hành kiểm tra những điểm trọng yếu. Điểm kiểm tra trọng yếu tuân theo
nguyên tắc Pareto (20/80), tức là những điểm kiểm tra này chỉ chiếm 20% số lượng nhưng chiếm
đến 80% khối lượng sai sót.
g. Xác định nguồn lực (5M)
- Nhiều kế hoạch thường chỉ chú trọng đến công việc mà lại không chú trọng đến các nguồn lực, mà
chỉ có nguồn lực mới đảm bảo cho kế hoạch được khả thi.
- Nguồn lực bao gồm các yếu tố:
Man = nguồn nhân lực
Money = Tiền bạc

Material = nguyên vật liệu/hệ thống cung ứng
Machine = máy móc/công nghệ
5

5


6

Method = phương pháp làm việc
3.2.4 Dự đoán tương lai
a. Hoạch định chiến lược
- Đặc điểm:
+ Thời hạn: vài năm
+ Khuôn khổ: rộng
+ Mục tiêu: ít chi tiết
- Quá trình cơ bản của hoạch định chiến lược:
+ Nhận thức được cơ hội
+ Xác định các mục tiêu
+ Phát triển các tiền đề
+ Xác định các phương án lựa chọn
+ Đánh giá các phương án
+ Lựa chọn phương án
+ Hoạch định các kế hoạch phụ trợ
+ Lượng hóa bằng hoạch định ngân quỹ
- Đầu ra của hoạch định chiến lược:
+ Một bản kế hoạch kinh doanh
+ Kế hoạch phát triển công ty
b. Hoạch định tác nghiệp
- Đặc điểm:

+ Thời hạn: ngày, tuần, tháng
+ Khuôn khổ: hẹp
+ Mục tiêu: chi tiết xác định
- Đầu ra của hoạch định tác nghiệp: Hệ thống tài liệu hoạt động của tổ chức như:
+ Các loại sổ tay, cẩm nang.
+ Quy trình hoạt động
+ Các quy định
+ Hướng dẫn công việc
+ Các biểu mẫu
+ Các kế hoạch thực hiện mục tiêu, dự án ngắn hạn.
c. Hoạch định dự án:
6

6


7

- Xác định các yêu cầu của dự án
- Xác định các quy trình cơ bản
- Xác định nguồn lực cung cấp cho dự án
- Xây dựng kế hoạch thực hiện dự án theo sơ đồ Gantt
d. Hoạch định mục tiêu:
- Phân loại mục tiêu
- Điều kiện của mục tiêu
- Lập kế hoạch thực hiện mục tiêu
e. Hoạch định kế hoạch năm
Nguồn thông tin từ để lập kế hoạch năm bao gồm:
- Từ chiến lược của công ty
- Từ các dự án tham gia

- Từ mục tiêu của công ty và mục tiêu bộ phận do công ty giao
- Từ các nhiệm vụ theo chức năng nhiệm vụ bộ phận.
Nội dung của kế hoạch công tác năm:
- Nội dung các mục tiêu công việc
- Thời gian thực hiện
- Mức độ quan trọng của các công viêc (để giúp bộ phận có thể đặt trọng tâm vào công tác nào và
đánh giá công việc cuối năm).
f. Hoạch định kế hoạch tháng
Nguồn thông tin lập kế hoạch tháng
- Các công việc trong kế hoạch năm
- Các công việc tháng trước còn tồn tại
- Các công việc mới phát sinh do công ty giao
Nội dung kế hoạch tháng:
- Các công việc quan trọng trong tháng
- Phần các công việc cụ thể gồm: nội dung công việc, thời gian thực hiện, người thực hiện
- Các công việc chưa xác định được lịch (nhưng phải làm trong tháng hoặc làm trong tháng sau)
g. Hoạch định kế hoạch tuần
Nguồn thông tin để lập kế hoạch tuần:
- Các công việc trong kế hoạch tháng
- Các công việc trong tuần trước chưa thực hiện xong
- Các công việc mới phát sinh do công ty giao thêm.
7

7


8

Nội dung kế hoạch tuần:
- Các công việc quan trọng trong tuần

- Phần các công việc cụ thể gồm: nội dung công việc, thời gian thực hiện, người thực hiện, ghi chú
(yêu cầu kết quả).
-Các công việc chưa xác định được lịch (nhưng phải làm trong tuần hoặc làm trong tuần sau).
3.2.5 Đưa ra và so sánh các phương án
Khi đã xây dựng được một hệ thống các phương án thì các nhà lập kế hoạch cần phải tiến hành
đánh giá lại các phương án đó nhằm lự chọn được những phương án tối ưu nhất
a

Phương pháp sơ đồ mạng lưới
- Là một loại mô hình lập kế hoạch dựa trên cơ sở lý thuyết, phương pháp sơ đồ mạng lưới được sử
dụng trong quản lý tác nghiệp sản xuất và tiến độ thi công
- Ưu điểm
+ Chỉ rõ mối quan hệ logic và liên hệ giữa các công việc trong sơ đồ mạng lưới
+ Chỉ ra được những công việc chính, công việc then chốt tạo khả năng tối ưu hóa kế hoạch, tiến độ
về thời gian và tài nguyên
- Nhược điểm
+ Xây dựng phức tạp

b

Phương pháp sơ đồ thanh ngang
- Đây là một trong những công cụ cổ điển nhất nhưng vẫ được sử dụng phổ biến trong quản lý tiến
độ thực hiện dự án, nó biểu diễn thời gian thực hiện các nhiệm vụ trong dự án, giúp cho các nhà
quản lý dự án theo dõi và quản lý công việc tốt hơn
- Ưu điểm
+ Dễ xây dựng làm cho người đọc dễ nhận biết công việc và thời gian thực hiện của các công tác
+ Thấy rõ tổng thời gian thực hiện các công việc
- Nhược điểm
+ Không thể hiện được mối quan hệ giữa các công tác, không ghi rõ quy trình công nghệ. Trong dự
án có nhiều công tác thì điều này thể hiện rất rõ nét.

+ Chỉ phù hợp áp dụng cho những dự án quy mô nhỏ không phức tạp
3.2.6 Thực thi kế hoạch
- Rà soát lại công việc
- Chọn việc để giao
- Làm rõ các yêu tố liên quan đến công việc
- Lựa chọn người thích hợp
8

8


9

- Giao việc
- Hướng dẫn
- Theo dõi thực hiên
- Đánh giá kết quả
3.2.7 Công cụ lập kế hoạch
- Lập kế hoạch trên trang giấy là cách tiếp cận tân tiến cho việc lập kế hoạch có thể nắm bắt được
yếu tố cơ bản của bất kỳ một công việc, dự án hay chương trình nào chỉ trên một trang giấy bằng
những từ khóa và cụm từ ngắn gọn. Lập kế hoạch trên trang giấy có tác dụng :
+ Được chú giải cặn kẽ
+ Dễ hiểu
+ Dễ lập kế hoạch, dễ cập nhật
+ Mỗi người quản lý hoặc mỗi nhóm đều có một bản kế hoạch.
- Lập kế hoạch trên các phần mềm như : excel
Câu 4: Báo cáo cảu một lớp tham gia công tác tình nguyện hè?
TỈNH ĐOÀN HÀ NỘI

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH


BCH ĐOÀN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI
NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
***

Thành phố Hà Nội, ngày 20 tháng 8 năm 2014

Số: 54 - BC/ĐTN
BÁO CÁO
Tổng kết Chiến dịch tình nguyện hè năm 2014
```````````````````````
Thực hiện tổ chức Chiến dịch thanh niên tình nguyện hè năm 2014 với chủ đề "Thanh niên
tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng"; Thực hiện chỉ đạo của Đảng uỷ, Ban Giám hiệu Nhà trường;
hưởng ứng “Năm thanh niên tình nguyện 2014”, tuổi trẻ Trường Đại học Tài Nguyên Và Môi
Trường Hà Nội đã triển khai các hoạt động tình nguyện và thu được nhiều kết quả.
1. Công tác chỉ đạo
- Tổ chức tập huấn cho tất cả SVTN tham gia Chiến dịch tình nguyện hè 2014;
- Chỉ đạo, tổ chức cho Ban cán sự các Đội tình nguyện triển khai công tác khảo sát, tiền
trạm, xây dựng kế hoạch tại địa bàn tổ chức hoạt động;
9

9


10

- Ban Tổ chức cấp trường đã liên hệ với các Sở, Ban, Ngành, các cơ quan trên địa bàn tỉnh
xin tài liệu tuyên truyền. Cụ thể: đã xin được hơn 25 loại tài liệu với số lượng gần 15.000 tờ rơi,
pano, áp phích và tài liệu dùng để tuyên truyền;
Tổ chức Lễ ra quân chương trình “Tiếp sức mùa thi” cụm thi Hà Nội và chiến dịch SVTN

hè Trường Đại học Tài Nguyên Và Môi Trường Hà Nội năm 2014.

10

10


11

2. Chương trình, nội dung hoạt động; thời gian, địa điểm; số lượng tình nguyện viên (TNV)
tham gia

TT
1.
2.

Chương trình,

Thời gian

nội dung hoạt động

30/6 -

"Tiếp sức mùa thi 2014"
Đội CTXH dạy hè và tổ chức hoạt

10/7/2014
01/7 -


động TTN

31/8/2014

Địa điểm
Toàn TP Hà Nội
Làng trẻ em SOS
Hà Nội
Cộng:

SL
TNV
468
300
768

3. Kết quả thực hiện các chương trình tình nguyện
3.1. Tình nguyện bảo vệ môi trường, phòng chống cháy rừng, khắc phục thiên tai
Đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, tổ chức "Ngày
chủ nhật xanh", thu gom rác thải; xây dựng mô hình về bảo vệ môi trường.
Tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền phòng, chống thiên tai, dịch bệnh trên các phương tiên
thông tin đại chúng.
Trong thời gian hoạt động tại các địa phương, các đội hình tình nguyện đã giải quyết những
tụ điểm nóng về ô nhiễm môi trường, làm sạch 17 km đường giao thông với 97 ngày công
3.2. Các hoạt động Văn hóa văn nghệ - Thể dục thể thao
Tổ chức 65 buổi giao lưu văn hóa văn nghệ với khoảng 2.505 lượt người tham gia. Giao lưu
thể dục thể thao với các chi đoàn, nhân dân địa phương: 88 buổi, với khoảng 1.900 lượt người tham
gia. Phối hợp tổ chức các buổi giao lưu hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp, giới thiệu, quảng bá
tuyển sinh của Nhà trường.
3.3. Tổ chức chương trình "Tiếp sức mùa thi", "Tiếp sức đến trường", hỗ trợ thiếu nhi

Tư vấn, hỗ trợ thí sinh và người nhà thí sinh trong kỳ thi đại học, cao đẳng năm 2014 với
các hoạt động cụ thể như: hướng dẫn giao thông, giới thiệu nhà trọ miễn phí hoặc giá rẻ, tổ chức các
đội hình xe lai miễn phí... Sau 10 ngày hoạt động, từ 01 - 10/7/2014, các TNV của Chương trình
"Tiếp sức mùa thi" Trường Đại học Tài Nguyên Và Môi Trường Hà Nội đã tư vấn cho 14.651 lượt
thí sinh, người nhà thí sinh và cả cán bộ coi thi; giới thiệu 2.951 lượt phòng ở giá rẻ; chở 2.502
chuyến xe miễn phí; phát 200 suất cơm miễn phí cho thí sinh; bố trí giữ đồ và tư trang cho 12.182
lượt thí sinh; bố trí gần 2.000 lượt TNV tham gia công tác ANTT tại Cổng Trường Đại học Tài
Nguyên Và Môi Trường Hà Nội cùng rất nhiều hoạt động có ý nghĩa khác...
4. Công tác tuyên truyền cho chiến dịch

11

11


12

Công tác tuyên truyền cho chiến dịch đã đạt được những kết quả, phản ánh thực tế hoạt động tình
nguyện của sinh viên Nhà trường. Ban Tổ chức chiến dịch đã nhận được hàng chục tin, bài viết,
phóng sự, truyện ngắn, ghi chép, thơ, ảnh cũng như các lời cảm ơn của chính quyền địa phương từ
các nơi gửi về.
Đài Phát thanh Truyền hình Hà Nội, các đài truyền hình huyện đã đưa nhiều tin hoạt động của chiến
dịch SVTN trường Đại học Tài Nguyên Và Môi Trường Hà Nội trong tháng 6, 7, 8/2014.
Ban tổ chức cấp trường đã cung cấp đầy đủ thông tin, đồng thời đăng nhiều tin, bài, phóng sự ảnh...
trên website của Nhà trường.
5. Đánh giá chung
5.1. Thành công
Chiến dịch tình nguyện hè 2014 đã thành công tốt đẹp và an toàn từ công tác tổ chức, triển khai chiến
dịch cho đến kế hoạch phối hợp. Các Đội SVTN đã chấp hành nghiêm túc kỷ luật của Ban Tổ chức
Chiến dịch, triển khai có hiệu quả và về cơ bản đã hoàn thành nội dung, kế hoạch hoạt động đã đề ra.

Dư âm của chiến dịch trong nhân dân và sinh viên là tốt đẹp. Cùng với công tác tuyên truyền cho
chiến dịch được đẩy mạnh, kết quả của chiến dịch đã lan rộng và có tác dụng tuyên truyền tốt về hình
ảnh người sinh viên trong nhân dân và xã hội.
5.2. Hạn chế
- Kinh phí tổ chức chiến dịch còn hạn hẹp nên không có sự hỗ trợ của Ban chỉ đạo cấp tỉnh đối với
các trường. Sinh viên tham gia chiến dịch ngoài tinh thần tình nguyện còn phải đóng góp cả kinh
phí hoạt động.
- Sự phối hợp của các cơ quan, ban ngành của tỉnh còn hạn chế, vì vậy việc hỗ trợ tài liệu tuyên
truyền cho chiến dịch không nhiều.
- Mặc dù đã tổ chức được một số Đội SVTN chuyên sâu nhưng do hạn chế về kinh phí, và cơ chế
phối hợp nên hiệu quả của một số hoạt động tình nguyện còn khiêm tốn.

12

12



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×