Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Bước đầu tìm hiểu về căn cứ kháng chiến ba vì (1945 – 1954)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 58 trang )

LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành khóa luận này em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo
Bùi Thị Nguyệt Quỳnh, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo giúp đỡ em trong
quá trình thực hiện khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Sử - Địa đã tạo
điều kiện giúp em trong quá trình làm khóa luận. Em xin cảm ơn sự giúp đỡ và
tạo điều kiện của thư viện trường Đại học tây Bắc, thư viện - đảng bộ tỉnh Sơn
Tây đã giúp đỡ em trong việc tìm kiếm, sưu tầm tài liệu.
Tôi xin cảm ơn tới tập thể lớp K52 ĐHSP Sử - Địa, cùng gia đình và
người thân đã hỗ trợ tôi trong thời gian thực hiện khóa luận.
Do hạn chế về thời gian, nguồn tài liệu nên khóa luận không tránh khỏi
thiếu xót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo
và bạn đọc.
Sơn La, tháng 5 năm 2015
Người thực hiện

Nguyễn Thị Việt Ly


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ

NXB

Nhà xuất bản

KHKT

Khoa học kĩ thuật



HĐND

Hội đồng nhân dân

UBND

Uỷ ban nhân dân


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................ 3
3. Ðối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ và đóng góp của đề tài .................. 5
3.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................... 5
3.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 6
3.3. Nhiệm vụ của đề tài ........................................................................................ 6
3.4. Đóng góp của đề tài ........................................................................................ 6
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ....................................................... 7
4.1. Nguồn tư liệu .................................................................................................. 7
4.2. Phương Pháp nghiên cứu ............................................................................... 7
5. Cấu trúc của đề tài ............................................................................................. 8
CHƢƠNG 1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CĂN CỨ KHÁNG CHIẾN BA
VÌ........................................................................................................................... 9
1.1. Điều kiện địa lý tự nhiên và kinh tế - xã hội huyện Ba Vì (bao gồm các
huyện Bất Bạt, Tùng Thiện và Quảng Oai trước đây) .......................................... 9
1.1.1. Điều kiện địa lý tự nhiên. ............................................................................ 9
1.1.2. Điều kiện kinh tế, văn hóa – xã hội........................................................... 11
1.2. Tập trung xây dựng chính quyền, tạo cơ sở cho việc xây dựng khu du kích

và căn cứ du kích ( 8/1945 – 11/1948) ................................................................ 16
1.2.1. Xây dựng chính quyền và các đoàn thể chính trị. ..................................... 16
1.2.2. Xây dựng tổ chức và phát triển cơ sở Đảng. ............................................. 20
1.2.3. Từng bước xây dựng lực lượng vũ trang địa phương và khu du kích của
các huyện Bất Bạt, Tùng Thiện và Quảng Oai . ................................................. 22
1.3. Ba Vì trở thành căn cứ kháng chiến của tỉnh Sơn Tây (11/1948 - 12/1950)23
1.3.1. Chủ động chống địch bình định, lấn chiếm. ............................................. 23
1.3.2. Xây dựng sườn Đông và sườn Tây núi Ba Vì thành an toàn khu của Tỉnh
ủy và Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Sơn Tây. ......................................... 24


CHƢƠNG 2. CĂN CỨ KHÁNG CHIẾN BA VÌ TRONG GIAI ĐOẠN
TIẾN CÔNG CHIẾN LƢỢC CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN (1951 – 1954)
............................................................................................................................. 26
2.1. Vừa xây dựng lực lượng kháng chiến, vừa chống địch càn quét bình định,
từng bước phát triển chiến tranh du kích và xây dựng căn cứ kháng chiến vùng
địch hậu (1951 - 1952). ....................................................................................... 26
2.1.1 Tích cực xây dựng lực lượng kháng chiến và tiếp tế cho Việt Bắc. .......... 26
2.1.2. Căn cứ kháng chiến Ba Vì trong hai chiến dịch Sơn Tây năm 1951. ....... 27
2.1.3. Chống địch càn quét vào an toàn khu của tỉnh và tham gia chiến dịch
Sông Đà - Hòa Bình. ........................................................................................... 30
2.2. Đẩy mạnh cuộc chiến đấu và mở rộng khu du kích, phát triển cơ sở ở vùng
tạm chiếm (2/1952 - 7/1953). .............................................................................. 36
2.2.1. Đẩy mạnh công tác phá tề, trừ gian, mở rộng khu du kích. ...................... 36
2.2.2. Phát triển cơ sở vùng tạm chiếm. .............................................................. 38
2.3. Phối hợp với chiến trường chính trong Đông Xuân 8/1953 – 7/1954, mở
rộng căn cứ du kích tiến lên giải phóng quê hương. ........................................... 39
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ VÀ BÀI HỌC KINH
NGHIỆM CỦA CĂN CỨ KHÁNG CHIẾN BA VÌ TRONG CUỘC
KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP ............................................. 44

3.1. Một số đặc điểm về căn cứ kháng chiến Ba Vì ............................................ 44
3.2. Vai trò của căn cứ kháng chiến Ba Vì.......................................................... 45
3.3. Một số bài học kinh nghiệm lịch sử ............................................................. 48
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 53


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xây dựng cơ sở chính trị quần chúng và cơ sở Đảng trong cả nước; cũng
như xây dựng các địa bàn thành căn cứ địa cách mạng ở những nơi có điều kiện
và tiến tới xây dựng hậu phương tại chỗ, hậu phương lớn của chiến tranh nhân
dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam là một yêu cầu, nhiệm vụ
mang tính khách quan. Do đó, trong quá trình lãnh đạo và chỉ đạo cách mạng
Việt Nam, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng bước vận dụng sáng tạo
học thuyết quân sự của chủ nghĩa Mác – Lênin về căn cứ địa cách mạng vào
hoàn cảnh cụ thể nước ta, đồng thời kế thừa và phát huy những kinh nghiệm quý
báu của ông cha về xây dựng căn cứ địa trong các cuộc kháng chiến chống ngoại
xâm để đưa ra những quyết định quan trọng nhằm xây dựng nơi đứng chân, xây
dựng tiềm lực cho cách mạng và kháng chiến.
Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân pháp và đế quốc Mỹ giải
phóng dân tộc, Đảng cộng sản Việt nam đã biết dựa vào dân, từ xây dựng cơ sở
chính trị trong nhân dân tiến tới xây dựng căn cứ địa nhỏ, rồi lớn, từ bí mật rồi
đến công khai, từ chưa hoàn chỉnh đến ngày càng hoàn thiện trên cơ sở phát
triển lực lượng chính trị kết hợp với xây dựng lực lượng vũ trang bao gồm cả bộ
đội chủ lực, bội đội địa phương và dân quân du kích; kết hợp các hình thức đấu
tranh để giành thắng lợi cuối cùng.
Do đặc điểm về điều kiện địa lý tự nhiên, xã hội và đặc điểm của cuộc
chiến tranh nhân dân ở nước ta mà hệ thống căn cứ địa hình thành và phát triển
một cách đa dạng và phong phú, trải dài từ miền Bắc tới miền Nam, từ miền núi

tới đồng bằng, ven biển, từ vùng giải phóng đến vùng sau lưng địch; có căn cứ
của Trung ương, căn cứ của vùng, căn cứ của tỉnh, căn cứ của huyện...
Quán triệt và vận dụng sáng tạo đường lối chiến tranh nhân dân và nghệ
thuật quân sự của Đảng cùng với Trung ương xây dựng căn cứ địa Việt Bắc, các
xứ ủy, các khu ủy, tỉnh ủy đã xây dựng được một hệ thống căn cứ địa liên vùng
đan xen trải dài từ Bắc vào Nam. Đó là các căn cứ Hòa - Ninh - Thanh; Ba Vì;
1


Thanh - Nghệ - Tĩnh; Nam - Ngãi - Bình - Phú; Dương Minh Châu; Đồng Tháp
Mười; Xuyên Phước Cơ; Rừng Sác, Củ Chi... Những căn cứ này thực sự là nơi
đứng chân của các cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy kháng chiến; nơi xây dựng
các cơ sở chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội; nơi đứng chân và là bàn đạp cho
các lực lượng vũ trang tiến công địch trên khắp các chiến trường.
Trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (19451954), trên địa bàn tỉnh Sơn Tây, Ba Vì có vị trí, vai trò quan trọng. Bởi đây là
vùng đất nằm về phía Tây Thủ đô Hà Nội, đồng bằng Bắc Bộ và nối liền giữa
đồng bằng Bắc Bộ với phía Tây Nam chiến khu Việt Bắc. Đặc biệt, Ba Vì chỉ
cách trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng 40 km, là cửa ngõ đi Hòa Bình và các
tỉnh Tây Bắc, đồng thời đây cũng là cửa ngõ nối liền Khu IV và Khu III với
vùng Tây Bắc Tổ quốc. Chính vì vậy, trong suốt cuộc kháng chiến, địa bàn Ba
Vì là nơi diễn ra cuộc tranh chấp, giằng co quyết liệt giữa ta và địch. Với địch,
Ba Vì được xem như là một trong những mắt xích trên tuyến phòng thủ đồng
bằng Bắc Bộ của chúng, một bàn đạp để tấn công lên Việt Bắc, Tây Bắc và
xuống Thủ đô Hà Nội (trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội và là trung
tâm vận hành bộ máy chiến tranh của thực dân Pháp và chính quyền tay sai)
cũng như tiến sâu vào đồng bằng Bắc Bộ.
Trong hoàn cảnh đó, hoạt động kháng chiến của quân và dân các dân tộc
huyện Ba Vì diễn ra vô cùng khó khăn, gian khổ. Nhưng cũng từ chính những
gian khổ, khó khăn ấy, mỗi trận đánh, mỗi kết quả phá tề trừ gian, khôi phục và
phát triển lực lượng về mọi mặt trong từng giai đoạn của cuộc kháng chiến đều

có ý nghĩa to lớn. Những kết quả đó đã tác động sâu sắc tới nỗ lực chiếm đóng,
bình định của thực dân Pháp, có ảnh hưởng lớn tới tuyến phòng thủ phía Tây
đồng bằng Bắc Bộ của chúng. Với ta, cuộc kháng chiến trên địa bàn Ba Vì khiến
cho địch không thể rảnh tay bình định Thủ đô Hà Nội, tỉnh Sơn Tây cũng như
toàn bộ đồng bằng Bắc Bộ, đồng thời chúng không thể dễ dàng tập trung lực
lượng để tấn công vào căn cứ địa Việt Bắc, Tây Bắc và khu căn cứ Hòa - Ninh Thanh.

2


Vì vậy, trong suốt cuộc kháng chiến, thực dân Pháp và chính quyền tay
sai đã dồn về đây những nỗ lực cao nhất để đè bẹp cuộc kháng chiến. Nhưng
cuối cùng, lực lượng kháng chiến đã giành thắng lợi. Trong thắng lợi đó có vai
trò to lớn của căn cứ Ba Vì với tư cách là hậu phương tại chỗ.
Có thể nói, trong các cuộc đấu tranh vũ trang giải phóng dân tộc, chúng ta
đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm và rút ra được nhiều bài học về xây dựng
căn cứ địa ở các vùng miền khác nhau. Hơn nữa, việc xây dựng căn cứ địa ở một
địa bàn sát với Thủ đô, kề cận với bộ máy vận hành chiến tranh xâm lược của
thực dân Pháp còn là một hiện tượng độc đáo của chiến tranh cách mạng Việt
Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Vì vậy, việc nghiên cứu để làm sáng tỏ quá
trình hình thành, phát triển cũng như việc bảo vệ và phát huy vai trò của căn cứ
Ba Vì trong cuộc kháng chiến chống Pháp vừa có ý nghĩa khoa học vừa mang
tính thực tiễn, đồng thời rút ra được những bài học kinh nghiệm bổ ích, có tác
dụng gợi mở cho việc xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, phục vụ công
cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, nhất là khi Thủ đô Hà
Nội được mở rộng theo Nghị quyết số 15 - NQ/QHXII của Quốc hội khóa XII
ngày 29 tháng 5 năm 2008, theo đó, huyện Ba Vì đã thuộc quyền quản lý hành
chính của Thủ đô.
Chính vì những lí do trên em đã chọn nghiên cứu đề tài “Bước đầu tìm
hiểu về căn cứ kháng chiến Ba Vì (1945 – 1954)” làm khóa luận tốt nghiệp.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Có thể chia các công trình nghiên cứu theo hai nhóm chủ yếu sau:
Trong các tác phẩm: Mấy vấn đề về đường lối quân sự của Đảng ta, (Nxb
Sự Thật, Hà Nội, 1971), Dân quân tự vệ một lực lượng chiến lược (Nxb Sự thật;
Hà Nội. 1974) và Đường lối quân sự của Đảng là ngọn cờ trăm trận trăm thắng
của chiến tranh nhân dân ở nước ta (Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 1973),
Chiến tranh nhân dân Việt Nam (Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội. 2002), Tổng
bí thư Lê Duẩn và Đại tướng Võ Nguyên Giáp trình bày về căn cứ địa dưới góc
độ lý luận, giải quyết một số vấn đề: Khái niệm căn cứ địa, các hình thức phát

3


triển từ thấp đến cao của căn cứ địa, cơ sở để xây dựng và vai trò của căn cứ địa
trong chiến tranh giải phóng.
Từ sau năm 1975 đến nay, do nhu cầu bảo vệ tổ quốc, đề tài căn cứ địa
được tiếp tục nghiên cứu trên cả hai bình diện: lý luận, tổng kết và viết lịch sử.
Về lý luận, xuất hiện nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu trong và ngoài
quân đội, đáng chú ý là các bài của nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng: “Vài suy
nghĩ về hậu phương chiến tranh nhân dân Việt Nam” (Tạp chí Lịch sử quân sự,
số 3 năm 1993) và của Giáo sư Sử học Văn Tạo: “Căn cứ địa cách mạng truyền thống và hiện tại” (Tạp chí Lịch sử quân sự, số 4 năm 1995). Các bài viết
này tiếp tục làm rõ những vấn đề lý luận về căn cứ địa như: khái niệm, nguồn
gốc, tính chất, đặc điểm nêu bật những đặc trưng của căn cứ địa ở Việt Nam nói
chung và trong hai cuộc kháng chiến nói riêng.
Về tổng kết, có một số công trình quan trọng. Tổng kết chung công tác
xây dựng hậu phương của cả nước có các tác phẩm: Hậu phương chiến tranh
nhân dân Việt Nam (1945 – 1975) (Bộ quốc phòng – Viện Lịch sử quân sự Việt
Nam, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1997), Hậu phương lớn, tiền tuyến lớn
trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975) (Nxb Từ điển bách khoa,
Hà Nội. 2005), Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945 - 1975 thắng lợi và bài

học kinh nghiệm (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2000)... Những công trình
này đã nghiên cứu một cách khái quát về căn cứ địa trong kháng chiến chống
Pháp và chống Mỹ, đem lại những kiến thức bổ ích và những bài học về phương
pháp luận cho việc nghiên cứu.
Qua đó, có thể thấy đã có khá nhiều công trình nghiên cứu, tác phẩm đề
cập đến một số mặt lý luận và thực tiễn của việc xây dựng căn cứ địa ở các thời
kỳ và các địa phương cụ thể. Qua các nghiên cứu này, các tác giả đã lý giải về
khái niệm căn cứ địa, về chức năng hoạt động, nội dung xây dựng và vai trò của
căn cứ địa đối với sự nghiệp kháng chiến nói chung và kháng chiến chống Pháp
nói riêng, đưa ra một số đặc trưng của căn cứ địa ở Việt Nam, các kiến thức về
một số căn cứ địa cụ thể.

4


Đối với căn cứ kháng chiến Ba Vì, cho đến nay tuy chưa có một công
trình nghiên cứu nào đề cập đầy đủ nhưng đã có một số sách, tài liệu ít nhiều đã
đề cập đến nội dung này như: cuốn Lịch sử Sư đoàn 312 (Nxb Quân đội nhân
dân, Hà Nội. 1989); Lịch sử Đảng bộ Hà Tây, tập II (1945 - 1954) (Hà Tây
1994); Hà Tây trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) (Nxb
Quân đội nhân dân, Hà Nội. 1998); Công an Hà Tây trong kháng chiến chống
Pháp (1945 - 1954) ( Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 1992); Các kỳ Đại hội
Đảng bộ tỉnh Hà Tây 1947 - 2005 (Hà Tây, 2005); Bác Hồ với Hà Tây ( Hà Tây,
2005); Lịch sử cách mạng huyện Ba Vì (1925 - 1945), tập I (Nxb Hà Nội; Hà
Nội.1986); Lịch sử cách mạng huyện Ba Vì (1945 - 1954), tập II (Ba Vì, 2001);
Đảng bộ huyện Ba Vì qua các kỳ Đại hội 1948 – 2010 (Ba Vì, 2010); Lịch sử
Công an huyện Ba Vì 1945 - 2008 (Ba Vì, 2008)... Cùng với đó, trong tổng số
31 xã và thị trấn của huyện Ba Vì đã có 25 xã, thị trấn hoàn thành việc sưu tầm
biên soạn cuốn lịch sử Đảng bộ của xã mình, đó là xã: Cổ Đô, Phong Vân, Tản
Hồng, Khánh Thượng, Minh Quang, Ba Trại, Thuần Mỹ, Sơn Đà, Tòng Bạt,

Cẩm Lĩnh... Ngoài ra, liên quan đến hoạt động tại căn cứ kháng chiến Ba Vì, các
huyện, thị xã trong tỉnh Sơn Tây cũ cũng đã cho xuất bản cuốn lịch sử đảng bộ
huyện, thị xã thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
Các công trình trên đã phán ánh khá đầy đủ, toàn diện về cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp của Đảng Bộ và nhân dân huyện Ba Vì. Tuy nhiên,
chưa có công trình nào nghiên cứu về căn cứ kháng chiến ở Ba Vì một cách toàn
diện và có hệ thống. Với khóa luận này, tôi sẽ tiếp tục quá trình tìm hiểu, nghiên
cứu sâu hơn về căn cứ kháng chiến trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
trên địa bàn Ba Vì.
3. Ðối tƣợng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ và đóng góp của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Trong khóa luận này, tôi tập trung nghiên cứu quá trình hình thành, phát
triển và các hoạt động của căn cứ kháng chiến Ba Vì trong bối cảnh cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp. Từ đó, rút ra những đặc điểm và đánh giá vai trò
của nó đối với tiến trình chung của cuộc kháng chiến.
5


3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Khóa luận tập trung nghiên cứu quá trình hình thành, phát
triển và các hoạt động của căn cứ kháng chiến Ba Vì trong bối cảnh cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp từ năm 1945 đến năm 1954.
Về không gian: Đề tài giới hạn trong địa bàn huyện Ba Vì, huyện ngoại
thành của thành phố Hà Nội hiện nay (trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân
Pháp, huyện Ba Vì ngày nay bao gồm địa bàn các huyện Quảng Oai, Bất Bạt và
Tùng Thiện, gồm 43 xã).
3.3. Nhiệm vụ của đề tài
Một là: Thông qua các nguồn tư liệu hiện có, chúng tôi sẽ phục dựng lại
một cách chân thực quá trình hình thành, phát triển của căn cứ kháng chiến Ba
Vì trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1945 - 1954.

Hai là: Phân tích làm sáng tỏ đặc điểm, vị trí, vai trò của căn cứ kháng
chiến Ba Vì đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trên địa bàn huyện
Ba Vì, tỉnh Sơn Tây.
Ba Là: Từ những thành công và hạn chế, rút ra những bài học kinh
nghiệm phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội,
củng cố quốc phòng - an ninh trên địa bàn huyện Ba Vì trong tình hình mới.
3.4. Đóng góp của đề tài
Đề tài là công trình nghiên cứu đầu tiên dựng lại toàn bộ quá trình hình
thành, phát triển và những hoạt động của căn cứ kháng chiến Ba Vì trong tiến
trình của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ
các cấp.
Qua việc đánh giá, phân tích, khóa luận nêu lên những đặc điểm, vai trò
và những giá trị và kinh nghiệm mà căn cứ kháng chiến Ba Vì để lại, bổ sung
thêm vào những mảng còn trống trong nghiên cứu lịch sử Việt Nam hiện đại,
đặc biệt là lịch sử địa phương; góp phần vào nghiên cứu về chiến tranh cách
mạng nói chung, về căn cứ kháng chiến trong chiến tranh cách mạng nói riêng.
Kết quả nghiên cứu của khóa luận sẽ cung cấp thêm nguồn tư liệu phục vụ
việc nghiên cứu, sưu tầm, biên soạn và giảng dạy lịch sử, giáo dục truyền thống
6


yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho các tầng lớp nhân dân huyện Ba Vì. Đồng
thời, khơi dậy ý thức giữ gìn, bảo tồn các khu di tích lịch sử cách mạng trong
các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là khi các khu căn cứ trước đây hiện nay đã trở
thành các điểm du lịch.
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
Để hoàn thành đề tài này, khóa luận sẽ sử dụng các nguồn tư liệu sau:
- Các Nghị quyết, Chỉ thị, Thông tri của cấp trên gửi cho Huyện ủy, Ủy
ban kháng chiến hành chính các huyện Bất Bạt, Tùng Thiện và Quảng Oai trong

những năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954).
- Các Báo cáo chuyên đề, Báo cáo tổng kết của Tỉnh ủy, Ủy ban kháng
chiến hành chính tỉnh Sơn Tây, các ngành của tỉnh; các báo cáo của các huyện
Bất Bạt, Tùng Thiện và Quảng Oai trong những năm kháng chiến chống thực
dân Pháp (1945 - 1954).
- Các sách, báo viết về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và sách
báo viết về lịch sử đấu tranh cách mạng của các địa phương có liên quan đến đề
tài luận án.
- Các hồi ký của nhân chứng chiến tranh...
4.2. Phương Pháp nghiên cứu
Khóa luận dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, đặc biệt là lý luận về cách mạng giải phóng dân tộc và căn cứ địa
để làm cơ sở nghiên cứu.
Về phương pháp chuyên ngành, khóa luận vận dụng phương pháp lịch sử
là chủ yếu, nhằm trình bày nội dung của đề tài theo tiến trình lịch sử. Đồng thời
phương pháp lôgic cũng được sử dụng để dựng lại toàn bộ quá trình hình thành,
phát triển và các hoạt động chức năng của căn cứ kháng chiến Ba Vì với tất cả
những diễn biến, sự kiện điển hình một cách chân thực như nó từng có.
Ngoài ra, khóa luận còn sử dụng các phương pháp khác như: phỏng vấn
các nhân chứng lịch sử, phương pháp so sánh lịch sử, phương pháp tổng hợp,
trên cơ sở khảo cứu các nguồn tư liệu để nghiên cứu và trình bày khóa luận.
7


5. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo đề tài có 3 chương
chính sau:
Chương 1. Qúa trình hình thành căn cứ kháng chiến Ba Vì
Chương 2. Căn cứ kháng chiến Ba Vì trong giai đoạn tiến công chiến
lược của cuộc kháng chiến (1951 – 1954)

Chương 3. Một số đặc điểm, vai trò và bài học kinh nghiệm của căn cứ
kháng chiến Ba Vì trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

8


CHƢƠNG 1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CĂN CỨ KHÁNG CHIẾN
BA VÌ
1.1. Điều kiện địa lý tự nhiên và kinh tế - xã hội huyện Ba Vì (bao gồm các
huyện Bất Bạt, Tùng Thiện và Quảng Oai trƣớc đây)
1.1.1. Điều kiện địa lý tự nhiên.
Vị trí địa lý: Huyện Ba Vì hiện nay có diện tích tự nhiên là 424,5 km2,
tiếp giáp với 3 tỉnh (Hòa Bình, Phú Thọ và Vĩnh Phúc) và các huyện, thị xã là:
Sơn Tây, Thạch Thất, Quốc Oai của thành phố Hà Nội. Phía Bắc có sông Hồng
làm ranh giới tự nhiên với tỉnh Vĩnh Phúc, phía Tây có sông Đà làm ranh giới tự
nhiên với tỉnh Phú Thọ, phía Đông tiếp giáp với thị xã Sơn Tây, phía Nam và
Tây Nam tiếp giáp với các huyện Thạch Thất, Quốc Oai (của thành phố Hà Nội)
và các huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn (của tỉnh Hòa Bình). Huyện Ba Vì được thành
lập trên địa bàn các huyện cũ Bất Bạt, Tùng Thiện và Quảng Oai của tỉnh Sơn
Tây. Thời kì 1975 – 1978, huyện thuộc tỉnh Hà Sơn Bình. Từ năm 1978 đến
năm 1991 thuộc thành phố Hà Nội. Sau đó lại trở về tỉnh Hà Tây và từ tháng
8/2008 lại thuộc về thành phố Hà Nội. Huyện thuộc vùng bán sơn địa ở phía tây
bắc tỉnh Hà Tây cũ.
Địa hình của huyện được chia thành ba vùng: vùng núi gồm 7 xã; vùng
đồi gò (trung du) gồm 14 xã; vùng đồng bằng gồm 10 xã (tổng huyện Ba Vì bao
gồm thị trấn Tây Đằng và 30 xã là: Thái Hòa, Ba Vì, Cổ Đô, Phú Cường, Tản
Hồng, Châu Sơn, Vạn Thắng, Phong Vân, Phú Đông, Phú Phương, Phú Châu,
Phú Sơn, Đồng Thái, Đông Quang, Chu Minh, Minh Châu, Vật Lai, Cẩm Lĩnh,
Tản Lĩnh, Tòng Bạt, Tiền Phong, Cam Thương, Thuỵ An, Ba Trại, Sơn Đà,
Thuần Mỹ, Vân Hoà, Yên Bài, Khánh Thượng, Minh Quang. Vùng núi chiếm

47,5% diện tích, có các núi cao trên 700m trong đó cao nhất là Tản Viên (còn
gọi là Ngọc Tản, Tản Sơn hoặc Phượng Hoàng Sơn). Núi này cao 1296m, gần
đỉnh thắt lại, đến đỉnh lại xòe ra như chiếc ô nên gọi là Tản. Chân núi này có đền
Hạ, lưng chừng núi có đền Trung, đỉnh núi có đền Thượng (tọa độ: 2103’30’’B –
105021’59’’Đ) là nơi thờ Sơn Tinh (Đức Thánh Tản). Ngoài Tản Viên trên Ba
9


Vì còn có các núi cao là Ngọc Lĩnh, Tương Miêu, U Bò, Núi Tre, Ghẹ Đùng,
Trăm Voi, Ngọc Hoa và Núi Vua cao trên 1000m. Trên đỉnh Núi Vua có đền thờ
Hồ Chí Minh. Vùng đồng bằng lại được bao bọc và bồi đắp bởi hai con sông là
sông Hồng và sông Đà nên đất đai rất phì nhiêu, màu mỡ. Huyện có hai hồ rất
lớn là hồ Suối Hai và hồ Đồng Mô. Trên địa bàn huyện có vườn quốc gia Ba Vì.
Ở ranh giới của huyện với tỉnh Phú Thọ có hai ngã ba sông là: ngã ba Trung Hà
giữa sông Đà và sông Hồng (tại xã Phong Vân) và ngã ba Bạch Hạc giữa sông
Hồng và sông Lô (tại các xã Tản Hồng và Phú Cường, đối diện với thành phố
Việt Trì). Trong tâm thức người Việt núi Ba Vì được coi là “Núi tổ của nước
Nam”.
Khí hậu vùng Ba Vì: khu vực Ba Vì nằm ở khoảng vĩ tuyến 21 0B, chịu tác
động của cơ chế gió mùa. Tác động phối hợp của vĩ độ và gió mùa tạo nên loại
khí hậu nhiệt đới ẩm có hai mùa rõ rệt đó là mùa đông lạnh và khô – mùa hè
nóng ẩm, mưa nhiều. Mùa hè từ tháng 4 đến tháng 10, mùa đông lạnh từ tháng
11 đến tháng 3 năm sau. Về khí hậu vùng núi Ba Vì phân bố không đều, địa hình
và độ cao là hai nhân tố chủ yếu dẫn đến sự phân hóa khí hậu, thể hiện rõ biên
độ ngày và đêm của chế độ nhiệt và mưa ở các độ cao khác nhau, chế độ nhiệt ở
đây mang đầy đủ tính chất nhiệt đới nội chí tuyến, tạo ra đai nội chí tuyến từ khô
đến ẩm trên núi. Càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm, độ ẩm càng tăng
phát sinh đai á nhiệt đới hơi ẩm đến ẩm ướt trên núi, có thể nhận biết đai á nhiệt
đới ở độ cao từ 900m trở lên với sự xuất hiện của các loại cây trong ngành hạt
trần, họ đỗ quyên và thực vật phụ sinh dày đặc trên các cây gỗ. Địa hình nhô

cao, đón gió từ nhiều phía nhất là gió hướng đông nên lượng mưa khá phong
phú và phân bố không đều trên khu vực.
Địa bàn huyện có nhiều sông, suối, hồ lớn nhỏ khác nhau như: Ao Vua,
Khoang Xanh, Thác Mơ… và nhiều tuyến giao thông đường bộ như: quốc lộ 32,
tỉnh lộ 89A… và các tuyến đường thủy qua sông Hồng và sông Đà có tổng chiều
dài 70km. Với những lợi thế về giao thông đường thủy, đường bộ Ba Vì có điều
kiện khá thuận lợi trong giao lưu kinh tế, văn hóa với bên ngoài, tiếp thu những
tiến bộ khoa học kĩ thuật để phát triển kinh tế với cơ cấu đa dạng nông nghiệp,
10


dịch vụ, du lịch, công nghiệp. Ba Vì là vùng đất được thiên nhiên ưu ái, ban tặng
nhiều cảnh quan đẹp, lại là địa bàn quan trọng trong lịch sử đấu tranh dựng nước
và giữ nước của dân tộc nên rất thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch.
Ngoài ra Ba Vì còn có một loạt những di tích, địa danh đã đi vào lịch sử như khu
căn cứ kháng chiến của tỉnh Sơn Tây, vùng rừng thông Đá Chuông, khu tưởng
niệm Bác Hồ và hàng loạt các đình, đền, chùa đã được xếp hạng.
Về địa – quân sự, địa bàn huyện có vị trí chiến lược về quốc phòng – an
ninh. Với vị trí thuận lợi trên đã tạo cho địa bàn huyện Ba Vì có khả năng cơ
động trong các hoạt động quân sự, nhất là trong việc phòng thủ đồng bằng Bắc
bộ, trong đó có trung tâm thủ đô Hà Nội từ phía Tây. Trong tác chiến chiến dịch,
chiến lược với lợi thế dựa vào núi Ba Vì, đường 89B, sông Đà, địa bàn xã có thể
phối hợp tác chiến với địa bàn các huyện phía Đông Bắc tỉnh Hòa Bình, huyện
Thanh Sơn của tỉnh Phú Thọ (đây là các ngõ đi các tỉnh Tây Bắc). Do đó trải
qua các thời kì đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc, địa bàn huyện trở
thành nơi đứng chân cho các hoạt động chống xâm lăng. Nếu như “sông Hồng
và sông Đà là cái đai, thì núi Ba Vì là cái án trong việc bảo vệ kinh thành Thăng
Long”. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Ba Vì đã trở
thành căn cứ kháng chiến của tỉnh Sơn Tây.
Từ đặc điểm của điều kiện địa lý tự nhiên cho nên về kinh tế, Ba Vì có

nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế huyện theo hướng đa dạng bao gồm cả nông
– lâm – tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và du lịch sinh thái; về quân sự, địa bàn
huyện có thế hiểm yếu trong phòng thủ cũng như tấn công và giữ một vị trí quan
trọng giữa phía Tây đồng bằng Bắc bộ với các tỉnh Tây Bắc Tổ Quốc.
1.1.2. Điều kiện kinh tế, văn hóa – xã hội.
Ba Vì có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng tạo điều kiện
khá thuận lợi trong giao lưu kinh tế, văn hóa với bên ngoài, tiếp thu những tiến
bộ khoa học - kỹ thuật để phát triển kinh tế với cơ cấu đa dạng nông nghiệp,
dịch vụ, du lịch, công nghiệp.
Thế mạnh kinh tế của huyện là nông nghiệp. Cây lúa được trồng ở các vùng
bãi ven sông. Cây công nghiệp và cây ăn quả được trồng ở các vùng đồi núi.
11


Toàn huyện hiện có 1.200 ha chè, cung cấp nguồn nguyên liệu khá ổn
định cho các nhà máy chế biến chè ở địa phương. Ngành chăn nuôi cũng phát
triển, đặc biệt là chăn nuôi bò thịt và bò sữa. Cùng với phát triển ngành nông
nghiệp, Ba Vì đặc biệt chú ý khai thác tiềm năng về du lịch – dịch vụ. Ba Vì
cũng là vùng đất thuận lợi cho việc giao lưu văn hóa, tiếp thu những tiến bộ của
khoa học kĩ thuật để phát triển kinh tế. Cơ cấu kinh tế của huyện khá đa dạng,
trong đó huyện đã ưu tiên cho việc phát triển dịch vụ du lịch bên cạnh phát triển
nông nghiệp và công nghiệp.
Về nông nghiệp: huyện đang từng bước đẩy mạnh cơ cấu cây trồng có giá
trị kinh tế cao, tăng diện tích gieo trồng lên 28.567 ha. Phát triển chăn nuôi toàn
diện, đa dạng hóa vật nuôi, tăng đàn bò lên 30 ngàn con, hàng năm cung cấp
4.200 tấn sữa và 1.400 tấn thịt. Quy hoạch 4 khu vành đai rau sạch có diện tích
hàng chục ha. Với đặc thù đồng đất chia làm ba vùng là núi, bán sơn địa và đồng
bằng , những năm qua huyện Ba Vì còn đẩy mạnh thực hiện các dự án chăn nuôi
bò sữa, bò thịt, trồng chè, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm…phù
hợp từng vùng để khai thác thế mạnh. Đến nay, diện tích trồng chè toàn huyện

chiếm khoảng 1.650 ha, sản lượng hàng năm đạt gần 13 nghìn tấn, giá trị đạt
trên 50 triệu đồng/ha; tổng đàn bò sữa đạt gần 3.000 con, đàn bò thịt phát triển
mạnh với hơn 50.000 con. Ngoài ra, Ba Vì còn định hướng các xã vùng bán sơn
địa và miền núi phát triển chăn nuôi lợn quy mô lớn. Toàn huyện hiện có gần
100 trang trại chăn nuôi lợn tập trung với quy mô (500 – 2.000 con). Đối với 15
xã đồng bằng, huyện chỉ đạo đưa giống mới năng suất cao, chất lượng tốt vào
sản xuất, đồng thời chuyển giao tiến bộ KHKT cho nông dân để nâng cao năng
suất cây trồng. Ở những vùng đất trũng, canh tác lúa kém hiệu quả, huyện đã chỉ
đạo chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản. Hiện nay Ba Vì đã xây dựng được
vùng nuôi thủy sản Vạn Thắng (diện tích 90 ha) và Cổ Đô 350 ha cho hiệu quả
kinh tế cao gấp 5 lần trồng lúa.
Về du lịch – dịch vụ: Đổi mới phương thức hoạt động theo cơ chế thị
trường doanh thu sẽ tăng nhiều lần và đón 5 triệu lượt khách mỗi năm, giải
quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cho 1.600 đến 6.000 dân, đưa du lịch thành
12


ngành kinh tế mũi nhọn. Ba Vì được thiên nhiên ưu đãi cả bức tranh sơn thủy
hữu tình, với hệ sinh thái phong phú, thảm thực vật đa dạng, được coi là “lá phổi
xanh” phía Tây thủ đô Hà Nội, là điểm đến của khách du lịch trong và ngoài
nước. Đó chính là Vườn Quốc Gia Ba Vì. Nơi đây có rất nhiều cảnh quan thiên
nhiên tươi đẹp như: Núi, rừng, thác, suối, sông, hồ cùng với các danh lam thắng
cảnh nổi tiếng như: Ao Vua, Khoang Xanh – Suối Tiên, Hồ Tiên Sa, Thiên Sơn
– Suối Ngà, Khu du lịch Tản Đà, Thác Đa, Hồ Suối Hai, Hồ Cẩm Qùy, Rừng
nguyên sinh Bằng Tạ - Đầm Long, Đồi cò Ngọc Nhị… nơi có nhiều trang trại
đồng quê, nhiều sản phẩm nông nghiệp phong phú. Có nguồn nước khoáng nóng
thiên nhiên tại Thuần Mỹ rất thuận lợi cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng.
Về công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: tiếp tục kêu gọi các nhà đầu tư
trong và ngoài huyện có chương trình kế hoạch quy hoạch đất đai, dành quỹ đất
thích hợp cho các điểm công nghiệp. Huyện Ba Vì cũng là địa phương có các

hoạt động xã hội rất tốt, tiêu biểu là hoạt động xóa đói giảm nghèo. Năm 2009
huyện Ba Vì đã giải quyết việc làm cho 10.500 lao động; xóa được 3.116 hộ
nghèo, giảm 3,2% so với đầu năm 2009. Nhiều xã thuộc diện xã nghèo như
Khánh Thượng tỷ lệ hộ nghèo chiếm 36,24%; thị trấn Tây Đằng 29,12%; Thái
Hòa 27,37%... song với nỗ lực trong công tác xóa đói giảm nghèo các xã này đã
“ra” khỏi diện xã nghèo.
Trong tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, Ba Vì là vùng
đất cổ, gắn liền với truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh. Núi Ba Vì chiếm một
vị trí quan trọng không những về mặt địa lý mà còn có địa vị độc tôn trong tâm
linh người Việt. Trong nhiều thế kỉ qua, nhiều sách vở, công trình nghiên cứu đã
có một số kết luận về nền văn hóa dân gian xứ Đoài gắn với truyền thuyết Sơn
Tinh – Thủy Tinh liên quan đến núi Ba Vì. Núi Ba Vì không chỉ là ngọn núi
huyền thoại về Sơn Tinh – Thủy Tinh mà còn là ngọn núi linh của xứ Đoài.
Những phát hiện về khảo cổ học vùng văn hóa cổ Ba Vì đã chứng tỏ đây là một
vùng truyền thuyết lớn phát triển sớm trong lịch sử hình thành dân tộc. Cho đến
trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945, vùng đất Ba Vì còn lưu giữ được nhiều
công trình văn hóa vật thể nổi bật như: đình (thôn Phú Thứ); chùa Kho (thôn Sui
13


Quán); đình (thôn Khánh Chúc Đồi), đình Nêm (thôn Gò Đình Muôn) và một số
quán, miếu thờ sơn thần, thổ địa… Những kiến trúc của các ngôi đình, chùa làng
cùng lễ hội dân gian truyền thống đã phản ánh sâu đậm truyền thống văn hóa
của nhân dân Ba Vì. Trong tâm thức, đồng bào Mường đều thờ cúng tổ tiên và
coi Sơn Tinh là PUA BA VÍ, được suy tôn là:
“Tản viên sơn thần
Đệ nhất phúc đẳng thần
Đệ nhất bách thần
Thượng đẳng tối linh thần
Nam thiên thánh tổ”

Đây là nơi ngự trị muôn đời của Thánh Tản Viên – Sơn Tinh, vị thần tối
linh trong “Tứ bất tử” của tín ngưỡng dân gian Việt Nam.
Là nơi khởi nguồn phát tích của nền văn minh sông Hồng của người Việt
(thông qua các phát hiện khảo cổ học và các công trình kiến trúc còn lưu giữ đến
ngày nay…). Theo các tài liệu nghiên cứu về khảo cổ học thì vùng đất xứ Đoài –
nơi có núi Ba Vì còn rất nhiều các hiện vật bằng đá như rìu, bàn mài, chì lưới,
mũi nhọn, bàn đập, hòn kè, giáo, đục, mũi tên, đồ trang sức và nhiều các hiện
vật là đồ đồng, đồ gốm có niên đại từ thời văn hóa Sơn Vi, tồn tại qua bốn giai
đoạn văn hóa kế tiếp nhau từ thời Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun đến Đông
Sơn cách ngày nay hàng nghìn năm. Đây là một quá trình phát triển lâu dài với
bao biến cố, thăng trầm, nhân dân các dân tộc trong huyện đã tạo dựng nên một
nền văn hóa phong phú, đa dạng, đậm tính nhân văn.
Trong quá trình xây dựng quê hương, nhân dân Ba Vì không phân biệt
dân tộc, giới tính, lứa tuổi đã đoàn kết lại với nhau. Từ trong lao động sản xuất,
chống thiên tai, địch họa mà nhiều truyền thống tốt đẹp đã ra đời. Cùng với
truyền thống cần cù lao động, yêu quê hương, đất nước, ham học hỏi, nhân dân
Ba Vì luôn đoàn kết thương yêu, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau trong khó khăn hoạn
nạn. Đây chính là những tác nhân quan trọng để xây dựng nghĩa tình ngày càng
bền chặt.

14


Cùng với truyền thống đoàn kết, nhân dân Ba Vì cũng rất tự hào với
truyền thống yêu quê hương, đất nước. Là địa bàn có vị trí chiến lược quan
trọng, trước mặt là sông, sau lưng là núi, là cửa ngõ tiếp xúc với các tỉnh Tây
Bắc Tổ Quốc nên trải qua các thời kì lịch sử, địa bàn huyện là nơi đứng chân
cho các phong trào yêu nước và các hoạt động quân sự chống xâm lăng. Đồng
bào các dân tộc thiểu số còn gìn giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống đặc
sắc. Đây là vùng có nhiều dân tộc sinh sống nên nét văn hóa đặc trưng của người

Dao, người Mường cũng là một điểm nhấn thu hút khách du lịch. Đặc biệt xã Ba
Vì có khoảng gần 2100 nhân khẩu người Dao và là nơi vẫn còn bảo lưu, giữ gìn
được nhiều nét sinh hoạt văn hóa truyền thống của dân tộc này như phong tục
Tết nhảy. Tết nhảy là một nghi lễ đặc biệt trong thờ cúng tổ tiên của người Dao
Quần Chẹt ở Ba Vì nói riêng và của dân tộc Dao nói chung. Mục đích của Tết
nhảy là thể hiện lòng biết ơn đối với tổ tiên, Bàn Vương đã cứu mạng ngoài biển
năm xưa; luyện âm binh để bảo vệ cuộc sống của gia đình, dòng tộc; cầu xin tổ
tiên phù hộ, che chở cho mọi thành viên trong gia tộc được mạnh khỏe, ngày
càng làm ăn phát đạt.
Công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể
luôn có sự chỉ đạo tập trung; hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở được củng
cố, đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi Nghị quyết đề ra. Với
truyền thống đoàn kết, cần cù, sáng tạo trong lao động, sản xuất và bảo vệ tổ
quốc được sự quan tâm giúp đỡ của Trung ương, của Thành ủy, HĐND. UBND
và các Sở ngành Thành phố, sự đóng góp của các doanh nghiệp. Đảng bộ và
nhân dân huyện Ba Vì phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết đại hội Đảng bộ
huyện lần thứ XXI đã đề ra (2010 – 2015). Xây dựng Ba Vì trở thành huyện
phát triển của thành phố Hà Nội vững bước trên con đường hội nhập và phát
triển.

15


1.2. Tập trung xây dựng chính quyền, tạo cơ sở cho việc xây dựng khu du
kích và căn cứ du kích ( 8/1945 – 11/1948)
1.2.1. Xây dựng chính quyền và các đoàn thể chính trị.
Có thể nói, những năm sống dưới chế độ thực dân phong kiến, nhân dân
Ba Vì phải chịu biết bao sự bóc lột, áp bức vô cùng dã man, tàn bạo. Trong mỗi
người dân luôn ẩn chứa lòng căm thù sâu sắc, chờ có dịp là vùng lên đấu tranh
giành lấy quyền sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc. Tuy nhiên các phong

trào đấu tranh của nhân dân trước khi Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời đều thất
bại. Sau một quá trình vận động, ngày 3/2/1930 Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời
với tôn chỉ “Độc lập dân tộc, người cày có ruộng tiến tới xã hội cộng sản” là
bước ngoặt quan trọng trong tiến trình lịch sử dân tộc. Đảng Cộng Sản Việt Nam
ra đời đã chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối cứu nước và mở ra một kỷ
nguyên mới cho nhân dân ta – kỷ nguyên đấu tranh giành độc lập dân tộc và đi
lên chủ nghĩa xã hội.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nhân dân ta đã giành được
chính quyền. Ngày 2/9/1945 tại vườn hoa Ba Đình, trước hàng vạn quốc dân
đồng bào, chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên
ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa – Nhà nước công
nông đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á. Tuy nhân dân ta đã giành được chính
quyền nhưng trên thực tế thì tình thế cách mạng như “ngàn cân treo sợi tóc”.
Nhà nước công nông mới thành lập nhưng phải đối mặt với “giặc đói”, “giặc
dốt” và “giặc ngoại xâm” cùng biết bao khó khăn thách thức khác do chế độ cũ
để lại.
Sau ngày cách mạng tháng 8/1945 thành công, nhân dân các dân tộc ở Ba
Vì cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức. Chính quyền cách mạng mới thành lập
phải tiếp quản một di sản kinh tế xã hội vô cùng nghèo nàn và lạc hậu. Những
năm sống dưới sự thống trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật, với biết bao thứ
thuế, phu phen tạp dịch. Vì thế đời sống nhân dân rất cực khổ bần hàn. Nạn đói
xảy ra đến lúc này vẫn chưa chấm dứt. Nhiều gia đình hết cái ăn, trong khi ngân
khố của Uỷ ban cách mạng lâm thời các làng hầu như trống rỗng. Cùng với đó,
16


nước sông Đà lên cao làm chìm ngập các làng, xóm từ phố Chẹ đến Phú Thứ,
giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn. Việc trao đổi buôn bán với các xã bên
ngoài hầu như bị cô lập, đình trệ. Các dịch bệnh như đau mắt hột, sốt xuất huyết,
dịch tả xảy ra và kéo dài. Một khó khăn lớn nhất đối với nhân dân các dân tộc

trong huyện lúc này chính quyền cách mạng mới thành lập, tổ chức Đảng và
đảng viên chưa có. Trong khi đó Uỷ ban cách mạng lâm thời các xã vừa thiếu về
số lượng, vừa hạn chế về hiểu biết trong quản lý kinh tế xã hội. Mặt khác, trình
độ dân trí thấp, sự hiểu biết của nhân dân về cách mạng còn hạn chế. Từ giữa
tháng 10/1945 đến đầu tháng 4/1946 đây là quãng thời gian mà phong trào cách
mạng ở huyện phải đối mặt với nhiều khó khăn không chỉ về kinh tế, xã hội mà
còn phải đối mặt với nhiều thế lực chính trị phản động.
Bên cạnh những khó khăn, nhân dân các dân tộc trong huyện sau ngày
cách mạng Tháng Tám thành công cũng có nhiều thuận lợi. Đất nước được độc
lập. Nhân dân đã thành lập được chính quyền và được giải phóng khỏi ách nô lệ,
trở thành người làm chủ quê hương, đất nước, tin tưởng vào Đảng. Chính phủ và
Mặt trận Việt Minh do Hồ Chủ tịch đứng đầu. Những thuận lợi đó đã tạo cho
nhân dân thế và lực quan trọng, làm động lực để củng cố, xây dựng chính quyền
mới. Nhằm giúp nhân dân Ba Vì xây dựng hệ thống chính trị, tháng 9/1945
Huyện bộ Việt Minh huyện Bất Bạt đã cử đồng chí Nguyễn Ngọc Diệp về địa
phương xây dựng phong trào. Trong việc củng cố và xây dựng chính quyền mới.
Mặc dù chính quyền thành lập tự phát ở các thôn xã với các thành phần tầng lớp
trên, có lý lịch nguồn gốc phức tạp nhưng huyện bộ Việt Minh Bất Bạt đã chủ
trương giáo dục uốn nắn cán bộ trong bộ máy chính quyền dần dần, từng bước
loại bỏ những tư tưởng, suy nghĩ không đúng của họ, phát huy những yếu tố tích
cực. Đưa dần họ vào guồng máy mới của cách mạng. Thực tế đến lúc này, tiếng
nói của họ vẫn có ảnh hưởng lớn đến quần chúng nhân dân trong huyện. Cuối
tháng 9/1945, Huyện bộ Việt Minh huyện Bất Bạt đã mời các chủ tịch Uỷ ban
nhân dân lâm thời của Khánh Thượng – Ba Vì về huyện để tập huấn về công tác
xây dựng, lãnh đạo chính quyền mới. Sau đợt tập huấn này các ông chủ tịch đã
được giác ngộ cách mạng, hiểu rõ thể chế mới của chính quyền nhân dân. Trở về
17


địa phương họ đã tích cực hoạt động xây dựng phong trào. Từ tình hình thực

tiễn của địa phương, sau cách mạng Tháng Tám thành công, Uỷ ban cách mạng
lâm thời các xã đều xác định rõ: Chính quyền cách mạng trụ vững cần có những
giải pháp kịp thời, cụ thể để nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân, làm cơ sở
đấu tranh với địch và các thế lực phản động, gây thanh thế cho chính quyền mới.
Do đó liên tiếp trong tháng 9, tháng 10/1945 được sự giúp đỡ của cán bộ Việt
Minh huyện Bất Bạt, Uỷ ban cách mạng lâm thời các xã đã họp với các tầng lớp
nhân dân để vận động quần chúng tích cực thực hiện các chính sách của Mặt
trận Việt Minh, của Chính phủ với các nhiệm vụ cụ thể là: Tuyên truyền, phổ
biến những lời kêu gọi của Việt Minh và Chính phủ lâm thời; thi hành những
chủ trương công tác gia tăng sản xuất, chống đói cho dân, nhanh chóng hoàn
thành sản xuất vụ mùa với các loại rau màu ngắn ngày; vệ sinh phòng bệnh,
đồng thời tiến hành diệt giặc dốt; thành lập các đội tự vệ để bảo vệ chính quyền
và giữ gìn trật tự xóm ngõ. Xúc tiến việc thành lập các tổ chức quần chúng để
xây dựng lực lượng cách mạng, bảo vệ chính quyền.
Từ tháng 9 đến tháng 12/1945 việc xây dựng các đoàn thể cứu quốc ở địa
phương được lãnh đạo huyện bộ Việt Minh hết sức quan tâm. Từ chỗ sau cách
mạng Tháng Tám địa phương chưa có tổ chức quần chúng nào, đến cuối tháng 9
đầu tháng 10/1945 mỗi thôn đã xây dựng được một tổ chức thanh niên cứu quốc.
Tháng 11/1945 xây dựng các tổ phụ nữ cứu quốc, nông hội cứu quốc. Tháng
12/1945 xã bộ Việt Minh Khánh Thượng được thành lập với 15 tổ chức cứu
quốc của các giới do ông Nguyễn Văn Khuê (xóm Gò) làm chủ nhiệm xã bộ
Việt Minh.
Cùng với việc xây dựng hệ thống chính trị, các đoàn thể cứu quốc, xây
dựng xã hội mới dưới sự chỉ đạo của cán bộ Việt Minh huyện, nhân dân các dân
tộc đã nêu cao truyền thống đoàn kết, hướng theo sự chỉ đạo của xã bộ Việt
Minh tập trung thực hiện 3 cuộc vận động: chống giặc đói, chống giặc dốt,
chống giặc ngoại xâm mà Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động. Khắp nơi trong
huyện Bất Bạt việc chống giặc đói được đề ra như một công việc cấp bách trước
mắt. Tuy nhiên lúc này ở khắp các thôn xóm của Ba Vì, nạn đói cũng xảy ra
18



nhưng do biết dựa vào rừng núi, nhiều sản vật, hoa quả củ rừng với bàn tay cần
cù của người dân miền núi nên cái đói có phần không gay gắt bằng những xã
vùng xuôi của huyện. Các ủy ban cách mạng lâm thời ở mỗi làng đều thành lập
ban vận động sản xuất chống đói, thực hiện phương châm tương trợ giúp đỡ kết
hợp với đẩy mạnh sản xuất. Tháng 12/1945, Uỷ ban cách mạng lâm thời của các
làng đã thông báo miễn thuế cho nhân dân theo Nghị định ngày 26/10/1945 của
Chính phủ. Tiếp đến tháng 1/1946, trước khi diễn ra cuộc bầu cử Quốc hội khóa
I, Uỷ ban cách mạng lâm thời các xã đã họp và quyết định tạm chia ruộng đất
cho nhân dân theo thông tư ngày 16/11/1945 của Chính phủ và các địa chủ, phú
nông giảm tô 25% cho nông dân theo Thông tư ngày 20/11/1945 của Uỷ ban
nhân dân Bắc Bộ. Do có những chủ trương và cách làm phù hợp nên nạn đói ở
đây từng bước được đẩy lùi. Lần đầu tiên đồng bào, cán bộ tỉnh được đón Chủ
tịch Hồ Chí Minh về thăm là vào trung tuần tháng 12 - 1945. Thấy trong đội ngũ
cán bộ tỉnh có nhiều đồng chí còn rất trẻ, Bác căn dặn: “Nước Việt Nam dân chủ
cộng hoà mới ra đời, cán bộ còn trẻ cũng là lẽ dĩ nhiên. Điều quan trọng là phải
hết lòng phục vụ nhân dân…, nhất là không được coi mình như làm quan cách
mạng và coi thường nhân dân” [5;35]. Những năm tiếp theo, trong hoàn cảnh
cam go phải đối phó với “thù trong giặc ngoài”, giữ gìn thành quả mà cuộc
cách mạng tháng Tám vừa mới giành được, dù bận trăm công nghìn việc trên
cương vị là Chủ tịch nước nhưng Bác Hồ vẫn luôn quan tâm đến vùng đất phên
giậu phía Tây - Nam thủ đô Hà Nội. Tháng 5-1946, sau khi về dự lễ khai giảng
khoá I của Trường võ bị Trần Quốc Tuấn, Bác đã đến làm việc với Tỉnh ủy, Ủy
ban nhân dân tỉnh Sơn Tây. Sau đó Người gặp gỡ và nói chuyện với đông đảo
đồng bào và cán bộ đang tập trung trước cửa Trụ sở Ủy ban nhân dân tỉnh.
Người nhấn mạnh tới các nhiệm vụ như: Phải cố gắng tăng gia sản xuất, thực
hành tiết kiệm để chống đói và đi học bình dân học vụ; góp sức người, sức của
ủng hộ đồng bào Nam Bộ kháng chiến; đoàn kết toàn dân, tránh địch khiêu
khích… Cũng trong năm 1946, ngày 10/10 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về thăm

khu vực chùa Thầy - một danh thắng nổi tiếng và là nơi sớm có phong trào cách
mạng của tỉnh Hà Tây. Người dừng chân trước cửa trụ sở Mặt trận Việt Minh
19


xã, thân mật hỏi chuyện đồng bào về tình hình sản xuất, đời sống và bình dân
học vụ. Biết nhân dân được mùa, Người rất vui và ân cần nhắc nhở: “Lúa tốt thì
dân được no. Bây giờ no nhưng phải biết phòng lúc đói, phải tiết kiệm”.[7;15]
Tập trung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chính quyền và các đoàn thể từ
huyện đến cơ sở đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ kháng chiến. Sau cách mạng
Tháng Tám năm 1945, Uỷ ban cách mạng lâm thời và Mặt trận Việt Minh huyện
đã cử đồng chí Nguyễn Ngọc Diệp về xây dựng cơ sở cách mạng tại tiểu khu
miền núi của huyện Bất Bạt. Cuối năm 1946, ban cán sự huyện Bất Bạt bổ sung
thêm đồng chí Nguyễn Văn Thọ. Đặc biệt đồng chí Nguyễn Ngọc Diệp được
ban cán sự phân công xây dựng và chỉ đạo phong trào ở xã Tân Dân, Minh
Quang. Thường xuyên nắm bắt, giao nhiệm vụ cho ủy ban hành chính và đội tự
vệ quốc xã, giúp nhân dân thường xuyên đề cao cảnh giác, phát triển lực lượng,
dựa vào địa hình rừng núi sẵn sàng chiến đấu và phục vụ chiến đấu bảo vệ xóm
làng. Đứng trước tình thế cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp đang tới
gần. Ngay từ tháng 9/1946, huyện bộ Việt Minh Bất Bạt đã chọn một số chiến
sỹ ưu tú có kiến thức, năng lực trong 3 trung đội tự vệ cứu quốc xã Tân Dân đi
học tập lớp quân sự tập trung tại huyện. Đây chính là thời cơ thuận lợi để giác
ngộ, rèn luyện những con người ưu tú, những hạt giống đỏ của quê hương.
1.2.2. Xây dựng tổ chức và phát triển cơ sở Đảng.
Tỉnh ủy điều động cho các huyện Bất Bạt, Quảng Oai và Tùng Thiện
nhiều cán bộ để xây dựng cơ sở phong trào. Tháng 12/1946 sau bốn tháng huấn
luyện quân sự và giác ngộ chính trị đồng chí Nguyễn Văn Điện được ban cán sự
huyện kết nạp vào Đảng Cộng Sản Đông Dương và sinh hoạt tại Chi bộ tiểu khu
miền núi của huyện Bất Bạt. Đầu tháng 2/1947 đồng chí Trần Như Yên, Quách
Văn Khoa được kết nạp vào Đảng Cộng Sản Đông Dương. Đồng chí Nguyễn

Văn Điện và Trần Như Yên được sinh hoạt trong chi bộ ghép tiểu khu miền núi
gồm 4 xã Tân Dân, Minh Quang, Ba Vì và Ba Trại. Trung tuần tháng 2/1947,
chi bộ tiểu khu miền núi đã kết nạp được thêm các đồng chí: Nguyễn Hữu Lợi,
Nguyễn Văn Trọng, Nguyễn Văn Hợi, Trần Thị Thanh, Triệu Phú Hồng, Dương
Phú Hưng, Đinh Công Tính…
20


Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của phong trào, một yêu cầu đối với địa
phương là phải có chi bộ Đảng trực tiếp lãnh đạo phù hợp với hoàn cảnh khẩn
trương của cuộc kháng chiến kiến quốc. Từ thành lập các Chi bộ đảng tiểu khu
đến thành lập các chi bộ đảng của từng xã, tạo chỗ đứng chân vững chắc, lâu dài
cho nhiệm vụ kháng chiến, kiến quốc. Ngay sau khi được thành lập, chi bộ đã
họp phiên đầu tiên dưới sự chỉ đạo của cán bộ huyện ủy Bất Bạt. Tại hội nghị
này, chi bộ đã xác định rõ những việc cần giải quyết ngay: vận động nhân dân
tích cực đẩy mạnh sản xuất nhằm đảm bảo nhu cầu lương thực phục vụ sản xuất,
kháng chiến; giữ vững vai trò lãnh đạo của Chi bộ với chính quyền và các đoàn
thể cứu quốc, phân công đảng viên tham gia vào nhóm nghiên cứu chủ nghĩa
Mác – Lê Nin từ đó bồi dưỡng, giáo dục, rèn luyện qua thực tế phong trào cách
mạng địa phương khi đủ điều kiện thì nhanh chóng kết nạp vào đảng; đẩy mạnh
phong trào bình dân học vụ, công tác tuyên truyền cổ động; củng cố Chi bộ, Ủy
ban hành chính và các đoàn thể cứu quốc vững chắc về chính trị, tư tưởng, tổ
chức chuẩn bị mọi điều kiện tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
khi chúng đánh vào quê hương. Sự ra đời của chi bộ xã đã đánh dấu sự trưởng
thành về mọi mặt của nhân dân địa phương. Đó là sự lựa chọn, sàng lọc nghiêm
túc và đúng đắn của lịch sử xã nhà. Từ đây mọi phong trào cách mạng của xã
đều được tổ chức thống nhất dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Chi bộ Đảng mà
trọng tâm là hai nhiệm vụ “kháng chiến và kiến quốc”. Chi bộ Đảng xã được
thành lập đã chứng tỏ sự trưởng thành vượt bậc cả về nhận thức và hành động
cách mạng của nhân dân các dân tộc trong xã mà tiêu biểu là những đảng viên

trung kiên như các đồng chí: Nguyễn Văn Điện, Trần Như Yên, Nguyễn Văn
Hợi, Trần Thị Thanh. Đây là cơ sở cho những thắng lợi có ý nghĩa quan trọng và
những bước phát triển có tính quật khởi của phong trào cách mạng ở địa phương
những năm sau này. Chi bộ Đảng của xã ra đời là ngọn cờ tiêu biểu để tập hợp,
đoàn kết toàn dân, xây dựng lực lượng cho cách mạng, tạo nên sức mạnh tổng
hợp để cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trong xã từng bước vượt qua
những khó khăn, thử thách vươn lên hoàn thành nhiệm vụ trong cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp cũng như các giai đoạn cách mạng tiếp theo.
21


×