Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Rèn luyện kỹ năng giải bài tập cho học sinh trung học phổ thông qua việc sử dụng bài tập nhận biết và tách chất trong dạy học phần hóa học hữu cơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 102 trang )

Lời cảm ơn
Trong quá trình thực hiện khóa luận em đã nhận được sự động viên, ủng hộ, giúp
đỡ tận tình của thầy cô giáo, của gia đình, của bạn bè và người thân.
Bằng tấm lòng trân trọng và biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi lời cảm ơn chân
thành tới Th.S Trương Thị Hoa, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ đạo tận tình và giúp
đỡ em trong quá trình thực hiện khóa luận!
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Sinh-Hóa, BCN khoa Sinh
- Hóa, bộ môn Hóa, các phòng ban trong nhà trường, thư viện và các bạn trong tập
thể lớp K52 ĐHSP Hóa học đã luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi nhất để em
hoàn thành khóa luận này!
Em xin chân thành cảm ơn thầy và trò các trường: trường THPT Mai Sơn, Sơn
La, trường THPT Mộc Lỵ, Mộc Châu, Sơn La và trường THPT Chiềng Sinh, Sơn La,
đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình triển khai thực nghiệm và đóng góp ý
kiến để em hoàn thiện khóa luận!
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn tất cả những sự giúp đỡ quý báu trên!
Sơn La, tháng 05 năm 2015
Sinh viên:

Trần Thị Thảo


DANH MỤC VIẾT TẮT
THPT

Trung học phổ thông

THCS

Trung học cơ sở

PTHH



Phƣơng trình hóa học

PTPƢ

Phƣơng trình phản ứng



Phản ứng

HS

Học sinh

GV

Giáo viên

NXB

Nhà xuất bản

dd

Dung dịch

Trƣờng I

Trƣờng trung học phổ thông Mai Sơn


Trƣờng II

Trƣờng trung học phổ thông Chiềng Sinh

Trƣờng III

Trƣờng trung học phổ thông Mộc Lỵ

Đ

Đúng

S

Sai


MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ...............................................................................................1
2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI ..............................................................2
2.1. Mục đích của đề tài...................................................................................................2
2.2. Nhiệm vụ của đề tài ..................................................................................................2
3. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ ...........................................................................2
4. GIẢ THIẾT KHOA HỌC ...........................................................................................3
5. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..................................................................3
5.1. Đối tƣợng nghiên cứu ...............................................................................................3
5.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................3
6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................................................................3

6.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lí luận ...............................................................................3
6.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn ...........................................................................4
6.3. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm. ........................................................................4
6.4. Phƣơng pháp thống kê toán học ...............................................................................4
7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI .........................................................................................4
PHẦN 2: NỘI DUNG ....................................................................................................5
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ..........................................................5
1.1. Cơ sở về bài tập hóa học...........................................................................................5
1.1.1. Khái niệm bài tập hóa học .....................................................................................5
1.1.2. Tác dụng của bài tập hóa học ................................................................................5
1.1.3. Phân loại bài tập hóa học .......................................................................................6
1.1.4. Điều kiện để học sinh giải bài tập hóa học tốt.......................................................8
1.2. Tổng quan về kỹ năng ..............................................................................................8
1.2.1. Khái niệm kỹ năng.................................................................................................8
1.2.2. Sự hình thành kỹ năng ...........................................................................................8
1.2.3. Kỹ năng giải bài tập hóa học và rèn luyện kỹ năng giải bài tập hóa học cho học
sinh……...........................................................................................................................9
1.2.4. Phƣơng pháp rèn luyện kỹ năng giải bài tập .......................................................10
1.3. Các phƣơng pháp giải bài tập nhận biết và tách các hợp chất hữu cơ ...................11
1.3.1. Nhận biết chất hữu cơ ..........................................................................................11
1.3.2. Tách chất hữu cơ .................................................................................................15


1.4. Thực trạng về kỹ năng giải bài tập hóa học của học sinh trong một số trƣờng trung
học phổ thông trên địa bàn tỉnh Sơn La.........................................................................19
CHƢƠNG 2: SỬ DỤNG CÁC DẠNG BÀI TẬP NHẬN BIẾT VÀ TÁCH CHẤT
ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIẢI BÀI TẬP HÓA HỌC TRONG DẠY HỌC
PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ ......................................................................................21
2.1. Tổng quan về phần hóa học hữu cơ trong chƣơng trình hóa học phổ thông ..............21
2.2. Cơ sở lý thuyết về nhận biết và tách các hợp chất hữu cơ .....................................22

2.2.1. Cơ sở lý thuyết về nhận biết hợp chất hữu cơ: ....................................................22
2.2.2. Cơ sở lý thuyết về tách một số hợp chất hữu cơ: ................................................29
2.3. Một số bài tập nhận biết phần hóa học hữu cơ .......................................................31
2.3.1. Bài tập nhận biết với thuốc thử không hạn chế ...................................................31
2.3.2. Bài tập nhận biết với thuốc thử hạn chế. .............................................................43
2.3.3.. Bài tập nhận biết không dùng thuốc thử.............................................................48
2.4. Một số bài tập tách các hợp chất hữu cơ. ...............................................................53
2.5. Một số bài tập trắc nghiệm .....................................................................................58
2.6. Sử dụng dạng bài tập nhận biết và tách các hợp chất hữu cơ trong một số bài học
cụ thể của chƣơng trình hóa học trung học phổ thông ..................................................62
2.6.1. Một số bài trong chƣơng trình lớp 11:.................................................................63
2.6.2. Một số bài trong chƣơng trình lớp 12 ..................................................................74
CHƢƠNG III: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ...........................................................80
3.1. Mục đích thực nghiệm ............................................................................................80
3.2. Đối tƣợng và phạm vi thực nghiệm ........................................................................80
3.3. Phƣơng pháp thực nghiệm ......................................................................................80
3.4. Thời gian thực nghiệm sƣ phạm .............................................................................80
3.5. Kết quả thực nghiệm...............................................................................................80
3.5.1. Kết quả thực nghiệm............................................................................................80
1.5.2. Biểu đồ biểu diễn kết quả trƣớc và sau thực nghiệm ..........................................82
3.6. Kết luận...................................................................................................................83
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................84
1. KẾT LUẬN ...............................................................................................................84
2. KIẾN NGHỊ ...............................................................................................................84
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................85


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong bối cảnh cả nƣớc ta đang tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại

hóa thì vấn đề vô cùng quan trọng và cấp thiết là phải phát triển giáo dục và đào tạo để
có nguồn nhân lực đủ trình độ, năng lực phục vụ cho sự phát triển của đất nƣớc. Theo
quan điểm chỉ đạo của Đảng về định hƣớng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và
đào tạo trong nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng 8 khóa XI năm 2013(điều 3, mục II,
nghị quyết số 29-NQ/TW): Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo
nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến
thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất ngƣời học. Học đi đôi với hành;
lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trƣờng kết hợp với giáo dục gia đình và giáo
dục xã hội [1]. Thực hiện quan điểm chỉ đạo trên, việc dạy và học ở các trƣờng phổ
thông cũng có nhiều thay đổi, trong đó có trọng tâm là việc đổi mới phƣơng pháp dạy
học theo hƣớng phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất ngƣời học. Để đạt đƣợc các
mục tiêu giáo dục nhằm phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất của ngƣời học cần có
sự phối hợp đồng bộ của tất cả các môn học trong nhà trƣờng, trong đó có môn hóa
học. Môn học này cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức phổ thông cơ bản và thói
quen làm việc khoa học, góp phần làm nền tảng cho giáo dục xã hội chủ nghĩa, phát
triển năng lực nhận thức, năng lực hành động chuẩn bị cho học sinh học lên và đi vào
cuộc sống lao động. Với những mục tiêu chung đó thì hóa học giúp học sinh đạt đƣợc
những mục tiêu cụ thể về kiến thức, kỹ năng, thái độ qua từng bài học cụ thể, trong đó
có kỹ năng giải bài tập hóa học.
Bài tập hóa học có vai trò to lớn trong việc dạy học hóa học theo hƣớng tích cực
hóa. Nó là phƣơng tiện để phát huy tính tích cực của học sinh ở mọi cấp học, bậc học,
giúp học sinh hình thành kiến thức, kỹ năng mới và vận dụng tốt kiến thức.
Trong chƣơng trình hóa học trung học phổ thông có nhiều dạng bài tập khác
nhau, đặc biệt đối với phần hóa học hữu cơ thì các dạng bài tập rất phong phú và đa dạng.
Khi học về các hợp chất hữu cơ thì việc nắm vững kiến thức về đặc điểm tính chất của các
chất để vận dụng vào giải bài tập là vô cùng quan trọng. Dạng bài tập nhận biết và phân biệt
các hợp chất hữu cơ là dạng bài tập cơ bản giúp học sinh rèn luyện khả năng tổng hợp, so
sánh, khái quát hóa và phát triển khả năng tƣ duy logic, sáng tạo, nhạy bén. Tuy nhiên trong
thực tiễn dạy học cho thấy rằng, đa số các em học sinh trung học phổ thông thƣờng gặp khó
1



khăn với việc giải các dạng bài tập nhận biết và tách các hợp chất hữu cơ. Các em có tâm lý
e ngại và cho rằng đây là một dạng bài tập khó, nhiều em chƣa có kỹ năng và chƣa hiểu
bản chất của vấn đề mà chỉ giải một cách máy móc theo những mẫu và ví dụ có sẵn.
Từ những lý do trên em tiến hành nghiên cứu đề tài “ Rèn luyện kỹ năng giải bài
tập cho học sinh trung học phổ thông qua việc sử dụng bài tập nhận biết và tách
chất trong dạy học phần hóa học hữu cơ” với mong muốn giúp cho các em học sinh
đƣợc làm quen và rèn luyện nhiều với dạng bài tập nhận biết và tách các hợp chất hữu
cơ để từ đó nâng cao kỹ năng giải bài tập hóa học nói chung. Hy vọng đề tài sẽ là
nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho công việc học tập và giảng dạy của học sinh
cũng nhƣ giáo viên giảng dạy bộ môn hóa học.
2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Mục đích của đề tài
Nghiên cứu về bài tập và các phƣơng pháp rèn luyện để nâng cao kỹ năng giải
bài tập hóa học cho học sinh trung học phổ thông.
Sử dụng các bài tập nhận biết và tách các hợp chất hữu cơ để rèn luyện kỹ năng
giải bài tập giúp học sinh nâng cao kết quả học tập, hình thành sự hứng thú, say mê và
lòng yêu thích bộ môn.
2.2. Nhiệm vụ của đề tài
Nghiên cứu lí luận về bài tập hóa học và vai trò của bài tập hóa học trong việc rèn
luyện kỹ năng cho học sinh.
Sử dụng các bài tập nhận biết, tách chất hữu cơ để rèn luyện kỹ năng giải bài tập
cho học sinh trong quá trình dạy học.
Tiến hành thực nghiệm sƣ phạm từ đó kết luận về tính khả thi của đề tài.
3. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Vấn đề nghiên cứu và sử dụng các dạng bài tập khác nhau để rèn luyện kỹ năng
giải bài tập hóa học cho học sinh đƣợc đặt ra nhƣ một yêu cầu nhiệm vụ cơ bản trong
dạy học hóa học. Mỗi dạng bài tập khác nhau có tác dụng rèn luyện những kỹ năng
nhất định, chúng đƣợc thể hiện qua mục tiêu cụ thể của mỗi bài tập mà học sinh phải

đạt đƣợc. Các bài tập nhận biết và tách các hợp chất hữu cơ rất phong phú và đa dạng,
chúng chiếm một số lƣơng đáng kể trong các sách bài tập Tuy nhiên, trong mỗi cuốn
sách chúng đƣợc trình bày khác nhau và chƣa có những cuốn sách cụ thể nào để đi sâu
tìm hiểu việc sử dụng dạng bài tập nhận biết và tách các hợp chất hữu cơ để rèn luyện
kỹ năng giải bài tập hóa học cho học sinh.
2


Ở trƣờng đại học Tây Bắc trƣớc đây đã có một số đề tài và khóa luận nghiên cứu
bƣớc đầu về dạng bài tập nhận biết và tách chất hóa học nhƣ đề tài : “Hệ thống hóa các
bài tập nhận biết và tách các hợp chất hữu cơ ở trƣờng trung học phổ thông” của nhóm
tác giả Phạm Văn Ba, Nguyễn Thị Hải, Trần Thị Thúy Nga; khóa luận “Tìm hiểu về
phƣơng pháp giải bài tập nhận biết và tách các chất vô cơ trong chƣơng trình hóa học
phổ thông” của tác giả Phạm Thị Hải Yến. Để có thể nghiên cứu sâu hơn và sử dụng
hiệu quả hơn các dạng bài tập nhận biết, tách các chất hữu cơ trong quá trình dạy học
hóa học ở trƣờng phổ thông cần có nhiều hơn nữa những tài liệu chuyên ngành chính
thống, cụ thể, chi tiết và xem xét vấn đề dƣới nhiều khía cạnh khác nhau .
4. GIẢ THIẾT KHOA HỌC
Các dạng bài tập nhận biết và tách các hợp chất hữu cơ đã và đang đƣợc sử dụng
rộng rãi trong dạy học hóa học nhƣng nó cũng gây khó khăn đối với một số học sinh
do tính chất của các hợp chất hữu cơ khá phức tạp, nhiều hợp chất có tính chất tƣơng
tự nhau. Bên cạnh đó kỹ năng giải bài tập hóa học của nhiều học sinh còn yếu do chƣa
nắm đƣợc kiến thức chủ chốt và chƣa đƣợc rèn luyện thƣờng xuyên.
Nếu đƣợc cung cấp đầy đủ và chính xác để học sinh nắm vững các kiến thức lý
thuyết và có những dạng bài tập cụ thể để học sinh ôn luyện, tập vận dụng kiến thức
đó một cách linh hoạt, sáng tạo thì sẽ giúp các em giải quyết bài tập một cách dễ dàng
hơn, rèn luyện đƣợc các kỹ năng, kỹ xảo giải bài tập hóa học.
5. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
5.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Học sinh ở một số trƣờng THPT trong tỉnh Sơn La.

- Chủ thể nghiên cứu:
+ Kỹ năng giải bài tập hóa học của học sinh THPT.
+ Các dạng bài tập, câu hỏi về nhận biết và tách các hợp chất hữu cơ trong
chƣơng trình hóa học THPT.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Chƣơng trình hóa học hữu cơ ở trƣờng THPT.
6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lí luận
- Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài, phân tích và tổng hợp khái quát
hóa, các thông tin về bài tập nhận biết, phân biệt các chất và rèn luyện kĩ năng giải bài
tập hóa học.
3


- Sắp xếp các tài liệu thông tin thu thập đƣợc theo hệ thống.
6.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
- Tìm hiểu về thực trạng kỹ năng giải bài tập của học sinh thông qua việc tìm
hiểu, trao đổi trực tiếp với giáo viên và học sinh.
- Sử dụng phiếu trƣng cầu ý kiến.
- Hƣớng dẫn học sinh phƣơng pháp giải các dạng bài tập nhận biết và tách chất
hữu cơ để rèn luyện kỹ năng giải bài tập.
6.3. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm.
- Lựa chọn đối tƣợng và phạm vi tiến hành thực nghiệm sƣ phạm.
- Sử dụng thực nghiệm sƣ phạm theo phƣơng pháp đối chứng.
6.4. Phƣơng pháp thống kê toán học
- Nhằm xử lí kết quả thực nghiệm sƣ phạm.
7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Khóa luận hoàn thành sẽ làm nguồn tài liệu, tƣ liệu tham khảo hữu ích cho sinh
viên sƣ phạm hóa và giáo viên hóa học ở trƣờng THPT, đặc biệt sẽ là tài liệu học tập
giúp các em học sinh tìm hiểu sâu hơn về các dạng bài tập nhận biết và tách chất nhằm

nâng cao kết quả học tập.

4


PHẦN 2: NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở về bài tập hóa học
1.1.1. Khái niệm bài tập hóa học
- Bài tập hóa học là phƣơng tiện cơ bản nhất để dạy học sinh tập vận dụng kiến
thức hóa học vào thực tế đời sống một cách linh hoạt và hiệu quả. Và là phƣơng tiện
tốt nhất để giáo viên kiểm tra kỹ năng có đƣợc ở học sinh,
- Ở Việt Nam, khái niệm “bài tập” đƣợc hiểu theo nghĩa rộng,bài tập có thể là câu
hỏi hay bài toán hóa học.
 Câu hỏi là dạng bài tập mà trong quá trình hoàn thành chúng học sinh chỉ cần
tiến hành một hoạt động tái hiện nhƣ nhớ lại nội dung của các định luật , quy tắc, khái
niệm, trình bày lại một mục trong sách giáo khoa…
 Bài toán hóa học là những bài tập mà khi hoàn thành chúng thì học sinh tiến
hành một loạt các hoạt động: đọc hiểu, phát hiện vấn đề,suy luận…
- Sự vận dụng kiến thức thông qua bài tập có nhiều hình thức rất phong phú và đa
dạng. chính nhờ sự vận dụng kiến thức để giải bài tập mà kiến thức đƣợc củng cố,
khắc sâu, chính xác hóa, mở rông và nâng cao. Nhƣ vậy, bài tập vừa là nội dung, vừa
là phƣơng tiện để dạy tốt, học tốt môn hóa học.
1.1.2. Tác dụng của bài tập hóa học
1.1.2.1. Tác dụng trí dục
- Làm học sinh hiểu sâu sắc các khái niệm đã học.
- Bài tập hóa học mở rộng, đào sâu kiến thức một cách sinh động, phong phú và
hấp dẫn nhƣng không làm nặng nề kiến thức của học sinh.
- Ôn tập, củng cố kiến thức một cách thƣờng xuyên và hệ thống hóa kiến thức
học sinh đã học một cách thật khoa học.

- Rèn luyện thƣờng xuyên các kỹ năng, kỹ xảo hóa học cần thiết cho học sinh:
cân bằng phƣơng trình hóa học, tính toán theo phƣơng trình và công thức hóa học, sử
dụng ngôn ngữ hóa học…
- Bài tập thực nghiệm rèn cho học sinh kỹ năng thực hành thí nghiệm, góp phần
vào việc giáo dục kỹ thuật tổng hợp cho học sinh.
- Phát triển khả năng tƣ duy sáng tạo, suy luận logic của học sinh. Các em nắm
vững chắc các thao tác phân tích, tổng hợp so sánh, khái quát hóa…
5


1.1.2.2. Tác dụng phát triển
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích hình vẽ, biểu đồ, sơ đồ chứ không đơn
thuần là chỉ dung để minh họa.
- Các thao tác tƣ duy: so sánh, đối chiếu, quy nạp, diễn dịch, phân tích… trong
các bài tập sẽ rèn tƣ duy cho học sinh.
- Xây dựng cho các em năng lực học tập, nghiên cứu và óc sáng tạo.
1.1.2.3. Tác dụng giáo dục
- Rèn luyện đức tính chính xác, kiên nhẫn, trung thực cho học sinh. Rèn luyện tính
văn hóa khoa học trong học tập: cần làm việc có tổ chức, ngăn nắp, sạch sẽ, gọn gàng…
- Nâng cao long yêu thích bộ môn hóa học và say mê nghiên cứu khoa học.
- Xây dựng tƣ cách và trách nhiệm công dân: lòng nhân ái, đoàn kết giúp đỡ lẫn
nhau, lòng yêu nƣớc, yêu thiên nhiên, yêu lao động, bảo vệ môi trƣờng trong sạch…
1.1.3. Phân loại bài tập hóa học
Hiện nay có nhiều cách phân loại phân loại bài tập khác nhau, tùy thuộc vào cơ
sở phân loại
1.1.3.1. Phân loại dựa vào hoạt động của học sinh khi giải bài tập:
- Bài lý thuyết (không tiến hành thí nghiệm)
- Bài tập thực nghiệm ( có tiến hành thí nghiệm)
1.1.3.2. Phân loại dựa vào tính chất của bài tập:
- Bài tập định tính

- Bài tập định lƣợng
1.1.3.3. Phân loại dựa vào nội dung hóa học của bài tập:
- Bài tập hóa đại cƣơng
+ Bài tập về chất khí
+ Bài tập về dung dịch
+ Bài tập về điện phân

- Bài tập hóa vô cơ
+ Bài tập về các kim loại
+ Bài tập về các phi kim
+ Bài tập về các loại hợp chất oxit, axit, bazơ, muối

6


Bài tập hóa hữu cơ
+ Bài tập về hiđrocacbon
+ Bài tập về ancol, phenol, amin
+ Bài tập về anđehit, axit cacboxylic, este

1.1.3.4. Phân loại dựa vào nhiệm vụ và yêu cầu của bài tập:
- Bài tập cân bằng phƣơng trình phản ứng
- Bài tập viết chuỗi phản ứng
- Bài tập điều chế
- Bài tập nhận biết
- Bài tập tách các chất ra khỏi hỗn hợp
- Bài tập xác định thành phần hỗn hợp
- Bài tập lập công thức phân tử
- Bài tập tìm nguyên tố chƣa biết
1.1.3.5. Phân loại dựa vào khối lượng kiến thức, mức độ đơn giản hay phức tạp

của bài tập:
- Bài tập dạng cơ bản
- Bài tập tổng hợp
1.1.3.6. Phân loại dựa vào cách thức tiến hành kiểm tra
- Bài tập tự luận
- Bài tập trắc nghiệm
1.1.3.7. Phân loại dựa vào phương pháp giải bài tập
- Bài tập tính theo công thức và phƣơng trình
- Bài tập biện luận
- Bài tập dùng các giá trị trung bình

1.1.3.8. Phân loại dựa vào mục đích sử dụng;
- Bài tập dùng kiểm tra đầu giờ
- Bài tập dùng củng cố kiến thức
- Bài tập dùng ôn tập, ôn luyện, tổng kết
- Bài tập dùng bồi dƣỡng học sinh giỏi
- Bài tập dùng phụ đạo học sinh yếu
7


Mỗi cách phân loại có ƣu, nhƣợc điểm riêng, tùy từng trƣờng hợp cụ thể mà sử
dụng cách phân loại này hay cách phân loại khác hay kết hợp các cách phân loại.
1.1.4. Điều kiện để học sinh giải bài tập hóa học tốt
- Nắm chắc lý thuyết: nhƣ là các định luật cơ bản về hóa học, các quá trình hóa
học, tính chất hóa học của các chất, nắm vững đầy đủ ý nghĩa định tính và định lƣợng
của ký hiệ công thức và phƣơng trình hóa học…
- Nắm đƣợc các dạng bài tập cơ bản, nhanh chóng xác định đƣợc bài tập đang
giải thuộc dạng bài tập nào.
- Nắm đƣợc một số phƣơng pháp giải thích hợp với từng dạng bài tập và chọn
phƣơng pháp giải tối ƣu nhất.

- Nắm đƣợc các bƣớc giải một dạng bài tập nói chung và với một bài tập nói riêng.
- Biết đƣợc một số thủ thuật và phép biến đổi nhƣ cách giải phƣơng trình, hệ
phƣơng trình.
1.2. Tổng quan về kỹ năng
1.2.1. Khái niệm kỹ năng
Có nhiều khái niệm khác nhau về kỹ năng:
- Theo từ điển tiếng Việt: kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thức thu
nhận đƣợc vào thực tế.
- Một số khái niệm khác:
+ Kỹ năng là hệ thống phức tạp các thao tác hợp lý, có hiệu quả đƣợc hình thành
qua quá trình rèn luyện.
+ Kỹ năng là năng lực hay khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục một hay
một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh nghiệm) nhằm tạo ra
kết quả mong đợi.
+ Kỹ năng là khả năng vận dụng kiến thức (khái niệm, cách thức, phƣơng
pháp…) để giải quyết một nhiệm vụ mới.
+ Kỹ năng học tập là khả năng vận dụng có kết quả những kiến thức về phƣơng
thức thực hiện các hành động học tập.
1.2.2. Sự hình thành kỹ năng
- Đặc điểm của kỹ năng:
+ Mức độ tham gia của ý chí cao.
+ Hành động luôn có sự kiểm tra của thị giác.
8


+ Chƣa bao quát toàn bộ hành động, thƣờng chú ý ở phạm vi hẹp hay động tác
đang làm.
+ Tốn nhiều năng lƣợng thần kinh và cơ bắp.
- Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự hình thành kỹ năng.
+ Nội dung của bài tập. nhiệm vụ đặt ra đƣợc trừu tƣợng hóa sẵn hay bị che phủ

bởi các yếu tố phụ làm lệch hƣớng tƣ duy, ảnh hƣởng đến sự hình thành kỹ năng.
+ Tâm thế, thói quen cũng ảnh hƣởng đến sự hình thành kỹ năng.
+ Có khả năng khái quát, nhìn đối tƣợng một cách toàn thể.
- Sự hình thành kỹ năng tức là hình thành cho học sinh nắm vững một hệ thống
phức tạp các thao tác nhằm làm biến đổi và sáng tỏ những thông tin chứa đựng trong
bài tập, nội dung học tập xác định.
- Khi hình thành kỹ năng học tập cho học sinh cần:
+ Giúp học sinh biết cách tìm tòi để nhận ra các yếu tố đã cho, các yếu tố phải
tìm và mối quan hệ giữa chúng.
+ Giúp học sinh hình thành mô hình khái quát để giải quyết các bài tập, các đối
tƣợng cùng loại. Xác lập đƣợc mối quan hệ giữa bài tập mô hình khái quát và các kiến
thức tƣơng ứng.
1.2.3. Kỹ năng giải bài tập hóa học và rèn luyện kỹ năng giải bài tập hóa học
cho học sinh
1.2.3.1. Kỹ năng giải bài tập hóa học
Kỹ năng giải bài tập hóa học của học sinh là khả năng sử dụng có mục đích, sáng
tạo những kiến thức hóa học để giải các bài tập hóa học.
Một học sinh có kỹ năng giải bài tập hóa học tức là biết phân tích đầu bài, từ đó
xác định hƣớng giải đúng, trình bày lời giải một cách logic, chính xác trong một thời
gian nhất định. Có thể chia ra hai mức kỹ năng giải bài tập hóa học:
- Kỹ năng giải bài tập hóa học cơ bản.
- Kỹ năng giải bài tập hóa học phức tạp.
Trong mỗi mức lại có ba trình độ khác nhau:
- Biết làm: nắm đƣợc quy trình giải một loại bài tập cơ bản nào đó tƣơng tự nhƣ
bài giải mẫu nhƣng chƣa nhanh.
- Thành thạo: biết cách giải nhanh, ngắn gọn, chính xác theo cách giải gần nhƣ
bài tập mẫu nhƣng có biến đổi chút ít hoặc bằng cách giải khác nhau.
9



- Mềm dẻo, linh hoạt, sáng tạo: đƣa ra những cách giải ngắn gọn, độc đáo do biết
vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học (không chỉ với bài tập hóa học gần nhƣ bài tập
mẫu mà cả bài tập hóa học mới).
1.2.3.2. Rèn luyện kỹ năng giải bài tập hóa học
- Các giai đoạn hình thành kỹ năng giải bài tập
Việc hình thành kỹ năng giải bài tập hóa học có thể chia thành các giai đoạn sau:
+ Giai đoạn 1: học sinh vận dụng lý thuyết để giải những bài tập hóa học cơ bản
nhất. Qua đây sẽ hình thành các thao tác giải cơ bản.
+ Giai đoạn 2: học sinh vận dụng kiến thức, thao tác để giải các bài tập cơ bản
giúp hình thành kỹ năng giải bài tập cơ bản.
+ Giai đoạn 3: hình thành kỹ năng giải bài tập phức hợp thông qua việc cho học
sinh giải những bài tập phức hợp đa dạng, phức tạp hơn.
- Rèn luyện kỹ năng giải bài tập
Theo lý luận dạy học thì kỹ năng đƣợc hình thành là do luyện tập. Có nhiều cách
luyện tập để rèn luyện kỹ năng giải bài tập hóa học.
+ Luyện tập theo mẫu: cho học sinh giải bài tập hóa học tƣơng tự nhƣ bài tập
mẫu. Việc luyện tập này có thể tập trung ngay ở một bài học hoặc rải rác ở một số bài
tập hoặc bài tập ở nhà.
+ Luyện tập không theo mẫu: học sinh luyện tập trong tình huống có biến đổi.
Những điều kiện và yêu cầu của bài toán có thể biến đổi từ đơn giản đến phức tạp
cùng với sự phát triển của kiến thức. Vì vây, các bài tập hóa học cũng cần đƣợc sắp
xếp từ dễ đến khó giúp học sinh phát triển các kỹ năng bậc cao.
1.2.4. Phương pháp rèn luyện kỹ năng giải bài tập
Để rèn luyện kỹ năng giải bài tập cần thực hiện các vấn đề sau:
- Xác định từng kỹ năng cụ thể trong hệ thống kỹ năng giải bài tập hóa học và
mức độ của nó ở mỗi lớp học, cấp học tƣơng ứng.
- Xác định hệ thống bài tập hóa học tƣơng ứng chủ yếu để học sinh luyện tập kỹ
năng giải bài tập cơ bản, bài tập tổng hợp.
- Xây dựng sơ đồ định hƣớng khái quát, sơ đồ định hƣớng hành động và các thao
tác giải mỗi loại bài tập cơ bản điển hình và bài tập hóa học cơ sở để hƣớng dẫn học

sinh giải bài tập.

10


- Hƣớng dẫn học sinh hành động tìm kiếm lời giải bài tập mẫu và bài tập tƣơng
tự nhằm giúp học sinh nắm đƣợc sơ đồ định hƣớng giải bài tập nói chung và mỗi loại
bài tập hóa học cụ thể nói riêng.
- Sử dụng bài tập hóa học trong mỗi bài, mỗi chƣơng để hình thành và rèn luyện
kỹ năng giải bài tập hóa học cho học sinh, giúp học sinh đƣợc luyên tập theo mẫu,
luyện tập không theo mẫu, luyện tập thƣờng xuyên và luyện tập theo những hình thức
giải bài tập hóa học khác nhau.
1.3. Các phƣơng pháp giải bài tập nhận biết và tách các hợp chất hữu cơ
1.3.1. Nhận biết chất hữu cơ
1.3.1.1. Nguyên tắc chọn thuốc thử
Nhận biết là quá trình dùng các phƣơng pháp vật lý, phƣơng pháp hóa học nhằm
gây ra các hiện tƣợng mà giác quan có thể cảm thụ đƣợc: hiện tƣợng hòa tan (nếu tỏa
nhiệt khi chạm tay vào đáy ống nghiệm sẽ thấy nóng lên), hiện tƣợng mất màu, tạo
màu, đổi màu, hiện tƣợng sủi bọt khí… nhằm tìm ra các chất, hỗn hợp bị mất nhãn
hoặc bị hỗn tạp trong hỗn hợp.
Nguyên tắc chọn thuốc thử:
- Phản ứng dùng để nhận biết phải xảy ra nhanh, đơn giản, dễ thực hiện
(thƣờng là đặc trƣng của từng chất hữu cơ cần nhận biết) có dấu hiệu rõ rệt, quan
sát đƣợc dễ dàng.
- Chọn thuốc thử: tất cả các chất đƣợc chọn dùng để nhận biết gọi là thuốc thử
(kể cả nƣớc, quỳ tím). Phải chọn thuốc thử để tạo ra hiện tƣợng bề ngoài dễ quan sát
đƣợc khi nhận biết nhƣ:
+ Thay đổi màu sắc.
+ Tạo kết tủa.
+ Sủi bọt khí.

+ Khí có màu hay có mùi.
Có rất nhiều phƣơng pháp để nhận biết chất hóa học trong đó có hai phƣơng pháp
thông dụng nhất là phƣơng pháp vật lý và phƣơng pháp hóa học.
- Nhận biết bằng phƣơng pháp vật lý là phƣơng pháp nhận biết các chất thông
qua những tính chất vật lý nhƣ: trạng thái tồn tại, nhiệt độ sôi, độ tan, màu sắc, tính
dẫn điện, dẫn nhiệt…

11


- Nhận biết bằng phƣơng pháp hóa học là phƣơng pháp nhận biết các chất bằng
phản ứng hóa học hay bằng dấu hiệu hóa học thông qua việc tạo sản phẩm là chất khí,
tạo chất kết tủa, tạo dung dịch có màu… Dạng bài tập này dựa vào dấu hiệu đặc trƣng
khi các chất hóa học phản ứng với nhau tạo ra sản phẩm có dấu hiệu thay đổi rõ ràng
nhƣ có sự thay đổi màu sắc, trạng thái tồn tại…
1.3.1.2. Các bước trình bày một bài tập nhận biết
Thông thƣờng một bài tập nhận biết đƣợc trình bày theo các bƣớc sau:
- Bƣớc 1: Trích các mẫu thử.
- Bƣớc 2: Chọn thuốc thử.
- Bƣớc 3: Cho thuốc thử vào mẫu thử hoặc ngƣợc lại (cho mẫu thử vào thuốc thử).
- Bƣớc 4: Dự đoán hiện tƣợng xảy ra (nếu… thì…).
- Bƣớc 5: Viết phƣơng trình phản ứng minh họa.
1.3.1.3. Lưu ý
- Tùy theo yêu cầu của bài tập mà có thể gặp một số dạng bài tập nhận biết sau:
+ Nhận biết các hóa chất (rắn, lỏng, khí) riêng biệt.
+ Nhận biết các hóa chất trong cùng một hỗn hợp.
+ Xác định sự có mặt của các chất trong cùng một dung dịch.
- Tùy thuộc vào sự lựa chọn thuốc thử để nhận biết hóa chất mà mỗi dạng trên lại
có thể gặp một trong các trƣờng hợp sau:
+ Nhận biết đƣợc dùng thuốc thử không hạn chế.

+ Nhận biết với thuốc thử hạn chế.
+ Nhận biết không đƣợc dùng thêm thuốc thử.
- Ở bƣớc 3 tùy thuộc vào trạng thái tồn tại mà ta có thể cho thuốc thử vào mẫu
thử hoặc ngƣợc lại:
+ Nếu mẫu thử ở trạng thái lỏng thì ta cho thuốc thử vào mẫu thử.
+ Nếu mẫu thử ở trạng thái khí thì ta cho mẫu thử vào thuốc thử.
- Cách trình bày một bài tập nhận biết có thể theo cách mô tả (theo các bƣớc ở
trên) hoặc kẻ bảng. Cách trình bày theo kẻ bảng có thể đƣợc dùng cho các bài tập nhận biết
với hóa chất tự chọn hoặc nhận biết mà không dùng thêm hóa chất (thƣờng sử dụng).
- Bƣớc 5 có thể kết hợp trong bƣớc 4 tùy từng bài tập cụ thể.
1.3.1.4. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Hãy nhận biết dung dịch các chất sau bằng phƣơng pháp hóa học:
CH3OH, HCHO, HCOOH.
12


Bài giải:
- Bƣớc 1: Trích mỗi chất một ít ra làm mẫu thử.
- Bƣớc 2: Chọn thuốc thử là dung dịch AgNO3/NH3.
- Bƣớc 3: Lần lƣợt cho các mẫu thử tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3.
- Bƣớc 4: Quan sát hiên tƣợng xảy ra trong với các mẫu thử:
+ Nếu mẫu nào thấy hiện tƣợng có kết tủa Ag trắng sáng bám trên thành ống
nghiệm thì đó là HCHO
+ Nếu mẫu nào thấy hiện tƣợng có kết tủa Ag trắng sáng bám trên thành ống
nghiệm và đồng thời có khí thoát ra thì đó là HCOOH.
+ Nếu mẫu nào không thấy có hiện tƣợng gì xảy ra thì mẫu đó là CH3OH.
- Bƣớc 5: Viết PTHH của các phản ứng xảy ra
HCHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O  HCOONH4 + 2Ag  + 2NH4NO3
HCOOH + 2AgNO3 + 2NH3  CO2 ↑+ NH4NO3 + 2Ag 
Ví dụ 2: Có các lọ hóa chất không nhãn chứa dung dịch các chất: phenol,

benzen, glixerol và etanol. Hãy dùng phƣơng pháp hóa học để nhận biết các chất trên.
Bài giải:
Đối với bài tập này ta có thể nhận biết bằng cách kẻ bảng sau:
Thuốc thử

dd nƣớc brom

Cu(OH)2

Na

Mẫu thử
Phenol

↓ trắng

Glixerol

_

dd xanh thẫm

Etanol

_

_




Benzen

_

_

_

Lấy các mẫu thử. Cho các mẫu tác dụng với dung dịch nƣớc brom, mẫu nào tạo
kết tủa trắng là phenol. Cho các mẫu còn lại tác dụng với Cu(OH)2 nếu mẫu nào hòa
tan đƣợc Cu(OH)2 tạo ra dung dịch xanh thẫm là glixerol. Hai mẫu còn lại cho tác
dụng với Na, mẫu nào phản ứng, thấy có khí thoát ra là etanol. Mẫu còn lại không có
hiện tƣợng là benzen.
Các PTHH của các phản ứng xảy ra:

13


OH

OH
Br

Br

+ 3Br2

+3HBr

Br


2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 → [C3H5(OH)2O]Cu + 2H2O
(Đồng (II) glixerat màu xanh thẫm)
2C6H5OH + 2Na  2C6H5ONa + H2 
Ví dụ 3: Có các dung dịch chứa các chất riêng biệt sau: C6H5OH, hồ tinh bột, I2,
Br2, HCHO, AgNO3/NH3. Hãy nhận biết các dung dịch trên mà không dùng thêm hóa
chất nào khác .
Bài giải:
Đối với bài tập này ta có thể nhận biết bằng cách kẻ bảng sau:
C6H5OH
C6H5OH

Br2

HCHO

AgNO3/NH3

↓trắng

_

_

dd trong suốt

_

↓trắng


Br2

↓Ag sáng

HCHO

_

dd trong suốt

AgNO3/NH3

_

_

↓Ag sáng

1 ↓ trắng

1 ↓ trắng + 1 dd

1 ↓Ag sáng +

trong suốt

1dd trong suốt

Kết luận


1 ↓Ag sáng

Lấy các mẫu thử. Cho 1 mẫu thử tác dụng lần lƣợt với các mẫu thử còn lại, quan
sát hiện tƣợng và ghi lại kết quả. Làm lần lƣợt nhƣ vậy với cả 4 mẫu thử, sau đó đói
chiếu kết quà thu đƣợc với bảng trên ta thấy:
Mẫu nào chỉ tạo 1 kết tủa trắng là C6H5OH.
Mẫu nào tạo 1 kết tủa trắng và 1 dung dịch trong suốt là Br2.
Mẫu nào tạo 1 kết tủa Ag sáng và 1 dung dịch trong suốt là HCHO.
Mẫu nào chỉ tạo 1 kết tủa Ag sáng là AgNO3/NH3.
Các PTHH của các phản ứng xảy ra:

14


OH

OH
Br

Br

+ 3Br2

+3HBr

Br

HCHO + Br2 + H2O → HCOOH + 2HBr
HCHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O  HCOONH4 + 2Ag  + 2NH4NO3
1.3.2. Tách chất hữu cơ

1.3.2.1. Nguyên tắc tách các hợp chất hữu cơ
- Tách chất là phƣơng pháp lọc, tách một hay nhiều chất từ một hỗn hợp thành
các chất riêng biệt và tinh khiết.
Để tách chất ra khỏi hỗn hợp ta có thể dùng các phƣơng pháp vật lý hoặc các
phƣơng pháp hóa học.
Tách các chất bằng phƣơng pháp hóa học là sử dụng các phản ứng hóa học đặc
trƣng để tách các chất ra khỏi hỗn hợp.
Các bài tập tách chất hữu cơ thƣờng chia thành 2 loại:
- Tách loại: Cho hỗn hợp XYZ, yêu cầu tách riêng 1 chất X ra khỏi hỗn hợp
Đối với trƣờng hợp này ta áp dụng 1 trong 2 sơ đồ tách sau (X, Y, Z, A, B, YZ,
AX, AB, AYZ là các chất)
Sơ đồ 1:
YZ
+A (1)
XYZ

AB
AX

+B (2)
X

Sau phản ứng (1) ta loại đi YZ, sau phản ứng (2) ta loại đi AB thì thu đƣợc chất X
riêng biệt.

15


Sơ đồ 2:
AYZ

+A
XYZ
X
Sau phản ứng ta loại đi AYZ thì thu đƣợc chất X riêng biệt.
Sơ đồ 1 dùng khi chỉ có chất X trong hỗn hợp tác dụng với thuốc thử A.
Sơ đồ 2 dùng khi chỉ có chất X trong hỗn hợp không tác dụng với thuốc thử A.
- Tách riêng: cho hỗn hợp XY, yêu cầu tách riêng mỗi chất ra khỏi hỗn hợp
Thông thƣờng quá trình tách riêng các chất tuân theo sơ đồ sau (X, Y, A, B, YA, AB
là các chất):
AB
+B
YA

+A

Y

XY

GĐ tái tạo

X
GĐ hấp thụ
Tách trực tiếp(chỉ thu X)
9

Tách gián tiếp (thu X,Y riêng rẽ)

1.3.2.2. Các bước trình bày một bài tập tách chất
Thông thƣờng một bài tập tách chất đƣợc trình bày theo các bƣớc sau:

- Bƣớc 1: Lựa chọn các thuốc thử phù hợp cho các phản ứng tách và phản ứng tái
tạo.
16


- Bƣớc 2: Lập sơ đồ tách.
- Bƣớc 3: Trình bày các bƣớc tiến hành và mô tả các hiện tƣợng trong mỗi bƣớc
để thu đƣợc chất cần tách.
- Bƣớc 4: Viết các phƣơng trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
1.3.2.3. Lưu ý
- Phản ứng đƣợc chọn để tách riêng mỗi chất ra khỏi hỗn hợp ban đầu phải thỏa
mãn ba điều kiện sau:
+ Chỉ tác dụng lên một chất trong hỗn hợp cần tách.
+ Sản phẩm tạo thành có thể tách dễ dàng ra khỏi hỗn hợp bằng phƣơng pháp vật lý
(tức sản phẩm tạo thành phải ở trạng thía khác so với hỗn hợp ban đầu).
+ Từ sản phẩm tạo thành có khả năng tái tạo và tách đƣợc chất ban đầu.
- Thuốc thử đƣợc chọn phải thỏa mãn hai điều kiện:
+ Chỉ tác dụng với 1 chất cần tách trong hỗn hợp hoặc tác dụng với tất cả các
chất trừ chất cần tách trong hỗn hợp .
+ Có thể tách YA ra khỏi X một cách dễ dàng.
+ Có thể loại bỏ sản phẩm phụ một cách dễ dàng.
1.3.2.4. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Cho hỗn hợp gồm các chất: C2H5OH, CH3COCH3, CH3COOH. Làm thế
nào để tách axeton ra khỏi hỗn hợp trên.
Bài giải:
- Bƣớc 1: Lựa chọn thuốc thử Na phản ứng với cả 2 chất C2H5OH, CH3COOH,
chỉ không phản ứng với chất cần tách là CH3COCH3.
- Bƣớc 2: Lập sơ đồ tách:
C2H5OH
CH3COCH3


Na

CH3COCH3

(chƣng cất)

CH3COOH

C2H5ONa

Loại bỏ

CH3COONa
- Bƣớc 3: Cho hỗn hợp tác dụng với Na (dƣ) thì trong hỗn hợp có C 2H5OH và
CH3COOH phản ứng tạo ra hỗn hợp muối, chỉ có CH3COCH3 là không phản ứng với
Na. Chƣng cất dung dịch sau phản ứng thu đƣợc phần hơi là tách riêng đƣợc axeton.
17


- Bƣớc 4: Các PTHH xảy ra:
2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2↑
2CH3COOH + 2Na → 2CH3COONa + H2↑
Ví dụ 2: Tách riêng từng chất ra khỏi hỗn hợp rắn gồm CH3COONa, C6H5ONa,
C6H5NH3Cl.
Bài giải:
- Bƣớc 1: Lựa chọn thuốc thử là dung dịch NaOH để tách C6H5NH3Cl và dung
dịch HCl sau đó dùng Na2CO3 để tách riêng C6H5ONa.
- Bƣớc 2: Lập sơ đồ tách:
HCl

C6H5ONa

NaOH

C6H5NH2

C6H5NH3Cl
HCl

CH3COONa

3Cl

(chiết)
C6H5NH3Cl

C6H5ONa

HCl

C6H5OH
CH3COOH

CH3COONa

(A)

NaCl
(A)


Na2CO3
(chiết)

C6H5OH
CH3COONa

H2SO4

NaCl

chƣng cất

CH3COOH
NaOH
C6H5NH3Cl

HCl
- Bƣớc 3: Cho hỗn hợp tác dụng với dung dịch NaOH (dƣ) thì3Cl
trong hỗn hợp có

C6H5NH3Cl phản ứng tạo ra C6H5NH2, chiết lấy sau đó cho tác dụng tiếp với HCl thì
tách riêng đƣợc C6H5NH3Cl. Đem dung dịch 2 muối còn lại tác dung với dung dịch
HCl dƣ thu đƣợc CH3COOH, C6H5OH và NaCl (hỗn hợp A). Cho hỗn hợp A tác dụng
với dung dịch Na2CO3 và chiết thì thu đƣợc C6H5OH do không phản ứng, sau đó cho
tác dụng với NaOH thì tách riêng đƣợc muối C6H5ONa. Dung dịch sau chiết gồm
CH3COONa, NaCl cho tác dụng với H2SO4 thì có CH3COONa phản ứng tạo ra
CH3COOH. Chƣng cất để thu lấy hơi CH3COOH rồi cho tác dụng với NaOH thì tách
riêng đƣợc muối CH3COONa
18



- Bƣớc 4: Các PTHH xảy ra:
C6H5NH3Cl + NaOH → C6H5NH2 + NaCl + H2O
C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl
C6H5ONa + HCl → C6H5OH + NaCl
CH3COONa + HCl → CH3COOH + NaCl
CH3COOH + Na2CO3 → CH3COONa + NaHCO3
CH3COONa + H2SO4 → CH3COOH + NaHSO4
CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O
1.4. Thực trạng về kỹ năng giải bài tập hóa học của học sinh trong một số
trƣờng trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Sơn La
Qua điều tra thực tế ở 3 trƣờng THPT trên địa bàn tỉnh Sơn La: trƣờng THPT
Mộc Lỵ - Mộc Châu, trƣờng THPT Mai Sơn – Mai Sơn, trƣờng THPT Chiềng Sinh –
thành phố Sơn La tôi thấy rằng đa số các trƣờng THPT các giáo viên đều chú trọng
việc hình thành và rèn luyện các kỹ năng giải bài tập hóa học cho học sinh. Tuy nhiên,
trong điều kiện khuôn khổ thời gian và điều kiện có hạn nên kết quả chƣa cao. Theo cô
Đặng Thị Nhung, giáo viên Hóa học tai trƣờng THPT Mộc Lỵ thì các em học sinh còn
hiểu rất mơ hồ và đa số mới chỉ dừng lại ở việc giải các bài tập theo mẫu mà giáo viên
hƣớng dẫn. Còn cô Bùi Thị Thúy Nga, giáo viên trƣờng THPT Chiềng Sinh thì cho
rằng: “Để rèn luyện đƣợc kỹ năng giải bài tập hóa học cho học sinh cần nhiều yếu tố
trong đó cần thiết nhất là xây dƣng một hệ thống các bài tập bám sát chƣơng trình học
và việc luyện tập thƣờng xuyên”. Theo thống kê trên phiếu trƣng cầu ý kến của học
sinh tai 3 trƣờng THPT thì có trên 90% các em học sinh đề cho rằng việc rèn luyện kỹ
năng giải bài tập hóa học là rất cần thiết. Tuy nhiên, thực tế chỉ có 20% các em chú
trọng làm bài tập khi học tập môn hóa, còn lại đa số các em chỉ học lý thuyết và làm
những bài tập cơ bản mà giáo viên giao.
Cũng qua điều tra cho thấy rằng đa số học sinh có thái độ căng thẳng, sợ bị gọi
trả lời trong các giờ bài tập, đặc biệt là các bài tập hóa hữu cơ. Các em thƣờng có tâm
lý e ngại, trốn tránh, lƣời làm bài tập vì thấy bài tập khó, không đƣợc hƣớng dẫn một
cách bài bản, cụ thể để giải các dạng bài khác nhau. Mặt khác, đối với những em có ý

thức, chú trọng rèn luyện kỹ năng giải bài tập hóa học thì cũng chỉ dừng lại ở việc xem
lại các ví dụ, bài giải mẫu để làm theo hoặc đọc. nghiên cứu tài liệu tƣơng tự để giải và
đa số đều chọn giải theo cách giáo viên đã hƣớng dẫn. Theo các em, khó khăn lớn nhất
19


khi giải các bài tập hóa học là các em chƣa đƣợc làm quen với các dạng bài khác nhau,
các dạng bài tập chƣa đƣợc hệ thống hóa theo từng nội dung chủ đề cụ thể, các tài liệu
tham khảo, hƣớng dẫn về dạng bài tập bám sát chƣơng trính học còn hạn chế và lƣợng
thời gian trên lớp để luyện tập, rèn luyện kỹ năng giải bài tập còn ít.
Nhƣ vậy, việc hình thành và rèn luyện kỹ năng giải bài tập hóa học cho học sinh
là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách đặt ra trong quá trình dạy và học hóa học ở trƣờng
THPT. Hi vọng đề tài hoàn thành sẽ góp phần giải quyết một phần thực trạng nói trên
và hỗ trợ đắc lực cho việc hoàn thành mục tiêu dạy học hóa học ở trƣờng THPT.

20


CHƢƠNG 2: SỬ DỤNG CÁC DẠNG BÀI TẬP NHẬN BIẾT VÀ TÁCH CHẤT
ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIẢI BÀI TẬP HÓA HỌC TRONG DẠY HỌC
PHẦN HÓA HỌC HỮU CƠ
2.1. Tổng quan về phần hóa học hữu cơ trong chƣơng trình hóa học phổ thông
Hệ thống kiến thức hóa học hữu cơ ở trƣờng trung học phổ thông mang tính kế
thừa, phát triển và hoàn thiện các nội dung kiến thức đã đƣợc học ở trƣờng THCS trên
cơ sở lý sở thuyết chủ đạo của chƣơng trình. Kiến thức hóa học hữu cơ đƣợc sắp xếp
thành các chƣơng và có thể chia làm hai nội dung chính:
-

Đại cƣơng về hóa hữu cơ


Đây là phần mở đầu, bao gồm các kiến thức đại cƣơng về hóa học hữu cơ nhằm
cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ sở lý thuyết ban đầu dùng làm phƣơng tiện
để nghiên cứu các loại hợp chất hữu cơ cụ thể sau này. Học sinh cần nắm đƣợc:
+ Khái niệm chất hữu cơ, đặc điểm chung của hợp chất hữu cơ.
+ Phƣơng pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ và một số khái niệm về
phƣơng pháp thực nghiệm cơ bản (chƣng cất, chiết, kết tinh) đƣợc sử dụng trong
nghiên cứu chất hữu cơ.
+ Phân loại hợp chất hữu cơ theo nhóm chức và gọi tên theo danh pháp quy định
của IUPAC (tên thay thế, tên nhóm chức). Sử dụng hệ thống danh pháp này đảm bảo
tính nhất quán, logic trong việc sử dụng danh pháp hóa học hữu cơ theo chuẩn quốc tế
ngay từ ban đầu khi nghiên cứu hóa học hữu cơ.
+ Các phƣơng pháo phân tích định tính, định lƣợng các nguyên tố trong hợp chất
hữu cơ làm cơ sở cho việc thiết lập công thức phân tử hợp chất hữu cơ.
+ Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ có xem xét đến thuyết cấu tạo hóa học, hiện
tƣợng đồng đẳng, đồng phân, các dạng liên kết trong hóa học hữu cơ, cấu trúc không
gian của phân tử chất hữu cơ.
+ Phản ứng hữu cơ có nghiên cứu đến các dạng phản ứng hóa học hữu cơ ( thế,
cộng, tách, phân hủy) và quá trình xảy ra có sự phân cắt các liên kết cộng hóa trị trong
hợp chất hữu cơ tạo ra các sản phẩm trung gian rất kém bền là các gốc tự do,
cacbocation.
- Nghiên cứu các loại hợp chất hữu cơ cơ bản
Trong phần này có sự bổ sung thêm các các kiến thức mới đảm bảo tính cơ bản,
khoa học và thực tiễn của kiến thức đồng thời đảm bảo sự phát triển kiến thức trong
21


×