Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

BÀI GIẢNG dân tộc học XU HƯỚNG QUÁ TRÌNH tộc NGƯỜI, QUAN hệ dân tộc TRÊN THẾ GIỚI và VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.97 KB, 11 trang )

1
Phần 1. CÁC XU HƯỚNG CỦA QUÁ TRÌNH TỘC NGƯỜI TRÊN
THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
I. CÁC XU HƯỚNG TRONG QUÁ TRÌNH TỘC NGƯỜI TRÊN THẾ GIỚI
A. KNIỆM TỘC NGƯỜI VÀ QUÁ TRÌNH TỘC NGƯỜI TRÊN THẾ GIỚI

* Khái niệm tộc người: Là một cộng đồng người được hình thành trong lịch
sử với những đặc trưng chung: cùng tiếng nói, cùng ý thức tụ giác tộc người, cùng
tên gọi, cùng bản sắc văn hóa.
Chú ý: Cần phân biệt khái niệm “tộc người” với “dân tộc”.
+ DT? nghĩa rộng? Trong một quốc gia có nhiều tộc người sinh sống.
+ Tộc người là một phạm trù lịch sử, nên phát triển gắn với những điều kiện
lịch sử nhất định.
* Khái niệm quá trình tộc người: Quá trình tộc người là quá trình vận
động, biến đổi của tộc người trong những điều kiện lịch sử cụ thể và trong toàn bộ
tiến trình lịch sử trước sự tác động của các yếu tố tự nhiên và các nhân tố xã hội.
B. XU HƯỚNG CỦA QUÁ TRÌNH TỘC NGƯỜI TRÊN THẾ GIỚI

* Xu hướng liên hiệp
Đây là xhướng đặc trưng cho sự phát triển lớn mạnh của các tộc người, thúc
đẩy sự hình thành các quốc gia đa tộc người. Xu hướng này có 3 qtrình chủ yếu:
- Quá trình cố kết: Là sự hợp nhất các tộc người để hình thành các cộng
đồng người lớn hơn. (Thường là các tộc người gần nhau: nggốc, ngngữ, văn hóa)
- Quá trình hòa hợp: Là sự xích lại gần nhau giữa các tộc người tuy khác
nhau về nguồn gốc lịch sử, ngôn ngữ, văn hóa, nơi sống gần nhau và có chung môi
trường, điều kiện sống.
- Quá trình đồng hóa: Là quá trình tộc người này hòa tan vào tộc người khác
mặc dù giữa họ không giống nhau về nguồn gốc ngôn ngữ, bản sắc văn hóa (Có 2
loại đồng hóa: Tự nhiên và Cưỡng bức).
* Xu hướng phân tách: Là xhướng tách ra thành các bộ phận, các nhóm
khác phân tán đi các nơi, hoặc thành cộng đồng độc lập. Xhướng này có dạng sau:




2
- Trong công xã nguyên thủy: Sự phân tách thường là các thị tộc chia thành
các bào tộc, hoặc quá trình di cư.
- Khi xã hội có giai cấp, phân cách theo 2 dạng:
+ Tộc người có số dân ít, trình độ thấp thường phát tán đi nơi khác.
+ Có trường hợp một bộ phận tộc người với số lượng lớn di cư đến vùng đất
mới có điều kiện phát triển tốt hơn, trong một thời gian dài.
- Đến thời cận hiện đại, có một bộ phân tách ra khỏi quốc gia - Dân tộc để
hình thành quốc gia dân tộc độc lập.
Chú ý: Quá trình phát triển của nhân loại, 2 xu hướng diễn ra đồng thời, đan
xen nhau nhưng khuynh hướng hỗn hợp là chủ đạo.
II. CÁC XU HƯỚNG CỦA QUÁ TRÌNH TỘC NGƯỜI Ở VN
A. XU HƯỚNG LIÊN HỢP. (Có 2 dạng)

* Quá trình cố kết, hòa hợp.
Đây là quá trình chủ đạo diễn ra mạnh mẽ, rộng khắp. Là quá trình nổi bật
trong quá trình hình thành phát triển của DT do nhu cầu chống ngoại xâm và
chống thiên nhiên đặt ra.
Sự cố kết này biểu hiện ở nhiều sắc thái và cấp độ khác nhau.
* Quá trình đồng hóa- đồng hóa tự nhiên:
Trước CMT8 đã diễn ra hiện tượng trên.
Sau CMT8, sự đồng hóa diễn ra không chỉ ở bộ phận tộc người thiểu số với
người Việt mà còn diễn ra giữa các tộc người thiểu số với nhau.
Sự đồng hóa trên diễn ra theo nhiều hình thức khác nhau như VH, ngôn ngữ
hoặc thông qua hôn nhân.
B. XU HƯỚNG PHÂN TÁCH

- Ở VN từ xa xưa đã diễn ra các quá trình di cư của các tộc người, nhóm

người rất phức tạp.
+ Do nhiều điều kiện thuân lợi mà DTVN đã đón nhiều cư dân từ nơi khác
đến sinh sống (Mông, Dao, Người Hoa ... từ các nơi láng giềng). Nhiều tộc người


3
thiểu số có quan hệ đồng tộc với các nước láng giềng, nhiều tộc người sống xen kẽ
với tộc người khác. Tính đan xen đa tộc người không chỉ ở phạm vi cả nước mà
còn ở cả các tỉnh, huyện, xã. Do nhiều lý do khác nhau mà một bộ phận không nhỏ
người Việt gồm nhiều tộc người di cư ra nước ngoài (hiện nay gần 2,5 triệu).
+ Nguyên nhân phân tách tộc người ở nước ta còn do âm mưu, thủ đoạn của
CNĐQ xâm lược. Chúng sử dụng chính sách chia để trị, chia nước ta thành 3 kỳ
với các chế độ cai trị khác nhau. Lập ra các xứ tự trị: Thái, Mường Mỡo để xé lẻ,
phân tán các cộng đồng tộc người.
- Hiện nay, quá trình đổi mới đất nước đưới sự lãnh đạo của Đảng, tác động
đã làm cho quá trình tộc người này ở nước ta có những đặc điểm mới.
Phần 2. MỐI QUAN HỆ DÂN TỘC, SẮC TỘC TRÊN THẾ GIỚI VÀ
Ở VN HIỆN NAY
I. QUAN HỆ DÂN TỘC, SẮC TỘC TRÊN THẾ GIỚI HIỆN NAY

* Một số khái niệm cần làm rõ:
- Quan hệ dân tộc: Là mối quan hệ giữa các quốc gia với nhau, trên phạm vi
quốc tế - quan hệ giữa các tộc người trong một quốc gia.
- Quan hệ sắc tộc: Là quan hệ giữa các cộng đồng người có sự khác nhau về
ngôn ngữ, văn hóa, tôn giáo, tộc người, DT, chủng tộc …
-> Từ quan điểm trên; vấn đề DT, sắc tộc rất đa dạng phong phú sinh động.
* Tình hình dân tộc, sắc tộc hiện nay: Rất phức tạp, rất nóng bỏng, mang
tính toàn cầu và đang diễn ra trên khắp châu lục.
- Ở Châu Âu: Mặc dù đang diễn ra qtrình liên minh Châu Âu (EU) với sự
th.nhất về ktế, chtrị, tiền tệ…song xung đột DT, sắc tộc vẫn diễn ra ở nhiều nơi:

+ Sự tan vỡ ở Nam Tư, xung đột của người Xéc bi với người Bôxnhia,
người Hecxgôvina với người Croát; pt li khai của người Anbani ở Côxôvô; Xung
đột giữa người Acmênia và Azeebaidan, Chiến tranh giữa người theo đạo tin lành
với người theo đạo thiên chuas, ở Bắc Ailen; PT đòi li khai ở Baxcơ (Tây Ban
Nha) ...


4
- Ở Châu Á:Có chủ nghĩa ly khai ở Trecnhia đòi tách khỏi Liên bang Nga,
phong trào đòi độc lập cho người Cnốc ở Irắc, Thổ Nhĩ Kỳ để lập nhà nước Knốcđixtan; cuộc chiến ác liệt ở Apganixtan; cuộc xung đột giữa Ixraen với Palextin;
phong trào ly khai ở Tây Tạng (T.Quốc); Xung đột Ấn Độ- Pakixtan ở Kasimôa

- Ở Châu Phi: các cuộc chiến tùng diễn ra giữa người Hutu và người tátxi ở
Uganđa, Bun Run di; phong trào hồi giáo cực đoan ở Angiêri; Xu đăng, Ai cập,
chiến tranh giữa Êrơtêria và Êtiôpia …
- Ở Châu Mỹ; và Châu đại dương đó là cuộc xung đột giữa người gốc Âu
với người thổ dân; ngay trong nước Ca na đa cũng có sự xung đột giữa những
người nói tiếng Pháp với những người nói tiếng Anh…
* Nguyên nhân xung đột:
- Do mâu thuẫn giữa dân tộc người về các lĩnh vực.
- Do âm mưu, thủ đoạn chống phá của CNĐQ các thế lực phản động.
- Do sai lầm về quan điểm, chính sách dân tộc của một số nước.
- Do sự thoái trào của CNXH hiện thực, tác động
- Do hệ quả của CM KHCN hiện đại và các yếu tố thời đại.
II. QUAN HỆ TỘC NGƯỜI Ở VN HIỆN NAY

Cùng với quá trình phát triển của tộc người, ở nước ta có các quan hệ tộc
người được hình thành và phát triển rất đa dạng phức tạp tạo ra những thuận lợi,
khó khăn tác động không nhỏ đến vấn đề DT ở VN.
* Những đặc điểm thuận lợi

- Là một quốc gia đa tộc người nhưng thống nhất cao.
- Có truyền thống đoàn kết, dũng cảm, kiên cường, sáng tạo.
- Vấn đề dân tộc luôn đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà
nước, đồng thời Đảng, Nhà nước có chính sách nhất quán trong giải quyết vấn đề
DT: đoàn kết, bình đẳng và tương trợ.
* Những nhân tố gây mất ổn định trong vấn đề dân tộc.


5
- Một số vấn đề do lịch sử để lại trong quan hệ giữa người Việt và một số
tộc người khác:
+ Sự chênh lệch về trình độ phát triển các mặt giữa miền núi với miền xuôi,
giữa tộc người thiểu số với đa số.
+ Tình trạng lạc hậu về KT-VH, các tập tục cũ.
-Quá trình CNH, HĐH cũng nảy sinh một số vấn đề: du canh du cư, khai
thác phá rừng bừa bãi ...
- Tình trạng tham ô, tham nhũng, sa sút phẩm chất của bộ máy tổ chức, cán
bộ, HTCT ở cơ sở.
- Kẻ thù sử dụng chiến lược “ DBHB” để chống phá cách mạng ...
=> Như vậy, QHDT ở nước ta có nhiều thuân lợi rất cơ bản và diễn biến tốt
đẹp, có được tình hình đó, chính là do dân ta giàu truyền thống đoàn kết, yêu
nước, Đảng, Nhà nước ta có quan điểm, chính sách DT đứng đắn, sáng tạo và các
chính sách đó đã đi vào cuộc sống đồng bào ...
- Tuy nhiên, QHDT ở nước ta cũng có những vấn đề phức tạp, không thể
xem nhẹ. Vì vậy, cần nắm chắc tình hình DT, tìm rõ nguyên nhân nảy sinh, từ đó
có biện pháp giải quyết hợp lý. Thực hiện đoàn kết, ổn định, tương trợ và bình
đẳng DT sẽ tạo nên SM CM to lớn, đó cũng là lợi ích và nguyện vọng cuảng đồng
bào các tộc người ở nước ta.
Phần 3. QUAN ĐIỂM, CHÍNH SÁCH DT CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ
NƯỚC TA TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI

I. Quan điểm, chính sách DT của Đảng, Nhà nước ta.
Cơ sở?
Đảng ta xác định: “Vấn đề DT có vị trí chiến lược lớn” (VIII, 1996,125).
Mục tiêu chính sách DT của Đảng và Nhà nước ta là nhằm tăng cường khối
đại đoàn kết DT; phát huy tinh thần cách mạng và năng lực sáng tạo của các DT
(tộc người), trong sự nghiệp XD và BVTQXHCN tạo mọi điều kiện để các DT


6
phát triển đi lên con đường văn minh tiến bộ, gắn bó mật thiết với sự phát triển
chung của cộng đồng các DT VN.
Tư tưởng chỉ đạo cơ bản, xuyên suốt trong qđiểm chsách DT ở nước ta hiện
nay được Đảng ta khẳng định là: “Thực hiện bình đoàn kết tương trợ” giữa các
DT.
A. QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA ĐẢNG TA

- Vấn đề Dt chỉ có thể được giải quyết khi gắn với quá trình xây dựng
CNXH và phụ thuộc vào quá trình xây dựng phát triển của CNXH. Độc lập DT,
bình đẳng dân tộc thực sự, bản sắc văn hóa DT chỉ có thể được bảo đảm gắn liền
với chế độ XHCN.
- Mọi thành phần dân tộc đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ trên mọi
lĩnh vực. Mọi hoạt động của Đảng, NN, ND đều phấn đấu vì lợi ích chung của
đồng bào các DT. Từ đó tiến tới xóa bỏ mọi sự chênh lệch giữa các tộc người.
- Thực hiện đoàn kết xây dựng, BVTQ, đấu tranh chống tư tưởng DT lớn,
DT hẹp hòi và những âm mưu hành động chống phá của kẻ thù. Tôn trọng lợi ích
chính đáng, truyền thống, tập quán tốt đẹp, bản sắc văn hóa các DT.
- Sự nghiệp phát triển của các dân tộc thiểu số là trách nhiệm và sự nghiệp
của toàn xã hội nhưng trước hết là sự nghiệp của chính đồng bào các dân tộc định
cư ở đó. Trách nhiệm của các tổ chức kinh tế-xh ntn? Nhiệm vụ của từng tộc
người? Và các tộc người lân cận?

- Giải quyết vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc phải đồng bộ, toàn diện
trong đó KT-XH là cơ bản nhất
- Phát huy tinh thần dân tộc tự chủ, tự cường, song phải đi đôi với mở rộng
quan hệ với các dân tộc người, các dân tộc khác.
B. CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA

Chính sách DT có ndung tổng hợp, toàn diện, đồng bộ trên all các lĩnh vực.
* Về kinh tế:


7
- Phát triển kinh tế hàng hóa, phát huy tiềm năng và nguồn lực kinh tế miền
núi theo hướng chuyên canh, thâm canh.
- Tạo các vùng nguyên liệu lâm sản, cây trồng, vật nuôi có chất lượng cao.
- Đổi mới KT, mở rộng thị trường tiêu thụ, đầu tư kết cấu hạ tầng cho vùng
sâu, vùng xa.
- Thực hiện có hquả các dự án xóa đói giảm nghèo ở những xã đbiệt
khkhăn.
- Phát huy vai trò các loại hình sở hữu, các hình thức kỹ thuật
- Củng cố các cơ sở xây dựng dịch vụ, kinh doanh; từng bước củng cố qhệ
sx mới với hình thức bước đi vững chắc và lấy hiệu quả phát triển sx làm thước
đo.
- Có chsách phù hợp với đồng bào còn tập quán du canh để ổn định csống.
- Tập trung các cơ sở công nghiệp, các công trình trọng yếu ở miền núi, ở
vùng đồng bào dân tộc ít người.
* Về chính trị - xã hội hội:
- Phát huy quyền làm chủ của các đồng bào trên tất cả các lĩnh vực. Tạo
điều kiện thuận lợi để đồng bào tham gia quản lý, xây dựng HTCT.
- Các chính sách của Đảng, NN với miền núi, với đồng bào dân tộc ít người
phải đảm bảo thực hiện quyền bình đẳng, dân chủ cho đồng bào.

- Thường xuyên củng cố HTCT. Là yếu tố quan trọng đảm bảo quyền làm
chủ cho đồng bào.
- Có chính sách chăm lo, xây dựng đội ngũ cán bộ người DT ít người. Có
chính sách ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ về mọi mặt cho cán bộ các
cấp nhất là năng lực vận động quần chúng.
- Vận động nhân dân các dân tộc thực hiên tốt chính sách DT của Đảng và
NN. Giáo dục tinh thần cảnh giác trước âm mưu chia rẽ các dân tộc của kẻ thù.
* Về VH-XH:


8
- Đảng-Nhà nước coi nội dung phát triển VH-XH là nội dung trọng yếu để
ổn định cải cách nâng cao đời sống cho đồng bào các dân tộc.
- Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, tập trung xóa đói giảm
nghèo, chăm sóc sức khỏe ổn định cuộc sống cho đồng bào.
- Nâng cao dân trí cho đồng bào. Coi đây là chìa khóa để phát triển KT-XH
và đời sống cho đồng bào.
- Tôn trọng lợi ích, truyền thông văn hóa,ngôn ngữ tập quán tín ngưỡng của
các dân tộc người.
Chú ý: Xây phải đi đôi với chống trong lĩnh vực này (như: vận động đồng
bào đấu tranh chống mê tín dị đoan, các tập tục lạc hâu, lỗi thời, cương quyết ngăn
chặn các hiện tượng phổ biến, truyền bá văn hóa xấu độc hoặc sự buông lỏng quản
lý XH, lĩnh vực VH-XH, sự lan truyền các tệ nạn xã hội ở miền núi như: hút thuốc
phiện và tệ tảo hôn ...)
* Về An ninh- Quốc phòng:
- Cũng cố và tăng cường sức mạnh quốc phòng - an ninh ở miền núi. Đảng,
Nhà nước coi đây là nhiệm vụ quan trọng trong bảo vệ tổ quốc.
- Nhiệm vụ quốc phòng - an ninh phải bảo đảm được sự ổn định chính trị,
bảo vệ an ninh biên giới.
- Kết hợp chặc chẽ giữa phát triển kinh tế - xh với cũng cố thế trận quốc

phòng toàn dân và an ninh nhân dân ở miền núi.
- Xây dựng lực lượng vũ trang 3 thứ quân, phối hợp quân đội với công an và
Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị xã hội ở địa phương để chống CL “DBHB”
của CNĐQ.
II. QĐNDVN VỚI VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA
ĐẢNG, NHÀ NƯỚC TA.

A. CƠ SỞ ĐỂ XÁC ĐỊNH NHIỆM VỤ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
DÂN TỘC CỦA ĐẢNG-NHÀ NƯỚC TA


9
Quân đội ta là quân đội của dân, do dân và vì dân dưới sự lãnh đạo của
Đảng và gắn bó với nhân dân các dân tộc. Thực hiện quan điểm, chính sách DT
của Đảng, NN là một trong những điều kiện để xây dựng quân đội theo phương
hướng mới: CM, CQ, TN và từng bước HĐ.
Do điều kiện công tác cụ thể, quân đội có vai trò quan trọng trong thực hiện
chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước.
Thực hiện chsách DT của Đảng, NN vừa là nhiệm vụ, vừa là trách nhiệm
của QĐ đồng thời là vinh dự của quân đội thực hiện bản chất, truyền thống của
QĐ ta.
Là một đội quân chiến đấu, lao động sản xuất và đội quân công tác, quân
đội ta có mặt khắp mọi miền của tổ quốc (đặc biệt, trải qua hơn 6 thập kỷ xây
dựng chuyển đổi và trưởng thành quân đội ta luôn có mặt, đứng chân vững chắc ở
miền núi , gắn bó sâu nặng với đồng bào các dân tộc).
Hiện nay, miền núi vẫn giữ vị trí chiến lược về kinh tế - chính trị, văn hóa,
quốc phòng - an ninh và đối ngoại trong sự nghiệp XD và BVTQ.
Trong chiến lược “DBHB” các thế lực thù địch đang có nhiều âm mưu thủ
đoạn thâm độc chống phá quan điểm chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước ta,
chia rẽ phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân dẫn đến làm suy yếu chế độ XHCN.

-> Trong bối cảnh đó, QĐ ta tích cực thực hiện thắng lợi quan điểm, chính
sách DT của Đảng, NN ta có ý nghĩa chính trị to lớn, trực tiếp củng cố chế độ
quốc phòng an ninh BVTQ, góp phần xây dựng miền núi vững mạnh về mọi mặt,
xứng đáng với niềm tin yêu của nhân dân.
B. NHỮNG NỘI DUNG QUÂN ĐỘI CẦN QUÁN TRIỆT VÀ THỰC HIỆN

Để thực hiện có hiệu quả quan điểm chính sách dân tộc của Đảng và Nhà
Nước, QĐNDVN cần tập trung làm tốt một số nội dung chủ yếu sau đây:
- Thứ nhất, làm cho mọi cán bộ, chiến sĩ trong quân đội quán triệt sâu sắc
quan điểm, chính sách dân tộc của Đảng và NN, nhận rõ nhiệm vụ, vinh dự trách


10
nhiệm từ đó ý thức và hành động thiết thực chủ động sáng tạo trong thực hiện
chính sách DT của Đảng và NN.
- Thứ hai, nâng cao chất lượng hiệu quả công tác dân vận ở vùng núi tuyên
truyền vận động nhân dân thực hiên tốt chính sách DT của Đảng và NN, xây dựng
khối ĐĐKDT, vận động đồng bào hăng hái thực hiên các nhiệm vụ ktế- chtrị, văn
hóa- xã hội ... ở miền núi
- Thứ ba, tích cực tham gia xây dựng miền núi, cơ sở địa phương, vùng dân
tộc tiến bộ và vững mạnh về mọi mặt:
+ Xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh
+ Giữ vững ổn định chính trị trật tự an toàn xã hội, an ninh biên giới.
+ Chủ động giúp đỡ đồng bào xây dựng kết cấu hạ tầng, xóa đói giảm
nghèo, xóa mù chữ, nâng cao dân trí …
+ Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở.
- Thứ tư, xây dựng thế trận quốc phòng - an ninh vững chắc ở miền núi,
vùng dân tộc ít người.
+ Thường xuyên giáo dục ý thức quốc phòng toàn dân ở đphương và cơ sở.
+ Kết hợp kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với an ninh, quốc phòng an

ninh với kinh tế.
+ Xây dựng hoàn thiện khu vực phòng thủ ở miền núi.
+ Chú trọng xây dựng lực lượng bộ đội địa phương, dân quân tự vệ, nâng
cao trình độ hiệp đồng giữa bộ đội chủ lực với bộ đội biên phòng, bộ đội địa
phương, dân quân tự vệ ....
- Thứ năm, thường xuyên giáo dục cán bộ chiến sĩ hiểu rõ phong tục tập
quán, truyền thống văn hóa các dân tộc; giáo dục ý thức chấp hành kỷ luật quân
dân, giữ gìn và phát huy hình ảnh bộ đội cụ Hồ trong quan hệ với nhân dân các
dân tộc thực hiện phương trâm: “kiên nhẫn, thận trọng, gương mẫu, công khai dân
chủ, bình đẳng”.
KẾT LUẬN


11
Mối quan hệ tộc người và quan hệ dân tộc là sự phản ánh những diễn biến
trong quá trình tộc người dưới sự tác động của các yếu tố tự nhiên và nhân tố xã
hội, trong đó nhân tố xã hội là quan trọng nhất và cần được đặc biệt quan tâm
Ở nước ta quan hệ dân tộc có nhiều thuận lợi rất cơ bản và diễn biến tốt đẹp.
Với bản chất truyền thống của quân đội cách mạnh vì nhân dân phục vụ, vì
nhân dân quên mình là lực lượng chính trị tin cậy của Đảng và Nhà nước, nhân
dân. Quân đội ta đã và đang góp phần thực hiện thắng lợi chính sách dân tộc của
Đảng và nhà nước trong công cuộc đổi mới hiện nay.



×